Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.56 KB, 111 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





DƢƠNG THỊ HÕA NGHĨA




TÍNH DỰ BÁO TRONG PHẦN MỞ ĐẦU
CỦA CA DAO NGƢỜI VIỆT






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC








THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




DƢƠNG THỊ HÕA NGHĨA



TÍNH DỰ BÁO TRONG PHẦN MỞ ĐẦU
CỦA CA DAO NGƢỜI VIỆT

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trƣờng





THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Xác nhận của người hướng dẫn Luận văn với đề tài: “ Tính dự báo
trong phần mở đầu của ca dao người Việt” của học viên Dương Thị Hòa
Nghĩa đã được học viên sửa chữa theo góp ý của Hội đồng chấm Luận văn
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, họp ngày 09/06/2012.
Luận văn có thể được đóng bìa cứng và nộp theo quy định của Cơ sở
đào tạo.
Hà Nội, ngày 16/06/2012



TS. Lê Văn Trƣờng

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả
lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu khảo sát, kết luận trong đề tài là trung thực và chưa từng công bố
ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả



Dương Thị Hòa Nghĩa





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC



Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
8
1.1.
Khái quát về ca dao và phần mở đầu trong ca dao
8
1.1.1.
Khái quát về ca dao
8
1.1.2.
Khái quát về phần mở đầu trong ca dao
10
1.2.
Khái niệm về từ, ngữ, câu

11
1.2.1.
Khái niệm về từ
11
1.2.2.
Khái niệm về ngữ
11
1.2.3.
Khái niệm về câu
12
1.3.
Khái niệm về trường nghĩa
12
1.4.
Khái niệm về tu từ
12
1.5.
Khái niệm về hàm ý ngôn ngữ (hàm ngôn) và ẩn nghĩa
13
1.6.
Khái niệm về hoán dụ, ẩn dụ, biểu trưng và biểu tượng
13
1.6.1.
Khái niệm về hoán dụ
13
1.6.2.
Khái niệm về ẩn dụ
14
1.6.3.
Khái niệm về biểu trưng và biểu tượng

15
1.7.
Khái niệm về dự báo
21
1.8.
Khái niệm văn hoá và một số đặc trưng văn hoá – dân tộc của
ngôn ngữ và tư duy người Việt
22
1.8.1.
Khái niệm văn hoá
22
1.8.2.
Đặc trưng văn hoá và cội nguồn văn hoá
23

Tiểu kết chương 1

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA PHẦN MỞ ĐẦU MANG
TÍNH DỰ BÁO
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1.
Phân loại hình thức về mặt ngữ pháp
33
2.1.1.
Phần mở đầu là từ
33
2.1.2.
Phần mở đầu là câu

41
2.2.
Phân loại hình thức về mặt phạm trù
42
2.2.1.
Phần mở đầu chỉ người
42
2.2.2.
Phần mở đầu chỉ vật
48
2.2.3.
Phần mở đầu là hiện tượng tự nhiên
52
2.3.
Phân loại câu theo mục đích phát ngôn
55
2.3.1.
Phần mở đầu là câu trần thuật
55
2.3.2.
Phần mở đầu là câu hỏi
56
2.3.3.
Phần mở đầu là câu cầu khiến
57
2.3.4.
Phần mở đầu là câu cảm
60

Tiểu kết chương 2

63
Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ PHẢN ÁNH QUA PHẦN
MỞ ĐẦU VÀ NHỮNG CÁCH THỨC TẠO NÊN TÍNH DỰ
BÁO TRONG PHẦN MỞ ĐẦU
64
3.1.
Đặc trưng văn hoá người Việt phản ánh qua đoạn mở đầu
64
3.1.1.
Đoạn mở đầu phản ánh lịch sử
64
3.1.2.
Đoạn mở đầu phản ánh văn hoá qua lối nói vòng
72
3.2.
Những cách thức tạo nên tính dự báo trong phần mở đầu
79
3.2.1.
Tính dự báo qua ẩn dụ và hoán dụ
79
3.2.2.
Tính dự báo qua biểu trưng
88
3.2.3.
Tính dự báo qua kỹ xảo sử dụng ngôn từ
95

Tiểu kết chương 3
100
KẾT LUẬN

101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại văn học dân gian do nhân dân lao động sáng
tạo, chiếm tỷ lệ lớn trong kho tàng văn học dân gian nước ta. Ca dao là
tiếng nói tâm tình của người lao động, biểu hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá
của con người trước những đối tượng, hiện tượng khác nhau của xã hội và
thiên nhiên. Do đó, từ lâu, ca dao đã nhận được sự quan tâm của nhiều
ngành khoa học xã hội khác nhau như Văn học, Văn hóa học, Ngôn ngữ
học, Lịch sử Riêng ở lĩnh vực Ngôn ngữ học ca dao đã sớm được nghiên
cứu theo nhiều bình diện khác nhau như bình diện hình thức, bình diện nội
dung, bình diện thi pháp, bình diện ẩn dụ v.v
Cũng đã có một công trình nghiên cứu riêng biệt phần mở đầu của ca
dao, đó là luận văn thạc sĩ của Võ Hữu Vân, có tên "Đặc điểm ngôn ngữ
của phần mở đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam". Trong một chương chính
của công trình này, Chương 3: Nội dung và quan hệ của phần mở đầu
trong ca dao trữ tình, trong phần III. Các loại quan hệ ngữ nghĩa của phần
mở đầu với toàn bài ca dao, tác giả đã dẫn một ví dụ kèm với sự phân tích.
Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn như sau:
( ) Trong mối quan hệ này, phần mở làm nhiệm vụ miêu
tả, giới thiệu, định hướng cho việc phát triển ở phần nội dung lời ca.

Ví dụ:
Mùa xuân em đi chợ Hạ
Mua cá thu về chợ hãy còn đông
Ai nói với anh rằng em đã có chồng
Bực mình em đổ cá xuống sông, em về.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Lời ca dao được phát triển theo một hướng, phần mở đầu
tạo chuyện để gợi hướng. Chủ đề cũng như giá trị bài thơ là ở
phần nội dung lời ca. Hai câu mở đầu tuy có hơi gò ép, mòn sáo,
ngược lại hai câu cuối hết sức hồn nhiên, chân chất và sống động.
Bài ca dao rất ngắn nhưng phản ánh được một câu chuyện dài
dòng, rắc rối, rất thực và rất quan trọng của người con gái.
Phần mở đầu lời ca là phần gợi hướng, có tính chất giới
thiệu, tạo chuyện: Mùa xuân mùa ong đi tìm hoa lấy mật. Trai gái
đi tìm nhau để tính chuyện trăm năm. Có lẽ cô gái ở đây cũng có
khách quý đến chơi nhà nên cô đã đi chợ tìm loại cá ngon nhất
(cá thu) và cô vội vàng về ngay khi chợ còn đông người.
Đến hai câu tiếp theo: cô gái chưa kịp mang cá về đến
nhà thì khách quý đã bỏ đi vì nghe tin cô gái đã có chồng. Ở phần
nội dung lời ca, câu chuyện diễn ra khẩn trương dồn dập và giàu
kịch tính hơn. Trên đường đi chợ về, cô gái bắt gặp chàng trai và
nghe cái tin thất thiệt như sét đánh ngang tai ấy. Không rõ chàng
trai có ý định đi tìm cô gái để hỏi cho ra nhẽ về cái tin sét đánh ấy
hay không nhưng qua lời truy vấn, hỏi vặn lại của cô gái, ta biết
rõ anh ta đã chủ động hỏi cô chứ không phải bỏ đi một cách im
lặng.
"Ai nói với anh, rằng em đã có chồng".

Cách khỏi khá thẳng thắn, dữ dội, cách hỏi này chắc cô gái rất phẫn
nộ nhưng cũng đầy niềm tự tin vào lòng thành thực. Hành động đổ
cá xuống sông và bỏ về của cô gái càng phản ánh rõ hơn cái điều đó.
Cô gái ở đây rất hồn nhiên, bộc trực và qua cách truy vấn của cô
gái, chúng ta cũng gián tiếp nhận thấy ở chàng trai cũng có những
nét tính cách tương tự. Chính vì cả hai người hồn nhiên, bộc trực
và đang yêu mãnh liệt, đắm say cho nên câu chuyện của họ càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
thêm bốc lửa và đó là ngọn lửa của tình yêu làm cháy đi và tan rã
tất cả những sự hiểu hầm, những lời dèm pha không đúng, để cho
tình yêu được bộc lộ và bảo toàn nguyên vẹn cái lửa tình yêu.
Bài ca dao như một câu chuyện tình, có mở và có kết.
Các diễn biến tâm trạng nhân vật được phát triển theo một
hướng: từ phần mở đầu đến phần kết thúc lời ca.
Theo chúng tôi, trong bài ca dao trên, hoàn toàn không có chuyện "đi
chợ", "mua cá" cũng như không hề có câu chuyện tình "bốc lửa" của chàng
trai và cô gái mà tác giả đã phân tích. Trong phần mở đầu bài ca dao, đơn
giản là tác giả dân gian nói về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Hai câu còn
lại, được xem là phân nội dung, nói về sự trong trắng, chưa chồng của
người con gái. Như vậy, phải hiểu như thế nào về bài ca dao trên? Chúng
tôi cho rằng cái đích mà bài ca dao muốn nói là trạng thái trong trắng,
chƣa chồng của một ngƣời con gái và điều đó hiển nhiên nhƣ trời đất, nhƣ
bốn mùa xuân hạ thu đông. Nói cách khác, phần mở đầu của bài ca dao đã
hàm ẩn một sự dự báo về tính tất yếu của phần nội dung bài ca dao.
Từ ví dụ trên, có thể nghĩ rằng trong kho tàng dân gian về ca dao dân
ca Việt, sẽ không hiếm những bài ca dao dân ca mà ẩn dấu trong đó là
những ẩn ý mà người xưa không muốn nói thẳng ra. Những ẩn ý đó, có lẽ,

thường nằm ở ngay phần mở đầu của bài ca dao (đương nhiên không phải
bài ca dao nào cũng có điều đó). Những ẩn ý đó nhiều khi được ngôn ngữ
thể hiện rất rõ ràng song cũng có thể được che lấp bởi phương thức hoán
dụ, ẩn dụ hoặc được che lắp bởi vỏ ngôn ngữ nào đó - sản phẩm của trí tuệ
ông cha ta - mà người đọc - nếu không có một vốn kiến thức nhất định, sẽ
không thể giải mã, nhận biết.
Với những suy nghĩ như vậy, chúng tôi quyết định sẽ tìm hiểu,
nghiên cứu về những ẩn nghĩa nằm trong phần mở đầu bài ca dao với khao
khát hiểu được phần nào trí tuệ của cha ông hun đúc qua cách thức cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
như nội dung được ẩn giấu trong phần mở đầu. Chúng tôi gọi ẩn nghĩa đó
là "tính dự báo". Và tên đề tài nghiên cứu là "Tính dự báo trong phần mở
đầu của ca dao người Việt". Đó là lý do vì sao chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về ca dao. Công trình
sưu tầm đồ sộ nhất phải kể đến cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca" của Vũ
Ngọc Phan. Nguyễn Xuân Kính trong "Thi pháp ca dao" (H., 1992) tập
trung nghiên cứu về thi pháp, ngôn ngữ, kết cấu và một số biểu tượng
trong ca dao. Công trình "Kho tàng ca dao người Việt" của Nguyễn Xuân
Kính và Phan Đăng Nhật (Chủ biên) cùng nhóm biên soạn là một sự
tuyển chọn, tập hợp các bài ca dao. Nhiều tác giả tên tuổi khác cũng có
những bài nghiên cứu về từng khía cạnh của ca dao: Hoàng Tiến Tựu
(1999) nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật, kết cấu của ca dao. Bùi
Mạnh Nhị (1999) nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của bài ca dao. Đặng
Văn Lung (1999) nghiên cứu nội dung phản ánh của ca dao. Trần Đình
Sử (1998) nghiên cứu nhân vật, kết cấu, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ
trong ca dao. Cao Huy Đỉnh (1996) nghiên cứu lời đối đáp trong thơ trữ

tình (ca dao). Mai Ngọc Chừ (1991) nghiên cứu ngôn ngữ ca dao. Hoàng
Thị Kim Ngọc nghiên cứu về so sánh ẩn dụ trong ca dao (Luận án tiến
sĩ). Đặc biệt, có hai tác giả nghiên cứu riêng biệt phần mở đầu bài ca dao
là Đinh Gia Khánh "Nghiên cứu đặc điểm câu mở đầu trong thơ ca dân
gian" (Thông báo khoa học - Văn học, ngôn ngữ, Trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội, 1996) và Võ Hữu Vân "Đặc điểm ngôn ngữ của phần mở
đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam" (Luận văn thạc sĩ, Vinh, 2002).
Nhìn chung, những sự nghiên cứu về ca dao mà chúng tôi điểm qua trên
đây chủ yếu tập trung vào nội dung và cấu trúc hình thức nói chung của
ca dao. Ngay cả trong hai công trình sau cùng có sự nghiên cứu riêng
biệt về phần mở đầu thì ở cả hai công trình đó đều không đề cập đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
khía cạnh tính dự báo của phần mở đầu như chúng tôi đã trình bày ở
phần mở đầu - Vấn đề sẽ được xem xét trong luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nội dung của những hình thức ở phần mở đầu bài ca dao
(mà chúng tôi cho rằng có ẩn ý/ẩn nghĩa trong nó) chúng tôi muốn chỉ ra
được những cách thức mà cha ông đã sử dụng để sáng tạo nên một câu mở
đầu mang tính dự báo là như thế nào.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra ở trên, luận văn cần thực
hiện những nhiệm vụ sau đây:
3.2.1. Tìm hiểu và trình bày một số khái niệm lý thuyết liên quan đến
đề tài:
- Khái niệm về ca dao và phần mở đầu bài ca dao.
- Khái niệm về từ, ngữ, câu.

- Khái niệm về nghĩa, khái niệm về hàm ngôn và khái niệm về ẩn
nghĩa, phân biệt hàm ngôn và ẩn nghĩa.
- Khái niệm về hoán dụ, ẩn dụ.
- Khái niệm về biểu trưng.
- Khái niệm về dự báo.
- Khái niệm về văn hóa và một số đặc trưng văn hóa - dân tộc của
ngôn ngữ và tư duy người Việt.
3.2.2. Nghiên cứu những đặc điểm hình thức phần mở đầu mang tính
dự báo.
3.2.3. Nghiên cứu những cách thức tạo nên phần mở đầu mang tính
dự báo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Ẩn dụ và các mức độ của ẩn dụ trong phần mở đầu.
- Dự báo và các mức độ của dự báo trong phần mở đầu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy phần mở đầu có tính dự báo trong ca dao làm đối
tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu phần mở đầu trong
mối quan hệ với nội dung văn bản, với các phần khác trong bài ca dao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tính dự báo trong phần mở đầu của mỗi bài ca
dao và giữa các bài ca dao với nhau. Trong một số trường hợp cần thiết,
luận văn có thể so sánh với dân ca, thành ngữ, tục ngữ, đồng dao.
5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Tư liệu
Nguồn tư liệu của luận văn là những bài ca dao có phần mở đầu
mang tính dự báo được thu thập từ những công trình đã được công bố như

"Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan. "Kho tàng ca dao
người Việt" của Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (Chủ biên). Luận
văn cũng thu thập, trích dẫn những bài ca dao đang xét trong các tác phẩm
nghiên cứu về ca dao, các bài nghiên cứu đã được công bố. Nguồn tư liệu
còn được thu thập, trích dẫn từ những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã
bảo vệ. Sau cùng nguồn tư liệu có thể được thu thập qua thực tế điền dã của
chính tác giả luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ trên nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp
nghiên cứu chính là phương pháp miêu tả gồm các bộ thủ pháp sau đây:
a) Những thủ pháp giải thích bên ngoài:
- Thủ pháp trường nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Thủ pháp phân tích ngôn cảnh.
- Thủ pháp phân tích văn cảnh.
b) Những thủ pháp giải thích bên trong:
- Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa.
c) Thủ pháp ngôn ngữ học tâm lý
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu đề tài thành công sẽ đóng góp bổ sung cho lý
luận nghiên cứu phần mở đầu nói riêng và ca dao, dân ca nói chung về
phong cách học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Có thể ứng dụng vào nghiên cứu sưu tầm không chỉ đối với ca dao,
dân ca mà với cả tục ngữ, thành ngữ, đồng dao.
- Thấy rõ thêm tài năng ngôn ngữ của ông cha ta trong sáng tạo văn học

dân gian.
- Bổ sung cơ sở mới cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường về
thể loại ca dao nói riêng và các thể loại văn học dân gian khác nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn có bố cục gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Đặc điểm hình thức của phần mở đầu mang tính dự báo.
Chƣơng 3: Một số đặc trưng văn hóa phản ánh qua phần mở đầu và
những cách thức tạo nên tính dự báo trong phần mở đầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái quát về ca dao và phần mở đầu trong ca dao
1.1.1. Khái quát về ca dao
Ca dao và dân ca là hai thuật ngữ được dùng trong giới nghiên cứu văn
học và âm nhạc. Song nội dung của thuật ngữ này, đặc biệt là thuật ngữ ca
dao thì được xác định không giống nhau. Tùy theo cách hiểu khác nhau mà
thuật ngữ được diễn giải bằng những cách khác nhau.
Về dân ca, cách hiểu tương đối thống nhất là những bài hát dân gian do
quần chúng nhân dân sáng tác, diễn xướng, lưu truyền.
Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt, không bắt nguồn từ truyền
thống văn học dân gian. Các nhà sưu tầm và soạn sách về thơ ca dân gian đã
mượn cách định nghĩa của sách Hán thi. Ca: hát; Dao: bài hát không có
chương khúc. Ca dao là bài hát ngắn hưu hành trong dân gian. Tuy được vay
mượn nhưng thuật ngữ ca dao đã nhanh chóng phổ cập và được hiểu là “câu
hát dân gian không có điệu có khúc nhất định” hoặc ca dao là “thơ ca dân gian

truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một nhịp điệu nhất
định”. Song không chỉ đơn giản có thế bởi dưới con mắt của các nhà nghiên
cứu thì ca dao về vấn đề sáng tác học thuật cũng như về yêu cầu nâng cao
chất lượng nghệ thuật còn tiếp tục được bàn luận. Có ít nhất ba điều sau đây
cần làm sáng tỏ:
Một là, ca dao và dân ca có quan hệ với nhau như thế nào?
Hai là, có gì khác nhau giữa ca dao với cái được gọi là văn vần chung,
trong đó có diễn ca, hò, vè…
Ba là, quan hệ giữa ca dao với thơ ra sao?
Trước hết, hãy nói về quan hệ giữa ca dao và dân ca. Trong nghiên cứu
nổi tiếng của mình, Vũ Ngọc Phan luôn luôn gắn liền ca dao với dân ca.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Dường như ông coi ca dao và dân ca tuy hai mà một và tuy một mà hai. Cao
Huy Đỉnh còn nói rõ hơn: “Những công trình sưu tập dân ca gần đây như:
“Hát phường vải Nghệ Tĩnh” “Dân ca quan họ Bắc Ninh”… đã làm sáng tỏ
một điều quan trọng: Ngày xưa phần lớn ca dao trữ tình làm ra để hát. Sau đó
từ những bài hát có những câu được tách ra thành ca dao. Ca dao sinh ra, còn
lại và truyền đi và biến đổi chủ yếu là thông qua sinh hoạt dân ca. Chính vì
vậy mà phần lớn ca dao trữ tình còn in rất rõ khuôn dấu dân ca. Khuôn dấu ấy
là lời đối đáp, các kiểu hát tập thể (ghẹo, trống quân, cò lả, phường cấy,
phường vải, quan họ…) của dân tộc ta.” Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên
cũng tán thành cách lí giải này: “Ca dao là những bài hát thường ngắn, hoặc
hai, bốn, sáu hay tám câu, âm điệu lưu loát và phong phú” (1972). Trong cuốn
Văn học dân gian, hai ông còn giải thích thêm: “Theo cách hiểu thông thường
thì ca dao là lời các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…
hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành làn điệu dân ca”.
Về mối quan hệ giữa ca dao và văn vần, các soạn giả Từ điển tiếng Việt
phổ thông cho rằng: Ca dao là “thơ dân gian truyền miệng dưới hình thức

những câu hát…”. Nó khác với văn vần vì “thể loại văn vần thường làm theo
thể lục bát, có hình thức giống như ca dao cổ truyền”. Minh Hiệu đồng tình
với quan điểm này và viết thêm: “Có nhiều bài “ca dao mới” gần đây, tuy
hình thức giống như “ca dao cổ truyền”, nhưng đó mới chỉ là những câu văn
vần chứ chưa thực sự là ca dao.
Về quan hệ ca dao với thơ nói chung và thơ trữ tình nói riêng, có sự
nhất trí cao giữa các nhà nghiên cứu khi khẳng định ca dao là “lời thơ”, là
“thơ đối đáp”, là “một thể thơ dân gian” là “thơ ca dân gian truyền miệng”
v.v Minh Hiệu đã dùng khá nhiều trang viết để biện luận về những đặc điểm
cơ bản của ca dao và đi đến kết luận rằng: “Ca dao là thơ dân gian; thơ để ví
von, đối đáp, truyền miệng, khác với thơ của dòng văn học viết. Là thơ nhưng
lại mang đặc trưng dân gian; mang đặc trưng phong cách dân gian, nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đồng thời lại phải có đầy đủ tính thơ nữa mới là ca dao thực thụ”. Hai mặt đó
tạo nên đặc trưng của ca dao”.
1.1.2. Khái quát về phần mở đầu trong ca dao
Giống như văn xuôi, bài ca dao là một văn bản. Trong bài ca dao nói
chung, ca dao trữ tình nói riêng, giữa phần mở và phần nội dung lời ca có kết
cấu chặt chẽ, có quan hệ qua lại khăng khít với nhau, có chức năng phản ánh
khác nhau và có vị trí thích hợp trong văn bản. Các mối liên hệ này tạo nên
kết cấu văn bản. Đó là kết cấu của một chỉnh thể. Trong chỉnh thể đó, việc xác
định ranh giới giữa các phần trong bài ca dao là vấn đề khó, phức tạp. Với
luận văn này người nghiên cứu phân định ranh giới giữa các phần trong bài ca
dao chỉ mang tính chất tương đối. Theo ý chúng tôi, giữa phần mở đầu và
phần nội dung lời ca trong bài ca dao được xác định bởi những cơ sở như sau:
- Dựa vào vị trí phần mở đầu trong văn bản
- Dựa vào chức năng biểu hiện của câu mở đầu trong văn bản
- Dựa vào hình thức đơn vị câu mở đầu

- Dựa vào ranh giới phần mở đầu và phần nội dung lời ca
Chẳng hạn bài ca dao sau:
Trên trời có đám mây xanh
Bên sông nƣớc chảy có nàng quay tơ
Nàng buồn nàng bỏ quay tơ
Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành
Nàng buồn nàng bỏ cửi canh
Chàng buồn chàng bỏ, học hành chàng đi.
- Về vị trí: hai câu đầu bài ca dao là phần mở đầu, hai dòng này đứng
đầu bài ca dao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Chức năng biểu hiện: hai dòng thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên, giới
thiệu nhân vật. Đây là những yếu tố để gợi hứng. Qua yếu tố gợi hứng để thể
hiện tâm trạng ở nội dung bài ca.
- Dựa vào đơn vị hình thức câu mở đầu: hai câu đầu là câu trần thuật.
- Ranh giới giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca khá rõ: hai câu
miêu tả cảnh thiên nhiên có vai trò làm nền, phần còn lại biểu thị tâm trạng
của nhân vật.
Phần mở đầu và phần nội dung lời ca có kết cấu khá chặt chẽ, có quan
hệ qua lại khăng khít và có vị trí thích hợp trong văn bản. Phần mở đầu không
chỉ làm nền, yếu tố gợi hứng mà còn mang tính dự báo cho phần nội dung.
Việc xác định ranh giới giữa phần mở đầu và phần nội dung lời ca khá phức
tạp. Việc phân định này chỉ mang tính tương đối. Khi nghiên cứu phần mở
đầu chúng tôi đề cập tới đặc điểm hình thức và những cách thức tạo nên tính
dự báo của phần mở đầu.
1.2. Khái niệm về từ, ngữ, câu
1.2.1. Khái niệm về từ
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn

chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để tạo câu.
Ví dụ: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì, đường sắt, sân bay, dạ dày,
đen sì, dai nhách (Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng
Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H, 1997, trang 142 -
152.)
1.2.2. Khái niệm về ngữ
Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có
nhiều đặc điểm giống với từ:
- Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể
là cơ sở để cấu tạo các từ mới,
- Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng của thực tế
khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.
Tính cố định và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ.
1.2.3. Khái niệm về câu
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc,
một ý kiến, một tình cảm hoặc cảm xúc.
1.3. Khái niệm về trƣờng nghĩa
Trường nghĩa là tập hợp các từ căn cứ vào một nét tương đồng nhất nào
đó về ngữ nghĩa.
Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng chính là quan hệ ngữ nghĩa giữa các
trường nghĩa và quan hệ ngữ nghĩa trong long mỗi trường nghĩa, mỗi trường
nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn
ngữ.
Ví dụ: Trường nghĩa về ngƣời
- Giới tính: nam, nữ, đàn ông, đàn bà…

- Tuổi tác: già, trẻ, thanh niên, nhi đồng…
- Nghề nghiệp: giáo viên, công nhân, bác sĩ…
- Chức vụ: giám đốc, trưởng phòng, tổ trưởng…
- Các bộ phận cơ thể: đầu, tay, chân, mình…
1.4. Khái niệm về tu từ
Biện pháp tu từ từ vựng là biện pháp sử dụng từ, ngữ cố định một cách
sáng tạo để diễn đạt nội dung một cách nghệ thuật.
Ví dụ:
(a) Tôi ra bến thấy mấy con thuyền
(b) Thuyền về có nhớ bến chăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Ở ví dụ (a) thuyền và bến được dùng với nghĩa gốc, ví dụ (b) thuyền và
bến được dùng với nghĩa chuyển. Thuyền là yếu tố vô định, có thể ghé bến
khác, chỉ người con trai, người đi. Bến là yếu tố cố định, không di dịch, chỉ
người con gái, người đợi. Ví dụ (b) là một biện pháp tu từ.
1.5. Khái niệm về hàm ý ngôn ngữ (hàm ngôn) và ẩn nghĩa
Hàm ngôn là những hiểu biết có thể suy ra từ nghĩa tường minh và tiền
giả định, đây là ý nghĩa đích thực mà người nói hướng đến người nghe. Hàm
ngôn là nghĩa ngoài câu chữ, muốn suy ra nó phải dựa vào thao tác suy ý, dựa
vào ngữ cảnh, ngôn cảnh và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều
khiển lập luận. Như vậy, “hàm ngôn là nói một cái gì đó mà không vì thế
nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng, vừa
có được sự vô can của sự im lặng” .
1.6. Khái niệm về hoán dụ, ẩn dụ, biểu trƣng và biểu tƣợng
1.6.1. Khái niệm về hoán dụ
Hoán dụ là phương thức tu từ thực hiện bằng việc chuyển nghĩa của các
từ, dựa vào sự gần nhau của đối tượng, sự vật. Tương tự như ẩn dụ, phép hoán

dụ bắt nguồn từ khả năng đa dạng, đa bội của từ vựng trong các chức năng
định danh; hoán dụ là đặt một nghĩa bóng cho một từ vốn có nghĩa đen.
Hoán dụ được thực hiện bằng các phương thức quan hệ cặp đôi với
nhau như:
- Bộ phận và toàn thể: Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay/Đời xƣa mấy mặt
đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa
đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để trỏ con người
trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để trỏ
chính con người).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Đồ vật và chất liệu. Ví dụ nói vàng bạc đeo đầy ngƣời thì vàng, và
bạc là chất liệu lại được hoán dụ để trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền
v.v. của người đeo nó).
- Vật phẩm và người làm ra nó. Ví dụ câu đọc Nam Cao, ta có thể hiểu
sâu về thân phận khốn cùng của ngƣời nông dân sống dƣới chế độ cũ, thì đọc
Nam Cao ở đây là trỏ tác phẩm của Nam Cao.
1.6.2. Khái niệm về ẩn dụ
Ẩn dụ (tiếng Latin là metaphoria; xem nguồn gốc tiếng Hi Lạp dưới
đây), là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một
cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Lối ẩn dụ này được sử dụng
thường xuyên trong văn học, đặc biệt là thơ - một bài viết có ít từ vựng, nơi mà
cảm xúc và những ý tứ trong nó lại được dùng để liên tưởng đến những vật
hay đặc tính trong bài khác. Nó so sánh hai sự vật mà không dùng những cụm
từ hoặc từ 'như', 'như là','giống như'. Khác với lối so sánh, lối ẩn dụ đạt tới
một mức độ cao hơn. Thay vì yêu cầu chúng ta mô tả một sự vật, sự kiện một
cách thông thường, lối ẩn dụ yêu cầu ta mô tả một sự vật, sự kiện mà lại lấy
hình ảnh của sự vật sự kiện khác. Khái niệm ẩn dụ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp
μεταφορά (metaphora), hay có nghĩa là "sự chuyển", hoặc trong nghĩa

μεταφέρω (metaphero) có nghĩa là "suy ra, dịch ra" hoặc còn trong cụm nghĩa
μετά (meta), "giữa" + φέρω (phero), "tạo ra".
Dựa trên tính giống nhau mà lối ẩn dụ áp dụng, có thể chia ẩn dụ thành
các kiểu sau:
- Giống nhau về hình thức: Vì mũi là một bộ phận cơ thể có dạng nhọn
nên có thể gọi các bộ phận nhọn của các sự vật là mũi: mũi thuyền, mũi dao,
mũi kim hoặc như răng lƣợc, lá cờ, lá bài, cánh tay
- Giống nhau về màu sắc: Ví dụ như màu da trời, màu da cam, màu
cánh sen
- Giống nhau về chức năng: trước đây đèn chủ yếu thắp bằng dầu, sau
này các loại khác cũng được gọi bằng đèn như đèn pin, đèn điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Giống nhau về thuộc tính nào đó: khô là tính chất ít hoặc không có
nước, từ đó có thể nói lời nói khô; hoặc mực và thước là dụng cụ nghề mộc để
lấy các đường thẳng, từ đó có anh ấy là con ngƣời mực thƣớc, tức là con
người thẳng thắn, đúng đắn.
- Giống nhau về đặc điểm bề ngoài nào đó: Thị Nở là nhân vật xấu xí
trong truyện ngắn Chí Phèo, phụ nữ xấu có thể gọi là Thị Nở. Hoặc người phụ
nữ hay ghen có thể gọi là Hoạn Thư.
- Giống nhau về nghĩa nhưng có sự trừu tượng hóa: hạt nhân cụ thể chỉ
phần trung tâm của quả, có thể mang ý nghĩa trừu tượng để chỉ khái niệm
trung tâm; hoặc như nắm con át chủ bài, sục sôi căm thù
- Gọi tên con vật để chỉ người: ví dụ như đồ rắn độc, con mèo của anh
- Chuyển tính chất của một vật sang một vật khác: gió gào thét, thời
gian trôi mau
Nói chung, ẩn dụ có thể xuất hiện ở danh từ (mũi, lá ), động từ (nắm,
gào thét ) hoặc tính từ (khô ).
1.6.3. Khái niiệm về biểu trưng và biểu tượng

Khi nói tới hàm ý biểu trưng của một từ là nói tới nghĩa bóng, nghĩa
hàm ẩn bên trong của từ chứ chúng ta không nói đến nghĩa đen, nghĩa trực
tiếp của từ đó. Nghĩa bóng được hình thành dựa trên các biện pháp tu từ ẩn dụ
và hoán dụ.
Biểu trưng, theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học "được nhận
biết nhờ vào tri giác suy luận từ chính bản thân các đặc trưng, các thuộc tính
của cái bản thể và hình thái cấu tạo của nó".
Biểu tượng là một hình thức tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, với
tài năng và bản lĩnh sáng tạo của mình, người nghệ sĩ đã xây dựng nên những
biểu tượng nghệ thuật, tạo nên các điểm sáng trong tác phẩm, được xem là
những tín hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, mới mẻ, giàu tính biểu cảm. Nghĩa biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tượng phản ánh quan niệm tâm lí của mỗi dân tộc về các hiện tượng trong đời
sống xã hội, lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán của con người thuộc dân
tộc đó:
“Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ dấu hiệu là một quy ước
tuỳ tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ với nhau, trong
khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu
đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức… lực năng năng động tổ chức đó là
nhân tố tạo nên tính đồng chất trong sự biểu hiện, nằm ngay trong cấu trúc của
trí tƣởng tƣợng. Trí tƣởng tƣợng không hề là khả năng tạo ra các hình ảnh, mà
là sức mạnh năng động làm biến dạng các sao chép thực dụng do tri giác cung
cấp và lực năng động có tính cải tạo các cảm giác đó là nền tảng của toàn bộ
đời sống tâm thần. Có thể nói biểu tƣợng… rộng lớn hơn cái ý nghĩa đƣợc gán
cho nó một cách nhân tạo, nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh” (Từ điển
biểu tƣợng văn hoá thế giới, XIX)
Hình thức của biểu tượng rất đa dạng và quá trình biểu tượng hoá cũng
như tiếp nhận biểu tượng là một quá trình phức tạp, một phức hệ tâm lý logic.

Mối quan hệ giữa hình thức biểu tượng và nội dung của biểu tượng là mối
quan hệ có lý do. Người Phương Tây chọn cái cân làm biểu tượng cho công
lý. Trong khi đó công lý ở người Nhật lại được xác lập qua hình ảnh biểu
tượng lưỡi gươm. Một bên là sự công bằng chi li: đong, đo, cân, đếm vốn xuất
phát từ cách nhìn, cách cảm, cách sống của những dân tộc có truyền thống
thương mại lâu đời. Một bên là sự công bằng đến nghiêm khắc – trừng phạt là
cơ bản – vốn có nguồn gốc từ cách nhìn, cách cảm, cách sống của một dân tộc
có lòng tự trọng cao, có truyền thống võ sĩ đạo. Trong văn hoá phương Đông,
trong đó có văn hoá dân gian Việt Nam, người ta rất quen thuộc với biểu
tượng 12 con giáp.
Nghiên cứu về biểu tượng đã và đang được nhiều ngành khoa học khác
nhau quan tâm. Thế giới các biểu tượng nói chung thực sự đã đóng một vai
trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Các biểu tượng góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất.
Đó là một thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt do nó quy tụ nhiều tính chất dường
như đối lập nhau: vừa hiển hiện, vừa tiềm ẩn; vừa bộc lộ, vừa che giấu; vừa rõ
ràng, vừa mông lung … Sự tác động, các mối quan hệï giữa thế giới biểu
tượng và thế giới con người, những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra
như một quy ước thẩm mỹ của cộng đồng… là những vấn đề có thể lý giải
được nhờ vào những nỗ lực của tư duy lô-gic.
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp
đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa. Biểu tượng
ca dao là những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được
thử thách qua thời gian, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của
folklore. Con cò, con bống, hạt mưa, ngọn đèn không tắt, chiếc áo rách, tấm
gương mờ … là những biểu tượng quen thuộc trong ca dao.
Có thể phân chia biểu tượng thành những nhóm khác nhau, mỗi nhóm

bao gồm các biểu tượng có liên hệ gần gũi với nhau (do được tạo thành từ
cùng một loại sự vật, hiện tượng). Các biểu tượng cùng nhóm được phân biệt
bằng những khía cạnh, sắc thái, quan hệ khác nhau ở cái biểu đạt, dẫn đến sự
khác nhau trong cái được biểu đạt, hoặc được phân biệt bởi những kết cấu
sóng hợp không giống nhau từ một sự vật, hiện tượng trung tâm.
Để làm rõ hơn phần này, xin dẫn một ví dụ về nhóm biểu tượng: hoa;
Nhóm biểu tượng hoa đã được hình thành với nhiều biểu tượng; hoa,
hoa đào; hoa hồng; hoa sen; hoa mai; hoa lý; hoa phù dung; hoa búp; hoa nở;
hoa thơm; hoa đang thì; hoa tàn; hoa thơm mất nhị; hoa rơi; hoa - người hái
hoa; hoa sen - hồ; hoa sen - bèo; hoa - bướm …
Tuy được xếp cùng một nhóm, nhưng các biểu tượng trên mang những
ý nghĩa không hoàn hoàn giống nhau:
Hoa nhài: người con gái với cái đẹp, cái duyên kín đáo, thầm lặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Hoa sen: người con gái đẹp đẽ, cao quý.
Hoa phù dung: người con gái có sắc đẹp nhưng chóng phai tàn.
Hoa búp: người con gái chưa có chồng.
Hoa nở: người con gái đã có chồng.
Hoa tàn: người con gái tàn tạ.
Hoa thơm mất nhị: người con gái không còn thanh tân.
Trên cơ sở một nét nghĩa chung phổ biến là biểu thị cho người con gái,
mỗi biểu tượng lại thể hiện những nét nghĩa, những sắc thái ý nghĩa khác biệt
nhau, không trùng lặp, đáp ứng cho nhu cầu giãi bày tâm tư, tình cảm của dân
gian ở nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày. Xuất phát từ những quan sát
của dân gian về thế giới hoa cỏ trong thiên nhiên, các biểu tượng trên đã được
hình thành. Mỗi loài hoa với những tính chất, đặc điểm không giống nhau,
hay cùng một loài hoa nhưng ở các trạng thái khác nhau … đã gợi cho dân
gian những liên tưởng phong phú, đa đạng về đời sống con người.

- Mỗi biểu tượng nhiều khi không chỉ có một nghĩa. Trong quá trình sử
dụng, dân gian không ngừng mở rộng đối tượng nhận thức qua các biểu
tượng, vì vậy, các tín hiệu thẩm mỹ này thường mang tính đa nghĩa, chẳng
hạn biểu tượng hoa tàn chỉ người phụ nữ không còn xuân sắc hoặc người phụ
nữ không còn thanh tân; biểu tượng hoa nở chỉ người con gái đương thì, đẹp
đẽ, trẻ trung hoặc người con gái đã có chồng …
- Mỗi biểu tượng trong ca dao lại có nhiều biến thể khác nhau. Trong
từng văn cảnh cụ thể, cấu trúc ngôn ngữ của biểu tượng có thể biến đổi nhưng
ý nghĩa biểu đạt thì không đổi, mà chỉ được bổ sung bằng các nét nghĩa phụ
làm phong phú thêm cho nét nghĩa cơ bản, chẳng hạn biểu tượng hoa tàn có
các biến thể: hoa úa, hoa xàu nhị úa, hoa gãy cành ; biểu tượng hoa thơm
mất nhị có các biến thể: hoa thơm mất tuyết, hoa đã hết nhụy .v.v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhờ vào các biến thể này, biểu tượng không bị khô cứng, sáo mòn mà
luôn được biến đổi một cách linh hoạt. Nói khác đi, ở mỗi biểu tượng vừa có
những yếu tố bất biến, vừa có những yếu tố khả biến. Các yếu tố bất biến
khiến biểu tượng mang giá trị của công thức. Các yếu tố khả biến đem lại cho
biểu tượng sự tươi mới, đa dạng. Công thức biểu tượng tồn tại được là nhờ
vào sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố trên.
Giữa sự vật và ý nghĩa thẩm mỹ của nó luôn có một mối quan hệ nhất
định. Bản thân sự vật tự nó chưa mang ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa này chỉ có
khi con người khoác lên cho nó dựa trên những mối liên hệ mật thiết với tên
gọi, hình dáng, thuộc tính, phẩm chất nào đó của sự vật. Điều này cũng có
nghĩa là ở một sự vật có thể tồn tại nhiều khía cạnh, phương diện có khả năng
khơi gợi những liên tưởng thơ ca. Khi xây dựng biểu tượng, nghệ nhân dân
gian đã qua sự chọn lựa, sàng lọc từ sự vật một hoặc một số khả năng gợi liên
tưởng nào đó, tạo ra cho sự vật những ý nghĩa mới. Những nét nghĩa này
được sử dụng nhiều lần, được tập thể công nhận và trở thành nghĩa biểu

tượng. Khi ấy, người ta hiểu ý nghĩa của biểu tượng theo một thứ phản xạ
được xây dựng bằng thói quen, bằng quy ước văn hóa của cộng đồng. Muốn
hiểu được đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa của biểu tượng, cần có vốn sống, vốn văn
hóa, vì mỗi biểu tượng đều có một tầng nền lịch sử - xã hội - văn hóa riêng
của nó.
Như vậy, biểu tượng ca dao không phải là cái biểu đạt cũng không phải
là cái đƣợc biểu đạt. Thực chất biểu tượng là mối quan hệ được tạo thành
bằng các liên tưởng thơ ca. Nền tảng của những liên tưởng này lại chính là
các phạm trù tồn tại ở cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
Ví dụ: - Hoa thơm > Người tốt
(phạm trù phẩm chất)
- Sông sâu > Lòng người khó hiểu
(phạm trù kích thước)

×