Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN TIẾN HƢNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT
CỦA GÀ MÈO NUÔI TẠI QUẢNG YÊN - QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Mai Anh Khoa
2. PGS.TS. Trần Thanh Vân
Thái Nguyên, 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Mọi sự giúp
đỡ đều được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để Khoa học nông nghiệp tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thanh Vân; TS.
Nguyễn Thị Thuý Mỵ; TS. Mai Anh Khoa. Các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Sau Đại học, Khoa
Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
cảm ơn Ths. Đinh Đức Thành - Trưởng phòng
Kinh tế thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận văn lời cảm
ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài: 2
3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài 2
CHƢƠNG 1: 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Bản chất di truyền của tính trạng 3
1.1.2. Đặc điểm về di truyền và một số tính trạng sản xuất của gia cầm 4
1.1.3. Cơ sở khoa học của sự thích nghi 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 15
CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 19
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Nội dung, phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu 19
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 19
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 21
2.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Kết quả theo dõi về khả năng thích nghi: 26
3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của gà khảo nghiệm 27
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy 27
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm 30
3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm 33
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
3.3. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn 35
3.3.1. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà khảo nghiệm 35
3.3.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà khảo nghiệm 37
3.5. Khảo sát đánh giá năng suất cho thịt và chất lượng thịt 42
3.5.1. Khả năng cho thịt 42
3.5.2. Thành phần hóa học của thịt 44
3.6. Đánh giá chất lượng thịt sống và thịt chín của gà khảo nghiệm 46
3.6.1. Đánh giá chất lượng thịt sống 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
1. Kết luận: 54
2. Đề nghị: 55
56
Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
2.1
19
2.2
lịch
20
2.3
thức
21
Bảng 2.4
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho m
21
3.1
dồn
26
3.2
tích luỹ
28
3.3
31
3.4
34
3.5
36
3.6
38
3.7
40
3.8.a
ở 13 tuần tuổi
42
3.8.b
K ở 17 tuần tuổi
42
Bảng 3.8.c
ở 20 tuần tuổi
43
3.9
44
3.10
47
3.11.a
50
3.11.b
51
3.11.c
20 t
52
Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Danh mục
Nội dung
Trang
3.1
tích luỹ
30
Biểu đồ 3.2
tuyệt khảo nghiệm
32
Biểu đồ 3.3
khảo nghiệm
35
Biểu đồ 3.4
thức ăn cộng dồn
39
Biểu đồ 3.5
sản xuất khảo nghiệm
41
Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHO ĐỀ TÀI
1. Gà Mèo thuần 01 tuần tuổi
2. Gà Mèo thuần 20 tuần tuổi
3. Đùi gà Mèo trống
4. Đùi gà Mèo mái
5. Thịt đùi gà Mèo trống
6. Thịt đùi gà Mèo mái
7. Thịt lườn gà Mèo trống
8. Thịt lườn gà Mèo mái
9. Hội nghị thử nếm (Món gà Mèo luộc)
10. Hội nghị thử nếm (Món gà Mèo hấp muối)
11. Hội nghị thử nếm (Món gà Mèo nấu canh gừng)
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vài chục năm lại đây, để đáp ứng nhanh chóng được nhu cầu về số lượng thực
phẩm cho xã hội, chúng ta đã nhập khẩu nhiều giống gà công nghiệp có năng suất cao.
Số lượng các trang trại cũng như quy mô không ngừng tăng cao qua các năm. Do vậy,
các giống gà địa phương năng suất thấp đã dần bị thu hẹp, có giống đã bị tuyệt chủng.
Đến nay đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được nâng cao; khi nhu cầu về
số lượng thực phẩm phần nào được đáp ứng, người tiêu dùng lại có đòi hỏi ngày càng
cao về chất lượng thực phẩm. Do vậy, nhu cầu, thị hiếu của thị trường đang dần dần
thiên về thực phẩm từ các giống gia súc, gia cầm địa phương có chất lượng thơm ngon,
được chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do hoặc bán chăn thả, có kiểm soát tốt
chất lượng thức ăn đầu vào. Đặc biệt các giống
khẩu vị, thói quen ăn uống của người Việt Nam.
Một trong những giống bản địa phù hợp với những nhu cầu, thị hiếu nêu trên là
giống gà Mèo, với đặc điểm thịt đen, xương đen, phủ tạng đen, hàm lượng mỡ rất ít,
thịt dai, chắc, thơm ngon, hàm lượng đạm khá cao so với các giống khác; ngoài việc sử
dụng làm thực phẩm, giống gà này còn dùng để chữa bệnh hoặc nấu cao. Gà Mèo
mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống chịu cao, ít đòi hỏi về chế độ ăn và chế
độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại cho tốc tộ sinh trưởng tương đối nhanh. Trước đây
giống gà này chỉ nuôi ở vùng núi cao phía Bắc với số lượng không nhiều; năm 2003,
nhằm bảo tồn và phát triển giống gà Mèo, Viện Chăn nuôi thực hiện dự án "Hoàn thiện
quy trình công nghệ chăn nuôi vịt Bầu Quỳ và gà Mèo". Dự án này đã hoàn thành và
được Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Nhà nước nghiệm thu cho phép nhân rộng ra
sản xuất, giống gà Mèo đã được đưa vào danh sách nuôi giữ giống gốc tại Viện chăn
nuôi quốc gia để phát triển cung cấp con giống phục vụ sản xuất chăn nuôi.
Nhằm khai thác hiệu quả và bảo vệ sự phong phú giống vật nuôi bản địa thì
việc nuôi khảo nghiệm giống gà Mèo tại địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là
rất cần thiết, với mục đích mở rộng được phạm vi phân bố của giống, qua đó nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học, sự thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng thịt của
chúng. Từ kết quả thành công của việc nuôi khảo nghiệm tiến đến nhân rộng sản xuất
tại địa bàn để đáp ứng nhu cầu rất lớn hiện nay về các thực phẩm quý hiếm, đặc sản có
giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu cao đang ngày một tăng tại tỉnh Quảng Ninh, một
tỉnh có du lịch phát triển, hàng năm đón hơn 5 triệu khách trong và ngoài nước đến
thăm quan, nghỉ dưỡng. Từ cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt của gà Mèo nuôi tại
Quảng Yên - Quảng Ninh”.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
Thành công của đề tài là cơ sở để nhân rộng sản xuất tại địa bàn, đóng góp cho
sự tăng trưởng kinh tế trong chăn nuôi của thị xã và tỉnh. Hướng tới việc sản xuất hàng
hóa và xây dựng là thương hiệu sản phẩm nông sản, góp phần tích cực phục vụ nhiệm
vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Góp phần bảo tồn và phát triển giống gà đặc sản Mèo bằng việc mở rộng
phạm vi phân bố của giống.
- Nghiên cứu sự thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng thịt của giống gà
Mèo nuôi tại tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng thịt để xác định được giai đoạn tuổi gà đưa vào
khai thác hiệu quả nhất từ đó đưa ra khuyến cáo định hướng sản xuất vừa đảm bảo
hiệu quả kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin đầu tiên về giống gà Mèo nuôi tại
Quảng Yên - Quảng Ninh; là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu phát triển tiếp theo.
- Góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, nâng cao thu nhập
cho người chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Bản chất di truyền của tính trạng
Cũng như các giống vật nuôi khác, giống gà được hình thành gắn liền với sự tác
động của môi trường sinh thái, điều kiện kinh tế kỹ thuật của xã hội. Hay nói cách
khác, ngoài các yếu tố di truyền, tác động của con người, thì các yếu tố ngoại cảnh
như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các
đặc tính sinh trưởng, phát dục, sinh sản của giống.
Tất cả các đặc điểm của giống như các đặc tính sinh vật học, ngoại hình, tính
năng sản xuất đều là tính trạng di truyền số lượng và chất lượng. Các tính trạng chất
lượng được quy định bằng một hay nhiều cặp gen có hiệu ứng lớn, chúng được di
truyền tuân theo các định luật của Mendel và ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi
trường; các tính trạng số lượng (tính trạng sản xuất) được quy định bằng nhiều cặp gen
có hiệu ứng nhỏ, chúng được di truyền cho đời sau theo các mức độ khác nhau, sự thể
hiện của chúng ở đời sau chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Sự biểu
hiện kiểu hình của các tính trạng số lượng chịu sự tác động rất lớn của yếu tố ngoại
cảnh. Mối liên hệ này được thể hiện trong biểu thức:
P = G + E
Trong đó: P: Giá trị kiểu hình, là các giá trị đo lường được của tính trạng số
lượng trên một cá thể.
G: Giá trị kiểu gen
E: Sai lệch môi trường
Nói cách khác, trong những điều kiện môi trường nhất định các kiểu gen
khác nhau sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại, cùng một kiểu gen
nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau sẽ cho năng lực sản xuất khác
nhau. Nghĩa là các điều kiện môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng có thể phát huy hoặc
hạn chế các đặc tính di truyền của vật nuôi. Thông qua việc điều khiển các yếu tố di
truyền, môi trường ngoại cảnh tối ưu, bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, con người
sẽ không chỉ bồi dưỡng duy trì được các đặc tính của một phẩm chất giống mà còn tạo
ra các giống mới theo hướng sản xuất khác nhau.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
1.1.2. Đặc điểm về di truyền và một số tính trạng sản xuất của gia cầm
1.1.2.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị hoá
của cơ thể, là sự tăng về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và
toàn bộ cơ thể của con vật. Đồng thời sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất
dinh dưỡng chủ yếu là protein, nên tốc độ tích luỹ và sự tổng hợp các chất dinh dưỡng,
cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể (Trần
Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992)[24].
.
Theo Johanson (1972)[15
:
- -
.
Theo Chamber J. R. (1990) [52
,
:
-
- .
- .
.
(1994) [22]: T
42-45
).
Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
* Các giai đoạn sinh trưởng của gà
Đối với gà, quá trình tích luỹ các chất thông qua quá trình trao đổi chất, là sự
tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào và dịch thể trong mô bào ở giai đoạn phát
triển đầu của phôi trên cơ sở tính di truyền. Sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn dần
của các mô, đó là sự tăng lên về kích thước của tế bào và được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn gà con và giai đoạn trưởng thành.
+ Giai đoạn gà con:
tăng nhanh, m
.
+ Giai đoạn trưởng thành:
.
:
.
:
, 2011) [8].
Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể trong
một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 - 77, 1997) [47]. Sinh trưởng
tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu
quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
Sinh trưởng tương đối: Được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng
(thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời điểm đầu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
khảo sát (TCVN - 2.40 - 77, 1997)[44]. Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao sau
đó giảm dần theo tuổi.
Sau giai đoạn trưởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượng không
tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng tăng khối lượng thì đây là do quá
trình tích luỹ mỡ. Thời kỳ này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tuổi và điều
kiện sống của con vật. Thời kỳ già cỗi được tính từ khi con vật ngừng sinh trưởng, khả
năng sinh sản và mọi khả năng khác đều giảm (Lê Huy Liễu và c , 2004) [18].
Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng của gia
súc, gia cầm nói chung. Theo Chambers J. R. (1990) [52], đường cong sinh trưởng của
gà có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở
Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất
Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn
Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành
Đồ thị sinh trưởng tích luỹ biểu thị một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng.
Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà
còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng, giống, giới tính
(Kizetova H. K. và c , 1991) [60].
Theo tác giả Trần Long (1994) [19] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng
của các dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát
triển theo đúng quy luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác
nhau, trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh trưởng cao
ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như:
+ Ảnh hưởng của dòng, giống
Theo Chambers J. R. (1990) [52] có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cơ thể, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến
sự phát triển nhiều chiều, có gen thì ảnh hưởng theo nhóm tính trạng và có gen ảnh
hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ.
Goedfrey E. F và Jaap R. G. (1952) [57] cho rằng các tính trạng số lượng được
quy định bởi ít nhất 15 cặp gen.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
Theo Jaap R. G. và Harvay W. R. (1969) [58]; Champman A. B. (1995) [54]
đều cho rằng kiểu di truyền về khối lượng cơ thể, phải do nhiều gen quy định và ít nhất
phải do một gen liên kết với giới tính.
Cook R. E. và c (1956) [55] đã xác định được hệ số di truyền tại 10 tuần
tuổi theo là 0,5 và ở 6 tuần tuổi là 0,4.
Phùng Đức Tiến (1996) [39] cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng từ
0,4 - 0,5. Các tài liệu của Chambers J. R. (1984) [53]; Siegel P. B. và c (1962)
[68] đã tổng kết một cách hoàn chỉnh về hệ số di truyền và tốc độ sinh trưởng. Kết quả
tính toán qua phân tích phương sai của con đực từ 0,4 - 0,6.
Theo Kushner K. F. (1969) [16] hệ số di truyền khối lượng cơ thể sống của gà 1
tháng tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là
0,55 và của gà trưởng thành là 0,43.
Nguyễn Mạnh Hùng và c (1994) [14] cho biết sự khác nhau giữa các
giống gia cầm rất lớn, giống kiêm dụng nặng hơn hướng trứng khoảng 500 - 700g (từ
15- 30 %).
Kết quả nghiên cứu 3 giống AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên của
Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997) [25] cho thấy: Khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau
ở 49 ngày tuổi lần lượt là: 2501,09g; 2423,28g và 2305,14g.
+ Ảnh hưởng của tính biệt
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng bởi
tính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai khác này được
biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hormone sinh
dục mà do các gen liên kết với giới tính.
Theo Jull M. A. (1923) [59] cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà
mái từ 24 - 32 %. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những
gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North M. O. 1990 [61] đã rút ra kết
luận: Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái là 1 %; tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng
lớn; ở 2 tuần tuổi hơn 5 %; 3 tuần tuổi hơn 11 %; 5 tuần tuổi hơn 17 %; 6 tuần tuổi hơn
20%; 7 tuần tuổi hơn 23 %; 8 tuần tuổi hơn 27 %.
+ Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi
trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến
biến động di truyền về sinh trưởng.
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [20] để phát huy khả năng sinh
trưởng ta cần cung cấp thức ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng được cân bằng protein,
Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
các axit amin với năng lượng, ngoài ra những năm gần đây trong thức ăn hỗn hợp
chúng ta đã bổ sung một số các chế phẩm hoá học không mang ý nghĩa về dinh dưỡng,
nhưng nó có tác dụng kích thích về sinh trưởng và làm tăng chất lượng thịt.
Dinh dưỡng của gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có tầm
quan trọng và ý nghĩa riêng của nó.
Ở gà Broiler, một phần năng lượng để duy trì, một phần để tăng khối lượng, cá
thể có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ cần ít năng lượng để duy trì hơn, tiêu tốn thức
ăn ít hơn. Tăng khối lượng nhanh do cơ thể đồng hoá tốt, trao đổi chất được tăng
cường làm cho việc sử dụng thức ăn có hiệu quả tốt hơn.
Theo Chambers J. R. và c (1984) [52] thì mối tương quan giữa khối lượng
của gà Broiler với lượng thức ăn tiêu tốn từ 0,5 - 0,9. Gà có tốc độ tăng khối lượng cao
thì yêu cầu thức ăn có tỷ lệ protein cao hơn (Praudman J. A. và c , 1970) [62];
(Pym R. A. E. và c , 1978) [63]. Dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho quá trình
sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trưởng.
Meller David, Josepbb J. R. (1981) [5] đã xác định được sự ảnh hưởng của hàm
lượng Chorocid, Sulfat và lượng Natri, Photpho trong chế độ dinh dưỡng đến sinh
trưởng của gà.
1.1.2.2. Tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng phản ánh khả năng chuyển hoá thức ăn
để sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng
cao và ngược lại. Để đạt được một khối lượng cơ thể nào đó, với cơ thể sinh trưởng
chậm sẽ mất thời gian dài hơn, năng lượng dành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn
tiêu tốn nhiều hơn so với cơ thể có tốc độ tăng khối lượng nhanh. Khi sinh trưởng nhanh
thì quá trình trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn do đó tiêu
tốn thức ăn giảm.
Chambers J. R. và c (1984) [52] đã xác định hệ số tương quan di truyền
giữa tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn, hệ số tương quan này thường rất
cao từ: 0,5 - 0,9 còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là
thấp và âm (từ - 0,2 đến - 0,8).
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào độ tuổi, đối với gà thịt
thì giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp hơn giai đoạn sau.
1.1.2.3. Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi, nó
được thể hiện bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
+ Năng suất thịt: Năng suất thịt biểu hiện bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các bộ phận,
thường được tính bằng tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.
Theo Ricard F. H. và Rouvier (1967) [64] ta thấy mối tương quan giữa khối
lượng sống và khối lượng thịt xẻ là rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối lượng sống và
khối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ: 0,2 - 0,5.
Các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. (Chambers J.
R., 1990) [51] cho biết giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt
xẻ, hay năng suất thịt đùi, thịt ngực (phần thịt ăn được không có xương). Ngoài ra
năng suất thịt còn phụ thuộc vào tính biệt và chế độ dinh dưỡng.
+ Chất lượng thịt: Thịt gia cầm có tính ngon miệng và mùi vị hấp dẫn, điều này
liên quan đến đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó như độ
mềm, độ ướt Nhìn chung, những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổ chức liên kết
giữa chúng nhỏ hơn thịt một số loài gia súc khác.
Theo Chambers J. R. (1990) [51] thì tốc độ sinh trưởng có tương quan âm (-) với
tỷ lệ mỡ (- 0,32) và khoáng tổng số (- 0,14). Chất lượng thịt phụ thuộc vào thành phần
hoá học của thịt và có sự khác nhau giữa các dòng, giống, cùng một chế độ chăm sóc và
nuôi dưỡng, cùng một lứa tuổi và cùng một giống thì không có sự khác nhau về thành
phần hoá học của thịt. Prias (1984) (dẫn theo Chambers J. R., 1990) [51] đã xác định
được hệ số di truyền về tỷ lệ thịt xẻ như: Độ ẩm là 0,38; protein là 0,47; mỡ là 0,48 và
khoáng là 0,25.
Ngoài ra việc đánh giá chất lượng thịt còn dựa theo độ béo, tròn của thân hình,
mùi vị, độ ngọt, độ mềm và cứng của thịt các khuyết tật như lở loét da, có chứa u và
tổn thương, gãy lườn , cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
1.1.2.4. Sức sống và khả năng kháng bệnh
Marco A. S. và c (1992) (dẫn Theo Hoàng Toàn Thắng, 1996) [34] cho
biết: Sức sống thể hiện ở thể chất và xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền
ở động vật có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường cũng
như ảnh hưởng của dịch bệnh.
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm là yếu tố quan trọng quyết định
thành công trong chăn nuôi. Tổn thất, ảnh hưởng bởi yếu tố dịch bệnh ở gia cầm là rất
lớn nên cần phải có những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa để giảm bớt tổn thất. Khi
đàn gà bị mắc bệnh tỷ lệ chết cao, dễ lây nhiễm và mắc các bệnh truyền nhiễm kế phát
khác. Để điều trị và đề phòng các loại dịch bệnh cần phải chủ động phòng ngừa, bố trí
kinh phí để mua vacxin tiêm phòng, thuốc kháng sinh để chữa bệnh, đồng thời áp dụng
các biện pháp thú y khác.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
Mối liên quan giữa chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu đối với sức sống và sản lượng
trứng được Kotris và cộng sự tại viện thú y Matxcơva (1988) (dẫn theo Ngô Giản
Luyện, 1994) [22] xác định: Số lượng bạch cầu trong máu gà Hybro liên quan đến sức
sống và sản lượng trứng, những gà mái có số lượng bạch cầu cao giai đoạn 60 - 110
ngày thì tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao.
Theo Gavora J. S. (1990) [56] hệ số di truyền tỷ lệ chết ở gia cầm là 0,07; hệ số
di truyền của sức kháng bệnh là 0,25. Robertson và Lerner (1949) [65] xác định hệ số
di truyền tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thấp, phụ thuộc vào dòng, giống, giới tính
và phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nuôi dưỡng.
1.1.3. Cơ sở khoa học của sự thích nghi
Chọn lọc có vai trò sáng tạo các đặc điểm thích nghi; điều này giải thích tại sao
động vật thích nghi với hoàn cảnh sống của nó và là chìa khóa để giải thích nguyên
nhân của sự tiến hóa.
Theo Ch. R. Darwin (1859 n, 2006) [4] chọn lọc tự
nhiên có vai trò sáng tạo trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi. Trong các dạng
quan hệ phức tạp giữa sinh vật với hoàn cảnh sống, cạnh tranh sinh học cùng loài giữa
các cá thể mang những biến dị khác nhau trong cùng hoàn cảnh sống là động lực chủ
yếu của chọn lọc tự nhiên.
Khi hoàn cảnh sống thay đổi, những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật, mặc
dù lúc đầu rất hiếm, nhưng sẽ được tích lũy, tăng cường, trải qua nhiều thế hệ sẽ trở
thành những đặc điểm thích nghi phổ biến. Còn biến dị bất lợi hay kém thích nghi thì
bị đào thải ra khỏi quần thể do tác động của chọn lọc tự nhiên.
Sự cạnh tranh sinh học có thể diễn ra giữa các cá thể trong một nhóm hoặc giữa
các nhóm trong cùng loài dẫn đến sự tiêu diệt cá thể kém thích nghi và đào thải chúng
ra khỏi quần thể. Đồng thời, chọn lọc tự nhiên bảo tồn, tích lũy và tăng cường các đặc
điểm thích nghi. Hiệu quả của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào cường độ đào thải các
cá thể kém thích nghi và mức độ phát sinh biến dị trong quần thể.
1.1.4. Những yêu cầu đối với chất lượng thịt và các biện pháp cải thiện chất lượng
thịt gia cầm
Mức sống của con người càng cao thì nhu cầu tiêu thụ thịt càng lớn và những sản
phẩm thịt chất lượng cao (ít mỡ giàu protein) đòi hỏi ngày càng nhiều. Thịt gia cầm là
một trong những loại thịt có thể đáp ứng được yêu cầu này. Nâng cao năng suất thịt và
cải thiện chất lượng thịt là mục tiêu phấn đấu không ngừng của các nhà chăn nuôi.
+ Nhứng yêu cầu đối với chất lượng thịt : Khi gia cầm còn sống, cần đặc biệt
chú ý đến sức khoẻ của chúng, tốc độ mọc lông, thời điểm thay lông đều ảnh hưởng
đến chất lượng thịt. Gia cầm mọc lông muộn đặc biệt là lông lưng, các chân lông ở
Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
dưới da làm giảm chất lượng thịt. Sự biến dạng của xương ngực, xương chân và xương
chậu đều làm cho chất lượng thịt không đạt yêu cầu.
Mỗi nước có sự đánh giá gia cầm sống khác nhau, chủ yếu người ta xét đến cấu
trúc thân, khối lượng, phát triển của bộ lông. Sự phát triển của cơ ngực và cơ dưới đùi
có ý nghĩa lớn không chỉ đến số lượng mà cả đến chất lượng thịt.
Sau khi giết thịt, việc đánh giá chất lượng thịt dựa vào các chỉ tiêu: Lườn không
được nhô ra, hướng của lườn song song với trục của thân. Da phải nhẵn, không rách,
không có lông măng. Thịt tươi, ngon, mịn, sáng, hàm lượng mỡ không quá cao. Sự hao
hụt nhiều hay ít sau khi mổ, sau khi bảo quản và sau khi chế biến phản ánh chất lượng
thịt tốt hay không tốt.
Trong thịt có chứa hàm lượng nước nhất định, điều đó sẽ làm tăng sự ngon
miệng của thịt. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh là độ ngon miệng phụ thuộc
vào hàm lượng tuyệt đối của nước trong thịt. Thịt có hàm lượng nước tuyệt đối cao do
khả năng giữ nước kém nên mất nhiều nước làm giảm giá trị. Ngược lại, thịt có hàm
lượng nước tuyệt đối thấp có khả năng giữ nước cao, thì loại thịt này chất lượng cao ăn
ngon hơn.
+ Các biện pháp cải thiện chất lượng thịt gia cầm: Để cải thiện chất lượng thịt
gia cầm người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: Nghiên cứu chọn lọc nhân
thuần hoặc lai tạo để tạo ra được các giống có chất lượng thịt cao, áp dụng phương
thức chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, phương thức giết mổ và bảo quản, tất cả
đều có tác động đến chất lượng thịt gia cầm.
- Giống gia cầm: Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan chặt chẽ đến chất lượng
thịt, thông qua việc chọn lọc, nhân thuần qua nhiều thế hệ, các nhà khoa học đã chọn
ra các giống gia cầm có chất lượng thịt có đặc thù riêng.
Trong các loại gia cầm thì thịt gà và thịt gà tây có chất lượng dinh dưỡng tốt
như: Thịt gà và thịt gà tây màu trắng (thịt thuỷ cầm có màu đỏ), cơ trắng có giá trị sinh
học cao hơn cơ đỏ vì trong đó không chỉ chứa nhiều protein, mà tỷ lệ giữa protein toàn
phần và không toàn phần cũng như giữa các aixit amin đều tốt hơn. Phần lớn các nhà
nghiên cứu đều công nhận rằng, các giống gia cầm địa phương chăn tự nhiên như:
Gà Ri, gà , gà Mèo , vịt , ngỗng Cỏ đều có chất lượng thịt tốt hơn so
với các giống mới do con người tạo ra thông qua lai tạo. Giữa chất lượng thịt và năng
suất thịt có mối tương quan tỷ lệ nghịch, thường các giống có năng suất cao thì cho
chất lượng thịt kém và ngược lại. Để giải quyết vấn đề này các nhà tạo giống đã cho
lai tạo giống gia cầm địa phương, có chất lượng thịt cao so với các giống cao sản, vừa
giữ được chất lượng thịt vừa nâng cao năng suất chăn nuôi. Ngoài yếu tố giống, vấn đề
chăm sóc, quản lý nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng tới chất lượng thịt. Rudlf và Frodshe đã
nghiên cứu ảnh hưởng của các hàm lượng ngô khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến
Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
kết quả vỗ béo vịt thấy rằng: Ngô có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cơ thể vịt khi vỗ
béo. Những lô được ăn thức ăn hỗn hợp có chứa 50 % ngô trong khẩu phần sẽ có tỷ lệ
lipit và vật chất khô cao hơn các lô có ít tỷ lệ ngô trong khẩu phần (nhỏ hơn 50 % tỷ lệ
ngô). Trong khi đó tỷ lệ protein thì không thay đổi giữa các lô. Ngoài ra ăn ngô còn
ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ bụng, nhưng ưu điểm của ngô là làm cho màu da và màu chân
của gia cầm vàng hơn (dẫn theo Nguyễn Duy Hoan và c , 1999) [12].
Thường thịt gà và thịt vịt có mùi khó chịu khi bảo quản lâu vì trong thức ăn có
chứa nhiều bột cá (lớn hơn 8 %). Tuy nhiên mùi tanh cũng có ảnh hưởng không giống
nhau trong các đàn và trong từng cá thể. Thức ăn có chứa nhiều Caroten làm cho da
của gia cầm trở lên vàng hơn.
- Vấn đề dinh dưỡng protein và năng lượng cho gia cầm, mối liên hệ của nó tới
chất lượng thịt đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước,
người ta đã tìm thấy sự thay đổi đáng kể chất lượng dinh dưỡng và độ ngon miệng của
thịt khi có sự thay đổi thành phần thức ăn hỗn hợp bằng việc bổ sung các axit amin
tổng hợp. Sử dụng năng lượng cho gia cầm liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ môi
trường. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao năng suất và chất lượng thịt gà
broiler phụ thuộc một phần vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
Khẩu phần với hàm lượng năng lượng quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều
hoà thân nhiệt, hậu quả không tránh khỏi là giảm sự thích ứng của cơ thể với môi
trường đặc biệt là môi trường có cả nhiệt độ và ẩm độ cao.
Gần đây, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là: Chất lượng
thịt gia cầm “sạch’’. Điều này trước tiên phải được hiểu là trong thịt gia cầm không
tồn dư các loại kháng sinh và các loại kích thích tăng trọng. Một số nhà khoa học
khuyên rằng không nên sử dụng kháng sinh trong thời gian nuôi gà broiler, đặc biệt
không nên sử dụng kích thích tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng kháng sinh. Đối với kháng sinh, để tránh sự tồn
dư trong thịt không nên sử dụng trước khi giết thịt 2 tuần và đúng liều quy định.
- Ngoài thức ăn thì các vấn đề khác như: Phương thức nuôi, chăm sóc quản lý
cũng có liên quan đến chất lượng thịt. Gà nuôi chăn thả có chất lượng thịt tốt hơn, hàm
lượng mỡ trong thịt ít hơn và có độ chắc cao hơn so với gà nuôi nhốt. Vấn đề nuôi
chăn thả không phải chỉ do gà vận động nhiều làm giảm tỷ lệ mỡ, thớ thịt chắc chắn
mà còn liên quan đến việc gà có thể kiếm được các loại thức ăn đa dạng ở môi trường,
gà được tiếp xúc với môi trường hoàn toàn tự nhiên sẽ làm chất lượng thịt ngày
càng tăng lên.
Vấn đề chăm sóc quản lý mà cụ thể là cách đối xử với con vật trước lúc giết
cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Một số tác giả khẳng định rằng nếu làm cho
Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
con vật mệt mỏi quá mức khiến thịt trở nên nhạt nhẽo và làm tăng khả năng xâm nhập
của vi sinh vật qua các màng ruột.
- Vận chuyển gia súc cũng liên quan đến chất lượng thịt; Richter đã xác định
rằng: Các gia súc lớn sau một thời gian vận chuyển dài ngày có ít nước trong thịt hơn
0,5% so với các con vật chỉ bị vận chuyển trong một thời gian ngắn. Do lượng
glycogen dự trữ bị giảm đi trong quá trình vận chuyển để giải phóng năng lượng và
axit lactic trong thịt cũng giảm theo, dần dần độ pH trong thịt cũng tăng lên làm giảm
giá trị của thịt. Các quá trình hoá học này không những ảnh hưởng đến hình thức bên
ngoài của thịt xẻ mà còn ảnh hưởng tới khả năng kết hợp của nước (dẫn theo Nguyễn
Duy Hoan và c , 1999) [12].
+ An toàn thực phẩm: Ngày càng trở nên quan trọng, cùng với sự tiến bộ của
khoa học và công nghệ ngày càng có nhiều loại hoá chất vi sinh vật, thuốc và chất
kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm.
Trước đây người ta quan tâm về an toàn hầu như tập trung về những vi sinh vật
gây bệnh, vì thịt là môi trường rất tốt cho vi sinh vật hoạt động và phát triển. Tuy
nhiên vi khuẩn gây độc cho lương thực và thực phẩm không phát triển được trong
nhiệt độ lạnh (< 40
0
C). Hơn nữa vi khuẩn phân huỷ có trong thịt tươi không gây bệnh
cho gia cầm nhưng vẫn phát triển được trong nhiệt độ lạnh và nói chung vẫn làm cho
lương thực và thực phẩm giảm giá trị. Như vậy, vi khuẩn phân huỷ có trong thịt tươi
thường làm cho thịt thay đổi trước khi những vi sinh vật gây bệnh này đạt tới số lượng
đủ để trở thành có hại. Một trong những vi khuẩn gây bệnh thường có trong thịt tươi là
Salmonella, đây là loại rất dễ bị diệt khi nấu chín.
Những loại sản phẩm thịt gà đã qua chế biến cũng đem lại mối quan tâm khác
về an toàn thực phẩm, bởi hầu hết các sản phẩm đó được xử lý bằng muối hoặc đã
được xử lý qua nhiệt độ, nếu không khống chế được nhiệt độ trong thời gian bảo quản
thì các tác nhân gây bệnh vẫn có cơ hội để hoạt động và phát triển trở lại, những sản
phẩm không qua xử lý nhiệt hoặc nấu chín và đóng gói trong bao bì thì bảo quản ở
nhiệt độ lạnh là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, các nước trên thế giới đang chú ý đến thịt gà chất lượng cao nuôi theo
công thức bán công nghiệp và thả vườn. Gà được sử dụng thức ăn đặc biệt để sản
phẩm thịt không còn tồn dư những chất bất lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Nước ta
thường hay gọi là gà nông trại hay gà thả vườn chất lượng cao, nhiều nước gọi là gà
Label Rouge (bắt nguồn từ Pháp)
Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
Theo tiêu chuẩn của Châu Âu, có 3 điều kiện cơ bản mang tính chất bắt buộc
đối với gà “Label Rouge’’ đó là:
- Sử dụng tổ hợp lai gà lông màu có tốc độ sinh trưởng chậm.
- Phải được nuôi thả tự do ngoài ruộng đồng
- Chỉ được sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật, không được bổ sung mỡ hoặc
sản phẩm có nguồn gốc động vật, không sử dụng chất kích thích tăng trọng, kháng sinh
và các nguyên liệu có tồn dư như thuốc trừ sâu, hoá chất, kháng sinh
Ngoài ra, gà chất lượng cao có những đặc điểm nổi bật khác như:
- Khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hưởng với các stress
nên tỷ lệ nuôi sống cao.
- Do có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với loại gà công nghiệp (Broiler) do
vậy khi giết mổ, gà đã thành thục hơn lại được vận động nhiều nên thịt gà chắc, ít mỡ,
hương vị hấp dẫn, ngon hơn so với gà công nghiệp.
- Quan trọng là giá thịt gà “Label Rouge” thường cao hơn so với thịt gà công
nghiệp (Broiler). Pháp là nuớc nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà “Label Rouge” nhiều nhất
thế giới; năm 1996 là 90 triệu con, sản xuất trên 133.000 tấn thịt chất lượng cao, chiếm
khoảng 20% sản lượng thịt gà và trên 10% tổng sản lượng thịt gia cầm (Đoàn Xuân
Trúc, 1999) [43].
* Vấn đề bảo tồn các ngồn gen vật nuôi quý hiếm
Từ giữa năm 1980 trở lại đây ngày càng có nhiều nhà khoa học, các tổ chức
quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen vật nuôi. Nhiều tổ chức
Chính phủ và phi Chính phủ ra đời ở các nước, các khu vực dẫn đến sự ra đời của tổ
chức quốc tế các giống hiếm RBI (Rare Breeds International) liên kết bảo tồn nguồn
gen vật nuôi các Quốc gia. Hàng loạt Hội thảo Quốc tế về bảo tồn giống động vật được
tổ chức ở nhiều nơi, thống nhất chương trình hành động và đặt ra mục tiêu nhiệm vụ
cho chương trình bảo tồn nguồn gen động vật.
Trung Quốc là nước đi đầu trong việc phát triển các giống gà
quý hiếm. Trung Quốc hiện có gà xương đen Thái Hoà, nguyên gốc thuộc huyện Thái
Hoà, tỉnh Giang Tây; Tuyền Châu, Hạ Môn và Trùng Nam miền duyên hải tỉnh Phúc
Kiến. Gà xương đen Hắc Phượng, có hình dáng tương tự như gà xương đen Thái Hoà,
nhưng bộ lông có màu đen, tai giống tai công. Gà xương đen Dư Can, nguyên gốc ở
huyện Dư Can, tỉnh Giang Tây. Gà xương đen lông tơ Kim Dương, nguyên gốc tại
huyện Kim Dương, Châu Kinh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Gà xương đen Tuyết Phong,
nguyên gốc tại huyện Lam Dương, tỉnh Hồ Nam, trên đỉnh núi Tuyết Sơn (Triệu
Xương Đình, Vương Tuyền, 2001) , 2012) [33].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
15
Công ty Đầu tư và Phát triển Shenzhen Hanjiunxiong cho biết: Trong 100 g sản
phẩm bột thịt gà xương đen Thái Hoà có 198,5 mg natri; 427,1 mg kali; 3,4 mg đồng;
64,4 mg magiê; 19,1 mg sắt; 4027,5 mg canxi; 6,20 mg kẽm; Hàm lượng axit amin:
axit aspartic 33,80; threonin 17,38; serin 16,07; axit glutamic 64,73; glyxin 32,43;
alanin 32,27; cystein 8,38; valin 18,38; methionin 13,95; izoleucin 15,10; leucin 30,83;
tyrosin 9,10; phenylalanin 17,66; lyzin 27,40; histidin 11,06; arginin 28,50 và prolin
21,20 mg/g.
Theo Wel Rong-People’s Daily (1997) [70], gà xương đen có chứa các
hormone, sắc tố xanh và các axit amin thiết yếu cho người. Những yếu tố này có thể
làm tăng các tế bào máu và huyết sắc tố. Kinh nghiệm về lâm sàng cho thấy rằng gà
Thái Hoà có tác dụng trong việc chữa bệnh phụ nữ vô sinh, dễ xẩy thai, khí hư, tử
cung chảy máu và các bệnh sau khi sinh đẻ, một số bệnh ở phổi, bệnh lao, bệnh tim,
chứng suy nhược thần kinh và nhuyễn xương ở trẻ em. Trứng gà Thái Hoà có thể sử
dụng hiệu quả để trị các chứng nhức đầu, sự mệt mỏi, bệnh hen và chứng viêm thận.
Trứng cũng là chất dinh dưỡng lý tưởng, nhất là đối với người cao tuổi và bệnh nhân
cao huyết áp, vì hàm lượng cholesterol thấp và axít amin tự do cao hơn so với các
giống gà khác.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở nước ta
Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng thường với quy mô
nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con chăn thả tự do. Bên cạnh những
giống gia cầm truyền thống như gà Ri, vịt Bầu được nuôi ở khắp mọi miền do dễ nuôi,
sức chống chịu bệnh tật cao, khả năng kiếm mồi tốt, chịu kham khổ, thịt thơm ngon. Ở
một số vùng còn khá nhiều giống gà khác nhau như: Gà Đông Tảo, gà Mía, gà Tre, gà
Hồ, gà Ác,
Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã xác định nghề chăn nuôi gà làm nghề chính để
kiếm sống và làm giàu, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thành các khu trang trại
với quy mô khá lớn có từ 3.000 - 5.000 con, một số gia đình còn nuôi giống bố mẹ
và có trạm ấp nhân tạo để nhân giống.
Theo số liệu thống kê năm 1997, đàn gà nước ta phân bố không đều tập trung
chủ yếu ở phía bắc (chiếm 66 %) trong đó chủ yếu vùng núi và trung du phía Bắc
(27,5 %), vùng đồng bằng sông Hồng (24,7 %). Đàn gà phía Nam (chiếm 34 %) tập
trung chủ yếu ở đồng băng sông Cửu Long (15,6 %) ( Nguyễn Duy Hoan và
c , 1999) [12].
* Tình hình nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen các giống gà trong nước
Số hóa bởi trung tâm học liệu
16
Chương trình bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam, đã thu thập được số
liệu về giống gà truyền thống được nuôi ở các vùng miền, trong đó có nhiều giống đã
được đưa vào danh mục các giống Quốc gia và Quốc tế cụ thể như:
Giống gà Ri: Địa bàn phân bố rộng khắp cả nước, đây là giống gà có tầm vóc
nhỏ, tăng khối lượng chậm; Gà mái có màu vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, mào đơn;
Gà trống có màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khoẻ, mào đơn, ở tuổi
trưởng thành con trống nặng từ: 1,5 - 2,0 kg, con mái nặng từ 1,1 - 1,6 kg.
Sản lượng trứng từ 70- 90 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 45 - 50g ; gà Ri đẻ
quả trứng đầu tiên lúc 113 ngày tuổi lúc khối lượng mái 1.058 g.
Giống gà Hồ: Phân bố chủ yếu tại địa bàn Thuận Thành Bắc Ninh,
đặc điểm ngoại hình: Con trống nặng từ 4 - 5 kg, con mái nặng từ 3 - 4 kg, chân có
3 hàng vảy màu trắng, mào nụ, lá tai đỏ, da dày màu vàng đỏ, lông có nhiều màu: Đất
thô, xám, đỏ thẫm.
Sản lượng trứng từ 40 - 50 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 55 – 60 g. Theo
Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [13] cho biết: Khối lượng gà Hồ trưởng
thành (24 - 36 tuần tuổi) trống 4.570 + 121,12 g; mái 3.250 + 164,58 g, gà mái đẻ 3 - 4
lứa, mỗi lứa 10 - 15 trứng, sản lượng trứng 40 - 60 quả/mái/năm, tỷ lệ nở /tổng trứng
ấp 75 – 85 %, khối lượng trứng 53,5 g.
Giống gà Mía: Xuất xứ ở xã Đường Lâm, Sơn Tây ;
tuổi trưởng thành con giống nặng từ 3,4 - 3,8 kg, con mái nặng từ 2,7 - 3,2 kg, đẻ quả
trứng đầu lúc 5,5 - 6 tháng tuổi, sản lượng trứng từ 70 - 80 quả/mái/năm, khối lượng
trứng 50 – 54 g. Màu sắc lông: Trống màu đỏ tía, mái màu vàng đất, mào đơn, tích và
dái tai màu đỏ, thể chất khoẻ, xương và chân to, dáng lùn, cơ ức, cơ đùi phát triển.
Giống gà Đông Tảo: Nguồn gốc ở Khoái Châu Hưng Yên. Gà
trống chủ yếu màu đen và màu mận chín, ở chân và đuôi lông đen có ánh xanh, lông tơ
phía trong có màu trắng. màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, phần lớn có màu nâu
đậm ở đầu, cổ cánh và đuôi, mào khép kém phát triển. Khối lượng trưởng thành: Con
trống 3,8 - 4,0 kg, con mái 3,0 - 3,5 kg. Khối lượng bình quân trống mái lúc 60 ngày
tuổi đạt 1.700 - 1.800 g/con, lúc 140 ngày (trưởng thành) trống 3.200 - 3.400 g/con,
mái 2.300 - 3.000 g/con, tỷ lệ nuôi sống lúc 60 ngày tuổi là 80 - 90 %, Tuổi đẻ trứng
đầu 200 - 215 ngày.
Giống gà Ác Việt Nam: Được nuôi lâu đời ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu
Long. Đặc điểm ngoại hình của gà như sau:Tầm vóc nhỏ, lông xước tơ màu trắng
tuyền nhưng da, thịt xương, mỏ và chân đen, con trống có mào cờ nhỏ, đỏ nhạt tích
màu xanh, chân có lông và có 5 ngón (ngũ trảo) một số ít không có lông chân và chỉ có
bốn ngón. G c có khối lượng nhỏ, lúc 16 tuần tuổi con trống đạt 724,62 g, con mái
Số hóa bởi trung tâm học liệu
17
đạt 565,05 g; tuổi đẻ trứng đầu là 121 ngày tuổi, sản lượng trứng đẻ trung bình 91,29
quả/năm, trứng có khối lượng nhỏ 29,56g.
Giống gà Mèo:
- Nguồn gốc xuất xứ: Là giống gà của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Gà
Mèo có chất lượng thịt ngon nhất trong các loại gia cầm nuôi tại nước ta hiện nay.
- Đặc điểm hình thái, tập tính của giống: Gà Mèo có nhiều loại hình màu lông,
tuy nhiên phổ biến là 3 màu (mơ hoa, đen, trắng tuyền), đặc điểm nổi bật của gà Mèo
là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen, da ngăm đen, chân đen. Trước đây gà Mèo được
nuôi quảng canh nên tập tính còn tương đối hoang dã. Ban ngày, gà được thả rông tự
kiếm ăn, tối về chuồng hoặc đậu trên cây để ngủ. Thức ăn là giun dế, ngô, thóc
người nuôi ít khi cho ăn thêm, gà thường nhặt cả thức ăn rơi vãi xung quanh do tập
tính bới kiếm ăn. Gà thích uống nước chảy nên thường tập trung khi bơm hoặc vẩy
nước. Thích phơi nắng lúc 7 - 9 giờ; thích bay chạy, lúc đẻ gà thường bay đi tìm ổ. Gà
gáy nhiều, hay đánh nhau; không sợ gió mưa hay sấm chớp, tiếng động nhưng sợ nhất
bị đuổi bắt, bất ngờ mở cửa chuồng, sự chuyển động nhanh bất thường của con người.
- Khả năng sinh trưởng: Gà Mèo có khối lượng trung bình, tốc độ lớn nhanh
hơn gà Ri, đặc biệt trong điều kiện được chăm sóc tốt. Đối với gà Mèo thương phẩm
(nuôi 12 tuần tuổi) có khối lượng cơ thể từ 1090 – 1138 g/con. Khối lượng cơ thể 20
tuần tuổi: Gà trống 1423 – 1450 g, gà mái 1214 – 1250 g.
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 2,90 – 3,21 g.
- Năng suất sinh sản của gà Mèo: Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 133 - 141 ngày;
Tuổi đẻ đỉnh cao là 31 – 32 tuần; Sản lượng trứng/mái/40 tuần đẻ là 73,81quả.
- Tỷ lệ trứng giống: 92 – 94 %; Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp: 77,83 - 79,36 %.
- Tỷ lệ nuôi sống : 92,02 – 95,65 %
- Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ: 100 – 110 g/con/ngày
- Chất lượng thịt gà Mèo: Da gà dày nhưng giòn, thịt săn chắc nhưng không
dai như thịt vịt hoặc ngan. Đặc biệt hàm lượng axit glutamic cao tới 3,87 %, vượt trội
hơn gà Ri và gà Ác nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng hàm lượng sắt trong thịt gà lại
thấp nên không có mùi tanh. Gà Mèo thuộc nhóm có hàm lượng axit amin
cao, được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, đồng thời lượng
colesteron thấp trong khi axit linoleic cao có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa trị
bệnh tim mạch.
(2005) ,
t