Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU GiẢI MÃ, LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY CÔNG CỤ ĐIỀU KHIỂN SỐ CNC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 20 trang )

1
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU GiẢI MÃ, LÀM
CHỦ CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MÁY CÔNG CỤ ĐIỀU KHIỂN SỐ CNC
GS. TSKH. Bành Tiến Long
PGS. TS. Hoàng Vĩnh Sinh
Viện Cơ khí, Trường ĐHBK Hà Nội
Hà Nội, tháng 12/2013
2
Nội dung trình bày
1. Đặt vấn đề
2. Một quan điểm về giải mã công nghệ
3. Giải mã CN ứng dụng trong thiết kế và
chế tạo máy công cụ CNC tại Việt Nam
4. Kiến nghị và kết luận
3
Đặt vấn đề
1.Thiết bị và công nghệ là nhân tố quan trọng trong mọi
quá trình hoạt động trong môi trường cạnh tranh của
mỗi quốc gia và toàn cầu, nó đảm bảo cho nền sản
xuất tiên tiến, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Làm chủ được thiết bị và công nghệ sẽ là yếu tố quyết
định đến tính “độc lập, tự chủ của 1 quốc gia” trong
giai đoạn biến động hiện nay bởi vì chỉ cần nhìn thiết bị
và công nghệ nhập khẩu có thể biết chúng ta định làm
gì và vị thế đang đứng ở đâu, cần hợp tác toàn diện
đến mức độ nào!
4
Đặt vấn đề (2)
2. Thiết bị, công nghệ bao gồm 2 thành phần: “Phần
cứng” và “Phần mềm”


“Phần cứng” có thể hiểu là phần kết cấu bên trong và
bên ngoài của thiết bị (phần lớn đó là những chi
tiết máy, cơ cấu chấp hành, hệ thống sensor, )
“Phần cứng” có thể sờ thấy và cảm nhận được.
“Phần mềm” là những knowhow được áp dụng trong
một thiết bị (nguyên tắc vận hành) hay một quy
trình công nghệ được áp dụng trên nhiều thiết bị
để có thể chế tạo ra được 1 hay nhiều loại sản
phẩm. Nó chính là bộ não, hệ thần kinh của các
thiết bị công nghệ. Không thể nhìn thấy được
“phần mềm”
5
Đặt vấn đề (3)
3. Có thể nhẩm tính được giá thành của “phần cứng” song
không thể tính chính xác được giá thành “phần mềm” (chỉ có
người sản xuất mới biết được là bao nhiêu).
4. “Phần cứng” có thể mua được, sở hữu được dưới mọi hình
thức giao dịch nhưng có đươc phần mềm là thách thức lớn.
5. Hai yếu tố quan trọng để có thể nhanh chóng áp dụng những
tiến bộ KHCN trong thực tế: con người và chính sách về
KHCN của Nhà nước
6. Hàng năm, VN bỏ ra khoảng 18 tỷ USD để nhập khẩu thiết bị
máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất, trong đó có
khoảng 4,3 tỷ USD là các máy công cụ  nhu cầu thực sự là
cấp thiết, trong đó thiết bị CNC là đỉnh cao của công nghệ.
7. VN cũng đã tự thiết kế và chế tạo 1 số các thiết bị công
nghiệp song chưa có chỗ đứng trên thế giới, nhất là CNC
Các đề tài, dự án về máy công cụ điều khiển
số CNC (tính từ 1995)
Đề tài “Nghiên cứu nâng cấp và hiện đại hoá các thiết bị vạn năng” (Cty

HAMECO -1996)
Dự án KC.05.DA08 “Nghiên cứu chế thử 03 máy cắt kim loại tấm khổ rộng
trên 6m điều khiển CNC” (Viện IMI – 2004-2005)
Đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy tiện băng nghiêng “ (Viện IMI -
2003)
Đề tài KC.05.17 “Thiết kế và chế tạo máy dập thủy lực 400T” (ĐHBKHN -
2003-2004)
Đề tài KC.05.11 “Nghiên cứu ứng dụng mạng song song hiệu năng cao
trong gia công khuôn mẫu trên máy phay CNC 5 trục” (ĐHBK HN – 2003-
2004)
Đề tài KC.05.28 “Nghiên cứu thiết kế máy phay CNC 5 trục” (ĐHBKHN –
2004-2005)
Dự án SXTN KC.05.DA03/06-10 “Hoàn thiện công nghệ thiết kế và chế tạo
loạt nhỏ máy phay CNC 3 trục” (ĐHBKHN-2008)
6
Các đề tài, dự án về máy công cụ điều khiển
số CNC (tính từ 1995)
Đề tài KC.05.11/06-10 “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy cắt vật liệu cứng
bằng tia nước điều khiển CNC” (Viện Cơ học và Tin học ƯD 2008-2010)
Đề tài KC.05.13/06-10 “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy đo tọa độ 3D
CNC” (ĐHBK.HCM – 2008-2010)
Đề tài KC.05.03/06-10 “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy hàn lồng điều
khiển CNC” (Viện IMI – 2008-2009)
Đề tài KC.02.03/06-10 “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy khoan 5 trục
điều khiển CNC” (Viện IMI – 2008-2009)
Đề tài 0C1-01/20-2009-2 “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay CNC
cao tốc” (Cty BKMech – 2009-2010)
Đề tài KC.06.08 “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo trung tâm tiện phay CNC
5 trục” (Cty BKMech – 2012-2014)
Bộ KH&CN đã đánh giá được tầm quan trọng và đã có những đầu tư

lâu dài, trọng điểm và có hiệu quả để dần hình thành nên được
các sản phẩm máy công cụ CNC “Made in Vietnam”, hình thành
được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, tạo tiền để cho sự
nghiệp “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
7
8
MỘT QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI MÃ CÔNG NGHỆ (sau slide 5)
1. Nếu không nắm được công nghệ, VN sẽ có nguy cơ trở thành
một “bãi rác” công nghệ. Nhiều công nghệ lạc hậu, ô nhiễm
môi trường, năng suất thấp, vẫn đang được nhập khẩu và
sử dụng
2. Có nhiều cách để tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới: đầu
tư nghiên cứu cơ bản, toàn diện các công nghệ và “giải mã
công nghệ”
3. Có nhiều quan điểm về “giải mã công nghệ”:
- Mua thiết bị kèm công nghệ: cách nhanh nhất để áp dụng
- Ăn cắp công nghệ: giải pháp tiết kiệm nhưng rất khó
- Sao chép công nghệ: đơn giản và khả thi
- Chuyển giao hoặc mua bản quyền công nghệ: đắt, đòi hỏi
phải có cơ sở sản xuất sử dụng được công nghệ này
9
MỘT QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI MÃ CÔNG NGHỆ (2) (Sau slide 5)
4. Các bước cơ bản để “giải mã công nghệ” tại các nước đang
phát triển như VN:
- Sao chép công nghệ: nhanh chóng nắm bắt được công nghệ và
có thể có được ngay sản phẩm
- Hoàn thiện công nghệ: đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ
đang có từ đó đưa ra các biện pháp tìm hiểu sâu hơn, nâng cao
chất lượng của công nghệ
- Ổn định công nghệ: CN ở bước này đã có nhiều cải tiến đáng kể,

đặc biệt là phù hợp với điều kiện sử dụng, tâm lý và văn hoá của
nơi sử dụng (địa lý). Ngoài ra, với những lĩnh vực tương tự thì
công nghệ mới cũng phát huy tác dụng
- Sáng tạo công nghệ: là giai đoạn thăng hoa của các nghiên cứu
từ cơ bản đến ứng dụng – không những đối tượng đang nghiên
cứu mà còn ảnh hưởng tích cực đến các lĩnh vực khác
10
GIẢI MÃ CÔNG NGHỆ Ở Việt Nam
Áp dụng các bước cơ bản trong việc giải mã công nghệ thiết kế và
chế tạo máy công cụ CNC tại Việt Nam đã có những thành công
bước đầu:
• Chuẩn bị: Nghiên cứu ứng dụng mạng máy tính song song hiệu
năng cao trong gia công khuôn mẫu trên máy CNC 5 trục (đề tài
KC.05.11, 2003-2004 – Trường ĐHBK HN là cơ quan chủ trì). Kết
quả quan trọng nhất là
tìm hiểu được đặc tính công nghệ của thiết
bị, cũng như văn hoá của người công nhân vận hành máy CNC ở
Việt Nam để từ đó tạo lập ra được các tiêu chí cụ thể trong việc
thiết kế máy về sau
• Giải được một số bài toán kỹ thuật lớn
làm tiền đề cho máy tính song song và
ứng dụng.
11
GIẢI MÃ CÔNG NGHỆ Ở VN (2)
2. Sao chép công nghệ: thực hiện bởi đề tài KC.05.28, 2004-
2006 – Trường ĐHBK HN là cơ quan chủ trì. Lần đầu tiên
máy CNC 5 trục đã được thiết kế và chế tạo thành công ở
trong nước. Các kết cấu của máy đã được tham khảo từ
nhiều loại máy khác nhau của Đài Loan. Các nghiên cứu mới
chỉ ở mức trung bình khá

12
GIẢI MÃ CÔNG NGHỆ Ở VN (3)
2. Hoàn thiện công nghệ: thực hiện đến 2010
Dự án KC.05.DA03, 2008-2009 – Trường ĐHBK HN chủ trì
Đề tài 0C1-01/20-2009-2, 2009-2010 – Công ty BKMech chủ trì
- Hoàn thiện công nghệ để có thể chế tạo hàng loạt máy CNC tại VN.
- Có thể nói giai đoạn này là 1 giai đoạn gian nan và gặp nhiều khó khăn
nhất trong toàn bộ quá trình giải mã công nghệ. Nếu không có những
bước đi đúng đắn thì giai đoạn này rất khó thành công.
- Yếu tố hợp tác chuyển giao công nghệ có 1 ý nghĩa quan trọng trong giai
đoạn này bởi vì chúng ta không thể tự mình đặt ra tất cả các vấn đề rồi
tự mình giải quyết vì thời gian và kinh phí có hạn.
- Tất cả các vấn đề về công nghệ, về ứng dụng, về chế tạo và lắp ráp đều
phải được tìm hiểu kỹ càng và đặc biệt phải xây dựng được các lý thuyết
để tính toán và đánh giá các vấn đề trên một cách chính xác – nếu
không, việc chế tạo sẽ không thể đạt được chất lượng và độ tin cậy của 1
sản phẩm thương mại hoá
13
 Đề tài KC.05.28
về ứng dụng
và phát triển
máy công cụ.
 Thiết lập hợp
tác với các nhà
cung cấp phần
mềm và nhà
sản xuất nước
ngoài.
 Lắp ráp trung
tâm phay gia

công đầu tiên
• Đào tạo vận
hành máy và
phần mềm cho
các doanh
nghiệp miền
Bắc.
 Đoạt giải
vàng
Techmart
2007 do Bộ
Khoa học &
công nghệ tổ
chức
 ThSXTNực hiện
dự án cấp Nhà
nước KC.05.DA.03
 Sản xuất và bán
các series máy:
VMC65, VMC86,
VMC110
 Tham gia các hội
chợ triển lãm MTA
Vietnam
Techmart 2008.
2004-2005
2006
2007
2008
2009-2010

Trung tâm phay CNC
cao tốc (HSM)
Tham gia Techmart 2009-2010,
1000 năm Thăng long
Tổng quan về sự phát triển của giải mã công nghệ
14
Nghiên cứu
chế tạo máy
đột CNC
Nghiên cứu
chế tạo máy
tiện phay
CNC cỡ lớn
với hành
trình từ 3m
đến 6m
 Nghiên cứu chế
tạo máy công cụ
có độ chính xác
rất cao với thân
bệ là Granite
composite
 Nghiên cứu chế
tạo các thiết bị
đặc chủng theo
đơn đặt hàng
 Hình thành nhóm
các nhà sản xuất
các thiết bị công
nghiệp trong các

lĩnh vực: Công
nghiệp, Nông
nghiệp và Y tế, các
nhà sản xuất phụ
trợ
2011-2013
2014-2015
2016-2020
Tổng quan về sự phát triển của giải mã công nghệ
NHỮNG DỊCH VỤ QUAN TRỌNG
15
NÂNG CẤP TỪ MÁY VẠN
NĂNG HOẶC MÁY CNC CŨ
THÀNH MÁY CNC MỚI
Những bất cập
Các đề tài CNC thường bị phân tán do năng lực mỏng
của các đơn vị
Sự phối hợp khi giải quyết đề tài CNC tách biệt, không có
hợp tác Viện, Trường, doanh nghiệp trong khi thực hiện.
Phương pháp giải mã công nghệ CNC khác nhau dẫn đến
kém hiệu quả, không đi vào bản chất và chất lượng.
Không có tổng kết, đánh giá giải mã sau khi thực hiện 1
số đề tài CNC.
Không có 1 sự tập trung chỉ đạo thống nhất, quyết liệt
của cơ quan chuyên môn.
Việc đầu tư của nhà nước chưa tới ngưỡng, chưa có các
dự án “bắt buộc” như các doanh nghiệp ô tô, xe máy…
16
Hướng hợp tác với các doanh nghiệp
- Thiết kế, chế tạo và cung cấp máy công cụ CNC,

các thiết bị chuyên dụng theo yêu cầu
- Phối hợp trong nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các
loại máy và thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế,
phần mềm máy tính,…
- Cung cấp các dịch vụ: đào tạo, sửa chữa, bảo
dưỡng, nâng cấp các máy CNC và thiết bị y tế
- Hỗ trợ chuyển giao Công nghệ, xây dựng dự án đề
tài NCKH các cấp
- Cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao theo yêu
cầu của doanh nghiệp
17
Những đề xuất về chính sách
1. Các đề tài nghiên cứu về máy CNC đã nhiều,
song kết quả còn tản mạn, 1 số đề tài còn trùng
nhau phần nghiên cứu cơ bản (về kết cấu và điều
khiển). Cần có 1 chương trình đủ lớn + một tổng
công trình sư về máy CNC để tạo bước đột phá vì
nếu phát triển theo đề tài riêng lẻ sẽ không cho
được kết quả lớn
2. Cần có một cơ chế hỗ trợ thêm 2 yếu tố quan
trọng: triển khai sản xuất và thị trường ứng dụng
– bài học của nước Mỹ về máy CNC của TT
Reagan 1986-1989
18
19
CÁC KẾT LUẬN
“Giải mã công nghệ” đã được ứng dụng và đã có
những thành công bước đầu: đã có nhiều sản phẩm
máy CNC được thiết kế và chế tạo tại VN đến tay
người sử dụng.

 Hình thành mạng lưới các nhà sản xuất và cung cấp
phụ trợ ở trong nước, tận dụng được năng lực công
nghệ của các doanh nghiệp VN và nước ngoài là
những yếu tố quan trọng để giải mã thành công
 Đã đến lúc xây dựng thành 1 chương trình phát
triển máy công cụ CNC để tự chủ và độc lập trong
xây dựng 1 nền công nghiệp sản xuất hiện đại
 Chính sách của Nhà nước cần hỗ trợ cả quá trình
sản xuất và thị trường tiêu thụ
20
Xin cảm ơn !

×