Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN dạy từ ngữ trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.27 KB, 12 trang )

SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
A - PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cách mạng khoa học công nghệ cùng với sự ra đời của nền kinh tế tri thức,
xã hội hoá thông tin, sự toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã và đang có tác động
trực tiếp đến lực lượng sản xuất và mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo
dục. Trong bối cảnh đó Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải cách
giáo dục bằng cách xây dựng chiến lược phát triển giáo dục với những định hướng
đổi mới, tiến bộ. Cùng với sự đổi mới đó, việc nâng cao chất lượng dạy học là yêu
cầu chung cho tất cả các bộ môn, trong đó có môn Ngữ văn.
Phân môn Ngữ văn hiện nay bao gồm phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.
Giữa ba phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bổ xung, tích hợp tạo nên một
sự hài hoà. Cũng như các bộ môn khác môn Ngữ văn không chỉ là một môn khoa
học cơ bản mà nó là một vị trí vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách
con người. Môn Ngữ văn với những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung phong
phú, đa dạng về văn hoá, tinh thần, tư tưởng, tâm hồn của dân tộc. Đồng thời môn
ngữ văn có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học
sinh, giúp các em cảm thụ được những giá trị: chân - thiện - mỹ. Giúp các em hiểu
biết về thế giới con người xã hội. Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói
"Dạy được cái hay cái đẹp của văn, đồng thời cũng dạy được bao nhiều cái hay
cái đẹp khác về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống ở trong bài đó…", làm cho giờ
văn trở thành một giờ hấp dẫn, một giờ sôi nổi, hứng thú với học sinh. Để học sinh
có thể hiểu được những giá trị của một tác phẩm văn học, không thể thiếu được vai
trò của từ ngữ diễn đạt.
Trong chương trình cải cách các cấp học từ tiểu học đến phổ thông trung
học, Tiếng Việt là một trong những môn học trụ cột, trong đó từ vựng chiếm vị trí
quan trọng. Từ vựng của Tiếng Việt là một hệ thống cực lớn về số lượng, phức tạp
về quan hệ nhưng hấp dẫn nhất về mặt ngữ nghĩa. Nó do các đơn vị từ vựng hợp
thành, chủ yếu là các từ và một bộ phận là các ngữ cố định. Mỗi đơn vị như vậy
1
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS


được cấu tạo theo phương thức, những mô hình vừa chung cho ngôn ngữ vừa riêng
cho Tiếng Việt, có rất nhiều kiểu cấu tạo từ và nhiều kiểu ngữ cố định đặc trưng
cho Tiếng Việt. Giữa các kiểu cấu tạo và ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng có quan
hệ nhất định.
Xuất phát từ sự phong phú, đa dạng trên của hệ thống từ vựng Tiếng Việt
nhất là trong dạy học ở nhà trường vấn đề cần giải quyết là làm sao cho học sinh
hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình. Mỗi tiết
học Tiếng Việt với thời lượng kiến thức đã cho trong khoảng thời gian vừa đủ tài
liệu đã đáp ứng được nhu cầu hiểu Tiếng Việt của học sinh chưa ?. Làm thế nào để
việc dạy từ ngữ trong nhà trường đạt đến mục đích cuối cùng là làm cho học sinh
hiểu và yêu quý, biết giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Đó chính là lý
do tôi chọn đề tài về vấn đề: "Dạy từ ngữ trong nhà trường".
B: PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học đề suất sáng kiến kinh nghiệm:
Môn Tiếng Việt có mục tiêu chung là giúp học sinh sử dụng tốt Tiếng Việt
trong giao tiếp. Dạy bất cứ phần nào của môn Tiếng Việt cũng phải nhằm vào mục
tiêu cuối cùng đó. Vì vậy, dạy từ và từ vựng trước hết là cung cấp vốn từ ngày
càng mở rộng, chính xác, tinh tế theo trình độ, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ tri thức
khoa học và kinh nghiệm xã hội ngày càng được nâng cao, đáp ứng những đòi hỏi
mới ngày càng lớn của sự diễn đạt và giao tiếp vào việc học tập trong nhà trường,
vào sinh hoạt xã hội đặt ra cho học sinh.
Đây không phải quá trình một chiều, thụ động tiến hành theo lối đưa ra rồi
buộc học sinh ghi nhớ những cái mới mà còn là một quá trình hai chiều, chủ động.
Cần làm cho học sinh nắm được những vận động tạo từ và tạo nghĩa của Tiếng
Việt, nắm được mọi cách thức vận dụng biến hoá chúng để giúp họ trong thực tế
giao tiếp biết vận dụng vốn từ một cách linh hoạt, sáng tạo.
2
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
Mỗi từ và mỗi ngữ cố định không chỉ là một sự kiện ngôn ngữ, nó còn là
những bản tổng kết cô đọng, xíc tích, phong phú những hiểu biết của toàn dân tộc

Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử. Dạy từ vựng do đó còn phải đảm nhiệm
cung cấp những hiểu biết, những kinh nghiệm về thực tế thiên nhiên, xã hội, con
người về đời sống tâm hồn và trí tuệ… của cả dân tộc ta cho học sinh. Những hiểu
biết này không thể quy về một môn khoa học nào cả, song lại rất cần thiết cho đời
sống xã hội, cho cách xử thế và một cách tự giác hay tự phát, góp phần hình thành
nên cốt cách Việt Nam, trong những con người Việt Nam. Dĩ nhiên những tri thức
do từ ngữ đem lại cho từng người bao gồm cả cái hay và cái dở. Học những cái hay
trong các tính từ chỉ các phẩm chất của người phụ nữ: căn cơ, tần tảo, trung hậu,
đảm đang, thuỳ mị… và những cái dở: điêu toa, đanh đá, chua ngoa, nhõng nhẽo…
đều cần thiết. Cái hay để làm theo, cái xấu để mà tránh, dạy từ ngữ là giúp cho học
sinh hội nhập vào xã hội.
Dạy từ vựng là một cách giáo dục thẩm mỹ. Như đã thấy ở trên mỗi từ ngữ
là một bức tranh thiên nhiên, xã hội, thế thái nhân tình thu nhỏ, rất nhiều từ ngữ là
một tác phẩm văn học cô đọng. Thông qua việc dạy từ vựng chúng ta có thể chỉ
cho học sinh biết thế nào là cái "đẹp". Dạy từ ngữ chỉ những sự vật hiện tượng rất
xấu, những phẩm chất đáng lên án cũng có ý nghĩa giáo dục; cái đẹp nếu chỉ ra
được cách quan sát, cách phát hiện ra những sắc thái khác nhau của cái xấu đó,
cách thể hiện chung một cách sinh động giàu tính hình tượng mà tổ tiên chúng ta
để lại trong từ ngữ. Mặt khác, tính thẩm mỹ của văn học thể hiện trước hết trong từ
ngữ cho nên dạy tốt môn từ vựng cũng là cung cấp cho học sinh cơ sở ngôn ngữ
học để nhận biết cái hay, cái đẹp của văn học.
Chúng ta chú trọng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh qua bộ môn nghệ thuật
thực sự như văn học, hội hoạ, phương pháp, âm nhạc… nhưng có những cái đẹp
thường gặp hàng ngày, cái đẹp trong ngôn ngữ thì chúng ta lại rất dễ bỏ qua.
3
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
Tất cả nhưng yêu cầu nói ở các mục trên nếu đạt được thù cũng có nghĩa là
việc dạy từ ngữ đã có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, cái cốt cách Việt Nam ở
những con người Việt Nam bắt đầu hình thành khi họ bập bẹ từ tiếng Việt đầu tiên.
Dạy từ vựng còn có tác dụng rèn luyện năng lực tư duy phân tích và tổng

hợp cho học sinh. Chúng ta ai cũng cảm thấy rằng dùng một từ không sai thì tương
đối dễ, nhưng giảng cho được nghĩa của nó cho sát đúng, cho thật bao quát, không
ai bắt bẻ được thì rất khó. Không phân tích tốt những sự khác nhau trong ý nghĩa
của các từ. Không tổng hợp, không khái quát cho thật trọn vẹn những cái chung
trong vô số những cách dùng hết sức khác nhau của một từ thì không thể nào định
nghĩa ý nghĩa của nó được.
Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh qua việc dạy từ vựng còn ở chỗ cho
họ quan sát, thể nghiệm và chiếm lĩnh thực tế khách quan theo kiểu Việt Nam.
Và cuối cùng giảng từ, sử dụng từ đúng đắn, chính xác đạt hiệu quả biểu thái
và biểu niệm cao còn là một cách rất tốt luyện cho học sinh thói quen làm việc cần
cù, kiên nhẫn, thận trọng, có trách nhiệm đối với chính sản phẩm của mình, một
thói quen mà hiện nay học sinh chúng ta rất thiếu.
Hiện nay việc giảng dạy từ vựng còn gặp một khó khăn lớn, đó là số lượng
các từ ngữ cần cung cấp và rèn luyện cho học sinh rất đồ sộ. Chúng ra sẽ không đủ
giờ dạy một cách tỉ mỉ, kỹ càng dù chỉ là 1% những từ cần thiết cho học sinh. Vì
vậy phải biết vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt việc dạy các loại từ ngữ phù
hợp với việc chọn các từ ngữ điển hình tiêu biểu cho mỗi loại, kết hợp việc dạy
trên lớp của thầy giáo với việc tự tìm tòi, bổ xung thêm của học sinh.
Dù sao thì trong mỗi bài học về từ vựng cũng có hai nội dung lớn: Nội dung
thứ nhất bao gồm những hiểu biết thuộc hệ thống ngôn ngữ về từ được dạy; Nội
dung thứ hai bao gồm những hiểu biết có tính chất lời nói về nó. Mỗi nội dung đó
phải làm sao bao gồm được tất cả các vấn đề thuộc từ vựng ngữ nghĩa như là trình
bày.
4
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
Hiện nay tích hợp là quan điểm giảng dạy phổ biến trong giáo dục trên thế
giới, từ tiểu học đến trung học phổ thông, không chỉ các môn xã hội mà còn ở các
môn khoa học tự nhiên. Tên gọi ngữ văn trong chương trình trung học cơ sở dùng
cho những năm đầu thế kỷ XXI ở nước ta là vận dụng quan điểm tích hợp vào việc
giảng dạy ba môn Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn. Từ ngữ là bộ phận của

môn Tiếng Việt dễ dàng giảng dạy theo tinh thần tích hợp nhất. Chính vì thế trong
giờ Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn việc dạy từ ngữ giúp cho giờ học tích cực, sinh
động, có hiệu quả.
2. Nội dung cụ thể của sáng kiến.
a. Về việc giảng nghĩa từ:
Thông qua việc dạy nghĩa một từ mà giáo viên truyền đạt luôn những tri
thức cần thiết khác về từ vựng ngữ nghĩa, nhằm tạo cho học sinh không hiểu được
và sử dụng đúng cái từ ấy mà còn làm cho học sinh nắm bắt được những cái tinh tế
chứa đựng trong đó, hiểu được đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc, gây cho học sinh ý
thức tôn trọng ngôn ngữ dân tộc thói quen cân nhắc, lựa chọn khai thác triệt để cái
hay cái đẹp trong từ để nâng lên mức cao nhất chất lượng nội dung, hình thức câu
văn nói và viết của học sinh.
Một từ là một hợp thể giữa ngữ nghĩa và thành phần hình thức: hình thức
ngữ âm, hình thức cấu tạo và hình thức ngữ pháp. Trong đó câu nói đến quan hệ
giữa các từ tạo nên quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, quan hệ giữa từ địa phương, từ
vay mượn với các từ Việt hoặc Việt hoá, làm cho học sinh nắm bắt được tất cả
những thành phần, những quan hệ đó là nội dung của việc dạy từ.
Giảng nghĩa từ trước hết là làm cho học sinh hiểu thấu đáo nó, nghĩa là làm
cho học sinh nắm được nghĩa chung và nghĩa riêng, rộng và hẹp cùng với quan hệ
giữa chúng. Trong khi giảng cần cho học sinh biết được quan hệ ngữ nghĩa giữa
các từ đang giảng với các từ khác trong từ vựng. Có các cách giảng nghĩa sau:
- Giảng nghĩa biểu niệm theo các định nghĩa:
5
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
Khái niệm: Giảng nghĩa theo cách này là liệt kê các nét nghĩa với sự sắp xếp
nét nghĩa. Khái quát cũng tức là nét nghĩa từ loại lên trước và các nét nghĩa càng
hẹp, càng riêng thì ở sau.
- Giảng nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ: Ngắn trái nghĩa với dài
Cam tâm đồng nghĩa cam lòng.

Đây là cách giảng một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết, tuy nhiên vì
từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nên giảng theo lối so sánh từ đồng nghĩa chỉ
áp dụng cho từ đồng nghĩa tuyệt đối.
- Giảng nghĩa theo cách mô tả, cách này có hai dạng:
Dạng tính chất, hiện tượng thường gặp để giúp học sinh lĩnh hội ý nghĩa của
từ.
Ví dụ: đỏ: chỉ màu như màu của máu tươi.
Dạng thứ hai: đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như từ láy sắc thái
hoá thì phải kết hợp cách giảng theo khái niệm, mặt khác phải dùng lối miêu tả.
Yêu cầu khi giảng nghĩa của từ: diễn đạt lời giảng sao cho ngắn gọn, xúc
tích, đầy đủ cho nên giáo viên cần phải biết chọn cách diễn đạt sao cho đối với
những từ ngữ trong cùng một nhóm ngữ nghĩa, trong môi trường giảng bằng công
thức giống nhau. Giải nghĩa từ trong từ điển hay bài học cũng vậy, thực chất là lấy
từ này để giảng từ khác, yêu cầu của người giảng là khái quát càng cao càng tốt, lời
giảng phải đầy đủ, tránh khuyết điểm chỉ đúng với bộ phận ý nghĩa, nên chú ý
đừng lẫn lộn nghĩa của từ với nghĩa của ngữ.
Giảng nghĩa từ trong ngôn cảnh là cách giảng nghĩa thường gặp trong các
giờ giảng văn, khi ấy chúng ta chỉ cần giảng một nghĩa nào đó cần cho ngôn cảnh
đó mà thôi.
b. Phân tích từ ngữ trong giảng văn:
Đối tượng của việc phân tích tưg ngữ trong giảng văn cả từ ngữ cố định,
cụm từ tự do, thậm chí cả câu nếu như các đơn vị lời nói này tương đương với một
6
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
hình ảnh ngôn ngữ . Thường thường đây là những ẩn dụ hay hoán dụ có hình thức
diễn đạt trên từ.
Việc phân tích từ ngữ phải đạt hai yêu cầu chủ yếu: yêu cầu phát hiện được
tư tưởng, tình cảm… các tác giả gửi gắm trong từ ngữ và yêu cầu phát hiện ra các
giá trị nghệ thuật của nó. Hai yêu cầu này tuy khác nhau nhưng thực ra lại quyện
vào nhau: từ ngữ có giá trị nghệ thật là từ ngữ bộc lộ một cách sinh động, lôi cuốn

điều tác giả muốn nói. Nói rõ hơn, việc phân tích nội dung từng từ một không thể
là một không thể là một việc cô lập mà phải đặt trong khuôn khổ chung của toàn
tác phẩm.
Đặc điểm của ngôn ngữ văn chương chính là căn cứ để trình luận giá trị
nghệ thuật của từ ngữ . Là ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ văn
chương có những đặc điểm có liên quan tới chức năng, thẩm mỹ thường được nói
tới đó là: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể, tính hàm súc, tính hệ
thống, tính đa phong cách.
cũng như các ngành nghệ thuật khác. Văn học thực hiện các chức năng của
mình thông qua các hình tượng được dựng nên. Do đó ngôn ngữ văn chương trước
hết phải làm thế nào giúp cho văn học dựng được các hình tượng trong tác phẩm.
Ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ có khả năng tái hiện hiện thực, làm xuất
hiện ở người đọc những biểu tượng thị giác, thính giác, thính giác, xúc giác, khứu
giác, vị giác, ngững biểu tượng vận động của người, vật, cảnh đời… được nói tơi
trong tác phẩm.
Mùa xuân con chim én mới
Rộn đồng chiêm chấp chới trời xanh
( Tố Hữu )
Từ chấp chới gợi ra như vẽ dáng bay của chim én: vút lên cao nhưng không
thẳng một đường mà thành từng nấc theo từng nhịp cụp xoè của đôi cánh. Nó cũng
rất chính xác và nó hợp với cánh bay của loài én. Ngôn ngữ nghệ thuật muốn có
tính hình tượng trước hết phải chính xác.
7
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của cảm xúc người nghệ sĩ trước cảnh đời,
cảnh người, trước thiên nhiên. Bởi vậy, ngôn ngữ văn chương phải biểu hiện cho
được cảm xúc của tác giả và truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, làm
thế nào để dấy lên được ở người đọc những cảm xúc như cảm xúc của tác giả. Đây
là đặc điểm rất dễ nhận thấy ở các ngôn bản văn học với các ngôn bản thuộc các
phong cách khác.

Cá thể hoá có nghĩa là làm nổi bật lên cái vẻ riêng tính cá thể của ngôn ngữ
văn chương trước hết thể hiện phong cách ngôn ngữ của cá nhân, của tác giả trong
tác phẩm. Ở kỹ thuật của tác giả làm rõ ra sự khác biệt của nhân vật này với nhân
vật khác, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa cảnh này với cảnh khác. sáo rỗng
công thức sẽ làm cho ngôn ngữ văn chương mất tính chất cá thể. Truyện Kiều có
rất nhiều buổi chiều, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Du thì không buổi chiều nào
giống buổi chiều nào. Nguyễn Du đã cá thể hoá đến cả buổi chiều bằng ngôn ngữ
của mình.
Khi ngôn bản tránh được lỗi từ thừa, từ lặp là đạt được tính ngắn gọn, ở
ngôn ngữ nghệ thuật, tính ngắn gọn phải được nâng cao, nghệ thuật hoá. Nó trở
thành hàm xúc, hàm xúc có nghĩa là đảm bảo được nhiều tính chất nhất (hình
tượng, cá thể, truyền cảm) bằng số lượng yếu, số ngôn ngữ được dùng ít nhất.
Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ nhiều nghĩa (đa nghĩa), là ngôn ngữ có nhiều
lớp nghĩa, có lớp nghĩa trực tiếp, có lớp nghĩa ẩn. Từ chấp chới trong hai câu thơ
của Tố Hữu đã dẫn dắt trực tiếp tả dáng bay của chim én, hàm ẩn là gợi ra con
đường đi lên của đất nước Việt Nam thời kỳ 1945 - 1961, gợi ra tâm tưởng hưng
phấn, thanh thoát của con người Việt Nam trong những năm ấy.
Như là một nhu cầu tự nhiên, khi ngôn bản nói về sự vật, sự việc nào đó thì
các yếu tố ngôn ngữ phải thống nhất với nhau để làm rõ nên sự vật, sự việc đó.
Tính chất này được nâng cao, nghệ thuật hoá tính hệ thống của ngôn ngữ
nghệ thuật, tính hệ thống của ngôn ngữ văn chương là tính chất theo đó các yếu tố
ngôn ngữ trong tác phẩm (ngữ âm, cấu trúc câu, từ ngữ ) phải đồng nhất với nhau,
8
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
giải thích cho nhau, hỗ trợ cho nhau, quy tụ lại để đạt tới một hiệu quả diễn đạt
chung nào đó.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận)
Gợn tràng giang, điệp điệp, nước song song, buồn, sầu, cành khô, về, lại,
trăm ngả, lạc mấy dòng. Các từ ngữ trên, từng nhóm một đồng nhất với nhau, gợi
ra sự hiu hắt, buồn sầu của tâm hồn cô đơn vì cảm thấy bé nhỏ, lẻ loi, ngơ ngác
trước dòng đời như dòng sông mênh mông không hướng, không đích và bất định.
Thực ra tính hệ thống của ngôn ngữ văn chương (và của cả tác phẩm cả một
trào lưu văn học,… ) là vấn đề rất lớn, ở đây chỉ nói một vài phương diện dễ nắm
bắt mà thôi.
Nói ngôn ngữ văn chương là nói chung, ngôn ngữ văn chương phân thành
ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Ngôn ngữ văn xuôi, đặc biệt là ngôn ngữ tiểu
thuyết là ngôn ngữ đa phong cách. Do yêu cầu cá thể, do yêu cầu của tinhs hình
tượng nên trong tác phẩm, khi viết về nhân vật thuộc tầng lớp xã hội nào, viết về
sự viêc thuộc lĩnh vực nào tái hiện lời ăn, tiếng nói của nhân vật đang diễn ra ở
hoạt động xã hội nào thì tác giả phải sử dụng ngôn ngữ của phong cách chức năng
phù hợp với tầng lớp, lĩnh vực, hoạt động xã hội đó. Văn xuôi nghệ thuật khác văn
xuôi thuộc các phong cách chức năng khác là ở đặc điểm này, ngôn bản thuộc
phong cách chức năng nào thì chỉ dùng phong cách chức năng đó. Còn trong tiểu
thuyết, trước hết là tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa, nhà văn dùng rất nhiều phong
cách chức năng trong tác phẩm của mình.
Để ngôn ngữ trong tác phẩm đạt được hiệu quả thẩm mỹ mong muốn, nhà
văn phải lao động cực nhọc để sao cho hàng trăm tấn quặng, từ ngữ lựa chọn đạt
được cao nhất các đặc điểm nói trên.
9
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
Các nhà văn, nhà thơ khi sáng tác không người nào không khổ công trau
luyện ngôn ngữ trong tác phẩm của mình. Hãy đọc lại bản di trúc của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh, trước khi dừng lại ở câu chữ cuối cùng, Bác đã sửa đi, sửa lại tờ câu đến
từ, đến cách ngắt câu đến từng dấu chấm, phẩy. Đó là bài học lớn về sự chăm lo
đến một ngôn ngữ của ngôn bản mà Bác để lại cho chúng ta.
Để đạt được đặc điểm trên của ngôn ngữ văn chương cần phải cân nhắc, lựa

chọn hàng chục từ ngữ, kiểu câu có thể dùng để diễn đạt một ý nào đó cái nào là
tốt nhất, nghệ thuật nhất.
Tiêu chuẩn quyết định sự lựa chọn từ ngữ là các tính chất thẩm mỹ của ngôn
ngữ nghệ thuật. Thông thường khi nói và viết, ý đến thì từ ngữ cũng đến, quá trình
chọn từ trước hết phải ý thức được đầy đủ điều định viết ra. Một ý mà nội dung
chua định hình được thì việc xác định từ ngữ là rất khó, phải đọc lại để có thể thay
thế từ ngữ khác, cần lựa chọn những từ đáp ứng được giá trị thẩm mĩ. Khi lựa chọn
từ không nên quên tính hệ thống của từ ngữ trong tác phẩm, kiểm tra lại sự phù
hợp với phong cách, tính địa phương, tính thời đại, đặc điểm riêng của nhân vật,
của từ.
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Với những kiến thức cơ bản trên về việc dạy từ ngữ trong nhà trường chúng
ta có thể áp dụng vào các tiết dạy tiếng việt đạt hiệu quả hơn, cụ thể trong chương
trình lớp 6, bài Tiếng việt về "Nghĩa của từ " chúng ta áp dụng giải thích nghĩa của
từ dựa vào hiện tượng từ đồng nghĩa để giải thích nghĩa của từ hoặc dùng từ trái
nghĩa, dùng khái niệm. Trong các bài về các biện pháp: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ, giáo viên có thể chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ văn chương nó mang tính
hình tượng, tính truyền cảm. Kết quả của các tiết học này là học sinh phát biểu sôi
nổi, có hứng thú tìm tòi những từ đồng nghĩa, trái nghĩa. có thể nêu lên những cảm
nhận của mình về cái hay, cái đẹp của mỗi từ ngữ. Đối tượng được dạy các tiết
Tiếng việt liên quan đến từ ngữ là các em học sinh khối 6 và kết quả của các lớp
trong các tiết học là:
10
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
Tên lớp Chất lượng (%) học sinh hiểu bài
6A 78
6B 45
C: PHẦN III - KẾT LUẬN CHUNG
Tiếng việt của chúng ta rất giàu đẹp, vì thế mỗi người dân Việt Nam đều
phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Nhưng điều trước tiên mỗi

người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ các em học sinh cần phải hiểu được cái
hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc mình. Đó là trách nhiệm của bậc làm thầy, khi
muốn truyền đạt kiến thức cho học sinh về tiếng nói, chữ viết của mình và quan
trọng hơn cả là hình thành trong các em lòng yêu tiếng nói dân tộc. Trong thời kỳ
toàn cầu hoá hội nhập hiện nay, bản sắca dân tộc dễ bị giao thoa biến đổi, nếu
không nghiêm túc giáo dục giới trẻ sẽ làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Nhũng
từ vay mượn ngày càng nhiều nếu lạm dụng quá mức sẽ không phát huy được giá
trị của Tiếng việt. Đồng thời việc dạy từ ngữ giúp các em học sinh có thể học phần
văn và tập làm văn được dễ dàng hơn, nhất là trong các tiết tìm hiểu văn bản học
sinh dễ dàng cảm nhận được những giá trị đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật
của tácphẩm. Đó là việc tích hợp giữa 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn.
Với những tính chất quan trọng trên nên chúng tôi rất mong vấn đề dạy từ
ngữ trong nhà trường cần được chú trọng đổi mới nhiều hơn để mỗi giờ học Tiếng
việt giáo viên không đơn thuần là dạy con chữ mà quan trọng hơn cả là dạy về cách
giữ gìn nét văn hoá, tài sản quí giá của dân tộc - tiếng mẹ đẻ.
Trên đây là những suy nghĩ, đóng góp rất nhỏ của chúng tôi về vấn đề dạy từ
ngữ trong nhà trường. Rất mong nhận được sự đóng góp bổ xung của tất cả mọi
người, để vấn đề này đi vào ý thức của mỗi người như là một trách nhiệm đồng
thời là nghĩa vụ. Vì: "Trong dải ngân hà ngôn ngữ mỗi từ là một ngôi sao".
Tuân Đạo, ngày 25 tháng 4 năm 2008
11
SKKN: Dạy từ ngữ trong trường THCS
12

×