Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN THỊ NHUNG





“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VẢI
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG”








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP













THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THỊ NHUNG




“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VẢI
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG”

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Sỹ Lợi
2. PGS.TS. Đào Thanh Vân






THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Sỹ Lợi v à PGS. TS Đào Thanh Vân.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả



Nguyễn Thị Nhung






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Sỹ Lợi và PGS.TS Đào
Thanh Vân người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo, tập thể cán
bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thống
Kê, phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng NN&PTNT huyện Yên Dũng đã
góp ý, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người
thân, anh em, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn ủng hộ, động viên và tạo

điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Thị Nhung



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Mục đích 2
1.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu chung về cây Vải 4
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây Vải 4
2.1.2. Các giống vải chủ yếu trên thế Giới và ở Việt Nam 6
2.1.3. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây Vải 9
2.1.4. Các nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh của cây vải 13
2.2. Các kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
lượng vải trên thế giới và ở Việt Nam 17
2.2.1. Những nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây vải 17
2.2.2. Những nghiên cứu về các chất điều hoà sinh trưởng trên vải 21
2.2.3. Những nghiên cứu về tạo hình cắt tỉa và tác động của cơ giới 24

2.3. Ảnh hưởng của một số loài sâu bệnh hại chính đối với sản xuất vải 26
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và ở Việt Nam 26
2.4.1. Tình hình tiêu thụ vải trên thế giới 26
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước 27
2.5. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu 27
2.5.1. Điều kiện tự nhiên 27
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đối tượng nghiên cứu 32
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
3.3. Nội dung nghiên cứu 32
3.4. Phương Pháp nghiên cứu 32
3.4.1. Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế đối với
năng suất, chất lượng vải tại Yên Dũng 32
3.4.2. Bố trí các thí nghiệm 33
3.5. Các chỉ tiêu phương pháp nghiên cứu 35
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 36
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế đối với năng suất, chất lượng
vải tại huyện Yên Dũng 37
4.1.1. Diện tích và sản lượng vải 37
4.1.2. Về cơ cấu giống vải 37
4.1.3.Tiêu thụ và chế biến vải 38
4.1.4. Khả năng đầu tư và kỹ thuật canh tác vải ở vùng nghiên cứu 38
4.1.5.Tiềm năng, hạn chế đối với sản xuất vải của huyện Yên Dũng 44
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp cắt tỉa đến năng suất,
phẩm chất của cây vải thiều 46

4.2.1. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc Thu 46
4.2.2. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra lộc Thu 47
4.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả
47
4.2.4. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất, phẩm chất quả
50
4.2.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các biện pháp cắt tỉa 55
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến năng suất, chất lượng vải
thiều 56
4.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng đậu quả 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
4.3.2. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng giữ quả 57
4.3.3. Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất vải 59
4.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng vải 61
4.3.5 Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức phun GA3 62
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và chất lượng. 63
4.4.1.Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến khả năng ra hoa và
đậu quả 63
4.4.2.Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng giữ quả 65
4.4.3.Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất 66
4.4.4.
Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chất lượng vải 69
4.4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân qua lá 70
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
5.1. Kết luận 72

5.2. Đề nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CT : Công thức thí nghiệm
ĐC : Đối chứng
FAO : Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông lương thế giới)
GA3 : Gibberellin
IAA : Indole Axetic Axit
TS : Tiến sĩ
PGS : Phó giáo sư
PTNT : Phát triển nông thôn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Một số giống vải chính trên thế giới 7
Bảng 2.2. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ 19
Bảng 2.3. Một số đặc trưng về khí hậu của vùng nghiên cứu 29
Bảng 4.1:Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng vải của huyện

Yên Dũng 37
Bảng 4.2. Kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón cho vải ở các
vùng nghiên cứu năm 2009 40
Bảng 4.3. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong thâm canh vải
của các hộ nông dân ở các vùng nghiên cứu năm 2009 42
Bảng 4.4. Tình hình sâu bệnh hại vải ở giai đoạn hoa và quả ở các vùng
nghiên cứu năm 2009 43
Bảng 4.5. Ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa đến thời gian ra lộc
thu (ngày) 46
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra lộc thu 47
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả 48
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đ ến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất 51
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu
quả vải 54
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu sinh
hoá quả vải 54
Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức cắt tỉa 55
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến tỷ lệ đậu quả 56
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng giữ quả 58
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất vải 61
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến một số chỉ tiêu quả vải 61
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến một số chỉ tiêu sinh hoá quả 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
Bảng 4.17. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phun GA3
(Tính cho 9 cây/công thức) 62

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến khả năng ra
hoa, đậu quả 64
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến khả năng giữ quả 65
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất 67
Bảng 4.21. So sánh ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến khối
lượng quả, khối lượng hạt và tỷ lệ ăn được 69
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến một số chỉ
tiêu sinh hoá quả vải 69
Bảng 4.23. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân qua
lá (Tính cho 9 cây/công thức) 71


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ hoa cái và hoa lưỡng tính ở thí nghiệm cắt tỉa 49
Biểu đồ 4.2a: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến số quả/chùm 52
Biểu đồ 4.2b: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất thực thu 53
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng giữ quả 58
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến năng suất vải 60
Đồ thị 4.5 : Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng giữ quả vải 66
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất thực thu vải 68














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

Cây vải (Litchi sinensis Sonn) thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc từ miền
Nam – Trung Quốc, Việt Nam và bán đảo Mã Lai. Cây vải là một trong
những cây ăn quả Á nhiệt đới đặc sản của Việt Nam. Quả vải có giá trị dinh
dưỡng cao, với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu dùng
trong và ngoài nước ưa chuộng. Trong thành phần của quả Vải có chứa các
chất có giá trị dinh dưỡng cao như: đường dễ tiêu; Vitamin B, C; Sắt;
Canxi….Quả Vải ngoài ăn tươi còn được chế biến như: Sấy khô, làm rượu
vang, bánh kẹo, nước giải khát… Hoa Vải hàng năm chứa một lượng mật lớn,
là nguyên liệu cho nghề nuôi ong. Ngoài ra cây Vải có khoang tán lớn, tán
tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá sum suê quanh năm; nên cây Vải không
chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan,
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi…góp phần cải tạo
môi trường sinh thái. Với những ưu điểm trên, hiện nay diện tích cũng như
sản lượng Vải ngày càng tăng cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Bắc Giang thì: Bắc Giang
là một trong những tỉnh có diện tích trồng Vải lớn (39.835 ha), chất lượng quả

vải ngon, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Huyện Yên Dũng là
một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, với diện tích tự nhiên là 21.337,68
ha, có tiểu vùng khí hậu đất đai phù hợp với nhiều loài cây ăn quả Á nhiệt đới
như: vải, nhãn, hồng, xoài, cam…đặc biệt là cây vải (vì diện tích đồi núi của
huyện nhiều). Trong những năm gần đây, diện tích trồng vải của huyện không
tăng và có xu hướng giảm. Người dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác mới vào sản xuất, năng suất và chất lượng vải chưa cao. Năm 2009,
diện tích trồng vải của huyện là 954 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là
762 ha. Như vậy, có tới 192 ha Vải không cho thu hoạch. Năng suất Vải của
huyện chỉ đạt 40 tạ/ha (Lục Ngạn: 60 tạ/ha; Tân Yên: 64 tạ/ha; Lạng Giang:
82,4 tạ/ha….). Nguyên nhân chính là do chưa có quy hoạch vùng trồng vải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
tập trung để cho năng suất và chất lượng cao. Việc áp dụng sản xuất vải an
toàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chưa được quan tâm, công tác xúc tiến thương
mại quảng bá sản phẩm còn chưa thực hiện.
Với xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các sản phẩm có
chất lượng cao, có sự đảm bảo về chất lượng, giá cả ổn định. Chính vì vậy,
một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho vùng sản xuất vải Bắc Giang nói chung và
cây vải Yên Dũng nói riêng phải xác định được thương hiệu trên thị trường
trong nước cũng như thị trường nước ngoài, từ đó tăng cường lợi thế cạnh
tranh, thúc đẩy việc phát triển một loại cây tăng giá trị thu nhập cho người
dân. Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất của
cây Vải trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” là việc làm cần thiết tạo cơ sở cho việc
thực hiện xây dựng vùng sản xuất vải hàng hóa có thương hiệu trên địa bàn
huyện Yên Dũng.

1.1. Mục đích
Xác định các yếu tố hạn chế và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng
cao năng suất, chất lượng vải huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang.
1.2. Yêu cầu
- Điều tra các hộ sản xuất vải, xác định yếu tố hạn chế năng suất, chất
lượng vải, nắm bắt thực trạng sản xuất và tiêu thụ vải của huyện.
- Phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra các yếu tố hạn chế, những tiềm
năng thế mạnh phát triển cây vải của huyện.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến
năng suất và chất lượng vải của huyện.
- Bố trí thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật
đến năng suất và chất lượng vải của huyện;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất vải trong
thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu
về cây vải của tỉnh Bắc Giang nói chung và của huyện Yên dũng nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết các vấn đề khó
khăn trong sản xuất vải hiện nay của huyện như: năng suất chưa cao, vấn đề
về sâu bệnh, mẫu mã, chất lượng vải chưa đạt yêu cầu của thị trường… dẫn
đến hiệu quả sản xuất vải còn thấp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp các nhà khoa học và các cán
bộ kỹ thuật đưa ra các biện pháp canh tác mới phù hợp nhằm nâng cao năng
suất chất lượng vải, góp phần nâng cao giá trị sản xuất vải của người dân

trong huyện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp Huyện uỷ, UBND huyện
Yên Dũng có chính sách phát triển cây vải, vừa phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, vừa nâng cao thu nhập cho người dân.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây Vải
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây Vải
Cây vải (Nephelium litchi, Litchi chinensis Sonn); thuộc Chi: vải
Litchi; Họ: Bồ hòn Sapindaceae; Bộ: Bồ hòn Sapindales; Phân lớp: Hoa hồng
Rosidae; Lớp: Ngọc lan Dicotyledoneae (Magnoliopsida); Ngành: Ngọc lan
Magnoliophyta (Angiospermae).
Theo Hoàng Thị Sản (2003) [27] thì họ Bồ hòn có 150 chi với trên
2000 loài. Ở Việt Nam họ Bồ hòn được biết đến với 25 chi và trên 70 loài
phân bố trên khắp đất nước, nhiều loài điển hình cho rừng thứ sinh ẩm nhiệt

đới trong đó có một số cây cho quả ăn ngon như vải, nhãn, chôm chôm. Về
đặc điểm phân loại cây vải là cây gỗ nhỡ, thường xanh, lá kép lông chim, hoa
nhỏ không có cánh hoa, bầu có 2 ngăn, vỏ quả mỏng màu đỏ hồng hay đỏ nâu
mặt ngoài sần sùi có hạt, ăn hơi chua hay ngọt.
Theo FAO (1976) [49] theo tài liệu này viết về cây vải đã ghi lại thời
gian vào năm 100 trước công nguyên Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải vào miền
Nam Trung Quốc và miền Bắc Inđônêxia.
Theo nhiều tài liệu, cây Vải có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc,
Việt Nam và Bán đảo Malai.
Theo Trần thế Tục (2004) [37] nguồn gốc cây Vải có ở giữa miền Nam
Trung Quốc, Việt Nam và bán đảo Malaisia. Người ta thấy cây vải dại mọc
thành rừng trên diện rộng ở 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,Vân Nam và
đảo Hải Nam (Trung Quốc), và theo điều tra của các nhà khoa học Trung
Quốc thì trên sáu vạn núi lớn ở huyện giáp ranh huyện Bác Bạch và huyện
Hồ Bắc của tỉnh Quang Tây đều có cây Vải dại, chứng tỏ cây Vải có nguồn
gốc từ Trung Quốc.
Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1989), [24] vào cuối thế kỷ
17, từ Trung Quốc, những cây vải đầu tiên được đưa đến myanma, sau đó lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
rộng sang Đài Loan, mautirius, madagasca và Tây Ấn. Cuối thế kỷ 18 vải
được đưa sang Ấn Độ, Anh, Pháp, úc, Mỹ.
Đến thế kỷ 19, cây vải được đưa đến trồng tại israel. Vào những năm
30 của thế kỷ 20, các công nhân Hoa Kiều gốc Quảng Đông đã đưa cây vải
vượt qua xích đạo vào Công Gô. Hiện nay, vải được trồng ở gần 30 nước trên
thế giới nhưng chủ yếu được phân bố ở các nước vùng Đông Nam Á, châu
Đại Tây Dương, các đảo ở Thái Bình Dương và miền Nam châu Phi.
Ở châu Á, các nước trồng vải gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,

Việt Nam. myanma, campuchia, Lào, malaixia, Nhật Bản, philippin,
bănglades, indonesia.
Ở châu Phi có: Nam Phi; madagatca, gabông, cônggô
Ở châu Mỹ có: cuba, brazil, hundurat
Ở châu Đại Dương có: autraylia, newziland
Ở Việt Nam, cây vải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân
bố từ 18 – 19
0
vĩ Bắc trở ra, nhưng chủ yếu vẫn là vùng Đồng bằng Sông
Hồng trung du miền núi phía Bắc và một phần khu 4 cũ (Trần Thế Tục -2004)
[37]. Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam cũng được coi là nước có nguồn
gốc phát sinh của cây vải. Cây vải đã được phát hiện mọc ở chân núi Tam
Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là những cây vải dại có hình dạng màu sắc, gai quả
giống hệt giống vải trồng, chỉ khác quả nhỏ từ 6-8g, cùi mỏng, ăn chua ở
các vùng này, người ta còn tìm được những cây vải dại quả nhỏ, gai dài, hạt
to, ăn chua có đặc điểm tương tự như một số loài vải trồng hiện nay (Vũ Công
Hậu, 1999) [17].
Ở Việt Nam, những năm gần đây, cây vải đã và đang phát triển mạnh,
năng suất, chất lượng ngày càng tăng cao, đã hình thành một số vùng trồng
tập trung như: Lục Ngạn, Tân Yên (Bắc Giang); Thanh Hà – Chí Linh (Hải
Dương); Đông Triều (Quảng Ninh); Đồng Hỷ, Phú Lương (Thái Nguyên);
Chương Mỹ (Hà Tây) và một số địa phương ở Tây Nguyên như: đăk Nông,
đăk lăk, kontum

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
2.1.2. Các giống vải chủ yếu trên thế Giới và ở Việt Nam
2.1.2.1. Trên thế giới
Các giống vải trên thế giới thì hiện tại Trung Quốc là nước có số lượng

giống vải nhiều nhất. Tuy vậy trong số hơn 100 giống vải được trồng ở Trung
Quốc chỉ có khoảng 15 giống là có khả năng sản xuất theo hướng hàng hóa, ở
mỗi vùng sinh thái có một số giống chủ lực.
Ở tỉnh Quảng Đông, các giống vải trồng mang tính chất thương mại
baila, baitangying, hiye, feizixao, gwiwei, nuomici và huaizhi với diện tích
mỗi giống trên 20.000ha.
Tỉnh Vân Nam giống lanzhu được xem là giống trồng chính với diện
tích xấp xỉ 25.000ha. Các giống mới được chọn tạo có năng suất cao, phẩm
chất tốt, hạt lép là: giống Hoonghu (khối lượng quả trung bình 24g/quả, tỷ lệ
ăn được 79%, đường tổng số > 18,5%, năng suất cao và ổn định); giống
dongguan seedlesss là giống chín sớm, có khả năng thích nghi cao với điều
kiện môi trường, khối lượng quả lớn 35,3 – 62,0 g/quả, có tỷ lệ quả hạt lép
cao trên 90%, đường tổng số >17%, tỷ lệ ăn được trên 80% (Nghê Diệu
Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [24].
Theo gosh, 2000, [46], ở Ấn Độ, vải được trồng tập trung ở các bang
vùng phía Đông, chiếm trên 60% tổng diện tích. Ở các bang phía Bắc Ấn Độ,
diện tích vải chiếm 16%. Các bang trổng chủ yếu vải ở Ấn Độ là: bihar
(chiếm trên 75% diện tích), west belgan, tripura, asam và uttaranchal. Các
giống vải trồng quan trọng là: shahi, bombai, china, deshi, calcutta, rose
scented và mazaffarpur. Hai giống lai mới được chọn tạo là H-73 và H-105 có
tiềm năng cho năng suất cao, đang phát triển mạnh trong sản xuất.
Theo dixon và cộng sự, 2003, [45], có khoảng trên 40 giống vải chủ lực
được trồng ở australia. Các giống hiện tại đang được trồng ở Bắc queesland la kwai
May pink, fay zee siu và souey Tung kwai Mai Pink là giống trồng phổ biến ở
miền Trung, miền Nam Queesland và Bắc New South Wales cùng với 2 giống
Salathiel và Wai Chi. Các giống quan trọng nhất hiện nay là Tai So, Haak Ip, Kwai
May Pink, Bosworth N
0
3, Wai Chi, Fay Zee Siu, Salathiel.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Ở Thái Lan các giống chính được trồng ở Haap Yip, Taiso, Wai Chee
(tên địa phương là Baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải được
trồng ở Thái Lan được chia làm 2 nhóm: nhóm vải Nhiệt đới và nhóm vải Á
nhiệt đới. Nhóm vải Á nhiệt đới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các
tỉnh vùng miền trung Thái Lan có các tháng mùa Đông ấm áp. Có khoảng 20
giống thuộc nhóm này; nhóm vải Á nhiệt đới được trồng chủ yếu ở các tỉnh
vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa Đông mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống thuộc
nhóm này. Giống Kom được coi là giống quan trọng của nhóm vải Á nhiệt
đới, giống Hong Huay là giống chủ đạo của vùng Á nhiệt đới (Anupunt và
Sukhvibul, 2003) [43].
Theo Campbell và Ledesma (2003) [44], các nước có tham gia trồng
vải nhưng với diện tích nhỏ và sản lượng thấp là các vùng Florida, Hawaii,
Pueto Rico, California của nước Mỹ; Island; Đài Loan và vùng Nhiệt đới của
Châu Mỹ
Bảng 2.1. Một số giống vải chính trên thế giới
TT
Tên nƣớc
Các giống vải chính
1
Ấn Độ
Shahi, Rose Seented, Calcuttia, Bedana, Longia, China
2
Oxtraylia
Fay Zee Siu, Taiso, Bengal, Waichee, Kwaimay pink
3
Đài Loan
Haakyip, Shakeng

4
Nam Phi
Taiso, Bengal
5
Mỹ
Taiso, Kaimana
6
Thái Lan
Taiso, Waichee, Baidum, Chacapat, Kom
7
Trung Quốc
Fay Zee Siu, Bahlwp, No mai chee, Souey Tung, Taiso
Nguồn: Menzel (1995, 2002)
2.1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sự phân chia các giống còn mang tính chất tương đối.
Theo Trần Thế Tục(1998, 2004) [36], [37], các giống vải của nước ta có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
phân chia theo thời vụ thu hoạch, đặc điểm sinh trưởng hoặc phẩm chất
quả. Xét theo đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất quả, có các nhóm: vải
chua, vải nhỡ, vải thiều; Xét theo thời gian thu hoạch, có các nhóm vải:
chín sớm, chính vụ, chín muộn.
- Nhóm vải chua (hay còn gọi là tu hú): cây cao lớn (khoảng 20 m) lá
to, phiến lá mỏng. Khi ra hoa, chùm hoa vải từ cuống đến nụ hoa đều phủ một
lớp lông đen. Quả thường chín vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Khi chín vỏ
quả mầu đỏ tươi, trọng lượng quả 30 - 50g, vỏ dày, hạt to, cùi mỏng và rất
chua, tỷ lệ cùi chiếm 60 - 65% trọng lượng quả. ở nước ta hiện còn ở các tỉnh
trung du và miền núi nhu Phú Thọ, Hà Tây, Tuyên Quang,…

- Nhóm vải nhỡ: cây to trung bình, tán cây thường cao 5 - 10 m, dạng
trứng, lá thường to, cây sinh trưởng khoẻ, chùm hoa không có lông đen,
nhưng hoa mọc thưa hơn vải chua quả chín muộn hơn nhóm vải chua nhưng
sớm hơn nhóm vải thiều. Quả có trọng lượng trung bình từ 28 - 34 g.
- Nhóm vải thiều: cây có tán hình mâm xôi cao từ 10 - 15m, lá nhỏ,
phiến lá dày bóng, khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với đất có độ pH 5 - 6, khi ra
hoa chùm hoa không phủ lớp lông đen mà có màu trắng vàng, chín chính vụ
(tháng 6). Khối lượng trung bình của quả 18 - 25 g, vỏ quả mỏng, hạt nhỏ, dày
cùi, tỷ lệ ăn được 70 - 80% cùi thơm và ngọt hơn 2 nhóm vải trên.
Trong nước, công tác nhập nội giống cũng đã được tiến hành từ rất lâu.
Vào những năm 1989 – 1992, tập đoàn 7 giống vải có nguồn gốc từ Trung
Quốc, Australia được nhập nội và đưa vào trồng ở Nông trường
quốc doanh Lục Ngạn. Kết quả khảo nghiệm và đánh giá cho thấy, có 3 giống
có triển vọng là Swei Tung, Sum Yee Hong và Fay Zee Siu (Phạm Minh
Cương và cộng sự, 2000) [13].
Năm 1998, Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhập giống vải Bạch Đường
Anh. Năm 2001, tổng công ty rau quả nhập giống Đại Bi Hồng về trồng tại Lục
Ngạn. Các giống này đang được tiếp tục theo dõi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
2.1.3. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây Vải
2.1.3.1. Đặc điểm thực vật học
Rễ: cây vải có bộ rễ rất khoẻ gồm rễ ăn đứng và ăn ngang, bộ rễ ăn
nông, sâu, rộng, hẹp phụ thuộc vào cách nhân giống, đất trồng, nước và chế độ
dinh dưỡng. Vải trồng bằng hạt có bộ rễ ăn sâu (4 – 5m), vai trồng cành chiết
có bộ rễ ăn nông (1,2-1,6m). Rễ vải thường tập trung ở tầng đất canh tác 60
cm, độ lan xa của rễ thường gấp 1,5- 2 lần tán cây, rễ tơ tập trung trong khu
vực hình chiếu của tán cây. Cây vải có khả năng chịu hạn tốt do có bộ rễ có khả

năng hấp thu mạnh. Rễ vải có nấm cộng sinh, nấm này giúp cho rễ hút được
nước, dinh dưỡng trong điều kiện khô hạn.
Thân, cành: cây vải trưởng thành cao từ 10-15 m, tán hình mâm xôi,
hình bán cầu, đường kính tán 8-10 m. Thân có đường kính lớn, vỏ nhẵn, mầu
tối, gỗ mầu nâu. Cây vải một năm ra 3-4 đợt lộc, trong đó đợt lộc thu là quan
trọng nhất, nó chính là cành mẹ để phân hoá mầm hoa và ra hoa kết quả cho
năm sau.
Lá vải: lá kép lông chim gồm 2-3 đôi, mọc so le, lá chét cứng, dai, có
chất sừng. Cuống lá ngắn, lá có mầu xanh đậm, rìa lá không gợn sóng, nhẵn
bóng, mặt dưới lá màu trắng xám, gân nhẵn không nổi rõ trên lá. Mút lá nhọn,
gốc lá hơi tù, lá non khi mới ra có mầu tím đỏ, khi thành thục màu xanh đậm.
Các giống vải khác nhau có hình dạng và màu sắc lá khác nhau. Tuổi thọ của lá
trung bình từ 1-2 năm, tuỳ thuộc vào chế độ nước, nhiệt độ và dinh dưỡng.
Hoa: vải có 3 loại hoa cơ bản: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa
vải rất bé và không có cánh. Hoa đực có khả năng tung phấn để thụ tinh, hoa
cái được thu tinh sẽ phát triển thành quả. Hoa lưỡng tính có khả năng kết quả
được nhưng ít thấy. Hoa cái thường có 2 bầu, sau khi được thụ tinh thường có
một bầu phát triển thành quả.
- Hoa cái: hoa cái phát triển hoàn toàn, gồm 3 bộ phận bầu nhụy, vòi
nhụy và đầu nhụy, đầu nhụy phân hoá khá rõ. Bầu nhụy phát triển thường có 2
– 3 tâm bì. Trong bầu nhụy có phôi châu mọc ngược có thể thụ tinh kết quả.
Khi nhụy đã chín thì đầu nhụy tiết ra dịch dính là thời điểm thụ phấn tốt nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Chỉ nhị của loại hoa này rất ngắn khoảng 0,5 cm chỉ cao bằng bầu nhị bao phấn
to. Hoa cái sau khi thụ phấn, thụ tinh sẽ đậu quả. Với các giống khác nhau, tuổi
cây khác nhau thì tỷ lệ hoa cái cũng khác nhau.
- Hoa đực: thường gọi là ’’hoa giả’’, bao gồm hoa đực và nhuỵ cái hoàn

toàn thái hoá, nhị thoái hoá chỉ còn dấu vết nhị được mọc trên mầm hoa, mỗi
hoa thường có 6-8 nhị. Chỉ nhị dài, bao phấn to, phấn hoa khi chín có mầu
vàng, nhị đực thường có hạt phấn tốt. Hoa đực không tạo thành quả, càng
nhiều hoa đực càng tiêu hao nhiều dinh dưỡng, nên cần có biện pháp giảm tỷ
lệ hoa đực.
- Hoa lưỡng tính: hoa lưỡng tính có nhị đực, nhụy cái cùng phát triển,
nhị có thể tung phấn bình thường, đầu nhụy có thể nứt ra để thụ phấn thụ tinh.
Số lượng hoa lưỡng tính trên cây không nhiều.
- Hoa biến thái (hoa dị hình): có bầu nhụy, bầu nhụy có 1 hoặc nhiều
ngăn sắp thành một hàng hay thành nhiều tầng, đầu nhụy tách đôi hoặc tách
thành nhiều khía, trong đó nhụy chỉ có một tâm bì phát triển bình thường, còn
các tâm bì khác bị thoái hóa và teo đi. Biến thái của nhị cũng biểu hiện đa
dạng, có nhị mọc trên chuỗi nhụy, gối chỉ nhị và bầu nhụy hợp làm một, đầu
cuối bộ phận hợp sinh này mọc ra bao phấn một ngăn. Đoạn cuối bao phấn
thành chỉ nhị. Số nhị của hoa dị hình dao động rộng từ 3-19 cái.
Khả năng ra hoa, tỷ lệ các loại hoa và tỷ lệ đậu quả của các giống khác
nhau có sự
Thông thường, trong cùng một chùm hoa, hoa đực và hoa cái không
cùng nở một lúc, cho nên trong vườn nếu chỉ trồng một giống vải thì tỷ lệ đậu
quả kém. Hoa vải thường nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả ít. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, đặc biệt là điều kiện thời tiết.
Quả: quả vải có nhiều hình dạng khác nhau: hình bầu dục, hình trứng,
hình cầu, hình trái tim , tuỳ từng giống. Khi nhỏ, quả thường có mầu xanh
nhạt, khi chín quả thường có mầu đỏ thẫm, tím hoặc xanh tuỳ từng giống. Quả
vải thường chứa 60 – 70 % là cùi, 20 -46 % là vỏ và hạt. Cùi vải chua hoặc
ngọt pha chua tuỳ từng giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

2.1.3.2. Đặc điểm ra lộc của vải
Điều kiện khí hậu và chế độ chăm sóc khác nhau có ảnh hưởng rất lớn
đến thời gian ra lộc của cây vải.
- Lộc Xuân
Lộc Xuân thường mọc ra từ tháng 2 đến tháng 3, tùy thuộc vào tình
trạng cây khỏe hay yếu, nhiệt độ không khí cao hay thấp, chế độ chăm sóc đầy
đủ hay hạn chế. Cây khỏe mạnh thì lộc thu năm trước ra sớm, cây không có lộc
đông, đến cuối tháng 12 chồi ngọn tích lũy đủ dinh dưỡng nên lộc Xuân ra khá
sớm, phần nhiều phát sinh vào giữa hoặc cuối tháng 1, sau khi có mưa phùn.
Thời gian thành thục đợt lộc Xuân từ 60-70 ngày. Nếu lộc Xuân ra nhiều sẽ
ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng và chất lượng hoa, thậm chí làm cho quả
rụng nhiều do có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa lộc và hoa.
- Lộc Hè
Thời gian phát sinh lộc Hè từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6. Cây non
hoặc cây tơ khi chưa vào thời kỳ cho quả có thể ra từ 1-2 đợt lộc Hè. Thời gian
từ ra lộc Hè đến thành thục dài hay ngắn tùy thuộc vào trạng thái sinh trưởng
của cây, chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết. Thời gian này dài là trên 40
ngày, ngắn khoảng 1 tháng. Có trường hợp lộc non chưa già chắc ngọn đã tiếp
tục nhú đợt lộc mới. Do liên tục sinh trưởng, nếu cung cấp dinh dưỡng không
đầy đủ thì lộc non sẽ ít và yếu.
- Lộc Thu
Thông thường, lộc Thu ra từ thánh 8 đến tháng 10, cũng có khi ra sớm từ
cuối tháng 7, tùy theo từng giống. Lộc Thu là cành quan trọng để năm sau ra
quả. Đối với cây vải kinh doanh, lộc Thu phát sinh đúng lúc sẽ hình thành cành
mẹ tốt, thuận lợi cho việc ra hoa, đậu quả ở thời kỳ sau.
Cây vải tơ khỏe mạnh có thể phát sinh hai đợt lộc Thu vào cuối tháng 7
đến đầu tháng 8 và cuối tháng 9 đến đầu thánh 10 (với vải sơm, các đợt lộc Thu
ra sớm hơn từ 20 đến 30 ngày).
Cây vải trưởng thành thường ra một đợt lộc Thu vào cuối tháng 8-9. Cây
vải chăm sóc kém có khi không ra được lộc Thu. Vì thế, biện pháp kỹ thuật bồi

dưỡng để lộc Thu phát sinh đúng lúc là yếu tố then chốt của công tác quản lý,
chăm sóc cây vải ở thời kỳ kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Thời gian thành thục mỗi đợt lộc thu dài hay ngắn tùy thuộc vào việc áp
dụng các biện pháp chăm sóc như bón phân, tưới nước. Thời gian này ngắn là
28 ngày, dài là trên 40 ngày. Nếu gặp thời tiết không thuận lợi (khô hạn, giá
rét), đợt lộc sẽ không tích lũy đủ dinh dưỡng để tạo hoa, đậu quả.
- Lộc Đông
Lộc non phát sinh từ tháng 11 gọi là lộc Đông. Mùa đông ấm, mưa nhiều thì
cây vải mới tiếp tục ra lộc mới. Lộc Đông sau khi phát sinh thường gặp nhiệt độ
thấp, nên lá non nhỏ, không thể chuyển xanh bình thường. Có khi lá non bị khô héo
hoặc gặp hạn đã ức chế sinh trưởng trở thành càn trơ trụi không lá. Một bộ phận cây
nếu không có lộc Đông có thể phân hóa mầm hoa và ra hoa.
*Tiêu chuẩn cành mẹ tốt
Đối với cây vải trong thời kỳ kinh doanh sau khi thu hoạch, việc chăm
sóc cây đặc biệt là tạo ra các cành mẹ tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
ra hoa, đậu quả, năng suất chất lượng vải năm sau. Chăm sóc lúc này là thúc
đẩy cành lá sinh trưởng và phát triển tốt bằng cách nâng cao hiệu suất quang
hợp, tích lũy nhiều đường bột thúc đẩy phân hóa mầm hoa, tăng khả năng đậu
quả, đảm bảo cho năng suất thu hoạch cao ổn định và chất lượng tốt.
Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998) [24], cành mẹ tốt phải
có những điều kiện sau:
+ Độ lớn cành: đối với các giống vải chín sớm, cành phải sung sức
đường kính ở đoạn giữa cành > 4,5mm, giống chính vụ và giống chín muộn,
đường kính cành ở đoạn giữa cành phải > 4,0mm. Với cây vải lâu năm thì chỉ
số này có thể thấp hơn chút ít.
+ Đối dài cành: giống chín sớm cành thu đợt một dài 15-20cm trở lên,

nếu cành thu có hai đợt thì độ dài của cả hai đợt phải đạt 20-30cm trở lên,
giống chính vụ, chín muộn cành thu một đợt: 12-18cm, cả ha đợt đạt 18-22cm
trở lên.
Lá: sinh trưởng bình thường, thành thục tốt, sung mãn. Giống chín sớm
tốt nhất một cành thu phải có 30 lá/cành, giống chính vụ và muộn chỉ ra một
đợt cành thu phải đạt 21-25 lá/cành (nhiều hơn càng tốt), hai đợt cành thì phải
đạt 40-50 lá/cành trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
+ Không có lộc Đông mọc trên cành.
+ Sự phân bố của cành mẹ đều trên tán cây, số lượng thích hợp.
Như vậy nắm chắc được đặc điểm ra lộc của cây vải sẽ giúp có biện
pháp điều chỉnh thời gian phát sinh, tăng trưởng các đợt lộc tùy theo mục đích
chăm sóc tạo bộ khung tán (thời kỳ kiến thiết cơ bản) hay thúc đẩy ra hoa, đậu
quả thuận lợi (thời kỳ kinh doanh).
Mặt khác thông qua việc sử dụng các biện pháp cắt tỉa, bón phân, tưới
nước giúp cây vải ra hoa, đậu quả ổn định, tránh được ra quả cách năm hay
mất mùa liên tục.
Việc khống chế được tốc độ sinh trưởng và thời gian phát sinh cành mẹ
mùa thu cũng có thể khống chế được thời gian phân hóa mầm hoa, từ đó điều
chỉnh mầm hoa
2.1.4. Các nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh của cây vải
Vải là cây ăn quả Á nhiệt đới, yêu cầu rất chặt chẽ đối với các yếu tố khí
hậu: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng Yếu tố ngoại cảnh tác động trực tiếp đến
sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lương vải.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sinh
trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Nhiệt độ bình quân

năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây vải từ 21 - 25
0
C. Ở nhiệt
độ 4
0
C đối với giống chín sớm và 0
0
C đối với giống chín muộn thì cây ngừng
sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 10
0
C thì khôi phục sinh trưởng,
nhiệt độ từ 10 - 12
0
C cây sinh trưởng chậm, nhiệt độ trên 21
0
C cây sinh
trưởng tốt, ở nhiệt độ 23 - 26
0
C , cây sinh trưởng mạnh nhất.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ và cành lá vải. Khi nhiệt
độ đất từ 10 - 20
0
C, rễ hoạt động mạnh, từ 23 - 26
0
C, rễ hoạt động thích hợp
nhất. Cành lá vải hoạt động mạnh từ 24 - 32
0
C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp đều không có lợi cho mầm cành.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ đực, cái của hoa vải. Ở Trung Quốc
qua phân tích liên tục từ 1978 - 1985 về quan hệ giữa nhiệt độ bình quân ngày
của tháng 1 - 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm đã phát hiện giữa chúng
có mối tương quan nghịch, nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao. Các
kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhiệt độ không khí bình quân thời kỳ ra
hoa có tương quan nghịch với thời gian ra hoa. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh
hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả. Nhiệt độ bình quân hữu
hiệu càng cao thì quả vải sinh trưởng, phát triển càng nhanh và ngược lại
(Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [24]
Theo Vũ Công Hậu (1999) [17] và Trần Thế Tục (1998) [36], nhiệt độ
có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây vải. Những vùng
trồng vải thường có nhiệt độ bình quân 10 – 17
0
C, nhiệt độ thấp nhất không
quá -2
0
C, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây vải là 24 - 29
0
C.
Theo Phạm Văn Côn (2004) [10], nhiệt độ là một trong những nhân tố
khí hậu chính và không điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và
ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng. Với cây vải, khi ra hoa, đậu quả cần
nhiệt độ hơi lạnh và khô, tổng tích ôn khoảng 2.500 – 2.600
0
C. Ở thời kỳ hình
thành chồi hoa (tháng 11, 12), cây vải gặp trời lạnh và khô, đọt hoa ra thoát,
ngược lại trời nóng và ẩm thì cây vải sẽ ra đọt lá. Vào tháng 1, 2, khi hoa nở,

gặp thời tiết tốt, không gặp gió Bắc, mưa phùn kéo dài thì thụ phấn thụ tinh
thuận lợi, đậu quả nhiều. Như vậy, cây vải cần có nhu cầu nhiệt độ thấp trong
một thời gian, cần cho sự phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên, thời gian và nhu cầu
lạnh rất khác nhau giữa các giống. Thông thường cây vải yêu cầu nhiệt độ
thấp từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau tùy theo đặc tính của giống.
Yêu cầu về lƣợng mƣa và độ ẩm:
Lượng mưa thích hợp nhất cho cây vải sinh trưởng phát triển là 1.500
mm/ năm, độ ẩm không khí là 75-85%. Cây vải yêu cầu lượng mưa khác nhau
qua các thời kỳ sinh trưởng. Vải kém chịu úng hơn các cây ăn quả khác như
nhãn, xoài… nhưng có khă năng chịu hạn tốt hơn. Tháng 11-12 cây vải cần có
thời tiết khô và rét để phân hóa mầm hoa. Trong thời gian nở hoa nếu gặp mưa
nhiều sẽ làm cho hoa bị thối, tỷ lệ đậu quả thấp, có thể còn bị mất mùa.

×