Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đặt vấn đề, Chứng minh hoạt động của các TTGTVL là thất bại của thị trường về thông tin không đối xứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.32 KB, 9 trang )

Phần thứ nhất
Đặt vấn đề
Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, trong nền kinh tế luôn có sự tồn tại đan xen kết hợp giữa hai cơ chế
phân bổ nguồn lực là cơ chế thị trường và cơ chế phi thị trường. Phân bổ
nguồn lực theo cơ chế thị trường phải tuân theo các quy luật của thị trường
như quy luật cung cầu, quy luật về sự khan hiếm, quy luật giá trị… để phân
bổ có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Với mục tiêu phân bổ là tối đa hóa
lợi ích, cơ chế thị trường không thể bao quát hết toàn bộ nền kinh tế vì vẫn
còn những mục tiêu khác mà xã hội muốn theo đuổi như mục tiêu công bằng
xã hội hay ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, cần phải có một cơ chế phân bổ thứ
hai là cơ chế phi thị trường. Cơ chế này thường điều tiết nền kinh tế thông
qua sự can thiệp của chính phủ ở những lĩnh vực, những bộ phận, không
gian, thời điểm mà thị trường không thể điều tiết hoặc thị trường điều tiết
không hiệu quả. Một trong những cơ sở khách quan để chính phủ can thiệp
vào nền kinh tế chính là nhằm khắc phục các thất bại thị trường, nâng cao
hiệu quả phân bổ nguồn lực.
Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh
không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn.
Các dạng thất bại thị trường chủ yếu là: độc quyền thị trường, ngoại ứng,
hàng hóa công cộng, thông tin không đối xứng.
Thất bại về thông tin của thị trường gồm có hai dạng. Thứ nhất, thông tin
mang tính chất của hàng hóa công cộng tức là việc tiêu dùng thông tin không
mang tính cạnh tranh; việc sử dụng thông tin của người này không cản trở
lợi ích từ việc sử dụng thông tin của người khác. Dạng thất bại thứ hai của
thông tin là tình trạng mà lượng thông tin về tính chất của hàng hóa không
được chia sẻ đồng đều như nhau giữa các đối tác tham gia thị trường. Đó là
thất bại về thông tin không đối xứng, hay tình trạng xuất hiện trên thị trường
khi một bên nào đó tham gia giao dịch thị trường có được thông tin đầy đủ
hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm. Điều này đã khiến các nguồn lực


được phân bổ quá nhiều hoặc quá ít cho thị trường đó so với mức hiệu quả
xã hội. Ngoài ra, nó còn tạo động cơ cho bên có thông tin đầy đủ hơn lợi
dụng lợi thế này để thu lợi cho mình trên sự thiệt thòi của bên kia. Sự can
thiệp của chính phủ trong các thị trường như vậy sẽ giúp bổ sung thông tin
cho thị trường, hoặc kiểm soát hành vi của những bên có lợi thế về thông tin
để đảm bảo thị trường hoạt động suôn sẻ.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đề cập tới thất bại thị trường do
thông tin không đối xứng thông qua trường hợp các trung tâm giới thiệu việc
làm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện nay, làm thêm là một nhu cầu phá khổ biến ở sinh viên. Đây chính
là một trong những “ vị cứu tinh” quan trọng giúp cho các bạn sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ của mình trên giảng
đường. Còn đối với nhiều bạn sinh viên khác, làm thêm chỉ là ham muốn
được kiếm tiền tự nuôi dưỡng bản thân, khoản thu nhập từ việc đi làm thêm
có thể giúp các bạn làm những gì mình thích mà không phải dựa vào bố mẹ
hoặc đơn giản hơn là muốn lăn xả vào cuộc sống để có thêm nhiều kinh
nghiệm. Làm thêm có cả 1001 công việc như: phát tờ rơi, gia sư, phụ bán
quán cơm, đứng máy tiệm internet, chạy bàn cà phê, làm nhân viên shop
quần áo, tiếp thị viên…Chỉ cần phù hợp với năng lực, trình độ, thời gian,
điều kiện của bản thân và có thu nhập xứng đáng là sinh viên sẵn sàng đi
làm.
Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu đó của sinh viên, các trung tâm giới
thiệu việc làm “ mọc lên như nấm” và hoạt động rất chuyên nghiệp. Các
trung tâm đã tạo điều kiện cho sự gặp gỡ giữa cung và cầu, đã làm chiếc cầu
nối cho hàng trăm ngàn người lao động kiếm được việc làm, góp phần giải
quyết khó khăn cho chính bản thân và cho cả gia đình họ. Tuy nhiên, bên
cạnh những trung tâm làm ăn chân chính lại tồn tại khá nhiều trung tâm
“dỏm”, trung tâm “ lừa”, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, hoạt động bất
chấp luật pháp tạo nên mảng tối trong thị trường giới thiệu việc làm, cung
ứng lao động, khiến lĩnh vực kinh doanh này được liệt vào danh sách“

những ngành nghề nhạy cảm”.
Phần thứ hai
Chứng minh hoạt động của các TTGTVL là thất bại của thị
trường về thông tin không đối xứng
Lợi dụng tâm lý tìm việc làm của sinh viên, nhiều trung tâm giới thiệu
việc làm (TTGTVL) mọc lên nhu nấm sau mưa, riêng địa bàn Hà Nội tính
đến tháng 3 năm 2008 có tới 800 TTGTVL đang hoạt động chủ yếu tại các
quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa và Hoàng Mai. Bên cạnh những
trung tâm có dầy đủ các điều kiện, giấy phép hoạt động nghiêm chỉnh là
những trung tâm không có đủ giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động dẫn đến
tình trạng lừa đảo, lộn xộn trong tư vấn, giới thiệu việc làm. Làm cho sinh
viên ngần ngại, e sợ khi phải tới trung tâm bởi tâm lý bước chân vào trung
tâm như bước chân vào “sòng bạc” vậy. May mắn thì có được công việc
không may thì tiền mất và làm lại từ đầu. Công việc bán thời gian của sinh
viên đơn giản chỉ là gia sư, phát tờ rơi, phát quà khuyến mãi, trực điện thoại,
…Với mức lương khá hấp dẫn mà trung tâm đưa ra: Gia sư thường thì ở
khoảng 30.000- 50.000/buổi, phát tờ rơi ở khoảng 30.000- 70.000/ ca, nhân
viên tiếp thị, quảng cáo tầm từ 200000-300000/ ngày,… Nhưng thực hư như
thế nào thì chỉ những người đã đi qua mới biết.
Có thể kể ra vài kiểu thủ đoạn mà các TTGTVL hay dùng gọi là ‘mánh
lới nghề nghiệp’:
- Các trung tâm đưa ra các thông tin sai lệch về công việc, nơi làm
việc hoặc địa chỉ ‘ma’.Tiền lương cao hơn nhiều so với thực tế mà sinh viên
nhận được,… Về địa chỉ ‘ma’, sau khi mà sinh viên nộp tiền đạt cọc và nhận
lời hẹn đến một địa chỉ nào đó nhận việc, nhưng khi đến thì mới được biết
rằng đó là địa chỉ ‘ma’. Mất công sức lần mò tới mà có khi còn bị ăn mắng.
Ví dụ: T, sinh viên năm thứ 4 ĐHSP ngoại ngữ HN được giới thiệu đến
dạy 3 môn Toán, Văn, Anh cho 2 học sinh lớp 7 tại gia đình chị Yến ở Cầu
Giấy. Nhưng khi tìm đến đúng địa chỉ này, T đã nhân được lời trách mắng
vô cớ: “ Nhà này có 2 con học ĐH rồi, chẳng có ai học lớp 7 hết, cô đi lớp

khác mà dạy!” Khi quay lại trung tâm để báo hỏng địa chỉ và xin lấy lại lệ
phí thì T nhận được cái lắc đầu nghi ngờ cho rằng T gây ra lỗi lầm gi đó nên
địa chỉ mới bị hỏng và số tiền đặt cọc trước khi nhận việc làm cũng không
lấy lại được.
Hay như Loan (SV ĐH Ngoại ngữ) nhận dạy tiếng Anh cho một cậu học
sinh lớp 12, khi đến dạy được hai hôm thì Loan phát hiện ra cậu học sinh
của mình học vừa yếu, vừa lười, khác hẳn với những gì trung tâm đã giới
thiệu, đã thế cậu ta lại hỗn láo, thường xuyên quát nạt Loan. Không thể chịu
đựng, Loan bỏ dạy và quay trở lại trung tâm gia sư nọ yêu cầu đổi địa chỉ
nhưng không được chấp nhận với lý do “tự ý cắt hợp đồng”.
Theo thông tin từ một nhân viên đã giải nghệ của một TTGTVL kiểu này
thì nguồn việc viết dày đặc trên các bảng “Cần tuyển gấp” một phần là do tự
“sáng tác”, phần khác được chép từ các báo như báo Mua và bán, Hà Nội
mới, Lao động… rồi tự tăng thêm mức lương để hấp dẫn người tìm việc, chứ
không hề có một mối quan hệ, thậm chí chẳng quen biết gì với các cơ sở
này. Chính vì vậy, thông tin thường không cập nhật, thiếu chính xác và
người tìm việc vô tình phải qua một trung gian mà lẽ ra có thể đến trực tiếp
và không phải mất lệ phí. Theo Nghị định 72 của Chính phủ, phí giới thiệu
việc làm được trả một lần, do người sử dụng trả bằng 5-8% mức tháng lương
đầu tiên của người lao động. Tuy nhiên, 100% các cơ sở tư nhân đều thu phí
việc làm từ người lao động.
Đối với một công việc gia sư, khoản tiền lệ phí mà sinh viên ta thường
phải nộp là 50% tháng lương đầu tiên và khi đòi hoàn tiền thì cùng lắm cũng
chỉ lấy lại được 30% tiền phí đã nộp. Có những trung tâm sau khi cất được
mẻ lớn thì mất tích một cách khó hiểu làm cho nhiều sinh viên sau khi quay
lại trung tâm thì thấy trung tâm “không cánh mà bay”.
- Trường hợp thứ 2, đa số các trung tâm hoạt động dựa trên “kinh
nghiệm nhà nghề” kiểu như: Được giới thiệu việc làm nhưng trong quá trình
làm thì không thể tiếp tục công việc vì nhiều lý do mà bên sử dụng đưa ra và
khi quay lại tìm trung tâm thì hầu hết bị quát mắng đổ lỗi hậu quả là do sinh

viên nên không chịu trách nhiệm, sinh viên đành ngâm ngùi quay về v à thấy
đúng là “tiền vào thì dễ tiền ra thì khó”...
Nhiều bạn sinh viên khi đến địa chỉ gia sư có khi chưa kịp dạy, có khi chỉ
được vài buổi đã phải bỏ dở với những lý do như: Không phải hộ khẩu HN,
không phải sinh viên sư phạm,…
Ví dụ: M, sinh viên năm thứ 3 ĐH Mỏ - Địa chất được giới thiệu đến dạy
môn Toán lớp 11 tại một nhà trên đường Kim Mã. Buổi đầu tiên tới gặp gia
đình suôn sẻ, mẹ của cậu học sinh tỏ ra rất tin tưởng vào cô giáo. Bất ngờ
sau khi tan buổi dạy thứ 3, M gặp bố của cậu học trò và bậc phụ huynh này
hỏi vu vơ xem cô học trường nào. Biết được M không phải là sinh viên sư
phạm, thế là không cần biết đến khả năng giảng dạy của cô ra sao, bố mẹ của
cậu học sinh đã thống nhất cho M ngừng dạy. Khi cô đề nghị gia đình trả lệ
phí 3 buổi đã dạy thì bà mẹ cậu học trò lớn tiếng nói rằng: “Trung tâm đã
quảng cáo 1 - 3 buổi dạy miễn phí nên gia đình mới thử cho cô giáo dạy, gia
đình không có nghĩa vụ phải trả tiền”.
- Cướp công của sinh viên, nhiều sinh viên nhận việc phát tờ rơi,
nhân viên hợp tác với trung tâm,… nhưng sau khi làm đươc vài buổi thì cho
nghỉ với lý do năng lực không đáp ứng yêu cầu. Cá biệt, có nhiều sinh viên
đi làm cả tháng trời nhưng không được hưởng luơng, khi đòi tiền công thì cứ
bị khất lần khất lượt làm cho sinh viên chán nản bỏ của chạy lấy người.
Ví dụ: Lần theo địa chỉ ghi trên tờ rơi, Nguyễn Văn Hoá, sinh viên năm
thứ hai của Học viện Báo chí & Tuyên truyền tìm đến trung tâm gia sư sư
phạm tại đường Xuân Thủy, Cầu Giấy (Hà Nội) và ký kết một hợp đồng lao
động. Nội dung hợp đồng có phần quy định rõ nếu hoàn thành đầy đủ công
việc được giao, Hóa được nhận khoản lương 700.000 đồng/tháng. Sau khi ký
hợp đồng, Hóa chính thức trở thành cộng tác viên của trung tâm. Sau 2 tháng
làm việc vất vả, thành quả của Hóa là mang về cho trung tâm này 10 địa chỉ
có nhu cầu cần thuê gia sư.Trước ngày hết hạn hợp đồng, Hóa đến trung tâm
để thanh toán tiền lương là 700.000 đồng thì nhân viên của trung tâm hẹn
ngày này qua ngày khác. Cứ mỗi lần hẹn, Hóa đều có mặt ở trung tâm nhưng

khi gặp Phương (nhân viên Trung tâm), Phương bảo gặp anh Quyết (Giám
đốc trung tâm); gặp Quyết thì Quyết lại bảo gặp Phương… Cứ thế, các cuộc
hẹn lại tiếp nối và Hóa cứ lóc cóc đạp xe đến rồi lại đạp về. Rồi một ngày,
Hóa gặp được cả Phương và Quyết. Sau một hồi đùn đẩy, Quyết giở mánh
khóe, vin vào lý do bản hợp đồng đã hết hạn nên không thanh toán.
Cũng qua một TTGTVL, Thu Quỳnh (ĐH Y Hà Nội) may mắn tìm được
việc bán bánh kẹo cho một siêu thị gia đình với tiền thù lao 80.000 đồng/ca.
Đến tận chiều 29 Tết, Quỳnh hí hửng sắp xếp nghỉ việc, chờ lĩnh lương để
lên đường về quê ăn Tết. Vậy nhưng, chủ cửa hàng chỉ thanh toán cho cô
mức thù lao 30.000 đồng/ca. Quỳnh thắc mắc, thì được trả lời là nhờ tìm
người qua trung tâm chỉ với mức giá đó. Và vô số nhiều trường hợp khác…
Những trường hợp trên chính là minh chứng cho sự thất bại của thị
trường do thông tin không cân xứng. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng
nhau đi xem xét mô hình sau đây:
Gọi Q là số lượng công việc qua trung tâm.
S là đường cung việc làm. Cung việc làm là cố định tại thời điểm đang
xét.
D
0
là cầu việc làm của sinh viên khi họ tin tưởng vào dịch vụ của các
TTGTVL.
D
1
là cầu việc làm của sinh viên khi họ không tin tưởng vào trung tâm.
P
0 Q
1
Q
0
Q

Mô hình: thông tin không đối xứng về phía người mua làm thị trường
cung cấp dưới mức hiệu quả.
C
A
B
S
D
0
W
D
1
P
1
H
P
0
E
K

×