Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Phân tích các nhân tốt ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng xăng dầu ở xí nghiệp xăng dầu Quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 150 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN THỊ HƢƠNG





PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
TỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG XĂNG DẦU
Ở XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU QUẢNG NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ









THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN THỊ HƢƠNG




PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
TỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG XĂNG DẦU
Ở XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN QUYẾT





THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trần Thị Hƣơng
Là học viên cao học lớp Quản lý Kinh tế, khóa 9G của trƣờng Đại học kinh
tế Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa
công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực, đáng tin cậy, đƣợc xử lý trung thực và khách quan.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2014

Tác giả luận văn



Trần Thị Hương



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, ủng hộ
của giáo viên hƣớng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã tạo
điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Trần Văn Quyết, đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suôt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh,
Công ty xăng dầu B12, các Khách hàng và các đồng nghiệp đã giúp tôi trong quá
trình hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát và thu thập số liệu khảo sát phục vụ cho bài
luận văn này của tôi, đồng thời tạo điều kiện cho tôi để tôi hoàn thành luận văn.
Bên cạnh sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn, các đồng nghiệp, tôi còn nhận
đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoàn thành luận văn
Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Quyết đã tận tình chỉ
bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn




Trần Thị Hương



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới của đề tài 4
6. Bố cục của Luận văn 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG
ỨNG HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI 6
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thƣơng mại 6
1.1.1. Khái niệm cung ứng 6
1.1.2. Nội dung của cung ứng hàng hoá 7
1.1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến xăng dầu 13

1.1.4. Nội dung của quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu 16
1.1.5. Hiệu quả cung ứng hàng hoá trong doanh nghiệp thƣơng mại 18
1.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cung ứng hàng hoá 24
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động cung ứng hàng hóa trong các doanh
nghiệp thƣơng mại 26
1.2.1. Quản lý hoạt động cung ứng hàng hóa thƣơng mại nói chung 26
1.2.2. Quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng xăng dầu 29
Chƣơng 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 33
2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.2.1. Mô hình nghiên cứu 33
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu 34
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 35
2.2.4. Nguồn số liệu 35
2.2.5.Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 36
2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu 36
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính 36
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng 37
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cung ứng hàng hóa 41
Chƣơng 3. PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG XĂNG DẦU Ở XÍ NGHIỆP XĂNG
DẦU QUẢNG NINH 44
3.1. Tổng quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh 44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 44
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 46
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cung ứng sản phẩm xăng dầu ở Xí nghiệp

xăng dầu Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 49
3.2.1. Giới thiệu về Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 49
3.2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh trong
những năm gần đây 56
3.2.3. Phân tích hệ thống kênh phân phối sản phẩm xăng dầu của Xí nghiệp
xăng dầu Quảng Ninh 60
3.3. Đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí
nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 82
3.3.1. Đánh giá thang đo 82
3.3.2. Xác định nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cung ứng ở Xí nghiệp xăng
dầu Quảng Ninh thông qua kĩ thuật phân tích nhân tố (EFA) 87
3.3.3. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC HẠN CHẾ TỒN
TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CỦA XÍ NGHIỆP
XĂNG DẦU QUẢNG NINH 96
4.1. Định hƣớng kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh trong các
năm tiếp theo 96
4.1.1. Định hƣớng của Xí nghiệp trong thời gian tới 96
4.1.2. Mục tiêu kinh doanh của Xí nghiệp trong thời gian tới 97
4.1.3. Yêu cầu đối với kênh phân phối và cung ứng hàng hóa của Xí nghiệp 97
4.2. Các giải pháp đƣợc đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng
xăng dầu 98
4.2.1. Cải thiện mối quan hệ với nhà cung ứng đầu vào 98
4.2.2.Tổ chức lại công tác vận tải hàng hoá 98
4.2.3. Bố trí nhân lực làm việc hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả, cũng nhƣ năng
lực vận tải của Xí Nghiệp 99

4.2.5. Phối hợp tốt giữa các bộ phận để giảm thiểu chí phí vay, gửi hàng 100
4.2.6. Xây dựng chƣơng trình quản lý khách hàng hợp lý, tăng cƣờng công tác
dịch vụ khách hàng 101
4.2.7. Giải pháp thiết lập lại hệ thống kênh phân phối. 103
4.2.8. Giải pháp nâng cao dịch vụ hỗ trợ bán hàng 123
4.2.9. Giải pháp về nâng cao trình độ và điều chỉnh cơ cấu lao động 125
4.3. Các khuyến nghị 127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
PHỤ LỤC 133


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. CF : Chi phí
2. HĐKD : Hợp đồng kinh doanh
3. HĐQT : Hội đồng quản trị
4. KDSP : Kinh doanh sản phẩm
5. KHĐT : Kế hoạch đầu tƣ
6. PCC : Phòng cháy chữa cháy
7. SCM : Quản trị chuỗi cung ứng
8. SRM : Quản trị quan hệ nhà cung ứng
9. SXKD : Sản xuất kinh doanh
10. TSCĐ : Tài sản cố định
11. WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 47
Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 58
Bảng 3.3: Kết quả xuất bán xăng, dầu các loại qua kênh 1 63
Bảng 3.4: Kết quả xuất bán xăng, dầu các loại qua kênh 2 65
Bảng 3.5: Kết quả xuất bán xăng, dầu các loại qua kênh 3 66
Bảng 3.6: Kết quả xuất bán xăng, dầu các loại qua kênh 4 67
Bảng 3.7: Dự báo sản lƣợng tiêu thụ trong trung hạn và dài hạn 70
Bảng 3.8. Thực trạng bể chứa sản phẩm xăng dầu của Xí nghiệp 74
Bảng 3.9: So sánh các hình thức vận tải 77
Bảng 3.10: Cơ cấu sản lƣợng vận tải xăng dầu theo hình thức 77
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp ý kiến khách hàng 79
Bảng 3.12: Cronbach’s alpha của thang đo Khả năng đàm phán trong hoạt
động cung ứng sản phẩm xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 83
Bảng 3.13: Cronbach’s alpha của thang đo “Khả năng tiêu thụ, dự trữ” trong
hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 83
Bảng 3.14: Cronbach’s alpha của thang đo “Quy mô kinh doanh” trong hoạt
động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 84
Bảng 3.15: Cronbach’s alpha của thang đo “Tính chất của hàng hóa” trong hoạt
động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 85
Bảng 3.16: Cronbach’s alpha của thang đo “Hệ thống kho hàng, trang thiết bị dự
trữ” trong hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 85
Bảng 3.17: Cronbach’s alpha của thang đo “Chính sách TM từ chính phủ và
tổng công ty” trong hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng
dầu Quảng Ninh 86

Bảng 3.18: Cronbach alpha của thang đo năng lực cung ứng sản phẩm của Xí
nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 86
Bảng 3.19: Kiểm định của KMO và Bartlett 87
Bảng 3.20. Tổng biến động đã giải thích đƣợc bởi các nhân tố 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
Bảng 3.21: Ma trận các thành phần sau khi thực hiện xoay các nhân tố Rotated
Component Matrix
a
89
Bảng 3.22: Kiểm định KMO và Bartlett về sự thích hợp của các nhân tố 92
Bảng 3.23: Tổng biến động đã đƣợc giải thích 93
Bảng 3.24: Sự phù hợp của hàm Hồi Quy trong phân tích nhân tố ảnh hƣởng
tới hiệu quả hoạt động cung ứng xăng dầu 94
Bảng 3.25: Ƣớc lƣợng các hệ số của hàm hồi quy 94
Bảng 4.1: Danh sách cửa hàng xăng dầu trực thuộc Xí nghiệp hiện có và duy
trì đến năm 2020 108
Bảng 4.2: Danh sách cửa hàng xăng dầu trực thuộc Xí nghiệp hiện nay sẽ
ngừng hoạt động 109
Bảng 4.3: Danh sách cửa hàng xăng dầu trực thuộc Xí nghiệp phát triển mới
đến năm 2020 111
Bảng 4.5: Danh Sách đại lý ký hợp đồng đại lý hàng gửi 119
Bảng 4.6: Danh Sách đại lý ký hợp đồng đại lý bao tiêu 121



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình mua hàng trong các doanh nghiệp thƣơng mại 8
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu 34
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 53
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ kênh phân phối của Xí nghiệp hiện nay 61
Sơ đồ 3.4: Chuỗi cung ứng của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh 71
Sơ đồ 3.5: Mô hình đƣờng vận động của hàng hoá theo kho 72
Sơ đồ 3.6: Mô hình đƣờng vận động của hàng hóa 73

Biểu đồ 3.1: Thị phần bán xăng dầu của Xí nghiệp trên địa bàn năm 2013 60
Biểu đồ 3.2: Phàn nàn chung về dịch vụ khách hàng 79
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kênh phân phối của Xí nghiệp đến năm 2020 105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh
tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, hoạt động phân phối và cung ứng xăng
dầu cũng đã trải qua các giai đoạn tƣơng ứng, từ phƣơng thức cung cấp theo định
lƣợng, áp dụng một mức giá thống nhất do Nhà nƣớc quy định đến mua bán theo
nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế.
Nguồn cung xăng dầu là số lƣợng xăng dầu mà các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu có khả năng bán và sẵn sàng bán ra ở các mức giá khác nhau. Cung xăng
dầu ở Việt Nam có từ hai nguồn chính là nguồn tự sản xuất trong nƣớc và nguồn
nhập khẩu. Nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nƣớc chủ yếu là từ nhà mày lọc
dầu Dung Quất, đáp ứng đƣợc khoảng 30-35% nhu cầu, còn lại chủ yếu nhập khẩu.

Cung ứng là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhƣng vai trò của nó có vẻ nhƣ chƣa đƣợc nhìn nhận một
cách đúng đắn. Các doanh nghiệp thƣờng chỉ chú trọng nhiều đến khâu tiêu thụ mà
quên đi rằng không thể tiêu thụ tốt nếu nhƣ không đƣợc cung ứng tốt.
Trong kinh doanh thƣơng mại, mua hàng là khâu hoạt động nghiệp vụ kinh
doanh đầu tiên mở đầu cho hoạt động lƣu thông hàng hoá. Nó là một trong những
nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp thƣơng mại. Thƣờng thì chủ yếu ngƣời ta chỉ
quan tâm đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp mà lãng quên hoặc
không chú trọng đến nghiệp vụ mua hàng. Điều này là hoàn toàn sai lầm đã gây ra
những tổn hại không nhỏ đến tiêu thụ hàng hoá. Không thể có hoạt động tiêu thụ
phát triển nhanh ở một doanh nghiệp có công tác mua hàng kém hiệu quả. Nếu
doanh nghiệp không mua đƣợc hàng hoặc mua hàng không đáp ứng đƣợc yêu cầu
kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không có hàng để bán. Còn nếu doanh nghiệp mua
phải hàng xấu, hàng giả hay hàng kém chất lƣợng hoặc không đúng số lƣợng và
thời gian yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng về hàng hoá, nguồn vốn lƣu động sẽ
không có khả năng quay vòng nhanh vì bị tồn đọng trong hàng hoá, chi phí bảo
quản và các loại chi phí khác gia tăng đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp bị
cắt giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Hoạt động cung ứng hàng hoá góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín của doanh
nghiệp trƣớc công chúng. Thật vậy, cung ứng hàng hoá có chất lƣợng, số lƣợng
đảm bảo về mặt thời gian thúc đẩy công tác tiêu thụ hàng hoá gia tăng. Ngày nay
mọi khách hàng chỉ an tâm tuyệt đối khi tiêu dùng những sản phẩm mà họ biết
chính xác uy tín của công ty đó. Hoạt động cung ứng tạo khả năng dự trữ tối ƣu
giúp công ty có thời cơ thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch nếu thị trƣờng biến động lớn
về cầu hàng hoá. Những biến động mạnh mẽ nhƣ vậy ảnh hƣởng lớn tới kết quả
kinh doanh của công ty

Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và
các sản phẩm hóa dầu. Xăng dầu là mặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh
tế và vẫn đang đƣợc Chính phủ kiểm soát giá bán. Các đơn vị tham gia kinh doanh
xăng dầu đều phải chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, nên sự
tham gia thị trƣờng của các thƣơng nhân kinh doanh diễn ra chậm, mức độ cạnh tranh
còn chƣa cao. Hiện nay, Xí nghiệp đang chiếm đến gần 52% thị phần đối với thị
trƣờng bán lẻ ở Quảng Ninh đây là một điểm lợi thế của doanh nghiệp trong thị
trƣờng cạnh tranh phân phối sản phẩm xăng dầu. Mặc dù có lợi thế về qui mô thị
phần nhƣ trên tuy nhiên hiệu tỷ suất lợi nhuận chƣa cao, chƣa đáp ứng nhƣ kì vọng
của các nhà quản trị của Xí nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế
này đến từ khâu cung ứng sản phẩm xăng dầu. Hoạt động cung ứng chƣa đƣợc tối ƣu
hóa, chi phí quản lý, chi phí trung gian còn lớn nên dẫn tới làm tăng giá thành sản
phẩm và điều này dẫn tới làm giảm tỷ suất lợi nhuận của Xí nghiệp.
Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu các
nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động cung ứng xăng dầu (một loại sản phẩm
đặc thù) nhằm hƣớng đến những lợi ích mang lại cho chính doanh nghiệp nhƣ tăng
doanh thu, giảm chi phí và linh hoạt trong hoạt động để đối phó với mức độ tăng
cao không chắc chắn về cầu và đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở
đó, sử dụng mô hình định lƣợng phù hợp để khám phá và khẳng định nhân tố nào có
tác động chi phối đến sự hiệu quả hoạt động cung ứng xăng dầu ở xí nghiệp xăng
dầu Quảng Ninh. Chính vì lý do đó, việc chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động cung ứng xăng dầu ở xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh” làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
luận văn nghiên cứu, với mong muốn tiếp tục đóng góp thêm về phƣơng diện lý
luận vai trò hoạt động có hiệu quả của hoạt động cung ứng xăng dầu và là cơ sở
tham khảo cho các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu ở tỉnh Quảng Ninh, Việt
Nam trên phƣơng diện thực tiễn để giúp họ có thể tồn tại và phát triển bền vững

trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động cung ứng xăng dầu ở xí
nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh để đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại
trong hoạt động cung ứng xăng dầu ở Xí nghiệp Xăng Dầu Quảng Ninh trong
những năm tiếp theo.
* Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu của luận văn tập trung vào:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng;
2. Phân tích thực trạng hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp Xăng Dầu
Quảng Ninh;
3. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ tác động của chúng đến hoạt
động cung ứng xăng dầu của xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh;
4. Lập luận và đƣa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu
trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2014 - 2018 nhằm giúp Xí nghiệp tham khảo và
ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh để giải quyết những hạn chế trong
hoạt động cung ứng Xăng Dầu, qua đó góp phần vào nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Xí Nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp Xăng
dầu Quảng Ninh thông qua các tác nhân tham gia vào hoạt động cung ứng Xăng dầu
của Xí nghiệp. Cụ thể đó là nhà cung cấp xăng dầu cho Xí nghiệp xăng dầu Quảng
Ninh, các cửa hàng xăng dầu, kho chứa, bộ phận vận tải và hậu cần có liên quan đến
hoạt động cung ứng Xăng dầu của Xí nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4

* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
Nghiên cứu hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp Xăng dầu Quảng
Ninh trên địa bàn Thành Phố Hạ Long.
Về thời gian
Dữ liệu dùng để thực hiện luận văn đƣợc thu thập trong khoảng thời gian chủ
yếu từ năm 2011-2013, trong đó gồm dữ liệu đã có sẵn từ các báo cáo của Xí
nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh. Cục Hải quan, cục thống kê. Dữ liệu sơ cấp thu đƣợc
thông qua các bảng khảo sát 200 cửa hàng xăng dầu, kho chứa, bến bãi phục vụ cho
hoạt động cung ứng giai đoạn 2011-2013, đƣợc thiết kế phù hợp với vấn đề cần
nghiên cứu.
- Về nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu các lý thuyết đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động
cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh. Nghiên cứu này khai thác chuyên sâu vào thực trạng quản lý hoạt động cung
ứng chủ yếu thông qua hoạt động mua hàng và dự trữ hàng hoá để đảm bảo công
biệc kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động cung ứng và vai trò của
nó trong sự phát triển của một doanh nghiệp thƣơng mại.
- Thực hiện nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho các nhà quản lý xăng dầu ở Xí nghiệp
Xăng Dầu Quảng Ninh nhận biết đƣợc thực trạng hoạt động của các thành phần tham
gia vào trong hoạt động cung ứng. Từ đó có các giải pháp để khắc phục những mặt còn
hạn chế trong quản lý chuỗi hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp.
- Xác định, đo lƣờng và phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động
cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh.
- Đƣa ra đƣợc giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế tồn tại trong hoạt
động cung ứng xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về hoạt động cung ứng xăng dầu của Xí

nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh thông qua đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt
động cung ứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Việc xác định và đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cung ứng
xăng dầu ở Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh thông qua nhận thức của các thành
phần tham gia vào chuỗi cung ứng này. Đây là các đánh giá hết sức khách quan và
đảm bảo độ tin cậy cao.
Một nghiên cứu về hoạt động cung ứng xăng dầu bằng phƣơng pháp định
lƣợng với công cụ chủ đạo là phân tích khám phá (FEA) và phân tích hồi quy đem
lại một hƣớng phân tích mới mẻ trong lĩnh vực này.
6. Bố cục của Luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cung ứng hàng hóa trong
doanh nghiệp thƣơng mại.
Chương 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cung ứng xăng dầu
ở xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh.
Chương 4. Giải pháp giải quyết các hạn chế tồn tại trong hoạt động cung ứng
xăng dầu tại xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thƣơng mại

1.1.1. Khái niệm cung ứng
Theo Phạm Công Đoàn và Nguyễn Cảnh Lịch (2009), cung ứng hàng hoá
trong doanh nghiệp thƣơng mại đƣợc hiểu nhƣ sau:
“Cung ứng hàng hoá là việc tổ chức nguồn hàng nhằm đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại”
Trong bất doanh nghiệp thƣơng mại nào hoạt động kinh doanh cũng bắt đầu từ
việc tổ chức mua hàng và kết thúc bằng việc bán hàng. Nhƣng muốn có hàng để bán
cho khách hàng thì trƣớc hết doanh nghiệp luôn phải đƣợc cung ứng hàng hoá.
Để hiểu rõ hơn về cung ứng hàng hoá ta sẽ xem xét đến 3 khái niệm mua
hàng, thu mua và cung ứng.
• Mua hàng
Mua hàng là một trong những chức năng cơ bản của mọi tổ chức. Mua hàng
gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, hàng
hoá, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Các
hoạt động đó bao gồm: 1)Phối hợp cácphòng ban, bộ phận để xác định nhu cầu
hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc cần cung cấp; 2)Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ
doanh nghiệp, xác định lƣợng hàng hoá thực sự cần mua; 3) Xác định các nhà cung
cấp tiềm năng; 4)Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng cho những hàng hoá nguyên vật
liệu quan trọng; 5)Đàm phán với nhà cung cấp tiềm năng; 6) Phân tích các đề nghị;
7) Lựa chọn nhà cung cấp; 8) Soạn thảo đơn đặt hàng, hợp đồng; 9) Thực hiện các
hợp đồng và giải quyết vƣớng mắc gặp phải; và 10)Thống kê theo dõi các số liệu
mua hàng.
• Thu mua
Thu mua là hoạt động thiết yếu của tổ doanh nghiệp, là sự phát triển, mở rộng
chức năng mua hàng. So với mua hàng thì trong thu mua ngƣời ta chú trọng nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
hơn đến các vấn đề mang tính chiến lƣợc. Cụ thể thu mua bao gồm các hoạt động:

1)Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các chi tiết kỹ
thuật; 2) Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạt động
phân tích có giá trị; 3) Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về thị trƣờng hàng hoá
nguyên vật liệu; 4) Thực hiện các hoạt động của chức năng mua hang; 5) Quản trị
chất lƣợng của các nhà cung cấp; 6) Quản trị quá trình vận chuyển; 7) Quản trị các
hoạt động mang tính đầu tƣ nhƣ : tận dụng sử dụng lại các nguyên vật liệu.
• Cung ứng
Đây là sự phát triển ở một bƣớc cao hơn của thu mua. Nếu mua hàng và thu
mua chủ yếu là các hoạt động mang tính chiến thuật thì cung ứng tập trung chủ yếu
vào các chiến lƣợc. Những hoạt động cụ thể của cung ứng là:
1) Đặt quan hệ trƣớc để mua hàng và đặt quan hệ trƣớc với các nhà cung cấp
ngay trong quá trình thiết kế sản phẩm và phát triển các chi tiết kỹ thuật kèm theo
của các sản phẩm quan trọng; 2) Thực hiện chức năng mua hàng và các hoạt động
của quá trình thu mua; 3) Sử dụng nhóm chức năng chéo trong việc xác định và lựa
chon nhà cung ứng; 4) Sử dụng sự thoả thuận 2 bên khi mua hàng và các liên minh
chiến lƣợc với các nhà cung cấp để phát triển mối quan hệ thân thiện và các mối
quan hệ có lợi cho cả đôi bên với những nhà cung cấp chủ yếu cũng nhƣ để quản lý
chất lƣợng và chi phí; 5) Tiếp tục xác định những nguy cơ và cơ hội trong môi
trƣờng cung ứng của công ty; 6) Phát triển các chiến lƣợc; 7) Tiếp tục quản lý việc
cải thiện dây chuyền cung ứng; và 8) Tham gia năng động vào quá trình hoạch định
chiến lƣợc phối hợp.
Sau khi xem xét 3 khái niệm trên, ta nhận thấy giữa mua hàng, thu mua và
cung ứng có mối quan hệ mật thiết, là các bƣớc tiến hoá của cung ứng. Hình thức
sau bao gồm hình thức trƣớc và có phạm vi hoạt động rộng hơn, mang tính chiến
lƣợc nhiều hơn.
1.1.2. Nội dung của cung ứng hàng hoá
Hoạt động cung ứng hàng hoá trong doanh nghiệp thƣơng mại bao gồm có
hoạt động mua hàng và dự trữ hàng hoá để đảm bảo công biệc kinh doanh của
doanh nghiệp. Sau đây ta sẽ đi vào tìm hiểu từng hoạt động cụ thể: mua hàng và dự


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
trữ hàng hoá. Trong phần 1.1.1 ta cũng đã nhắc đến khái niệm mua hàng nhƣng đó
là mua hàng với vai trò là một trong những bƣớc tiến hoá phát triển của hoạt động
cung ứng. Còn mua hàng trong phần 1.1.2 này mua hàng là một nội dung của hoạt
động cung ứng hàng hoá.
• Hoạt động mua hàng
Quá trình mua hàng tiến hành theo quy trình đầu tiên là xác dịnh nhu cầu, sau
đó lựa chọn nhà cung cấp có thể thoả mãn nhu cầu đó, tiếp theo là tiến hành thƣơng
lƣợng nhằm đạt đƣợc những điều khoản có lợi nhất và tiến hành đặt hàng, kế tiếp là
theo dõi và thực hiện giao hàng, cuối cùng là đánh giá kết quả mua hàng. Nếu thoả
mãn ta sẽ lại bắt đầu lại từ bƣớc xác định nhu cầu, ngƣợc lại nếu chƣa thoả mãn ta
sẽ quay lại bƣớc lựa chọn nhà cung cấp, hay thƣơng lƣợng đặt hàng, hoặc theo dõi
và thực hiện giao hàng tuỳ vào nguyên nhân dẫn đến việc chƣa thoả mãn.
Sơ đồ 1: Quy trình mua hàng trong các doanh nghiệp thƣơng mại


Thoả mãn

Không thoả mãn



Xác định nhu cầu :
Xác định nhu cầu là bƣớc đầu tiên trong chuỗi các hoạt động trong quá trình
mua hàng. Việc có đảm bảo hàng hoá kịp thời, đầy đủ, đúng yêu cầu về số lƣợng,
chất lƣợng, chủng loại,… hay không, một phần lớn do việc tính toán xác định nhu
cầu quyết định.
Nhu cầu mua hàng đƣợc xác định trƣớc hết là căn cứ vào nhu cầu bán ra của

doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.
Từ công thức cân đối:
Xác định
nhu cầu
Đánh giá kết
quả mua hàng
Lựa chọn nhà
cung cấp
Thƣơng lƣợng
và đặt hàng
Theo dõi và thực
hiện giao hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
M+D
dk
=B+D
ck


Ta có thể xác định nhu cầu mua hàng trong kỳ nhƣ sau:
M=B+D
ck
-D
dk

Trong đó:
M: Lƣợng hàng cần mua vào trong kỳ

D
dk
: Lƣợng hàng tồn kho của doanh nghiệp ở đầu kỳ kinh doanh
B: Lƣợng hàng bán ra theo kế hoạch của doanh nghiệp trong kỳ
D
ck
: Lƣợng hàng dự trữ cuối kỳ theo kế hoạch để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh
tiếp theo.
Công thức trên phản ánh nhu cầu của từng mặt hàng vì thế nếu muốn tính tổng
lƣợng hàng mua vào sẽ là tổng lƣợng hàng mua vào của các mặt hàng.
Trong các đại lƣợng trên xác định B - lƣợng hàng bán ra theo kế hoạch là khó
khăn nhất vì bản thân nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục cả về số lƣợng hàng
hoá, chất lƣợng, chủng loại… trong thị trƣờng các biến động về giá cả, các sản
phẩm mới ra đời, yếu tố cạnh tranh… xảy ra thƣờng xuyên liên tục càng làm nhu
cầu của khách hàng thay đổi nhanh và mạnh mẽ hơn. Để xác định mức kế hoạch
cho gần với mức tiêu thụ thực tế quả thật không hề đơn giản, nhất là các mặt hàng
mỗi lần mua với số lƣợng lớn, tiêu thụ trong thời gian dài.
Lựa chọn nhà cung cấp
Đó là công việc tìm kiếm các nhà cung cấp có khả năng đáp ứng nhu cầu về
hàng hoá của doanh nghiệp và tiến hành phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu của
các nhà cung cấp, từ đó sàng lọc tìm ra nhà cung cấp phù hợp nhất và quyết định ai
là nhà cung cấp chính để liên hệ chuẩn bị cho bƣớc tiếp theo là thƣơng lƣợng và đặt
hàng. Khi phân tích cần chú ý các mặt sau:
Khả năng tài chính
Những ƣu đãi mà ta có thể nhận đƣợc
Uy tín của nhà cung cấp
Các dịch vụ sau bán…
Thƣơng lƣợng và đặt hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
Đây là bƣớc rất quan trọng trong quá trình mua hàng, nó trực tiếp quyết định
doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc gì và với chi phí ra sao cùng với các điều kiện ƣu đãi về
các mặt khác.Trong giai đoạn này cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa đƣợc cung cấp về mẫu mã, chất
lƣợng, các phƣơng tiện và phƣơng pháp kiểm tra.
Giá cả và sự giao động của giá cả khi giá cả thị trƣờng lúc giao hàng có
biến động.
Hình thức thanh toán
Hình thức giao hàng
Cố gắng đạt đƣợc những điều kiện có lợi nhất cho doanh nghiệp là mục tiêu
của giai đoạn này. Sau khi đạt đƣợc sự thống nhất giữa các bên sẽ tiến hành ký hợp
đồng hay lập đơn đặt hàng theo các điều khoản đã thoả thuận.
Theo dõi và thực hiện giao hàng
Việc giao nhận hàng hoá đƣợc thực hiện theo các điều khoản đã kí kết trong
đơn đặt hàng hay hợp đồng cung ứng, tuy nhiên cần đôn đốc thúc giục, theo dõi
kiểm tra quá trình thực hiện của nhà cung cấp để tránh các rủi ro có thể xảy ra cho
cả hai phía. Cần giám sát toàn bộ quá trình giao hàng xem bên cung cấp có thực
hiện đúng các điều kiện đã thoả thuận và ký kết không. Nếu có sai phạm phải lập
biên bản về các trục trặc phát sinh để thông báo cho nhà cung cấp để cùng nhau giải
quyết xử lý. Nếu có những vi phạm tƣơng đối lớn không thể khắc phục, doanh
ngiệp có thể từ chối nhận hàng và yêu cầu bồi thƣờng theo hợp đồng. Sau khi ta đã
nhận hàng hoá từ các nhà cung cấp, đã có hàng hoá để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
hàng hoá của doanh nghiệp có thể coi là đã hoàn tất một lần mua hàng tuy nhiên
không thể dừng lại ở bƣớc này mà cần tiến hành bƣớc tiếp theo đó là đánh giá kết
quả mua hàng.
Đánh giá kết quả mua hàng
Đây là hoạt động thực hiện sau mỗi lần mua hàng nhằm làm rõ những thành
công cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại và làm rõ nguyên nhân cũng nhƣ biện

pháp khắc phục những vấn đề đó để những làn mua hàng sau đạt đƣợc những kết
quả tốt hơn. Cơ sở của việc đánh giá là những mục tiêu của mua hàng đã đƣợc xác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
định nhƣ chất lƣợng, giá cả, số lƣợng…Tuỳ từng thời điểm, từng loại hàng hoá mà
các mục tiêu có mức độ quan trọng khác nhau. Hoạt động này còn đo lƣờng sự đóng
góp cũng nhƣ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận có liên quan.
• Dự trữ
Nhận hàng, phân loại, nhập kho
Sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp, hàng hoá đƣợc bàn giao cho bộ phận đảm
nhiệm nhiệm vụ dự trữ hàng hoá. Ở đó hàng hoá đƣợc phân loại để tiện cho việc
bảo quản cấp phát.
Bảo quản
Sau khi nhập kho hàng hoá đƣợc bảo quản trong các điều kiện thích hợp để
đảm bảo chất lƣợng không suy giảm cũng nhƣ tránh hao hụt về số lƣợng.
Theo dõi và cấp phát
Hàng hoá từ kho sẽ đƣợc cấp phát cho các bộ phận có nhu cầu. Nhu cầu và
mức độ sử dụng, tiêu thụ hàng hoá của mối bộ phận trong doanh nghiệp luôn đƣợc
theo dõi để có kế hoạch cấp phát kịp thời đầy đủ tạo điều kiện để mỗi bộ phận hoàn
thành nhiêm vụ của mình một cách tốt nhất có thể.
• Tầm quan trọng của cung ứng
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp thì hoạt động cung
ứng là hoạt động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của cung
ứng ngày càng phát triển thì vai trò của cung ứng càng thêm quan trọng. Hoạt động
cung ứng có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng sản phẩm, chi phí và năng suất lao động
của doanh nghiệp. Giờ đây cung ứng đƣợc coi là vũ khí chiến lƣợc. Cung ứng tốt là
yếu tố quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức
trên thƣơng trƣờng. Khi hoạt động cung ứng của một doanh nghiệp thƣơng mại đạt

đƣợc đúng chất lƣợng; đúng nhà cung cấp; đúng số lƣợng; đúng thời điểm; đúng
giá; đúng mức dự trữ tối ƣu…- đó chính là một sự đảm bảo khá chắc chắn cho sự
thành công của doanh nghiệp.
Cung ứng là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều cần có các hoạt động sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
* Sáng tạo: Đó là những ý tƣởng mới và khả năng sáng tạo không ngừng
* Tài chính: Việc thu hút vốn cũng nhƣ việc quản lý nguồn vốn
* Nhân sự: Việc quản lý nguồn nhân lực
* Mua hàng: Thu mua hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ…
để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
* Sản xuất, chế biến: Tổ chức sản xuất chế biến nguyên vật liệu thành sản
phẩm, hay phân loại chia nhỏ, bao gói…sản phẩm để sẵn sàng đƣa vào tiêu dùng
* Phân phối: Tiếp nhận và bán các sản phẩm của doanh nghiệp
Dễ dàng nhận thấy mọi doanh nghiệp đều không thể tồn tại, phát triển nếu
không đƣợc cung cấp các yếu tố đầu vào nhƣ hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị, dịch vụ… đó là nhu cầu mà hoạt động cung ứng sẽ thoả mãn. Do đó cung
ứng là hoạt động không thể thiếu trong mọi tổ chức.
Cung ứng là một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận cao và lợi
nhuận cao hơn nữa. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu đó cần có 5 yếu tố thƣờng đƣợc gọi là
5M bao gồm:
M1-Machines-Máy móc
M2-Manpower-Nhân lực
M3-Materials-Nguyên vật liệu
M4-Money-Tiền

M5-Management-Quản lý
Trong 5 yếu tố đó hoạt động cung ứng đã đảm bảo đến 2 yếu tố: máy móc
thiết bị và nguyên vật liệu. Nếu hoạt động cung ứng tốt có hiệu quả: cung cấp đầy
đủ, kịp thời hàng hoá, máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu với hàng hoá, máy
móc chất lƣợng tốt, công nghệ tiên tiến, nguyên liệu tốt,… giá rẻ thì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mới có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng với năng xuất cao,
tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp sản xuất có thể làm ra các sản phẩm đạt chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
lƣợng tốt, giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng, các doanh nghiệp
thƣơng mại giảm đƣơc chi phí đầu vào do có nguồn hàng tốt giá rẻ, ít hao hụt trong
quá trình dự trữ trên cơ sở đó giảm giá bán hay tăng mức dịch vụ đi kèm gia tăng
sức cạnh tranh tăng thị phần, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận…
Cung ứng đóng vai trò người quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh từ bên ngoài
Để có thể đáp ứng nhu cầu của mình về hàng hoá nguyên vật liệu, thiết bị máy
móc cho sản xuất doanh nghiệp có 2 lựa chọn:
Lựa chọn 1: Doanh nghiệp tự sản xuất
Lựa chọn 2: Doanh nghiệp thu mua đặt hàng từ bên ngoài
Cùng với sự chuyên môn hoá, phân công lao động xã hội đang phát triển
không ngừng thì lựa chọn 2 đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nếu cung ứng
làm tốt chức năng của mình: cung cấp hàng hoá nguyên vật liệu đúng tên gọi và
chất lƣợng, đủ số lƣợng, kịp thời gian và với chi phi thấp thì kinh doanh sẽ tiến
hành liên tục nhịp nhàng, mang lại hiệu quả cao. Còn ngƣợc lại, kinh doanh sẽ bị
gián đoạn và hiệu quả thấp. Do vậy cung ứng chính là ngƣời điều phối sản xuất từ
bên ngoài.
Tóm lại cung ứng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doang
nghiệp nó giúp đảm bảo cho sản xuất tiến hành nhịp nhàng, liên tục, tạo điều kiện
nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, kích thích hoạt động sáng tạo, áp dụng các

kỹ thuật mới, tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh mới, tạo điều kiện, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ đi kèm, hạ giá sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến xăng dầu
Sản phẩm xăng dầu
Dầu mỏ: Là các loại dầu và khí đƣợc khai thác từ các mỏ dầu, mỏ khí ngƣng
nằm sâu dƣới lòng đất, đƣợc luân chuyển chƣa qua chế biến.
Xăng: Các thành phần hóa học của dầu mỏ đƣợc chia tách bằng phƣơng pháp
chƣng cất phân đoạn.
Các sản phẩm thu đƣợc từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng,
sáp parafin, nhựa đƣờng v.v… Vậy xăng là một trong những sản phẩm của dầu mỏ sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
khi đƣợc chia tách bằng phƣơng pháp chƣng cất phân đoạn. Khoảng nhiệt độ sôi của
các sản phẩm dầu mỏ trong chƣng cất phân đoạn trong điều kiện áp suất khí quyển tính
theo độ C là:
* Xăng ête: 40-70°C (đƣợc sử dụng nhƣ là dung môi)
* Xăng nhẹ: 60-100°C (nhiên liệu cho ôtô)
* Xăng nặng: 100-150°C (nhiên liệu cho ôtô)
* Dầu hỏa nhẹ: 120-150°C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình)
* Dầu hỏa: 150-300°C (nhiên liệu)
* Dầu điêzen: 250-350°C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sƣởi)
* Dầu bôi trơn: > 300°C (dầu bôi trơn động cơ)
* Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đƣờng, các nhiên liệu khác.
Công trình xăng dầu: Bao gồm kho, cảng, trạm, bến xuất nhập đƣờng thủy,
đƣờng bộ, đƣờng sắt, tuyến ống vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cửa hàng
bán lẻ xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và các sản phẩm hóa dầu, các công trình liên quan

thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn hoặc các đơn vị thành viên.
Kho xăng dầu: Cơ sở dùng để tiếp nhận bảo quản, pha chế, cấp phát xăng dầu
và sản phẩm này ở dạng lỏng.
Tuyến ống vận chuyển xăng dầu: Bao gồm trạm bơm, bể sự cố, đƣờng ống
chính, ống nhánh, ống phụ, các van chặn trên tuyến, hệ thống bảo vệ điện hoá
chống ăn mòn đƣờng ống, hệ thống thông tin liên lạc và các công trình phụ trợ nhƣ:
trạm tuần tuyến, đƣờng tuần tuyến,…
Cảng xuất - nhập xăng dầu: Bao gồm cầu cảng sông, biển, các công trình trên
bờ, dƣới nƣớc phục vụ quá trình xuất, nhập, vận chuyển xăng dầu và sản phẩm dầu
mỏ trong phạm vi vùng đất, vùng nƣớc của cảng.
Sự cố tràn xăng dầu: là sự cố trong quá trình vận hành của các cơ sở, công
trình xăng dầu, phƣơng tiện vận chuyển xăng dầu, làm tràn vãi từ 2m
3
dầu trở lên ra
môi trƣờng.
Sản phẩm xăng dầu có những đặc điểm quan trọng sau:
Thứ nhất, xăng dầu là chất lỏng, nguy cơ cháy nổ cao: Do đặc tính lý hóa,
xăng dầu dễ bắt lửa, thậm chí những va chạm mạnh cũng có thể gây cháy nổ. Thứ
hai, xăng dầu là loại sản phẩm dễ bị hao hụt do khả năng bốc hơi rất mạnh. Đồng

×