Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phản ứng ngưng kết kháng nguyên kháng thể trên gà các lứa tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.76 MB, 59 trang )


TRƯ
ỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG







LÊ TRƯ
ỜNG GIANG









ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG
HUY
ẾT THANH VÀ VACCINE TRONG

PHÒNG NGỪA BỆNH NEW
CA
STLE
TRÊN ĐÀN GÀ THỊT








Luận văn tốt nghiệp

Ngành : THÚ Y










C
ần Thơ
- 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHI
ỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG








Lu
ận văn tốt nghiệp

Ngành : THÚ Y




Tên đề tài

:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG
HUYẾT THANH VÀ VACCINE TRONG

PHÒNG NGỪA BỆNH NEW
CASTLE
TRÊN ĐÀN GÀ THỊT






Giáo viên hướng dẫn
:

Sinh viên thực hiện
:
TS. Trần Ngọc Bích

Lê Trường Giang

MSSV : LT10509

Lớp
: CN1067L1













C
ần Thơ
, 01/2013
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

@&?


Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng huyết thanh và vaccine trong phòng ngừa
bệnh Newcastle trên đàn gà thịt


Do sinh viên: Lê Trường Giang thực hiện tại Cần Thơ từ tháng 01/2012 đến tháng
07/2012.


Cần Thơ, ngày tháng năm 20

Cần Thơ, ngày tháng năm 20


Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn








TRẦN NGỌC BÍCH






C
ần Thơ, ngày … tháng … năm ….

Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng





ii
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công tr
ình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong lu
ận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.



Tác giả luận văn







Lê Trư
ờng Giang





















iii

LỜI CẢM ƠN



Xin chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành lu
ận văn.


Xin gửi đến Ba Mẹ
-
người đã cho tôi một cơ thể khỏe mạnh, nuôi dạy tôi nên người,
giúp tôi luôn lạc quan trước mọi khó khăn bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Chân thành biết ơn thầy Trần Ngọc Bích đã hết lòng dạy dỗ, động viên, nhiệt tình

ớng dẫn trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.

Chân thành cám ơn thầy Nguyễn Hữu Hưng đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi và
các b
ạn trong lớp TYLT K36.

Chân thành biết ơn anh Mã Thanh Hiếu đã tận tình chỉ dạy hướng dẫn tôi trong thời
gian
ở phòng thí nghiệm.

Chân thành cám
ơn anh Nguyễn Tấn Rõ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm thí nghiệm.


Cám ơn các bạn lớp TYLT K36 và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, chia sẽ
những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tại trường.
















iv
MỤC LỤC


Trang

Trang duy
ệt

i
Lời cam đoan
ii

Lời cảm ơn

iii
Mục lục
iv
Danh mục bảng
vi
Danh mục hình

vii
Danh mục chữ viết tắt
viii
Tóm lược

ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

2.1 Bệnh Newcastle
2

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2


2.2.1 Tình hình nghiên c
ứu ngoài nước


2

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
3

2.3 Căn b
ệnh

4

2.3.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc của virus
4

2.3.2 Độc lực
5

2.3.
3 S
ức đề kháng

7

2.3.4 Loài mắc bệnh
8


2.3.5 Đư
ờng lây lan


8

2.3.6 Cơ chế sinh bệnh
8

2.4 Mi
ễn dịch học

9

2.5 Triệu chứng và bệnh tích
10

2.5.1 Triệu chứng
10


2.5.2 B
ệnh tích

12
2.6
Chẩn đoán
13

2.7 Phòng b
ệnh

14


2.7.1 Phòng bệnh bằng vệ sinh
14

2.7.2 Phòng bệnh bằng vaccine
14

2.8 Vaccine 15
v
2.9 K.T.G 18

2.9.1 Khái niệm chung về K.T.G
18

2.9.2 Tình hình nghiên cứu K.T.G
18


2.9.3 Ch
ế phẩm K.T.G

19
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
22

3.1 N
ội dung nghiên cứu

22


3.2 Phương tiện thí nghiệm
22

3.2.1 Địa điểm
22


3.2.2 Th
ời gian

22

3.2.3 Đối tượng nghiên cứu
22

3.3 Hóa ch
ất

22

3.4 Dụng cụ thí nghiệm
23

3.5 Phương pháp nghiên c
ứu

24

3.5.1 Bố trí thí nghiệm và đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine

Newcastle (chủng lasota), K
.T.G 24


3.5.2 Qui trình th
ực hiện phản ứng HA

27

3.5.3 Qui trình thực hiện phản ứng HI
28

3.6 X
ử lý số liệu

31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
32

4.1 Kết quả kháng thể thụ động trên gà con một ngày tuổi
32

4.2
Đánh giá kh
ả năng bảo hộ của vaccine Newcastle (chủng lasota)

33
4.3
Đánh giá khả năng bảo hộ của kháng thể K
.T.G 37


4.4
Đánh giá kh
ả năng bảo hộ của vaccine Newcastle (chủng lasota) so với
kháng th
ể K
.T.G 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
43
PHỤ LỤC
45






vi

DANH MỤC BẢNG


3.1 Quy trình phòng b
ệnh bằng vaccine

25
3.2 Bố trí thí nghiệm với vaccine Newcastle, K.T.G trên 3 giống gà

25
3.3 Trình tự tiến hành thực hiện phản ứng HA

28
3.4 Trình tự tiến hành thực hiện phản ứng HI
31
4.1
Kết quả kháng thể thụ động trên gà con 1 ngày tuổi giữa các giống gà

(n=10 gà/giống)

32
4.2 Kết quả kháng thể xuất hiện 14 ngày sau khi tiêm vaccine lần hai

(gà 35 ngày tuổi)

33
4.3 Kết quả kháng thể xuất hiện 28 ngày sau khi tiêm vaccine lần hai

(lúc gà 49 ngày tuổi)

34
4.4 Kết quả kháng thể xuất hiện trước khi xuất chuồng (75

90 ngày tuổi)
35
4.5 Tỷ lệ kháng thể bảo hộ giữa 3 lần lấy máu
khi tiêm vaccine 36
4.6 Kết quả kháng thể xuất hiện 14 ngày sau khi tiêm K.T.G lần hai


(gà 35 ngày tuổi)
37
4.7 Kết quả kháng thể xuất hiện 28 ngày sau khi tiêm K.T.G lần hai

(gà 49 ngày tuổi)
38
4.8 Kết quả kháng thể xuất hiện trước khi xuất chuồng (75

90 tháng tuổi)
38
4.9 Tỷ lệ kháng thể bảo hộ giữa 3 lần lấy máu trên gà tiêm kháng thể K.T.G

39
4.10 Tỷ lệ kháng thể bảo hộ giữa 3 lần lấy máu trên lô đối chứng
40
4.11 Tỷ lệ kháng thể bảo hộ giữa 3 lần lấy máu khi tiêm phòng vaccine, kháng thể

K.T.G và lô đối chứng
41









vii


DANH SÁCH HÌNH



2.1
Mô hình cấu trúc
Paramyxovirus 5
2.2 Triệu chứng thần kinh ở gà

11
2.3 Gà thở khó, há miệng ra thở
11
2.4 Gà sưng phù đầu, mắt sưng to
11
2
.5 D
ạ dày tuyến xuất huyết

12
2.6 Khí quản có dịch viêm lẩn máu
12
2.7 Hạch manh tràng viêm, xuất huyết

13
2.8 Ruột non xuất huyết
13
3.1 Vaccine Newcastle chủng lasota

23
3.2 Kháng thể K.T.G

23



















viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CRD : Chronic Respiratory Disease
F : Fusion Protein
HI : Hemagglutination inhibition test
HN : Hemagglutinin Neuraminidase
IB : Infectious Bronchitis

ICPI : Intra Cerebral Pathogenicity Index
IVPI : Intra Venous Pathogenicity Index
K
: Komarov
K
.T.G
: Kháng th
ể gà


L
: Large
M : Matrix
MDT : Mean Dead Time
ND : Newcastle disease
NDV : Newcastle disease virus
NP : Nucleoprotein
P : Phosphoprotein
PBS : Phosphate Buffer Saline
PD
: Protective dose
PPMV-1 : Pigeon Paramyxovirus Type 1
R : Roakin
VVND : Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease







ix
TÓM LƯỢC



Nh
ằm đánh giá hiệu quả phòng bệnh của kháng thể thụ động KTG và vaccine trong
vi
ệc phòng bệnh Newcastle, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng kháng huyết thanh và vaccine trong phòng ngừa bệnh Newcastle trên đàn gà
th
ịt”.

Đáp ứng miễn dịch của gà sau khi chủng vaccine và kháng thể KTG được đáng giá
bằng phương pháp huyết thanh học để xác định hàm lượng kháng thể. Thí ngiệm được
b
ố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẩu nhiên trên 3 giống gà nòi, gà tàu và gà lương
phư ợng. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 07/2012.
Chúng tôi
ghi nh
ận được kết quả như sau:

Tỷ lệ kháng thể bảo hộ khi tiêm vaccine. Lúc gà 35 ngày tuổi: gà nòi 90%, gà tàu 80%,
gà lương phượng 80%. Lúc gà 49 ngày tuổi: gà nòi 70%, gà tàu 70%, gà lương
phư
ợng 60%. Lúc gà trước khi xuất bán (vào lúc gà khoả
ng 75

90 ngày tu
ổi): gà nòi

50%, gà tàu 50%, gà lương phượng 40%.

Tỷ lệ kháng thể bảo hộ khi tiêm kháng thể KTG. Lúc gà 35 ngày tuổi: gà nòi 100%, gà
tàu 90%, gà lương phư
ợng 90%. Lúc gà 49 ngày tuổi: gà nòi 70%, gà tàu 60%, gà
lương phượng 60%. Lúc gà trước khi xuất bán (vào lúc gà khoảng 75

90 ngày tuổi):
gà nòi 50%, gà tàu 50%, gà lương phượng 40%.


1
CHƯƠNG I


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh

Newcastle
là m
ột bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà, do một loại virus thuộc
nhóm param
yxovirus
gây ra. B
ệnh có khắp nơi trên thế giới, nhưng lưu hành rộng rãi
nhất là ở Châu Á, Châu Mỹ. Riêng ở Việt Nam bệnh có từ lâu đời, khắp hai miền Nam
Bắc và phân bố rộng rãi trong tự nhiên, gia cầm, thủy cầm và con người có thể nhiễm
bệnh. Bệnh
Newcastle

đư
ợc xác định là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm
trọng nhất cho ngành chăn nuôi gà ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa và ảnh hưởng lớn về
kinh tế cho người chăn nuôi. Nguyên nhân thiệt hại là do người chăn nuôi chưa nhận
thức được tác hại của bệnh, chưa nắm bắt được thời điểm xuất hiện của bệnh, chưa ý
thức được tác hại của bệnh dịch.

Hiện nay giải pháp bằng vaccine đang được sử dụng rộng
rãi,
nhưng khi sử dụng
vaccine thì
cần có thời gian tạo đáp ứng miễn dịch.

Ngoài ra, trên thị trường hiện có
chế phẩm kháng thể
(K.T.
G) đã và đang được nhiều người chăn nuôi sử dụng để phòng
và trị bệnh
Newcastle
trên đàn gà, tuy nhiên vẫn chưa có một ngh

n cứu về mức độ
bảo hộ của các chế phẩm này so với vaccine. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu
:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng huyết thanh và vaccine trong phòng
ngừa bệnh Newscatle trên đàn gà thị
t”
nhằm nghiên cứu sử dụng kháng thể thụ động
(K.T.G) trong phòng-

tr
ị bệnh
Newcastle
trên đàn gà đ
ịa phương và gà ngoại nhập nuôi
th
ịt
.
Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu sử dụng chế phẩ
m kháng
th


(K.T.G) trong phòng-
tr
ị bệnh
Newscatle
trên
đàn gà
thông qua việc so sánh hàm lượng kháng thể thu được trên đàn gà tiêm phòng
vaccin
e
và đàn gà s
ử dụng chế phẩm K
.
T.G.
2
CHƯƠNG II


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Bệnh Newcastle

B
ệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất mạnh ở gà do một loại
virus có tên
Paramyxovirus
gây ra. B
ệnh tác động chủ yếu lên hệ thống hô hấp, hệ thần
kinh, gây tỷ lệ chết cao ở gà, có khi 100% gà bị bệnh. Ngày nay bệnh được coi là bệnh
truyền nhiễm quan trọng nhất trên gà.

2.2 Tình hình nghiên c
ứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên c
ứu ngoài nước

B
ệnh Newcastle chắc chắn có từ lâu, nhưng chưa được ai biết đến. Mãi đến năm 1926
Kraneveld ở Jakarta (Indonesia) đã mô tả triệu chứng bệnh tích của một loại bệnh trên
gà. Năm 1927, Doyle đã phân lập được virus ở gà tại thành phố Newcastle bang Tyne
(Anh) và ông là người đầu tiên chứng minh được tính kháng nguyên của virus này
khác
với virus dịch tả gà và đặt tên là virus Newcastle (trích dẫn Nguyễn Văn Khanh, 2011).

Ochi và Hashimoto cho r
ằng, bệnh có thể xảy ra sớm hơn ở Hàn Quốc vào năm 1924

(trích dẫn Levine, 1964).

Nh
ững năm 1930, ở Mỹ bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính kèm theo rối loạn hệ thần
kinh trung ương vì vậy bệnh có tên là
pneumoencephalitis (Beach, 1942).
Năm 1935, Doyle mô tả bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính với bệnh tích
chủ yếu là xuất huyết ở đường tiêu hóa. Đặc trưng của bệnh là virus gây bệnh có tính
hướng nội tạng. Bệnh do chủng
velogenic
độc lực cao gây ra, bệnh còn được gọi tên là
Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease
(VVND). (Bệnh Newcastle do virus độc
lực cao hướng phủ tạng).

Năm 1942, Beach mô tả bệnh với bệnh tích đặc trưng ở đường hô hấp và thần kinh nên
được gọi là
Neurotropic Newcastle
(bệnh Newcastle hướng thần kinh).

3
Năm 1946, Beaudette và Black mô tả bệnh ở thể cấp tính với bệnh tích xuất huyết ở
đường hô hấp và thần kinh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà con, gà lớn có tỷ lệ chết thấp,
bệnh do chủng
mesogenic

ộc lực trung bình) gây ra.

Năm 1948, Hitchner và Johnson mô t
ả bệnh xảy ra ở thể nhẹ với triệu chứng hô hấp, tỷ

lệ chết thấp. Bệnh do chủng
lentogenic

ộc lực thấp)

gây ra.
Đ
ầu những năm 1960, có nhiều báo cáo về việc sử dụng vaccine để chống lại chủng
virus có độc lực cao ở Trung Đông (Chu và Rizk, 1971).

Trong nh
ững năm gần đây, người ta phân lập được virus Newcastle từ những gia cầm
bệnh và cả gia cầm khỏe ở nhiều nơi trên thế giới (McFerran và Nelson, 1971).

Năm 1980, ngư
ời ta phát hiện bệnh xảy ra ở bồ câu và virus gây bệnh được đặc tên là
pigeon paramyxovirus type 1 (PPMV-1).
Năm 1986, tại đảo Western của Scotland xảy ra trận dịch làm chết toàn bộ gà ở đây,
người ta tìm thấy virus gây bệnh trên đàn gà địa phương là virus Newcastle (Saif, 2008).

Từ giữa thập niên 80, các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu phát hiện thành công một
vaccine mới để phòng bệnh Newcastle từ chủng V4 được phân lập từ đàn gà khỏe
mạnh ở bang Queensland có khả năng chịu nhiệt cao hơn so với các loại vaccine
Newcastle chịu nhiệt khác (Trần Đình Từ, 2005).

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước.

T
ại Việt Nam, bệnh xuất hiện ở hai miền Nam và Bắc. Trong thời kỳ Pháp thuộc, bệnh
được gọi là bệnh dịch tả gà. Năm 1933, Phạm Văn Huyến có mô tả một bệnh dịch tả

gà mà tác giả gọi là bệnh dịch tả gà giả (trích dẫn Dương Nghĩa Quốc, 1997). Tuy
nhiên, b
ệnh được ghi nhận chính thức qua chẩn đoán ở phòng thí nghiệm vào năm
1949. T
ừ đó, bệnh được xem là bệnh gây tổn thất chủ yếu đối với nền chăn nuôi gà ở
Vi
ệt Nam (Trần Đình Từ, 1998).

Năm 1956, Nguyễn Văn Lương và Neter đã chẩn đoán bệnh nầy ở Miền Nam. Cũng
trong th
ời gian này ở Miền Bắc, Trần Quang Nhiên và Nguyễn Lương đã xác định
4
bệnh Newcastle xuất hiện phổ biến ở nhiều tỉnh và nghiên cứu vaccine phòng bệnh
(trích dẫn Dương Nghĩa Quốc, 1997).

Vi
ệc sử dụng vaccine để khống chế bệnh được thực hiện vào năm 1960 và nhất là vào
thập niên 80. Trong thời gian này, gia cầm được chủng ngừa bằng vaccine virus sống,
nhược độc, đông
khô
.
T
ừ năm
1994
,
đư
ợc sự hổ trợ của tổ chức ACIAR và giáo sư
Spardbrow của trường đại học Queensland
(
Úc),

công ty thu
ốc Thú Y Trung Ương
2
đã triển khai nghiên cứu phát triển loại vaccine này
.
Từ
1996-2003, mỗ
i năm công ty
đã sản xuất hàng chục triệu liều vaccine virus chịu nhiệt cung cấp trên thị trường
(Trần Đình Từ, 2005).

2.3 Căn bệnh

2.3.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc của virus

♦ Hình thái

Newcastle disease virus (NDV) virion
có hình tròn và đường kính khoảng 100
-500nm,
ở dạng h
ình sợi chiều ngang khoảng 100nm với chiều dài thay đổi

(Nguyễn Đức Hiền,
2011).
♦ Cấu trúc

Virus gây bệnh Newcastle là một
paramyxovirus
, thuộc chi

Rbulavirus
, thuộc
h

Paramyxoviridae (Murphy et al., 1995).
Được bao bọc bởi sợi đơn ARN virus với bộ
gen 15kb. Đặc trưng khoả
ng 5×10
6
khối lượng phân tử, chiếm khoảng 0,5% trọng
lượng của hạt virus. Chuỗi nucleotide của bộ gen bao gồm 15.186 nucleotide.

Bộ gen của NDV mã hóa 6 protein.

-
L protein (Large Protein): là enzyme trùng hợp ARN, ARN
-
trực tiếp được kết hợp
với nucleocap
sid.
-
HN (Hemagglutinin Neuraminidase): chịu trách nhiệm đối với hoạt động ngưng kết
hồng cầu.

- F (F
usion Protein) là một protein hỗn hợp.

5
- NP (Nucleoprotein): protein nucleocapsid.
-

M (Matrix Protein): có tác d
ụng gắn ARN của virus với vỏ bọc.

- P: p
hosphoprotein, Nucleocapsid liên k
ết.

Th
ứ tự của các gen cho các protein này
trong b
ộ gen của virus là 3
'
-N-P-M-F-HN-L-5
'
. (Rima et al., 1995; Oberd örfer, 1998; de
Leeuw Peeters, 1999).


Hình 2.1 Mô hình cấu trúc
Paramyxovirus
(Nguồn: http://viralzone.e
xpasy.org/all_by_species/84.html
)
2.3.2 Độc lực

Virus Newcastle là loại virus đơn nhất chỉ có 1 type miễn dịch. Tuy nhiên, trong tự
nhiên virus Newcastle có nhiều chủng, các chủng này khác nhau ở độc lực. Những
chủng virus có độc lực cao, gây bệnh nặng cho gà, gà chết nhiều và ngược lại. Do đó
căn cứ vào độc lực của virus, người ta chia virus Newcastle thành 3 nhóm:




6

Nhóm Velogene

G
ồm những virus độc lực cao như: Milano, Herts, Largo… Ở Việt Nam có chủng AK,
DA, CD,… Nhóm virus này thì gây bệnh bằng đường nào gà cũng phát bệnh và chết.


Nhóm Mesogene

G
ồm những chủng virus có độc lực vừa hoặc nhẹ, nếu tiêm virus vào xoang phúc mạc
thì gây bệnh cho gà con, nếu tiêm vào não gây bệnh nặng cho gà và gây chết. Những
chủng virus này thường được dùng để chế tạo vaccine phòng bệnh cho gà trên hai
tháng tuổi. Virus vaccine thường được tạo ra bằng cách tiếp đời nhiều lần trên phôi gà
như chủng:
Mukteswar, Herfordshire, Roakin.


Nhóm Lentogene
Gồm những chủng vaccine có độc lực thấp, không gây bệnh cho gà thậm chí t
iêm virus
vào não gà chúng cũng không gây bệnh. Những chủng này thường không gây chết
phôi. Thông thường đó là những chủng yếu tự nhiên như:
B1, Lasota.
Trong cùng một chủng virus Newcastle, độc lực của chúng có thể tăng lên do liều virus
đưa vào cơ thể, đường đưa virus, tuổi gà và điều kiện ngoại cảnh. Gà càng non tính thụ

cảm với virus càng mạnh. Sự mẫn cảm của virus ít có quan hệ đến giống gà (trích dẫn
Nguyễn Văn Khanh, 2011).

Người ta xác định độc lực virus Newcastle dựa vào 3 xét nghiệm chủ yếu sau (F
AO, 1978).
-
Xác định thời gian gây chết phôi trung bình MDT (Mean Dead Time).

-
Xác định chỉ số gây bệnh khi tiêm vào não gà con 1 ngày tuổi ICPI (Intra Cerebral
Pathogenicity Index).
-
Xác định chỉ số gây bệnh khi tiêm bệnh phẩm Newcastle vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi
IVPI (Intra Venous Pathogenicity Index).
Theo Bread và Hanson (1984) có 5 d
ạng bệnh
Newcastle.
7
-
D
ạng Doyle (Doyle 1927) gây chết gà cấp tính ở mọi lứa tuổi và bệnh tích chủ yếu là
xuất huyết đường tiêu hóa, dạng này do một số chủng virus độc lực cao, hướng nội
tạng gây ra. Tỷ lệ chết ở dạng này có thể đến 90%.

-
D
ạng Beach (Beach, 1942). Đây là thể cấp tính gây chết gà mọi lứa tuổi. Bệnh tích
chủ yếu ở hệ hô hấp và thần kinh, ít hoặc không gây xuất huyết đường tiêu hóa. Dạng
này do một số chủng virus có độc lực mạnh gây ra.


-
D
ạng Beaudetle (Beaudetle và Black, 1948) thường không biểu hiện triệu chứng hoặc
chỉ là triệu chứng nhẹ ở đường hô hấp gà con. Nếu bệnh ghép với các bệnh khác thì tỷ
lệ chết có thể đến 30%. Dạng bệnh này thường do những chủng có độc lực yếu gây
nên.
-
Dạng Hichner
b
iểu hiện bởi

nhiễm trùng hô hấp nhẹ hoặc không rõ ràng, gây ra bởi
các virus có tính gây bệnh yếu, thường được sử dụng như là một vaccine sống.

-
Dạng đường ruột không có triệu chứng: chủ yếu nhiễm ở đường ruột với virus độc
lực thấp, gây bệnh không rõ ràng.

2.3.3 Sức đề kháng

Virus Newcastle thuộc loại virus có sức đề kháng yếu.

-
Trong thịt thối rữa, trong phân, trong xác chết virus không tồn tại quá 24 giờ.

-
Trong điều kiện khô lạnh, virus có khả năng tồn tại lâu. Virus trong phổi gà bệnh ở
trạng thái khô lạnh có thể giữ được tính gây bệnh trong 2 năm. Tủy xương, thịt để lạnh
virus còn độc lực sau 6 tháng.


-
Ở nhiệt độ bình thường trong nước sinh lý virus còn sống sau 3 tháng nhưng virus lại
bị diệt bởi sức nóng rất nhanh chóng.

-
Một số hóa chất như Formol, P
-
Propiolacton làm vô hoạt virus nhưng không làm thay
đổi tính kháng nguyên của virus (Mack và Chotisen, 1955).

-
Các chất sát trùng thông thường như Crezyl 5%, sữa vôi 10%. Có thể diệt được virus.


8
2.3.4
Loài m
ắc bệnh

Trong t
ự nhiên gà, gà tây, chim công dễ mắc bệnh. Trong đó gà mẫn cảm nhất. Tất cả
các giống gà, ở mọi lứa tuổi đều mẫn cãm với bệnh, nhưng gà ở giai đoạn còn non mẫn
cãm nhất, ngỗng, vịt có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn gà.

Các loài chim hoang
dã, c
ũng mẫn cảm với bệnh, chúng là nguồn mang virus có độc
lực cao.

Ngư

ời và một số động vật như chuột, chó, cũng có thể mắc bệnh. Người nhiễm bệnh
do các chủng virus có độc lực cao. Biểu hiện lâm sàng trên người nhiễm là các nhiễm
trùng mắt, thường bao gồm đỏ một hoặc hai con mắt, chảy nước mắt quá độ, phù mí
mắt, mắt viêm kết mạc và xuất huyết dưới kết mạc, việc nhiễm NDV trên người
thường do tiếp xúc trực tiếp với virus, như từ dịch túi niệu bắn vào mắt, do tai nạn
trong phòng thí nghiệm, cọ xát tay vào mắt, v.v (Nguyễn Đức Hiền, 2011).

2.3.5 Đường lây lan

Các phương thức lây lan của Newcastle disease virus bao gồm sự vận chuyển của gia
cầm, sự tiếp xúc với các động vật khác, sự đi lại của con người và sự vận chuyển các
dụng cụ, thiết bị, các sản phẩm gia cầm
.
Sự lây lan qua không khí
,
thức ăn của gia cầm
bị vấy nhi
ễm,
nước nhi

m mầm bệnh
.
Tầm quan
trọ
ng của các yếu tố này tùy thuộc
vào tình hình dịch bệnh xảy ra (Nguyễn Đức Hiền, 20
11).
2.3.6 Cơ ch
ế sinh bệnh


Thông thường. Virus theo đường tiêu hóa vào cơ thể, qua niêm mạc hầu họng rồi vào
máu, virus gây nhiễm trùng huyết, bại huyết và đi đến hầu hết các cơ quan phủ tạng
c
ủa cơ thể gây viêm hoại tử. Nội mô thành huyết quản bị phá hủy gây xuất huyết và
thâm nhiễm dịch xuất vào các xoang trong cơ thể (Hồ Thị Việt Thu, 2006).

Trong th
ể cấp tính, gà thường chết ở thời điểm nhiễm trùng huyết. Nếu bệnh kéo dài,
virus tác động gây rối loạn hệ thần kinh trung ương làm cho con vật có những biểu
hiện thần kinh (Nguyên Bá Hiền, Nguyễn Minh Tâm, 2007)
.

9

2.4 Miễn dịch học

♦ Miễn dịch tế bào

Đáp
ứng miễn dịch ban đầu đối với việc nhiễm NDV là qua trung gian tế bào và có thể
được phát hiện sớm ở 2
-
3 ngày sau khi nhi
ễm

các ch
ủng vaccine sống. Người ta nghĩ
điều này giải thích cho sự bảo hộ sớm chống nguy cơ trên những chim được tiêm
vaccine trước khi có thể đo được đáp ứng kháng thể.
M

ột nghi
ên cứu gần đây đã kết
luận rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với bệnh ND bởi đáp ứng này
không đủ bảo hộ chống nguy cơ nhiễm

NDV đ
ộc. Tuy nhiên, tầm quan trọng của miễn
dịch trung gian tế bào trong sự bảo hộ do vaccine thì không rõ lắm và một đáp ứng thứ
cấp mạnh đối với mầm bệnh tương tự đáp ứng kháng thể dường như không xảy ra
(Nguyễn Đức Hiền
, 2011).


Miễn dịch dịch thể

Miễn dịch dịch thể trong bệnh Newcastle có ý nghĩa quyết định trong việc phòng
chống bệnh. Người ta thường dùng phản ứng HI (Hemagglutination inhibition test) để
đánh giá hiệu lực vaccine. Kháng thể HI thường xuất hiện trong tuần đầu sau khi tiêm
chủng vaccine, đạt mức cao nhất vào tuần thứ 2 và duy trì đến tuần thứ 4 rồi giảm dần.
Kháng thể HI phát hiện được có thể kéo dài 1 năm sau. Khi chủng vaccine Mesogen
hoặc tái chủng bằng vaccine Lentogen. Với các xét nghiệm chuẩn hiệu giá HI tương
ứng với khả năng bảo hộ được xác định là >/ 1/8 (Trần Đình Từ, 1995).

N
ếu đàn gà mẹ được miễn dịch chắc chắn thì gà con nở ra có hàm lượng kháng thể
ngang bằng lượng kháng thể trong máu gà mẹ. Kháng thể tồn tại ở gà con từ 20

30
ngày. Thông thư
ờng lượng kháng thể mẹ truyền hết hẳn vào ngày thứ 28. Nếu gà mẹ

nhiễm virus cường độc ngoài tự nhiên thì kháng thể mẹ truyền có thể tồn tại đến ngày
thứ 45, cũng như đáp ứng miễn dịch với các bệnh do virus khác, đáp ứng miễn dịch với
Newcastle do chủng ngừa vaccine chịu ảnh hưởng lớn của kháng thể mẹ truyền. Việc
xác định hiệu giá kháng thể thụ động để đặt chương trình chủng có một ý nghĩa quan
10
trọng. Nếu ta biết được hiệu giá kháng thể thụ động ở gà con lúc 1 ngày tuổi thì ta dễ
dàng xác định được thời điểm chủng ngừa thích hợp. Theo Allen và ctv thì thời gian
bán hủy của kháng thể thụ động là 4

5 ngày. N
ếu kháng thể thụ động còn rất cao mà
ta chủng ngừa bằng vaccine sống thì sẽ làm giảm hiệu lực phòng bệnh của vaccine.

♦ Ức chế đáp ứng miễn dịch

S
ự ức chế đáp ứng miễn dịch có tác động quan trọng đến khả năng gây bệnh của
các
chủng NDV và mức bảo hộ được tạo thành bởi tiêm chủng dự phòng.

Trong đi
ều kiện tự nhiên, sự ức chế đáp ứng miễn dịch Newcastle có thể xảy ra do
nhiễm cùng với các virus khác như Gumboro. Hậu quả thiếu hụt miễn dịch sẽ dẫn đến
bệnh do NDV gây ra sẽ nghiêm trọng hơn và không đáp ứng đầy đủ với tiêm chủng
vaccine. Gần đây sự ức chế miễn dịch do nhân tố gây thiếu máu ở gà (Chicken anemia
agent) đã được chứng minh ở những gà không có đáp ứng miễn dịch mạnh khi chủng
nhắc lại với vaccine ND vô hoạt.

2.5 Triệu chứng và bệnh tích


2.5.1 Tri
ệu chứng

Theo Nguyễn Đức Hiền, (2011), thời gian ủ bệnh từ 2
– 15 ngày, trung bình 5 – 6
ngày. Gà có các bi
ểu hiện chủ yếu ở đường hô hấp hoặc tiêu hóa, có khi phối hợp cả
đường hô hấp và tiêu hóa. Ban đầu gà ủ rũ bỏ ăn mào tím tái, há mỏ ra để thở, mắt
sưng, phân lỏng màu trắng, xanh, có khi có máu. Một số gà có triệu chứng thần kinh
như liệt chân, liệt cánh, vặn xoáy đầu, mổ thóc không trúng. Thông thường triệu chứng
th
ần kinh chỉ có ở ổ dịch kéo dài 10

14 ngày.
11
Hình 2.
2 Tri
ệu chứng thần kinh ở gà


Hình 2.3 Gà th
ở khó, há miệng ra thở

(nguồn: />-atlas/taxonomy/term/507)
♦ Với các virus cực
độc

B
ệnh có thể xuất hiện thình lình
,

v
ới tỷ lệ chết cao mà không có biểu hiện lâ
m sàng
khác.
Tri
ệu chứng có thể quan sát được là ủ rủ, hô hấp tăng và yếu, kết thúc bằng kiệt
sức và chết. Các biểu hiện hô hấp thường là trầm trọng, gà có thể gây phù quanh mắt
và đầu. Tiêu chảy phân xanh thường thấy ở giai đoạn đầu. Trước khi chết, gia cầm bị
các cơn run cơ, ngoẹo cổ, liệt chân và cánh, và co cứng cơ đầu, cổ rất rõ. Tỷ lệ chết

thường đến 100% ở các đàn gà nhiễm hoàn toàn.







Hình 2.4 Gà sưng phù đầu, mắt sưng to

(nguồn: />
♦ Nhiễm virus độc lực vừa

12
Các chủng NDV độc lực vừa thường gây bệnh đường hô hấp trên các nhiễm trùng thực
địa. Ở chim trưởng thành, năng suất trứng giảm đáng kể và có thể chấm dứt sau vài
tuần, các biểu hiện thần kinh có thể xảy ra nhưng ít gặp. Tỷ lệ chết thường thấp nhưng
ảnh hưởng đáng kể bởi các điều kiện làm giảm sức dề kháng và bội nhiễm.

♦ Nhiễm virus độc lực thấp


Các virus đ
ộc lực thấp thường không gây bệnh trên gia cầm trưởng thành. Ở gia cầm
nhỏ có thể quan sát thấy được các biểu hiện trầm trọng về hô hấp và có thể xảy ra chết
khi bị bội nhiễm với một hay nhiều vi khuẩn gây bệnh khác.

2.5.2 Bệnh tích

♦ Bệnh tích đại thể

Bệnh tích điển hình thường được tập trung ở đường tiêu hóa. Niêm mạc dạ dày tuyến
xuất huyết lấm tấm màu đỏ tròn bằng đầu đinh ghim, điểm xuất huyết tương ứng với
các lỗ đổ ra các tuyến tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng
vệt. Dạ dày xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin, ruột non xuất huyết,
viêm, trong trường hợp kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc
áo. Hạch manh tràng viêm, xuất huyết, hoại tử (Hồ Thị Việt Thu, 2006).








Hình 2.5
D
ạ dày tuyến xuất huyết

Hình 2.6
Khí qu

ản có dịch viêm lẩn máu


(Ngu
ồn
:

(ngu
ồn:
/>
Disease.101.0.html) avian-atlas/search/disease/507)
13





Hình 2.7 Hạch manh tràng viêm, xuất huyết
.
Hình2.8 Ruột non xuất huyết
.
(Ngu
ồn:



B
ệnh tích vi thể

Thoái hóa và viêm t

ế bào thần kinh với sự thâm nhiễm tế bào lâm ba quanh mạ
ch

(H
ồ ThịViệt Thu, 2006).

2.6 Chẩn đoán

♦ Chẩn đoán lâm sàng

Phân tích d
ịch tễ học như tỷ lệ mắc bệnh cao, lây lan mạnh, triệu chứng lâm sàng thể
hiện chủ yếu ở sự rối loạn cơ năng đường tiêu hóa, hô hấp. Bệnh tích điển hình là xuất
huyết và viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa.

♦ Chẩn đoán virus học

-
Tiêm động vật thí nghiệm.

-
Ph
ản ứng trung hòa.

-
Phản ứng ngưng kết hồng cầu gà.



14

2.7 Phòng bệnh

2.7.1 Phòng b
ệnh bằng vệ sinh.

♦ Khi dịch ch
ưa xảy ra

Ph
ải thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch như: vệ sinh thức ăn, nước
uống, dụng cụ chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc sát trùng trong phạm vi quy
định.

Th
ực hiện tốt các nội quy về vận chuyển gà giống, nguyên vật liệu và phương tiện ra
vào trang trại.

Tiêm phòng vaccine
đúng quy trình kỹ thuậ
t.

♦ Khi có dịch x

y ra

-

Ở các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn
,
đ

ể nhanh chóng dập tắt dịch cần phải
khoanh vùng
,
x
ử lý toàn bộ số gà mắc bệnh và tiến hành các bi

n pháp v
ệ sinh nghiêm
ngặt.

-
Tiêm vaccine cho số gà còn lại trong trại.

-
Tuyệt đối không được bán gà bệnh và mổ thịt gà bệnh bừa bải.

-
X
ử lý xác chết.

2.7.2 Phòng b
ệnh bằng vaccine.

Những vaccine đã được sản xuất ở Việt Nam dùng để phòng bệnh Newcastle như.

-
Vaccine Newcastle nhược độc, đông khô chủng F (hệ 2)

+ Chủng lần
1 lúc 3 ngày t

u
ổi: nhỏ mắt và mũ
i.

+ Ch
ủng lần 2 lúc 21 ngày tuổi: nhỏ mắt và mũ
i.

-
Vaccine nhược độc đông khô chủng Lasota: độc vừa nhưng mạnh hơn hệ 2, vì vậy chỉ
dùng cho gà trên 7 ngày tuổi; thuốc miễn dịch được 2
-
3 tháng. Nếu dùng vaccine
Lasota thì không dùng vac
cine hệ 2. hoặc nếu dùng lần 1 bằng hệ 2 thì lần 2 dùng
vaccine Lasota, kết quả miễn dịch cao hơn (Nguyễn Xuân Bình, 1999).

×