Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập về cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.38 KB, 33 trang )

Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CÔNG TRÌNH
CHUYÊN NGHÀNH TỰ ĐỘNG HÓA TKCĐ
***
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
MSSV :
Hà Nội - Năm 2014
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 1
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
MỤC LỤC
Sau khi thời gian học tập tại trường, với những kiến thức chuyên ngành đã tích lũy
được trong quá trình học tập, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng để kiểm chứng
những gì sinh viên đã tích lũy trong quá trình học tập của mình. Đây là một bước trung gian
đưa sinh viên đến với quá trình lao động sản xuất trong thực tế. Thực tập tốt nghiệp là một
môn học ở ngoài thực tế sản xuất có mục đích giúp sinh viên phát huy tính độc lập sáng tạo,
khả năng vận dụng các lý thuyết đã học vào sản xuất và thực tế; đồng thời cũng rèn luyện nề
nếp, tác phong kỷ luật lao động và đạo đức người sinh viên để từng bước trở thành người
cán bộ khoa học kỹ thuật thực thụ sau này.
Với khoảng thời gian thực tế không nhiều, tuy nhiên lại là khoảng thời gian rất cần
thiết và quan trọng đối sinh viên trước khi tốt nghiệp. Trước hết, đây là khoảng thời gian tạo
điều kiện để sinh viên gần gũi hơn với thực tế quá trình thiết kế và thi công ngoài thực tế,
giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quan hơn. Từ đó giúp cho sinh viên có được những
định hướng ban đầu cho công việc sau khi ra trường. Bước đầu cho sinh viên làm quen với
môi trường làm việc thực tế, rèn luyện tác phong làm việc, tính nghiêm túc kỷ luật trong
công việc.
Được sự giúp đỡ của nhà trường, của bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường cùng
với sự đồng ý của Công ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn- Hầm, Tổng công ty tư vấn thiết kế
GTVT(TEDI), em đã được phân công về thực tập tại Phòng cầu 4 thuộc công ty cổ phần


TVTK Cầu lớn- Hầm. Trong quá trình thực tập tại phòng, được sự quan tâm giúp đỡ, hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình của các anh, chị cán bộ nhân viên trong phòng em đã làm quen, học
hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cả về lý thuyết cũng như thực tiễn sản xuất.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp của các thầy giáo bộ môn Tự động hóa thiết kế
cầu đường, khoa Công Trình, trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội và đặc biệt là sự
giúp đỡ của các anh, chị cán bộ nhân viên Phòng cầu 4 thuộc công ty cổ phần TVTK Cầu
Lớn- Hầm, Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Hà Nội, ngày… tháng năm 2012
Chân thành cảm ơn
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 2
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
NHẬT KÝ THỰC TẬP
• Sinh viên thực tập : Nguyễn Hữu Toàn
• Mã số sinh viên : 0810864
• Lớp : Tự động hóa thiết kế cầu đường – K49
• Trường : Đại Học Giao Thông Vận Tải
• Nơi thực tập : Phòng cầu 4, Công ty cổ phần TVTK Cầu Lớn- Hầm, Tổng Công Ty
Tư Vấn Thiết Kế Giao Thông Vận Tải (TEDI). Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng –Đống
Đa – Hà Nội.
• Thời gian thực tập :Từ ngày 19/11/2012 đến hết ngày 15/12/2012
1. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty TVTK GTVT,
Công ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn- Hầm, phòng Cầu 4.
- Nghiên cứu tài liệu phục vụ Đồ án Tốt nghiệp,tiêu chuẩn 22TCN 272 – 05.
- Tìm hiểu về công việc thực tế của người kĩ sư thiết kế, cách thức tiến hành một dự
án đầu tư “ Trình tự và các bước lập một hồ sơ từ giai đoạn tiền khả thi đến giai
đoạn thiết kế kỹ thuật thi công công trình cầu “.
- Nghiên cứu chuyên sâu một số dự án cụ thể đã và đang được triển khai tại Phòng.
2. Nội dung công việc thực hiện
Dưới sự hướng dẫn của anh Nguyễn Minh Vũ là Trưởng phòng phòng cầu 4, Anh Lê

Minh Trà phó phòng, các anh chị cán bộ nhân viên trong phòng Cầu 4, trong thời gian
thực tập thực hiện những nội dung công việc cụ thể như sau:
TT Nội dung Thời gian thực hiện
1. Nhận lịch thực tập, bố trí công tác. 19/11 -21/11
2. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm
vụ Tổng công ty, Công ty Cổ phần TVTK
Cầu Lớn- Hầm, phòng Cầu 4.
22/11 – 25/11
3. Nghiên cứu tiêu chuẩn 22TCN 272 – 05,
Tìm hiểu trình tự và các bước lập hồ sơ dự
án
26/11 – 30/11
4. Nghiên cứu dự án xây dựng công trình cầu
Cửa Đại, tỉnh Quảng Nam.
01/12 - 06/12
5. Nghiên cứu dự án xây dựng Cầu Rồng,
thành phố Đà Nẵng.
07/12 – 13/12
6. Thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp 14/12 – 15/12
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 3
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ
GIAO THÔNG VẬN TẢI (TEDI)
1.1. TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI)
1.1.1. GIỚI THIỆU
Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) tiền thân là viện thiết kế GTVT thành lập
từ năm 1962 là đơn vị hàng đầu về tư vấn, thiết kế cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
Thực hiện quyết định số 1765/QĐ – BGTVT ngày 25/6/2010 của Bộ Giao Thông Vận Tải,
Tổng công ty TVTK GTVT hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên.
TEDI hoạt động sản xuất kinh doanh đồng bộ và toàn diện trên các lĩnh vực tư vấn,

khảo sát thiết kế các công trình giao thông vận tải, xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Nhằm không ngừng nâng cao và đảm bảo chất lượng tư vấn XDGT, từng bước hội nhập vào
thị trường tư vấn trong lĩnh vực và quốc tế, TEDI đã áp dụng và duy trì có hiệu quả hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
TEDI đã không ngừng phát huy truyền thống “Đi trước mở đường, dũng cảm kiên
cường, thông minh sáng tạo”, ra sức phấn đấu lao động sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ tạo ra bước phát triển toàn diện manh mẽ, vững chắc cả về chất và lượng .Vị
thế và uy tín của TEDI ngày càng được nâng cao, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng KHCN,
góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển GTVT của đất nước.
1.1.2. LĨNH VỰC
Lập quy hoạch tổng thể và chi tiết công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp, lập
báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng và đánh giá đầu tư các công
trình giao thông, dân dụng công nghiệp.
Tư vấn đầu tư, xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, dân
dụng, công nghiệp.
Thiết kế công trình cầu, hầm, đường bộ, đường sắt, sân bay, công trình cảng đường
thuỷ, công trình kè, đập thuỷ lợi, thuỷ điện, dân dụng, công nghiệp và các công trình ngầm
của ngành giao thông.
Khảo sát thiết kế các công trình giao thông đô thị, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao,
khảo sát và lập hồ sơ dự án giao thông vận tải.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 4
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công, lập bản vẽ thi công, tư vấn đấu
thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn và xây lắp; lập tổng mức đầu tư,
tổng dự toán và dự toán chi tiết các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp.
Thiết kế điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, kiến trúc cảnh quan và các công
trình giao thông, dân dụng, công nghiệp.
Thiết kế xử lý nền đất yếu và ổn định nền đào, đắp; thiết kế kết cấu móng các công
trình giao thông, dân dụng, công nghiệp.
Khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn; thí nghiệm vật liệu xây dựng và các chỉ tiêu về

địa chất, địa chất thuỷ văn các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp.
Khảo sát, lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường các công trình giao thông, dân
dụng, công nghiệp.
Thẩm tra dự án đầu tư, dự án quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công,
tổng dự toán các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp.
Tư vấn giám sát xây dựng, giám sát đầu tư, kiểm định chất lượng, thử tải các công
trình giao thông, dân dụng, công nghiệp.
Nghiên cứu ứng dụng, xây dựng thực nghiệm và chuyển giao công nghệ mới các
công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp.
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.
1.1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Ban lãnh đạo Tổng Công ty hiện nay:
1. Chủ tịch HĐTV Bùi Doãn Toản
2. Ủy viên HĐTV, Tổng Giám đốc : Phạm Hữu Sơn
3. Ủy viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc : Lương Phương Hợp
4. Ủy viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc : Nguyễn Minh Thắng
5. Ủy viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc : Lê Văn Dịch
6. Ủy viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc : Nguyễn Trung Hồng
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 5
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hình : Sơ đồ cơ cấu tổ chức TEDI
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 6
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU DO TEDI THAM GIA TƯ VẤN, THIẾT KẾ
1. Cầu Bãi Cháy
Hình : Cầu Bãi Cháy
- Eo Cửa Lục, trên Quốc lộ 18 - Thành phố Hạ Long.
- Cầu dây văng một mặt phẳng dây, chiều dài cầu 903m, khổ cầu 2.5+2x8+2.5(m).

- Sơ đồ cầu : 40+81+129.5+435+129.5+86(m)
2. Cầu Phú Lương
Hình : Cầu Phú Lương
- Sông Thái Bình, trên Quốc lộ 5 - Hải Dương
- Chiều dài cầu 490.7(m), khổ cầu 2x10.5(m) , sơ đồ nhịp chính
64.75+2x105+64.75(m)
- Tải trọng thiết kế : sử dụng hoạt tải của Pháp, kiểm chứng H30, XB80, người
0.3T/m2.
3. Cầu Đông Trù
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 7
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Hình : Cầu Đông Trù
4. Cầu Vượt Nhà Ga T1
Hình : Cầu Vượt Nhà Ga T1
- Nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài - Hà Nội
- Chiều dài cầu 601.63m
- Khổ cầu đoạn ngay trước nhà ga: 3.5+10.5+1.0(m)
- Tải trọng thiết kế : H18, người 0.3T/m2.
5. Hầm Hải Vân
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 8
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Hình : Hầm Hải Vân
- Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.
- Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.
- Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m
6. Cầu Vĩnh Tuy.
Hình : Cầu Vĩnh Tuy
- Là 1 trong 7 cây cầu vượt sông Hồng thuộc vành đai II thành phố Hà Nội, được khởi
công vào ngày 3/2/2005, tổng mức đầu tư gần 3600 tỷ đồng (giai đoạn1),được thông
xe và đưa vào khai thác từ tháng 9/2010.

- Cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất(8 nhịp) được thi công với công
nghệ đúc hẫng,trong đó nhịp đúc hẫng dài nhất là 135m,mặt cắt ngang cầu 19,25m
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 9
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
1.2. CÔNG TY CP TVTK CẦU LỚN - HẦM:
Công ty cổ phần TVTK Cầu lớn- Hầm là thành viên của Tổng công ty tư vấn thiết
kế giao thông vận tải TEDI (tiền thân là Ban nghiên cứu thiết kế cầu Thăng Long) được
thành lập theo quyết định số 998/QĐ-TC ngày 12/05/1973 của Bộ giao thông vận tải.
Nghành nghề kinh doanh:
• Tổng thầu thiết kế và quản lý dự án các công trình giao thông: cầu, hầm,nút giao thông…
• Lập dự án đầu tư xây dựng và khảo sát thiết kê công trình cầu, hầm, đường nút giao thông.
• Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.
• Kiểm định chất lượng và thử tải các công trình giao thông.
• Tư vấn giám sát công trình giao thông.
• Tư vấn thiết kế công trình cột cao bằng thép.
• Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng giao thông.
• Tư vấn cho nhà thầu về công nghệ thi công cầu , hầm, đường nút giao thông.
Ban lãnh đạo công ty:
• Giám đốc: Lê Văn Ký
• Phó giám đốc: Ngô Xuân Thình
• Phó giám đốc: Trần Khánh Hà
• Phó giám đốc: Nguyễn Thanh Hà
Thành tích mà công ty đạt được từ ngày thành lập:
• 01 huân chương độc lập hạng ba (2002)
• 01 huân chương lao động hạng nhất (1997)
• 01 huân chương lao động hạng nhì về thành tích xây dựng cầu Chương
Dương.
• 09 huân chương lao động hạng ba về thành tích xây dựng các cầu Bến Thủy,
cầu Thăng Long , cầu Thái Bình…
• Năm 2000 được Nhà nước phong tặng “ TẬP THỂ ANH HÙNG LAO ĐỘNG

TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI”. Được Chính phủ, Liên đoàn lao đông Việt
Nam… tặng nhiều cờ và bằng khen.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ DỰ ÁN THỰC HIỆN TẠI PHÒNG
CẦU 4, CÔNG TY CỔ PHẦN TVTK CẦU LỚN-HẦM
2.1. DỰ ÁN CẦU CỬA ĐẠI ( TỈNH QUẢNG NAM )
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 10
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Hình : Dự án Cầu Cửa Đại ( Quảng Nam)
2.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Dự án cầu Cửa Đại thuộc tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận tỉnh Quảng
Nam(đoạn Km 0+0.00 – Km 18+300) nằm ở vùng đồng bằng ven biển kéo dài qua khu vực
phường Cửa Đại – phường Cẩm Châu – xã Cẩm Thanh thành phố Hội an, xã Duy Nghĩa -
Duy Hải huyện Duy Xuyên, xã Bình Dương - Bình Minh - Bình Đào huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam. Trên bình diện, tim tuyến cách bờ biển từ 2 - 3km.
Dự án cầu Cửa Đại là một công trình đường du lịch ven biển tỉnh Quảng Nam. Do
vậy nó có ý nghĩa hết sức quan trọng với nghành phát triển kinh tế du lịch vùng biển, đồng
thời giảm nhẹ thiên tai, lũ lụt, đảm bảo An ninh quốc phòng…
2.1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của quốc hộ về việc sửa đổi bổ sung một số điều
của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 11
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án dầu tư
xây dựng công trình.
- Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc
phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Cửa Đại.
- Quyết định số 2069/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc
phê duyệt danh mục tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình
cầu Cửa Đại,tỉnh Quảng Nam.

- Căn cứ vào quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 3/8/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam
về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại, tỉnh
Quảng Nam.
- Căn cứ vào quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày18/8/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam
về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (lần 2) dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa
Đại, tỉnh Quảng Nam.
- Thông báo cuộc họp số 253/TB-UBND ngày 21/9/2009 kết luận của phó chủ tịch Đinh
Văn Thu tại cuộc họp nghe báo cáo giải pháp thiết kế cầu Cửa Đại.
- Căn cứ hợp đồng kinh tế số 18/2009/HĐKT-CĐ ngày 19/8/2009 giữa Ban quản lý dự án
85 và công ty cổ phần TVTK Cầu lớn- Hầm.
2.1.3. GIẢI PHÁP KẾT CẤU:
2.1.3.1. Nguyên tắc lựa chọn kết cấu:
Cầu Cửa Đại phải được thiết kế đảm bảo được các nguyên tắc thiết kế sau:
- Kết cấu thanh mảnh tạo được cảnh quan kiến trúc hài hòa với khu đô thị và du lịch trong
tương lai.
- Vị trí trụ mố cầu không ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy, đảm bảo thông thuyền và
cảnh quan khu vực.
- Có ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ xây dựng cầu, thuận lợi thi công và kiểm soát
chất lượng.
- Triển khai nhiều mũi thi công rút ngắn thời gian xây dựng.
- Hạn chế tác động ăn mòn của không khí biển và nước mặn trong khu vực chịu ảnh
hưởng của thủy triều.
2.1.3.2. Giải pháp kết cấu chung:
- Bình diện và trắc dọc:
+ Trên mặt bằng: cầu nằm trên đường thẳng.
+ Trắc dọc cầu nằm trên đường cong đứng bán kính R=4000m. Tiếp nối với đường cong
tròn bằng độ dốc i=4.0% về phía Hội An và i=4% về phía Tam Kì.
- Bố trí chung:
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 12
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014

Cầu bố trí theo sơ đồ nhịp từ phía Hội An sang phía Tam Kỳ như sau:
(39.0m+8x40.0m+39.0m) + (70.0+120.0+3x150.0+120.0+70.0)m +
(39.0m+8x40.0m+39.0m). Toàn cầu dài 1481m (tính đến đuôi mố).
- Mặt cắt ngang:
Tổng bề rộng mặt cầu: B=25.22m
Phần xe chạy: 4x3.5m
Phân cách giữa: 1.5m
Dải mép: 2x0.75m
Người đi bộ: 2x0.75m
Gờ lan can: 2x0.36m
2.1.4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CẦU CỬA ĐẠI:
2.1.4.1. Kết cấu phần trên:
- Kết cấu phần trên: nhịp dầm hộp liên tục (70.0+120.0+3x150.0+120.0+70.0)m có mặt cắt
ngang hình hộp thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng. Hộp có 3 dạng vách trong đó
có 2 vách ngoài thành xiên, chiều cao thay đổi từ h=8.2m tại vị trí đỉnh trụ T13,
T14,T15,T16 đến h=3.5m tại vị trí hợp long của nhịp L=150.0m và h=3m tại vị trí hợp long
của nhịp L=120m, từ h=6m tại vị trí đỉnh trụ T12,T17 đến h=2.5m tại vị trí hợp long của
nhịp biên. Bề rộng đáy thay đổi từ B=14.25m đến B=16.529m, bề rộng bản cánh B=24.85m.
dầm được tạo DƯL theo hướng dọc tại vị trí giữa sườn với bản bê tong cốt thép mặt cầu và
đáy hộp, tạo dự ứng lực tại bản bê tong cốt thép mặt cầu. Độ dốc ngang mặt cầu được tạo
bằng bản cánh trên.
- Dầm liên tục được ngàm cứng vào vị trí trụ T14 và T15.
- Mặt cầu từ trên xuống bao gồm: lớp bê tông asphan mịn dày 3 cm, lớp nhựa dính bám
0.5kg/m
2
, lớp bê tông asphan dày 4cm, lớp nhựa dính bám, lớp chống thấm mặt cầu dạng
dung dịch.
- Gối cầu: trên mỗi trụ đặt 3 gối theo phương ngang: 1 gối đơn hướng đặt giữa cầu, 2 gối di
động đa hướng đặt 2 bên. Khoảng cách các gối phụ thuộc bề rộng đáy dầm. Gối sử dụng
thép chỏm cầu nhập ngoại chịu lực được tải trọng lớn.

- Khe co giãn: toàn bộ gói thầu có 2 khe co giãn trên trụ T11 và T18, khe có tổng độ chuyển
dịch nhỏ nhất là 385mm ,lớn nhất là 710mm. Khe co giãn sử dụng khe thép nhập ngoại.
- Lan can chế tạo bằng đá theo phương pháp thủ công, có chạm khăc hoa văn. Hoa văn do cấp
có thẩm quyền quyết định.
- Thoát nước; nước được thu vào các hố thoát nước trên bề mặt đối xứng 2 bên cầu và sau khi
thu chảy trục tiếp xuống dòng sông.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 13
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
2.1.4.2. Kết cấu phần dưới:
- Trụ T11 và trụ T18: trụ có dạng than đặc dày B=2m băng bê tông cốt thép đổ tại chỗ đỡ 1
dầm super T và 1 bên khối KT của nhịp dầm liên tục. Mỗi trụ sử dụng 8 cọc khoan nhồi
đường kính 2m.
- Trụ T12 và trụ T17: trụ có dạng than đặc dày 4m bằng bê tong cốt thépđổ tại chõ không có
xà mũ. Trên đỉnh trụ bố trí 3 gối đỡ dầm liên tục: 1 gối đơn hướng, 2 gối di động đa hướng.
Mỗi trụ sử dụng 16 cọc khoan nhồi 2m.
- Trụ T13 và trụ T16: trụ có dạng 2 thân dày B=2,5m bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, xà mũ
nối 2 thân trụ có chiều dày 3.5m. trên xà mũ bố trí 3 gối đỡ dầm lien tục: 1 gối ở giữa đơn
hướng 2 gối di động đa hướng. Trụ sử dụng 28 cọc khoan nhồi 2m.
- Trụ T14 và trụ T15: thân trụ dạng 2 thân dày 2,5m bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ ngàm
cứng vào dầm. Mỗi trụ sử dụng 30 cọc khoan nhồi d=2m.
Chiều dài cọc khoan nhồi ghi chi tiết trong bản vẽ.
2.1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.5.1. Điều kiện địa hình
- Đây là vị trí các nhánh sông nhỏ trong đất liền hợp thành dòng sông Thu Bồn. Cách vị trí dự
kiến xây dựng cầu khoảng 200m về phía thượng lưu, tồn tại một dải đất rộng (mũi Thuận
Tình) giữa lòng sông chia dòng sông Thu Bồn thành 2 nhánh.
- Tại khu vực xây dựng cầu Cửa Đại bề rộng lòng sông Thu Bồn khoảng 900m. Dòng sông
chính không nằm chính giữa sông mà nằm lệch sát bờ bên phải. Cao độ đáy sông tại vị trí
sâu nhất là -9.8m. lòng sông bên phải có độ dốc lớn, cao độ thay đổi từ -9.8m tới +0.9m.
lòng sông bên trí tương đối thoải, cao độ thay đổi từ -2.5m đến +0.5m.

2.1.5.2. Điều kiện địa chất:
Trên cơ sở kết quả khoan khảo sát bước lập dự án (lỗ khoan LK7,LK8) và các lỗ
khoan khác thực hiện tại bước thiết kế kĩ thuật, địa chất khu vực của gói thầu được mô tả
như sau:
- Lớp A1: Bùn sét pha lẫn sò hến, hữu cơ màu xám đen. Lớp A1 phân bố trên bề mặt địa hình
và được gặp tại các lỗ khoan CD10, CD13 với bề dày thay đổi từ 2.3m đến 5.2m, ứng suất
quy ước: R

< 1.00kg/cm
2
.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 14
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
- Lớp tk2: sét pha cát, màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Lớp tk2 nằm dưới lớp A1 và chỉ
gặp tại lỗ khoan CD14 với bề dày 2.6m. qua kết qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện
trường cho thấy trị số SPT N30=6. ứng suất quy ước R

< 1.00kg/cm
2
.
- Lớp A2: cát hạt nhỏ xen kẹp các lớp sét mỏng, lẫn sò hến màu xám xanh, xám nâu, trạng
thái bão hòa kết cấu rời rạc đến chặt vừa. Phân bố dạng dải và gặp tất cả các lỗ khoan với bề
dày lớp thay đổi từ 4.8m đến 16.32m. qua kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện
trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=2 đến N30 =29. ứng suất quy ước
R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp A2c: sét pha xen kẹp các lớp cát, màu xám xanh, trạng thái dẻo cứng. Lớp này chỉ gặp

ở lỗ khoan LK8 với bề dày 10.40m. qua kết quả thí nghiệm ở hiện trường cho thấy trị số
SPT thay đổi từ N30=8 đến N30=14. ứng suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp A2d: cát hạt thô, màu xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp Ad2 gặp ở lỗ
khoan LK8 với bề dày 7.8m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số
SPT thay đổi từ N30=20 đến N30=26. ứng suất quy ước R

=3.50kg/cm
2
.
- Lớp A3: cát bột lẫn sò hến xen kẽ các lớp sét, màu xám xanh, trạng thái bão hòa, kết cấu rồi
rạc đến chặt vừa. Lớp này gặp ở các lỗ khoan CD10,CD11,CD12 và CD15 với bề dày thay
đổi từ 7.3m đến 12.3m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT
thay đổi từ N30=8 đến N30=25. ứng suất quy ước R

=1.00kg/cm
2
.
- Lớp A3c: sét pha cát, màu xám xanh, trang thái dẻo cứng. Lớp A3c gặp ở lỗ khoan LK8 với
bề dày 3.7m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ
N30=11 đến N30=14. ứng suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp A3c1: sét pha cát, màu xám xanh, trang thái nửa cứng. Lớp A3c1 gặp ở lỗ khoan LK8
với bề dày 4.7m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay

đổi từ N30=23 đến N30=29. ứng suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp A3c2: sét pha cát, màu xám xanh, trang thái nửa cứng. Lớp A3c2 gặp ở lỗ khoan LK8
với bề dày 4.7m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay
đổi từ N30=23 đến N30=29. ứng suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp A3d: sét pha cát, màu xám xanh, trang thái dẻo cứng. Lớp A3d gặp ở lỗ khoan LK8
,CD13, CD14 với bề dày thay đổi từ 1.4m đến 10.0m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở
hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=4 đến N30=8. ứng suất quy ước
R

<1.00kg/cm
2
.
- Lớp A3f: sét pha cát, màu xám xanh, trang thái cứng. Lớp A3f gặp ở lỗ khoan CD10 với bề
dày 3.80m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ
N30=33 đến N30=38. ứng suất quy ước R

=4.00kg/cm
2
.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 15
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
- Lớp A3g: sét pha cát, màu xám xanh, trang thái dẻo cứng. Lớp A3g gặp ở lỗ khoan LK8

,CD10 với bề dày thay đổi từ 2.8m đến 13.10m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện
trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=33 đến N30>50. ứng suất quy ước
R

=2.50kg/cm
2
.
- Lớp A4: cát hạt nhỏ, màu xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp A4 gặp ở lỗ
khoan CD13 với bề dày 4.30m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị
số SPT thay đổi từ N30=20 đến N30=21. ứng suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp A4a:cát pha sét, màu xám xanh, xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp
A4a gặp ở lỗ khoan CD11, CD12, CD14 với bề dày thay đổi từ 3.1m đến 13.30m. qua thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=19 đến
N30=29. ứng suất quy ước R

=2.50kg/cm
2
.
- Lớp A4d: cát pha sét, màu xám xanh, trạng thái dẻo vừa. Lớp A4d gặp ở lỗ khoan CD15
với bề dày 3.60m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay
đổi từ N30=17 đến N30=24. ứng suất quy ước R

<1.00kg/cm
2
.
- Lớp A4e: cát hạt thô, màu xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp A4e gặp ở

lỗ khoan CD15với bề dày 3.50m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy
trị số SPT thay đổi từ N30=27 đến N30=28. ứng suất quy ước R

=3.50kg/cm
2
.
- Lớp A5a: cát hạt thô, màu xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp A5a gặp ở lỗ
khoan CD15với bề dày 10.40m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị
số SPT thay đổi từ N30=41 đến N30=>50. ứng suất quy ước R

=4.0kg/cm
2
.
- Lớp A5b:cát pha sét, màu xám xanh, xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp
A5b gặp ở lỗ khoan CD13, LK8, CD14 với bề dày thay đổi từ 3.1m đến 13.90m. qua thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=19 đến
N30=29. ứng suất quy ước R

=1.70kg/cm
2
.
- Lớp A5c:cát pha sét, màu xám xanh, xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp
A5c gặp ở lỗ khoan CD10, CD11,CD12, CD14 với bề dày thay đổi từ 7.8m đến 12.10m.
qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=16 đến
N30=29. ứng suất quy ước R

=2.30kg/cm
2
.
- Lớp A5d:cát pha sét, màu xám xanh, xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp

A5d gặp ở lỗ khoan CD13, CD15 với bề dày thay đổi từ 1.9m đến 6.70m. qua thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường chô thấy trị số SPT thay đổi từ N30=40 đến N30=>50. ứng
suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 16
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
- Lớp A6: cát hạt thô, màu xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp A6 gặp ở lỗ
khoan LK8 với bề dày 6.0m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số
SPT thay đổi từ N30=21 đến N30=24. ứng suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp A6b: cát hạt thô, màu xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp A6b gặp ở lỗ
khoan LK8 với bề dày 6.0m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số
SPT thay đổi từ N30=21 đến N30=24. ứng suất quy ước R

=1.50kg/cm
2
.
- Lớp B1:cát pha sét, màu xám xanh, xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp B1
gặp ở lỗ khoan CD10, CD11 với bề dày thay đổi từ 3.4m đến 13.80m. qua thí nghiệm xuyên
tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=34 đến N30=>50. ứng suất
quy ước R

=2.50kg/cm
2

.
- Lớp B2:cát hạt lẫn sóianj, màu xám xanh, xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu rất chặt .
Lớp B2 gặp ở lỗ khoan CD10, CD11,CD12, CD13,CD14,CD15 với bề dày thay đổi từ
13.8m đến 28.35m. qua thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay
đổi từ N30=34 đến N30>50. ứng suất quy ước R

=3.50kg/cm
2
.
- Lớp B3:cát hạt thô, màu xám xanh, xám trắng, trang thái bão hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp B3
gặp ở lỗ khoan LK8, CD14 với bề dày thay đổi từ 3.4m đến 13.80m. qua thí nghiệm xuyên
tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT thay đổi từ N30=34 đến N30=>50. ứng suất
quy ước R

=2.50kg/cm
2
.
- Lớp B4:sét pha cát, màu xám xanh, xám trắng, trang thái cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp B4
gặp ở lỗ khoan LK8,CD12, CD13,CD14,CD15 với bề dày thay đổi từ 3.7m đến 26.8m. qua
thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT N30>50. ứng suất quy ước
R

=4.50kg/cm
2
.
- Lớp B5:sét pha cát, màu xám xanh, xám trắng, trang thái cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp B5
gặp ở lỗ khoan CD12,CD14,CD15 với bề dày nhất là 8.97m. qua thí nghiệm xuyên tiêu
chuẩn ở hiện trường cho thấy trị số SPT N30>50. ứng suất quy ước R

=3.50kg/cm

2
.
Kết luận: địa chất tại khu vực này đặc trưng cho vùng cửa sông đổ ra biển với địa hình
chủ yếu là cát hạt nhỏ,có xen kẹp các tầng sét pha. Trong điều kiện này kết cấu móng cọc
nhồi d=2m là hợp lý.
2.1.5.3. Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu tỉnh Quảng Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa,điều kiện bức xạ,vị trí địa lý và
địa hình đã tạo cho khí hậu Quảng Nam những đặc điểm chủ yếu sau:
- Hoạt động của gió mùa và các nhiễu động nhiệt đới ở biển Đông cùng giải Trường Sơn đã
tạo ra mùa mưa to lụt lớn trong các tháng IX,X,XI,XII.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 17
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
- Nằm sâu trong nội chí tuyến, nhưng do xâm nhập sâu về phía Nam của gió mùa Đông bắc
nên Quảng Nam tương đối lạnh tháng XII,I và II.
- Do hiệu ứng của dải Trường sơn với gió mùa Tây Nam,ở Quảng Nam xuất hiện 1 thời kì
nắng nống và khô hạn trong suốt các tháng mùa hạ.
- Chế độ gió mùa của dải Trường sơn tạo ra sự tương phản sâu sắcgiữa mùa mưa và mùa
khô.
- Mùa bão trùng với mùa mưa nên các cơn bão đổ vào miền trung thường gây ra lở đất, lũ
quét ở các huyện Bắc và Nam Trà My, Hiên, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng
bằng.
2.1.5.4. Đặc điểm địa hình và thủy văn:
- Sông Thu Bồn bắt nguồn từ ngọn núi cao trên 1500m của tỉnh Kon Tum. Chiều dài sông
chính từ thượng nguồn đến Hội An là 198km, diện tích lưu vực tính đến cửa Hội An bằng
10350km
2
, đến trạm Câu Lâu là 9510 km
2
. thượng lưu sông Thu Bồn có 4 sông nhánh lớn:
sông Vụ Gia, sông Cái, sông Bung, sông Côn.

- Phần hạ lưu mạng lưới sông khá dày, ngoài sự trao đổi dòng chảy của 2 sông với nhau mỗi
sông còn được bổ sung them 1 số nhánh sông khác.
- Địa hình trong khu vực sông Thu Bồn khá phức tạp , phần lớn là đồi núi. Có thể nói Quảng
Nam là 1 tỉnh miền núi giáp biển, phần trung du thể hiện không rõ, phần đồng bằng hẹp.
Phía bắc Quảng Nam được ngăn cách với Thừa Thiên Huế bởi những núi cao trên 1000m.
Phía Tây bị án ngữ bởi 1 đoạn núi Trường Sơn có những núi cao trên 2000m. Từ đó tạo ra
khả năng tập trung nước mưa và sôn chính khá lớn.
- Mực nước thấp nhất ứng với P=95% được phân tích từ chuỗi số liệu MNTN từ năm 1976-
2007 tại trạm Hội An là -1.11m.
- Mực nước lũ lớn nhất điều tra tại càu là H
1999
=1.8m.
- Số liệu thủy văn phục vụ thiết kế:
Tên
cầu
Q
max1%
(m3/s
)
Mực nước lũ thiết kế H
maxp%
(m) V
tb.max
(m/s)
H
min95%
(m)
K.độ
Thoát
nước

L (m)
1% 2% 4% 5% 10%
Cửa
Đại
13200 2.83 2.44 2.05 1.90 1.46 2.35 -1.11 1182
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 18
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
2.1.6. BIỆN PHÁP THI CÔNG CẦU CỬA ĐẠI:
2.1.6.1. Mặt bằng bố trí công trình
- Mặt bằng công trường được bố trí cả ở 2 phía Hội An và phía Tam Kỳ.
- Tại mỗi bờ đều bố trí đủ diện tích để có thể đáp ứng nhu cầu lắp dựng trạm trộn bê
tông, bãi tập kết vật liệu, bãi tập kết máy móc, kho chứa xi măng, kho chứa và bãi gia
công cốt thép, khu vực nhà ở công nhân, văn phòng hiện trường cho đơn vị thi công.
2.1.6.2. Thi công kết cấu phần dưới:
 Thi công mố.
- San ủi mặt bằng, xác định vị trí tim mố tim cọc.
- Dùng máy khoan chuyên dụng khoan tạo lỗ, kết hợp với vữa sét để giữ thành lỗ
khoan.
- Hạ lồng thép, đổ bê tông cọc thép phương pháp dịch chuyển thẳng đứng ống dẫn
- Đào trần hố móng đến cao độ thiết kế bằng cơ giới kết hợp với thủ công
- Dựng ván khuôn, đập đầu cọc, lắp đặt cốt thép và đổ bê tông bệ móng.
- Lắp đất đến cao độ đỉnh móng.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông tường thân, tường cánh và tường đỉnh
mố.
- Đắp đất trong lòng mố, lắp đặt bản quá độ, xây dựng tứ nón chân khay.
- Hoàn thiện mố.
 Thi công trụ trên cạn.
- San ủi mặt bằng, xác định vị trí tim trụ, tim cọc.
- Dùng máy khoan chuyên dụng khoan tạo lỗ kết hợp với vữa sét để giữ thành lỗ
khoan.

- Hạ lòng thép,đổ bê tông cọc theo phương pháp dịch chuyển thẳng đứng ống dẫn.
- Đào hố móng đến cao độ thiết kế bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
- Dựng ván khuôn, đập đầu cọc, lắp đặt cốt thép và đổ bê tông bệ móng.
- Lắp đất đến cao độ đỉnh móng.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông thân trụ và xà mũ trụ.
- Hoàn thiện trụ.
 Thi công tháp cầu dưới sông.
- Xác định vị trí tim tháp, xác định tim cọc.
- Dùng máy khoan chuyên dụng đứng trên hệ nổi, khoan tạo lỗ, sử dụng ống vách kết
hợp vữa sét để giữ thành lỗ khoan.
- Hạ lồng thép, đổ bê tông cọc dưới nước theo phương pháp rút ống thẳng đứng.
- Liên kết các thanh giằng thép vào các ống vách cọc, lắp đặt các tấm bê tông cốt thép
dày 30 cm xung quanh và bên dưới bệ tháp. Đổ bê tông bịt đáy dày 1m, hút nước hố
móng, đập đàu cọc, lắp đặt cốt thép và đổ bê tông bệ móng.
- Lắp dựng cẩu tháp, hệ thống ván khuôn trượt, đặt cốt thép và đổ bê tông thân tháp
theo phương pháp phân đoạn.
- Hoàn thiện tháp.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 19
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
2.1.6.3. Thi công kết cấu phần trên:
Công tác thi công dầm lien tục 70+120+3x150+120+70m được chia thành 3 mũi thi công:
- Mũi 1: thi công đoạn dầm trên trụ T12,T13+ khối KT11
- Mũi 2: thi công đoạn dầm trên trụ T14, T15.
- Mũi 3: thi công đoạn trên trụ T16, T17 + khối KT18.
• Bước 1: trình tự thi công khối K0:
- Lắp dựng đà giáo mở rộng trụ thi công khối K0. Sau khi lắp xong tiến hành thử tải đúng
theo đề cương đã phê duyệt.
- Thi công các khối kê tạm trên đỉnh trụ.
- Lắp đặt thanh bar từ đỉnh trụ đến khối K0.
- Lắp dựng ván khuôn ngoài khối K0, lắp đặt cốt thép đáy khối K0. Đổ bê tông bản đáy

khối K0.
- Lắp đặt cốt thép sườn và vách ngăn khối K0, lắp dựng đà giáo và ván khuôn trong. Đổ bê
tông sườn và vách ngăn khối K0.
- Lắp đặt cốt thép bản mặt cầu, đổ bê tông cốt thép bản mặt cầu khối K0.
- Khi cường độ bê tong khối K0 đật >=90% cường độ bê tong thiết kế thì tiến hành căng
các bó cáp DƯL dọc khối K0.
- Căng kéo các thanh bar trên đỉnh trụ. Sau khi căng kéo xong tiến hành bơm vữa lấp lòng
ống gen cáp DƯL dọc.
- Tháo dỡ hệ đà giáo mở rộng trụ.
• Thi công khối đúc trên trụ:
- Lắp đặt bộ xe đúc hẫng trên đỉnh khối. Tiến hành thử tải xe đúc theo đúng đề cương
được phê duyệt.
- Căn chỉnh ván khuôn theo đúng kích thước hình học của khối đúc có xét đến độ
vồng.
- Lắp đặt cốt thép khối đúc. Đổ bê tông khối đúc. Khi bê tông khối đúc đạt cường độ
>=90% thiết kế thì tiến hành căng kéo các bó cáp DƯL dọc. Bơm vữa lấp lòng ống
gen các bó cáp DWL dọc.
- Di chuyển xe đúc sang khối đúa tiếp theo.
- Thi công khối đúc tiếp theo theo đúng trình tự trên.
Lưu ý: thi công theo nguyên tắc cân bằng đối xứng.
• Thi công đốt hợp long:
- Sau khi thi công khối đúc trên đà giáo và các khối khác sử dụng xe đúc cân chỉnh 2
đầu dầm của khối hợp long.
- Lắp đặt ván khuôn cốt thép, các thanh chông trên và chống dưới của khối hợp long.
- Lắp dặt đồng hồ đo chuyển vị để theo dõi quá trình đổ bê tông.
- Căng kéo tạm tời 2 bó cáp dự ứng lực dọc đáy hộp đến 50% thiết kế.
- Tiến hành đổ bê tông khối hợp long.
- Khi cường độ bê tông đạt 90% thiết kế thì tiến hành căng kéo bó cáp dự ứng lực.
- Sau khi thi công xong thì tiến hành tháo dỡ xe đúc.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 20

Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
2.2. DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU RỒNG (Thành phố Đà Nẵng)
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 21
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Hình : Cầu Rồng
2.2.1. Giới thiệu vị trí cầu và vị trí gói thầu:
Dự án cầu mới qua sông Hàn (gần TTTH VN Thành phố Đà Nẵng) với điểm đầu có lý trình Km0+0.00 nối với
dự án Đại lộ Nguyễn Văn Linh và giao cắt vuông góc với tim đường Trần Phú. Điểm cuối dự án kết thúc tại lý trình
Km0+972.565 nối với dự án Đại lộ Sơn Trà Điện Ngọc. Tổng chiều dài toàn tuyến L=972.565 m, trong đó:
• Phần cầu dài L= 666 m
• Phần tuyến 2 đầu cầu dài L= 306.565 m
Phần cầu vượt sông Hàn được bố trí sơ đồ nhịp từ bờ Tây (đường Nguyễn Văn Linh) sang Đông (đường Sơn
Trà Điện Ngọc) như sau: (64+128+200+128+72)m + (26+24+24)m. Phần cầu được chia làm 02 gói thầu 1a và 1b.
Trong đó gói thầu 1b gồm:
• Phần nhịp cầu chính , cầu vòm với sơ đồ nhịp (64+128+200+128+72)m
• Phần dưới gồm bệ móng, thân trụ, vòm bê tông các trụ từ P0 đến P4 (không bao gồm hạng mục cọc khoan
nhồi)
2.2.2. Các căn cứ thiết kế:
- Quyết định số 223/QĐ-SGTVT ngày 18/3/2009 V/v: Phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật – dự toán Công trình Cầu mới
qua sông Hàn (vị trí gần Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng) – Hạng mục: Cầu Chính và cầu dẫn.
- Hợp đồng số /HĐKT ngày giữa Tổng công ty XDCTGT 1 và Công ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm về việc Thiết
kế BVTC gói thầu số 1b dự án Cầu mới qua sông Hàn (Gần trung tâm Truyền hình Việt Nam) Thành phố Đà Nẵng,
Việt Nam
- Hồ sơ Bản vẽ Thiết kế kỹ thuật (cầu chính và cầu dẫn), dự án Cầu mới qua sông Hàn (Gần Trung tâm truyền hình Việt
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 22
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Nam) thành phố Đà Nẵng, Việt Nam do Liên danh các công ty THE LOUIS BERGER, AMMAN&ƯHITNEY và
Công ty CP Tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ 533 thực hiện đã được phê duyệt lập tháng 3/2009.
- Tập 2 Các quy định về kỹ thuật – gói thầu 1b: Thượng bộ cầu chính (bao gồm hệ trụ, vòm thép, dầm hộp BTCT và dầm
thép).

2.2.3. Quy mô phần cầu:
- Quy mô xây dựng: cầu được xây mới, bằng BTCT và dầm vòm thép.
- Tải trọng thiết kế: Hoạt tải HL93, bộ hành 3 KN/m
2
.
- Tổng bề rộng cầu: B = Thay đổi từ 36m đến 37.5m
= 0.25+2.5(3.25)+0.5+11.25+0.5+6+11.25+0.5+2.5(3.25)+0.25
Giá trị ghi trong ngoặc (…) sử dụng cho phạm vi vỉa hè thay đổi max.
2.2.4. Các quy trình quy phạm áp dụng trong thiết kế cầu.
Các tiêu chuẩn chung:
- Tiêu chuẩn AASHTO về cầu đường bộ, phiên bản thứ 17 năm 2002, được chỉnh sửa thành tiêu chuẩn tạm tới thời điểm
hiện tại
- Cầu : Quy trình thiết kế cầu 22TCN 272-05
- Đường đô thị : TCXDVN 104-2007
- Áo đường mềm : 22TCN 211-2006
- Tiêu chuẩn hướng dẫn AASHTO về phân bố tải trọng cho cầu trên đường ôtô 1994
- Tiêu chuẩn AASHTO về thiết bị chống đỡ kết cấu cho biển báo, thiết bị chiếu sáng và tín hiệu giao thông trên đường
ôtô, phiên bản 1985 và các chỉnh sửa tạm thời cho đến nay.
- Điều khoản AASHTO về thiết kế hình học cho đường ôtô và đường thành phố phiên bản 1994 và các chỉnh sửa tạm thời
đến nay.
- Tiêu chuẩn mà Hiệp hội Mỹ cho công tác thí nghiệm và vật liệu (ASTM)
- Tiêu chuẩn cho đường và cầu trong dự án liên bang FP-92, 1992 – Bộ Giao thông
Hoa Kỳ - Quảng lý đường liên bang.
Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
- Tuân thủ theo tiêu chuẩn đã nêu trong Tập 2 – Các quy định về kỹ thuật. Gói thầu 1b: Thượng bộ cầu chính
( bao gồm: hệ trụ, vòm thép, hệ dầm hộp BTCT và dầm thép) thuộc công trình Cầu mới qua sông Hàn (vị trí gần
Trung tâm truyền hình Việt nam tại Đà Nẵng)
2.2.5. Bố trí chung cầu:
Sơ đồ phần cầu vượt sông Hàn được bố từ bờ Tây (đường Nguyễn Văn Linh) sang Đông (đường Sơn Trà Điện
Ngọc) như sau: (64+128+200+128+72)m + (26+24+24)m. Chiều dài toàn cầu L=666m (Tính từ mố bờ tây sang mố

bờ đông). Trong đó:
Gói thầu 1b: Bao gồm Phần nhịp cầu chính, với sơ đồ nhịp (64+128+200+128+72)m và phần dưới gồm bệ
móng, thân trụ, vòm bê tông các trụ từ P0 đến P4 (không bao gồm hạng mục cọc khoan nhồi)
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 23
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Kết cấu phần trên gói thầu 1b:
Kết cấu phần trên gồm 5 nhịp dầm hộp liên tục (dầm hộp BTCT DƯL + dầm hộp
thép liên hợp) kết hợp hệ vòm thép bố trí tại 3 nhịp giữa (P1-P2; P2-P3và P3-P4) đỡ phần
nhịp dầm hộp thép liên hợp thông hệ cáp treo.
Toàn bộ dầm chủ được chia thành 7 phân đoạn, giữa các phân đoạn được liên kết với
nhau thông qua mối nối cứng. Các phân đoạn 1,3,5,7 là dầm hộp BTCTDƯL; các phân đoạn
2,4,6 là dầm hộp thép liên hợp bản BTCT DƯL và hệ dầm được liên kết với vòm thép trên
thông qua các cáp treo. Cấu tạo phần dầm thép đoạn 2, 4, 6 như sau:
• Dầm hộp BTCT DƯL: Các phân đoạn 1, 3, 5, 7
Phân đoạn 1 có tổng chiều dài L=88m (từ trụ P0 đến trụ P1 và phần dầm hộp trên đỉnh trụ P1): Là nhịp dầm
hộp BTCT DƯL đổ tại chỗ trên đà giáo có chiều cao thay đổi từ 2.295m đến 3.435m (tính từ đáy dầm đến điểm khống
chế), được liên kết ngàm với trụ P1. Mặt cắt ngang gồm 1 hộp có 3 vách thẳng với chiều rộng đáy hộp b=14m không
thay đổi suốt chiều dài nhịp.
Phân đoạn 3, 5 có tổng chiều dài L= 57m trên đỉnh trụ P2 và L=62m trên đỉnh trụ P3: Là nhịp dầm hộp BTCT
DƯL đổ tại chỗ trên đà giáo có chiều cao không thay đổi 3.435m (tính từ đáy dầm đến điểm khống chế), được liên kết
ngàm với trụ P2 và P3 . Mặt cắt ngang gồm 1 hộp có 3 vách thẳng với chiều rộng đáy hộp b=14m không thay đổi suốt
chiều dài nhịp. Bản mặt cầu rộng từ 36.0m đến 37.5m đủ cho 6 làn xe cơ giới rộng 2*11.25=22.5m ở giữa bố trí giải
phân cách hai đường ô tô chạy rộng 6m, vỉa hè cho người đi bộ thay đổi từ 2.5m đến 3.25m do phần bó vỉa uốn lượn và
lan can mỗi bên 0.25m x 2= 0.5m. Ngoài ra bản mặt cầu phía ngoài dầm hộp được đỡ bởi các conson bằng thép.
Phân đoạn 7 có tổng chiều dài L=102m (từ trụ P5 đến trụ P4 và phần dầm hộp trên đỉnh trụ P4): Là nhịp dầm
hộp BTCT DƯL đổ tại chỗ trên đà giáo có chiều cao không thay đổi 3.435m (tính từ đáy dầm đến điểm khống chế),
được liên kết ngàm tại trụ . Mặt cắt ngang gồm 1 hộp có 3 vách thẳng với chiều rộng đáy hộp b=14m không thay đổi
suốt chiều dài nhịp. Bản mặt cầu rộng từ 36.0m đến 37.5m đủ cho 6 làn xe cơ giới rộng 2*11.25=22.5m ở giữa bố trí
giải phân cách hai đường ô tô chạy rộng 6m, vỉa hè cho người đi bộ thay đổi từ 2.5m đến 3.25m do phần bó vỉa uốn
lượn và lan can mỗi bên 0.25m x 2= 0.5m. Ngoài ra bản mặt cầu phía ngoài dầm hộp được đỡ bởi các conson bằng thép.

Phần bản mặt của các nhịp là giống nhau và có chiều rộng từ 36.0m đến 37.5m đủ cho 6 làn xe cơ giới rộng
2*(3x3.75)=22.5m ở giữa bố trí giải phân cách hai đường ô tô chạy rộng 6m, vỉa hè cho người đi bộ thay đổi từ 2.5m
đến 3.25m do phần bó vỉa uốn lượn và lan can mỗi bên 0.25m x 2= 0.5m. Bản mặt cầu phía ngoài dầm hộp được đỡ bởi
các conson thép, riêng nhịp dầm loại 1 có 2 lạo conson bằng thép và BTCT. Mặt cầu BTCT được DƯL theo phương
ngang với khoảng cách 4m/1bó.
• Nhịp dầm hộp thép liên hợp bản BTCT: Đoạn 2, 4, 6
Nhịp dầm hộp thép liên hợp liên tục được nâng đỡ bởi các vòm thép gồm 3 nhịp có
tổng chiều dài L=77.0m; L=139.0m; L=67.0m được đặt giữa các nhịp và nối vào các nhịp
dầm bê tông đặt trên các đỉnh trụ tương ứng lần lượt là nhịp từ P1-P2; P2-P3; P3-P4.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 24
Báo cáo thực tập – Công Ty Cổ phần TVTK Cầu Lớn - Hầm Năm 2014
Mặt cắt ngang phần hộp thép gồm 3 khoang có bề rộng B=14m và conson ở hai bên
có chiều dài mỗi cánh L=10.5m. Khoang giữa phần hộp thép cao hơn khoang hai bên có
chiều rộng 4.8m và khép kín với bản thép trên, hai khoang bên ngoài mỗi khoang rộng 4.6m
liền khối với bản mặt cầu thông qua hệ dầm dọc và ngang. Chiều cao dầm hộp thép không
thay đổi trên suốt chiều dài mỗi nhịp và có H=4m (chiều cao tại khoang giữa)
Trên suốt chiều dài nhịp bố trí các dầm ngang cách nhau 8m và vị trí này cũng là
điểm đặt các thanh treo.
Phần bản mặt của các nhịp là giống nhau và có chiều rộng từ 36.0m đến 37.5m đủ
cho 6 làn xe cơ giới rộng 2*(3x3.75)=22.5m ở giữa bố trí giải phân cách hai đường ô tô
chạy rộng 6m (bao gồm phần khoang giữa hộp thép và gờ lan can hai bên), vỉa hè cho người
đi bộ thay đổi từ 2.5m đến 3.25m do phần bó vỉa uốn lượn và lan can ngoài cùng mỗi bên
0.25m x 2= 0.5m. Mặt cầu BTCT được DƯL theo phương ngang với khoảng cách 1m/1bó.
Toàn bộ dầm thép phía trong và ngoài được sơn phủ theo quy định về kỹ thuật của dự
án còn về màu sắc sẽ do Chủ đầu Tư quyết định.
• Vòm trên (vòm thép): Đỡ các đoạn (2, 4, 6) dầm hộp thép liên hợp
Vòm thép trên được đặt tại vị trí các nhịp dầm thép và liên kết với dầm thép thông
qua hệ cáp treo tại vị trí các dầm ngang.
Vòm trên bằng thép gồm một cụm 5 ống thép có đường kính ngoài mỗi ống 1.2m.
Thành ống có chiều dày 19mm và rỗng đến gần hết chiều dài ống, ngoại trừ 5m đoạn chân

ống được đổ bê tông để nối các ống với phần nhịp trên đỉnh trụ và vòm bê tông cốt thép bên
dưới dầm.
Tại vị trí thanh cáp treo các ống (05 ống) được liên kết với nhau thông qua một
khung đặc biệt gọi là “Mặt bích” có tác dụng truyền tải đều lên 5 ống và là điểm neo cho
cụm cáp treo.
Thanh cáp treo trên cầu gồm các cụm cáp treo đứng, bố trí tại vị trí dầm ngang (trên
dầm hộp thép) tương ứng với vị trí “mặt bích”. Trên mặt cắt ngang tại mỗi vị trí neo cáp
gồm 6 bó cáp được chia thành 2 cụm, 3 bó ở mỗi bên. Mỗi bó cáp có đường kính D60mm.
Các bó cáp sẽ kết thúc bằng đầu neo dạng hở, rồi nối vào vòm và dầm hộp thép.
2.5.6. Mặt cầu và các công trình phụ trợ khác.
• Lớp phủ mặt cầu xe chạy bao gồm 2 lớp:
- Lớp 1: lớp bê tông asphalt có chiều dày là 5cm.
- Lớp 2: Lớp phòng nước.
Nguyễn Hữu Toàn – TĐHTKCĐ.K49 Trang 25

×