!"#$%&'()*
+,-%./$.0%.*
*#1 : !"#$%&'("
23456*%7&
*8%9&:;<=>:;<?
'@A*
)&*)&
+,($&"-.'/0010023($45'6"78*9:(
";(<=>;9
";((?'@9($
&BC50BDEFF "#
$%&'()*
&BCC5
G "#$%&'()*>+,-
%./$.%.*
/09:(
A'&8<>38(
5'*'B90"8<6",3
3H$I* $"#$%&'()*
2
'@A*
+CDEF
G HG<"I&
H29($"%&&JK=
H'L3@)&M<("I&
H'L3.'N(
H%&K'("
3H$I* $"#$%&'()*
3
'@A*
OO
PQR@3&"%(>S05'Q
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào
tạo cũng đã nêu; “Phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học
sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học; khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh”.
Hoạt động âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng đã trở thành một
nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người. Trong các loại hình
hoạt động âm nhạc thì ca hát là loại hình phổ biến nhất. Hoạt động ca hát
ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca,
nó ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mọi
người.
Ca hát đặc biệt gần gũi và phù hợp với các lứa tuổi thanh thiếu niên,
đặc biệt là trẻ nhỏ. Đó là một hình thức hoạt động rất quan trọng trong
chương trình giáo dục ở các độ tuổi từ nhà trẻ, mẫu giáo, đến các trường
Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS).
3H$I* $"#$%&'()*
4
'@A*
Dạy hát ở trường THCS, giáo viên phải giúp cho học sinh hát đúng,
hát hoà giọng, biết thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát, hiểu nội dung
tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng âm nhạc qua giai điệu
và lời ca được thể hiện qua từng bài hát.
Qua các giờ học hát, cần phải giáo dục, bồi dưỡng cho các em một
số kỹ năng ca hát cơ bản, có những hiểu biết về các bài hát. Giáo viên
phải giúp học sinh hiểu đúng hình tượng âm nhạc (ÂN), nắm được các kỹ
năng cần thiết để thể hiện tình cảm của mình khi hát một bài hát cụ thể,
với phong cách hát tự nhiên và diễn cảm.
Hình thành năng lực cảm thụ ÂN, tạo cho học sinh niềm hứng thú,
niềm vui trong học tập, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong
phú, lành mạnh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề dạy hát
đối với học sinh THCS có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động dạy và học ở trường THCS.
Do đó, chúng tôi chọn đề tài: T?0KU4'B(V"LV("W<(M($&83
&"X0*YZ($@I[V"M(<\("%&"L0 =6"U'*]V^2YA($*_("
(8<` làm đề tài nghiên cứu của mình.
aQ)&>b&"($"'N(&c9
Hoàn thiện những vấn đề tồn tại trong dạy học hát cho giáo viên và
học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở Lĩnh Nam. Nhằm nâng cao chất
lượng dạy học hát, phát huy hứng thú học tập ở học sinh.
dQU'0YZ($.5<)&>b&"($"'N(&c9
-Nghiên cứu chương trình phân môn học hát lớp 6 ở trường trung
học cơ sở
- Tìm hiểu khả năng âm nhạc của học sinh trường THCS Lĩnh Nam
-Thực trạng giàng dạy và học tập âm nhạc nói chung và âm nhạc học
3H$I* $"#$%&'()*
5
'@A*
hát nói riêng ở trường THCS Lĩnh Nam
-Tìm hiểu phương pháp dạy phân môn âm nhạc học hát ở trường
THCS Lĩnh Nam
eQ"YJ($V"LV($"'N(&c9
-Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận này
bao gồm :
-Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tồng hợp
- Phương pháp tồng kết thực nghiệm sư phạm.
fQg($"_86"38"%&.50"h&0'i(
- Ý nghĩa khoa học : Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần
làm phong phú thêm phương pháp dạy phân môn âm nhạc học hát ở các
trường phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn : Các biện pháp mà khóa luận đề xuất khi được
áp dụng trong các giờ dạy âm nhạc học hát tại trường THCS Lĩnh Nam đã
mang lại nhiều kết quả thiết thực. Các hoạt động dạy và học trong các giờ
âm nhạc học hát đã đa dạng và sinh động hơn, tạo hứng thú học tập cho
học sinh.Chất lượng các tiết học cũng được nâng cao cả về mặt kiến thức
lẫn tác dụng giáo dục.
^Q+U&)&6"78*9:(
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khoá luận gồm có hai chương
&BC50BDEFF !"#$%&'
()*J
&B CC5 .
"#$%&'()*J
PHẦN NỘI DUNG
3H$I* $"#$%&'()*
6
'@A*
"YJ($H"YJ($V"LV@I["L0
<J 3"KLJ
Ca hát là một nhu cầu của con người, có vị trí quan trọng trong đời
sống tinh thần. Tiếng hát là một “nhạc cụ” bẩm sinh, ai cũng có thể bộc
lộ.
Ca hát là một trong hoạt động có tác dụng giáo dục nhẹ nhàng, hấp
dẫn. Những nội dung phong phú với nhiều cung bậc tình cảm của bài hát
sẽ bổ sung cho vốn sống và đời sống tinh thần của các em. Những lời ca
hay, những từ ngữ đẹp đẽ sẽ cung cấp thêm vốn từ ngữ cho các em. Cách
diễn tả tinh tế, cách thể hiện khéo léo các nội dung trong ca từ sẽ giúp trẻ
em về cách diễn đạt những suy nghĩ. Những giai điệu đẹp đẽ cùng với tiết
tấu phong phú, những sắc thái đa dạng của bài hát làm rung động những
xúc cảm thẩm mỹ trong các em.
Về mặt sinh lý, khi ca hát các em đựơc thở sâu, có lợi cho hệ hô hấp
và tuần hoàn. Dây thanh đới được rung động tinh tế, giúp cho tiếng nói của
các em thêm truyền cảm.Thính giác nhờ đó mà phát triển, thần kinh đựơc
hưng phấn. Ca hát làm cho cuộc sống thêm vui tươi, môi trường sống thêm
lành mạnh, sức khoẻ nhờ đó mà tăng cường. Tiếng hát là tiếng nói của tình
cảm, là phương tiện để các em tự do giáo dục và khẳng định mình.
Hoạt động ca hát có tác dụng nhiều mặt đến học sinh như: Củng cố
và phát triển giọng hát, khi hát đòi hỏi phải thở sâu, có ích cho sức khỏe;
tư duy trừu tượng được huy động để nắm bắt những âm thanh vô hình
nhưng đầy sự hấp dẫn và biểu cảm. Khi học hát, những khả năng âm nhạc
cơ bản được phát triển như: Tai nghe âm nhạc, cảm giác về tiết tấu, về
giọng điệu, trí nhớ ÂN.
Dạy học hát ở trờng THCS, giáo viên (GV) phải giúp HS hát đúng,
hát hoà giọng, biết thể hiện tình cảm sắc thái của bài hát, hiểu nội dung
3H$I* $"#$%&'()*
7
'@A*
tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng âm nhạc qua giai điệu
và lời ca được thể hiện qua từng bài hát.
:J*EME.N4,O,L
Qua các giờ học hát, cần phải giáo dục, bồi dưỡng cho các em một
số kĩ năng ca hát cơ bản, có những hiểu biết về các bài hát. GV phải giúp
HS hiểu đúng hình tượng ÂN, nắm được các kĩ năng cần thiết để thể hiện
tình cảm của mình khi hát một bài hát cụ thể, với phong cách hát tự nhiên
và diễn cảm.
Những yêu cầu chung của hoạt động ca hát là:
- Phải hình thành cho HS các kĩ năng cần thiết về ca hát để thể hiện
bài hát với sự truyền cảm.
- Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện các
kĩ năng ca hát ở mức độ phổ thông, thông qua từng kiểu, loại bài hát.
- Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của
giọng.
- Giúp HS học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động,
sáng tạo.
=J&PQE.B"R,J
Tập hát, học các bài hát là một trong những nội dung quan trọng
trong chương trình âm nhạc THCS. Tập hát là rèn luyện một số kỹ năng
mang tính phổ thông về ca hát được vận dụng vào các bài cụ thể trong
chương trình. Học hát bài hát cụ thể không thể tách rời việc rèn luyện một
số kỹ năng hát.
Các kĩ năng hát cần rèn luyện cho HS THCS gồm có:
- Tư thế hát.
- Hơi thở.
- Hát chính xác.
3H$I* $"#$%&'()*
8
'@A*
- Hát đồng đều.
- Hát rõ lời.
S$AJ
Trong quá trình tập hát, trước hết phải luyện tập tư thế ca hát, ở
trường THCS, ca hát tập thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hát tập thể có
thể tiến hành ở tư thế đứng hoặc tư thế ngồi.
- Khi đứng hát, người thẳng, đầu không nghiêng, vai không so, hai
tay buông dọc theo thân thoải mái, toàn bộ cơ thể tựa đều vào hai chân.
- Khi ngồi hát, đầu và thân người giống như khi đứng hát. Hai tay
đặt trên đầu gối, lưng thẳng không dựa vào ghế. Không vắt chân nọ lên
chân kia.
Tư thế đứng tạo cho việc hít thở thoải mái đồng thời phát âm, nhả
chữ dễ dàng. Luyện tập đúng tư thế khi hát không đòi hỏi điều gì đặc biệt
nhưng GV cần lưu ý kiểm tra thường xuyên để sửa đổi, uốn nắn những sai
sót về tư thế trong khi các em hát.
Tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi mà hô hấp (hít thở)
là rất quan trọng trong quá trình ca hát.
S%B!
Trong ca hát, thở là một trong những vấn đề cần hết sức quan tâm.
Cách thở đúng là biết cách hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát một câu
hát (câu hát có thể dài ngắn khác nhau). Khi hát nếu bị thiếu hụt hơi sẽ
làm cho tiếng hát bị ngắt không đúng chỗ. Tốt nhất là hơi thở phải luôn
được củng cố ngay trong lúc hát. Giáo viên phải biết cách điều khiển, chỉ
huy để HS biết lấy hơi vào đầu các câu hát, không lấy hơi vào giữa các
câu hát.
Khi tập hít vào, không nên hít quá nhiều, hơi sẽ bị căng, phải lên
gân, không điều tiết được hơi. Hướng dẫn HS lấy hơi bằng mũi, không hít
3H$I* $"#$%&'()*
9
'@A*
bằng miệng. Lấy hơi bằng miệng, cổ họng chóng bị khô, gây rát, có thể
viêm họng, khản cổ và ho.
Khi hát các bài hát có nhịp độ chậm hay vừa phải, cho các em lấy
hơi chậm, hít bằng mũi. Nên đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài hát để
HS có thể thực hiện đúng. Biết cách lấy hơi, lấy hơi hợp lí mới có thể hát
ngân dài ở cuối câu hát.
Tập lấy hơi để tập hát những câu hát ngắn, tiến tới tập lấy hơi
(Khống chế hơi) để hát những câu hát dài là một quá trình tập luyện cần
phải có sự khéo léo và biết cách xử lý đúng lúc, đúng chỗ.
Tập thở trong khi hát nên sử dụng các bài hát ở nhiều thể loại khác
nhau. Làm như vậy, HS được tập luyện sử dụng hơi thở một cách linh
hoạt, phù hợp với những trờng hợp ca hát cụ thể.
S%GT
Trong ca hát, việc hát chính xác có tầm quan trọng đặc biệt. Hát
chính xác có nghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Mức độ hát
chính xác của từng HS phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của
các cơ quan phát âm. Nếu HS tập trung chú ý, phân biệt rõ được độ cao
thấp, nhanh chậm của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu, tiết tấu thì khi
GV hát mẫu các em có thể nhắc lại chính xác…Một trong những điều kiện
để giúp cho HS phát triển kỹ năng hát chính xác là việc lựa chọn giọng bài
hát cho phù hợp với âm vực giọng của các em.
Nói chung, mọi HS đều có thể hát chính xác nếu thường xuyên được
tiếp xúc với ÂN (nghe, hát) và được tập luyện có phương pháp phù hợp.
Tuy nhiên cũng có một số em do khả năng bẩm sinh rất kém nhạy cảm với
âm thanh, trí nhớ ÂN yếu hoặc bị dị tật như cấu tạo cơ quan phát âm
không hoàn chỉnh, hở thanh đới, viêm thanh quản, thính lực kém, những
trường hợp đó GV phải động viên các em để các em có ý thức trong lúc
3H$I* $"#$%&'()*
10
'@A*
học hát nhưng cũng không thể yêu cầu cao được.
Khả năng hát chính xác còn phụ thuộc vào môi trường sống của HS.
Nếu ở gia đình, trong các sinh hoạt cộng đồng các em thờng xuyên được
tiếp xúc với ca hát - âm nhạc (nghe âm nhạc qua đài phát thanh, vô tuyến,
qua băng đĩa, xem biểu diễn …) chắc chắn khi được rèn luyện kỹ năng hát
chính các các em sẽ có thuận lợi rất nhiều so với những em không có
những điều kiện tương tự.
j%DUDV,
Trong trường THCS, hát tập thể giữ vai trò chủ yếu, là hình thức
dạy hát có thể xem là duy nhất. Chính vì thế, khi cả lớp cùng hát, từng HS
cần phải hoà giọng của bản thân vào giọng chung của tập thể. Không thể
để cho cả lớp hát nhưng có 1 – 2 giọng vượt ra ngoài lạc lõng, làm ảnh
hưởng tới sự hoà hợp âm thanh chung. Dạy cho các em có kĩ năng hát
đồng đều và hoà giọng, có thể vận dụng một số biện pháp sau:
- Thu hút sự chú ý của toàn thể HS.
- Dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác chỉ huy hay nghe dạo
nhạc hoặc nghe GV hát một câu ngắn rồi theo hiệu lệnh đếm để bắt vào
bài.
- Theo động tác chỉ huy của GV, HS có thể hát nhanh, chậm, to,
nhỏ, nhấn, nảy hoặc hát liền hơi.
- HS hát chính xác sẽ là cơ sở để hát đồng đều nhưng để cả một tập
thể diễn cảm theo bài hát không thể thiếu những động tác chỉ huy cần
thiết.
- Giúp học sinh cách phát âm, nhả chữ đúng cũng làm cho giọng hát
của các em đồng đều, hoà hợp.
j0WNW"X#J
Nhả chữ là sự cấu tạo rành rọt, chính xác về phương tiện phát âm
3H$I* $"#$%&'()*
11
'@A*
của từ. Khi hát tập thể cũng như hát cá nhân rất cần quan tâm đến vấn đề
này. Bài hát là sự kết hợp chặt chẽ giữa giai điệu và lời ca. Nếu không
phát âm rành rọt, chính xác sẽ khó có thể mang lại sự cảm thụ nghệ thuật
đầy đủ cho người nghe. Khi hát tập thể nếu có sự cường điệu trong phát
âm ( như hát thật to, hát như hét) sẽ gây ra hiện tượng lạc giọng.
Hát rõ lời góp phần truyền cảm và thông tin chính xác nội dung ca
từ của bài hát. Phải tập cho HS hát rõ lời những vẫn phải giữ được sự
mềm mại độ vang của âm thanh trong khi hát.
Trong quá trình học hát, HS được rèn luyện các kỹ năng ca hát, sự
tích luỹ sẽ tăng dần theo thời gian, tiến tới sẽ hình thành thói quen. Khi
đó, việc học hát đối với các em sẽ hoàn toàn hứng thú và dễ dàng. Chính
những bài hát với nhiều phong cách, tính chất khác nhau ( bài hát trữ tình,
hành khúc, bài hát vui chơi …) sẽ là phương tiện cơ bản để việc rèn luyện
các kỹ năng ca hát từ đơn giản đến phức tạp.
?J$"Y1J
Dạy hát ở trờng phổ thông nhằm giáo dục thẩm mỹ ÂN cho HS,
thông qua các bài hát cung cấp cho các em những kiến thức, nh ững hiểu
biết sơ giản về nghệ thuật ÂN.
Học hát là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, HS cần biết
hát đúng giai điệu, lời ca, tiết tấu bài hát, biết cách lấy hơi, nhả chữ, hát rõ
lời và biết hát có diễn cảm. HS có khả năng trình bày bài hát theo các hình
thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca và biết hát kết hợp với gõ đệm, đánh
nhịp và biết biểu diễn bài hát hoặc vận động theo nhịp. Thông qua các bài
hát, giáo dục những tình cảm tốt đẹp, nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc,
giúp các em thêm tự tin, yêu đời, có khả năng tham gia các hoạt động ca
hát trong và ngoài trường học.
Trước đây, ở trường phổ thông, GV vẫn thường dạy hát theo phương
pháp truyền thống. Đó là dạy truyền miệng theo lối móc xích, nghĩa là GV
3H$I* $"#$%&'()*
12
'@A*
hát mẫu từng câu hát ngắn rồi học sinh hát theo, sau đó ghép từng câu và
hoàn chỉnh cả bài. Cũng đôi khi GV đàn giai điệu từng câu hát ngắn cho
học sinh nghe và tập hát lời ca.
Khi HS đã thuộc bài hát có thể cho các em vừa hát vừa kết hợp với
một số động tác múa đơn giản hoặc vận động theo nhạc. ở mức độ cao hơn
có thể cho các em tập biểu diễn, thể hiện bài hát với những động tác phụ
hoạ phù hợp.
Nhiều năm qua các GV dạy âm nhạc ở trờng phổ thông đã áp dụng
phương pháp này và đã thu được nhiều kết quả tốt, học sinh rất hào hứng
thích thú học hát. Những kinh nghiệm đó, phương pháp dạy hát đó cần
được vận dụng khi dạy hát nhưng cần phải điều chỉnh, nâng cao hơn.
Việc dạy một bài hát mới nên tiến hành theo các bước sau:
ZF<52F,.J
+ Tên bài hát.
+ Tên tác giả
+ Nội dung bài hát.
+ Xuất xứ bài hát.
+ Ảnh tác giả hoặc những tranh ảnh có liên quan đến nội dung
bài hát.
Z,F:5&%'[.J
+ Nghe qua băng, đĩa mẫu bài hát.
+ GV tự trình bày bài hát.
ZF=5&DW,
Giáo viên chia bài hát theo từng câu hát ngắn hợp lý và đánh dấu để
thuận lợi trong khi dạy hát từng câu. Chia bài hát theo từng câu hát ngắn
để giáo viên dễ dạy và học sinh dễ nhớ, dễ thuộc. Việc chia những chỗ lấy
hơi cũng rất cần thiết để giúp học sinh hát câu hát sau đựơc dễ dàng,
3H$I* $"#$%&'()*
13
'@A*
không đuối hơi. Lấy hơi hợp lý là cách điều hòa giọng hát, chuẩn bị cho
học sinh thể hiện bài hát tốt nhất, tránh không bị đứt hơi khi hát cả bài.
Trong một số trường hợp có thể chia bài hát theo từng đoạn để dạy.
ZF?5(,\@!D]
Luyện thanh hay “khởi động giọng” chính là luyện giọng trước khi
hát. Luyện thanh có tác dụng khởi động, chuẩn bị giọng để giúp HS hát dễ
dàng hơn, âm thanh được chuẩn xác hơn và cũng là để luyện tai nghe cho
các em. Tuy nhiên, thời gian luyện thanh không nên quá nhiều, chỉ trong
vòng một vài phút.
GV dùng đàn, đàn một vài mẫu âm đơn giản nh: a,o,u,i hoặc na, no,
nu, ni … để cho các em đọc theo sẽ tạo sự hứng thú và làm cho HS phát
âm trôi chảy hơn.
ZF^5$-_,
Tiến hành dạy hát theo lối móc xích.
Trước tiên, GV nên chọn, hoặc dịch giọng của bài hát với giọng hát
của HS.
GV đàn từng câu hát cho HS nghe sau đó hướng dẫn các em hát theo
từng câu. GV nên chú ý tập trung sửa những chỗ học sinh hát sai, tập kĩ
những câu hát khó sau đó nối các câu hát thành đoạn và cả bài.
- Khi dạy hát, việc sử dụng nhạc cụ là rất cần thiết vì sẽ tạo không
khí học tập vui tươi, sôi nổi, HS sẽ rất hào hứng trong học tập.
- Khi sử dụng nhạc cụ để dạy hát, GV sẽ không vất vả mà còn đem
lại hiệu quả. Việc đàn giai điệu các câu hát không những đã giúp học sinh
phát triển tai nghe âm nhạc mà nhạc cụ còn là chỗ dựa, nâng cánh cho
tiếng hát được hay hơn.
- Một điều lưu ý khi sử dụng nhạc cụ để dạy hát là không nên lạm
dụng vào tiếng đàn một cách thái quá. Khi đàn từng câu hát. GV nên đàn
3H$I* $"#$%&'()*
14
'@A*
vừa phải, dứt khoát và chọn âm sắc của đàn cho phù hợp để HS nghe.
ZF 5$-.J
Khi HS đã hát đầy đủ các câu hát trong bài, GV cho HS ghép các
câu hát thành bài hát hoàn chỉnh.
Lúc này, GV nên chọn giọng, tốc độ phù hợp, giới thiệu cách thể
hiện sắc thái, tình cảm bài hát cần thể hiện. Nên trình bày cho HS biết các
quy định của bài hát là hát mấy lần, cách quay đi, quay lại, sử dụng lối hát
nào, mở đầu và kết thúc ra sao … GV cũng sử dụng một số cách trình bày
bài hát như hát đơn ca, tốp ca, hát theo tổ, nhóm, và các cách hát nối tiếp,
hát đối đáp, hát đuổi, hát bè … để HS biết và làm cho giờ học thêm sinh
động.
ZF`5&LE.a"J
GV chỉ định các cá nhân, nhóm hay cho HS xung phong lên trình
bày bài hát. Tuỳ từng đặc điểm của vùng, miền cũng như khả năng của
học sinh để sử dụng các cách dạy cho phù hợp sao cho tiết dạy đạt hiệu
quả cao, giờ học ÂN sinh động, vui vẻ.
3H$I* $"#$%&'()*
15
'@A*
"YJ($H ?0KU4'B(V"LV("W<(M($&83&"X0*YZ($
@I[V"M(<\("%&"L0=6"U'*]V^02YA($
Qua dự giờ quan sát thực tế, tôi đánh giá khả năng giảng dạy của
GV cũng như việc học tập của HS còn có những hạn chế.
Vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại,
những hạn chế với mong muốn chất lượng giáo dục âm nhạc (GDAN)
trường THCS sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
>Zb5
Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá
trình lĩnh hội tri thức.
- Zb5
Phương pháp sửa sai.
>Zb=5
Rèn luyện thường xuyên với các kĩ năng ca hát như :hát đúng, hát
đều, hát có sắc thái diễn cảm.
aQPQ"L0"9[&83>?0b("0b&"&h&k&"l>?($kKL($0I3&l8
023($m9L02n("*_(""?'02'0"c&Q
Trong những năm gần đây, vấn đề quan trọng được ngành giáo dục
hết sức quan tâm là việc đổi mới PP dạy học và lấy HS làm trung tâm,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông Việt Nam
hiện nay.
Tư tưởng “dạy học tích cực” hay còn gọi là “tích cực hoá hoạt động
dạy học” là một chủ trương quan trọng của ngành giáo dục nước ta.
Những biểu hiện của tích cực đó là:
- Các em có chú ý học tập hay không?
3H$I* $"#$%&'()*
16
'@A*
- Có hăng hái phát biểu ý kiến trong lớp hay không?
- Có hứng thú học tập hay không?
Muốn phát huy được tính tích cực của HS, người giáo viên phải
quan tâm đến hứng thú học tập của HS và tìm cách để gây được hứng thú
học tập trong từng yếu tố của quá trình dạy học.
- Nội dung bài giảng phải hấp dẫn.
- Phương pháp cần linh hoạt.
- Phương tiện phong phú
- Quan hệ thầy trò thực sự cởi mở …
Nói cách khác là phải hấp dẫn, thu hút được HS vào bài giảng.
Để giúp các em hiểu đúng đắn bài hát, qua đó GV tìm hiểu được
năng lực cảm thụ âm nhạc – cảm thụ bài hát của HS qua giờ dạy hát. Tuỳ
từng lớp, tuỳ từng đối tượng mà GV đặt câu hỏi để dẫn dắt HS đến với nội
dung hay tính chất bài hát. Tuỳ theo từng bài, GV có thể lựa chọn, vận
dụng linh hoạt sao cho hiệu quả và phù hợp.
Ví dụ 1: Bài hát
5("6"o&0]'02YA($
Nhạc: Pháp
Lời : Phan Trần Bảng – Lê Minh Châu
Sau khi trình diễn bài hát (hát mẫu hoặc cho nghe băng) GV đặt câu
hỏi:
- Bài hát này thuộc thể loại gì? (Hành khúc, mạnh mẽ, sôi nổi)
- Khi hát các em thể hiện như thế nào? (Niềm tự hào về quê hương
đất nước, lạc quan, yêu đời).
Ví dụ 2: Bài hát
'S<.9'&l8p<
Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng
Với bài hát này GV đưa ra câu hỏi:
3H$I* $"#$%&'()*
17
'@A*
- Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát này (Cảm nhận được niềm vui
của bạn nhỏ và bà mẹ người dân tộc miền núi khi được đến trường ).
- Bài hát thuộc thể loại gì? (thể loại trữ tình)
- Khi hát các em thể hiện như thế nào? (Tình cảm hồn nhiên, trong sáng)
Mục đích chính của việc tọa đàm, trao đổi sau khi nghe là để các em
nói lên những hiểu biết về bài hát, qua đó giáo viên cảm thụ ÂN, cảm thụ
bài hát của học sinh. Tập cho HS phát biểu những cảm xúc của mình, nhận
biết các phương tiện diễn tả âm nhạc được dùng trong bài hát, tập sử dụng
các thuật ngữ âm nhạc như hành khúc, giai điệu, tiết tấu, sắc thái,… để mô
tả tính chất ÂN, nội dung bài hát. Qua đó HS được chuẩn bị dần dần cho
quá trình nhận thức, tập đánh giá, nhận xét tác phẩm ÂN từ chi tiết đến
khái quát.
:J:J0Bc
Trong quá trình dạy hát, GV cần luyện cho tai nghe tốt, phát hiện và
uốn nắn kịp thời những sai sót về âm thanh, không những của cả lớp mà
từng người, từng nhóm.
Khi dạy hát, GV không nên hát cùng HS, lúc các em tái hiện những
câu hát là lúc GV tạm nghỉ bằng cách lắng nghe để phát hiện những chỗ
các em hát sai, kịp thời chỉ ra và sửa chữa.
GV luôn nhắc nhở các em khi hát phải biết tự kiểm tra chính bản
thân mình, lắng nghe và tự điều chỉnh. Việc này không phải em nào cũng
làm được. Do đó GV phải biết sửa hát sai.
Trong trường hợp hát sai, phương pháp chủ yếu là phương pháp so
sánh, dẫn giải âm thanh, kết hợp với PP hát mẫu thực hành trực tiếp hoặc
đàn, cần tránh chỉ dùng lời lẽ giải thích mà không dẫn giải bằng các âm
thanh chẳng hạn: như hát cao lên, thấp xuống, hoặc hát chậm lại … HS
rất khó phân biệt.
3H$I* $"#$%&'()*
18
'@A*
Vì vậy khi dạy hát bài:
Ví dụ 1:
'/($&"9\($.5($%(&A
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
GV lưu ý cho HS:
Bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ” có cấu trúc hai đoạn. Mỗi đoạn
gồm 2 câu nhạc (cả bài 4 câu nhạc)
+ Đoạn A của bài hát viết ở giọng Rê thứ (D moll)
+ Đoạn B của bài hát viết ở giọng Rê trưởng (D dur)
ở cuối đoạn 1 cần cho HS nghe kỹ câu hát:
ở câu hát này HS hát sai cao độ, đặc biệt là từ “bạn” thường hát
thấp hơn so với bản nhạc.
Bởi vậy: GV cho HS nghe – so sánh và nhận xét giữa hai cách hát
sau:
Giáo viên hát mẫu( hoặc đánh đàn) thật chậm, rõ ràng.
- Cách 1: hát từ “bạn” (cao độ như bản nhạc)
- Cách 2: hát từ “bạn” ( thấp hơn bản nhạc)
Sau đó cho HS hát theo hai cách hát trên và khẳng định cách hát nào
là đúng.(cách hát 1)
Như vậy, muốn cho HS hát chuẩn xác về cao độ, GV nên đánh đàn
đặc biệt hát mẫu thật chậm, rõ lời, kết hợp với sự chuyển động đi lên của
cánh tay, HS có thể hát nhẩm theo.
3H$I* $"#$%&'()*
19
'@A*
Ví dụ 2: Bài hát
$5[>;90'N(>'"%&
Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
Thơ: Viễn Phương
Bài hát “Ngày đầu tiên đi học” là bài hát mang tính chất trữ tình, tự
sự, bài hát viết ở giọng Đô trưởng (C dur) nhịp . Bài hát có cấu trúc hai
đoạn đơn không tái hiện.
Đoạn A có hai câu nhạc (câu 1: 8 nhịp; câu 2: 9 nhịp)
Đoạn B có hai câu nhạc (câu 1: 8 nhịp; câu 2: 9 nhịp)
Âm nhạc của đoạn B phát triển ý nhạc của đoạn A, làm cho đường
nét giai điệu tha thiết, bay bổng.
Khi dạy hát, giáo viên cần lưu ý cho HS hát đúng một số chỗ có dấu
luyến, âm tô điểm.
Giáo viên đánh đàn và hát mẫu thật chậm, rõ ràng từ “thiết” để HS
nghe và hát cho đúng.
Nhưng khó khăn hơn ở câu hát có âm tô điểm, HS thường hát cao
hơn từ “ngỡ” ở câu hát sau:
Hoặc hát thấp hơn từ “học” ở câu hát sau:
3H$I* $"#$%&'()*
20
'@A*
Khi gặp tình huống này, không còn cách nào khác GV phải đàn mẫu
nhiều lần, cho HS nhẩm theo, sau đó GV hát mẫu thật chậm, rõ lời, lúc
này có thể gọi theo nhóm, cá nhân để kiểm tra xem học sinh hát đã đúng
chưa.
S$d:
Khi học sinh hát sai thì cách thức chủ yếu là GV phải phân tích, dẫn
giải âm thanh sai - đúng, rồi thị phạm (hát mẫu) hoặc đàn nhiều lần, thật
chậm. Nếu GV chỉ nêu sai - đúng chung chung, không có dẫn chứng cụ
thể thì các em sẽ không thể biết sai ở chỗ nào để sửa. Tất cả phải có
“Hát” mẫu hoặc “đàn” để các em nghe lại cái đúng, từ đó bắt chước theo.
Hát sai có thể do các nguyên nhân:
- Thiếu tập trung chú ý.
- Chưa phối hợp giữa thính giác và giọng hát.
- Thiếu mạnh dạn, dụt dè, nhút nhát.
- Không tích cực tham gia nhiêt tình tập hát.
- Tâm lí bị hưng phấn thái quá…
Việc sửa chữa hát sai cho các em phải tuỳ theo từng nguyên nhân
mà tìm cách giải quyết thích hợp. Công việc này không nên nóng vội, cần
có thời gian và sự kiên trì. GV phải luôn khích lệ, động viên các em.
Tuyệt đối không nên làm cho các em bi quan nghĩ rằng không thể hát
đựơc và không thể hát đúng. Để tránh hát sai, không nên để hát sai mới
sửa, có một vài biện pháp như sau:
- Dự kiến trước những chỗ các em dễ hát sai.
- Xây dựng HS thói quen biết im lặng lắng nghe và khi nào phải hát
theo, khi nào phải lắng nghe thầy cô hát mẫu. Nghe phân tích để phân biệt
thế nào là hát đúng, thế nào là hát chính xác.
3H$I* $"#$%&'()*
21
'@A*
:J=JeR,#T,4PQ.
Dạy HS hát đúng cao độ, trường độ của bài hát, biết thể hiện tình
cảm kết hợp với rèn các kĩ năng ca hát là yêu cầu đầu tiên của việc dạy
hát. Tuỳ mức độ khó, dễ, dài, ngắn, đơn giản hay phức tạp của bài hát, GV
có thể lựa chọn cách tiến hành phù hợp nhất. Dưới đây là một số biện
pháp cụ thể để GV vận dụng.
- Phân chia bài hát thành từng câu ngắn để các em đủ hơi và không
mệt khi tập. GV có thể đàn giai điệu hoặc hát mẫu từng câu để các em
nghe trước khi tập hát theo.
- Dạy từng câu liên tiếp sẽ giúp cho HS nhận thức trọn vẹn bài hát.
Ví dụ 1: Bài hát 5("6"o&0]'02YA($
Nhạc Pháp
Lời việt: Phan Trần Bảng - Lê Minh Châu
- Lấy hơi theo quy định được đánh dấu V sau các nhịp thứ 4,
8,12,16,20.
Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa
v
Rộn ràng chân bước đều theo tiếng ca
v
Non sông ta bao la mến yêu sao đất quê hương
v
Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái trường
v
La La La La La La La La La.
v
- Trong quá trình học hát, GV phải giúp HS phân biệt sự khác nhau
giữa hát và nói. Khi hát phải dùng sức nhiều hơn, âm thanh được phát ra
phải có độ ngân, mỗi âm đều vang lên nhẹ nhàng nhưng cần rõ và đẹp.
Ví dụ: câu hát cuối của bài : 'S<.9'&l8p<
3H$I* $"#$%&'()*
22
'@A*
Như câu kết ở bài trên HS phải ngân và nghỉ đúng 3 phách
Giáo viên đếm.
Hướng dẫn kết thúc bài là một yêu cầu đáng quan tâm. Thường
thường khi hát đến câu cuối cùng và tiếng cuối cùng của bài, các em ngắt
giọng ngay, đó là một thói quen cần khắc phục. Phải hát câu cuối cùng của
bài thật đầy đủ, chú trọng tới âm kết để câu kết thúc được khắc hoạ đậm
nét, rõ ràng, có tác dụng mạnh đến tình cảm và nhận thức của chính bản
thân người hát và người nghe.
- Khi dạy hát việc sử dụng nhạc cụ là rất cần thiết và sẽ tạo không
khí học tập vui tươi, sôi nổi, học sinh sẽ rất hào hứng trong học tập việc
đàn giai điệu các câu hát không những giúp học sinh phát triển tai nghe
ÂN mà nhạc cụ còn là chỗ dựa, nâng cánh cho tiếng hát đựơc hay hơn.
- Một điều lưu ý khi sử dụng nhạc cụ đúng dạy hát là không nên lạm
dụng và tiếng đàn một cách thái quá.
Vì: giáo viên đàn liên tục sẽ át mất tiếng hát của học sinh và giáo
viên sẽ tự phân tán khi nghe học sinh hát, mất tập trung trong việc bao
quát lớp học.
Mỗi bài hát là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn khách
quan và thể hiện nội tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và ÂN .
Dạy hát cần chú ý hát đúng cao độ và phát âm rõ lời, chính xác.
Tiếng hát còn phải thể hiện được “cái hồn” của nhạc, có sức biểu cảm với
những trạng thái khác nhau: vui vẻ, hồn nhiên, nỗi buồn, tình cảm lạc
quan, trong sáng …
3H$I* $"#$%&'()*
23
'@A*
Ví dụ 2: Bài hát
9'4Y]&02N(>YA($q8
Theo điệu lý con Sáo gò công (Dân ca Nam bộ)
Đặt lời mới: Hoàng Lân
- Bài hát có lời ca hồn nhiên, trong sáng, giáo dục ý chí, tinh thần
quyết tâm trong mọi công việc.
- Lấy hơi theo quy định (v)
- Nhấn mạnh các từ đầu nhịp.
- Hát với âm thanh vang, trong sáng.
- Biểu hiện tình cảm sôi nổi, quyết tâm, nghị lực.
- Có thể vừa hát vừa kết hợp đánh nhịp nhẹ nhàng, hoặc vừa hát
vừa nhún theo nhịp 2.
Ví dụ 3: Bài hát \r8rNr\r8r\
Dân ca: Đức
Hô-La-Hê-Hô-La-Hô là một bài hát Đức và bài hát được diễn tả cảm
xúc lạc quan, yêu đời, ca ngợi cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ của nhân dân
lao động.
Hát hơi nhấn đầu nhịp. Câu 1 và câu 2 hát từ nhỏ đến to dần theo
giai điệu đi lên. Âm thanh sáng, vang.
- Phát âm gọn rõ lời, lượt nhẹ nhàng các âm có trường độ móc đơn ở
đoạn A, các từHô-La-Hê, Hô-La-Hô phát âm dứt khoát.
- Hát nhấn, ngân dài hơn các từ có trường độ nốt đen, nốt trắng ở
đoạn B để tạo ra sự tương phản nhẹ nhàng.
- Thể hiện tình cảm lạc quan, trong sáng, vui tươi.
Để học sinh đi hát lại một bài bài hát quá nhiều lần thì sẽ trở nên
nhàm chán, kém hào hứng. Vì vậy, giáo viên cho học sinh kết hợp với gõ
đệm.
+ Gõ đệm theo phách.
3H$I* $"#$%&'()*
24
'@A*
Một ngày xanh ta ca hát vang Hô - la – hê, Hô - la – hô!
× × × × × × × ×
+ Gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Một ngày xanh ta ca hát vang Hô - la – hê, Hô la – hô!
=> Bài hát có thể trình bày với phần lĩnh xướng và phần xô của tập
thể vào các chỗ Hô-La-Hê, Hô-La-Hô.
Lĩnh xướng : Một ngày xanh ta ca hát vang.
Xô (tập thể) : Hô-La-Hê, Hô-La-Hô.
Lĩnh xướng : Để nghe con tim ta xốn xang.
Xô : Hô-La-Hê, Hê hô …
Để kết thúc, có thể hát quay lại đoạn B nhiều lần, hoặc quay lại
nhiều lần 3 nhịp cuối cùng.
Ví dụ 4: Bài hát '8(1($"I0<Y8
Nhạc : Khánh Vinh
Thơ : Lệ Bình
- Bài hát viết ở giọng mi thứ, có cấu trúc, hình thức 2 đoạn đơn
không tái hiện, dạng tương phản.
- Đoạn A có hai câu nhạc, âm nhạc trong đoạn A có tính chất tinh
nghịch, dí dỏm.
- Đoạn B có hai câu nhạc, đoạn này nghe trong sáng tha thiết.
- Bài hát ca ngợi tình bạn thời niên thiếu, những niềm vui và nỗi
buồn của tuổi học trò.
- Để hát cho đều, giáo viên hướng dẫn học sinh lấy hơi đúng chỗ (V)
giữa các nhịp 4,8,12 và ở cuối nhịp 16,20,24,28,33.
- Đoạn A hát nẩy tiếng, phát âm gọn, rõ lời.
- Hát nhấn vào đầu nhịp, âm thanh sáng, nhẹ nhàng, trôi chảy.
3H$I* $"#$%&'()*
25
× × × × × × ×
× × × × × ×