Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành và sửa chữa bơm nps 6535-500. tính toán chon bơm nps 6535-500 cho giàn msp3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 55 trang )

Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế của đất nước ta trong những năm gần đây đã có những
bước tiến vượt bậc với sự tăng trưởng luôn được duy trì ổn định ở mức
tương đối cao.
Đóng góp một phần không nhỏ vào các thành tựu phát triển đó, ngành
công nghiệp dầu khí Việt Nam và điển hình là xí nghiệp LDDK
“Vietsovpetro” là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước.
Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là một đơn vị đứng đầu
trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí hiện nay. Vùng hoạt
động chủ yếu là thềm lục địa phía Nam Việt Nam và hiện nay mở rộng hợp
tác sang các địa bàn như Liên Bang Nga, Mianmar, Tunizia. Từ khi Xí nghiệp
liên doanh dầu khí Vietsovpetro đưa mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng vào khai thác,
tính đến 25 tháng 9 năm 2008 đạt sản lượng dầu thô tấn thứ 175 triệu.
Hiện nay liên doanh dầu khí “ Vietsovpetro” đang khai thác dầu trên 3
mỏ chính là Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng. Ở mỏ Bạch Hổ có 11 giàn cố định
và một số giàn nhẹ và là mỏ chiếm phần lớn sản lượng sản phẩm khai thác
trong liên doanh. Để phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu
khí, đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải có một hệ thống trang thiết bị phù
hợp với điều kiện của khu mỏ, để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các thiết bị
máy móc phục vụ cho ngành dầu khí rất đa dạng, trong đó máy bơm ly tâm
được sử dụng rộng rãi rong
Xí nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và vận chuyển dầu do
những tính năng ưu việt của nó: Kết cấu đơn giản, an toàn khi sử dụng, giải
điều chỉnh lớn
Là một sinh viên khoa thiết bị dầu khí và công trình - Trường Đại học
Mỏ - Địa chất, em rất tâm huyết với thiết bị vận chuyển dầu, cụ thể là máy
bơm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 đang được sử dụng rất rộng rãi trong
công tác vận chuyển dầu trên công trình biển tại XNLD “Vietsovpetro”.
Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành
công nghiệp dầu khí nước nhà. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu, thu thập


Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 1 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
tài liệu và được sự đồng ý của bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, Khoa
Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, em được giao đồ án với đề tài:
“Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành và sửa chữa
bơm NPS 65/35-500. Tính toán chon bơm NPS 65/35-500 cho giàn MSP3”
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Nguyễn Thị Hải Yến bộ
môn Thiết bị dầu khí và Công trình cùng các thầy cô trong bộ môn Thiết bị
dầu khí và Công trình, các bạn đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành bản đồ án
tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức thực tế, kiến thức
bản thân, thời gian thực tập và nguồn tài liệu còn hạn chế nên đồ án không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn bè để xây dựng bản đồ án hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
SINH VIÊN
NGUYỄN TRỌNG HUY
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 2 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN DẦU VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI
MÁY BƠM LY TÂM TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH DẦU KHÍ
“VIETSOVPETRO”
1.1. Công tác vận chuyển dầu
Hiện tại cũng như từ hơn thập niên trước đây, xí nghiệp liên doanh
"VIETSOVPETRO" đã và đang tiến hành khoan và khai thác dầu khí chủ yếu
ở trên hai vùng mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng nằm ở vùng biển thềm lục địa phía
Nam -Việt Nam. Do vị trí địa lý của các vùng mỏ nằm cách xa đất liền hơn
100km, nên tất cả các công đoạn công nghệ khoan, khai thác, vận chuyển và
tồn trữ dầu khí đều diễn ra trên biển, trên các giàn cố định, giàn nhẹ và tàu
chứa dầu. Tất cả các đường ống chính, chủ yếu dùng trong công tác vận

chuyển dầu khí đều nằm chìm dưới biển. Điều đó đòi hỏi công tác vận chuyển
dầu khí của chúng ta phải đạt được sự an toàn và độ tin cậy cao hơn nhiều lần
so với ở đất liền.
Trong khu vực mỏ Bạch Hổ, dầu khai thác trên các giàn được vận
chuyển đến 2 trạm tiếp nhận (tàu chứa dầu - FSO-1 và FSO-2) :
Trạm tiếp nhận phía Nam FSO-1: Ở đây tiếp nhận dầu vận chuyển đến
từ 2 điểm là MSP-1và giàn công nghệ trung tâm số 2 (CPP-2) cùng với các
giàn nhẹ (БК 1,2,3,4,5,6,7) chuyển đến. Đây là 2 điểm vận chuyển dầu quan
trọng nhất, có khối lượng vận chuyển lớn nhất. Từ CPP-2 có đường ống vận
chuyển dầu nối với MSP-1 và khu vực mỏ Rồng. Từ MSP-1 có đường ống
vận chuyển dầu nối với MSP-3, MSP-4 và MSP-8 và thông qua các điểm
trung chuyển tại MSP-6 và MSP-8 nối với trạm tiếp nhận phía Bắc FSO - 2.
Trạm tiếp nhận phía Bắc FSO-2 : Tiếp nhận dầu vận chuyển đến từ 2
điểm trung chuyển là MSP-6 và MSP-8. Từ MSP-6 có đường ống vận chuyển
dầu nối với MSP-4, và thông qua đó nối với MSP-3, MSP-5, MSP-7, MSP-8,
MSP-10 Từ MSP-8 có đường ống vận chuyển dầu nối với MSP-4, MSP-1,
MSP-9, MSP-11. Trạm tiếp nhận FSO -2 chủ yếu tiếp nhận dầu từ các giàn
MSP-4, MSP-5, MSP-3, MSP-6, MSP-7, MSP-8, MSP-9, MSP-10, MSP-11.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 3 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Trong khu vực mỏ Rồng có trạm tiếp nhận dầu FSO-3. Giữa các trạm
tiếp nhận dầu FSO -1, FSO -2, FSO -3 có mối liên hệ với nhau thông qua
nhiều điểm trung chuyển.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác vận chuyển dầu
Một đặc điểm nữa có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến công tác vận
chuyển dầu trong khu vực mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng là các tính chất lý, hóa
đặc trưng của nó. Tuy nhiên ở đây chỉ xem xét đến một số tính chất cơ bản, có
ảnh hưởng quan trọng trực tiếp đến công tác vận chuyển, tồn trữ chứ không
thể đi sâu vào các tính chất công nghệ hóa dầu cùng tính thương phẩm của
chúng. Đối với công tác vận chuyển, tồn trữ dầu thì những tính chất lý, hóa

sau đây là đặc biệt quan trọng :
1.2.1.Khối lượng riêng
Hiện nay dầu thô của chúng ta khai thác được chủ yếu tập trung ở các
tầng sản phẩm Mioxen hạ, Oligen hạ và tầng móng kết tinh. Chúng thuộc loại
dầu nhẹ vừa phải, khối lượng riêng nằm trong khoảng giới hạn (0,83 ÷
0,85).103kg/m
3
. Dầu thô ở khu vực mỏ Bạch Hổ có khối lượng riêng khoảng
0,8319.103kg/m
3
(38o6API), đó là một thuận lợi đối với công tác vận chuyển
dầu, bởi vì mặc dù theo công thức tính lưu lượng của bơm Q= CmПDb = (ϕ
n
60
=
Dn) π. D. (K
1
.D) = Kϕ.D3n vào cột áp H=
2 2U
U C
g
ta không thấy có sự
ảnh hưởng nào của khối lượng riêng chất lỏng công tác, nhưng nó lại ảnh
hưởng đáng kể đến công suất thủy lực (NTL) của các máy bơm: NTL = G.H
= (ρ.g.Q).H. Điều đó có nghĩa là nếu nhỏ, việc cung cấp năng lượng (điện
năng) cho các trạm bơm vận chuyển dầu giảm đáng kể .
1.2.2.Độ nhớt µ
Độ nhớt là khả năng của chất lỏng có thể chống lại được lực trượt (lực
cắt), nó được biểu hiện dưới dạng lực ma sát trong (nội ma sát) khi có sự
chuyển dịch tương đối của các lớp chất lỏng kề nhau. Bởi vậy độ nhớt là tính

chất đặc trưng cho mức độ di động của chất lỏng. Độ nhớt của chất lỏng thay
đổi trong một phạm vi rộng theo nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì giảm và ngược
lại. Ngoài ra, khi áp suất tăng thì độ nhớt của chất lỏng cũng tăng, trừ một và
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 4 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
chất lỏng đặc biệt như nước. Khi vận chuyển dầu, chúng ta phải đưa chúng
vào trạng thái chuyển động, muốn vậy phải đặt vào chúng một lực nhất định
bằng sự tác dụng của các cánh bơm. Chuyển động của chất lỏng chỉ xuất hiện
khi ứng suất ma sát vượt quá một giới hạn nào đó, gọi là ứng suất trượt ban
đầu. Như vậy, rõ ràng là độ nhớt của chất lỏng công tác ảnh hưởng rất lớn đến
dòng chuyển động của nó, mặc dù trong các công thức tính toán cơ bản của
các máy bơm dùng để vận chuyển chất lỏng (dầu thô) này không có mặt trực
tiếp của đại lượng, nhưng chính nó là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất gây
nên tổn thất của dòng chảy. Càng lớn thì tổn thất thủy lực của dòng chảy càng
lớn, làm tăng tổn thất công suất và giảm lưu lượng của các máy bơm .
1.2.3.Ảnh hưởng của các tính chất lý, hóa khác
Dầu thô của chúng ta là loại sạch, chứa rất ít các độc tố, các kim loại
nặng như chì(1,39ppm), Vanadium(0,46ppm), Magiê(7,270ppm), Lưu huỳnh
(0,005% trọng lượng ). Đây là một điều tốt cho hệ thống vận chuyển dầu cũng
như hệ thống công nghệ của chúng ta . Tuy nhiên, từ kết quả phân tích phần
cặn( chiếm một tỷ lệ khá cao, đến 21,5% trọng lượng đối với dầu thô Bạch
Hổ) có nhiệt độ sôi trên 500°C trong quá trình chưng cất chân không, ta thấy
dầu thô của chúng ta chứa hàm lượng Parafin rắn khá cao, đến 44,12%trọng
lượng (phần cặn), điều đó làm giảm tính linh động của chúng ở nhiệt độ thấp,
và ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Chính sự có mặt của Parafin với hàm
lượng lớn làm cho nhiệt độ đông đặc của dầu thô tăng lên. Đối với dầu thô
khu vực mỏ Bạch Hổ, nhiệt độ đông đặc ở mức khá cao, đến 33°C. Đây thực
sự là một trở ngại lớn cho hệ thống vận chuyển dầu của chúng ta bởi chúng
rất dễ làm tắc nghẽn các tuyến đường ống, nhất là ở tại các điểm nút hoặc tại
các tuyến ống ở xa trạm tiếp nhận và có lưu lượng thông qua thấp, hoặc

không liên tục mà bị gián đoạn trong một thời gian lâu. Đấy chính là nhược
điểm căn bản trong tính chất lý, hoá của dầu thô Việt Nam, và việc xử lý,
khắc phục chúng đòi hỏi cả một quá trình công nghệ phức tạp và tốn kém .
Để cải thiện các tính chất lý hóa của dầu, phục vụ cho công tác vận
chuyển, tồn trữ chúng, người ta sử dụng nhiều biện pháp nhằm làm giảm độ
nhớt hoặc gia nhiệt cho chúng để chống sự đông đặc làm tắc nghẽn đường
ống của dầu. Ví dụ, bằng phương pháp cấy vi sinh vào môi trường nước ép
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 5 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
vỉa, người ta đã làm tăng tối đa các quá trình phản ứng men ôxy hóa
hydrocacbon của dầu có độ nhớt cao, điều đó làm tăng khả năng thu hồi dầu ở
các tầng sản phẩm và làm tăng được tính lưu biến của chúng .
1.2.4.Ảnh hưởng của yếu tố địa lý, khí hậu, thủy văn
Ảnh hưởng của yếu tố địa lý, khí hậu, thủy văn cũng có sự tác động
không nhỏ đối với công tác vận chuyển và các quá trình công nghệ khai thác
dầu. Vùng biển thềm lục địa phía Nam này chịu ảnh hưởng gió mùa nhiệt đới,
hình thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa có gió Tây - Nam, được đặc trưng bởi lượng mưa lớn và
nhiều sương mù kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10 . Vào mùa này khí
hậu thường nóng, do vậy dầu thô khai thác được khi qua các công đoạn xử lý
công nghệ trên giàn ít bị mất nhiệt, hạn chế được khả năng đông đặc của
chúng .
- Mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió Đông - Bắc
với cường độ lớn, gọi là mùa gió chướng. Trong khoảng thời gian này, hay
xuất hiện những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới với sức gió đến 25÷30m/s,
nhiệt độ không khí giảm xuống rõ rệt. Vì vậy ở các giàn khai thác có các
giếng với sản lượng thấp thường hay xảy ra hiện thượng dầu bị đông đặc,
hoặc chí ít thì tính linh động của dầu cũng giảm xuống rõ rệt, gây khó khăn
cho việc vận chuyển dầu . Đó là chưa kể đến những sự cố bất thường xảy đến
cho tuyến vận chuyển dầu (tắc nghẽn, gẫy vỡ đường ống) và các trạm tiếp

nhận cũng thường hay xảy ra trong mùa thời tiết không mấy thuận lợi này.
Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới, độ ẩm không khí lớn, và môi
trường biển này hoàn toàn có hại đến tuổi thọ, độ bền của máy móc, thiết bị
công nghệ cũng như các tuyến đường ống vận chuyển dầu . Các cấu trúc, kết
cấu kim loại của máy móc thiết bị công nghệ ngoài việc chịu tải trọng lớn khi
làm việc, còn chịu tác động ăn mòn với cường độ lớn do môi trường biển gây
ra. Trong thực tế, có trên 50% các trường hợp sự cố đối với cac đường ống
ngầm vận chuyển dầu là do tác động của ăn mòn kim loại . Vì vậy, khi tính
toán thiết kế, lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ trên các công trình biển,
phải nên đặt điều kiện làm việc này (môi trường biển, độ ẩm lớn, khí hậu
nhiệt đới ) lên làm ưu tiên hàng đầu.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 6 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
1.3. Các loại máy bơm ly tâm sử dụng trong công tác vận chuyển
dầu trên giàn khai thác
Bơm ly tâm là loại máy thủy lực cánh dẫn, trong đó việc trao đổi năng
lượng giữa máy với chất lỏng (gọi là chất lỏng công tác) được thực hiện bằng
năng lượng thủy động của dòng chảy qua máy . Bộ phận làm việc chính của
bơm ly tâm là các bánh công tác trên đó có nhiều cánh dẫn để dẫn dòng chảy .
Biên dạng và góc bố trí của các cánh dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành
phần vận tốc của dòng chảy nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc trao đổi
năng lượng của máy với dòng chảy. Khi bánh công tác của bơm ly tâm quay
(thường là với số vòng quay lớn đến hàng ngàn vòng trong 1 phút), các cánh
dẫn của nó truyền cơ năng nhận được từ động cơ (thường là động cơ điện)
cho dòng chất lỏng đi qua nó tạo thành năng lượng thủy động cho dòng chảy.
Nói chung năng lượng thủy động của dòng chảy bao gồm 2 thành phần chính:
động năng (V
2
/2g) và áp năng (P/γ), và chúng có mối liên quan mật thiết với
nhau. Trong quá trình làm việc của máy, sự biến đổi động năng bao giờ cũng

kéo theo sự biến đổi của áp năng. Tuy nhiên đối với máy thủy lực cánh dẫn
như bơm ly tâm, đối với mỗi loại kết cấu máy cụ thể, sự biến đổi áp năng chỉ
đạt đến một giới hạn nhất định. Nó khác với máy thủy lực thể tích. Ở máy
thủy lực thể tích, năng lượng trao đổi của máy với chất lỏng có thành phần
chủ yếu là áp năng, còn thành phần động năng không đáng kể. Còn ở máy
thủy lực cánh dẫn như bơm ly tâm, năng lượng cột áp chỉ tăng đến mức cần
thiết, còn lại toàn bộ năng lượng thủy động của dòng chảy nhận được từ máy
biến thành động năng. Chính vì vậy việc dùng các máy bơm ly tâm để vận
chuyển chất lỏng từ một điểm này đến một điểm khác chiếm một ưu thế hơn
hẳn các loại máy thủy lực khác.
Với tính năng kỹ thuật cao, chỉ tiêu kinh tế tốt, phạm vi sử dụng rộng rãi
nên các bơm ly tâm được dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển dầu của
XNLD "VIETSOVPETRO". Tùy theo sản lượng khai thác và nhu cầu thực tế
trên mỗi giàn cố định mà người ta sử dụng chủng loại và số lượng bơm ly
tâm khác nhau. Hiện nay tại các trạm bơm vận chuyển dầu trên các công trình
biển của XNLD "VIETSOVPETRO", chúng ta đang sử dụng các chủng loại
bơm dầu ly tâm như sau:
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 7 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
1.3.1. Bơm ly tâm NPS - 40/400
Là tổ hợp bơm cùng chủng loại kết cấu như NPS 65/35 -500, chỉ khác
đường kính ngoài của các bánh công tác của nó nhỏ hơn .
1.3.2. Máy bơm Sulzer MSD-D Model 4x8x10,5
Là loại bơm ly tâm có 5 cấp, nằm ngang, trong đó bánh công tác thứ
nhất là loại hai cửa hút ngược chiều nhau, 4 bánh công tác còn lại là loại 1
cửa hút được chia làm 2 nhóm đối xứng, có cửa hút ngược chiều nhau. Thân
máy có cấu tạo gồm 2 nửa tháo được theo bề mặt phẳng ngang và được định
vị với nhau bởi các chốt côn. Thân máy có nhiều khoang chứa các bánh công
tác và giữ luôn vai trò của các bánh hướng dòng. Phía dưới có ống giảm tải
nối từ khoang chứa đệm làm kín phía áp suất cao đến khoang cửa vào cấp I

của bơm. Trục bơm được làm kín bằng đệm làm kín chì dạng kép, có nhiệt độ
làm việc dưới 160°C. Đệm làm kín này được làm mát bằng dầu Tellus 46,
đồng thời dầu làm mát này có tác dụng như nêm thủy lực làm kín bổ sung cho
đệm. Dầu làm mát đệm làm kín trao đổi nhiệt với bên ngoài thông qua các lá
đồng tản nhiệt dọc theo đường ống .
Các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của tổ hợp bơm như sau :
- Lưu lượng bơm (m
3
/h) : 130
- Cột áp định mức (m) : 400
- Hiệu suất hữu ích (%) : 74
- Công suất thủy lực của bơm (KW) : 147
- Lượng dự trữ xâm thực cho phép (m): 2,1
- Công suất động cơ điện (KW) : 185
- Số vòng quay (V/ph) : 2969
- Điện áp (V) : 380 - Tần số dòng điện : 50Hz
- Chiều dài khớp nối trục (mm) : 180
- Khối lượng của tổ hợp : 3940kg
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 8 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
1.3.3. Máy bơm NK - 200/120
Là loại bơm ly tâm dùng để bơm dầu, khí hóa lỏng, dung dịch hữu cơ
và các chất lỏng khác có tỷ trọng không quá 1050Kg/m3, độ nhớt động đến
6.10-4m
3
/s. Các chất lỏng công tác này không được chứa các tạp chất cơ học
có kích thước lớn hơn 0,2mm và hàm lượng vượt quá 0,2% và nhiệt độ trong
khoảng -80
o
C ÷ 400

o
C. Tổ hợp bơm gồm động cơ điện và bơm được lắp ráp
trên cùng một khung dầm và được liên kết với nhau bằng khớp nối răng. Đây
là loại bơm ly tâm 1 tầng, công -Xon, có thân bơm, vấu tựa, ống hút và ống
nối có áp (cửa ra) được đặt trên cùng một giá đỡ. Việc làm kín trục được thực
hiện bởi một bộ phận làm kín kiểu СГ - hoặc CO.
Các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của bơm như sau :
- Lưu lượng bơm (m
3
/h) : 200
- Cột áp định mức (m) : 120
- Hiệu suất hữu ích (%) : 67
- Lượng dự trữ xâm thực cho phép (m): 4,8 (m)
- Công suất động cơ điện (KW) : 100
- Số vòng quay (V/ph) : 2950
- Điện áp (V)- tần số dòng điện (Hz) : 380-50
1.3.4. Máy bơm NPS 65/35 -500
Là tổ hợp bơm dầu ly tâm kiểu nằm ngang, nhiều tầng (cấp), trục bơm
được làm kín bằng các dây salnhic mềm hoặc bộ phận làm kín kiểu mặt đầu.
Bơm NPS65/35 -500 được sử dụng để bơm dầu thô, các loại khí hydrocacbon
hóa lỏng, các sản phẩm dầu khí ở nhiệt độ từ -30
0
C đến 200
0
C và các loại
chất lỏng khác có tính chất lý hóa tương tự. Các chất lỏng công tác này không
được chứa các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 0,2mm và hàm lượng
không vượt quá 0,2% khối lượng. Tổ hợp bơm được trang bị động cơ điện
loại BAO 22 - 280M - 2T2,5 với công suất N= 160KW, U=380V, 50Hz và
các thiết bị bảo vệ, làm mát, làm kín khác theo đúng yêu cầu, quy phạm láp

đặt vận hành chúng . Một số các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của tổ hợp
bơm NPS 65/35 -500 như sau :
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 9 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
- Lưu lượng định mức tối ưu (m
3
/h ) : 65(35)
- Cột áp (m) : 500
- Tần số quay (s -1, V/ph) : 49,2 (2950)
- Độ xâm thực cho phép (m) : 4,2
- Áp suất đầu vào không lớn hơn (KG/cm
2
)
+ Với kiểu làm kín mặt đầu : 2,5 (25)
+ Làm kín bằng salnhic :
Kiểu CΓ : 1,0 (10) Kiểu CO : 0,5 (5)
- Công suất thủy lực yêu cầu của bơm (KW) : 160
- Trọng lượng của bơm (KG) : 1220
- Công suất của động cơ điện (KW) : 160
- Điện áp (V) : 380
- Tần số dòng điện (Hz) : 50
- Hiệu suất làm việc hữu ích : 59%
Theo thống kê, số lượng máy bơm NPS 65/35-500 và (NPS 40/400) là
37/60 chiếm một tỷ lệ lớn, và trong thực tế người ta vẫn thường dùng các loại
bơm NPS và SULZER để vận chuyển dầu. Đây là 2 loại bơm ly tâm có nhiều
ưu điểm: kết cấu bền vững, độ tin cậy, độ an toàn cao, lưu lượng bơm, cột áp
và hiệu suất hữu ích lớn, dễ vận hành, bảo quản, sửa chữa . Ở hai loại bơm
này, do cách bố trí các bánh công tác thành hai nhóm có cửa vào của mỗi
nhóm ngược chiều nhau. Do đó làm giảm đáng kể lực dọc trục tác dụng lên
Roto, tải trọng của các ổ đỡ trục giảm, do đó tuổi thọ của chúng tăng lên rất

nhiều. Tuy nhiên do các bơm ly tâm đều làm việc ở chế độ vận tốc góc lớn
(khoảng 3000v/ph) nên việc lắp đặt, điều chỉnh chúng đòi hỏi độ chính xác
cao. Ngoài ra, do lưu lượng của chúng khá lớn nên việc đưa chúng vào chế độ
làm việc đòi hỏi phải nắm vững và tuân thủ đúng yêu cầu của kỹ thuật vận
hành để tránh hiện tượng quá tải cho động cơ điện .
Công việc vận chuyển dầu đòi hỏi phải đưa một lượng lớn sản phẩm
khai thác dầu khí từ các giàn cố định và giàn nhẹ đến các điểm tiếp nhận là
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 10 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
các tàu chứa trong thời gian nhanh nhất, đồng thời phải đảm bảo sự an toàn
cho các tuyến đường ống vận chuyển. Ngoài ra, chỉ tiêu kinh tế trong việc sử
dụng năng lượng điện cho các trạm bơm cũng được đặt ra. Do đó việc bố trí,
phối hợp các chủng loại bơm trên cùng một trạm, hoặc việc phối hợp giữa các
trạm bơm với nhau sao cho có thể giảm được tải trọng trên các tuyến ống vận
chuyển dầu và tăng được lưu lượng thông qua của chúng .
Trong việc bố trí, phối hợp giữa các bơm ly tâm trên cùng một trạm
bơm người ta có thể lắp đặt chúng theo nhiều cách. Theo cách đặt các bơm
theo kiểu mắc song song với mục đích làm tăng lưu lượng vận chuyển của
trạm. Theo cách này, mặc dù đường ra của mỗi bơm ly tâm đều có van một
chiều nhưng vẫn phải đòi hỏi các bơm trong hệ thống phải có các thông số
đặc tính kỹ thuật không khác xa nhau nhiều lắm, để khi cùng đồng thời vận
hành chúng không triệt tiêu lẫn nhau. Theo cách đặt bơm mắc nối tiếp với
mục đích làm tăng áp suất trên đường vận chuyển để có thể đưa chất lỏng đến
được những điểm tiếp nhận rất xa. Tuy nhiên cách này đòi hỏi các tổ hợp bơm
được mắc nối tiếp phải có lưu lượng như nhau và việc làm kín trục cho các
máy bơm ở phần cuối của hệ thống rất phức tạp do áp suất đầu vào của chúng
tăng lên đáng kể. Ngoài ra, cũng có thể phối hợp cả 2 kiểu bố trí song song và
nối tiếp trên cùng một trạm. Nhưng trong thực tế, trên các giàn cố định, các
trạm bơm dầu được xây dựng theo kiểu mắc song song do các kiểu bơm ly
tâm đã được chọn lựa đảm bảo đủ cột áp để có thể vận chuyển được dầu thô

đến vị trí tiếp nhận . Tùy theo sản lượng khai thác hoặc vị trí công nghệ của
mỗi giàn mà người ta sử dụng số lượng bơm ly tâm trên trạm là 2, 3 hoặc
hàng chục như ở CPP-2 (15 bơm)
Trên mỗi trạm bơm, thông thường người ta dự tính từ
1
3
đến
1
2
số
lượng bơm ở vị trí dự phòngđể khi hư hỏng, sự cố các máy bơm đang ở chế
độ làm việc, ta có thể sử dụng chúng thay thế ngay không ảnh hưởng đến sản
lượng khai thác dầu. Các máy bơm dự phòng này không nên để chúng ở trạng
thái không làm việc trong thời gian quá lâu vì dễ gây ra hiện tượng bó kẹt roto
do dầu bị đông đặc hoặc thành phần parafin trong dầu và các tạp chất gây kết
tủa khác đóng cặn lại giữa các khe hở trong bơm. Tùy theo mùa và thời tiết để
có thể định ra một thời gian biểu vận hành các bơm dự phòng. Việc này có thể
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 11 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
tiến hành theo kinh nghiệm riêng, tùy theo đặc điểm công nghệ mỗi giàn.
Nhưng, tốt nhất vẫn là thực hiện chế độ luân phiên làm việc cho các máy bơm
trong trạm. Điều đó giúp cho kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa được dễ dàng và
chủ động hơn.
Tóm lại: Từ việc xem xét những đặc điểm trong công tác vận chuyển
dầu của xí nghệp liên doanh "VIETSOVPETRO" chúng ta có thể đề ra những
yêu cầu cơ bản cho việc xây dựng những trạm bơm dầu trên các giàn cố định
để thông qua đó có thể chọn lựa các chủng loại bơm ly tâm phù hợp với yêu
cầu công nghệ của mỗi giàn. Theo ý kiến chúng tôi, các máy bơm ly tâm dùng
trong công tác vận chuyển dầu trong môi trường biển trên các giàn phải có độ
tin cậy cao, độ bền cơ học lớn, có khả năng chống lại tác động ăn mòn hóa

học trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm, hơi nước có độ mặn cao, và nhất là
có các đường đặc tính làm việc phù hợp với chế độ công nghệ của chúng ta .
Bơm ly tâm chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống công nghệ
khai thác dầu khí của xí nghiệp, bởi vậy nghiên cứu nắm vững lý thuyết cơ
bản về chúng là nhiệm vụ của những cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia vận
hành hoặc bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị công nghệ khai thác dầu khí và cả
những người có liên quan đến hệ thống công nghệ này.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 12 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA BƠM NPS 35/65 - 500
2.1. Công dụng và đặc tính
2.1.1. Công dụng
Tổ hợp bơm kí hiệu NPS 65/35-500 là kiểu bơm ly tâm nằm ngang,
nhiều cấp, các phân đoạn và các chi tiết dẫn dòng đều được chế tạo từ thép
Cacbon. Trục bơm được làm kín bởi bộ phận làm kín kiểu mặt đầu hoặc dây
salnhic.
Bơm được dùng để bơm dầu mỏ và các sản phẩm của dầu, khí hóa lỏng
từ nhiệt độ -30
0
C đến 200
0
C, chất lỏng được bơm không được chứa các hạt
cứng vượt quá 0,2% theo khối lượng và kích thước nhỏ hơn 0,2mm.
2.1.2. Các đặc tính kỹ thuật:
Các đặc tính kỹ thuật của tổ hợp bơm NPS 65/35-500 được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng [2.1] Các thông số kỹ thuật của bơm NPS 65/35-500
STT Các thông số kỹ thuật Trị số
1

Lưu lượng :
- Định mức tăng (m
3
/h)
- Định mức giảm (m
3
/h)
65
35
2 Cột áp (m) 500
3 Hiệu suất (%) 59
4 Công suất thủy lực (kW) 132
5 Tốc độ quay (vòng/ph) 2950
6 Lượng dự trữ xâm thực (m) 4,2
7 Số bánh công tác 8
8
Kích thước: dài x rộng x cao (mm):
1970 x 600 x 585
9 Trọng lượng (kg) 1260
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 13 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
10
Áp suất đầu vào (kg/cm
2
) không lớn hơn,
với:
- Kiểu làm kín mặt dầu
- Kiểu làm kín bằng salnhic
25
5

11
Sự rò rỉ qua bộ phận làm kín trục không lớn
hơn (cm
3
/h), với:
- Kiểu làm kín bằng salnhic
- Kiểu mặt dầu
180
40÷50
12 Khối lượng riêng chất lỏng công tác (kg/m
3
) 1000
13 Độ nhớt chất lỏng công tác (cm
2
/s) 0,01
14
Động cơ điện:
- Điện áp (V)
- Công suất (kW)
- Tần số dòng điện (Hz)
380
160
50
2.2. Cấu tạo:
Sơ đồ cấu tạo (hình 2.1)
Tổ hợp bao gồm bơm và động cơ điện được lắp ráp trên một bộ khung
dầm chung. Việc liên kết các trục của bơm và động cơ được thực hiện nhờ
khớp nối răng và một trục trung gian. Chiều quay roto của bơm là chiều quay
trái (ngược chiều kim đồng hồ) nếu nhìn từ phía động cơ.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 14 Lớp Thiết bị dầu khí K51

Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp

1
2
3
4
5
Hình 2.1. Sơ đồ tổng thể bơm NPS 65/35 – 500
1. Động cơ 2. Vỏ bảo vệ khớp nối
3. Khớp nối bánh răng 4. Bơm
5. Giá máy lắp đặt động cơ và bơm
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 15 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 16 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như:
- Hệ thống đường ống cấp thoát nước làm mát ổ bi và thiết bị làm mát
trục, hệ thống đường ống này thường được đặt ngầm dưới móng máy, trên hệ
thống có lắp đồng hồ đo áp suất và các van điều chỉnh.
- Hệ thống đường ống hút và đẩy: trên hệ thống này có lắp đồng hồ đo
áp suất và van chặn, trên đường ống đẩy có lắp thêm van một chiều.
- Đồng hồ đo nhiệt độ của nhớt trên ổ bi
Bơm NPS 65/35 - 500 là loại bơm ly tâm nhiều tầng với thân vỏ có thể
tháo được theo mặt phẳng ngang. Vỏ bơm bao gồm 2 nửa tách rời theo mặt
phẳng ngang. Bề mặt phân cách của cả hai nửa này được mài rà cẩn thận và
được ghép chặt với nhau nhờ các gujong và các đai ốc mũ. Nửa dưới là kết
cấu hàn, bao gồm phần vỏ bằng thép đúc được hàn nối với phần nửa hình ống
tạo thành đường dẫn từ cấp IV (11) vào cấp V (18) và các đầu ống cong lắp
ống giảm tải (22) để làm cân bằng áp suất ở khoang trước bộ phận làm kín
trục ở phía áp suất cao với áp lực ở đầu vào của bơm. Hướng đường tâm của

các phần nửa hình ống nằm trên mặt phẳng ngang, ở bên cạnh và thẳng góc
với trục bơm.
Bộ phận hướng dòng (phần chảy) của bơm bao gồm các ngăn phải (14)
và ngăn trái (8) , khoang cửa vào cấp I (6) và cấp V (18), khoang cửa ra cấp
IV (11) và cấp VIII (13). Tất cả các ngăn và khoang này đều được định tâm
theo bề mặt tiện trong của vỏ và được hãm chống xoay bởi các chốt. Việc lắp
đúng các khoang tương ứng với các lỗ thoát ở vỏ được bảo đảm bởi các cữ
hãm cắm vào. Việc làm kín khe hở giữa các chi tiết của bộ phận hướng dòng
và thân vỏ máy bơm nhằm loại trừ việc rò rỉ chất lỏng giữa các cấp được thực
hiện bởi các gioăng cao su chịu nhiệt có tiết diện tròn.
Các bánh công tác được lắp trên trục bơm thành hai nhóm, mỗi nhóm 4
bánh công tác. Các cửa vào của các bánh công tác của 2 nhóm ở phía ngược
nhau, điều đó cho phép giảm đáng kể lực dọc trục tác dụng lên roto. Việc làm
kín trục được thực hiện bởi bộ phận làm kín kiểu mặt đầu hoặc kiểu dây
quấn. Ở khoang chứa salnhic và phần vỏ chứa các vòng bi có các lỗ lắp các
đường dẫn và đường thoát của chất lỏng làm kín và chất lỏng làm mát (nước).
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 17 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Trục (2) của bơm được quay trong gối đỡ vòng bi lắp bên ngoài thân
vỏ. Gối đỡ phía khớp nối bao gồm 2 vòng bi kiểu đỡ chặn No_ 66414 L
ΓOCT 831-75, còn gối đỡ phía bên kia gồm 2 vòng bi đỡ No-414L ΓOCT
8338-75. Các ổ bi này được bôi trơn bằng chất lỏng (dầu bôi trơn). Sự tự tuần
hoàn cục bộ của dầu bôi trơn đã được dự tính đến cùng với sự duy trì tự động
mưc của nó.
Ở loại salnhic mềm, các vòng dây salnhic được phân bố bởi khoang
vòm chứa salnhic và thông qua đó dầu nguội tuần hoàn vừa làm mát, vừa bôi
trơn cho trục roto và các vòng salnhic. Ngoài ra dầu bôi trơn tuần hoàn còn có
tác dụng làm màng ngăn thủy lực không cho các sản phẩm dầu thô nóng từ
nhiệt độ lớn hơn 80°C lọt ra ngoài. Chất lỏng làm kín này (dầu) được đưa vào
khoang vòm chứa các dây salnhic mềm dưới áp suất từ 0,5-1,5 at, lớn hơn áp

suất chất lỏng công tác (dầu thô) ở phía trước bộ phận làm kín. Áp suất của
chất lỏng làm kín được điều chỉnh bởi bộ phận điều chỉnh vi sai sáp lực được
nối vào hệ thống đường ống phụ của bộ phận làm kín. Các chỉ dẫn về cách sử
dụng bộ điều chỉnh vi sai này được trình bày trong bản hướng dẫn đi kèm với
tổ hợp bơm. Các sơ đồ nối các đường ống phụ đã dược dự tính sao cho có thể
điều chỉnh bằng tay mức áp lực nhờ các van và đồng hồ chỉ báo đặt trên
đường ra. Áp lực của chất lỏng làm kín (và làm mát) được đưa vào mặt đầu
của bộ phận làm kín cần phải phù hợp với sự cần thiết đã được chỉ dẫn của cơ
sở chế tạo các bộ phận làm kín này.
2.2.1. Cấu tạo của thân bơm
1625
φ 220
φ 320
Hình 2.3:Cấu tạo thân bơm trên
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 18 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp

248
AB0,03
0,03 AB
2,5
2,5
1625
248
φ 290
φ 220
φ 320
φ 290
φ 220
Hình 2.4: Cấu tạo thân bơm dưới

2.2.2. Phần chảy (khoang hướng dòng)
Hình 2.5:Cấu tạo khoang hướng dòng
Bộ phận hướng dòng của bơm bao gồm các ngăn phải (14) và ngăn trái
(8), khoang cửa vào cấp I (6) và cấp V (18), khoang cửa ra cấp IV (11) và
cấp VIII (13). Tất cả các ngăn và khoang này đều được định tâm theo bề mặt
tiện trong của vỏ và được hãm chống xoay bởi các chốt. Việc lắp đúng các
khoang tương ứng với các lỗ thoát ở vỏ được đảm bảo bởi các cữ hãm cắm
vào. Việc làm kín các khe hở giữa các chi tiết của bộ phận hướng dòng và
thân vỏ máy bơm (nhằm loại trừ việc rò rỉ chất lỏng giữa các cấp) được thực
hiện bởi các gioăng cao su chịu nhiệt có tiết diện tròn.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 19 Lớp Thiết bị dầu khí K51
φ 120
φ 320
215
210
130
320
310
220
+0,04
-0,018
-0,054
-0,115
+0,04
-0,130
-0,095
-0,050
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo buồng vào cấp 5
2.2.3. Bánh công tác

Bánh công tác được lắp trên trục gồm 8 bánh chia làm hai nhóm (nhóm
trái và nhóm phải), mỗi nhóm gồm 4 bánh.
Các bánh công tác ở mỗi nhóm có kích thước bằng nhau và có thể lắp
lẫn cho nhau được (trừ bánh công tác thứ nhất có kích thước lớn hơn). Hai
nhóm này có cửa hút bố trí ngược nhau, điều này có tác dụng khử lực dọc trục
trong khi bơm làm việc. Giữa hai bánh công tác có lắp “phanh hai nửa” (vành
hãm) để ngăn cách không cho chúng di chuyển dọc trục, tiếp xúc với nhau
trong quá trình làm việc để tránh kẹt gây cháy hỏng bánh công tác và trục
bơm.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 20 Lớp Thiết bị dầu khí K51
φ
φ
φ
φ
φ
φ
φ
φ
19,4
-
+0,3
13,5
8,7
o
25
R10
2 50'
o
o
5

2 50'
- 0,045
- 0,022
φ
235
215
104,5
95
91
1x45
o
+0,037
- 0,053
- 0,025
139,5
126
95
85
4
4
-0,39
-0,1
75
R21
o
30
2,5
2,5
49,75
45

o
5
38
83
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Hình 2.7: Sơ đồ kết cấu bánh công tác
2.2.4. Trục bơm
Trục bơm (hình 3.6) được làm bằng thép có độ cứng HB = 260
÷
280.
Trục bơm (2) quay trên hai gối đỡ (1) và (21). Hai gối đỡ này được liên
kết với thân dưới của bơm bằng các bu lông M16 và các chốt định vị.
Phía đầu khớp nối với động cơ là hai ổ bi đỡ chặn 66414 theo tiêu
chuẩn
Γ
OCT 831 – 75 của (Liên Xô cũ).
Phía đầu đối diện là hai ổ bi đỡ 414 theo tiêu chuẩn
Γ
OCT 8338 – 75
của (Liên Xô cũ).Ở giữa hai vòng bi của mỗi ổ đỡ có lắp các vòng cách (hình
ống) để định vị tương đối giữa hai ổ với nhau. Một vòng lắp trên trục để định
vị hai vòng trong và một vòng có đường kính ngoài bằng đường kính trong
của lỗ lắp ổ bi để định vị vòng ngoài.
Trên ống lót định vị vòng trong có lắp treo một vòng quăng dầu lên bôi
trơn ổ bi khi bơm làm việc.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 21 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 22 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Hình 2.8: Sơ đồ trục bơm

2.2.5. Vòng làm kín
1
2
R
6
φ
1
3
2
0,12
A
0
3

l
ç
φ

6
,
7
R
z
8
0
A
0,01
4,2
2,5
30

o
0,016
A
18
2,5
6
φ
120C
φ110
2,5
φ 146
o
0,6x45
φ 105
Hình 2.9: Vòng làm kín
Được lắp trên thân bơm để làm kín khe hở với cánh bơm (hình 3.7), ngăn không
cho chất lỏng đi từ khu vực đẩy về khu vực hút, hoặc từ cấp sau về cấp trước.
2.2.6. Buồng làm kín
Là khoang chứa bộ làm kín dây quấn hoặc bộ làm kín mặt đầu. Vỏ ổ đỡ
có lỗ để dẫn tới và đi chất lỏng làm mát và làm kín.
Tuỳ theo loại kiểu làm kín mà thiết kế lắp đặt hệ thống dẫn cho phù hợp.
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 23 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
φ 115
φ 210
φ 220
Hình 2.10: Sơ đồ buồn XanNhich
2.2.7. Bôi trơn
Việc bôi trơn các ổ bi là kiểu ướt, trong gối đỡ có khoang chứa nhớt, có
vòng vẩy dầu kim loại. Khi máy bơm làm việc vòng vẩy dầu kim loại sẽ vung

toé nhớt vào các ổ bi. Loại nhớt dùng để bôi trơn là loại nhớt tuốcbin T22,
T30 (Liên Xô) hoặc Vitrea 32 (Shell)
Khớp nối trung gian bôi trơn bằng mỡ.
2.2.8. Ổ đỡ
Dùng ổ bi đỡ chặn để triệt tiêu hết các lực dọc trục còn lại.
Ổ đỡ phía động cơ gồm hai ổ bi đỡ chặn 66414.
Ổ đỡ phía đuôi trục gồm hai ổ bi đỡ 414.
2.2.9. Làm kín bơm
Để làm kín giữa trục bơm và thân bơm ở hai đầu máy bơm, với máy
bơm NPS 65/35 - 500 người ta hay dùng hai kiểu làm kín: kiểu làm kín mặt
đầu và kiểu làm kín dây quấn. Công dụng của bộ làm kín là ngăn không cho
không khí lọt vào trong bơm cũng như không cho chất lỏng bơm chảy từ
trong ra ngoài. Làm mát bộ làm kín bằng nhớt nguội tuần hoàn, nhớt nguội
tuần hoàn để làm mát trục bơm, ống lót dây quấn và đệm làm kín. Ngoài ra nó
còn làm màn chắn thuỷ lực ngăn không cho sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ cao
80oC chảy ra ngoài. Chất lỏng làm mát được đưa tới bộ làm kín với áp lực
cao hơn áp lực chất lỏng bơm trước bộ làm kín từ 0,5
÷
1,5 KG/cm2. Áp lực
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 24 Lớp Thiết bị dầu khí K51
Trường ĐH Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
đó được điều chỉnh nhờ các van vi chỉnh áp lực lắp trong hệ thống phụ trợ của
bộ làm kín.
Trên đường ống làm mát người ta còn lắp các đồng hồ đo áp lực để
theo dõi áp lực của hệ thống làm mát đó.
a. Kiểu làm kín dây quấn
Được sử dụng trong trường hợp có áp lực phía trước bộ làm kín nhỏ
hơn 10 KG/cm2. Nếu áp lực phía trước nhỏ hơn 5 KG/cm2 người ta dùng bốn
vòng làm kín. Nếu áp lực phía trước tăng dần lên thì số vòng làm kín cũng
tăng dần lên. Độ dầy của vòng làm kín lựa chọn phụ thuộc vào đường kính

ống lót trục:
S =
d
áp dụng cho d < 100 mm.
S =
2
d
3
áp dụng cho d > 100 mm.
Các vòng làm kín được quấn lệch nhau một góc từ 90 đến 180o, để bảo
đảm cho vòng làm kín được nếu chặt lên ống lót trục thì phải lắp bích. Người
ta chế tạo với góc nghiêng 5
÷
10o so với phương thẳng đứng.
Khe hở giữa nắp bích Xanhich và ống lót trục từ 0,7
÷
1 mm. Khe hở
này không vượt quá 1,5 mm theo đường kính. Nếu nắp bích vào khoang làm
kín với dây quấn mới thì chiều dài làm việc của lắp bích được nén vào khoang
làm kín là 1/3 tổng số chiều dài làm việc của nó.
Dây quấn thường có tiết diện vuông, vật liệu làm dây quấn thường là
vải bông, gai…và được trộn với dầu Grafit.
Khả năng làm việc lâu bền của bộ làm kín phụ thuộc vào tình trạng của
bộ làm kín, ống lót trục (độ bóng bề mặt, độ đảo của trục).
Sinh viên: Nguyễn Trọng Huy 25 Lớp Thiết bị dầu khí K51

×