Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 54 trang )

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
1.1. Định nghĩa bản đồ địa hình
1.1.1. Định nghĩa và phân loại bản đồ:
a. Định nghĩa
- K.A. Xalisev đã định nghĩa bản đồ địa lý như sau: “Bản đồ địa lý là mô hình kí
hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, xã hội được thu
nhỏ, được tổng quát hoá theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự
phân bố và mối tương quan của các đối tượng, hiện tượng, cả những biến đổi của chúng
theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước”.
- Năm 1995, Đại hội lần thứ 10 hội bản đồ thế giới họp tại Bacelona định nghĩa
bản đồ địa lí như sau: “ Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lí được kí hiệu hóa, phản ánh
các yếu tố và các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nổ lực sáng tạo trong
lựa chọn của các tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu có liên quan đến
các mội quan hệ không gian”.
b. Phân loại bản đồ:
Để phân loại bản đồ ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau: Theo phạm vi bao quát
lãnh thổ, theo đề tài (tức là theo nội dung), theo tỷ lệ, theo mục đích sử dụng
Căn cứ vào nội dung bản đồ. Khi phân loại bản đồ theo nội dung chủ đề có 2 hệ
bản đồ sau: bản đồ địa lý đại cương và bản đồ chuyên đề.
+ Bản đồ địa lý chung (bản đồ địa lí đại cương): nội dung phản ánh tất cả các đối
tượng TN, KTXH, các đối tượng này được phản ánh một cách đồng đều, không nhấn
mạnh, không ưu tiên đối tượng này hay đối tượng khác.
Tùy thuộc vào mức độ chi tiết, phương pháp, kỹ thuật thành lập và độ chính xác;
trong nhóm bản đồ đạ lý chung lại phân ra thành bản đồ địa hình (bản đồ đạ lý chung có
tỷ lệ lớn hơn và bằng 1:1.000.000), bản đồ khái quát (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ nhỏ
hơn 1:1.000.000
+ Bản đồ chuyên đề: khác với bản đồ địa lý chung, bdchuyên đề biểu hiện một
vài đối tượng trên bd địa lí chung một cách chi tiết. Ví du: bản đồ khí hậu thể hiện các
yếu tố khí tượng;
1.1.2. Định nghĩa bản đồ địa hình


1
- Bản đồ địa hình thuộc loại bản đồ địa lý chung. Bản đồ địa hình thường có tỷ lệ
lớn, biểu hiện các yếu tố địa lý lên bản đồ một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác cao.
- Định nghĩa:
Bản đồ địa hình là bản vẽ thu nhỏ dạng địa hình, địa vật trên mặt đất lên giấy theo
một quy tắc toán học và tỷ lệ nhất định dựa trên cơ sở những số liệu đo đạc ngoài thực
địa kết hợp với công tác ở trong phòng.
Theo Nhữ Thị Xuân (2006), Bản đồ địa hình là loại bản đồ địa lý chung, có tỷ lệ
lớn hơn và bằng 1:1.000.000, là mô hình thu nhỏ một khu vực của bề mặt Trái đất
thông qua pháp chiếu toán học nhất định, có tổng quát hóa và bằng hệ thống kí hiệu
phản ánh sự phân bố, trạng thái và các mối quan hệ tương quan nhất định giữa các yếu
tố cơ bản của địa lí TN và KTXH với mức độ đầy đủ, chi tiết và chính xác cao. Các yếu
tố này được biểu thị tương đối như nhau và phần lớn giữ được hình dạng, kích thước
theo tỉ lệ bản đồ, đồng thời giữ được tính chính xác hình học của kí hiệu và tính tương
ứng địa lí của yếu tố nội dung cao.
1.2. Đặc điểm của bản đồ địa hình:
Bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ địa lý chung nên ngoài những đặc điểm
chung của bản đồ địa lý như:
a. Thành lập trên cơ sở toán học: Cơ sở toán học để xây dựng bản đồ đảm bảo
việc chuyển từ bề mặt tự nhiên của trái đất lên mô hình phẳng qua hai bước:
- Thứ nhất: chiếu thẳng góc bề mặt tự nhiên của trái đất cùng với các đối tượng
phân bố trên đó ( địa vật ) lên bề mặt toán học của nó (mặt elípxôit quay ), và thu nhỏ
đến tỷ lệ nhất định ( tỉ lệ cần vẽ bản đồ)
- Thứ hai: chuyển bề mặt toán học của trái đất sang mặt phẳng nhờ phép chiếu
Gauss, hoặc UTM (lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc ). Do đó các đối tượng địa lý
được biểu diễn lên bản đồ có một số biến dạng và chúng ta có thể tính toán được biến
dạng đó.
Nhờ phép chiếu bản đồ, cho phép ta nhận được trên bản đồ những số liệu đúng
về vị trí, kích thước và hình dạng của những đối tượng được biểu thị trên bản đồ. Vì
trên bản đồ có biến dạng nên tỉ lệ ở mọi nơi trên bản đồ không như nhau.

Cơ sở toán học biểu hiện trên bản đồ ở dạng các điểm khống chế đo đạc, các chỉ
số tỉ lệ, hệ thống các đường kinh vĩ tuyến
b. Sử dụng ngôn ngữ đặc biệt hệ thống ký hiệu: đó là một phương tiện đặc biệt
để truyền đạt thông tin. Nó cho phép để thành lập không những một mô hình thu nhỏ
của địa hình, mà còn cho phép phân biệt ở đó những cái chính, cái phụ tạo ra một mô
2
hình địa hình có thể đo được trên mặt phẳng, chỉ rõ những đặc điểm chất lượng và số
lượng của những đối tượng và hiện tượng mà nó mô tả.
+ Trên bản đồ có sự lựa chọn và khái quát hóa các đối tượng được biểu thị việc
lựa chọn các đối tượng để mô tả lên bản đồ và khái quát những đường nét, những đặc
điểm của chúng.
Khả năng mô hình hóa của bản đồ khá hạn chế, trong vô số các địa vật và các
hiện tượng có trên thực địa chỉ có một phần không nhiều được chọn để đo vẽ. Việc này
cần chú ý tới mục đích và tỷ lệ bản đồ.
Ngoài 3 tính chất chung trên bản đồ địa hình còn có một số tính chất riêng như
sau:
4. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện một phạm vi nhỏ (trên 200km
2
) với tỉ lệ lớn
(thường 1:200.000 trở lên, phổ biến với các loại tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:5.000,
1:2.000).
5. Nội dung bản đồ địa hình thể hiện tất cả các đối tượng địa lý phân bố trên bề
mặt đất bằng các dấu hiệu bề ngoài (thể hiện cong tua của đối tượng ). Ví dụ: tất cả
những đối tượng địa lý tự nhiên, bao gồm: nước, đất, địa hình, thổ nhưỡng, thực vật và
các đối tượng địa lý kinh tế - xã hội bao gồm các điểm quần cư, các đường giao thông,
các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, các cơ sở văn hoá, kỹ thuật Số lượng đối tượng
thể hiện là đồng đều, không ưu tiên đối tượng nào.
6. Bản đồ địa hình do có tỉ lệ lớn, do đó không có sai số chiếu hình. Trên bản đồ
địa hình tỉ lệ đồng nhất ở tất cả các nơi. Hầu hết các kí hiệu trên bản đồ thu nhỏ đúng tỉ
lệ.

7. Trên bản đồ bên cạnh hệ thống kinh vĩ, tuyến còn có hệ thống toạ độ ô vuông
(lưới cây số).
8. Bản đồ địa hình có hệ thống tỉ lệ, cách chia mảnh và đánh số mảnh thống nhất,
có quy trình, quy phạm và kí hiệu chung do nhà nước ban hành nên thuận tiện trong
việc sử dụng.
9. Bản đồ địa hình có tính hiện đại và tính chính xác cao vì nó được thành lập từ
các tài liệu đo đạc trực tiếp trên mặt đất hoặc trên ảnh chụp từ máy bay hay trên ảnh
chụp từ mặt đất nên nó đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế, văn
hóa và quốc phòng. Đối với quốc gia, bản đồ địa hình là bí mật trong việc phòng thủ đất
nước.
3
10. Bản đồ địa hình là những tài liệu gốc để thành lập các bản đồ địa lý chung ở
các tỉ lệ khác nhau và là cơ sở địa lý của các bản đồ chuyên đề.
1.3. Bản đồ địa hình đảm bảo những yêu cầu sau:
- Bản đồ cần phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng dễ dàng, nhanh chóng ở
ngoài thực địa.
- Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ đầy đủ và tỉ
mỉ phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực.
Độ chính xác của biểu thị các yếu tố nội dung cần phải phù hợp với tỉ lệ bản đồ.
1.4. Phân loại bản đồ địa hình:
1.4.1. Quan điểm phân loại:
Theo truyền thống, ở một số nước, người ta quan niệm bản đồ địa hình có tỉ lệ
1:5000 và lớn hơn là bình đồ, còn bản đồ địa hình có tỉ lệ nhỏ hơn 1:5000 là bản đồ.
Tuy nhiên, ngày nay việc đo vẽ địa hình thực hiện trên cơ sở lưới khống chế đo
đạc nhà nước, cho nên không có sự khác nhau giữa bình đồ và bản đồ địa hình.
Khái niệm về bình đồ ở nước ngoài có thể coi tương đương với tên gọi bản đồ địa
hình yir lệ lớn của nước ta, vì ở Việt Nam đang chấp nhận “ Quy phạm đo vẽ bản đồ địa
hình tr lệ lớn 1:5000; 1:2000; 1:1000; 1:500” cùng các kí hiệu kèm theo.
Thực tế nước ta còn có nhiều điều chưa được thống nhất giữa tên gọi và tỉ lệ
tương ứng với nó và chưa có một văn bản chính thức về phân loại bản đồ địa hình Việt

Nam, mà chấp nhận tương đối những quy định của Liên Xô Cũ.
1.4.2. Phân loại
Phân loại chủ yếu theo tỷ lệ, ngoài ra còn phân biệt theo ý nghĩa của người sử
dụng.
1. Phân loại theo tỉ lệ:
Việc phân loại bản đồ địa hình theo tỷ lệ không hoàn toàn giống nhau giữa các
quốc gia.
+ Theo tỉ lệ, Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lí chung thành 3 loại:
- Bản đồ tỉ lệ lớn có tỉ lệ lớn hơn 1:200 000
- Bản đồ tỉ lệ trung bình 1:200 000 đến 1:1 000 000
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1: 1 000 000
+ Riêng nhóm bản đồ địa hình, giáo sư Sukhôv chia chúng thành 3 loại:
- Bản đồ tỉ lệ lớn gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn và bằng 1:25 000 (bản
đồ gốc đo vẽ)
4
- Bản đồ tỉ lệ trung bình gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:50.000 đến
1:200.000
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:300.000 đến 1: 1 000 000
+ Trong các giáo trình trắc địa, nhóm bản đồ gốc đo vẽ lại được chia ra thành 3
loại: bản đồ tỉ lệ lớn ( gồm những bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:5.000);
bản đồ tỉ lệ trung bình (bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:10.000); bản đồ tỉ lệ nhỏ (bản đồ
địa hình có tỉ lệ từ 1:25.000)
Như vậy, phân lọai bản đồ theo tỉ lệ thành 3 loại đó là tỉ lệ lớn, tỉ lệ trung bình, tỉ
lệ nhỏ chỉ mang tính chất tương đối.
Ở Việt Nam, dựa trên phân tích đặc điểm lãnh thổ và việc sử dụng bản đồ có hiệu
quả đối với nhiều ngành, người ta chia bản đồ địa hình thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: các bản đồ có tỷ lệ 1:5000 và lớn hơn.
+ Nhóm 2: các bản đồ có tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000.
+ Nhóm 3: các bản đồ có tỷ lệ 1:200.000, 1:500.000, 1:1.000.000.
2. Phân loại theo mức độ khái quát hóa nội dung:

- Theo mức độ khái quát hóa nội dung của bản đồ, Giáo sư Salishev phân lọai bản
đồ địa lí chung thành 3 nhóm:
+ Bản đồ địa hình: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ lớn hơn 1:200.000
+ Bản đồ địa hình khái quát bản đồ địa lí chung có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.
000
+ Các bản đồ khái quát: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ nhỏ hơn 1: 1.000.000
- Giáo sư Sukhôv lạ chia bản đồ địa lí chung thành 2 nhóm:
+ Bản đồ địa hình: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:1.000.000
+ Bản đồ khái quát: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000
Trong 2 cách phân loại trên thì Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lí chung chi tiết
hơn, song vì nhóm bản đồ địa hình khái quát ( tỉ lệ 1:200.000 đến 1:1.000.000) có nhiều
đặc điểm giống nhóm bản đồ địa hình (tỉ lệ lớn hơn 1:200.000) và quy trình, quy phạm
tương đối thống nhất, nên thực tế nước ta dùng cách chia giống Giáo sư Sukhôv, nghĩa
là bản đồ địa hình lấy giới hạn nhỏ nhất là tỉ lệ 1:1.000.000
3. Phân loại theo ý nghĩa sử dụng:
Theo ý nghĩa sử dụng các loại bản đồ địa hình được chia ra 4 loại:
a. Bản đồ địa hình cơ bản:
5
- Bản đồ phản ánh các yếu tố địa hình, địa vật trên bề mặt lãnh thổ ở điểm đo vẽ
với độ chính xác, độ tin cậy cao, mức độ chi tiết cần thiết và tương đối đồng đều khi
biểu thị các phần tử địa hình, địa vật.
- Loại bản đồ này có khả năng đáp ứng những mục đích sử dụng cơ bản của nhiều
ngành kinh tế quốc dân, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
- Bản đồ địa hình cơ bản chiếm vị trí quan trọng hàng đầu so với các loại khác
nên khi thành lập phải tuân theo tiêu chuẩn chung về kỹ thuật (qui trình, qui phạm, tài
liệu).
- Bản đồ địa hình cơ bản (bản đồ địa hình nhà nước) có những đặc điểm sau:
+ Toàn bộ hệ thống bao gồm 1 dãy tỷ lệ phủ kín hoặc gần kín lãnh thổ của 1 quốc
gia nhưng vẽ theo những mảnh độc lập theo 1 bố cục thống nhất.
+ Tuân theo 1 quy cách và tiêu chuẩn thống nhất về độ chính xác, mức độ phản

ánh nội dung, phương pháp trình bày và qui trình công nghệ thành lập.
+ Phản ánh những đặc điểm địa lý cơ bản nhất của 1 khu vực cụ thể qua 6 yếu tố:
dáng đất, thuỷ hệ, giao thông, dân cư, chất đất, thực vật và ranh giới
b. Bản đồ địa hình chuyên ngành:
Bản đồ địa hình chuyên ngành được thành lập để giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể của một ngành hoặc một số ngành hữu quan hoặc cho mục đích cụ thể nào đó.
- Đặc điểm: Bản đồ địa hình chuyên ngành thể hiện các phần tử địa hình, địa vật
của khu vực đo vẽ không đồng đều như bản đồ địa hình cơ bản mà chú trọng phản ánh
mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn những phần tử cần cho mục đích chuyên ngành.
+ Các phần tử ít có tác dụng sử dụng được phản ánh trên bản đồ ở mức độ sơ sài
hơn. Ví dụ: bản đồ địa hình phục vụ thiết kế công trình thuỷ lợi, cần phải có khoảng cao
đều đường bình độ chi tiết hơn, mật độ điểm độ cao có thể gấp đôi cở bản đồ địa hình
cơ bản.
+ Loại bản đồ này ở nước ta hiện nay có thể có:1:1000, 1:25.000 phục vụ cho
công tác điều tra quy hoạc rừng. Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 phục vụ thiết kế quy hoạch đồng
ruộng.
c. Bản đồ nền địa hình:
- Bản đồ này được biên chế hoặc tái chế từ bản đồ địa hình cơ bản, nhưng có lược
bớt đi một số đặc điểm và tính chất của các phần tử địa hình, địa vật để giảm nhẹ lượng
thông tin .
- Về bản chất: có thể coi bản đồ này là bản đồ địa hình cơ bản được đơn giản hoá.
6
- Hình thức trình bày: vẫn giữ được nguyên hệ thống kí hiệu của bản đồ địa hình
cơ bản, nhưng chỉ in một hoặc hai màu
- Ứng dụng: thường dùng làm cơ sở địa hình để trực tiếp lên đó khi tiến hành các
công việc thiết kế, quy hoạch, thành lập các bản đồ chuyên đề.
d. Bản đồ ảnh địa hình là loại bản đồ địa hình được in trên nền ảnh hàng không
hoặc ảnh vệ tinh của cùng một khu vực.
1.5. Ý nghĩa của bản đồ địa hình:
- Theo Lâm Quang Dốc (1995): Bản đồ địa hình là mô hình đồ hoạ bề mặt đất,

cho ta khả năng nhận thức bề mặt đó bằng cái nhìn bao quát, tổng quát, đoán đọc chi
tiết hoặc đo đếm chính xác. Dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng xác định toạ
độ, độ cao của bất kỳ điểm nào trên mặt đất, khoảng cách và phương hướng giữa hai
điểm, chu vi, diện tích và khối lượng của một vùng, cùng hàng loạt những thông số
khác. Ngoài ra, trên bản đồ địa hình còn phản ánh các mặt định tính, định lượng, định
hình, trạng thái của các phần tử địa lý và ghi chú địa danh.
- Bản đồ địa hình được thành lập cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, văn hóa,
quốc phòng và mỗi ngành lại đưa ra yêu cầu đối với nội dung của chúng.
Theo tính chất đặc điểm của các loại bản đồ địa hình tỷ lệ khác nhau có thể chia ra
3 loại:
1. Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:25.000.
Đặc điểm của loại này là biểu thị chi tiết và độ chính xác cao nên mục đích là:
+ Dùng trong các quá trình khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu các công
trình xây dựng đòi hỏi có độ chính xác cao.
+ Ứng dụng rộng rãi trong phát triển kinh tế và khai thác lãnh thổ.
+ Dùng trong quy hoạch chi tiết và thiết kế chính xác các công trình xây dựng như
thành phố, cầu đường, đập nước, nhà máy, hầm mỏ, ; dùng để thăm dò và khai thác
khoáng sản, điều tra và khảo sát đường giao thông, thiết kế đồng ruộng, lập kế hoạch
trồng rừng, bảo vệ rừng và quản lí rừng.
+ Chọn vị trí để lập công sự chiến đấu.
+ Dùng để lập bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lí cho bản đồ chuyên đề.
Mỗi mục đích sử dụng bản đồ địa hình nêu trên lại đưa ra yêu cầu riêng về tỉ lệ, độ
chính xác và nội dung đối với bản đồ địa hình.
7
+ Để giải quyết các vấn đề cơ bản trong khai thác công nghiệp cần có các bản đồ
địa hình tỉ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000 và 1:10000 và khoảng cao đều giữa các đường
bình độ khu vực đồng bằng là 1 mét.
+ Trong nông nghiệp, yêu cầu tưới tiêu đòi hỏi bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000,
nhưng để quy hoạch nông nghiệp chỉ cần bản đồ địa hình 1:25.000.
2. Bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1: 200.000

+ Sử dụng trong dự tính và thiết kế sơ bộ các công trình xây dựng, các tuyến
đường giao thông, nghiên cứu địa chất thủy văn, thăm dò khoáng sản, đều tra và quản lí
rừng, chuẩn bị mục tiêu cho các binh chủng hợp đồng tác chiến.
+ Lập bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lý cho bản đồ chuyên đề.
3. Bản đồ địa hình tỉ lệ từ 1:500.000 đến 1:1.000.000
+ Loại bản đồ này có tỉ lệ tương đói nhỏ, chỉ đủ đảm bảo độ chính xác và độ chi
tiết, mức độ khái quát nội dung khác lớn, chỉ biểu thị các đối tượng lớn và trọng yếu,
nhưng lại biểu thị được không gian rộng lớn nên rất tiện lợi cho việc nghiên cứu quy
luật tự nhiên, hình dung tổng thể về khu vực nghiên cứu.
+ Nghiên cứu điều kiện địa lí TN và KTXH của khu vực.
+ Lập bản đồ chiến lược chiến thuật cho các ban tham mưu cấp cao.
+ Lập bản đồ khái quát tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lý cho bản đồ chuyên đề
8
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH DÙNG TRONG THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
2.1.1. Yêu cầu đối với phép chiếu bản đồ địa hình
- Cơ sở toán học của bản đồ là những yếu tố nhằm đảm bảo độ chính xác của bản
đồ và cho phép ghép nhiều mảnh bản đồ lại với nhau và vẫn giữ được tính nhất quán
cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng bản đồ.
- Phép chiếu hình bản đồ là một trong những yếu tố quan trọng của cơ sở toán
học bản đồ địa hình.
+ Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên mặt phẳng bản
đồ để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng bản đồ.
+ Mỗi phép chiếu cho ta một cách biểu hiện các đường kinh, vĩ tuyến của mặt
Elipxôit lên mặt phẳng khác nhau, hình dạng khu vực biểu thị khác nhau và độ biến
dạng khác nhau.
+ Việc lựa chọn lưới chiếu cho bản đồ cần thành lập phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố như: vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lãnh thổ cần thành lập bản đồ; mục

đích; nhiệm vụ; tỉ lệ và nội dung của bản đồ; yêu cầu về độ chính xác của bản đồ;
phương pháp sử dụng bản đồ (treo tường hay để bàn); điều kiện sử dụng bản đồ; đặc
điểm biến dạng và độ biến dạng (nhỏ nhất và lớn nhất trong giới hạn cho phép) của lưới
chiếu trên lãnh thổ thành lập, đặc điểm phân bố của sai số biến dạng; mức độ truyền đạt
hình dạng lãnh thổ.
- Nhìn chung, các loại bản đồ đều yêu cầu về phép chiếu có độ biến dạng nhỏ và
phân bố đều để nâng cao độ chính xác bản đồ, hình dạng kinh vĩ tuyến đơn giản để dễ
xác định tọa độ của các đểm trên bản đồ, phù hợp với phép chiếu của bản đồ tài liệu để
thuận lợi cho việc chuyển vẽ các yếu tố nội dung.
- Ngoài ra, bản đồ địa hình còn thêm các yêu cầu về phép chiếu như không có
biến dạng về góc, dễ chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ, dễ tính toán, số múi trong
phép chiếu càng ít càng tốt, các múi có tính chất giống nhau để giảm bớt công tính toán.
Bản đồ địa hình có độ chính xác cao nhất trong các loại bản đồ, do vậy chúng
được thành lập trong các phép chiếu đảm bảo độ chính xác hình ảnh cao nhất cho một
lãnh thổ rộng lớn.
9
2.1.2. Đặc điểm các phép chiếu hình dùng trong thành lập bản đồ địa hình
Việt Nam
Căn cứ vào vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của lãnh thổ và yêu cầu về độ chính
xác của bản đồ địa hình thì bản đồ địa hình Việt Nam dùng các phép chiếu Gaus -
Kriuger, UTM, phép chiếu quốc tế, phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến
chuẩn (ϕ =11
0
và (ϕ =11
0
).
- Trước năm 2000, Cục Đo đạc và Bản đồ (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)
đã sử dụng phép chiếu Gaus - Kriuger, với múi 6
0
theo cách chia múi của quốc tế.

+ Quân đội Mỹ ở miền Nam (1954 -1975) đã sử dụng phép chiếu UTM để thành
lập bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:500.000 cho khu cực nước ta, với múi
chiếu 6
0
.
+ Đối với bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1.000.000 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dùng
phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn (ϕ =11
0
và (ϕ =11
0
) để thành lập.
- Từ năm 2000 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng phép chiếu UTM
với múi chiếu 3
0
cho tỉ lệ bản đồ 1:5.000 và lớn hơn với kinh tuyến trung ương 102
0
,
105
0
, 108
0
, 111
0
, 114
0
và 117
0
.
+ Sử dụng phép chiếu UTM với múi chiếu 6
0

theo các chia múi Quốc tế cho các
bản đồ địa hình tỉ lệ từ 1:10.000 đến 1:500.000.
+ Sử dụng phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn (ϕ =11
0
và ϕ
=21
0
) để thể hiện bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 và các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn.
1. Đặc điểm của phép chiếu hình trụ ngang Gauss:
Theo phép chiếu, chia trái đất thành 60 múi (mỗi múi 6
0
). Đánh số thứ tự từ 1-
60, bắt đầu từ knh tuyến gốc sang phía Đông, đến Tây bán cầu rồi trở về kinh tuyến
gốc.
10
Múi 1: 0
0
– 6
0
đông
Múi 2: 6
0
đông – 12
0
đông

Múi 30: 174
0
đông – 180
0

đông
Múi 31: 180
0
tây – 174
0
tây
Múi 60: 6
0
tây - 0
0
- Cho elip trái đất nội tiếp bên trong hình trụ ngang. Chiếu lần lượt từng múi lên
hình trụ ngang (bằng cách cho kinh tuyến giữa của múi chiếu tiếp xúc với hình trụ)
- Cắt hình trụ ngang theo phương dọc để được mặt phẳng chiếu.
- Đặc điểm của phép chiếu:
+ Phép chiếu hình trụ ngang, đồng góc.
11



36
;6
);1(6
−=
=
−=
n
n
n
G
D

T
λ
λ
λ
KT
Tây
Xích đạo
+ Trên mỗi múi chiếu, kinh tuyến trục và xích đạo là các đường thẳng và vuông
góc nhau.
+ Đoạn thẳng nằm trên kinh tuyến trục không bị biến dạng về khoảng cách, càng
xa kinh tuyến trục thì độ biến dạng khoảng cách càng lớn, k = 1,0014
+ Một đoạn thẳng bất kỳ khi chiếu lên mặt phẳng chiếu có số hiệu chỉnh độ dài
do biến dạng khoảng cách của phép chiếu là:
Trong đó: y là tọa độ trung bình theo phương y của 2 điểm đầu và cuối,
R=6371km
2. Phép chiếu UTM (Unversal Transverse Mecator)
Phép chiếu hình UTM cùng là phép chiếu hình giữa góc. Về cơ sở giống với phép
chiếu Gauss nhưng phép chiếu hình UTM khác chiếu hình Gauss ở những điểm sau:
- Việc chia múi chiếu cũng tương tự như phương pháp chiếu Gauss nhưng số thứ
tự được ghi từ 1 đến 60 tính từ kinh tuyến 180
0
W về phía Đông.
Múi 1: 180
0
tây – 174
0
tây
Múi 2: 174
0
tây – 168

0
tây

Múi 30: 6
0
tây – 0
0
Múi 31: 0
0
– 6
0
đông
Múi 60: 174
0
đông – 180
0
tây
Cho Elipsoid Trái đất cắt qua hình trụ ngang tại 2 cát tuyến, 2 cát tuyến cách kinh
tuyến trục 180km.
- Đặc điểm của phép chiếu:
+ Phép chiếu hình trụ ngang, đồng góc
12
S
R
S
y
.
2
2
2

=∆
+ Trên mỗi múi chiếu, kinh tuyến trục và xích đạo là các đường thẳng và vuông
góc nhau
+ Tại kinh tuyến trục: hệ số biến dạng khoảng cách bằng 0,9996. Tại 2 cát tuyến:
hệ số biến dạng khoảng cách bằng 1
+ Phép chiếu UTM có độ biến dạng khoảng cách phân bố đều hơn so với phép
chiếu Gauss.
- Hệ toạ độ vuông góc của múi chiếu chỉ áp dụng cho khu vực từ 80
0
vĩ Nam đến
84 độ vĩ Bắc.
- Phép chiếu Gauss dùng kích thước E của Kraxoxki.Phép chiếu UTM dùng kích
thước Elipsoid của Everơ Everet.
3. Đặc điểm phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn ((ϕ =11
0

ϕ =21
0
)
- Đặc điểm của phép chiếu:
+ Vĩ tuyến là những cung tròn và đồng tâm. Kinh tuyến là những đường thẳng
đồng quy tại tâm của các vĩ tuyến.
+ Bản đồ vẽ theo phép chiếu này thuận lợi cho việc phân mảnh và chọn kinh
tuyến giữa tùy ý, trình bày ngay ngắn trên một tập bản đồ.
+ Bản đồ địa hình Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 được thiết kế theo phép chiếu này
kể từ năm 1967, khung bản đồ có hình chữ nhật. Từ đó đến nay, phép chiếu này vẫn
được sử dụng đối với các loại bản đồ Việt Nam tỷ lệ nhỏ.
+ Dọc hai vĩ tuyến chuẩn không có sai số
+ Thuận lợi để xây dựng bản đồ Việt Nam, có thể mở rộng ra Trường Sa, Hoàng
Sa mà không ảnh hưởng đến sai số chiếu hình.

ϕ Vµ %
Vp %
ω
8
0
+ 0,60 + 1,19 0
16
0
- 0,37 - 0,74 0
24
0
+ 0,61 + 1,23 0
2.2. HỆ QUY CHIẾU VÀ HỆ TỌA ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM
2.2.1. Những đặc trưng cơ bản của các hệ quy chiếu và hệ tọa độ Việt Nam
Cơ sở toán học của bản đồ địa hình Việt Nam dựa trên cơ sở hệ tọa độ thống
nhất. Trước năm 2000, Việt Nam đã sử dụng hệ tọa độ thống nhất là “ Hệ tọa độ nhà
nước Hà Nội - 72”; từ năm 2000 (theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày
12/07/2000 của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc
13
VN - 2000) cho đến nay, Việt Nam bắt đầu sử dụng hệ tọa độ thống nhất là “ Hệ quy
chiếu và Hệ tọa độ quốc VN -2000”. Đặc điểm của 2 hệ tọa độ như sau:
1. Hệ tọa độ Nhà nước Hà Nội 72
Ngày 05/9/1972, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 245/QĐ-TTg về
việc thống nhất hệ toạ độ và độ cao gọi tắt là hệ toạ độ HN 72
* Hệ quy chiếu HN - 72 gồm 2 hệ tách rời nhau:
- Hệ quy chiếu độ cao: Là mặt Quasigeoid Việt Nam (mặt nước biển TB) đi qua
1 điểm được định nghĩa là gốc độ cao có cao độ: 0.0 (điểm đặt tại đảo Hòn Dấu - Hải
Phòng ).
- Hệ quy chiếu tọa độ có:
+ Ellipxoid quy chiếu là Ellipxoid Krasovski (bán trục lớn: 6378.245; độ

dẹt:1/298.3).
+ Điểm gốc định vị Ellipxoid quy chiếu: Tại Hà Nội (định vị theo giá trị quy ước
tọa độ được truyền từ Trung Quốc sang)
+ Phép chiếu: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc Gauss-Kruger.
+ Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ dựa trên cơ sở chia mảnh bản đồ
Quốc tế tỉ lệ 1:1.000.000
2. Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc VN -2000
Ngày 12/7/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 83/2000/QĐ-TTg
về việc sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia gọi tắt là Hệ toạ độ VN-2000
- Ellipxoid quy chiếu: WGS 84 toàn cầu có kích thước như sau:
Bán trục lớn: a = 6.378,137 km
Độ dẹt: f = 1/298,257223563
- Định vị Ellipxoid : Ellipxoid WGS 84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt
Nam.
- Điểm gốc tọa độ phẳng quốc gia: Điểm N
00
đặt trong khuôn viên Viện Nghiên
cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội;
- Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM
quốc tế;
- Hệ quy chiếu độ cao: Gốc độ cao có cao độ: 0.0 (Điểm đặt tại đảo Hòn Dấu -
Hải Phòng).
- Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ dựa trên cơ sở chia mảnh bản đồ
Quốc tế UTM khu vực châu Á.
14
Danh pháp bản đồ đặt theo hệ thống hiện đang sử dụng ( dựa trên cơ sở chia
mảnh và đánh số mảnh bản đồ Quốc tế tỉ lệ 1:1.000.000).
Đối với bản đồ tỉ lệ 1:50.000 và các tỉ lệ nhỏ hơn, danh pháp bản đồ đặt theo hệ
thống hiện đang sử dụng kèm với danh pháp theo hệ thống UTM (đặt trong ngoặc đơn).
3. Các quy định về sử dụng lưới chiếu và múi chiếu cho bản đồ địa hình Việt

Nam trong Hệ tọa độ quốc VN -2000
- Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 11
0
và 21
0
để thể
hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia ở tỷ lệ
1:1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6
0
có hệ số điều chỉnh
tỷ lệ biến dạng chiều dài k
0
= 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ
nền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000.
- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3
0
có hệ số điều chỉnh
tỷ lệ biến dạng chiều dài k
0
= 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ
nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.
- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều
chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k
0
= 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở
và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương tại tiết c, điểm 1, mục II của Phụ lục kèm theo Thông tư
này, thay thế cho quy định tại khoản 1.4 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành

năm 1999.
- Khi thành lập bản đồ chuyên đề, có thể sử dụng các lưới chiếu nói trên hoặc các
loại lưới chiếu khác phù hợp với mục đích thể hiện bản đồ.
2.3. CÁC HỆ TỌA ĐỘ TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
2.3.1. Hệ toạ độ vuông góc và lưới ô vuông km của bản đồ địa hình Gauss
Trong phép chiếu Gauss, ở hình chiếu của mỗi múi, xích đạo và kinh tuyến giữa là
hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo nên hệ trục tọa độ vuông góc phẳng của múi
đó, gọi là hệ tọa độ vuông góc phẳng Gauss.
15
+ Trục X là đường biểu diễn kinh tuyến trục, Trục Y là đường biểu diễn xích đạo.
Giao của hai đường này là gốc toạ độ O. Như vậy, từ xích đạo lên phía Bắc toạ độ X
mang dấu dương (+), xuống phía Nam mang dấu âm (-). Từ kinh tuyến trục sang phía
Đông toạ độ Y mang dấu dương (+) và sang Tây mang dấu âm (-)
Đối với khu vực ở Bắc bán cầu, giá trị toạ độ X luôn luôn dương còn giá trị toạ độ
Y có thể dương hay âm. Để thuận tiện cho tính toán và tránh toạ độ âm, trục X được dời
sang phía Tây 500km.
Căn cứ vào hai trục tọa độ này,
kẻ một hệ thống những đường thẳng nằm
ngang và thẳng đứng song song với các trục
và cách đều nhau, khoảng cách thường là
chẵn km gọi là lưới ô vuông hay lưới km của
bản đồ.
Do cách ghi số ô vuông của các múi giống nhau nên nhiều điểm trên mặt đất có
cùng giá trị X và Y.
Để toạ độ điểm trên mặt đất đơn trị, người ta ghi số thứ tự múi chiếu trước toạ
độ Y.
Ví dụ: Điểm A có tọa độ X
A
= 2238,45 km , Y
A

= 18.298,8km. Có nghĩa là: điểm
A nằm ở phía Bắc bán cầu, cách xích đạo 2238,45 km và nằm vào múi thứ 18, cách gốc
tọa độ đã dịch chuyển là 298,8 km, hay cách kinh tuyến giữa của múi đó về phía Tây là
500 - 298,8 = 201,13km.
Ví dụ: cho điểm M có tọa độ quy ước như sau M (X = 1220km; Y = 18.565km).
Hỏi điểm M nằm trong múi chiếu thứ mấy? Và vị trí của M trong múi chiếu này?
Dùng hệ tọa độ Gauss cho các bản đồ địa hình Việt Nam thì một nửa phía trái của
múi có hoành độ Y mang dấu âm. Để thuận lợi trong tính toán và sử dụng bản đồ địa
hình người ta chuyển trục 0X sang phía trái 500km. Hệ tọa độ này gọi là hệ tọa độ
thông dụng.Đối với Việt Nam nước ta nằm ở Bắc bán cầu nên X luôn luôn có giá trị
dương. Do đó, đối với giá trị X, không cần chú ý đến dấu.
16
X
500km
Xích đạo
Kinh tuyến giữa
Y
Chú ý, trong đo đạc lấy trục đứng là X, trục ngang là Y. Lý do đổi tên trục như
vậy vì thường lấy trục Bắc Nam làm gốc.
Trong đo đạc cao cấp, người ta đã tìm được quan hệ giữa tọa độ địa lý ( ϕ, λ ) và
tọa độ vuông góc Gauss ( X, Y ).
2.3.2. Hệ tọa độ vuông góc UTM
Mỗi múi chiếu có 1 hệ tọa độ
Quy ước :
+ Trước giá trị tọa độ Y phải ghi rõ số thứ tự của múi chiếu.
+ Dời trục X về bên trái 500km.
+ Dời trục Y về hướng Nam 10.000km (đối với các nước ở Nam bán cầu)
Hệ tọa độ VN-2000 của Việt Nam hiện nay dùng phép chiếu UTM
2.3.3. Hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam VN – 2000:
2.3.4. Lưới tọa độ:

Một phần quan trọng trong cơ sở toán học của bản đồ địa lý là lưới tọa độ. Nó cho
phép xác định tọa độ các điểm; đưa các điểm lên bản đồ theo tọa độ của chúng; đo
hướng đường thẳng và giải quyết nhiều vấn đề khác.
Trên bản đồ tỉ lệ nhỏ thường vẽ lưới tọa độ địa lý gồm kinh tuyến và vĩ tuyến
được kẻ cách nhau một khoảng xác định.
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 10 000 đến 1: 200 000 vẽ lưới hệ tọa độ vuông góc Gauss -
Kriuger. Nó gồm những đường thẳng song song với xích đạo và kinh tuyến giữa của
mỗi múi.
+ Trong tỉ lệ 1: 10 000, 1: 25 000 và 1: 50 000 các đường đó kẻ cách nhau 1 km;
+ Trong tỉ lệ 1: 100 000 cách nhau 2 km.
+Trong tỉ lệ 1: 200 000 cách nhau 10 km
Vì vậy, lưới tọa độ vuông góc thường được gọi là lưới ki lô mét, còn những đường
thẳng song song trục tọa độ là đường ki lô mét.
17
2.4. ĐIỂM KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA TRÊN BẢN ĐỒ ĐịA HÌNH
Vị trí tất cả các điểm trên mặt đất của một vùng lãnh thổ (thường là 1 quốc gia)
cần phải được xác định chính xác khi đo tính trên bản đồ. Điều này được giải quyết nhờ
cơ sở trắc địa, bao gồm các điểm khống chế lưới tọa độ.
Các điểm khống chế trắc địa Nhà nước, các điểm độ cao ( trừ các đểm tạm thời)
và các điểm không chế của các Bộ , ngành, địa phương đã được Bộ Tài nguyên và Môi
trường đánh giá và quyết định sử dụng đều phải được biểu thị đầy đủ, trừ trượng hợp
mốc đã bị mất hoặc đã bị phá hủy không còn dùng được.
Các điểm khống chế là những điểm hiện hữu trên thực địa do con người xây
dựng nên, các điểm khống chế phải đặt ở những nơi ổn định, có khả năng tồn tại lâu dài
Mục đích xây dựng lưới khống chế: các điểm khống chế là cơ sở để xác định tọa độ và
cao độ của các đối tượng xung quanh.
Điểm khống chế mặt bằng là những điểm xác định thống nhất trong hệ thống tọa
độ Nhà nước và có mốc đánh dấu trên mặt đất (mốc trắc địa). Tọa độ các điểm khống
chế được tính từ một điểm gốc tạo nên mạng lưới tọa độ Nhà nước. Điểm khống chế
mặt bằng dùng để xác định vị trí mặt bằng của các điểm trên mặt đất so với điểm gốc

tọa độ.
Các điểm khống chế trắc địa thường được thể hiện trên các bản đồ địa hình tỉ lệ
lớn và trung bình dưới dạng những kí hiệu hình học ( tam giác vuông).
Trong quá trình thành lập bản đồ, cơ sở trắc địa có tác dụng đảm bảo độ chính
xác về cạnh, hướng và góc của các địa vật trên mặt đất khi vẽ lên bản đồ, đồng thời nó
cũng là cơ sở đảm bảo sự thống nhất chung về tọa độ giữa các mảnh bản đồ địa hình.
2.5.TỶ LỆ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
- Tỷ lệ bản đồ: là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ với độ dài của
chính đoạn thẳng đó ngoài thực địa. Ký hiệu: hoặc 1/M hoặc 1:M
Ở mỗi nước có một hệ thống tỉ lệ quy định cho bản đồ địa hình, yêu cầu chung
về tỉ lệ của bản đồ địa hình Việt Nam là số chẵn và là bội số thu nhỏ của nhau để tạo
18
thành một hệ thống thống nhất bổ sung cho nhau. Tương ứng với tỉ lệ có yêu cầu thống
nhất về mức độ đầy đủ của nội dung và thống nhất đặc đểm trình bày.
Tỉ lệ bản đồ thường được biểu hiện ở 3 dạng: tỉ lệ bằng số, tỉ lệ bằng chữ, thước
tỉ lệ.
Tỉ lệ số được ghi trên tất cả các bản đồ. Tỉ lệ chữ thường dùng cho bản đồ địa
hình, ghi bên dưới tỉ lệ số. Tỉ lệ thước thường có trên bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, vì sử
dụng các loại bản đồ đó thường phải đo, tính chiều dài và tọa độ một cách chính xác,
trong khi đó, giấy in bản đồ thường bị co giản qua thời gian, nên các đoạn đo phải xác
định độ dài ngày theo tỉ lệ thước có sẵn trên bản đồ thì sẽ phù hợp hơn vì các đoạn đo
và thước sẽ có khả năng co giản như nhau.
2.6. CHIA MẢNH, ĐÁNH SỐ VÀ ĐẶT DANH PHÁP CHO BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
2.6.1. Theo hệ thống Gauss
Để việc đo vẽ, sử dụng và quản lý bản đồ được thuận tiện, ta phải chia mảnh bản
đồ, mỗi mảnh đều có một kích thước và tên gọi nhất định. Phương pháp đó được tiến
hành như sau:
Theo quy ước quốc tế:
+ Theo kinh tuyến chia mặt đất thành 60 cột (dãi), đánh số từ 1 đến 60. Cột 1 tính
từ độ kinh 180

0
tới độ kinh Tây 174
0
, cột 2 từ độ kinh Tây 174
0
đến độ kinh Tây 168
0

Cứ tiếp tục như vậy tới cột thứ 60, từ độ kinh Đông 174
0
tới độ kinh 180
0
. Như vậy, số
thứ tự của cột chênh lệch với số thứ tự của múi là 30.
+ Theo vĩ tuyến, chia cột thành hàng (đai) mỗi hàng cách nhau 4
0
. Bắt đầu từ xích
đạo về hai cực, các hàng được ký hiệu là A, B, C. Theo vần chữ cái La Tinh
Mỗi ô giao nhau giữa hàng và cột trên sẽ biểu diễn thành 1 tờ bản đồ hình thang
có tỷ lệ 1:1.000 000 (gọi là mảnh bản đồ một triệu). Như vậy, khung của mảnh bản đồ
1: 1000 000 có chiều ngang là 6
0
và chiều dọc là 4
0.
Số hiệu của mỗi mảnh được gọi tên của hàng ngang và cột dọc. Ví dụ: mảnh bản
đồ tỉ lệ 1: 1000 000 có thành phố Hà Nội mang số hiệu F - 48.
- Tờ 1:1.000.000 là cơ sở để phân mảnh và ghi số hiẹu cho các tờ bản đồ tỷ lệ lớn
hơn theo nguyên tắc:
+ Giới hạn của các tờ bản đồ là các kinh tuyến và vĩ tuyến
+ Mỗi tờ bản đồ 1:1.000.000 phải chía ra số nguyên lần các tờ bản đồ có tỷ lệ lớn

hơn.
+ Cách đánh số mảnh theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và
dùng các chữ La mã, Arập, La tinh để đánh.
19
+ Số hiệu của các tờ bản đồ tỷ lệ lớn hơn phải bao gồm có cả số hiệu của tờ tỷ lệ
1:1000000.
* Bản đồ tỉ lệ 1: 500 000, 1: 200 000, 1: 100 000 dựa vào mảnh bản đồ tỉ lệ
1:000000 để chia mảnh và đánh số. Số mảnh chia, kích thước, số hiệu, xem bảng 2- 6
và hình 2 - 15.
Diện tích một mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100 000 chia thành 4 mảnh, mỗi mảnh vẽ theo
tỉ lệ 1: 50 000.
- Một mảnh tỉ lệ 1: 50 000 chia thành 4 mảnh tỉ lệ 1:25 000.
- Một mảnh tỉ lệ 1:25 000 chia thành 4 mảnh tỉ lệ 1: 10 000.
- Đối với vùng có diện tích lớn hơn 20km
2
, việc phân mảnh và ghi số hiệu bản đồ
tỷ lệ lớn cũng xuất phát từ tờ bản đồ 1:100000.
Lấy mảnh 1:100000 chia 16 hàng và 24 cột được 384 mảnh tỷ lệ 1:5000. Số hiệu
được ghi từ số hiệu 1:100000 kèm theo mảnh BD 1:5000 (các số: 1, 2, ) trong ngoặc
đơn.
Một mảnh 1:5000 chia thành (2 hàng 3 cột ) = 6 mảnh tỉ lệ 1:2000. Số hiệu được
ghi tiếp các chữ: a, b, d,c trong ngoặc đơn.
2.6.2. Theo hệ thống UTM
Chia mảnh, đánh số BĐĐH tỷ lệ 1:1.000.000, 1:500.000, 1:250.000
- Bản đồ UTM tỷ lệ 1:1.000.000 cũng có kích thước và cách chia mảnh như bản đồ
Gaus cùng tỷ lệ. Trong đó cách đánh số có một số điểm khác sau đây:
+ Đi 4 độ chỉ đánh số từ A đến U (giới hạn 84 độ Nam, 80 độ Bắc)
+ Mảnh BĐ thuộc BBC thì thêm chữ N vào trước ký kiệu hàng, NBC thì thâm chữ
S. Ví dụ mảnh BĐ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:1.000.000 có số hiệu NF-48.
- Một mảnh bản đồ 1:1.000.000 chia 4 mảnh bản đồ UTM 1:500.000. Ký hiệu A,

B, C, D, ghi theo chiều kim đồng hồ. Như vậy mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ
1:500.000 có số hiệu NF-48-C.
- Một mảnh bản đồ 1:1.000.000 chia 16 mảnh bản đồ UTM 1:500.000. Ký hiệu từ
1đến 16 ghi theo từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ
1:250.000 có số hiệu NF-48-11.
Chia mảnh, đánh số BĐĐH tỷ lệ 1:100.000, 1:50.000, 1:25.000
- Bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1:100.000 có kích thước 30’x30’, được đánh số riêng
không liên quan đến bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Số hiệu bản đồ UTM 1:100.000 gồm 2
20
phần gộp lại là ký hiệu cột và ký hiệu hàng. Ký hiệu gồm 2 chữ số, dựa vào kinh vĩ độ
của mảnh bản đồ mà tính theo công thức sau đây:
Ký hiệu cột = 2 (L - L
0
) -1
Ký hiệu hàng = 2 (B + B
0
),
Trong đó:
L: kinh độ của đường biên khung phía Đông của mảnh bản đồ 1:100.000
B: vĩ độ của đường biên khung phía Bắc của mảnh bản đồ 1:100.000
L
0
, B
0
là toạ độ địa lý của điểm gốc Cơ quan bản đồ quân đội Mỹ chọn điểm gốc
này với L
0
= 75
0
, L

0
= 4
0
Ví du: Tìm số hiệu mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:100.000. Dựa vào kinh độ vĩ
độ của mảnh bản đồ Hà Nội ta biết L = 106, tính ra
Ký hiệu cột = 2 (L - L
0
) -1
= 2 (106-75) = 61
Ký hiệu hàng = 2 (B + B
0
)
= 2,(21,5,+ 4) = 51
Như vậy số hiệu mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:100.000 có số hiệu 6151.
- Một mảnh bản đồ 1:100.000 chia thành 4 mảnh 1:50.000 với kích thước 15’ x
15’ và ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II, III, IV, bắt đầu từ góc phần tư Đông bắc theo
chiều kim đồng hồ. Gộp ký hiệu mảnh 1:50.000 vào mảnh 1:100.000 ta có số hiệu
mảnh 1:50.000. ví dụ số hiệu của mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:50.000 là 6151-II
- Một mảnh bản đồ 1:50.000 chia thành 4 mảnh 1:25.000 với kích thước 7,5’ x
7,5’’ và ký hiệu NE (Đông Bắc), SE (Đông Nam), SW (Tây Nam), NW (Tây Bắc) bắt
đầu từ góc phần tư Đông bắc theo chiều kim đồng hồ. Gộp ký hiệu mảnh 1:25.000 vào
mảnh 1:50.000 ta có số hiệu mảnh 1:25.000. Ví dụ số hiệu của mảnh bản đồ UTM Hà
Nội tỷ lệ 1:25.000 là 6151-II-SW.
2.6.3. Hệ thống múi chiếu, phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ theo VN-
2000
1. Múi chiếu:
a. Múi 6
0
theo chia múi quốc tế được sử dụng cho các bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1:
500.000 đến 1: 25.000, tức là giữ nguyên cách chia múi 6

0
như hiện đang sử dụng cho
bản đồ địa hình Việt Nam theo lưới chiếu Gau-xơ. Việt Nam có 3 múi 6
0
như trong
bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
21
Số thứ tự
Kinh tuyến biên
trái
Kinh tuyến trục
Kinh tuyến biên
phải
Múi 48 102
0
105
0
108
0
Múi 49 108
0
111
0
114
0
Múi 50 114
0
117
0

120
0
b. Múi 3
0
được sử dụng cho các loại bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1: 10.000 đến 1: 2.000.
Việt Nam có 6 múi 3
0
như trong bảng 3 dưới đây:
Bảng 3
Số thứ tự
Kinh tuyến biên
trái
Kinh tuyến trục
Kinh tuyến biên
phải
Múi 481 100
0
30’ 102
0
103
0
30’
Múi 482 103
0
30’ 105
0
106
0
30’
Múi 491 106

0
30’ 108
0
109
0
30’
Múi 492 109
0
30’ 111
0
112
0
30’
Múi 501 112
0
30’ 114
0
115
0
30’
Múi 502 115
0
30’ 117
0
118
0
30’
c.Hệ thống bản đồ địa chính sử dụng múi chiếu có kinh tuyến trục phù hợp với vị
trí địa lý của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như trong bảng 4 dưới đây:
Bảng 4

STT Tỉnh, TP.
Kinh tuyến
trục
STT Tỉnh, TP.
Kinh tuyến
trục
1
2
3
4
5
6
7
Lai Châu
Sơn La
Kiên Giang
Cà Mau
Lào Cai
Yên Bái
Nghệ An
103
0
00’
104
0
00’
104
0
30’
104

0
30’
104
0
45’
104
0
45’
104
0
45’
8
9
10
11
12
13
14
Phú Thọ
An Giang
Thanh Hoá
Vĩnh Phúc
Hà Tây
Đồng Tháp
Cần Thơ
104
0
45’
104
0

45’
105
0
00’
105
0
00’
105
0
00’
105
0
00’
105
0
00’
STT Tỉnh, TP.
Kinh tuyến
trục
STT Tỉnh, TP.
Kinh tuyến
trục
15
16
17
Bạc Liêu
Hà Nội
Ninh Bình
105
0

00’
105
0
00’
105
0
00’
39
40
41
Quảng Bình
Quảng Trị
Bình Phước
106
0
00’
106
0
15’
106
0
15’
22
18
19
20
21
22
23
24

25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Hà Nam
Hà Giang
Hải Dương
Hà Tĩnh
Bắc Ninh
Hưng Yên
Thái Bình
Nam Định
Tây Ninh
Vĩnh Long
Sóc Trăng
Trà Vinh
Cao Bằng
Long An
Tiền Giang
Bến Tre

Hải Phòng
TP. HCM
Bình Dương
Tuyên Quang
Hoà Bình
105
0
00’
105
0
30’
105
0
30’
105
0
30’
105
0
30’
105
0
30’
105
0
30’
105
0
30’
105

0
30’
105
0
30’
105
0
30’
105
0
30’
105
0
45’
105
0
45’
105
0
45’
105
0
45’
105
0
45’
105
0
45’
105

0
45’
106
0
00’
106
0
00’
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
Bắc Kạn
Thái Nguyên

Bắc Giang
TT-Huế
Lạng Sơn
Kon Tum
Quảng Ninh
Đồng Nai
BR_Vũng Tầu
Quảng Nam
Lâm Đồng
Đà Nẵng
Quảng Ngãi
Ninh Thuận
Khánh Hoà
Bình Định
Đắc Lắc
Phú Yên
Gia Lai
Bình Thuận
106
0
30’
106
0
30’
107
0
00’
107
0
00’

107
0
15’
107
0
30’
107
0
45’
107
0
45’
107
0
45’
107
0
45’
107
0
45’
107
0
45’
108
0
00’
108
0
15’

108
0
15’
108
0
15’
108
0
30’
108
0
30’
108
0
30’
108
0
30’
d.Hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phục vụ mục đích đo đạc công trình hoặc
các mục đích chuyên dụng khác có thể sử dụng múi chiếu hẹp hơn, có kinh tuyến trục
phù hợp với khu vực.
2.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ
A. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình cơ bản
a. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000
Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 kích thước 4
0
x6
0
là giao nhau của múi 6
0

chia theo
đường kinh tuyến và đai 4
0
chia theo đường vĩ tuyến. Ký hiệu múi được đánh số bằng
số ả Rập 1, 2, 3, . . . bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 180
0
Đ và 174
0
T, ký hiệu
múi tăng từ Đông sang Tây. Ký hiệu đai được đánh bằng các chữ cái La Tinh A, B, C
( bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ
tuyến 0
0
và 4
0
B, ký hiệu đai tăng từ xích đạo về cực.
23
Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữ
cái N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam bán cầu.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy (NX-
yy), trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là phiên hiệu
mảnh theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 có phiên hiệu là F-48 (NF-48).
b. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi
mảnh có kích thước 2
0
X3
0
, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự

từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều kim
đồng hồ bắt đầu từ góc Tây - Bắc.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:500.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên
hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có phiên hiệu F-48-D (NF-48-C).
c.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi
mảnh có kích thước 1
0
X1
0
30’ ký hiệu bằng các số ả Rập 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh cũng có kích thước 1
0
X1
0
30’ ký hiệu bằng các số ả rập từ
1 tới 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:250.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, phần trong ngoặc là phiên
hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-1 (NF-48-11).
d.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000
24

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000,
mỗi mảnh có kích thước 30’X30’, ký hiệu bằng số ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lập
so với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm
4 số, 2 số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có độ rộng 30’ theo kinh tuyến
xuất phát từ kinh tuyến 75
o
Đ tăng dần về phía Đông (múi nằm giữa độ kinh 102
o
Đ và
102
o
30’Đ là cột 54), 2 số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự của các đai có độ rộng 30’
theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 4
o
Nam bán cầu (vĩ tuyến -4
o
) tăng dần về phía cực
(đai nằm giữa độ vĩ 8
o
và 8
o
30’ là 25).
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:100.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên
hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-68 (6151).
đ.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000,
mỗi mảnh có kích thước 15’X15’, ký hiệu bằng A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, việc chia mảnh thực hiện tương tự, phiên hiệu mảnh
bằng chữ số La mã I, II, III, IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đông - Bắc theo chiều
kim đồng hồ.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu
mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế (phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theo
kiểu UTM quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên nhưng không có gạch ngang).
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-68-D (6151II).
e.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000, mỗi
mảnh có kích thước 7’30”X7’30”, ký hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới.
25

×