Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề xuất công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia cầm công xuất Q 1000m3 ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.41 KB, 16 trang )

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
MÔN HỌC: XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ










BÁO CÁO CHUYỀN ĐỀ:
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI GIẾT MỔ GIA CẦM CÔNG XUẤT
Q=1000m
3
/NGÀY.ĐÊM.




















GV: GS.TS LÂM MINH TRIẾT
HỌC VIÊN: MINH TUẤN

TRỌNG HIẾU

LỚP: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – K2010

NỘI DUNG TRÌNH BÀY



1. HIỆN TRẠNG VÀ HỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA CẦM BỀN VỮNG Ở VIỆT
NAM ĐẾN 2020.
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ (TRUNG TÂM) GIẾT MỔ GIA CẦM.
3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.


1. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA CẦM BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về
việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang pháp lý rất
quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm

theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến năm 2020, ngành
chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững.
1.1 Thực trạng tình hình chăn nuôi gia cầm:
Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ 2
(sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hằng năm, cung cấp khoảng
350-450 tấn thịt và hơn 2.5-3.5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm của nước ta vẫn
trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm
hàng hóa còn nhỏ bé. Sản xuất chưa ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đủ đáp ứng nhu cầu
xã hội. Một lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn dù thuế suất cao
nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh một phần của thị trường. Như vậy
chăn nuôi gia cầm còn thị trường rộng lớn ở trong nước nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ
động chiếm lĩnh.
Công nghiệp giết mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm và nâng cáo giá trị sản phẩm chăn nuôi đến nay gần như chưa có gì đáng kể.
Đến 01/03/2006, toàn quốc có 136 cơ sở giết mổ, chế biến nhưng phần lớn là các cơ sở nhỏ,
dây chuyền thủ công là chính, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đảm bảo vệ sinh môi
trường, sản phẩm chưa thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác
kiểm soát, quản lý thị trường còn nhiều bất cập, chưa kiểm soát được việc buôn bán, giết mổ
trong các nội thành, nội thị nên người đầu tư chưa yên tâm; sản xuất kinh doanh nhiều khi bị
thua lỗ nên đến nay công nghiệp chế biến, giết mổ và thị trường sản phẩm chăn nuôi qua chế
biến còn gặp rất nhiều khó khăn. Buôn bán, giết mổ thủ công tràn lan làm ô nhiễm môi
trường, lây lan phát tán dịch bệnh. Sản phẩm sàn xuất không được chế biến không những làm
giảm giá trị ngành chăn nuôi mà còn giảm lòng tin của người tiêu dùng, thị trường phát triển
không thể bền vững.
Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở chế biến thịt, nhưng nguyên liệu chế
biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản
phẩm gia cầm được tiêu thụ ở dạng tươi sống. Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân
tán là nguyên nhân phát tán dịch bệnh, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Trước diễn biến phức
tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các dây chuyền cơ sở, dây chuyền

giết mổ, chế biến. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở; Đông Nam Bộ 26;
Đồng bằng sông Hồng 26; Trung Nam Bộ 11; Tây Nguyên 11; Đông Bắc 9; Bắc Trung Bộ 7
và Tây Bắc có 1 cơ sở. Phẩn lớn các dây chuyền giết mổ tại địa phương hiện nay vẫn là thủ
công, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp.
1.2 Định hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm đến năm 2020
A. Định hướng:
a. Chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang sản
xuất hàng hóa tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch các khu, vùng
chăn nuôi tại từng địa phương.
b. Coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ
thuật về giống, thức ăn, thú y, chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng, các công nghệ tiên tiến
trong khu vực.
c. Ưu tiên phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp
tại các tỉnh trung du miền núi và các tỉnh khác có quỹ đất lớn đảm bảo điều kiện an toàn vệ
sinh thực phẩm.
B. Mục tiêu:
a. Chuyển đổi mạnh mẽ sang chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp, sản xuất
hàng hóa, phát triển chủ yếu các vùng trung du, vùng còn nhiều quỹ đất, chưa ô nhiễm môi
trường.
b. Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm trong năm 2008-
2010, thanh toán bệnh cúm gia cầm trong năm 2015.
c. Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ nhằm tăng giá trị sản phẩm,
cung cấp các sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ (TRUNG TÂM) GIẾT MỔ GIA CẦM
2.1 Về các cơ sở giết mổ:
Trong nền kinh tế bao cấp (1975-1987), giết mổ gia súc chủ yếu tập trung tại “Vissan” và
Trạm 4, lúc đó, dòch vụ khám thòt hoạt động tốt. Đến lúc kinh tế mở (1987-1995), việc
giết mổ thực hiện tràn lan, với 400 cơ sở, rải rác khắp nơi trong thành phố. Có 2 nhóm cơ
sở giết mổ:

 Cơ sở giết mổ trực thuộc của hàng thực phẩm tươi sống:
Quận huyện nào cũng có ít nhất 1-2 cơ sở giết mổ này. Nơi giết mổ là một đòa điểm
riêng, ánh sáng tương đối đầy đủ nhưng không có hệ thống xử lý nước thải. Dòch vụ khám
thòt do cơ quan thú y đảm trách.
 Cơ sở giết mổ tư nhân:
Tập trung cao ở Gò Vấp, quận 8, Bình Chánh, Tân Bình, Thủ Đức và Củ Chi. Đó là một
phần của nhà ở có nơi giết heo, thường là thương lái, vừa mua thú sống, vừa là chủ cơ sở
hạ thòt. Hầu như giá heo hơi và giá thòt heo trên thò trường thành phố do họ đònh đoạt; giết
mổ là 2-4 công nhân thạo việc, đảm trách luôn cả việc chuyên chở thòt đến các chủ hàng
nào không có phương tiện vận chuyển. Việc điều hành giản đơn, thường là các nhóm bạn
hàng tin tưởng lẫn nhau về mọi mặt (nhận hàng, tài chính, linh hoạt về giá cả và chất
lượng). Các đòa điểm này gần các kênh rạch, trục lộ, giao thông, chợ và các nơi chế biến
giò chả. Hoạt động của họ không chòu khoản thuế nào, trừ nộp khoán tiền thuế do chính
quyền phường (xã) ấn đònh. Dòch vụ khám thòt không triển khai được, vì thiếu sự hỗ trợ
của chính quyền đòa phương. Tình hình vệ sinh rất yếu kém. (Ngọc Tuân, Trần Dân.
(1998). Giết mổ gia súc & chế biến sản phẩm từ thòt ở tp. HCM, Tạp chí chăn nuôi
(4/1998), tr. 28-30)



Danh sách các cơ sở giết mổ trên đòa bàn Tp.HCM.
ST
T
Tên cơ sở giết
mổ
Công suất
Đòa chỉ
QUẬN BÌNH THẠNH
01
VISSAN

400 (+100 trâu bò)
420 Nơ T. Long, P13, Bình
Thạnh
02
Nam Phong
1.200
344 Nơ T. Long, P13, Bình
Thạnh
QUẬN GÒ VẤP
03
Cửa hàng TP Gò
Vấp
150 – 200
Huỳnh Khương An, P5
QUẬN TÂN BÌNH
04
Tabico
600 – 700
1333 Hương Lộ 2
QUẬN 12
05
Trung tâm Quận
12
300
242/1 KP2, Tân Thới Hiệp
Quận 8
06
Trạm 4
250 – 300
04 Nguyễn Duy

07
213 Bến Bình
Đông
140 - 150
213 Bến Bình Đông
HUYỆN BÌNH CHÁNH
08
TT Bình Chánh
900 – 1.000
p 1, xã Tân Tạo
09
Phong Phú
100
p 1, xã Phong Phú
10
p 3 xã Bình
Chánh
10
C9/32 ấp 3, xã Bình Chánh
HUYỆN HÓC MÔN
11
Thò trấn Hóc
Môn
280 – 300
Tân Thới Nhất, xã Tân Hiệp
12
Bà Điểm
150 – 160
55/4 ấp Tiền Lân, Bà Điểm
13

Xuân Thới Sơn
40
p 1, xã Xuân Thới Sơn
14
Đông Thạnh
25
Tỉnh lộ 16, xã Đông Thạnh
QUẬN THỦ ĐỨC
15
Thò trấn Thủ
Đức
50
26 Tâm Tâm Xã, Linh Tây
16
Hiệp Bình
Chánh
55
p Bình Triệu, Hiệp Bình
Chánh
17
Tam Bình
40
78C/4 hương lộ 25, Tam Bình
18
Linh Đông
10 trâu bò
9/2 KP8, Phường Linh Đông
QUẬN 2
19
Bình Trưng

Đông
20
36 Nguyễn Duy Trinh, BT.
Đông
20
Thủ Thiêm
(Quận 2)
10
588/7C Trần Não, AL. Đông
QUẬN 9
21
Long Thạnh Mỹ
15
46/3 H. lộ 31, L.T Mỹ, Q.9
22
Phước Long
12
p Nam Hòa, PL A, Q.9
HUYỆN CỦ CHI
23
Thò trấn Củ Chi
30 (+40 trâu bò)
KP1, thò trấn Củ Chi
24
Phú Hòa Đông
25
p Chợ, xã Phú Hòa Đông
25
Tân Thạnh
Đông

20
p 10, xã Tân Thạnh Đông
26
Tân Phú Trung
30
p Đình, xã Tân Phú Trung
27
Phước Thạnh
12
p Phước Hưng, xã P. Thạnh
28
An Hạ
150
p Chợ, xã T. Phú Trung
29
Hòa Phú
10
p 1, xã Hòa Phú
30
Trung Lập Hạ
3
p Đa Be, xã Trung Lập Hạ
31
An Nhơn Tây
8
p Chợ cũ, xã An Nhơn Tây
32
An Phú
6
p Phú Bình, xã An Phú

QUẬN 7
35
Tân Thuận
Đông
20
KP2, P. Tân Thuận Đông
36
Tân Quy
20 (dê)
86/20 KP2, Phường Tân Quy
HUYỆN CẦN GIỜ
37
Cần Thạnh
15

38
Bình Khánh
7

39
An Thới Đông
5

2.2. Quy trình giết mổ:

Gà sống  Gây mê  Cắt tiết  Nhúng nước nóng  Đánh lơng  Tuốt da chân  Móc
lòng  Rửa  Sát khuẩn  Phân loại  Bao gói chân khơng  Sản phẩm thịt gà tươi

Gà sống: Gà ngun liệu một số được ni tại cơ sở và một số được tiếp nhận từ các hệ
thống gia cơng. Gà nhập về có giấy chứng nhận của thú y về nguồn gốc xuất xứ và tình trạng

sức khỏe đủ điều kiện giết mổ.
Gây mê: Gà từ các lồng chứa được cơng nhân móc lên dây chuyền giết mổ. Chiều cao của
dàn treo là 1.5m, dây chuyền được làm bằng thép khơng rỉ. Gà sau khi được treo lên chạy
qua bồn gây mê, ở đây có dòng điện vừa đủ để gây mê gà.
Cắt tiết: Gà sau khi được gây mê, cơng nhân tiến hành thực hiện cơng đoạn cắt tiết. Mục
đích: cho máu trong gà chảy hết ra ngồi để thịt có màu sáng khơng
đọng máu trong thịt.
Nhúng nước nóng: Gà sau khi cắt tiết di chuyển trên dây chuyền cho tiết chảy ra hết sau đó
đi vào bồn trụng nước nóng. Nhiệt độ nước trụng ở đây khoảng 67- 68oC , nhiệt độ này
khơng q cao cũng khơng thấp đủ để tuốt lơng được mà khơng bị rách da khi qua máy tuốt
lơng.
Đánh lơng: Cơng đoạn này được thực hiện tự động bằng máy, sau khi gà chạy qua máy đánh
lơng thì gà đã được làm sạch.
Tuốt da chân và móc diều: Cơng đoạn này được cơng nhân tuốt da chân, gà được cắt dưới
cổ và phía trên phần ức để lấy diều và thực quản. Vì đây là nơi chứa thức ăn của gà nên có
rất nhiều vi khuẩn, phần này được lấy sạch để vi sinh vật khơng nhiễm vào thịt.
Móc lòng: Trước khi móc lòng cơng nhân rạch dưới bụng gà 1 đường khoảng 6-7cm. Lòng
được lấy ra phải đảm bảo còn ngun vẹn khơng bị vỡ và sót lại tránh sự vấy nhiễm vi sinh
vật từ bộ phận tiêu hóa của gà qua quầy thịt.
Rửa: Tại đây gà được rửa sạch hồn tồn (nhất là phần đầu gà).
Hạ nhiệt, sát khuẩn: Để làm hạ thấp thân nhiệt và loại bỏ hết vi sinh còn sót. Quầy thịt được
đi qua hệ thống nước lạnh, hỗn hợp nước muối và khí Ozone.
Làm ráo: Q trình làm ráo trong chế biến nhằm mục đích giảm hàm lượng nước và hạn chế
hoạt tính của vi sinh vật.
Phân loại: Sau khi qua dây chuyền giết mổ gà được kiểm tra trước khi đóng gói thành
phẩm.Cán bộ thú y sẽ kiểm tra trên thân thịt và đóng dấu kiểm sốt giết mổ trước khi qua
khâu đóng gói.
Bao gói và bảo quản: Được thực hiện nhằm mục đích hạn chế sự phát triển vi sinh vật
Sản phẩm gà được đóng gói trong bao bì (PE+PA) và hút chân khơng. Để đảm bảo thực
phẩm tươi lâu hơn. Sau khi đóng gói sản phẩm được đưa vào kho bảo quản với nhiệt độ

±5oC. để chờ xe đơng lạnh chun dùng phân phối với khách hàng.
Sản phẩm thịt gà tươi: Là sản phẩm tươi sống nên bảo quản trong nhiệt độ ±5oC trong 3 ngày
là tơt nhất, và sử dụng sau khi đã nấu chín.
2.3. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải giết mổ và sự cần thiết xử lý nước thải:
2.3.1. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải giết mổ:
Nguồn thải từ các cơ sở giết mổ.
Hoạt
động
Nguồn
tạo ra
chất
thải
Bản chất
chất thải
Các nguyên nhân có thể
tạo ra chất thải
Chuồng
trại
Trại
nhốt gà,
vịt.
Chất thải
rắn, nước
thải.
Do gia cầm thải ra, thức ăn
thừa, vệ sinh các ngăn
chuồng.
Giết mổ
Làm
ngất,

cắt tiết.
Huyết, nước
thải, nước ói.
Rửa gia cầm trước khi giết
mổ, chất lỏng từ ruột bao tử
khi mổ .
Nhúng
nóng.
Nước thải,
nhiệt.
Bể nhúng nóng.
Cạo
lông.
Nước thải,
lông.
Cạo lông.
Làm sạch
phân
Dây
chuyền
.
Chất thải
rắn, nước
thải.
Thải phân, công đoạn rửa
trong khi hoặc sau khi xẻ thòt.

Tác động môi trường đáng kể nhất từ các cơ sở giết mổ là nước thải. Nước thải phát
sinh tại các cơ sở giết mổ thường bò nhiễm bẩn nặng bởi huyết, mỡ, Prôtêin, Nitơ,
Phospho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản. Nồng độ các chất gây ô nhiễm cao trong

nước thải thường có nguồn gốc từ chất thải là huyết và từ khâu làm lòng. Trong huyết
chứa nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng Nitơ rất cao vì huyết chiếm khoảng 6% trọng
lượng của động vật sống nên phương pháp xử lý và loại bỏ huyết có ý nghóa rất quan
trọng đối với lượng chất gây ô nhiễm được tạo ra.
Việc sử dụng quá nhiều nước không chỉ là yếu tố về môi trường và kinh tế mà còn là
gánh nặng cho các trạm xử lý nước thải. Vấn đề ô nhiễm của nước thải có thể được
giảm thiểu bằng cách tận thu các sản phẩm phụ và các chất thải càng gần nguồn thải
càng tốt và bằng cách ngăn chặn chất thải tiếp xúc với nguồn nước. Tuy nhiên, việc
loại bỏ hay giảm thiểu lượng nước sử dụng cần phải được xem xét cụ thể ở từng công
đoạn của quy trình giết mổ.
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của các cơ sở giết mổ bao gồm: xác gia cầm, các
vật phẩm, đầu mẩu thừa, huyết ứ, mỡ vụn, lông, móng, các chất trong lòng ruột và dạ
dày gia súc, phân và các thành phần hữu cơ khác. Trong quá trình giết mổ, chất thải
rắn hầu như không được gom lại, công nhân thường xòt nước thật nhiều cho chúng trôi
vào các hố gas hoặc đường cống, sau đó sẽ được moi lên cùng với cặn và bùn lắng.
Đây cũng là một trong những công đoạn sử dụng rất nhiều nước vì phải xòt nước với
áp lực rất mạnh thì thì các loại lông, phân … mới có thể trôi đi được. Chính vì vậy,
chất thải rắn không những sẽ gây tắc nghẽn đường cống thoát mà còn làm gia tăng
lượng nước thải thải ra môi trường ngoài.
Vấn đề ô nhiễm không khí: Hầu hết các khí thải trong hoạt động của các cơ sở giết
mổ là các chất bay hơi từ lò hơi được dùng để tăng nhiệt độ nước và hơi, khí thải ra từ
quá trình làm lạnh tại các xưởng đông lạnh hay khí CO
2
phát sinh từ hoạt động của
các thiết bò khác. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm không khí còn phát sinh từ các nguồn: khu
nhốt gia súc (phân và nước giải …); từ các công trình xử lý sơ bộ (chủ yếu là từ các
hầm lắng); từ chất thải đọng lại do làm vệ sinh không tốt (huyết tồn đọng, các đầu
mẩu thừa, lông …).
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn chủ yếu phát sinh trong quá trình giao nhận gia
súc, phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bò sử dụng

tại các CSGM như máy nén khí, máy lạnh, quạt thông gió …
2.3.2. Sự cần thiết xử lý nước thải cơ sở giết mổ:
Hệ thống sông, hồ ở nước ta có ý nghóa quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế xã
hội nên việc ngăn ngừa khả năng ô nhiễm về các mặt là vấn đề cần quan tâm sâu
sắc.
Trong những năm gần đây, thế giới quan tâm và nhấn mạnh việc cần phải giảm lượng
chất dinh dưỡng thải ra là Nitơ và Phốt pho, bởi vì chúng có thể kích thích sự phát
triển của tảo và những vi sinh vật quang dưỡng khác, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng
hóa, làm giảm xy quá mức và gây ra những thay đổi không muốn có trong các quần
thể sinh vật nước.
nh hưởng tiềm tàng của chất dinh dưỡng thải ra nguồn nước là ảnh hưởng trước hết
đối với lượng xy hòa tan của các nguồn tiếp nhận. Có thể so sánh đơn giản giữa chất
hữu cơ sinh ra do các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phốt pho) và các chất hữu cơ (COD) chứa
trong nước thải chứa xử lý. Ví dụ, ở các đô thò lớn như nước ta như thành phố Hồ Chí
Minh, hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt khoảng 380 mg/l, Phốt pho: 6-10
mg/l và hàm lượng Nitơ: 30-40 mg/l. Theo tính toán, nếu 1 kg Phốt pho được tảo đồng
hóa và sử dụng để tạo sinh khối mới nhờ quá trình quang hóa sẽ tạo ra 111 kg sinh
khối và 138 kg COD tương ứng, giả sử rằng thành phần hóa học của tảo có thể biểu
diễn tóm tắt bằng công thức C
106
H
263
O
110
N
10
P. Như vậy, khi xả ra nguồn nước 6-10
mgP/l sẽ dẫn đến tạo 828 mgCOD/l, gấp hơn hai lần hàm lượng COD của nước thải
chưa xử lý. (Nguyễn Thò Thanh Mỹ).
3. Tổng quan các cơng nghệ xử lý nước thải:

3.1. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải có liên quan
A. Tiền xử lý:
Song chắn rác: Có 2 loại, song chắn rác thơ và song chắn rác tinh. Mục đích nhằm loại bỏ tất
cả các tạp vật có thể gây sự cố trong q trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như tắc ống
bơm, đường ống hay ống dẫn.
Bể lắng cát: Dùng để loại bỏ cát, đá dăm và các loại xỉ ra khỏi nước thải. Bản thân cát khơng
độc hại nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các thiệt bị cũng như các cơng
trình tiếp theo, điển hình như khả năng bào mòn các thiết bị xử lý.
Bể điều hòa: Dùng để duy trì sự ổn định của nước thải về lưu lượng cũng như nồng độ ơ
nhiễm của nước thải trước khi xử lý.
Bể tuyển nổi: Để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi nước thải và cơ đặc bùn sinh học.
Khơng khí được đưa vào bể tạo nên những bọt khí, những bọt khí này kết dính với các hạt và
nổi lên, sau đó được thu gom bằng các thiết bị gạt bọt.
Bể lắng sơ cấp: Dùng để loại bỏ các chất có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của
nước) và các chất nổi (tỉ trọng nhỏ hơn tỉ trọng nước) và giữ lại các chất hữu cơ khơng hòa
tan trong nước thải. Thiết kế bể lắng sơ cấp chính xác có thể loại bỏ 50 – 70% TSS và
khoảng 25 – 40% BOD.
B. Xử lý sinh học hiếu khí:
Bể Aerotank: Là cơng trình xử lý sinh học sử dụng bùn hoạt tính (đó là loại bùn xốp có rất
nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải.
Mương oxy hóa: Là 1 dạng bể Aerotank cải tiến khuấy trộn hồn chỉnh trong điều kiện hiếu
khí kéo dài chuyển động tuần hồn trong mương.
Bể hiếu khí gián đoạn – SBR (Sequencing Batch Reactor): Là hệ thống xử lý nước thải sử
dụng bùn hoạt tính lơ lững theo kiểu làm đầy và xả cặn, hoạt động theo chu kì gián đoạn (vì
q trình làm thống và lắng diễn ra trong cùng 1 bể).
Hồ sinh học:
C. Xử lý sinh học kỵ khí (yếm khí):
Bể kỵ khí kiểu đệm bùn dòng chảy ngược – UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket
Reactor): Đây là công trình sinh học hoạt động trong điều kiện kỵ khí (không có oxy hòa
tan), xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao.

D. Xử lý sinh học dính bám:
Bể sinh học tiếp xúc hiếu khí – ASBC (Activated Sludge combine with Biological
Contactor): Là sự kết hợp giữa công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính và lọc bám dính, có khả
năng xử lý hiệu quả các hợp chất hữu cơ, N và P trong nước thải.
E. Xử lý hóa học:
Phương pháp keo tụ, tạo bông: tạo các cặn bông có khả năng lắng trọng lực từ các phần tử
nhỏ hơn nhờ vào các hydrosite kim loại (thường là phèn nhôm hay phèn sắt).
Khử trùng: Nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm chưa được
hoặc không thể xử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Các chất thường được sử dụng là Cl
2
,
ClO
2
, Ca(ClO)
2
, NaOCl, O
3
, UV.
3.2 Tổng quan công nghệ xử lý nước thải trung tâm giết mổ gia cầm
Cách 1: NT  tách rác  Điều hòa  Lắng 1  Sinh học kị khí  Sinh học hiếu khí 
Lắng 2  khử trùng  nguồn tiếp nhận.
Cách 2: NT  tách rác thô  Bể tiếp nhận  Chắn rác tinh  Bể điều hòa  Hệ thống
tuyển nổi áp lực  Bể kỵ khí  Bể lắng 1  Bể thiếu khí  Bể hiếu khí  Bể lắng 2 
Khử trùng  nguồn tiếp nhận.
Cách 3: NT  bể thu gom  tách rác thô  bể gom  tách rác tinh  bể lắng 1  bể điều
hòa kỵ khí  bể kỵ khí lai hợp (UASB/AF)  bể thiếu khí  bể hiếu khí  bể lắng 2  bể
khử trùng  nguồn tiếp nhận.
Nhận xét: Nhìn chung cả 3 công nghệ nêu trên đều có cở sở khoa học và hợp lý có thể đảm
bảo chất lượng nước đầu ra đạt loại B theo QCVN 24:2009/BTNMT. Cả 3 công nghệ đều xử
lý bùn theo giải pháp nén bùn  ép bùn.

4. Đề xuất công nghệ
4.1. Cơ sở đề xuất:
- Dựa vào lưu lượng nước thải cần xử lý: 1000m3/ngày đêm;
- Đặc tính của nước thải đầu vào: pH 5.5 – 7.5; BOD5 1200 – 1600 mg/l; COD 1800 –
2400 mg/l; Tổng N 200 – 300 mg/l; Tổng P 16 – 30 mg/l.
- Yêu cầu xử lý nước thải: loại B theo QCVN 24:2009/BTNMT cột B;
4.2 Đề xuất công nghệ:
Công nghệ xử lý đề xuất:
NT  tách rác thô  trạm bơm  tách rác tinh  bể cân bằng  hệ thống tuyển nổi áp lực
 sinh học hiếu khí MUL®TECH  khử trùng  nguồn tiếp nhận.
4.3 Thuyết minh công nghệ:
MUL®TECH là công nghệ xử lý nước thải được thiết kế đồng bộ trên cơ sở tich hợp giữa
phương pháp xử lý hiếu khí bùn hoạt tính truyền thống (Aerotank) và phương pháp xử lý
theo mẻ (SBR). Trong quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ MUL®TECH, đồng thời
diễn ra các quá trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí. Điều này cho phép cùng lúc xử lý các
chất ô nhiễm cơ bản thường gặp trong nước thải công nghiệp và đô thị như các chất hữu cơ
(BOD/COD), các hợp chất N và P.
Nước thải sau khi thu gom được đưa về trạm bơm thông qua các song chắn rác nhằm loại bỏ
rác và các chất rắn có kích thước lớn hơn 10mm trong nước thải. Tại trạm bơm, nước thải
được bơm lên bể cân bằng (điều hòa) sau chảy qua máy lọc rác kiểu trống quay (Rotary
Drum Screen – RDS) nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 2mm. Mục đích của bể cân
bằng là ổn định lưu lượng cũng như nồng độ ô nhiễm của nước thải. Để hòa trộn nước thải
trong bể này và tránh hiện tượng lên men yếm khí gây mùi hôi thối, không khí được đưa vào
bể thông qua các máy thổi khí đặt dưới đáy bể. Từ bể cân bằng, nước thải được bơm vào bể
tuyển nổi, tại đây, dầu mỡ và các chất bọt nổi lên được thu gom ra sọt chứa bên ngoài. Nước
thải sau khi tách cặn và dầu mỡ được đưa sang hệ thống xử lý sinh học hiếu khí
MUL®TECH.
Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ MUL®TECH được thực hiện trong 1 hệ thống gồm
3 bể nối tiếp nhau A/B/C. Hệ thống này là 1 bể chia thành 3 ngăn. Các ngăn này được thông
với nhau bằng một hoặc nhiều khe mở giữa các tường ngăn. Mỗi ngăn được lắp đặt các tube

và các đĩa thổi khí ở dưới đáy. Khí được thổi vào từ 4 máy thổi khí cánh guồng để cung cấp
oxy cho quá trình xử lý sinh học. Các ngăn ở 2 đầu (A,C) được lắp đặt thêm đập tràn răng
cưa để thu nước sau khi lắng. Hai ngăn này đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng : vừa là bể
phản ứng sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa và từng ngăn tùy theo chu kỳ. Bùn
hoạt tính dư sinh ra trong quá trình xử lý cũng được lấy ra ở từng ngăn, ngược với chu kỳ
nước thải vào hệ thống.
Chu kỳ hoạt động của bể MUL®TECH:
Cũng tương tự như hệ thống xử lý bằng bùn hoạt tính cổ điển, hệ thống bể này cũng hoạt
động liên tục. Tuy nhiên, hệ thống MUL®TECH hoạt động theo từng chu kỳ, trong đó mỗi
chu kỳ bao gồm 2 giai đoạn chính và 2 giai đoạn trung gian trong một chuối cân bằng.
Giai đoạn chính thứ 1:
Nước thải được đưa vào bể MUL®TECH tại ngăn A để hòa trộn với bùn hoạt tính và được
sục khí . Các chất hữu cơ có trong nước thải được hòa trộn và phân hủy thành các hợp chất
vô cơ đơn giản (CO
2
và H
2
O) dưới tác dụng của bùn hoạt tính. Thời gian lưu nước trong
ngăn A là khoảng 3,5 giờ. Từ ngăn A, hỗn hợp nước thải-bùn hoạt tính tiếp tục chảy qua
ngăn thổi khí B, tại đó bùn hoạt tính tiếp tục phân hủy các hợp chất hữu cơ.Hỗn hợp nước
thải-bùn tiếp tục chảy sang ngăn C. Tại ngăn C không diễn ra bất kỳ hoạt động thổi khí hay
quá trình khuấy trộn nào, lúc này ngăn C đóng vai trò là ngăn lắng trong nước thải. Bùn hoạt
tính trong ngăn C sẽ lắng xuống đáy bằng trọng lực, nước thải sau khi lắng trong tại ngăn C
tràn qua đập tràn răng cưa sang bể khử trùng. Lượng bùn dư lắng tại ngăn C sẽ được bơm
sang 2 bể nén bùn. Đến đây là thời điểm kết thúc giai đoạn chính thứ nhất.
Giai đoạn trung gian thứ nhất :
Tại chu kỳ này dòng nước thải tiếp tục được đưa vào hệ thống bể nhưng là ở ngăn giữa B và
quá trình thổi khí chỉ diễn ra trong ngăn này. Thời gian cho giai đoạn này là khoảng 30 phút.
Nước thải sau đó chảy tiếp qua ngăn C, trong khi ngăn A đang lắng và chuẩn bị chuyển sang
đóng vai trò bể lắng trong giai đoạn chính thứ hai.

Giai đoạn chính thứ hai :
Giai đoạn chính thứ hai diễn ra cũng giống nhưng giai đoạn chính thứ nhất, tuy nhiên hướng
dòng chảy được thay đổi theo chiều ngược lại. Nước thải được đưa vào và xử lý hiếu khí ở
ngăn C rồi ngăn B trước khi lắng và lấy ra ở ngăn A. Bùn hoạt tính dư cũng được lấy ra ở
ngăn A bằng bơm bùn.
Giai đoạn trung gian thứ hai :
Giai đoạn trung gian thứ hai cũng diễn ra tương tự hư giai đoạn trung gian thứ nhất nhưng
theo chiều ngược lại. Các giai đoạn chính và trung gian diễn ra xen kẻ hay nói cách khác, các
giai đoạn trung gian là khoảng thời gian cần thiết để thay đổi hướng của dòng nước thải chảy
giữa các giai đoạn chính.
Trong bể khử trùng, dung dịch khử trùng được bơm vào bể để tiêu diệt các vi khuẩn gây
bệnh nguy hiểm. Nước thải sau khử trùng theo ống dẫn thoát ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ MUL®TECH :
- Công nghệ MUL®TECH được thiết kế đồng bộ trên cơ sở tính hợp giữa phương pháp xử
lý hiếu khí bùn hoạt tính cổ điển (Aeroten) và phương pháp xử lý theo mẻ truyền thống
(SBR). Trong hệ thống này không cần phải xây dựng hệ thống bể sục khí và bể lắng riêng
biệt.Nên cho phép tiết kiệm trên 40% diện tích xây dựng và trên 30% khối lượng bê tông.
Nước thải vẫn được bơm vào và chảy ra khỏi hệ thống xử lý một cách liên tục.
- Công nghệ MUL®TECH cho phép xử lý mà không cần hệ thống bơm bùn hồi lưu do đó
cho phép giảm chi phí xây dựng và chi phí năng lượng dẫn tới giảm chi phí vận hành.
Công nghệ MUL®TECH khác về cơ bản với hệ thống xử lý theo mẻ truyền thống (SBR)
là ở chổ mực nước cho phép xử lý liên tục và chế độ thủy lực trong các bể xử lý luôn ổn
định. Điều này cho phép có thể sử dụng được cả máy thổi khí nổi và máy thổi khí chìm.
- Công nghệ MUL®TECH có khả năng cơ động điều chỉnh thời gian hoạt động giữa các
pha trong 1 chu kỳ (thổi khí, khuấy lắng) tùy theo chất lượng nước thải đầu vào để đạt
hiệu quả xử lý cao nhất. Điều này cho phép tăng hệ số an toàn của công trình, giảm chi
phí năng lượng cho xử lý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra.
- Công nghệ MUL®TECH linh hoạt cùng tạo ra các điều kiện xử lý hiếu khí/yếm khí/thiếu
khí trong cùng 1 chu kỳ. Điều này cho phép xử lý tốt các chất nitơ và phospho trong nước
thải.

×