Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển vùng cây cao su (heavea brasiliensis) tại xã chiềng sàng huyện yên châu - tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 115 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


1
I CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần
của các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của bạn
bè, người thân và đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới thầy giáo
TS. Lê Sỹ Trung trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người hướng dẫn
khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo
Sau đại học, các Giáo sư, Tiến sĩ hợp tác giảng dạy tại Khoa Sau đại học, toàn
thể giáo viên và cán bộ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin cảm ơn Ban chỉ đạo phát triển cây Cao su tỉnh Sơn La, Công ty cổ
phần cao su tỉnh Sơn La, Trung tâm quy hoạch và phát triển nông lâm nghiệp
Sơn La, Ban chỉ đạo phát triển cây Cao su huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, lãnh
đạo UBND xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, Ban quản lý bản
và người dân của các bản trong xã đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên
cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực, tài chính và nội dung nghiên cứu của đề tài còn tương đối
mới trên địa bàn tỉnh Sơn La, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo,
các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ./.
Thái nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tác giả luận văn




Vì Văn Toàn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






VÌ VĂN TOÀN




NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY CAO SU
(HEVEA BRASILIENSIS) TẠI XÃ CHIỀNG SÀNG
HUYỆN YÊN CHÂU - TỈNH SƠN LA




CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Sỹ Trung









Thái nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


2
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

1
FAO
Tổ chức lương thực thế giới
2
RRA
Đánh giá nhanh nông thôn
3
PRA
Đánh giá có sự tham gia của người dân.
4

SALT
Mô hình canh tác trên đất dốc.
5
NLKH
Nông lâm kết hợp.
6
VRG
Tập đoàn công nghiệp Cao su.
7
SWOT
Phương pháp đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội,
những thách thức trong sự phát triển kinh tế xã hội.
8
NPV
Giá trị hiện tại thu nhập dòng.
9
BCR
Tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
10
IRR
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ.
11
VKHKTNN
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
12
HĐND
Hội đồng nhân dân.
13
UBND
Uỷ ban nhân dân.

14
LNXH
Lâm nghiệp xã hội.
15
KHNN
Khoa học nông nghiệp.
16
CNQSDĐ
Chứng nhận quyền sử dụng đất.
17
Nxb
Nhà xuất bản.
18
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
19
TLSX
Tư liệu sản xuất
20
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
21
KTXH
Kinh tế xã hội
22
SXNLN
Sản xuất nông lâm nghiệp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn



3
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
1

Chƣơng I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
1.1
TỔNG QUAN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐÂT
3
1.1.1
TRÊN THẾ GIỚI.
3
1.1.1.1
Quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô.
3
1.1.1.2
Quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô có sự tham gia.
5
1.1.2
Ở VIỆT NAM.
6
1.1.2.1
Quy hoạch sử dụng đất.

6
1.1.2.2
Quy hoạch phát triển Lâm nghiệp ở Việt nam.
8
1.1.3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
11
1.2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CAO SU Ở VIỆT
NAM.
12
1.2.1
Đặc tích sinh vật học cây Cao su
12
1.2.2
Đặc tính sinh thái và phân bố của cây Cao su
14
1.2.3
Những nghiên cứu về cây Cao su ở Việt nam.
16
1.2.4
Vài nét về cây Cao su ở Sơn la.
20

Chƣơng II MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
24

2.2
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
24
2.3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
24
2.3.1
Nghiên cứu cơ sở lý luận trong quy hoạch sử dụng đất
24
2.3.2
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn
25
2.3.3
Quy hoạch phát triển trồng cây Cao su tại xã Chiềng Sàng
25
2.4
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
26
2.4.1
Phương pháp phân tích kế thừa tài liệu thứ cấp
26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


4
2.4.2
Phương pháp PRA.
26
2.4.3

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
27
2.4.4
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
27
2.4.5
Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế.
28

Chƣơng III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
30
3.1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
30
3.1.1
Quan điểm phương pháp luận trong quy hoạch sử dụng đất
30
3.1.2
Nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất
30
3.1.3
Quy luật phát triển của QHSDĐ
33
3.1.4
Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân
35
3.1.5
Quy hoạch theo quan điểm hệ thống
37
3.1.6

Quy hoạch theo quan điểm bền vững.
38
3.1.7
Luật pháp, chế độ chính sách
39
3.1.8
Chức năng của cấp xã trong quản lý và sử dụng đất tại địa
phương
42
3.1.9
QHSDĐ Cấp xã trong hệ thống QHSDĐ vĩ mô và vi mô.
43
3.1.10
Dự báo thị trường và khả năng phát triển của cây Cao su
44
3.2
CƠ SỞ THỰC TIỄN.
46
3.2.1
Điều kiện tự nhiên.
46
3.2.2
Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất của xã.
58
3.2.3
Hiệu quả kinh tế mộ số mô hình sử dụng đất
59
3.2.4
Hiện trạng phát triển cây Cao su trên địa bàn xã Chiềng Sàng
60

3.2.5
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Châu
61
3.3
QH VÀ PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY CAO SU TẠI XÃ
62
3.3.1
Quy hoạch về mặt không gian
62
3.3.2
Xây dựng kế hoạch thực hiện phương án quy hoạch
67
3.3.3
Quy hoạch và các biện pháp kỹ thuật trồng cây Cao su.
68
3.3.4
Đầu tư và hiệu quả của phương án
77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


5
3.3.5
Đề xuất các giải pháp thực hiện.
82

Chƣơng IV KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ
87
4.1

KẾT LUẬN
87
4.2
TỒN TẠI
88
4.3
KHUYẾN NGHỊ
89

TÀI LIỆU THAM KHẢO
90

PHỤ BIỂU




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trồng rừng phủ xanh đất chống đồi núi trọc và trồng rừng phục vụ cho công
nghiệp hoặc trồng rừng với mục đích khác, ngoài các cây trồng rừng chính như:
Thông, Keo, Bạch đàn, Muồng, Tếch, Lát Đối với tỉnh Sơn La nói chung và huyện
Yên Châu nói riêng cây Cao Su là một cây trồng mới được đưa vào gây trồng một
vài năm gần đây. Nó được xem như là một cây xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập
cho người dân, tạo công ăn việc làm cho bà con địa phương, cải thiện đời sống cho
người dân nơi đây.
Cao Su là một cây trồng có nhiều tác dụng bản thân loài cây này sinh trưởng

tốt và có khả năng phòng hộ nơi đất dốc, có giá trị sinh thái cao đặc biệt cây Cao su
còn đem lại nguồn lợi về kinh tế cho người dân: sản lượng nhựa có thể chế biến
thành sản phẩm có giá trị tiêu thụ lớn trên thị trường trong nước và ngoài nước,
ngoài sản phẩm nhựa ra cây Cao su còn có thể khai thác gỗ làm các công trình xây
dựng nhỏ và đóng đồ gia dụng, sản xuất bao bì.
Cũng như bao cây trồng khác, Cao su có khả năng quang hợp làm giảm nồng
độ CO
2
và tăng nồng độ O
2
trong không khí ( hút khí CO
2
và nhả khí O
2
trong quá
trình quang hợp), điều hoà khí hậu tạo không khí trong lành. Lợi ích của cây Cao su
là như vậy nhưng vấn đề mà chúng ta đang gặp phải khó khăn hiện nay là việc quy
hoạch diện tích đất trồng sao cho phù hợp, nhất là tỉnh miền núi như Sơn La, với
việc tiếp cận loài giống mới như cây Cao su.
Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành phố
Sơn La 64 km về đông nam. Đất đai chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 75 % diện tích
toàn huyện. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Chiềng Sàng là xã nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của
huyện Yên Châu, cách trung tâm huyện 10 km về phía Tây bắc. Xã có điều kiện
giao thông thuận lợi và địa hình tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích tự nhiên của
xã là 2.019 ha, gồm có 5 bản với 950 hộ 3986 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Thái, Kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn



7
sinh sống trong đó dân tộc Thái chiếm 79%, dân tộc Kinh chiếm 21%. Cuối năm
1998 xã đã thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, tuy nhiên việc
phân bổ đất đai cho các ngành, các thành phần quản lý và chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
mà chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn nhiều lúng túng, hệ canh
tác lạc hậu, người dân thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức canh tác. Năm 2008 theo
chủ trương chung của tỉnh và huyện, thúc đẩy trồng cây Cao su trên địa bàn huyện
Yên Châu, mà xã Chiềng Sàng là một trong những xã được tham gia. Do đó hướng
giải quyết hiện nay là giúp xã phân bổ lại đất đai, lập kế hoạch phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp quy hoạch sử dụng đất trồng Cao su trên địa bàn xã là nhiệm vụ
cấp bách của xã.
Chính vì những lý do trên, với hy vọng đóng góp một phần vào công tác quy
hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, cho nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển
vùng trồng cây Cao su ( Hevea brasiliensis ) tại xã Chiềng Sàng huyện Yên
Châu tỉnh Sơn La”.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn



8
Chƣơng I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.
1.1.1 TRÊN THẾ GIỚI.
1.1.1.1 Quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô.
Đất có vai trò rất lớn đối với sản xuất Nông – Lâm nghiệp nói riêng và đối
với các ngành kinh tế khác nói chung. Khoa học về đất đã trải qua hơn 100 năm
nghiên cứu và phát triển, những thành tựu nghiên cứu về phân loại đất và xây dựng
bản đồ đất, đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử
dụng đất đai một cách có hiệu quả.
Ngày nay với tốc độ tăng dân số cao con người đã lạm dụng quá mức giới
hạn vốn có của đất đai. Đầu thế kỷ 16 dân số thế giới vào khoảng 500 triệu người,
nhưng đến nay con số đó đã tăng lên hơn 6 tỷ người. Theo báo cáo về phát triển thế
giới dự đoán dân số thế giới sẽ tăng lên khoảng 8,3 tỷ người vào năm 2025, Với tốc
độ tăng dân số như trên thì không tránh khỏi tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn
kiệt, nhất là tài nguyên đất ngày càng bị thu hẹp và bị suy thoái nhanh chóng. Theo
tài liệu của FAO thì thế giới đang sử dụng 17,6 tỷ ha rừng, hiện nay chỉ còn 4,1 tỷ
ha, mỗi năm diện tích rừng bị thu hẹp 11 triệu ha. Riêng ở châu Á Thái bình dương
vào những năm 1976 – 1980 mất 9 triệu ha rừng. Cũng trong thời gian này, châu
Phi mất 37 triệu ha rừng, châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Trong khi đó diện tích
trồng rừng hàng năm chỉ bằng 1/10 diện tích rừng mất đi. Nguyên nhân là do nạn
phá rừng diễn ra tràn lan với tốc độ lớn, cho nên hiện nay có tới 875 triệu người
phải sống ở những vùng sa mạc hoá. Do xói mòn hàng năm trên thế giới mất đi 12
tỷ tấn đất, với lượng đất mất đi như vậy người ta ước tính có thể sản xuất ra 50 triệu
tấn lương thực. Tài nguyên nước cũng bị ảnh hưởng lớn, hàng nghìn hồ chứa nước
ở vùng nhiệt đới đang bị cạn kiệt dần, nước ngọt trở nên khan hiếm. Tuổi thọ của
nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt đới bị rút ngắn. Hàng năm thiệt hại do lũ lụt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn



9
hạn hán vẫn sảy ra nghiêm trọng trên thế giới và gây nhiều tổn thất to lớn cho nền
kinh tế toàn cầu.
Quá trình phát triển của việc quản lý sử dụng đất trên thế giới luôn gắn liền
với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trải qua một quá trình khai thác, bóc lột
lâu dài tài nguyên thiên nhiên mà không hề nghĩ đến phục hồi và bảo vệ nó. Con
người chỉ biết làm sao đem lại lợi nhuận cao về kinh tế trên mảnh đất mình sử dụng,
chính vì lẽ đó mà thiên nhiên đã quay lưng lại với xã hội loài người, thiên tai hạn
hán sảy ra thường xuyên, mặt đất nóng lên và lạnh đi một cách thất thường, tầng
ôzôn bị phá huỷ, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên băng giá hai cực tan ra, nước
biển dâng cao nhấn chìm những vùng đất ven biển. Hiện nay trên thế giới các nước
đang phát triển, đặc biệt ở châu Á đều có một thực trạng giống nhau đó là nạn du
canh du cư đã tàn phá tài nguyên thiên nhiên, dân số tăng nhanh, nhiều vùng miền
núi và nông thôn chưa tự cung tự cấp được lương thực thực phẩm, năng suất cây
trồng vật nuôi lại thấp, tác động của nhà nước làm thay đổi về mặt kinh tế văn hoá
xã hội còn ít. người dân nghèo khổ không còn cách nào khác là phá rừng lấy đất
canh tác, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, dẫn đến tình trạng mất rừng làm
suy thoái tài nguyên đất.
Những hình ảnh đó phần nào đã làm cho con người thức tỉnh hơn, chính vì
thế mà những năm gần đây con người đã biết sử dụng đất bền vững, hợp lý hơn,
những mô hình sử dụng đất có tính chất bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi đất ngày
càng được áp dụng rộng rãi. Tại các nước phát triển đã có rất nhiều các công trình
quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhất là về đất, như Đức, Thuỵ
Điển, Canada… thì công tác quy hoạch sử dụng đất đã có lịch sử từ hàng trăm năm.
Những thành tựu nghiên cứu về phân loại đất, phân tích mối quan hệ giữa cây trồng
với từng loại đất, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ lập địa được coi
là cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


10
Bang Wiscosin (Mỹ) đã có đạo luật sử dụng đất vào năm 1929, và xây dựng
kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscosin. Kế hoạch này xác
định diện tích cho sử dụng nông nghiệp, lâm nghiệp và nghỉ ngơi giải trí[34]
Năm 1946, Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất
đai với tên “ Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Đây là tài liệu đầu tiên
đề cập đến việc đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất.[32]
Năm 1967, nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất
đã được hội đồng nông nghiệp châu Âu phối hợp với PAO tổ chức.[36]
Năm 1988 Dent và các tác giả khác đã nghiên cứu về quy trình quy hoạch.
Ông khái quát quy hoạch sử dụng đất trên 3 cấp và mối quan hệ giữa các cấp khác
nhau: Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh huyện) cấp cộng đồng (xã,
thôn) ông còn đề xuất trình tự quy hoạch (gồm 4 giai đoạn và 10 bước ).[35]
1.1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô có sự tham gia.
Từ cuối thập niên 70 thế kỷ 20, vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia
của người dân, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và công bố kết quả. Các
phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia như đánh giá nhanh nông thôn (RRA),
nông thôn tham gia đánh giá (PRA). Những thử nghiệm phương pháp PRA vào thập
kỷ 80 và lập kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên 30 nước phát triển
(Chambers 1994)[30], đã cho thấy ưu thế của phương pháp này trong quy hoạch.
Phương pháp phân tích các hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất được
nghiên cứu rộng rãi. Một trong những nghiên cứu có giá trị đó là tài liệu hội thảo
giữa trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Trường tổng hợp kỹ thuật Dresden,
vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân đã được Holm Wibrig
đề cập đến một cách khá đầy đủ và toàn diện.[31].
Một trong những thành công cần được đề cập đến là các nhà khoa học của
Trung tâm phát triển đời sống nông thôn Basptit Mindanao Philippiness tổng hợp,

hoàn thành và phát triển từ những năm 1970 đến nay. Đó là mô hình kỹ thuật canh
tác trên đất dốc SALT. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


11
năm 1992 các nhà khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác
nông nghiệp bền vững trên đất dốc và được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đó là các
mô hình SALT1, SALT2, SALT3, và SALT4.
Ở Inđônêxia từ năm 1972, việc chọn đất để trồng cây lâm nghiệp đều do
công ty lâm nghiệp nhà nước tổ chức. Nông dân được cán bộ công ty hướng dẫn kỹ
thuật trồng sau hai năm người dân bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông
nghiệp họ toàn quyền sử dụng. Ngoài ra ở đây còn có mô hình lâm nghiệp
“Ladang” rất được chú ý [29].
1.1.2 Ở VIỆT NAM.
1.1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
vực dân cư. Xây dựng cơ sở kinh tế - văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng (luật
đất đai năm 1993)[11]. Cho nên đất đai chính là một tư liệu sản xuất không có gì
thay thế được. Chính vì lẽ đó mà nước ta từ thời Pháp thuộc các nhà khoa học Pháp
đã thực hiện các công trình nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quy
mô rộng lớn.
Ở Việt nam các vấn đề nghiên cứu đất đai, quy hoạch đất đã được bắt đầu từ
những năm 1930 [18], và dần dần được hoàn thiện theo đơn vị thời gian. Năm 1955
– 1975 công tác điều tra phân loại đất được tổng hợp một cách có hệ thống trên
phạm vi toàn miền Bắc. Nhưng đến sau năm 1975 các số liệu nghiên cứu về phân
loại đất mới được thống nhất cơ bản. Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều
công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến,

1986, Đỗ Đình Sâm, 1994). Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên chỉ dừng ở
mức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu những đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất.
Trong công trình “Sử dụng đất tổng hợp bền vững” của Nguyễn Xuân Quát
[19] đã nêu ra những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


12
cũng như các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, mô hình khoanh nuôi và
phục hồi rừng ở Việt Nam.
Công tác nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất gắn liền với hệ thống canh tác
ở nước ta đã được đẩy mạnh từ những năm 1995. Đáng chú ý là 3 lần kiểm kê quý
đất của tổng cục địa chính vào những năm 1978, 1985 và 1995 trên cơ sở hiện trạng
sử dụng đất để đề xuất chiến lược sử dụng đất đai trong phạm vi toàn quốc và các
ngành có liên quan.
Quan điểm hệ thống và hệ thống sử dụng đất được đề cập một cách toàn diện
và đầy đủ nhất là chương trình tập huấn của PAO. Trong đó những vấn đề sau được
đề cập khá chi tiết trong bản hướng dẫn: Lược sử về sử dụng đất, khái niệm về hệ
thống sử dụng đất, những đặc điểm của hệ thống sử dụng đất, đánh giá hệ thống sử
dụng đất, một số hệ thống sử dụng đất và cách tiếp cận.
Nghiên cứu hệ canh tác ở nước ta được đẩy mạnh hơn từ sau khi đất nước
thống nhất. Căn cứ vào điều kiện đất đai, ngành Lâm nghiệp đã phân chia đất đai
toàn quốc thành các vùng sinh thái: Trung du và miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông
hồng, Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ và Đồng bằng sông
cửu long.
Phạm Chí Thành và cộng sự (1993), trên cơ sở tổng hợp các luận điểm về
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để xây dựng cuốn giáo trình hệ
thống nông nghiệp. Ngoài phần hệ thống hoá nông nghiệp, các tác giả đã đề xuất
chiến lược phát triển, dự kiến cấu trúc và thứ bậc hệ thống nông nghiệp Việt Nam

gồm hệ phụ: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, quản lý, lưu thông, phân phối. Công
trình đã hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu nông nghiệp trên cả hai phương
diện lý luận và thực tiễn.
Công tác quy hoạch sử dụng đất trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 – 2000
đã được cục Địa chính xây dựng vào năm 1994. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất
Nông nghiệp, Lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng được đề cập
tới. Báo cáo đã đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


13
đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương và các ngành thống nhất triển khai
công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất.
Để làm rõ cơ sở cho chiến lược sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả theo quan
điểm phát triển bền vững, Nguyễn Huy Phồn[17], trong luận án phó tiến sỹ khoa
học Nông nghiệp đã tiến hành đánh giá loại hình đất chủ yếu trong Nông - Lâm
nghiệp. Trên cơ sở đánh giá một cách tương đối có hệ thống về đất đai hiện trạng sử
dụng đất Nông – Lâm nghiệp tác giả đã xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế và
môi trường cho toàn vùng nghiên cứu.
Trong giai đoạn 1955 – 1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổng
hợp một cách có hệ thống trên toàn Miền Bắc. Nhưng mãi đến năm 1975 các số
liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất cơ bản. Xung quanh chủ đề
phân loại đất đã có những công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các vùng
sinh thái.Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức độ nghiên
cứu cơ bản, thiếu những đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất. Công tác điều tra
phân loại đã không gắn liền với công tác sử dụng đất. Trước việc quy hoạch sử
dụng đất dựa vào các đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã. Quy hoạch sử dụng đất
theo ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Việc quy hoạch này căn cứ vào đặc
điểm tự nhiên là chủ yếu, ví dụ: đất đồi có độ dốc < 15

0
thuộc về đất canh tác nông
nghiệp, đất lâm nghiệp là vùng đồi núi có độ dốc > 15
0
. Quy hoạch theo vùng sản
xuất lâm nghiệp: vùng trung tâm, vùng Đông Bắc, vùng Tây nguyên. Quy hoạch
theo chức năng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
1.1.2.2 Quy hoạch phát triển Lâm nghiệp ở Việt nam.
Năm 1999, hai tác giả Trần Hữu Viên, Lê Sỹ Việt đã đề cập đến việc quy
hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng đơn vị:
- Cấp quản lý lãnh thổ: Toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Quy hoạch lâm nghiệp cho cấp quản lý sản xuất kinh doanh: Lâm trường,
Công ty lâm nghiệp, khu rừng phòng hộ, đặc dụng, cộng đồng thôn bản, hộ gia
đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


14
Trong tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có
sự tham gia của người dân, Trần Hữu Viên (1997) đã kết hợp phương pháp quy
hoạch sử dụng đất trong nước và một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng
có dự án tại Việt Nam [26]. Trong tài liệu này tác giả đã trình bày về khái niệm và
những nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia.
Năm 1997, hai tác giả Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ đã đưa ra khái niệm
về hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất bền
vững trong điều kiện Việt Nam [14].
Trong giai đoạn trước năm 1993 nhìn chung quy hoạch sử dụng đất được
thực hiện bởi tổ chuyên môn trong từng ngành. Căn cứ vào định hướng phát triển ở
Trung ương có Viện điều tra Quy hoạch rừng, ở tỉnh có các đoàn, đội điều tra quy

hoạch tiến hành quy hoạch tổng thể cấp vĩ mô. Các đối tượng quy hoạch lâm nghiệp
hiện nay ở nước ta gồm có:
Cấp quản lý lãnh thổ: Toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Quy hoạch lâm nghiệp cho cấp quản lý sản xuất kinh doanh: Lâm trường,
Công ty lâm nghiệp, khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cộng đồng thôn bản, gia
đình. Trong tài liệu sử dụng đất tổng hợp và bền vững của tác giả Nguyễn Xuân
Quát, tác giả đã nêu ra những điều cần thiết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng
đất đai cũng như các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, mô hình kinh
doanh phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng
thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững.
Do việc quản lý và sử dụng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về khai hoang
đất rừng và lâm sản cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và chất lượng
rừng trong nhiều năm trước đây đã bị suy giảm liên tục. Theo các tài liệu đã có
được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990
chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ còn 27,2%; thời kỳ 1980 – 1990 bình quân m ỗi
năm hơn 100 nghìn ha rừng bị mất. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, diện tích rừng
đã tăng liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên (trừ vùng Tây Nguyên và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


15
Đông Nam Bộ diện tích rừng vẫn có chiều hướng giảm). Theo công bố tại Quyết
định số 1970/QĐ/BNN – KL – LN ngày 06 tháng 7 năm 2006, tính đến 31 tháng 12
năm 2005, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha ( độ che phủ rừng là 37%)
trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên 2,33 triệu ha rừng trồng được phân chia theo 3
loại rừng như sau:
- Rừng đặc dụng là: 1,93 triệu ha chiếm 15,2%
- Rừng phòng hộ là: 6,2 triệu ha chiếm 49%
- Rừng sản xuất là : 4,48 triệu ha chiếm 35,8 %

Vớ i vốn rừng như trên, chỉ tiêu bình quân ở nước ta hiện nay là 0,15
ha/ngườ i, xếp vào loại thấp của thế giới (0,97 ha/ngườ i). Trữ lượ ng gỗ bì nh quân
9,16 m3 gỗ /ngườ i, trong khi đó chỉ tiêu nà y của thế giới là 75m3 gỗ /ngườ i. Các loài
thự c vậ t rừ ng, động vậ t rừ ng quý hiế m bị mấ t đi , chứ c năng phò ng hộ và cung cấ p
của rừng giảm sút rõ rệt.
Hiệ n nay ngà nh Lâm nghiệ p đang chỉ đạ o định hướng xây dự ng 3 loại rừng
đến năm 2020 thành một hệ thống thống nhất trong cả nước.
Hệ thố ng rừ ng đặ c dụ ng đế n nay đã xây dự ng đượ c 94 khu vớ i diệ n tí ch đấ t
có rừng là 2,16 triệ u ha diệ n tích có rừ ng trong cả nướ c , trong đó có 12 vườ n quố c
gia, 64 khu bả o tồ n thiên nhiên , 18 khu văn hó a , lịch sử và môi trường . Rừ ng đặ c
dụng được tổ chức theo hình thức các Ban quản lý và được đầu tư từ ngân sách.
Hệ thố ng rừ ng phò ng hộ đế n nay đã quy hoạ ch đượ c 5,68 triệ u ha rừ ng
phòng hộ , trong đó rừ ng phò ng hộ đầ u nguồ n chiế m 5,28 triệ u ha, còn lại 0,4 triệ u
ha là phò ng hộ chố ng cá t bay, chắ n só ng biể n và phò ng hộ môi trườ ng . Rừ ng phò ng
hộ đượ c tổ chứ c theo hì nh thứ c cá c Ban quả n lý và đượ c đầ u t ư từ ngân sá ch nhà
nướ c.
Hệ thố ng rừ ng sả n xuấ t diệ n tích rừ ng sả n xuấ t được quy hoạch là 8,4 triệ u
ha (trong đó rừ ng tự nhiên là 3,63 triệ u ha, rừ ng trồ ng là 4,15 triệ u ha, còn lại 0,62
triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt để sử dụng phục hồi rừng và sản xuất nông lâm
kết hợp). Rừ ng sả n xuấ t đượ c giao cho cá c doanh nghiệ p , tổ chứ c, cá nhân để sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


16
xuấ t kinh doanh . Nhà nước có chính sách cho vay vốn ưu đãi và hỗ trợ tạo nguồn
nhân lự c , hướ ng dẫ n ứ ng dụ ng cá c tiế n bộ kỹ thuậ t và cá c thông tin về thị
trườ ng.(Nguồn: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020).
1.1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua đánh giá, phân tích các nghiên cứu và thử nghiệm về quy hoạch sử dụng

đất lâm, nông nghiệp ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau:
- Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất
lâm, nông nghiệp cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã.
- Phương pháp quy hoạch hiện còn đang lúng túng nhiều điểm chưa rõ và
được vận dụng khác nhau ở các chương trình dự án.
- Trong nội dung quy hoạch vẫn chưa xác định được mối quan hệ giữa quy
hoạch cấp xã và quy hoạch cấp trên, chưa có sự thống nhất và sự riêng rẽ giữa quy
hoạch cấp xã và cấp thôn bản.
- Phương pháp quy hoạch dựa trên thuộc tính của đất đai, ít xét đến tiềm
năng đất đai, nhu cầu và khả năng của cộng đồng.
- Công tác quy hoạch thường dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quy
hoạch, thiếu sự đóng góp của người dân. Vì vậy không khai thác được kinh nghiệm
của người dân trong cộng đồng và tính khả thi không cao.
- Cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa rõ ràng, thực tiễn
về quy hoạch cấp xã chưa nhiều để tổng kết đánh giá.
Bên cạnh những hạn chế về việc nghiên cứu và thử nghiệm đối với quy
hoạch Lâm - Nông nghiệp ở Việt Nam, nhiều kết quả nghiên cứu và thử nghiệm có
thể được vận dụng vào trong nghiên cứu của luận văn. Phương pháp tiếp cận có sự
tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch sẽ giúp cho công tác nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá đất đai, phân tích hệ canh tác để lựa chọn cây trồng và xác
định các phương thức sử dụng đất sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của
đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


17
1.2 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CAO SU Ở VIỆT NAM.
1.2.1 Đặc tích sinh vật học cây Cao su.[16]
* Các bộ phận của cây Cao su: Cao su ( Hevea brasiliensis) nhìn hình dáng

bên ngoài có thể chia ra làm bốn phần chính sau:
+ Thân cây: Là bộ chính của cây, cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao. Ở những
cây lâu năm có thể cao đến 30m và đường kính thân cây tới 1m. Hình dạng của thân
ở cây thực sinh và cây ghép có khác nhau: phần sát gốc cây ghép thì bình thường
nhưng ở cây thực sinh thì có dạng chân voi. Khi cây còn non, điểm sinh trưởng ở
ngọn hoạt động mạnh phát sinh trên thân thành từng tầng lá rõ rệt.
Cấu tạo của thân cây cao su có phần quan trọng là vỏ thân vì đây là bộ phận
sản sinh ra nhựa mủ quyết định đến năng suất và sản lượng nhựa mủ cao su.
Cấu tạo của vỏ thân bao gồm: Biểu bì, nhu mô, tượng tầng và gỗ. Trong đó
phần nhu mô có chứa rất nhiều ống mủ bao gồm: ống mủ sơ cấp và ống mủ thứ cấp.
Ống mủ sơ cấp ở trong tầng vỏ không liên quan gì đến ống mủ thứ cấp và hầu như
không có sản lượng mủ. Ống mủ thứ cấp chính là nơi sản sinh và dự trữ mủ.
Quá trình phát triển của thân, do sự phân hoá của cung tượng tầng trong một
thời gian nhất định đã tạo thành những tế bào mẹ, chúng nối liền với nhau rồi vách
bào bị phân giải tạo thành ống mủ. Tiếp theo sự phân hoá như vậy, lớp này đồng
tâm với nhau tạo thành những ống mủ từ trong ra ngoài. Trong vỏ thân sự phân bố
của ống mủ không đều:
- Lớp vỏ ngoài: Cứng, số lượng ống mủ ít hơn, khó cạo, sản lượng mủ thấp.
- Lớp vỏ trong: Mềm, số lượng ống mủ nhiều, sản lượng mủ nhiều.
Các ống mủ đều xếp xiên từ dưới lên theo hướng từ trái sang phải (3
0
-5
0
).
Theo kết quả giải phẫu cho biết: Càng gần cung tượng tầng số lượng ống mủ càng
nhiều. Do vậy, khi cạo mủ phải chú ý cạo ở độ sâu thích hợp nhằm cắt đứt hết tất cả
các ống mủ nhưng cũng không được phạm tới phần gỗ vì ảnh hưởng tới sự tái sinh
của vỏ thân. Nói chung phần sát gốc có số lượng ống mủ nhiều hơn ( bảng 1.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn



18
Bảng 1.1: Vị trí cạo mủ liên quan đến số vòng ống mủ
Vị trí cạo mủ
Số vòng ống mủ
Loại cao sản
Loại trung bình
Loại thấp
Gốc
24
11
7
Cách gốc 1m
14
6
6
Cành cấp 1
9
8
3
Cành cấp 2
4
2
0
Điểm phân cành cấp 1
11
7
3
Cho nên trong quy trình cạo mủ cần lưu ý cạo ở cây thực sinh phải cách mặt

đất 50cm, ở cây ghép cách mặt đất là 1m.
Ngoài ra, lớp vỏ thân dày hay mỏng cũng có số vòng ống mủ khác nhau ảnh
hưởng đến sản lượng mủ (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Độ dày vỏ thân liên liên quan đến số vòng ống mủ.
Độ dày vỏ (mm)
6,0
6,5
7,0
7,5
8,0
Số vòng ống mủ
10,4
10,7
11,9
13,8
13,0
+ Lá cây: Lá Cao su mọc cách có 3 lá chét nhỏ cuống dài có hình bầu dục,
đuôi nhọn, mặt nhẵn, gân song song .
Lúc cây non lá có màu tím đỏ sau dần chuyển sang mầu xanh nhạt rồi xanh lục
và hình thành từng lá rõ rệt. Khi cây lớn trưởng thành cho thu hoạch mủ thì tầng lá
phát triển mạnh hình thành tán rộng, cần chú ý mật độ khoảng cách trồng thích hợp.
+ Hoa, Quả, Hạt:
- Hoa Cao su thuộc loại đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng. Trong một
chùm hoa có số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần hoa cái. Sau khi trồng được 5 – 6
năm cây mới có hoa quả, thường ở vào mùa xuân (tháng 3 - 4) hoặc tháng 7 – 8, sau
48 giờ phấn hoa mất sức sống. Nhìn chung khả năng thụ tinh thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn



19
- Quả Cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trong có chứa hạt, khi
chín vỏ tự nứt hạt có thể tách ra ngoài. Có 2 thời điểm thu hoạch quả: Mùa chính là
tháng 8 – 9, có thể thu thêm ở tháng 2 – 3.
- Hạt Cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng
cứng, hạt chứa 20% protit, 25% dầu …, rất dễ mất sức nảy mầm, chỉ sau thu hoạch
3 – 4 tuần không bảo quản tốt hạt không mọc được, nên yêu cầu phải gieo ngay.
+ Rễ cây: Bộ rễ Cao su bao gồm các loại:
Rễ trụ: Là rễ chính có thể ăn sâu. Rễ con và rễ hấp thụ phát triển mạnh ở xung
quanh, phân bố theo từng tầng, có hệ số tán cây/tán rễ = 1,5 lần.
Nhìn chung bộ rễ Cao su khoẻ, tái sinh sản lớn, không phát triển sâu rộng như
một số cây khác.
1.2.2 Đặc tính sinh thái và phân bố của cây Cao su[16]
+ Nhiệt độ:
Cây Cao su yêu cầu nhiệt độ cao đều, thích hợp từ 20
0
– 28
0
C, có biên độ nhiệt
độ chênh lệch ít và sợ rét.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung Quốc: Nếu nhiệt độ bình quân ngày thấp
hơn 15
0
C đỉnh ngọn bị ức chế. Nếu dưới 10
0
C thì hạt không nảy mầm, ảnh hưởng
xấu đến trao đổi chất trong cây. Nếu dưới 5
0
C thì vỏ thân bị nứt, mủ không đông, có
thể bị khô ngọn. Nếu dưới 0

0
C thì cây sẽ chết.
+ Chế độ mưa và độ ẩm không khí:
Thân cây Cao su nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao
và đều từ 1500 -2000mm. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng dưới 50 mm đã ảnh
hưởng xấu đến sự sinh trưởng. Về tính chất mưa cây Cao su yêu cầu mưa nhiều
trận, vừa phải vào buổi chiều … vào khoảng 15 ngày mưa trong một tháng, mỗi trận
mưa dưới 15 mm. Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều không tốt vì làm cho sâu bệnh
nhiều, mủ ít. Về độ ẩm không khí, Cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


20
+ Chế độ gió:
Cây Cao su ưa lặng gió. Nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi ở lá,
trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gẫy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió ảnh hưởng
rất rõ đến đời sống cây Cao su: Nếu tốc độ gió 1m/s thì tốt, từ 1-2m/s không ảnh
hưởng lớn lắm, nhưng từ 2-3m/s đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho cây Cao su,
nếu trên 3m/s thì cây phát triển không bình thường.
+ Chế độ ánh sáng:
Cây Cao su cần đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chịu được bóng râm,
nên theo Xemicop (Liên Xô) cho rằng cây Cao su thuộc loại cây trung tính. Theo
kết quả nghiên cứu ở Hoa Nam (Trung Quốc): Cường độ chiếu sáng thích hợp cho
cây Cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của
cây cũng khác nhau (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Ảnh hưởng số giờ chiếu sáng đến sinh trưởng cây con
Chỉ tiêu
Xử lý ánh sáng
Cao cây (cm)

Chu vi thân (cm)
Chiếu sáng 24 h
31,9
0,8
Chiếu sáng tự nhiên
17,8
0,7
Chiếu sáng 6 h
5,3
0,6
+ Điều kiện về đất đai và địa hình:
Độ dốc: Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn
càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt mất đi
nhanh chóng. Khi trồng Cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ
đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức. Cao su thường
được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Còn độ dốc 8% – 30% thì vẫn trồng
được, nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn.
Độ sâu tầng đất: Đất có mức thuỷ cấp, tầng sỏi dày, hay tầng đá tảng nông
đều không thuận lợi cho cây Cao su, do nó gây hạn chế phát triển rễ cọc. Cây Cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


21
su sinh trưởng trên những nền đất này thường sinh trưởng kém về chiều cao, chậm
tăng trưởng vanh thân, có khi cành lá còn bị héo vàng sau 2 – 3 năm trồng. Vì vậy
độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng
đất là 0,8m thì vẫn có thể trồng được.
Cây Cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu lý hoá tính của đất cao. Về hoá
tính phải là đất tốt, nhiều mùn, giầu N, P, K; có độ pH đất thích hợp cho cây Cao su

là 4,5 – 5,5. Theo Edgar (1960), giới hạn pH đất có thể trồng là từ 3,5 - 7,0. Về lý
tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây Cao su còn yêu cầu mực nước
ngầm thấp, nơi có độ cao của mặt đất so với mặt biển từ 200m. Bình độ lý tưởng
được khuyến cáo trồng cao su là: Vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể
trồng đến 500 – 600m, vị trí có vĩ độ 5 – 60… có thể trồng lên 400m.
1.2.3 Những nghiên cứu về cây Cao su ở Việt nam.
1.2.3.1 Lịch sử phát triển cây Cao su và kết quả đạt được ở Việt Nam.
Cây Cao su được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam cách đây hơn 100
năm để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và khai thác tài nguyên ở địa phương.
Năm 1877, người Pháp thành lập vườn ươm hạt giống ở đồn điền Balland (nay
thuộc xã Tân An Hội, Củ Chi, TP.HCM) do một người Pháp tên Pierre phụ trách
nhưng không thành công. Năm 1897, toàn quyền Paul Doumer cho lập 2 trung tâm
nghiên cứu khác: Một ở Suối Dầu (Nha Trang) do BS Yersin phụ trách. Trung tâm
thứ hai ở khu Bàu Ông Yệm (Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương) do một sĩ quan quân y
Pháp tên là Raoul phụ trách. Cả 2 nơi này đều thành công nhưng chỉ những cây Cao
su ở Lai Khê được chọn để nhân giống trồng đại trà ở Việt Nam và Campuchia. cây
Cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50, nó được trồng tại một
số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng ở phía Bắc.
Vào năm 1976, diện tích cây Cao su tại nước ta khoảng 76.600 ha cho sản
lượng chỉ 40.200 tấn (năng suất bình quân 0,52 tấn / ha). Sau trên 30 năm phát triển
với chính sách đầu tư đúng đắn của nhà nước, kết hợp với sự đóng góp của các
thành phần kinh tế khác nhau, cùng có sự góp phần của các tiến bộ khoa học kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


22
thuật, đến cuối năm 2007, tổng diện tích cao su cả nước đạt 549.000 ha cho tổng sản
lượng 601.700 tấn (năng suất bình quân 1,612 tấn /ha). Năng suất trên diện tích do
tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quản lý đạt 1,716 tấn /ha, cao hơn năng

suất các nước sản xuất cao su hàng đầu như Thái lan, Indonesia, Malaysia, vốn có
điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn Việt Nam. Trong khi năng suất cao su tiểu điền tại
Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp, bình quân đạt 1,44 tấn / ha. Giá trị xuất khẩu
của cao su Việt Nam không những tăng về số lượng mà còn gia tăng đáng kể về mặt
chất lượng, chỉ tính riêng năm 2007 Việt Nam xuất khẩu 741.000 tấn cao su với 15
chủng loại khác nhau mang về nguồn ngoại tệ gần 1,4 tỷ USD.
Sau 110 năm cây Cao su được du nhập, hiện nay nước ta đang đứng thứ 6
trên thế giới về sản lượng cao su thiên nhiên và thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên
nhiên. Trong các vùng trồng cao su chính ở Việt Nam, Đông Nam Bộ chiếm 67,4%
về diện tích nhưng đóng góp đến 78,5% về sản lượng, đồng thời cũng là vùng đạt
mức năng suất cao nhất nước. Trong khi tại Tây Nguyên và miền Trung là vùng có
đều kiện khí hậu ít thuận lợi thì cây cao su vẫn phát triển và đạt sản lượng bình quân
tương ứng là 1,360 và 1,172 tấn/ha (bảng 1.4). Tuy nhiên, có thể thấy rõ có sự
chênh lệch khá lớn giữa năng suất vườn cao su của các đơn vị sản xuất thuộc Tập
đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), là đơn vị có năng lực và tích cực áp
dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cây Cao su, với năng suất bình
quân đạt 1,8 tấn/ha vào năm 2007. Cho dù diện tích vườn cây Cao su do VRG quản
lý gia tăng chậm so với tổng diện tích cao su cả nước (bảng 1.4 ). VRG đã thành lập
câu lạc bộ 2 tấn để khuyến kích các đơn vị thành viên có biện pháp nâng cao sản
lượng, tính đến cuối năm 2007 với 6 công ty gồm 61 nông trường đã đạt năng suất
bình quân trên 2 tấn/ha (VRG, 2007)[09].





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


23

Bảng 1.4: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam
TT
Vùng trồng cao su
Diện tích
Sản lƣợng
Năng xuất
ha
%
tấn
%
tấn/ha
% cả nƣớc
1
Đông nam bộ
370.650
67,4
472.400
78,5
1,714
106,3
2
Tây nguyên
124.780
22,7
106.560
17,7
1,360
84,4
3
Duyên hải miền trung

53.550
9,7
22.740
3,8
1,172
71,7
4
Tây bắc
670
0,1
-
-
-
-
5
Tổng cộng
549,600
100
601.700
100
1,612
100
Bảng 1.5: Diễn biến về diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su 1995 – 2007
Chỉ tiêu
Thành phần
1995
2005
2006
2007
% (2007)

Diện tích
(ha)
Đại điền
237.314
296.240
299.272
296.280
53,9
Tiểu điền
41.086
186.460
222.920
253.320
46,1
Sản lượng
(ha)
Đại điền
128.820
354.740
396.530
398.140
66,2
Tiểu điền
2.565
126.860
158.780
203.560
33,8
Năng xuất
tấn/ha

Đại điền
894
1,568
1,641
1,716
106,5
Tiểu điền
0,833
1,173
1,385
1,440
89,3
VRG

1,730
1,830
1.800
111,7
Nguồn: Trần Thị Thuý Hoa, 2008.
1.2.3.2 Những nghiên cứu về cây Cao su ở Việt Nam:
Để đạt được những thành quả như trên, đó là nhờ đến các công trình nghiên
cứu của tổ chức và cá nhân là những nhà khoa học, họ đã bỏ bao công sức để
nghiên cứu tạo nên những công trình những đề tài có ý nghĩa cho sự phát triển của
cây Cao su. Một trong những công trình thành công nhất có lẽ đó là bộ tài liệu của
Tổng công ty cao su Việt Nam “Quy trình kỹ thuật cây cao su”, chỉ đạo biên soạn
do Lê Văn Bình, Mai Văn Sơn, Thành phố HCM năm 2004[10]. Đó là công trình
tập thể của các cán bộ kỹ thuật trong ngành cao su được biên soạn và chỉnh sửa rất
công phu, gồm có 3 phần và 11 chương, nó đề cập đến tất cả các khâu trong quá
trình sản xuất cây Cao su.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


24
Số lượng công trình nghiên cứu về giống chiếm nhiều nhất, bởi giống là yếu tố
quan trọng quyết định cho việc thành công hay thất bại trong quá trình trồng cây
cao su. Nhất là trong những năm gần đây nhà nước có chủ trương đưa cây Cao su
phát triển ra miền Trung, và các tỉnh Tây Bắc. Dựa vào điều kiện đất đai, khí hậu,
sau khi đưa vào trồng khảo nghiệm một số giống mới cao su ở địa bàn các tỉnh Gia
Lai, Đắk Lắk, Kon Tum,Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tuyển chọn được 12
giống cao su, gồm PB 260, RRIM 600, RRIV 3, GT-1, PB 312, RRIC 100, RRIV 1,
RRIC 121, RRIV 2, LH 82/732, LH 83/85, LH 83/87. Đây là những giống cao su
sinh trưởng khoẻ, vỏ dày, kháng đổ gẫy do gió, chống chịu một số bệnh lá chính,
chống chịu môi trường (hạn, gió, nhiệt độ thấp ), đáp ứng tốt với kích thích mủ,
cho năng suất từ 1,6 tấn mủ/ha trở lên. Viện cũng khuyến cáo với các địa phương,
tuỳ theo độ cao của từng vùng bố trí trồng các giống cao su thích hợp.
Cũng theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, đối với các địa
phương có độ cao từ 600 đến 700 mét, đưa vào trồng các giống cao su như: PB 260,
PB 312, RRIV 3, RRIC 100, RRIC 121, LH 82/92, LH 83/732 Viện cũng đã đề ra
các quy trình kỹ thuật thâm canh cây Cao su từ khâu làm đất, đào hố, bón phân,
chọn cây trong bầu có tầng lá (dạng bầu hoặc tum bầu có tầng lá) đến chăm sóc,
phòng trị kịp thời sâu bệnh hại lá (héo đầu lá, và bệnh phấn trắng). Viện Nghiên cứu
Cao su Việt Nam cũng khuyến cáo đến các doanh nghiệp, các nông hộ trồng cao su
tiểu điền ở vùng Tây Nguyên quy trình, chế độ cạo, kỹ thuật cạo úp có kiểm soát,
chẩn đoán sinh lý mủ để xác định chế độ khai thác hợp lý và kích thích mủ bằng khí
gas ethylen nhằm kéo dài tuổi thọ, hiệu quả bền vững vườn cây khai thác từ 20 năm
trở lên.
Các công trình nghiên cứu phòng chống bệnh hại cho cây Cao su cũng được
nghiên cứu sâu rộng, kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất như: Phan
Thành Dũng (2006), Tình hình bệnh cây cao su tại Việt Nam, hiện trạng và hướng

giải quyết. Viện nghiên cứu cây Cao su đã thành công trong quá trình nghiên cứu họ
đã tìm ra phương pháp để trị các loại bệnh như: (Biện phát trị nấm hồng, loét sọc
mặt cạo, Biện pháp sử dụng Validacin với nồng độ 2% trị nấm hồng. Chất bám dính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn


25
2000 trị bệnh nấm hồng. Biện pháp sử dụng dung môi Ridomil pha thuốc trị bệnh
loét sọc mặt cạo )
Các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khác đã được in ấn ban hành
như: Đỗ Kim Thành (2006), Những tiến bộ kỹ thuật có thể áp dụng cho vườn cao su
tiểu điền tại Việt Nam. Đặng Văn Vinh (2000), Một trăm năm cao su ở việt nam.
Tống Viết Thịnh(2008). Tiến bộ về chẩn nghiệm dinh dưỡng, đánh giá phân hạng
đất trồng cây cao su. Viện nghiên cứu cây Cao su Việt Nam (2006), Hội thảo cơ
cấu giống 2006 – 2010 và quy trình sản xuất cây con một tầng lá, Lai khê, Bình
Dương
Ngoài các công trình kể trên chúng ta còn biết đến các ứng dụng trong quá
trình trồng Cao su như: Vấn đề diệt cỏ tranh đã được giải quyết cơ bản nhờ việc ứng
dụng Glyphosate và bình phun PDA từ những năm 1995 – 1996. Trong khâu khai
thác đã sử dụng máng chắn mưa, thử nghiệm kích thích mủ RRIMFLOW triển khai
rộng năm 2006 để tăng năng suất. Trong sử lý nước thải các công ty đã nghiên cứu
áp dụng công nghệ mới để sử lý mùi hôi, bước đầu đã có kết quả như ở công ty cao
su Bà Rịa, công ty cao su Hoà Bình, công ty cao su Đồng Nai
1.2.4 Vài nét về cây Cao su ở Sơn la.
Để đưa cây Cao su vào trồng trên địa bàn tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam cùng với tỉnh Sơn La đã nghiên cứu hiện trường, điều kiện đất đai, khí
hậu một số vùng trong tỉnh. Qua trồng thử nghiệm 70 ha tại Phiêng Tìn, tỷ lệ cây
sống đạt trên 95%, tốc độ sinh trưởng tốt, chưa có biểu hiện của dịch bệnh, bước
đầu có thể khẳng định cây Cao su sẽ phát triển tốt trên mảnh đất Sơn La.

Ngày 18 tháng 8 năm 2007, tại bản Phiêng Tìn, thị trấn Ít Ong, huyện
Mường La, tỉnh Sơn La đã phối hợp với Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam tổ
chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Cao su Sơn La và khởi công trồng cây Cao su trên
địa bàn tỉnh. Đánh dấu sự hợp tác giữa tỉnh Sơn La với Tập đoàn công nghiệp Cao
su Việt Nam và là sự khẳng định của Tập đoàn sẽ giúp đồng bào Tây Bắc, đặc biệt
là đồng bào vùng tái định cư Thuỷ điện Sơn La cải thiện đời sống.

×