Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

tiểu luân môn quản lý môi trường, Sự suy giảm tài nguyên nước sông ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.2 KB, 20 trang )

Nhóm: L&L
Huỳnh Tấn Hà
Nguyễn Hoành Hải
Mai Hoàng Hữu
Nguyễn Tiến Trình
Trần Đức Trung
Nguyễn Đức Linh
Vũ Duy Tài
Đề tài:
Sự suy giảm tài nguyên
nước sông ở nước ta
GIỚI THIỆU CHUNG
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2860 sông ngòi
lớn nhỏ, kênh rạch chằng chịt. Hầu hết các tỉnh thành đều
có sông ngòi chảy qua.
Theo thống kê năm 2009, nguồn nước mặt từ các
sông ngòi ở nước ta rất lớn, khoảng 835 tỷ m
3
, trong đó có
313 tỷ m
3
sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam còn lại 522 tỷ m
3
từ lãnh thổ nước ngoài chảy vào nước ta.
VAI TRÒ CỦA SÔNG
 Phục vụ cho hoạt động công - nông - ngư nghiệp
 Hoạt động giao thông vận tải đường sông
VAI TRÒ CỦA SÔNG
 Cung cấp nước đầu vào cho nhà máy xử lý nước cấp
Trạm bơm Hóa An
Điểm lấy nước thô của nhà máy nước BOO Thủ Đức từ sông SG


VAI TRÒ CỦA SÔNG
 Điều kiện cho hoạt động thủy điện
VAI TRÒ CỦA SÔNG
 Các hoạt động du lịch, giải trí, dịch vụ trên sông
VAI TRÒ CỦA SÔNG
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
 Suy giảm về trữ lượng
Theo số liệu điều tra tài nguyên nước từ 2005 –
2009 của Bộ TNMT, trữ lượng nước ở các sông trên lãnh
thổ VN ngày càng giảm.
Tại hạ lưu sông Đà, sông Thao, sông Lô và sông
Hồng - Thái Bình, nguồn nước trong 5 năm gần đây đều
thấp hơn những năm trước từ 9 - 18%. Trong đó, tại các
sông ở Hà Nội, thấp hơn 22%. Trong các mùa khô, nguồn
nước ở các sông trên thấp hơn trung bình cùng kỳ đến 50 -
60%.
Trên các lưu vực sông ở Trung Bộ, Nam Bộ và Tây
Nguyên, tài nguyên nước mặt thấp hơn trung bình 15 -
40%, riêng các lưu vực sông ở Nam Trung Bộ thuộc các
tỉnh Bình Định, Bình Thuận, lượng dòng chảy thấp hơn
trung bình những năm trước tới 55 - 60%.
Điển hình:
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
Sự suy giảm về chất lượng
Đánh giá gần đây do Bộ tài nguyên và môi trường
thực hiện cho biết trong số 16 lưu vực sông được điều tra
thì có 5 lưu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng, 5 lưu vực có
chất lượng khá, còn lại ở mức trung bình.
Xếp theo mức độ ô nhiễm thì lưu vực sông Cửu
Long bị ô nhiễm nặng nhất, tiếp đến là lưu vực sông Hồng

– Thái Bình, lưu vực sông Đồng Nai, sông Vu gia – Thu
Bồn, và lưu vực sông Cả.
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
Ảnh chụp trên sông Đồng Nai, 2008
Ảnh chụp trên sông Thị Vải, 2008
 Chất lượng nước sông đang bị ô nhiễm ở mức báo động
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
VD:Tình hình suy giảm chất lượng và ô nhiễm nguồn nước ở
lưu vực sông Cầu:
 Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực
sông Cầu là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng và ô
nhiễm nguồn nước sông Cầu.
 Lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước thải của 6 tỉnh Bắc
Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang,
Hải Dương và một phần nước thải của Hà Nội.
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
Nước thải từ các loại hình
công nghiệp, thủ công
nghiệp, làng nghề; và
trong các lĩnh vực như
sản xuất năng lượng, khai
thác chế biến khoáng sản,
luyện kim, hóa chất, vật
liệu xây dựng, chế biến
lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng v.v
Nước thải từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
đang chảy xuống lòng sông Cầu
NGUYÊN NHÂN

 Rừng đầu nguồn bị khai thác quá mức.
 Trình độ và ý thức của cộng đồng chưa cao trong việc bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên.
 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách
nhanh chóng, thiếu sự quy hoạch. Nhiều nơi chất thải công
nghiệp, y tế không được xử lý và đổ trực tiếp ra hệ thống
sông.
 Khai thác khoáng sản bừa
bãi, không có quy hoạch.
 Chưa có khung pháp luật
về khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên.
 Tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao.
Các con sông ở VN
đang bị bức tử dần
bởi những hành vi
thiếu ý thức của con
người
 Bên cạnh đó, một nguyên nhân khách quan dẫn đến việc
suy thoái tài nguyên sông là do việc biến đổi khí hậu ở
nước ta với nhiều đợt hạn hán kéo dài.
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
 Xây dựng chương trình hành động bảo vệ và khai thác
hợp lý tài nguyên và môi trường của các địa phương và các
ngành.
 Khẩn trương xây dựng cơ chế và ban hành các chính sách
thích hợp để quản lý môi trường lưu vực sông.
 Áp dụng các giải pháp tiên tiến về công nghệ, kinh tế
trong sản xuất và xử lý nước thải nhằm hạn chế, giảm thiểu

các tác động tới môi trường.
 Cần xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của cộng đồng
nói chung, của mỗi ban ngành nói riêng, đặc biệt của mỗi
địa phương, nơi trực tiếp quản lý lưu vực sông chảy qua
trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên sông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 />VN/bandocvaCAND/DTtheoyeucau/2008/4/123728.cand
 />Tau-doi-boi-thuong-53-ty-Vedan-tra-24-ty-1754339/
 /> />209&ItemID=90724

×