BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
“ ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI
CÔN TRÙNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU RểM
4 GÙ (2 VÀNG 2 VỆT ĐEN) - ORGYIA SP. TRấN CÂY LẠC TẠI
VÙNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VỤ XUÂN Hẩ 2012 ”
Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
Sinh viên thực hiện : VŨ VĂN AN
Lớp : 0801
Hà Nội – 2012
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Thành – Viện
Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật .Người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn về
mọi mặt trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này .
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Trung Tâm Đậu Đỗ của Viện Khoa
Học Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình điều tra tại
khu ruộng thí nghiệm của trung tâm .
Qua đõy tụi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, cán bộ
Khoa Công Nghệ Sinh Học- Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập suốt 4 năm học vừa qua , cũng như trong
quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cỏc cụ cỏc bỏc nông dân tại thôn Vĩnh
Quỳnh – Thanh Trì – Hà nội, Thôn Khuyến Lương – Hoàng Mai –Hà Nội,
Ninh Sở-Thường Tớn-Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
điều tra tại thực địa .
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Vũ Văn An
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
MỤC LỤC
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thành phần loài côn trùng hại lạc. Error: Reference source not
found
Bảng 2: Thành phần thiên địch trên cây lạc. Error: Reference
source not found
Bảng 3: Kích thước từng pha phát dục của sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen).
Error: Reference source not found
Bảng 4: Kích thước của trưởng thành sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen)
với điều kiện t (trung bình)= 30 C W= 70%⁰ ⁰ Error: Reference
source not found
Bảng 5: Thời gian phát dục của trứng sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen).
Error: Reference source not found
Bảng 6: Thời gian phát dục, tỉ lệ sống của sâu non ở nhiệt độ trung bình
30ºC, độ ẩm là 81%. Error: Reference source not found
Bảng 7: Thời gian phát dục, tỉ lệ sống của sâu non ở nhiệt độ trung bình
31.7C, độ ẩm trung bình 78.2% Error: Reference source not
found
Bảng 8: Thời gian phát dục và tỉ lệ vũ hóa của pha nhộng sâu róm 4 gù
(2 vàng 2 vệt đen). Error: Reference source not found
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nông nghiệp từ trước đến nay là một trong những ngành quan
trọng của thế giới. Nó cung cấp lương thực , thực phẩm cho con người . Cây
lạc là một trong số cây trồng đó. Lạc là cây trồng công nghiệp ngắn ngày có
giá trị kinh tế cao, đứng thứ hai trong số các cây trồng có dầu (Đoàn Thị
Thanh Nhàn , 1996). Bên cạnh đó , lạc cũng là cây thực phẩm có vai trò quan
trọng trong đời sống con người. Hạt lạc là thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với
1g lạc thỡ cú : lipit (38-50%); protein (22-27%); 15,5% gluxit ; 2,5% chất xơ;
68mg vitamin P và nhiều loại vitamin B, C, E, F,… bổ sung cho con người
(Phạm Văn Thiều, 2001; Hill and Waller, 1985). Thõn, lỏ, khô dầu lạc là
nguồn cung cấp thức ăn nuôi gia súc, gia cầm. Hơn nữa, lạc có hương thơm,
mùi vị rất đặc biệt mà không một loại thực phẩm nào có được. Ngoài ra, lạc
còn là một trong năm mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị nước ta. Khối
lượng lạc xuất khẩu đứng thứ hai sau lúa (Cao Đức Phát, 1991; Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 1999). Không những thế, lạc còn là loại cây
trồng lý tưởng trong hệ thống luân canh và cải tạo đất. Tuy nhiên, cũng như
bao cây trồng khác lạc cũng bị nhiều loại sâu bọ tấn công gây hại , làm giảm
chất lượng hoặc làm chết chúng.
Hiện nay các loài sâu côn trùng gây hại trên cây lạc rất nhiều chúng gây
ảnh hưởng lớn năng suất chất lượng của cây lạc như : sâu róm, sâu tơ, sâu đục
quả, dòi đục thõn, sõu khoang, sâu xanh, sõu xỏm, sõu cuốn lá, rầy rệp, bọ
nhảy,…. Người dân thường dùng thuốc hóa học để tiêu diệt chúng. Biện pháp
này tuy làm giảm được số sâu bệnh hại cho cây trồng tuy nhiên chúng cũng
gây không ít những hậu quả xấu như : làm ảnh hưởng đến chất lượng của lạc,
gây ảnh hưởng đến con người, làm ô nhiễm mỗi trường, hệ sinh thái. Không
những thế một số loài đó khỏng lại thuốc. Thuốc còn làm tiêu diệt một số loài
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
1
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
thiên địch của chúng. Trong đó có loài sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen)-
Orgyia sp. là loài sâu gây hại rất lớn. Chúng là một trong những loài sâu róm
đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng.
Sự tiêu diệt côn trùng nói chung hay sâu hại nói riêng bởi cỏc sõu hại
nói riêng bởi các loài thiên địch đó cú và tồn tại từ khi những loài côn trùng
đầu tiên xuất hiện. Các loài thiên địch của sâu hại là những thành viên không
thể thiếu được của khu hệ côn trùng trong các sinh quần nông nghiệp va sinh
quần tự nhiên . Linnaaeus (1760) đã viết : “ Côn trùng ăn thực vật luôn liên
quan tới những loài khác, mà những loài đó sẽ tiêu diệt chúng nếu chúng trở
nên có mật độ quá nhiều “. Nhiều loài thiên địch đóng vai trò quan trọng
trong việc hạn chế số lượng của sâu hại nông nghiệp. Chính vì vậy mà De
Geer (1760) đã nhận xét : “ Chúng ta không khi nào có thể phòng chống côn
trùng hại thành công mà lại thiếu sự giúp đỡ của các loài côn trung khác “ .
Ngày nay, thiên địch được coi là cốt lõi của biện pháp phòng trừ tổng hợp
(IPM : Integrated Pest Management). Đây là biện pháp phòng trừ sâu hại
được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến. Do đó các nhà khoa học đã nghiên
cứu đồng thời về sâu hại và thiên địch của chúng. Để đánh giá được tầm quan
trọng vai trò của chúng trong cân bằng sinh thái.
Vì thế, được khoa Công Nghệ Sinh Học Viện Đại Học Mở Hà Nội cho
phép, dưới sự giúp đỡ của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành chúng tôi đã thực tập
và viết khóa luận với đề tài “ Điều tra, nghiên cứu sự đa dạng về thành
phần loài côn trùng và đặc điểm sinh học sinh thái của loài sâu róm 4 gù
(2 vàng 2 vệt đen)-Orgyia sp. trên cây lạc tại vùng ngoại thành Hà Nội vụ
Xuõn Hố 2012”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
A. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Thu được số liệu về thành phần các loài côn trùng (hại và lợi) cú trên cây
lạc.
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
2
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
- Thu được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù
(2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc tìm hiểu vai trò của chúng
trong quần xã qua đó có hướng tác động đạt hiệu quả.
- Nghiên cứu mạng lưới thức ăn của cỏc sõu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt
đen) - Orgyia sp., nhằm tìm hiểu vai trò của chúng trong chuỗi thức ăn
chọn được điểm cần tác động làm thay đổi cân bằng sinh thái trong quần xã
theo hướng có lợi cho sự phát triển sản xuất về cây lạc.
- Dựa trên nhưng điều trên chúng ta tìm ra các giải pháp sinh thái để ổn
định về mặt thành phần loài côn trùng và mật độ cá thể loài sâu róm 4 gù (2
vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc theo hướng cân bằng động có lợi cho
việc phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường sống trong lành.
B. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nghiên cứu ngoài tự nhiên
- Điều tra thu thập và xác định thành phần, sự đa dạng cũng như sự
phân bố của các loài côn trùng ( hại và lợi) trên cây lạc theo từng vùng địa lý
và theo mùa, và sự biến động của sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia
sp.
- Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần qua đó xác định thành phần cũng như
sự biến động số lượng các cá thể trên cây lạc theo thời gian dưới tác động của
các yếu tố môi trường xung quanh (con người , thời tiết , thức ăn ,…).
2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái loài sâu róm 4 gù (2
vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp.
- Tỡm các loài ký sinh ăn thịt xung quanh môi trường sống sâu róm 4 gù
(2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp.
3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN .
3.1. Ý nghĩa khoa học .
- Có được thành phần và sự biến động của các loài côn trùng gây hại
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
3
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
và thiên địch của chúng trên cây lạc tại ngoại thành Hà Nội . Qua đó có
phương án hạn chế các loài sâu hại và bảo vệ các loài có lợi, hợp lý và kịp
thời theo hướng sinh thái.
- Có được số liệu về đặc điểm hình thái , sinh học , sinh thái loài sâu
róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp., từ đú có phương án hạn chế chúng
hiệu quả.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .
- Số liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu sẽ có ích cho
thực tế sản xuất lạc vùng ngoại thành theo hướng phát triển bền vững và bảo
vệ môi trường.
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
4
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Lạc là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng đối với
đất nước ta cũng như nhiều nước khỏc trờn thế giới. Nờn trờn thế giới cũng
như Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lạc. Trong đó vấn đề
sâu hại và thiên địch của chúng luôn luôn được nhắc đến nhiều và cũng có rất
nhiều đề tài nói về vấn đề này. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu , đặc điểm
từng vùng địa lý khác nhau và các kĩ thuật canh tác , gieo trồng lạc cũng khác
nhau. Nờn đó ảnh hưởng đến thành phần sâu hại và thiên địch của chúng. Do
đó chúng tôi xin được nêu ra tình hình sâu hại và thiên địch của chúng ở trong
và ngoài nước.
1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc ở trong nước và ngoài nước .
Lạc là cây trồng công nghiệp ngắn ngày quan trọng của nước ta. Nú
gúp một phần quan trọng vào trong nghành nông nghiệp. Tuy nhiên cây lạc
cũng như các cây trồng khác, cũng có rất nhiều loại sâu hại bệnh phá hoại
gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và làm giảm năng suất của chúng. Do
điều kiện thời tiết, cỏc vựng địa lí khác nhau, vào từng vụ và mùa khác
nhau mà mức độ sâu bệnh hại khác nhau. Ở những giai đoạn sinh trưởng
khác nhau thỡ cú những loại sâu bệnh khác nhau như : Giai đoạn cây con
đến cây bắt đầu ra hoa thỡ cú nhúm sõu ăn lá, nhúm chớch hỳt, nhúm bệnh
cây (bệnh đốm lá , bệnh gỉ sắt); Trong giai đoạn cây ra hoa đến thu hoạch :
cũng cú cỏc loại sâu như ở giai đoạn trên, và cũn cú thiệt hai do các mối,
bệnh thối quả .
1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở trong nước.
Cũng như trên thế giới ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
sâu hại lạc, các kết quả cho thấy thành phần sâu hại trên sinh quần ruộng lạc ở
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
5
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
Việt Nam rất đa dạng và phong phú. . Ở mỗi thời kì phát triển của cây lạc đều
có những loài sâu gây hại nghiêm trọng như: Thời kì gieo hạt, lúc này hạt mới
nảy mầm thường bị các loài sâu gây hại là kiến nâu nhạt (Pheidole sp.), kiến
vàng (Cecophylla sp.),mối (Capritermessp.), dế mèn lớn (Brachytrupes
portentosus Licht), bọ hung cánh cam đậm (Alomala) hay nâu đậm
(Holotricchia), sõu thép (Agriotes). Đến thời kì sinh trưởng của cây lạc thỡ cú
cỏc loài cào cào (pattangasuccineta), rệp muội (Aphissp.), sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Hellicoverpa armigeraHỹbner), ban
miêu đen (Epicauta impresicornic Pic) và ban miêu khoang vàng nhỏ, gây
hại. Ngoài ra cũn cú cỏc loài sâu hại khác như sâu cuốn lá lạc đầu đen
(Archips asiaticus Walsingham), sâu róm (Amsacta moorei Butler), bọ phấn
(Bemisia sp ) bọ trĩ (Caliothrips inducus Baynall), dế dũi
(Brachytrypessp.).Theo Lê Văn Thuyết và cộng sự.[30]
Kết quả nghiên cứu của Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn (1997) cho biết
nước ta có khoảng 17 loài gây hại chớnh trờn sinh quần ruộng lạc bao gồm:
Nhúm sõu hại hạt giống có 4 loài, nhóm gây hại cây non có 3 loài và nhúm
sõu hại lỏ cú 10 loài. Trờn vựng ruộng Hà Nội đã xác định được 21 loài sâu
hại thường xuyên xuất hiện. Trong đó có 10 loài sâu hại đáng kể, nhiều nhất
là bọ trĩ Thrip sp., rệp, sâu cuốn lỏ, sõu khoang, sõu rúm… Sõu khoang có
mật độ cao ở các giai đoạn lạc đâm tia, còn bọ trĩ, rệp và rầy xanh thường gây
hại nặng ngay đầu vụ lạc. Đáng lưu ý là vào trung tuần tháng 4, trung tuần
tháng 5 mật độ các loài sâu đạt đỉnh cao…
Theo kết quả điều tra cơ bản thành phần côn trùng trên cây trồng nông
nghiệp trong 2 năm 1967-1968 của Viện Bảo Vệ thực vật thỡ trờn lạc cú trờn
40 loài côn trùng hại, trong đó nhúm sõu ăn lá lạc chủ yếu là sâu khoang, sâu
xanh, sâu cuốn lỏ, sõu đục quả, sâu róm. Chúng có mật độ cao và gây hại
mạnh từ lúc cây lạc có bốn lá lớn tới khi ra hoa và quả chắc, nhúm sõu chớch
hỳt chủ yếu là rầy xanh và bọ trĩ. Tỷ lệ gây hại của chúng ở giai đoạn cây con
từ 45-47%. Nhúm sõu hại trong đất chủ yếu là sùng hại lạc (ấu trùng ăn rễ,
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
6
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
củ) gồm ấu trùng bọ dừa nâu, bọ cánh cam, tỷ lệ cây bị sùng hại từ từ 1-27%
và năng suất lạc bị giảm tới 40%. Đặc biệt ở những vùng đất cát ven sông
thường bị các loại sùng (ấu trùng cánh cứng) gây hại nặng.[34].
Kết quả điều tra thành phần sâu hại lạc ở Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội của
Phạm Thị Vượng (1998) đã xác định được 46 loài sâu hại lạc thuộc 26 họ của
8 bộ trong đó sâu hại lạc bộ cánh vẩy có 14 loài (6 họ) chiếm tỉ lệ cao nhất
(30,43%)[34].
Ranga Rao (1996) đã thống kê được 51 loài sâu hại lạc thuộc 27 họ của
9 bộ ở Miền Bắc Việt Nam, trong đó có 47 loài gây hại trên đồng ruộng, 4
loài gây hại trong kho. Bộ cánh vảy và bộ cánh cứng có số laoif gây hại nhiều
nhất là 14 loài (chiếm 27,5% tổng số loài) bộ cánh thẳng có 9 loài, các bộ còn
lại mới chỉ xác đinh được 1- 4 loài. Trong đó có 8 loài gây hại đáng kể là sâu
khoang (Spodotera litura), sâu đục hoa quả và quả đậu (Maruca testulatis),
sâu xanh (Helicoverpa armigera), bọ phấn (Bemisia sp), rầy xanh (
Empoasca motti ), bọ trĩ ( Scirtohrips dorsalas ), rệp ( Aphiscracivora ) và sâu
đục lá (Aproaerema modicella).
Theo kết quả nghiên cứu của Lương Minh Khôi và CTV (1991) cho biết
trên ruộng lạc ở vùng Hà Nội có 21 loài thường xuyên xuất hiện gây hại, song
có 10 loài gây tổn thất về kinh tế, phá hoại nhiều hơn cả bọ trĩ Thrip sp., rệp
xanh, sâu cuốn lỏ, sõu khoang, sâu xanh, sâu róm.
Qua điều tra của Sở Khoa Học và Công Nghệ Hà Tĩnh vào tháng 10 năm
2001 về các loài sâu, bệnh và thiên địch trên đồng ruộng Hà Tĩnh, đã phát
hiện 17 loài sâu hại, trong đó nhúm sõu hại lỏ sõu cuốn lỏ, sõu khoang, sâu
xanh) phổ biến; 9 loài bệnh gây hại từ giai đoạn gieo đến thu hoạch; 13 đối
tượng thiên địch. Diễn biến sâu, bệnh và thiên địch chớnh trờn cây lạc: Nhúm
sõu hại lá xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc,
cao điểm gây hại vào giai đoạn lạc ra hoa - đâm tia. Nhóm bệnh héo rũ xuất
hiện trong quá trình sinh trưởng. Ở thời kỳ cây con, bệnh chớm xuất hiện và
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
7
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
đạt cao điểm giai đoạn phân cành. Bệnh đốm nâu gây hại từ khi cây lạc ra hoa
- đâm tia và đạt cao điểm ở giai đoạn hình thành và phát triển củ. Mật độ các
loài thiên địch chớnh trờn đồng ruộng tăng dần từ thời kỳ cây con và giai
đoạn ra hoa đâm tia.
Theo Tạp chí bảo vệ thực vật số 1-6/2003 cũng ở Thạch Hà, Hà Tĩnh sản
xuất lạc vụ xuân 2002 đã thu được 36 loài thuộc 5 bộ 18 họ. Trong đó, bộ
cánh vảy có số lượng loài thu được nhiều nhất (11/36 loài) ; tiếp theo là bộ
cánh nửa : 8 loài; bộ cánh thẳng : 7 loài; bộ cánh cứng; 6 loài và bộ cánh
đều : 4 loài xuất hiện với mức độ phổ biến cao đều thuộc bộ cánh vảy. Đó là
sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu
xanh (Helicoverpa sp) và sâu đục quả đỗ (Maruca testulalis).
Ở các tỉnh phía Nam đã xác định được 30 loài sâu hại thuộc 19 họ của 8
bộ trong đó có 28 loài gây hại trên đồng ruộng và 2 loài gây hại trong kho. Bộ
cánh vẩy có số lượng nhiều nhất 11 loài (chiếm 36,67% tổng số loài gây hại).
Các loài gây hại quan trọng nh ất ở phía Nam là sâu khoang, sâu róm, sâu
keo da láng, sâu đục hoa và quả. Nguyễn Văn Cảm (1983) đã ghi nhận được
43 loài côn trùng hại lạc tại một số tỉnh trồng lạc ở phía Nam Việt Nam.
Nguyễn Thị Chắt và các cộng tác viên (1996) cho biết, tại vùng chuyên canh
lạc như Tràng Bàng, Gò Dầu – Tây Ninh, Đức Hòa- Long An, Củ chi –
Thành Phố Hồ Chí Minh, trong vụ đụng xuõn 1995 – 1996 diện tích lá lạc bị
hại tới 81% và năng suất bị giảm 18 – 30% do sâu khoang (Spodoptera) gây
nên.
Nguyễn Văn Cảm (1983) đã ghi nhận được 43 loài côn trùng hại lạc tại
một số tỉnh trồng lạc ở miền Nam. Nguyễn Thị Chắt (1996) và CTV (1996)
[18] cho biết tại vùng chuyên canh lạc như Trảng Bàng, Gũ Dầu-Tõy Ninh,
Đức Hũa-Long An, Củ Chi-Hồ Chí Minh, trong vụ đụng xuõn 1995-1996
diện tích lá lạc bị hại tới 81% và năng suất bị giảm 18% do sâu khoang
(S.litura) gây ra.
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
8
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
Trong những năm 1995-1996, các chuyên gia ICRISAT đã phối hợp với
cán bộ trong nước tiến hành điều tra, giám định thành phần sâu hại lạc và
nghiên cứu phòng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở miền Bắc có
tới 47 loài sâu hại trên đồng ruộng, các loài sâu hại quan trọng, gây thiệt hại
đáng kể như: sâu khoang, sâu róm, sâu đục quả, sâu đục hoa, sâu xanh, bọ trĩ,
bọ phấn, rệp, đục lá và còn cả sùng trắng. Ở miền Nam có 28 loài sâu gây hại
trên đồng ruộng các loài gây thiệt hại lớn như: sâu khoang, sâu xanh, sâu róm,
sâu keo da láng, sâu đục lỏ, sõu đục hoa và quả.
1.2.Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc ở nước ngoài.
Thiệt hại do sâu hại hàng năm lờn tới 15-20% sản lượng [45]. Để hạn
chế thiệt hại do sâu gây ra trên thế giới trong những năm gần đây đã có nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu về sâu hại lạc.
Smith và Barfield (1982) [46]đã thống kê có khoảng 360 loài sâu hại lạc
khác nhau ở cỏc vựng trồng lạc trên thế giới , trong đó có khoảng 60 loài
thuộc bộ cánh vẩy, tuy nhiên số loài giảm làm giảm năng suất và gây hại về
kinh tế lại không nhiều. Loài hại chớnh trờn lạc là nhúm sõu chớch hỳt chiếm
khoảng 27,78% tổng số loài sâu hại (có khoảng hơn 100 loài), trong đó có 19
loài bọ trĩ gây hại chớnh trờn lạc. Smith và Barfield còn cho biết nhờ phòng
trừ được bọ trĩ gây hại mà lạc tại Brazil tăng năng suất 35-50%.
Ở vùng nhiệt đới, Hill D.S and J.M Waller (1985) đã thống kê được 48
loài gây hại trên lạc. Trong đó có 8 loài hại lạc chính và 40 loài hại lạc thứ
yếu như loài rệp đen (Aphis craccivora Koch), sâu khoang (Spodoptera litura
Fabr.), sõu xám (Agrotis ypsilon Rott), sâu xanh (Hellicoverpa armigera
Hỹbner), ban miêu (Epicauta impresicornic Pic), sõu cuụn lỏ lạc đầu đen
(Archips asiaticus Walsingham).[44]
Theo Mohammed, 1981; Shano wer và CTV nhúm sâu hại trong đất :
gồm có mối (Isotera), bọ cánh da (Dermaptera), rệp sáp (Homoptera),sâu
xanh (Lepidoptera), nhện đỏ (Acarina), ngoài ra cũn cú sâu vẽ bựa, sõu cuốn
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
9
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
lá, sâu róm.
Tại Trung Quốc theo Ching Tieng Seng các loài gây hại ảnh hưởng lớn
đến điều kiện sản xuất lạc gồm: sâu khoang (Spodopteralitura Fabr.), sâu keo
da láng (Spodoptera exiqua Hub), sâu xanh(Hellicoverpa armigera Hỹbner),
sõu xám (Agrotis sp.) và (Feltia sp.) cắn cây con, sõu cuụn lỏ (Lamprosema
indicata Fabr.), rệp và rầy bộ cánh đều (Homoptera), bọ trĩ bộ (Thesanoptera).
Tổng giá trị phòng trừ các loài sâu này ước tính khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.[43].
Ở Đài Loan theo thống kê của Chen (1987) có 156 loài bọ trĩ được phát
hiện trờn cỏc cây trồng khác nhau , trong đó có khoảng 70 loài gây hại trên
lạc đặc biệt có 11 loài thường xuyên xuất hiện và phá hỏng đáng kể.
Tại Ấn Độ người ta đã tìm thấy 3 loài bọ trĩ gây hại chủ yếu cho lạc có
tới 2500 loài rầy xanh phá hoại trên hầu hết các cây trồng trong đó có nhiều
loại hại lạc [34] .Cũng tại Ấn Độ, trong vụ khô 1980-1981 và 1982-1983,
Ranga Rao và Wightman (1993) cho biết năng suất lạc giảm 17% do bọ trĩ
gây ra. Tại một số vùng lạc Ấn Độ, loài Scirtothrips dosalis làm giảm năng
suất lạc quả 29% ( Phạm Thị Vượng, 1998) [34].
Tại Thái Lan có 30 loài sâu hại trờn cỏcc cánh đồng lạc trong đó có 10
loài quan trọng làm giảm năng suất (Aphirat Arunin, 1978) [42].
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước khác
nhau như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Cũng đã xác định được đặc tính sinh
học sinh thái của nhiều loài sâu hại bộ cánh vẩy, bỏ trĩ, rầy xanh, Kết quả
nghiên cứu của ICRISAT năm 1982 cho rằng rầy xanh có thể làm thiệt hại
90% năng suất của cây lạc. Ngoài việc gây hại trực tiếp rầy còn là trung gian
truyền bệnh, chẳng hạn loài Orosius argentatus, được biết là trung gian
truyền virus bệnh khảm lạc và nhiều bệnh khác cho cây trồng khác.[45]
2. Tình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc ở trong và ngoài nước.
Cùng với sự tồn tại của các loài sâu hại trên cây lạc là những loài thiên
địch của chúng. Đây là những loài có ích trong việc kìm hãm các loài sâu hại
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
10
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
tiềm năng trong tầm kiểm soát [34].
2.1. Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc ở trong nước.
Ở Việt Nam hiện nay thì sự nghiên cứu về thiên địch của sâu hại lạc vẫn
chưa được chú trọng nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những
nghiên cứu rất quan trọng trong việc phòng trừ sâu hại lạc bằng thiên địch của
chúng
Điều tra thiên địch ăn thịt ký sinh trên lạc ở Hà Bắc và Nghệ Tĩnh
(1991) Lê Văn Thuyết và các cộng sự (1993) đã thu thập được 19 loài nhện, 1
loài bọ rùa, 2 loài ong ký sinh trứng, 1 loài ruồi và một số loại bệnh trờn sõu
non của một số loài sâu hại như rệp, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh nhưng chưa
được định tên khoa học.[30]
Theo Phạm Thị Vượng cho biết thành phần thiên địch của sâu hại khá
phong phú. Trên một số loài sâu hại: Bọ trĩ, rầy xanh, sâu xanh, sâu khoang,
rệp muội sâu cuốn lá lạc ở miền Bắc đã thu được 16 loài, trong đó có 9 loài
bắt mồi ăn thịt gồm Paederus sp., Coccinella transversalis Thumb, Micraspis
discolor Fabr, Chlaenisus sp., Paranasoona cirrfrans Heimer, Clubiona
japonica Boes et Str, Ummeliata insecticept Boes et Str, Pardosa venatris
(Lucas), Neoscona elliptica Tikada et Bal. .,nh Định danh được 5 loài kí sinh
trờn sõu khoang gồm Metopius rufus, Ichneumon sp., Exorista xanthopis,
Paribaea orbata, Beckrina sp. và 2 loài vi sinh vật là Paecilomyces
fumosoroseus và Nuclear Polyedrosis Virus, ngoài ra cũn cú một số vi sinh
vật kí sinh với tỉ lệ cao nhưng chưa có cơ hội định loại.[34]
Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Hiếu, Phan Thanh Tùng thuộc khoa Nông
Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh đã nghiên cứu về các loài ong ký sinh như
Microplitis manilae Ashmead ký sinh sâu khoang hại lạc, ong Habrobracon
sp ngoại ký sinh sâu cuốn lá lạc. Những loài ong ký sinh này có tác dụng rất
tốt trong việc tiêu diệt các loài sâu hại lạc ở trên.
Theo Nguyễn Đức Hiệp, Vũ Quan Côn của Viện Sinh Thái và tài
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
11
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
nguyên sinh vật thì thành phần các loài bọ cánh cứng chân chạy tương đối đa
dạng trờn cỏc cánh đồng trồng lạc ở Hà Nội, Hà Tây; tổng số đã xác định
được 51 loài chân chạy và phân loài thuộc 28 giống trong 15 tộc của họ bọ
cánh cứng chân chạy, trong đó 8 loài hiện chưa phân loại được. Các loài ghi
nhận được tập trung nhiều nhất ở tộc Hapalini sau đó là tộc Odacanthini.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng (1995)cho biết có 9 loài chân
khớp ăn thịt sâu hại lạc ở Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc. Trong đó có 4 loài thuộc
bộ Coleoptera và 5 loài thuộc bộ Araneida. Cũng tác giả này (1996) khi
nghiên cứu về ký sinh sâu non sâu khoang ( Spodoptera litura ) hại lạc tại
Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc đã phát hiện được 5 loài ong và ruồi ký sinh thuộc
3 họ của 2 bộ. Bộ Hymenoptera có 2 loài thuộc họ Ichneumonidae, bộ Diptera
có 3 loài thuộc 2 họ: Họ Tachinidea có 2 loài, họ Phoridae có 1 loài. Tỷ lệ ký
sinh dao động từ 1,99%- 4,91%, tỷ lệ sinh vào trung tuần tháng 5, thấp nhất ở
Hà Bắc rồi đến Nghệ An cao nhất ở Hà Tây. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ký sinh
thấp nhất ở những vùng nông dân phun thuốc trừ sâu hóa học nhiều lần/vụ.
Phải chăng số lần phun thuốc đã là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ
lệ ký sinh tự nhiên [19].
Ở Miền Nam nước ta, các loài ký sinh cũng làm giảm đáng kể đến
trứng sâu khoang và đóng góp làm giảm 5-10% mật độ sâu non trên đồng
ruộng. Tuy vậy một số nấm và virus lại có vai trò đáng kể trong hạn chế
mật độ sâu non. Ở nhiều nơi tỉ lệ sâu khoang (Spodoptera litura) bị nhiễm
đạt tới 30% [24].
Theo Nguyễn Thị Chắt tại Trảng Bài - Tây Ninh, Củ Chi – Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy, trên đồng ruộng lạc động vật ăn mồi phần lớn là nhện
lớn, bọ rùa tập trung chủ yếu vào thời gian nửa đầu vụ. Về kí sinh đa dạng
hơn bao gồm ong kén trắng, ong kén vàng, nấm kí sinh màu trắng – xanh, vi
khuẩn gây chết nhũn, virus gây chết treo…Kớ sinh xuất hiện chủ yếu vào vụ
sau mùa lạc. Ngoài ra tác giả còn cho biết sâu khoang không bị kí sinh nhưng
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
12
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
ấu trùng bị kí sinh khoảng 8% và chết do nguyên nhân khác 66%.[3]. Cũng
theo tác giả 1998 đã phát hiện được trên lạc ven Thành phố Hồ Chí Minh có
15 loài thiên đich có khả năng làm giảm mật độ côn trùng hại lạc ruộng
lạc,nờn chúng ta cần quan tâm khích lệ và bảo tồn chúng phát triển nhằm hạn
chế số lượng sâu hại.
Mặc dù những năm gần đây đó cú một số công trình nghiên cứu thiên
địch của sâu hại lạc tuy nhiên vai trò của chúng trong hạn chế quần thể sâu
hại ở nước ta còn thấp, phòng từ sâu hại lạc đa số người dân vẫn sử dụng
thuốc trừ sâu hóa học là chính bởi vậy không phát huy được vai trò của kẻ thù
tự nhiên mà còn làm giảm mật độ của chúng, ảnh hưởng đến chất lượng nông
sản, gây ô nhiễm môi trường…
2.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch sâu hại lạc ở ngoài nước .
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về thiên địch của sâu hại
lạc theo Ranga Rao và Wightman (1994) đã xác định được 48 loài ăn thịt, 71
loài ký sinh, 25 loài tuyến trùng và sinh vật gây bệnh [42].
Từ những năm của thập kỉ 70, De Back (1974) đã công bố trong những
công trình nghiên cứu của mình về sự tồn tại và đa dạng của các loài côn
trùng có ích, đó là nhúm thiờn địch kí sinh (như ong kí sinh, ruồi kí sinh).
Nhóm thứ hai là nhóm bắt mồi ăn thịt (như kiến vàng, bọ xít ăn thịt, bọ rùa ăn
thịt, bọ ngựa, ).
Số lượng loài thiên địch đã ghi nhận được cho sâu đục quả đậu (M.
vitrata), ruồi đục lá (Liriomyza spp.), ruồi đục thân đậu tương (họ Agromyzidae)
sâu khoang (S .litura), sâu xanh (H. armigera), sâu cuốn lá (Lamprosema
spp).Tương ứng là 50, 40, 17, 71, 90 và 10 loài. Rệp muội hại ở Liờn Xụ cũ có
15 loài bọ rùa, 11 loài ruồi bắt mồi và 9 loài cánh màng là thiên địch. Đã ghi
nhận hơn 20 loài ký sinh trứng các bọ xít hại (Adaskevich, 1975; Kuznhesov,
1978; Panizii, 1997; Rao et al., 1994; Sharma, 1998; Thompson, 1946).
Số liệu 10 năm nghiên cứu của trung tâm ICRISAT về thiên địch sâu
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
13
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
non vẽ bùa và sâu khoang hại lạc cho thấy có 38 loài kí sinh. Tỷ lệ chết bởi ký
sinh khá cao, biến động từ 6-90%. Trung bình trong mùa mưa 36% và sau
mùa mưa là 40% nhờ đó làm giảm đáng kể mật độ sâu khoang và sâu vẽ bựa
trờn sinh quần lạc [32].
Smith và Barfield (1982) đã tập trung nghiên cứu tác nhân gây chết của
các loài sâu xanh (Heliothis virescens) ở vùng Đông Nam nước Mỹ. Kết quả
cho thấy có từ 3-38% trứng các loài sõu trờn bị ong mắt đỏ (Trichogramma
sp) ký sinh, các loài ký sinh sâu non (Microplitis croceipes, Ucelatoria
armigera) và virus Nuclear polyhedrosis đã làm giảm mật độ sâu xanh hại lạc
xuống dưới ngưỡng hại kinh tế.
Theo Smith và Johnson (1989) trên cây lạc không phun thuốc tại Texas
(Mỹ) tỷ lệ chết của sâu xanh trong một lứa sâu từ 87,1% - 96,5% tác giả xác
định tác nhân gây chết là do 13 loài ký sinh, 5 loài ăn thịt, một số loài nấm,
virus gây bệnh.
Bên cạnh nhúm sõu ăn lá thỡ nhúm sõu chớch hỳt như rầy , rệp , bọ trĩ
cũng gây hại đáng kể. Nghiên cứu về côn trùng ký sinh bọ trĩ hại lạc
Ananthaksishnan (1984) cho biết các loài thuộc nhóm ong kí sinh Chalcid ,
Eulophids. Mymarids, Trichogrammatics là những loài ký sinh chủ yếu của
bọ trĩ và chúng có khả năng hạn chế sự phát triển của bọ trĩ khá rõ nét. Điều
đó cho thấy các loài côn trùng ký sinh có vai trò quan trọng trong việc hạn
chế sự phát triển của sâu hại cây trồng trên đồng ruộng.
Nhện bắt mồi ăn thịt đã được nghiên cứu khá chi tiết tại texas trong điều
kiện không phuc thuốc từ 1981-1982 (Agnew và Smith, 1989), phân tích,
định loại 25.000 cá thể nhện thu thập được thì thấy chúng thuộc 18 họ , 79
giống. Tỷ lệ giữa nhện săn bắt mồi và nhện kéo màng là 10/1 điều đó chứng
tỏ thành phần nhện bắt mồi ăn thịt trên sinh quần ruộng lạc rất phong phú.
Bên cạnh đó có nhiều loại ăn mồi không kém phần quan trọng đối với sâu hại
lạc nhưng ít được quan tâm nghiên cứu như là bọ chân chạy (Carabidae)
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
14
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
chẳng hạn như Chlaenius sp (Ranga Rao, 1988).
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
15
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lạc.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu:
a- Điều tra nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài và sự phân bố của
loài theo không gian và theo ký chủ trên cây lạc.
b- Điều tra nghiên cứu sự biến động số lượng của loài sâu róm 4 gù (2
vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc.
c. Nghiên cứu hình thái, sinh học, sinh thái của loài có hại sâu róm 4 gù
(2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp.
d. Nghiên cứu thành phần các loài thiên địch (Ký sinh, ăn thịt, vi sinh
vật) của các loài côn trùng gây hại trên cây lạc.
2.2. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
A – Hóa chất:
- Cồn 90 độ, 70 độ : 1 lít
- Phân hóa học NPK trồng cây 1 bao
- Lọ độc để diệt côn trùng : 1 lọ 250ml
B – Dụng cụ :
- Vợt côn trùng : 1 chiếc
- Panh gắp côn trùng : 1 chiếc
- Ống hút côn trùng: 1 ống
- Kim ghim côn trùng: 30 chiếc
- Lồng nuôi côn trùng 50 x 50 x 50 cm: 1 chiếc
- Giá đựng lọ nuôi côn trùng (Hình 1) 1 chiếc
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
16
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
- Lọ nhựa nuôi côn trùng: 30 lọ
- Sổ ghi nhật ký nuụi sõu: 1 quyển
- Sổ ghi thí nghiệm: 1 quyển
- Sổ điều tra: 1 quyển
- Cặp kẹp nhật kí điều tra: 1 cái
- Bút ghi 2 ngũi(1 ngũi chỡ và 1 ngòi mực) 1 chiếc
- Giấy kẻ sẵn để ghi các loại côn trùng : 20 tờ
- Bút lông: 1 chiếc
- Lồng nuụi sõu bịt lưới: 1 chiếc
C – Thiết bị:
- Kính lúp cầm tay: 1 cái
- Kính lúp soi nổi: 1 cái
- Ôn, ẩm kế treo tường: 1 cái
- Bông thấm nước:
- Dao: 1 cái
-Kéo: 1 cái
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
17
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
Hình 1 : Giỏ nuôi sõu.(Ảnh của T.S Nguyễn Xuân Thành)
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm cố định: Xã Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội, Thôn Khuyến
Lương – Trần Phú – Hà Nội.
Địa điểm điều tra bổ sung: Ninh Sở - Thường Tín – Hà Nội.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu:
- Bắt đâu nghiên cứu 01/02/2012.
- Kết thúc nghiên cứu 15/05/2012.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Phương pháp điều tra ngoài tự nhiên: (Nội dung a+b)
- Điều tra định tính, nhằm thu thập thành phần loài (Sự đa dạng về loài);
Vùng phân bố của các loài (Phân bố sinh thái theo điều kiện địa lý); Phân bố
theo các cây chủ (cây trồng khác nhau). (Điều tra ngoài vùng cố định)
- Điều tra định lượng nhằm xác định sự biến động số lượng của sâu 4 gù
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
18
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
(2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. dưới tác động của môi trường (thời tiết hay
thức ăn), cũng như đánh giá vai trò, hay vị trí của của sâu 4 gù (2 vàng 2 vệt
đen) - Orgyia sp. trong quần xã).
Hình 2: Đi điều tra thực địa.(Ảnh của T.S Nguyễn Xuân Thành).
Điều tra cố định (định lượng) được tiến hành tại 1 địa điểm nhất nhất
định, định kỳ theo thời gian: (7 ngày một lần liên tục trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây). Điều tra tại 3 khu khác nhau, mỗi khu điều tra 5 điểm chộo
gúc. Mỗi điểm điều tra 5 cây. Điều tra cả 4 hướng (Đụng, tõy, nam, bắc) và
điều tra từ trên xuống gốc cây. Kiểm tra cả 2 mặt lá và thu tất cả các pha phát
triển của mọi loài côn trùng. Vật mẫu được chứa trong lọ nhựa trên miệng bịt
vải màn mang về phòng phân tích, xác định tên khoa học của loài, tỷ lệ ký
sinh…Loài nào cần nuôi sinh học thỡ nuụi, loài nào cần ngâm giữ mẫu thì
cho vào cồn 70
0
.
2.3.2. Phương pháp ghi chép điều tra:
Ghi nhật ký điều tra các thông tin: Ngày điều tra, thời tiết ngày điều tra,
sinh trưởng của cây trồng ở từng thời điểm điều tra, các loài côn trùng thu
được. Pha phát triển của loài và số lượng cá thể của từng loài thu được trên
m
2
. Vật mồi (côn trùng bị ăn) của loài côn trùng bắt mồi.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Nghiên cứu
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
19
Khoá luận tốt nghiệp
SV. Vũ Văn An - 0801
sinh thái, sinh hoc):
a. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố sinh thái (ôn, ẩm độ) đến trạng
thái sinh học của loài sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây
lạc.
(Nuôi côn trùng vào các thời gian khác nhau – ít nhất 2 lần)
1. Ảnh hưởng của T
0
C và W% đến thời gian phát triển, tỷ lệ sống sót của
từng pha (Trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành và tỷ lệ sống sót), và Vòng
đời của loài sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc.
2. Ảnh hưởng của T
0
C và W% đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành
của loài sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc
3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau (thực vật, động vật) đến
các chỉ số sinh học (Thời gian phát triển của các pha, tỷ lệ sống sót của các
pha, khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái …) của loài sâu róm 4 gù (2 vàng
2 vệt đen)-Orgyia sp. trên cây lạc.
b. Nghiên cứu thành phần các loài ký sinh ở từng pha phát triển (trứng,
ấu trùng và nhộng của loài sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên
cây lạc. Thu mẫu vật ngoài tự nhiên đưa về phòng theo dõi, nghiên cứu.
1. Thành phần và tỷ lệ ký sinh của các loài ong ở pha trứng của loài sâu
róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc.
2. Thành phần và tỷ lệ ký sinh các loài ong ở pha ấu trùng của loài sâu
róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc.
3. Thành phần và tỷ lệ ký sinh các loài ong ở pha nhộng của loài sâu
róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) - Orgyia sp. trên cây lạc.
2.4. Phương pháp tính toán:
Tổng số con thu được
1- Mật độ con/ cây (hoặc con/ m
2
=
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Viện Đại Học Mở Hà Nội
20