Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Mở đầu 2
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích của đề tài 3
3. Giới hạn của đề tài: 3
4. Đối tượng nghiên cứu: 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
Phân2: Nội dung 5
1. Cơ sở lí luận 5
2. Thực trạng của vấn đề 5
3. Giải pháp cho vấn đề 5
4. Lý thuyết áp dụng 6
5. Các hệ quả 6
6. Bài tập minh họa 9
7. Bài tập áp dụng 15
Kiểm nghiệm 16
Phần 3: Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
1
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong xu hướng đổi mới hình thức thi cử như hiện nay của các kỳ thi
quốc gia (tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng) việc giải nhanh, chính
xác các câu hỏi trắc nghiệm khách quan luôn là vấn đề lớn mà bất cứ học sinh
nào cũng muốn tìm ra cho mình hướng giải quyết.
Nhằm giúp các em giải quyết tốt dạng bài tập cơ bản và chiếm một tỉ lệ
khá lớn trong các đề thi tôi đã tổng kết những kinh nghiệm và rút ra một số
kết luận cho bài toán: kim loại phản ứng với axit HNO
3
và H
2
SO
4
đặc nhằm
tiết kiệm tối đa thời gian cho các em học sinh trong việc giải các đề thi và làm
cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung khác.
Tất nhiên đề tài này không khuyến khích các em học sinh học một cách
máy móc, lười tư duy mà chúng có tác dụng kích thích khả năng tư duy, sáng
tạo và nhận định tổng kết một vấn đề nào đó trong học tập bởi để nhớ được
các công thức học sinh cần phải hiểu được công thức và cách xây dựng công
thức đó.
Do lần đầu tiên viết đề tài này và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn!
2
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
II. Mục đích của đề tài:
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập
môn hóa học ở trường phổ thông.
Giúp các em học sinh thi vào các trường đại học – cao đẳng có được
kết quả khả quan nhất.
Giúp đỡ bản thân và đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
III. Giới hạn của đề tài:
- Hướng dẫn học sinh THPT ôn thi tốt nghiệp, luyện thi đại học- cao
đẳng.
- Thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống kiến thức, kỹ năng hóa học THPT chương trình lớp 10, 11, 12
trọng tâm là phản ứng oxi hóa – khử.
Các bài tập hóa học chương trình phổ thông, bài tập trong các đề thi
quốc gia tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng.
Các định luật cơ bản trong hóa học: Định luật bảo toàn nguyên tố, định
luật bảo toàn electron.
V. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu lí luận dạy học và lý luận dạy học hóa học, các tài liệu có
liên quan đến đề tài đặc biệt là lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử về lý
thuyết và bài tập trong cấu trúc chương trình hóa học phổ thông và đề thi tốt
nghiệp THPT, tuyển sinh đại học – cao đẳng từ năm 2007 đến nay.
Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu kỹ về cơ sở lý thuyết phản
ứng của kim loại với axit HNO
3
, H
2
SO
4
đặc trong chương trình hóa học vô cơ
ở trường THPT.
Nghiên cứu sâu vào bản chất của các định luật cơ bản trong hóa học:
Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố.
3
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
2. Phương pháp quan sát.
Quan sát quá trình dạy học hóa học và luyện thi đại học – cao đẳng ở
trường THPT với hình thức thi trắc nghiệm khách quan.
Quan sát quá trình kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng trong các kỳ thi
quốc gia.
3. Nguyên tắc xây dựng.
Trên cơ sở phân loại bài tập hóa học ở trường phổ thông để chia bài tập
thành các mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng
nâng cao mà chủ yếu và mức độ vận dụng và vận dụng nâng cao.
Xây dựng cách giải bài tập trắc nghiệm hóa học theo hướng giải nhanh
trong các đề thi và kiểm tra đánh giá.
4. Tư liệu nghiên cứu.
Đề thi tuyển sinh đại học – cao đẳng từ năm 2007 – năm 2010.
SGK hóa học chương trình THPT cơ bản và nâng cao
Tài liệu tham khảo liên quan đến định luật cơ bản trong hóa học
4
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Trong quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông không chỉ
dừng lại ở việc hướng dẫn các em học sinh học lý thuyết mà còn phải làm bài
tập thông qua việc nắm vững lý thuyết.
Bài tập hóa học phổ thông giúp học sinh yêu thích môn học và tin
tưởng vào năng lực của bản thân.
Giải nhanh các bài tập hóa học là góp phần giúp học sinh rèn luyện khả
năng tư duy và tốc độ giải quyết vấn đề.
Bài tập hóa học phổ thông mô phỏng một số tình huống thực tế của đời
sống mà việc giải nhanh bài tập là công việc mà qua đó kích thích khả năng
tìm tòi, sáng tạo giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.
II. Thực trạng của vấn đề:
Đa số học sinh khi giải bài tập liên quan đến phản ứng oxi hóa – khử
thường cảm thấy bế tắc trong một số điểm như:
- Xác định sản phẩm tạo thành trong các phản ứng oxi hóa – khử.
- Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử
- Xác định chất oxi hóa, chất khử và số mol e nhường, mol e nhận.
- Tính toán một số đại lượng theo yêu cầu của bài toán một cách rườm
rà, máy móc.
- Mất quá nhiều thời gian cho việc xác định các quá trình oxi hóa và
quá trình khử.
III. Giải pháp cho vấn đề:
Hình thành công thức chung cho bài toán oxi hóa khử giúp học sinh
nhận định nhanh các sản phẩm tạo thành.
Tổng kết các quá trình oxi hóa, quá trình khử giúp học sinh dễ dàng xác
định chất oxi hóa, chất khử và nhẩm nhanh mol e nhường và mol e nhận.
Sử dụng các định luật trong hóa học giúp học sinh hiểu rõ và tính toán
các đại lượng theo yêu cầu của bài toán ngắn gọn nhất.
5
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
Rút ngắn tối đa các bước tính toán giúp học sinh tiết kiệm thời gian cho
mỗi bài toán.
IV. Lý thuyết áp dụng:
1. Định lật bảo toàn e trong phản ứng oxi hóa khử:
Trong phản ứng oxi hóa khử tổng số mol e chất khử nhường bằng tổng số mol
e chất oxi hóa nhận.
∑
mol e nhường =
∑
mol e nhận.
2. Định luật bảo toàn nguyên tố trong hóa học:
Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng của một nguyên tố trước và sau
phản ứng được bảo toàn.
∑
m nguyên tố tham gia =
∑
m nguyên tố đó trong sản phẩm
V. Các hệ quả:
* Công thức phản ứng:
Kim loại + Axit
→
Muối + spk + nước
Điều kiện chất tham gia và sản phẩm:
- Xảy ra với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt).
- Muối: Trong đó kim loại có hóa trị cao nhất (*)
1. Áp dụng định luật bảo toàn e.
- Chất nhường electron: Kim loại
Mol e nhường = Mol kl phản ứng x hóa trị kim loại.
- Chất nhận electron: HNO
3
và H
2
SO
4
đặc
Mol e nhận, N
+5
, S
+6
+ e 2.SO
2
(không màu)
1.NO
2
(nâu đỏ)
3.NO (không màu bị hóa nâu)
8.N
2
O (không màu)
10.N
2
(không màu)
8.NH
4
NO
3
(*) Trừ một số trường hợp như Cr, Pb… tuy nhiên phần này ít gặp trong đề thi.
6
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
2. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố.
a. Với axit HNO
3
(1) n
muối
= n
kl phản ứng
(2) m
muối
= m
kl
+ m
NO
3
-
(muối)
(3) n
NO
3
-
(muối)
= mol e nhận = mol e nhường
n
NO
3
-
(muối)
1NO
2
3NO
8N
2
O
10N
2
(4) n
HNO
3
pứ
= n
N(NO
3
-
muối)
+ n
N(Spk)
n
HNO
3
pứ
2NO
2
4NO
10N
2
O
12N
2
10NH
4
+
* Chú ý: Nếu là Mg, Al, Zn phản ứng với axit HNO
3
loãng cần kiểm tra xem
sản phẩm khử có sinh ra NH
4
NO
3
hay không.
Có 3 cách cơ bản để xác định.
- Mol e nhường > mol e nhận chứng tỏ có NH
4
NO
3
Mol e nhường – mol e nhận
n
NH
4
NO
3
=
8
- Cho dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng có khí mùi khai thoát ra
chứng tỏ có NH
4
NO
3
NaOH + NH
4
NO
3
→
NaNO
3
+ NH
3
↑
+ H
2
O
n
NH
4
NO
3
= n
NaOH
= n
NH
3
7
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
- Khối lượng muối nitrat kim loại < khối lượng muối bài cho chứng tỏ có
thêm muối NH
4
NO
3
Muối bài cho – muối nitrat kim loại
n
NH
4
NO
3
=
80
∑
muối = muối nitrat kim loại + NH
4
NO
3
b. Với axit H
2
SO
4
đặc.
(1) m
muối
= m
kl phản ứng
+ m
SO
4
2-
(muối)
Mol e nhận
(2) n
SO
4
2-
(muối)
=
2
(3) n
SO
4
2-
(muối)
= n
SO
2
(4) n
H
2
SO
4
pứ
= n
S(SO4
2-
muối)
+ n
S(Spk)
(5) n
H
2
SO
4
pứ
= 2n
SO
2
* Chú ý:
- Al, Fe, Cr không phản ứng với axit HNO
3
đặc nguội, H
2
SO
4
đặc nguội.
- Các công thức trên chỉ nên áp dụng cho bài toán kim loại phản ứng với từng
loại axit, không nên áp dụng cho bài toán hỗn hợp axit.
c. Với hỗn hợp axit HNO
3
và H
2
SO
4
.
(1) n
NO
3
-
(tạo muối)
= n
HNO
3
– n
N(Spk)
Nếu sinh khí NO: n
NO
3
-
(tạo muối)
= n
HNO
3
– n
NO
(2) n
SO
4
2-
(tạo muối)
= n
H
2
SO
4
– n
SO
2
Nếu không có khí SO
2
sinh ra thì: n
SO
4
2-
(tạo muối)
= n
H
2
SO
4
(3) m
Muối
= m
Klpứ
+ m
NO
3
-
(tạo muối)
+ m
SO
4
2-
(tạo muối)
8
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
VI. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài số 1: Cho m gam Al hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO
3
thì thấy
thoát ra 11.2 lít khí A gồm ba khí N
2
, NO, N
2
O có tỉ lệ số mol tương ứng là
2: 1: 2. Giá trị của m là:
A. 2,7 B. 16,8 C. 3,51 D. 35,1
Cách 1: Giải theo định luật bảo toàn e thông thường.
Tóm tắt:
Al
3
HNO
→
Al(NO
3
)
3
+ N
2
+ NO + N
2
O + H
2
O
m gam 0,2 0,1 0,2
Quá trình nhường:
Al
→
Al
3+
+ 3e
x 3.x (mol)
Quá trình nhận:
N
+5
+ 3e
→
N
+2
3.0,1 0,1
2N
+5
+ 8e
→
2N
+1
8.0,2 0,2
2N
+5
+ 10e
→
N
2
0
10.0,2 0,2
Theo định luật bảo toàn e: 3x = 3.0,1 + 8.0,2 + 10.0,2 x = 1,3
Khối lượng của nhôm phản ứng là: 35,1 gam Phương án: D
Cách 2: Giải theo định luật bào toàn e thu gọn:
Tóm tắt:
Al
3
HNO
→
Al(NO
3
)
3
+ N
2
+ NO + N
2
O + H
2
O
m gam 0,2 0,1 0,2
- Nhìn vào sơ đồ tóm tắt bài toán và những công thức kinh nghiệm trong phần
lí thuyết dễ dàng thấy để tính m chỉ cần vận dụng định luật bảo toàn e.
Mol e nhường = Mol e nhận
3n
Al
= 3n
NO
+ 8n
N
2
O
+ 10n
N
2
n
Al
= 1,3 mol m
Al
= 35,1 gam (Phương án: D)
Nhận xét:
-Đa số học sinh học khá sẽ giải được theo cách này cũng khá nhanh nhưng
vẫn tốn nhiều thời gian do viết quá nhiều.
- Học sinh hay nhầm lẫn tỉ lệ ở quá trình nhận thứ 2.
- Thường thì học sinh không dám làm theo công thức vì sợ không nhớ được
công thức đó là do học sinh học tập không chịu nhìn lại vấn đề để rút ra kinh
nghiệm cho bản thân.
9
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
- Nếu làm thuần thục công thức đối với câu này chỉ cần khoảng tối đa 10s là
giải xong.
Bài số 2: Trích đề thi ĐH khối A năm 2007
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO
3
, thu
được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO
2
) và dung dịch Y (chỉ
chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H
2
bằng 19. Giá trị của V là:
A. 3,36. B. 2,24. C. 5,60. D. 4,48.
Cách 1: Giải theo định luật bảo toàn e.
Tóm tắt:
Đặt mol Fe = Cu = x mol 56x + 64x = 12 x = 0,1
Bằng phương pháp đường chéo dễ thấy n
NO
= n
NO
2
= a mol
Quá trình nhường:
Fe
→
Fe
3+
+ 3e
0,1 3.0,1
Cu
→
Cu
2+
+ 2e
0,1 2.0,1
Quá trình nhận:
N
+5
+ 1e
→
N
+4
1.a a
N
+5
+ 3e
→
N
+2
3.a a
Theo định luật bảo toàn e:
3.0,1 + 2.0,1 = 1.a + 3.a a = 0,125
Thể tích khí NO và NO
2
là V = 0,125.2.22,4= 5,6 lít Phương án C
Cách 2: Giải theo công thức
Đặt mol Fe = Cu = x mol 56x + 64x = 12 x = 0,1
Bằng phương pháp đường chéo dễ thấy n
NO
= n
NO
2
= a mol
Theo định luật bảo toàn e:
3n
Fe
+ 2n
Cu
= 1n
NO
2
+ 3n
NO
n
NO
2
= n
NO
= 0,125 V= 5,6 lít
10
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
Nhận xét:
- Nếu học sinh giải theo phương trình phản ứng thì rất dài và việc cân bằng
phản ứng mất nhiều thời gian.
- Nếu giải theo định luật bảo toàn e thông thường thì phải viết quá trình
nhường và nhận mất thời gian mà không hiệu quả.
Bài số 3: Trích đề thi ĐH khối B 2009
Cho hỗn hợp chứa 0,15 mol Cu và 0,15 mol Fe phản ứng vừa đủ với dung
dịch HNO
3
được 0,2 mol khí NO sản phẩm khử duy nhất. Tổng khối lượng
các muối sau phản ứng là:
A. 64,5 gam B. 40,8 gam C. 51,6 gam D. 55,2 gam
Cách 1: Giải theo phương trình phản ứng.
Khi cho Fe và Cu vào dung dịch axit HNO
3
vừa đủ các phản ứng có thể xảy
ra là:
Fe + 4HNO
3
→
Fe(NO
3
)
3
+ NO + 2H
2
O
3Cu + 8HNO
3
→
3Cu(NO
3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O
Fe + 2Fe(NO
3
)
3
→
3Fe(NO
3
)
2
Cu + 2Fe(NO
3
)
3
→
2Fe(NO
3
)
2
+ Cu(NO
3
)
2
Như vậy sau phản ứng có thể chỉ tạo ra Fe(NO
3
)
3
và Cu(NO
3
)
2
hoặc tạo ra
Fe(NO
3
)
2
và Cu(NO
3
)
2
hoặc có thể là Fe(NO
3
)
2
, Fe(NO
3
)
3
và Cu(NO
3
)
2
.
Theo định luật bảo toàn e thấy 2.n
Cu
+ 2n
Fe
= 3n
NO
Chỉ có Fe(NO
3
)
2
và Cu(NO
3
)
2
.
Sơ đồ hợp thức Fe
→
Fe(NO
3
)
2
0,15 0,15 mol
Cu
→
Cu(NO
3
)
2
0,15 0,15 mol
Khối lượng muối thu được = m
Fe(NO
3
)
2
+ m
Cu(NO
3
)
2
= 55,2 gam
Cách 2: Giải theo công thức.
Dễ thấy axit vừa đủ nên hỗn hợp kim loại phải tan hết
n
NO
3
-
(tạo muối)
= 3NO = 0,6 mol
m
Muối
= m
Kl
+ m
NO3
-
(tạo muối)
m
Muối
= 0,15.56 + 0,15.64 + 0,6.62 = 55,2 gam (Phương án D)
Nhận xét:
- Nếu giải theo cách 1 bắt buộc phải xác định xem muối sau phản ứng gồm có
muối nào cũng có thể vận dụng định luật bảo toàn e để xác định được.
11
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
- Nếu bài toán tạo ra cả ba muối thì việc tính toán trở nên phức tạp hơn nhiều.
- Giải theo cách 2 không cần quan tâm muối sinh ra là muối nào.
Bài số 4: Trích đề thi tuyển sinh ĐH năm 2009
Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO
3
dư sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO ở đktc và dung dịch X. Khối lượng muối
khan thu khi làm bay hơi dung dịch X là:
A. 8.88 gam B. 13,92 gam C. 6,52 gam D. 13,32 gam
Bài giải
Dễ dàng tính được n
Mg
= 0,09 mol, n
NO
= 0,04 mol
Do axit dư nên Mg sẽ tan hết
Ta có 2n
Mg
> 3n
NO
tức mol nhường > mol nhận vậy sau phản ứng có
muối NH
4
NO
3
Mol e nhường – mol e nhận
n
NH
4
NO
3
= = 0,0075 mol
8
Sơ đồ hợp thức
Mg
→
Mg(NO
3
)
2
0,09 0,09
m
Muối
= 148.0,09 + 80.0,0075 = 13,92 Phương án B
Bài số 5: Trích đề thi tuyển sinh ĐH 2009
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO
3
1M, đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung
dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 3,20. C. 1,92. D. 0,64.
Bài giải
n
HNO
3
= 0,4 mol n
Fe
= 0,12 mol
Áp dụng công thức n
HNO
3
= 4n
NO
Mol NO tối đa là 0,1 mol
Mol e nhận tối đa là 0,3 mol
Nếu sau phản ứng tạo muối Fe
3+
thì mol e nhường tối đa = 3Fe = 0,36 mol
Mol e nhường > mol e nhận Sau phản ứng có cả Fe
2+
và Fe
3+
Quy đổi hỗn hợp thành Fe và Cu với dung dịch HNO
3
vừa đủ để tạo ra Fe
2+
và Cu
2+
Áp dụng định luật bảo toàn e
2n
Fe
+ 2n
Cu
= 3n
NO
2. 0,12 + 2n
Cu
= 3.0,1
n
Cu
= 0,03 m
Cu
= 1,92 gam (C)
Bài số 6: Trích đề thi ĐH khối B 2008
Thể tích dung dịch HNO
3
1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn
một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử
duy nhất là NO).
12
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
A. 0,8 lít. B. 1,0 lít. C. 1,2 lít. D. 0,6 lít.
Bài giải
Thể tích axit HNO
3
tối thiểu để hòa tan hỗn hợp là lượng axit cần oxi
hóa Fe
→
Fe
2+
, Cu
→
Cu
2+
Áp dụng định luật bảo toàn e:
2n
Fe
+ 2n
Cu
= 3n
NO
2.0,15 + 2.0,15 = 3n
NO
n
NO
= 0,2
n
HNO
3
= 4n
NO
= 4. 0,2 = 0,8 mol Phương án A
Bài số 7: Trích đề tuyển sinh ĐH 2010
Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H
2
SO
4
(tỉ lệ x : y =
2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối
sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là.
A. 2x. B. 3x. C. 2y. D. y.
Bài giải
Do sắt tan hoàn toàn và chỉ có muối sunfat trong dung dịch chứng tỏ axit và
sắt phản ứng hết.
Nếu sinh sản phẩm khử là H
2
n
Fe
: n
H
2
SO
4
= 1: 1 axit dư (không phù hợp)
Nếu sinh sản phẩm khử là SO
2
và Fe
→
Fe
3+
thì n
Fe
: n
H
2
SO
4
= 2 : 3 sau
phản ứng có cả Fe
2+
và Fe
3+
n
H
2
SO
4
pứ
= 2n
SO
2
= mol e nhận = mol e nhường = y Phương án D
Nhận xét:
- Đây là bài tập khó thường học sinh bị nhầm lẫn vào đáp án A hoặc B.
- Đề làm tốt bài tập này cần nắm vứng tỉ lệ của phản ứng và tỉ lệ mol của
H
2
SO
4
và SO
2
.
Bài số 8: ( Trích 16 phương pháp và kỹ thuật giải nhanh bài tập Hóa học)
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 9,75 gam Zn và 2,7 gam Al vào 200 ml dung
dịch chứa đồng thời HNO
3
2,5M và H
2
SO
4
0,75M chỉ thu được khí NO sản
phẩm khử duy nhất và dung dịch muối chỉ gồm các muối. Cô cạn dung dịch
thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 57,85 g B. 52,65 g C. 45,45 g D. 41,25 g
Bài giải
Sau phản ứng kim loại tan hết, dung dịch chỉ có muối nên axit phản ứng vừa
đủ
Dễ dàng tính được n
HNO
3
= 0,5 mol; n
H
2
SO
4
= 0,15 mol
Áp dụng bảo toàn e: 2n
Zn
+ 3n
Al
= 3n
NO
n
NO
= 0,2 mol
13
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
n
NO
3
-
(tạo muối)
= n
HNO
3
– n
NO
= 0,5 – 0,2 = 0,3 mol
n
SO
4
2-
(tạo muối)
= n
H
2
SO
4
= 0,15 mol
m
Muối
= m
Kl
+ m
NO
3
-
(tạo muối)
+ m
SO
4
2-
(tạo muối)
m
Muối
= 9,75 + 2,7 + 62.0,3 + 96.0,15 = 45,45 gam (Phương án C)
Nhận xét :
- Nếu nắm vững công thức tính bài này chỉ cần 10 – 15s là giải được.
- Thường học sinh không thấy có khí SO
2
nghĩ rằng H
2
SO
4
không phản ứng.
Bài số 9 : (Trích Hóa học và ứng dụng)
Cho 13,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Mg tác dụng với oxi dư thu được
20,12 gam hỗn hợp 3 oxit. Nếu cho 13,24 gam hỗn hợp X tác dụng với dung
dịch HNO
3
dư thu được dung dịch Y và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô
cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan:
A. 64,33 B. 66,56 C. 80,22 D. 82,85
Bài giải
Cùng khối lượng hỗn hợp Al, Cu, Mg khi tác dụng với oxi dư và với HNO
3
thì mol e nhường là bằng nhau, vậy mol e nhận cũng bằng nhau.
Phản ứng với oxi: Mol e nhường = mol e nhận = 4n
O
2
= 0,86
Phản ứng với HNO
3
dư: Mol e nhường = mol e nhận = 3n
NO
n
NO
3
-
(tạo muối)
= 3n
NO
= 4n
O
2
= 0,86
m
Muối
= m
Kl
+ m
NO
3
-
(tạo muối)
= 13,24 + 62.0,86 = 66,56 gam
Bài số 10 : Trích đề thi tuyển sinh CĐ 2010
Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư
dung dịch HNO
3
. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít
một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam
muối khan. Khí X là:
A. NO
2
B. N
2
O C. NO D. N
2
Bài giải
n
Mg
= 0,28 mol; n
MgO
= 0,02 mol; n
Khí
= 0,04 mol
Tổng mol nguyên tố Mg trong hỗn hợp là: n
Mg
= n
Mg
+ n
MgO
= 0,3 mol
Mg
→
Mg(NO
3
)
2
0,3 0,3 mol
m
Mg(NO
3
)
2
= 0,3 . 148 = 44,4 gam < m
Muối
theo đề bài.
Còn có muối NH
4
NO
3
: m
NH
4
NO
3
= 46 – 44,4 = 1,6 gam
n
NH
4
NO
3
= 0,02 mol
14
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
Áp dụng định luật bảo toàn e:
2n
Mg
= 8n
NH4
+ + e.n
Khí
2. 0,28 = 8. 0,02 + e.0,04
e = 10 (phương án D.)
VII. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp Fe, Cu tỉ lệ 1:2 về số mol bằng
HNO
3
thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO, NO
2
và dung dịch Y chỉ chứa
hai muối và axit dư. Tỉ khối của X so với H
2
bằng 19. Giá trị của V là:
A. 3,36 B. 2,24 C. 4,48 D. 7,84
Câu 2: Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp Al và Mg trong thể tích vừa đủ 500 ml
dung dịch axit HNO
3
thu được dung dịch A và và 3,136 lít hỗn hợp hai khí
không màu ở đktc có khối lượng 5,18g trong đó một khí bị hóa nâu trong
không khí. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 55,18 gam B. 33,48 C. 76,88 D. 54,18
Câu 3: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào hai lít dung dịch HNO
3
phản ứng vvừa
đủ thu được 1,792 lít khí X đktc gồm N
2
và NO
2
có tỉ khối so với He bằng
9,25. Nồng độ mol của HNO
3
trong dung dịch đầu là:
A. 0,28M B. 1,4M C. 1,7M D. 1,2M
Câu 4: Hòa tan 14,8 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch hỗn hợp
HNO
3
và H
2
SO
4
đặc nóng thu được 10,08 lít khí NO
2
và 2,24 lít khí SO
2
đktc. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5,6 gam B. 8,4 gam C. 18 gam D. 18,2 gam
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al
lượng vừa đủ 100 dung dịch Y gồm HNO
3
4M và H
2
SO
4
7M đặc thu được
0,1 mol mỗi khí SO
2
, NO, N
2
O. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
A. 77,6g B. 67,7 g C. 76,7 g D. 77,7g
Câu 6: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO
3
0,8M và H
2
SO
4
0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra V lít khí
NO sản phẩm khử duy nhất ở đktc.V có giá trị là:
A. 0,746 lít B. 0,448 lít C. 1,792 lít D. 0,672 lít
Câu 7: Hòa tan 6,4 gam Cu vào 120 ml dung dịch hỗn hợp HNO
3
1M và
H
2
SO
4
0,5M thu được dung dịch A và V lít khí NO duy nhất. Thể tích khí
NO và khối lượng muối khan thu được là:
A. 1,344 và 11,52 g B. 1,344 và 15,24 g
C. 1,343 và 14,25 g D. 1,234 và 13,24 g
15
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
Câu 8: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO
3
loãng,
thu được 940,8 ml khí N
x
O
y
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối
với H
2
bằng 22. Khí N
x
O
y
và kim loại M là
A. N
2
O và Fe. B. NO
2
và Al. C. N
2
O và Al. D. NO và Mg.
KIỂM NGHIỆM
Qua một số kinh nghiệm tôi đã tổng hợp trong đề tài mà tôi vừa trình
bày được áp dụng trong năm học vừa qua tôi thấy học sinh có sự biến chuyển
rõ rệt trong việc giải bài tập hóa học và có kết quả rất khả quan.
- Khi chưa hướng dẫn học sinh giải bài tập rất yếu và mất nhiều thời gian.
- Sau khi được hướng dẫn thì đại đa số học sinh đều giải được bài tập và
nhiều em đã giải rất nhanh.
Kết quả kiểm tra được thống kê trong bảng sau
Năm học Lớp Kiểm tra Số bài Số bài đạt Tỉ lệ
2009 – 2010 12A01 Trước khi hướng dẫn 48 15 31,2%
Sau khi hướng dẫn 48 35 72,9%
2010 - 2011 12A02 Trước khi hướng dẫn 44 10 22,7%
Sau khi hướng dẫn 44 31 70,4%
2010 - 2011 12A09 Trước khi hướng dẫn 43 5 11,6%
Sau khi hướng dẫn 43 20 45,4%
16
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
PHẦN 3: KẾT LUẬN
I Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất hứng thú với việc học tập
môn hóa học và giải bài tập hóa học, việc giải nhanh bài tập dựa trên những
nhận định tổng quát giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn
khắc sâu hơn kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy của học sinh thông qua
bài tập hóa học.
Căn cứ vào thực trạng của học sinh hiện nay theo tôi giáo viên cần tự
học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và cần trao đổi kinh nghiệm với nhau để
tìm ra những phương cách tốt nhất giúp học sinh ngày càng học tốt môn hóa
học ở trường phổ thông.
II. Phát triển đề tài.
Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh của đề thi
tuyển sinh ĐH – CĐ, nội dung kiến thức và hệ thống bài tập hóa học ở trường
phổ thông.
Trong tương lai tôi sẽ phát triển đề tài này cho các chuyên đề khác như
oxit, muối phản ứng với axit HNO
3
, H
2
SO
4
đặc… nhằm giúp các em học sinh
làm tốt đề thi trong các kỳ thi quốc gia.
Do thời gian còn hạn chế và kinh nghiệm bản thân chưa nhiều nên khi
viết đề tài này chắc chắn không thể tránh khối những thiếu sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô và bạn đọc để đề tài này
ngày càng hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn
Krông Năng, Ngày 01 tháng 03 năm 2011
17
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề thi tuyển sinh vào các trường ĐH – CĐ từ năm 2007 – 2010.
2. Sách giáo khoa hóa học 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao.
3. 16 phương pháp và kỹ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học – Phạm
Ngọc Bằng chủ biên.
4. Tạp chí hóa học và ứng dụng số ra năm 2010
5. Website: TVTL.violet.vn và ebookhere.vn
18
Samaccat Gv: Nguyeãn Vaên Sôn
1. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
2. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ
19