Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THIẾT kế THỬ NGHIỆM cơ bản CHO CHU TRÌNH KIỂM TOÁN bán HÀNG NHÓM 2 năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.23 KB, 26 trang )

bài tiểu luận kiểm toán
DANH SÁCH NHÓM
Nhóm SVTH:
bài tiểu luận kiểm toán
MỤC LỤC

Nhóm SVTH:
bài tiểu luận kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ kiểm toán BCTC là một phần cơ bản tập trung nhiều công sức, chi
phí đối với công ty kiểm toán, nhưng thông qua chất lượng của dịch vụ này, trình
độ chuyên môn của các kiểm toán viên (KTV) và uy tín nghề nghiệp của các công
ty được nâng cao, từ đó nâng cao vị thế của họ trên thị trường. Kiểm toán BCTC
bao gồm việc kiểm toán rất nhiều các chu trình khác nhau nhưng lại có mối quan
hệ mật thiết với nhau.
Chu trình bán hàng thu tiền là giai đoạn cuối cùng trong một chu trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả của giai
đoạn này thể hiện trên BCTC là những chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp thu
hút sự quan tâm của nhiều người sử dụng thông tin BCTC. Chính vì vây, kiểm toán
chu trình bán hàng- thu tiền có ý nghĩa rất lớn trong kiểm toán BCTC của các công
ty kiểm toán, giúp KTV hạn chế được rủi ro xảy ra, nâng cao hiệu quả cuộc kiểm
toán đồng thời trách nhiệm của những người quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên nhóm em chọn đề tài “ Thiết kế thử
nghiệm cơ bản cho chu trình bán hàng” . Nội dung chủ yếu của bài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chu trình kiểm toán bán hàng và thu thu tiền
Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm
toán báo cáo tài chính
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng
và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính


Nhóm SVTH: Trang:3
bài tiểu luận kiểm toán
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHU TRÌNH KIỂM TOÁN BÁN HÀNG
1.1. Ý nghĩa kiểm toán chu trình bán hàng
Như vậy, chu trình bán hàng- thu tiền được coi là chu trình cuối cùng, nó
không chỉ đánh giá hiệu quả của chu trình trước đó và hiệu quả của toàn bộ quá
trình sản xuất kinh doanh và khả năng bù đắp chi phí để tiếp tục mở rộng quy mô
sản xuất. Một chu trình nghiệp vụ bán hàng- thu tiền hiệu quả có nghĩa là vốn được
huy động đúng mức tạo tiền đề cho sản xuất và cho các chu trình tiếp theo được
thực hiện một cách có hợp lý.
1.2. Hệ thống các mục tiêu kiểm toán
Còn theo văn bản chuẩn mực kiểm toán 1 thì “ Mục tiêu của cuộc kiểm tra
bình thường các báo cáo tài chính của các kiểm toán viên là sự trình bày một nhận
xét về mức trung thực mà các báo cáo phản ánh tình hình tài chính, các kết quả độc
lập và sự lưu chuyển dòng tiền mặt theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận
”. Đối với bất kỳ một cuộc kiểm toán nào các mục tiêu đặt ra giúp kiểm toán viên
tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết.
1.3. Các chứng từ, sổ sach sử dụng trong qua trinh kiểm toán
1.3.1. Các chứng từ được sử dụng trong quá trình kiểm toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước và năm nay
- Các đơn đặt hàng của khách (Đây là cơ sở pháp lý cho việc ràng buộc trách
nhiệm cho các bên tham gia hợp đồng)
- Hợp đồng đã ký kết về bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
- Các bản quyết toán, thanh lý hợp đồng bán hàng.
- Các chứng từ phiếu thu tiền mặt hoặc séc, giấy báo nợ, các bản sao kê của
ngân hàng.
- Các hợp đồng khế ước, tín dụng.
Nhóm SVTH: Trang:4

bài tiểu luận kiểm toán
- Các chứng từ, các hợp đồng vận chuyển thành phẩm hay hàng hoá
1.3.2. Các sổ sách sử dụng trong quá trình kiểm toán
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung trong kỳ để hạch
toán kế toán thì hệ thống sổ bao gồm:
1. Sổ Nhật ký chung.
2. Sổ Nhật ký thu tiền.
3. Sổ cái.
4. Sổ chi tiết các khách hàng phải thu.
5. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng.
6. Sổ chi tiết thuế VAT đầu ra.
1.4. Hệ thống các mục tiêu kiểm toán
Kiểm toán bao gồm có 2 chức năng cơ bản trong đó có chức năng xác minh
và theo thông lệ quốc tế phổ biến thì chức năng xác minh được cụ thể hoá thành
các mục tiêu và tuỳ thuộc vào đối tượng hay các loại hình kiểm toán mà các mục
tiêu có thể khác nhau.
Còn theo văn bản chuẩn mực kiểm toán 1 thì “ Mục tiêu của cuộc kiểm tra
bình thường các báo cáo tài chính của các kiểm toán viên là sự trình bày một nhận
xét về mức trung thực mà các báo cáo phản ánh tình hình tài chính, các kết quả độc
lập và sự lưu chuyển dòng tiền mặt theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận
”. Đối với bất kỳ một cuộc kiểm toán nào các mục tiêu đặt ra giúp kiểm toán viên
tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết. Các mục tiêu đặt ra này có liên quan chặt chẽ
đến việc xác nhận của doanh nghiệp mà cụ thể là ban quản trị về các tiêu chuẩn
của đặc tính thông tin đã trình bày trên báo cáo tài chính. Thông thường các bước
triển khai mục tiêu kiểm toán như sau.
Nhóm SVTH: Trang:5
bài tiểu luận kiểm toán
Biểu 1: Các bước triển khai mục tiêu kiểm toán



Qua các bước trên ta thấy việc xác nhận của ban quản trị về các chu trình
nói chung và chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng là rất quan trọng để thiết kế
nên các mục tiêu kiểm toán. Từ việc xác nhận của ban quản trị mà chúng ta đi từ
mục tiêu kiểm toán chung đến các mục tiêu đặc thù của từng chu trình.
Các mục tiêu chung áp dụng cho toàn bộ báo cáo tài chính của một cuộc
kiểm toán tài chính như sau:
Xác minh về tính hiệu lực.
Xác minh về tính trọn vẹn.
Xác minh về việc phân loại và trình bày.
Xác minh về nguyên tắc tính giá.
Xác minh về quyền và nghĩa vụ.
Xác minh về tính chính xác, máy móc.
Từ những mục tiêu chung của kiểm toán bảng khai tài chính đó ta có các
mục tiêu đặc thù cho chu trình bán hàng và thu tiền như sau:
Nhóm SVTH: Trang:6
Các báo cáo tài chính
Các bộ phận cấu thành của báo
cáo tài chính
Xác nhận của ban quản trị về chu
trình bán hàng thu tiền và các chu
Các mục tiêu kiểm toán chung đối
với các chu trình kiểm toán.
Các mục tiêu kiểm toán đặc thù
đối với các chu trình kiểm toán.
bài tiểu luận kiểm toán
Xác nhận về sự hiện hữu ( tính có thật): Doanh thu trên báo cáo kết quả
kinh doanh phản ánh những quá trình về trao đổi hàng hoá và dịch vụ thực tế đã
xảy ra, các khoản phải thu là có thực được lập vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
Xác nhận về tính đầy đủ ( tính trọn vẹn): Doanh thu về hàng hoá và dịch
vụ đã bán, các khoản thu bằng tiền và các khoản phải thu đã được ghi sổ và đưa

vào báo cáo tài chính.
Xác nhận về quyền sở hữu: Hàng hoá và các khoản phải thu của doanh
nghiệp tại ngày lập bảng cân đối tài sản đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Xác nhận về sự đánh giá và phân loại: Doanh thu và các khoản phải thu
được phân loại đúng bản chất kinh tế và được đánh giá theo các chuẩn mực kế toán
và các quy định về tài chính.
Xác nhận về sự trình bày: Doanh thu và các khoản phải thu được trình bày
trung thực và đúng đắn trên tài khoản cũng như trên các báo cáo tài chính theo
đúng chế độ kế toán của doanh nghiệp và theo các quy định kế toán hiện hành.
Xác nhận về sự tính toán chính xác: Các khoản giảm giá, chiết khấu, hàng
bán bị trả lại, các phép tính cộng dồn, nhân, chia được tính toán đúng đắn và
chính xác.
Xác nhận về tính đúng kỳ: Cụ thể doanh thu và các khoản phải thu phải
được ghi chép đúng kỳ, không được ghi giảm doanh thu kỳ này, ghi tăng doanh thu
kỳ sau và ngược lại.
Tóm lại : Đối với mỗi một chu trình kiểm toán có các mục tiêu đặc thù
riêng và chu trình Bán hàng - Thu tiền cũng có các mục tiêu riêng biệt. Tuy nhiên
với mỗi một cuộc kiểm toán cụ thể thì mục tiêu riêng của chu trình Bán hàng Thu
tiền là khác nhau. Vì vậy căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên xác
định các mục tiêu kiểm toán cụ thể.
Nhóm SVTH: Trang:7
bài tiểu luận kiểm toán
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THIẾT KẾ THỬ NGHỆM CƠ BẢN
CHO CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN
BÁN HÀNG DO CÔNG TY KIỂM TOÁN AISC THỰC HIỆN VỚI
CÔNG TY ABC
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học
Tên gọi : Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học
Tên giao dịch : Auditing and Information Service Company.(AISC).
Địa chỉ : 142 Nguyễn Thị Minh Khai- Quận 3 TPHCM

Chi nhánh : Tại Hà Nội : 39B Thụy Khê
Tại Đà Nẵng: 94 Lê lợi
Tại Cần Thơ: 64 Nam kỳ Khởi nghĩa
Tài khoản ngân hàng : Số 710A02227 tại Ngân hàng Công thương.
Lĩnh vực kinh doanh :
+ Kiểm toán : Chủ yếu là kiểm toán BCTC.
+ Tư vấn : Tài chính, Thuế, Nguồn nhân lực, Đầu tư, Dịch vụ tin học.
Nhà nước trực thuộc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, là một tổ chức
kiểm toán độc lập, hợp pháp có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư
vấn tài chính kế toán và dịch vụ tin học.
2.2. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM
TOÁN BCTC TẠI MỘT SỐ KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY AISC THỰC
HIỆN
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền là một bộ phận của kế
hoạch kiểm toán. Vì vậy, những thông tin được trình bày dưới đây có thể không
thuộc phạm vi của kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền nhưng vì tính
liên đới tới chu trình bán hàng- thu tiền nên kết quả nhận được thể hiện.
Nhóm SVTH: Trang:8
bài tiểu luận kiểm toán
Trong quá trình tiếp cận, bộ phận marketing tiến hành giao dịch với khách
hàng, gửi cho khách hàng nội dung, phương pháp kiểm toán, giá phí kiểm toán của
Công ty. Sau khi nhận được lời mời của khách hàng, tiến hành khảo sát để đưa ra
quyết định có nên chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng hay
không, đánh giá các lý do của khách hàng đối với cuộc kiểm toán, lựa chọn đội ngũ
KTV, rồi tiến đến ký kết hợp đồng. Tất cả các công việc đó được thực hiện trong
bước công việc thực hiện trước kiểm toán. Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với
khách hàng, các KTV tiến hành thực hiện quy trình kiểm toán.
2.2.1.1. Thu thập những thông tin cơ sở về khách hàng
Công việc này chỉ được thực hiện đối với những khách hàng mới. Những

khách hàng cũ chỉ cần thu thập những thông tin thay đổi về đặc điểm kinh doanh.
Những thông tin tóm lược về khách hàng bao gồm: Tên công ty khách hàng,
địa chỉ, loại hình kinh doanh, Quyết định thành lập, ngành nghề kinh doanh, nguồn
vốn kinh doanh, các đơn vị thành viên, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Kế toán
trưởng, KTV tiền nhiệm, số lao động, quá trình hình thành và phát triển, đối thủ
cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, phương thức bán hàng
Công ty ABC
Là doanh nghịêp 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo giấy phép số 23/CP
_ ACP_ HL ngày 30/03/2000. Công ty ABC chuyên sản xuất, cung cấp các sản
phẩm phụ tùng xe và mũ bảo hiểm môtô. Sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ tại
thị trường Hà nội và một phần để xuất khẩu.
Trụ sở chính và văn phòng đại diện của công ty tại Hà nội. Công ty hoạt
động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và tuân thủ theo các quy định hiện
hành. Hằng năm, BCTC của công ty phải được kiểm toán theo quy định của Luật
đầu tư nước ngoài trước khi gửi tới các cơ quan chức năng để công bố công khai.
2.2.1.2.Hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ bán hàng và thu tiền:
Nhóm SVTH: Trang:9
bài tiểu luận kiểm toán
KTV đã thực hiện việc kiểm tra các giấy tờ như: bản sao điều lệ của khách
hàng, quy chế về việc ghi nhận doanh thu, theo dõi khách hàng, chiết khấu, giảm
Qua tìm hiểu KTV nhận thấy cán bộ của phòng kế toán đều là những người
có chuyên môn nghiệp vụ cao, đều là những người liêm khiết đáng tin cậy.Đồng
thời việc phân công nhiệm vụ rất rõ ràng nên các số liệu thường xuyên được đối
chiếu đầy đủ. Các chính sách của công ty được thiết kế phù hợp với đặc thù của
chu trình bán hàng- thu tiền.
Đối với các khoản chiết khấu và hoa hồng
Công ty liên tục thay đổi chính sách chiết khấu và hoa hồng nhằm
thúc đẩy quy trình bán hàng và tăng doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, theo chính
sách của công ty, việc chiết khấu và hoa hồng không được phép vượt quá tỷ lệ định
trước, tỷ lệ này giao động từ 10 đến 65%.

Chiết khấu: Các khoản chiết khấu phải được phản ánh trên hoá đơn và làm
giảm doanh thu ghi nhận.
Theo Trưởng phòng bán hàng: Mức chiết khấu bán hàng phải được sự phê
chuẩn của Giám đốc. Tuỳ theo từng khách hàng để quy định mức chiết khấu khác
nhau. Thông thường mức chiết khấu giao động từ 35%÷65%.
Tiền hoa hồng: Tiền hoa hồng được trả cho người gửi, vì thế không có tài
liệu bổ sung cho chi phí này được xác nhận. Do đó, phải chú ý mẫu phiếu thu
nhưng hầu hết người nhận không ký vào mẫu này như một bằng chứng của việc
nhận tiền. Tiền hoa hồng được đưa cho nhân viên và họ có trách nhiệm gửi cho
khách hàng. Kế toán trưởng sẽ thu lại phiếu thu từ nhân viên.
Các khoản phải thu: Các khoản phải thu được phân tích cho mỗi khách
hàng tuỳ theo mục tiêu kiểm soát. Đến cuối tháng, họ phải chuẩn bị báo cáo thời
kỳ và chia ra thành các khoảng thời gian nhất định. Báo cáo thời kỳ được chuẩn bị
trên Excel trên cơ sở dữ liệu từ Sổ cái
Đối với các khoản nợ quá hạn là thuộc quyền của Ban giám đốc chứ không phải là của trưởng phòng kinh doanh.
Nhóm SVTH: Trang:10
bài tiểu luận kiểm toán
Các khoản dự phòng khó đòi là 2% tổng các khoản phải thu tại thời điểm cuối mỗi tháng. Được định khoản như sau:
Nợ TK chi phi dự phòng (6426)
Có TK dự phòng nợ khó đòi (139)
Khoản dự phòng này được sử dụng đắp cho khoản nợ xấu mà Ban giám đốc đã thông qua để xoá sổ trong năm.
Nợ TK dự phòng nợ khó đòi (139)
Có TK các khoản phải thu (131)
2.2.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng- thu tiền
Các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng luôn là
yếu tố quan tâm hàng đầu của KTV trong giai đoạn lập kế hoạch vì chính hiệu lực
của hệ thống này là căn cứ để xác định chương trình kiểm toán và khối lượng công
việc trong mỗi cuộc kiểm toán nhất định. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống
kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng- thu tiền, KTV dựa vào:
+ Kinh nghiệm kiểm toán của KTV đối với khách hàng

+ Thẩm vấn nhân viên khách hàng: Công việc này giúp KTV thu thập được
những thông tin cần thiết ban đầu (đối với khách hàng mới) và về những thay đổi
trong chính sách bán hàng của đơn vị ( đối với khách hàng thường xuyên).
+ Tham quan thực tế: Đây là công việc quan trọng của KTV phục vụ cho
việc lập kế hoạch kiểm toán. Thông qua phương pháp này, KTV có thể đánh giá
được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà thông qua sổ sách không
phản ánh hết. KTV xem xét bố trí chỗ làm việc, côngviệc phân công đối với từng
bộ phận từ đó đưa ra những nhận xét khách quan.
+ Xác minh tài liệu: Đối với khách hàng mới, KTV yêu cầu được cung cấp
các tài liệu liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đó là các
quy chế tài chính, kế toán, các quyết định bổ nhiệm nhân sự
Theo đó, khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại 2 đơn vị khách hàng,
2.2.2.1. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC
Nhóm SVTH: Trang:11
bài tiểu luận kiểm toán
+ Xét trên phương diện thiết kế, hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán
hàng- thu tiền đã đạt được những yêu cầu nhất định về tổ chức, phân công nhiệm
vụ đảm bảo cho việc thực hiện các quy chế được thống nhất.
+ Xét trên phương diện thực hiện, hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán
hàng- thu tiền còn có những điểm bất cập đã phân tích ở trên dẫn đến khả năng
không kiểm soát chặt chẽ được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách tố ưu.
Từ những phân tích trên, rủi ro kiểm soát trong chu trình bán hàng- thu tiền
của công ty ABC được đánh giá là tương đối cao. Các thử nghiệm thiết kế cho giai
đoạn sau cần tập trung hơn vào các thử nghiệm cơ bản.
2.2.2.2. Áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ
Sau khi thu thập được những thông tin cơ sở cần thiết nhất về khách hàng và
về hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng- thu tiền, KTV tiến hành thực
hiện các bước phân tích tổng quát đối với các khoản mục trọng yếu của chu trình
để tiếp tục khoanh vùng rủi ro và phục vụ cho việc soản thảo chương trình kiểm
toán. Dựa vào các BCTC được cung cấp năm nay và năm trước, KTV tiến hành so

sánh, đánh giá chênh lệch số liệu
2.2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục và thiết kế chương
trình kiểm toán
Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng- thu tiền và
thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ, KTV đánh giá chung về rủi ro kiểm toán đối
với từng khoản mục. Đây là những căn cứ quan trọng để thiết kế chương trình
kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục ở các bước tiếp theo.
Trong giai đoạn này KTV tiến hành kiểm tra các khoản công nợ không được
ghi sổ, chính sách giá cả đối từng loại khách hàng. Kiểm tra tính đúng kỳ của
doanh thu và giá vốn hàng bán, kiểm tra tính hợp lý của các khoản dự phòng trên
cơ sở các chi phí thực tế xảy ra, gửi các xác nhận tới các bên liên quan và cân đối
số dư trên sổ sách với các khoản được xác nhận.
Nhóm SVTH: Trang:12
bài tiểu luận kiểm toán
2.2.3. Thiết kế chương trình kiểm toán
KTV tiến hành thực hiện việc thiết kế các chương trình và kế hoạch kiểm
toán, phân bổ chi phí và thời gian, khối lượng công việc cụ thể cho từng KTV để
cuộc kiểm toán hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo tiến độ. AISC có chương trình
kiểm toán mẫu đối với chu trình bán hàng- thu tiền. Chương trình thể hiện đầy đủ
các thủ tục kiểm toán cần tiến hành. Tuy nhiên đây là chương trình cơ bản nhất,
khái quát nhất cho từng khách hàng. Đối với từng khách hàng cụ thể, các thủ tục có
thể đơn giản hoặc phức tạp và chi tiết hơn để đạt được mục tiêu kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền tại công ty ABC
Sau khi nhận được hợp đồng kiểm toán giữa công ty ABC và AISC với sự
thoả thuận giữa 2 bên. Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chỉ định các KTV tiến hành cuộc
kiểm toán. Nhóm kiểm toán được hình thành và tiến hành họp để phân tích và đánh
giá tới từng KTV. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập bảng phân công công việc đề cập
tới trách nhiệm của từng KTV trong việc thực hiện kiểm toán từng khoản mục, về
thời gian thực hiện và phân bổ nguồn ngân sách, đồng thời đưa ra mức độ trọng
yếu của các khoản mục liên quan đến báo cáo lãi lỗ và các báo cáo khác. Công ty

ABC có hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng- thu tiền được đánh giá là
rủi ro ở mức độ cao, nên các thử nghiệm chủ yếu là thử nghiệm cơ bản. Các thử
nghiệm kiểm soát cũng được áp dụng nhưng ở mức độ thấp hơn. Các thủ tục kiểm
tra chi tiết cần được tăng cường bằng cách chọn mẫu tương đối rộng.
2.2.4.Thực hiện kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền
2.2.4.1. Kiểm toán các khoản tiền
Kiểm toán các khoản tiền là bước đầu tiên được tiến hành trong kiểm toán
chu trình bán hàng- thu tiền bởi vì thông qua kết quả kiểm kê quỹ và tiền gửi ngân
hàng tại thời điểm 31/12/2003, KTV có thể xác định được sự khớp đúng về số liệu
trên sổ sách với thực tế kiểm kê. KTV cho rằng đối với việc xem xét các khoản thu
từ bán hàng thì công việc kiểm tra chi tiết ngay từ đầu là tối ưu nhất vì có thể sử
Nhóm SVTH: Trang:13
bài tiểu luận kiểm toán
dụng kết quả kiểm kê quỹ và tiết kiệm chi phí cũng như hiệu quả hơn so với việc
áp dụng thủ tục phân tích và thử nghiệm kiểm soát.
Kết quả kiểm kê quỹ không chỉ là căn cứ quan trọng để xác định những
khoản thu tiền bán hàng có đúng kỳ hay không?, việc ghi sổ sách các khoản liên
quan đến tiền có hợp lý hay không?. Trước khi tiến hành kiểm toán các khoản phải
thu, KTV yêu cầu các đơn vị cung cấp Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết ngân hàng, Sổ
cái TK, Bảng cân đối số phát sinh.
Đối với Công ty ABC
Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán, KTV biết rằng số dư TK
tiền mặt tại quỹ: 298.405.900 chênh lệch 73.942.000 so với kết quả kiểm kê. Tìm
hiểu nguyên nhân chênh lệch bằng cách so sánh số dư một số ngày trước khi kết
thúc niên độ, KTV nhận thấy số dư trên Bảng cân đối kế toán trùng với số dư sổ
cái tiền mặt ngày 28 tháng 12 năm 2012. Như vậy, đơn vị khóa sổ sớm hơn quy
định 3 ngày nên sảy ra tình trạng một số nghiệp vụ không được ghi nhận đúng kỳ.
Do đó, việc các nghiệp vụ phát sinh không có doanh thu và các khoản phải thu ghi
nhận không đúng kỳ tất yếu xảy ra và cần phải lưu ý trong bước kiểm tra lần sau.
KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát

nội bộ các khoản tiền mặt.
+ Các khoản thu, chi tiền có được viết phiếu thu, phiếu chi và có sự phê
chuẩn của người có thẩm quyền hay không?
+ Phiếu thu, phiếu chi có các chứng từ gốc hợp lệ đi kèm, đó là: hoá đơn
cung cấp dịch vụ, thông báo Nợ, thanh lý hợp đồng hay không?
KTV cũng tiến hành thẩm vấn các nhân viên về một số các khoản chi tương
đối lớn, kiểm tra các chứng từ và nhận thấy không có điểm nào đáng lưu ý.
Đối với các khoản tiền gửi ngân hàng, ngoài việc căn cứ trên số liệu trên sổ
sách kế toán, KTV gửi thư xác nhận số dư tiền gửi thời điểm 31/12/2003 đến ngân
hàng liên quan. Việc gửi thư xác nhận được thực hiện với tất cả các ngân hàng
Nhóm SVTH: Trang:14
bài tiểu luận kiểm toán
phục vụ khách hàng và kết quả thu được sẽ là bằng chứng quan trọng chứng minh
tính trung thực, hợp lý các khoản tiền gửi. KTV xác định số dư tiền gửi ngân hàng
bằng USD thực tế là khớp đúng, vì từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 12 không có
nghiệp vụ kinh tế nào liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên KTV vẫn thận
trọng trong việc đánh giá sai sót của số dư tiền gửi ngân hàng trong quá trình hạch
toán.
2.2.4.2. Kiểm toán doanh thu
Trên cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và phân tích Tài khoản Doanh
thu tại Công ty khách hàng, KTV xây dựng chương trình kiểm toán hay đó chính là
các bước mà KTV thực hiện trong quá trình kiểm toán doanh thu.
a. Thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ ghi sổ doanh thu
Ghi khống doanh thu là một rủi ro thường gặp của KTV khi kiểm toán các
khoản mục này xuất phát từ mục đích đơn vị muốn khai tăng doanh thu để chứng
tỏ khả năng hoạt động của mình. KTV chú ý vấn đề này trong quá trình thực hiện
kiểm toán.
Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu.
Để kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu ghi sổ, KTV lựa chọn một số hoá

đơn bán hàng được lập sau ngày kết thúc niên độ kế toán và đối chiếu với ngày vào
sổ kế toán. VD: kiểm tra các hoá đơn bán hàng từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 1 năm
2004. Nhằm tránh tình trạng doanh thu của năm trước lại ghi vào năm sau hoặc
ngược lại
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Hàng bán bị trả lại, và các khoản giảm
giá hàng bán, những khoản này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh thu vì đặc
điểm trong sản phẩm của công ty ABC là các linh kiện, phụ tùng xe gắn máy.
Nghiệp vụ hàng bán bị trả lại thường ít sảy ra, nghiệp vụ này chỉ sảy ra khi hàng
hoá bị hỏng hóc hoặc kém chất lượng.
Nhóm SVTH: Trang:15
bài tiểu luận kiểm toán
b. Kiểm toán doanh thu trong mối quan hệ với thuế GTGT đầu ra
Luật thuế GTGT là thước đo đúng đắn cho phép KTV có thể xác định sự
trung thực hợp lý trong việc kê khai doanh thu và thuế GTGT thông qua mức thuế
suất quy định cho từng mặt hàng. Tại công ty ABC, KTV đã kiểm tra chi tiết các
khoản doanh thu và nhận thấy một lợi thế đối với công ty ABC là khi ghi nhận
doanh thu tại thời điểm phát hành hoá đơn là thời hạn tín dụng của ABC đối với
khách hàng ngắn, vì vậy hoá đơn GTGT kê khai không bị tồn đọng lâu ngày trước
khi đến tay khách hàng. Qua tìm hiểu chế độ thuế suất hiện hành áp dụng với tất cả
các hàng hoá của ABC KTV nhận thấy có nhiều mức thuế suất được áp dụng
c. Kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Hàng bán bị trả lại, và các khoản giảm
giá hàng bán, những khoản này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh thu vì đặc
điểm trong sản phẩm của công ty ABC là các linh kiện, phụ tùng xe gắn máy.
Nghiệp vụ hàng bán bị trả lại thường ít sảy ra, nghiệp vụ này chỉ sảy ra khi hàng
hoá bị hỏng hóc hoặc kém chất lượng. Nhưng sản phẩm của cả dây chuyền là như
nhau. Trong một dây chuyền người ta chỉ cần kiểm tra những sản phẩm đầu tiên,
nếu sản phẩm đầu tiên đạt tiêu chuẩn thì các sản phẩm tiếp theo cũng đạt tiêu
chuẩn và ngược lại. Các khoản giảm giá của công ty rất ít khi sảy ra, chính sách
giảm giá được quản lý bởi chính Ban giám đốc. Khách hàng của công ty thường là

những khách hàng mua vớí số lượng lớn nên rất khó cho việc giảm giá ở tất cả các
khách hàng.
Đối với các khoản chiết khấu thương mại của Công ty ABC đã được tính trừ
trực tiếp vào doanh thu ngay tại thời điểm kế toán ghi nhận doanh thu. Phần chiết
khấu này được thể hiện chi tiết trên các hoá đơn bán hàng và các tài liệu sổ sách có
liên quan tới các nghiệp vụ bán hàng có chiết khấu thương mại. Kết quả kiểm tra
chọn mẫu, KTV nhận thấy sự hợp lý trong chiết khấu thương mại.
2.2.4.3.Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng.
Nhóm SVTH: Trang:16
bài tiểu luận kiểm toán
Các khoản phải thu khách hàng trong phần lớn các cuộc kiểm toán đều được
coi là khoản mục trọng yếu, vì thông qua công nợ phải thu KTV biết được tình
hình tài chính của đơn vị có được đảm bảo hay không? Nếu các khoản phải thu lớn
và nhiều khoản nợ quá hạn, tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp cần phải xem
xét. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV đã tiến hành phân tích tổng quát
TK phải thu khách hàng tại hai công ty ABC và XYZ và đều xác định là trọng yếu
2.2.4.4. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu khách hàng và nghiệp
vụ thu tiền
Công việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu khách hàng và
nghiệp vụ thu tiền là kiểm toán sổ phát sinh nghiệp vụ của tài khoản phải thu khách
hàng thông qua các bước sau:
Chọn mẫu hoá đơn, chứng từ.
Đối chiếu kiểm tra từng hoá đơn chứng từ với sổ sách và chứng từ khác có
liên quan.
Phát hiện, giải thích nguyên nhân chênh lệch và đưa ra các bút toán điều
chỉnh.
2.2.5. Kết thúc kiểm toán
Kiểm tra từng phần hành kiểm toán của từng KTV
Trước khi lập báo cáo kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải tiến hành
kiểm tra, soát xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc của các KTV nhằm phát hiện những

điểm chưa hoàn thiện để sửa chữa, bổ sung.
Lập báo cáo kiểm toán
Sau khi lập tờ trình về việc tổng hợp các bằng chứng và các kết quả thu
được trong quá trình kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập báo cáo
kiểm toán nêu rõ ý kiến của công ty kiểm toán. Báo cáo kiểm toán được lập cho
toàn bộ cuộc kiểm toán và nêu ý kiến ở tất cả các phần hành đã được kiểm toán.
Nhóm SVTH: Trang:17
bài tiểu luận kiểm toán
- Việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền của đơn vị phù hợp với
thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Quá trình bán hàng và thu tiền được thực hiện phù hợp với các quy định
hiện hành của luật pháp.
- Toàn bộ chu trình bán hàng và thu tiền của đơn vị nhất quán với sự hiểu
biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà kiểm toán viên nội bộ đã thu
thập được.
- Các thông tin về chu trình bán hàng và thu tiền thể hiện đúng những vấn đề
trọng yếu và bảo đảm trung thực, hợp lý.
Kết quả kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán cùng với kết quả kiểm
toán các chu trình khác được Kiểm toán viên nội bộ tổng hợp và tiến hành lập báo
cáo kiểm toán.
2.3. Báo cáo Kiểm toán nội bộ về kiểm toán báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán nội bộ là văn bản chính thức của kiểm toán viên nội bộ
trình bày về kết quả cuộc kiểm toán và kiến nghị của kiểm toán viên nội bộ (nếu
cần) để truyền đạt tới các bộ phận liên quan trong đơn vị.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán nội bộ:
- Báo cáo kiểm toán cần khách quan, rõ ràng, xúc tích, có tính xây dựng kịp
thời.
- Báo cáo phải trình bày mục đích, phạm vi và kết quả của cuộc kiểm
toán. Khi thích hợp, báo cáo kiểm toán cần nêu ý kiến của kiểm toán viên nội bộ.
- Báo cáo có thể đưa ra kiến nghị về các cải tiến có khả năng thực hiện và

thừa nhận các thành quả hoặc các sửa đổi thoả đáng.
- Quan điểm của đối tượng kiểm toán về các kết luận và kiến nghị có thể
được đưa vào báo cáo kiểm toán.
Nhóm SVTH: Trang:18
bài tiểu luận kiểm toán
- Trưởng phòng Kiểm toán nội bộ hoặc người được uỷ quyền phải rà soát lại
và phê chuẩn Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành và quyết định gửi báo cáo cho
ai.
Nội dung Báo cáo kiểm toán nội bộ bao gồm:
* Tiêu đề;
* Địa chỉ gửi báo cáo;
* Xác định đối tượng kiểm toán;
* Xác định nội dung công việc kiểm toán;
* ý kiến nhận xét và kiến nghị của Kiểm toán viên nội bộ;
* Ký tên;
* Ngày ký báo cáo.
2.4. Theo dõi sau kiểm toán
Bất kỳ công việc nào muốn thành công đều cần có sự theo dõi liên tục cho
tới khi có kết quả. Công việc kiểm toán chỉ hữu ích nếu quá trình theo dõi sau kiểm
toán cũng được thực hiện tốt.
Chuẩn mực số 440 của Chuẩn mực Kiểm toán nội bộ quy định: “ Kiểm toán
viên nội bộ phải quyết định rằng các hoạt động sửa chữa đã thực hiện và đạt kết
quả cần thiết, hoặc người quản lý cấp cao hay Hội đồng quản trị đã dự tính, về rủi
ro không thực hiện những biện pháp sửa chữa đối với các phát hiện kiểm toán đã
báo cáo".
Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán các Kiểm toán viên nội bộ phải tiến hành
theo dõi để đảm bảo rằng các kiến nghị được thực hiện sau khi công bố báo cáo
kiểm toán.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM
TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm SVTH: Trang:19
bài tiểu luận kiểm toán
3.1. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng
3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Ưu điểm: Công tác chuẩn bị được AISC tiến hành khá tốt. AISC thực hiện
công việc cập nhật các thông tin liên quan tới khách hàng, sau đó lập kế hoạch một
cách khoa học và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 310 về thu thập
thông tin cơ sở. Trong giai đoạn này, KTV đã xem xét, nghiên cứu mục tiêu tổng
quát để đưa ra, các phương pháp tiếp cận phù hợp nhằm đưa ra ý kiến tư vấn cho
khách hàng. Mục tiêu được xác định căn cứ vào nội dung, yêu cầu công việc, tính
chất phức tạp và điều kiện của khách hàng.
KTV thực hiện việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng nhằm đề ra
cho mình một chương trình kiểm toán khoa học nhanh, chính xác, đồng thời giảm
được chi phí kiểm toán, KTV của AISC đã tìm hiểu từ những vấn đề chung nhất
liên quan đến toàn bộ BCTC đến những vấn đề cụ thể của từng phần hành kiểm
toán.
KTV thực hiện việc tìm hiểu, đánh giá các thủ tục kiểm soát kết hợp với các
thủ tục kiểm toán khác một cách hợp lý, chặt chẽ. Việc đánh giá rủi ro của cuộc
kiểm toán được Chủ nhiệm kiểm toán đánh giá cẩn thận và phổ biến tỷ mỷ về
những rủi ro trọng yếu có thể xảy ra cho KTV nhằm giúp cho KTV có được nhận
thức về những rủi ro.
Trong bước lập kế hoạch kiểm toán này, nhóm kiểm toán đã có sự phân công
nhiệm vụ, thời gian cho các KTV, các trợ lý kiểm toán. Thực tế cho thấy, công tác
chuẩn bị được AISC tiến hành nhanh chóng.
Nhược điểm: Giai đoạn chuẩn bị thông thường chỉ được thực hiện cho cả
cuộc kiểm toán, với sự đồng ý của cả bên khách hàng, không có giai đoạn chuẩn bị
cho từng chu trình. Thông thường, nhóm trưởng đề ra lịch trình và những mục tiêu
tổng quát của giai đoạn này cùng với KTV thực hiện, và chỉ đề cập người thực
hiện chu trình này trong kế hoạch kiểm toán. Với kinh nghiệm và khả năng của

Nhóm SVTH: Trang:20
bi tiu lun kim toỏn
mỡnh, KTV thc hin s tin hnh kim toỏn trờn c s phỏn oỏn mc tiờu. iu
ny s gõy khú khn cho ngi kim toỏn sau khi c h s tỡm hiu quỏ trỡnh
thc hin kim toỏn ca nm trc.
3.1.2. Giai on thc hin kim toỏn
u im: KTV kim tra h thng kim soỏt, kim tra chi tit ti khon. V
õy l giai on ũi hi kinh nghim cng nh tớnh khỏch quan ca mi KTV. Quy
trỡnh kim toỏn chu trỡnh bỏn hng c KTV cú kinh nghim thc hin. ng thi
cú mt KTV khỏc thc hin kim toỏn chu trỡnh thu tin vic ny nhm khng nh
tớnh khỏch quan cng nh tớnh hp lý khi kt hp hai chu trỡnh ny. Qua ú, cú th
thy vic phõn chia trỏch nhim nh vy s giỳp cho cụng tỏc kim toỏn t kt
qu cao hn v d phỏt hin nhng im cha hp lý.
AISC luụn cp nht mi thụng tin v lut, v cỏc quy nh ch . Cụng ty
ci t mt phn mm v cỏc quy nh, ch , v cỏc Chun mc mi nht cho
mi nhõn viờn, v khi cú mt vn bn phỏp lut mi c phỏt hnh thỡ Cụng ty
luụn ph bin cho nhõn viờn ca mỡnh cụng tỏc kim toỏn t hiu qu cao.
Nhc im: Qua quỏ trỡnh kim toỏn chu trỡnh bỏn hng- thu tin thc t
ti Cụng ty ABC cú th thy trờn thc t khụng phi mc tiờu kim toỏn no cng
c cp v c tỏch riờng m cú s kt hp gia cỏc mc tiờu. KTV ch quan
tõm n mt s mc tiờu ch yu nh i vi nghip v bỏn hng thỡ mc tiờu
chớnh l vic ghi s v tớnh trn vn ca cỏc khon doanh thu.
Vic tỡm hiu h thng kim soỏt
Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng, KTV thông
thờng chỉ sử dụng bảng tờng thuật để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng. Ưu điểm của phơng pháp này là dễ mô tả những nhợc điểm là không có sự
khái quát cao để KTV có thể xem xét và đánh giá với hệ thống kiểm soát của các
chu trình khác.
Vic ghi chộp trờn giy t ca KTV
Nhúm SVTH: Trang:21

bài tiểu luận kiểm toán
Thông thường trong quá trình kiểm tra chi tiết, KTV chỉ lại những sai sót
phát hiện ra còn các thông tin diễn giải quá trình tiến hành kiểm tra không được
KTV đề cập trên giấy tờ làm việc như lý do chọn mẫu, mức độ trọng yếu điều này
có thể làm cản trở việc phát hành Báo cáo (vì khi xem xét, kiểm tra Chủ nhiệm
kiểm toán đặt ra một số câu hỏi mà KTV không trả lời được thì buộc KTV phải đi
kiểm tra lại).
Vấn đề chọn mẫu
Trên thực tế, các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến số dư từng tài khoản
thường phát sinh với số lượng lớn nên KTV không thể tiến hành kiểm tra chi tiết
từng giao dịch. Mặt khác, do yêu cầu bắt buộc của công việc KTV không thể bỏ
qua những sai sót trọng yếu liên quan đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp.
Do vậy, để bảo đảm hiệu quả trong công việc đòi hỏi KTV phải tiến hành chọn
mẫu.
Thực tế cho thấy, KTV thường chọn mẫu dựa trên phán đoán chủ quan của
mình và theo nguyên tắc số lớn. Do đó, rủi ro kiểm toán dễ xảy ra làm giảm chất
lượng của Báo cáo kiểm toán.
3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn này được áp dụng theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn
mực Kiểm toán Quốc tế. Và cũng áp dụng theo đúng mẫu sẵn được quy định tại
AISC. Đây là giai đoạn thể hiện sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa các KTV với
nhau và giữa KTV với chủ nhiệm kiểm toán và với Ban Giám đốc. Trưởng nhóm
kiểm toán sẽ báo cáo lại các vấn đề phát hiện trong cuộc kiểm toán với Ban Quản
lý cấp cao hơn để đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng.
Qua việc kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền tại hai Công ty khách hàng
trên, đã cho thấy việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo của KTV trong công tác kiểm
toán. AISC là một công ty kiểm toán khá mới nhưng với việc vận dụng các bước
Nhóm SVTH: Trang:22
bài tiểu luận kiểm toán
một cách khoa học là một trong những bí quyết thành công của Công ty đồng thời

cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển uy tín của Công ty
Khi một cuộc kiểm toán kết thúc, KTV luôn phải thực hiện công việc đánh
giá, nhận xét nhằm tổng kết cuộc kiểm toán. Đây là công việc nhằm đánh giá đúc
kết kinh nghiệm cho KTV.
Công việc kiểm soát và quản lý công tác kiểm toán là rất quan trọng, Tại
AISC chủ nhiệm kiểm toán thực hiện quản lý cuộc kiểm toán khá chặt chẽ
Trong quá trình kiểm toán, các KTV luôn sử dụng sự hoài nghi mang tính
nghề nghiệp, nhưng phải tuân theo những tiêu chí như tuân theo ý kiến chỉ đạo của
Chủ nhiệm Kiểm toán và Ban Giám đốc Công ty, đồng thời tạo được mối quan hệ
tốt đẹp với khách hàng, đặc biệt là phải có tính năng động trong công việc.
3.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền
3.2.1. Kiểm toán trước yêu cầu hội nhập quốc tế
Hiện nay ở Việt Nam, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, cơ chế thị
trường đã phát huy sức mạnh, thông tin kinh tế ngày càng được coi trọng, nhu cầu
về kiểm toán ngày càng lớn. Kiểm toán giúp doanh nghiệp phát hiện và điều chỉnh
kịp thời những sai sót trong hạch toán, trong việc áp dụng chế độ kế toán phù hợp
và đóng vai trò hữu ích cho doanh nghiệp trong việc lành mạnh hoá tình hình tài
chính. Kiểm toán cũng mang lại niềm tin cho “những người quan tâm”.
Trong đó có các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, khách hàng, các
nhà cung cấp và người lao động. Mỗi người có các cách quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp theo mục đích khác nhau nhưng kết quả kiểm toán là tài
liệu tin cậy nhất phục vụ mục tiêu tìm hiểu của những người quan tâm. Chỉ có
Kiểm toán mới mang lại cho họ niềm tin và những xác minh độc lập và khách
quan. Vì vậy, việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính là một nhu cầu cấp thiết
khách quan mà các doanh nghiệp nên tiến hành.
Nhóm SVTH: Trang:23
bài tiểu luận kiểm toán
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện chu trình kiểm toán chu trình bán hàng-
thu tiền
Chu trình bán hàng- thu tiền có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp

hoạt động kinh doanh. Kết quả của chu trình này là một chỉ tiêu biểu hiện cho sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và luôn là đối tượng quan tâm của nhiều
người. Khi kết quả của chu trình này tốt, cho phép chúng ta có cái nhìn lạc quan về
tình hình tài chính và tương lai hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của chu trình
này cũng thể hiện tốc độ tiêu thụ hàng hoá của Doanh nghiệp để từ đó, Doanh
nghiệp định hướng kịp thời cho việc kinh doanh. Qua đó, ta có thể thấy dưới góc
độ của nhà quản lý chu trình này có một vai trò rất quan trọng. Vậy theo quan điểm
của KTV thì chu trình này có vai trò như thế nào?
Đối với công ty kiểm toán AISC, nhận thức được tầm quan trọng của kiểm
toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán BCTC, ngay từ khi thành lập với
đội ngũ KTV có kinh nghiệm tích luỹ được từ những công ty kiểm toán lớn, AISC
đã nghiên cứu xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán chu trình này một
cách chi tiết, cụ thể và đây được coi là cẩm nang của KTV trong quá trình kiểm
toán.
Tuy nhiên, là một công ty kiểm toán mới thành lập AISC không tránh khỏi
những hạn chế, tồn tại trong công nghệ kiểm toán của mình do kinh nghiệm thực
tiễn với chương trình kiểm toán thiết thực phát huy hiệu quả đối với mọi khách
hàng. Quá trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền chủ yếu được dựa trên kinh
nghiệm cá nhân của KTV, điều này là cần thiết vì kiểm toán là nghề nghiệp đòi hỏi
sự nhạy cảm, sắc bén và óc phán đoán của bản thân KTV. Trong quá trình kiểm
toán chu trình bán hàng- thu tiền, KTV xác định, chu trình này không chỉ có vị trí
quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn là đối tượng của kiểm toán
BCTC. Kết quả của chu trình này còn tác động trực tiếp tới các khoản mục trên
Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo lãi lỗ của Công ty. Do đó, đòi hỏi công tác kiểm
Nhóm SVTH: Trang:24
bài tiểu luận kiểm toán
toán chu trình bán hàng và thu tiền không chỉ dừng lại ở việc phát hiện các sai sót
mà còn phải đưa ra những ý kiến mang tính chất tư vấn cho Công ty trên góc độ
quản lý. Đây là mục tiêu mà các nhà Quản lý mong muốn từ phía KTV. Với vai trò
quan trọng như vậy có thể thấy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán này là không

thể bỏ qua
Nhóm SVTH: Trang:25

×