Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Cân bằng sinh học trên đồng ruộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.65 KB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thế kỷ 21 loài người nhận thức rõ hơn với những thách thức về an
ninh lương thực, ô nhiễm môi trường, giảm sút đa dạng sinh học và sự nóng nên
của trái đất. Hàng loạt các giống cây trồng mới có tiềm năng năng suất cao được
đưa vào sản xuất và kèm theo đó là sự phát sinh mạnh, liên tục với mật độ cao của
sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng nông sản. Để
phòng trừ dịch hại, người nông dân đã dùng các biện pháp hoá học. Việc sử dụng
không ngừng và gia tăng thuốc trừ sâu hoá học nhiều khi dẫn đến lạm dụng thuốc
gây tính kháng thuốc ở sâu hại, để lại dư lượng hoá chất trong nông sản. Nhưng
khi chất lượng cuộc sống con người ngày càng nâng cao thì lại càng đòi hỏi các
sản phẩm nông nghiệp và môi trường an toàn. Điều đó đã dạt ra những thách thức
mới cho ngành bảo vệ thực vật.
Trong tự nhiên, các quần thể sinh vật sống trong từng khu vực, trong từng hệ
sinh thái luôn tồn tại nhiều mối quan hệhỗ trợ và đối kháng lẫn nhau, tác động
tương hỗ với nhau thông qua những mối quan hệ dinh dưỡng và sự tác động của
những nhân tố sinh thái, sinh học khác nhau. Trong quá trình phát triển, tiến hoá,
những mối liên hệ tác dộng tương hỗ đó dần dần thiết lập nên thế cân bằng động,
cân bằng sinh học. Cân bằng sinh học cũng luôn luôn dao động và được điều chỉnh
trong một biên độ nào đó, trước hết là do điều kiện môi trường thường xuyên biến
đổi. Mặt khác bản thân quần thể cũng luôn có những biến động đặc thù của riêng
mình. Trong quá trình thích ứng để tồn tại mỗi quần xã có một phương thức thích
ứng đặc trưng, nhằm duy trì sự cân bằng sinh học với độ ổn định tương đối.
Ở các hệ sinh thái đồng ruộng, khi đạt được cân bằng sinh học thì số lượng
sâu hại không lớn nên tổn thất mùa màng do chúng gây ra không đáng kể. Vì vậy
phấn đấu để đạt được trạng thái cân bằng sinh học trên đồng ruộng là mục tiêu
theo đuổi của công tác BVTV hiện đại và tiến bộ
NỘI DUNG
1. Thế nào là cân bằng sinh học:
Trạng thái tự nhiên mà ở đó mỗi thành viên của sinh quần đều giữ được
tương quan số lượng tương đối điển hình, phù hợp với nhu cầu sinh tồn của loài
mình, đảm bảo sự ổn định, hài hoà chung của cả sinh quần được gọi là sự cân bằng


sinh học. (Sinh quần là một phức hợp quần xã thực vật và động vật được hình
thành trong quá trình phát triển lịch sử, đặc trưng cho từng sinh cảnh.)
Trong tự nhiên, cụ thể là trong một sinh quần, sự tập hợp của các loài thực
vật và động vật ở hoàn cảnh khác nhau chủ yếu là do quan hệ dinh dưỡng và
chúng đều tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất sinh học ở đó. Tuỳ theo
phương thức trao đổi chất, chúng có thể thuộc vào 1 trong 3 pha lần lượt sau đây:
Sản xuất - tiêu thụ - tái sản xuất. Một tập hợp như vậy được goi là “Dây chuyền
dinh dưỡng” hay “ Chuỗi thức ăn”.
Trong sinh quần đồng rưộng, một chuỗi thức ăn bắt đấu từ mắt xích thức ăn
thứ nhất - sinh vật sản xuất, thường là cây trồng. Mắt xích thứ 2 - sâu hại cây
trồng, là sinh vật tiêu thụ bậc 1. Mắt xích thứ 3 - sinh vật kí sinh hoặc bắt mồi, là
kẻ thù tự nhiên của bọn sâu hại trên cây trồng nói trên. Chúng là sinh vật tiêu thụ
bậc 2 và là sinh vật có ích. Mắt xích thứ 4 hay sinh vật tiêu thụ bậc 3 là nhóm sinh
vật sử dụng nhóm kẻ thù tự nhiên này làm thức ăn, do vậy là nhóm sinh vật có hại.
Tuỳ theo sự phong phú của sinh quần, chuỗi thức ăn có thể có thêm một vài mắt
xích nữa tiếp theo. Riêng với nhóm sinh vật tái sản xuất, thường là các vi sinh vật
phân giải chất hữu cơ, khó phát hiên được bằng mắt thường, do đó người ta không
thể hiện chúng trên chuỗi thức ăn. Song thực chất chúng có mặt ở mọi chuỗi thức
ăn và là thành phần không thể thiếu để đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất sinh
học trên toàn hành tinh của chúng ta.
Có thể thấy hoạt động dinh dưỡng diễn ra cùng một lúc trong chuỗi thức ăn
tạo nên các cặp quan hệ đối kháng và hỗ trợ giữa các mắt xích của chuỗi thức ăn.
Cụ thể ở đây, các cặp quan hệ giữa cây trồng và sâu hại (mắt xich 1 và mắt xích
2), giữa sâu hại và kể thù tự nhiên (mắt xích2 và mắt xích 3) là quan hệ đối kháng.
Đây là kiêu quan hệ tự giác. Tong lúc đó các cặp quan hệ giữa cây trồng và kẻ thù
tự nhiên của sâu hại (mắt xích 1 và mắt xích 3), giữa sâu hại và bọn gây hại cho
nhóm kẻ thù tự nhiên (mắt xích 2 và mắt xích 4) lại có quan hệ hỗ trợ. Đây là quan
hệ gián tiếp, không phải quan hệ tự giác mà chỉ là hệ quả. Rõ ràng khi nhận đựơc
cùng một lúc cả hai lực tác động đối kháng và hỗ trợ thì cơ hội “đứng vững” của
từng mắt xích là hiện thực và hoàn toàn có thể hiểu được.

Nên hiểu rằng mối quan hệ giữa các mắt xích trong một chuỗi thức ăn là kết
quả của một quá trình thích nghi qua lại và đồng tiến hoá để cùng tồn tại. Như vậy
các chuỗi thức ăn đã được hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát triển lịch
sử củ tự nhiên. Tuy nhiên do chịu tác động không đồng đều của điều kiên ngoại
cảnh, tương quan số lượng của một chuỗi thức ăn luôn biến động, song bao giờ
cũng tuan theo quy luật hình tháp số lượng (Elton, 1927). Theo quy luật này, sinh
vật lượng của từng mắt xích bao giờ cũng giảm dần từ mắt xích đầu tiên đến các
mắt xích tiếp theo. Điều này là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết chuyển rời dòng
năng lượng, đảm bảo cho mỗi chuỗi thức luôn có cơ hội tồn tại một cách tương đối
ổn định.
Cần thấy thêm rằng trong một sinh quần đồng ruộng không phải chỉ có một
chuỗi thức ăn đơn lẻ mà bao giờ cũng đồng thời tồn tại nhiều chuỗi thức ăn. Các
chuỗi thức ăn này không phải tách biệt nhau mà có quan hệ đan xen với nhau do
có một số mắt xích chung. Một tập hợp các chuỗi thức ăn có quan hệ qua lại với
nhau bởi các mắt xích chung gọi là lưới thức ăn. Có thế xem lưới thức ăn là biểu
hiện cấu trúc của một sinh quần. Trong một lưới thức ăn mỗi mắt xích không chỉ
có mối quan hệ tương tác với các mắt xích khác trong một chuỗi thức ăn mà nó
phụ thuộc vào mà còn có ảnh hưởng tương tác ở các mức độ khác nhau với một số
măt xích trong sinh quần. Trong mối quan hệ rộng lớn và sâu xa này, mỗi mắt
xích, hay thành viên của sinh quần có thêm cơ hội để tồn tại, thể hiện số lượng cá
thể thích hợp của chúng. Trạng thái tự nhiên mà ở đó mỗi thành viên của sinh
quần đều giữ được tương quan số lượng tương đối điển hình, phù hợp với nhu cầu
sinh tồn tại của loài mình, đảm bảo sự ổn định, hài hoà chung của cả sinh quần
được gọi là sự cân bằng sinh học.
Sự cân bằng sinh học trong tự nhiên không phải ổn định mãi mãi mà luôn có
biến động. Hiện tượng mật độ của một quần thể đựơc duy trì trong một phạm vi
giới hạn biến động tương đối trong suốt cả một thời gian dưới tác động của các
yếu tố sinh vật học và vật lí của môi trường được gọi là sự điều chỉnh tự nhiên.
Giới hạn trên và dưới của mật độ trung bình ít biến đổi rõ rệt. Chỉ khi nào bản thân
những yếu tố điều chỉnh thay đổi hoặc có sự xuất hiện nhân tố mới thì giới hạn

trên và giới hạn dưới mới thay đổi. tác dụng của điều chỉnh tự nhiên lên mật độ
quần hể trong một thời gian nào đó thường mang tính quy luật. Đó là sai khác cơ
bản với sự tác động làm giảm đột ngột số lượng cá thể của một loài sâu gây hại
trên cây trồng bởi thuốc bảo vệ thực vật. Thêm vào đó sự thay đổi tính ăn qua từng
pha phát triển, sự di cư theo mùa hoặc sự phát tán đột xuất của các loài côn trùng
từ sinh cảnh này đến sinh cảnh khác có thể dẫn đến sự cấu trúc lại chuỗi thức ăn.
Hơn nữa các mắt xích không chỉ chịu tác động qua lại lẫn nhau mà còn chịu tác
động của ngoại cảnh nên có thể làm thay đổi đột ngột tương quan giữa các mắt
xích, gây đảo lộn chuỗi thức ăn hay có thể là cả lưới thức ăn và từ đó dần đến sự
mất cân bằng trong sinh quần.
Trong số những nhân tố điều chỉnh mật độ thì các nhân tố sinh học thường
giữ một vai trò quan trọng, nhiều khi có tác dụng quyết định. Sự điều chỉnh mật độ
trung bình của các quần thể do tác động của các vạt kí sinh, vật ăn thịt hoặc các
vật gây bệnh xuống mức độ thấp hơn gọi là điều chỉnh sinh học, nên về bản chất
thì điều chỉnh sinh học là một bộ phận của điều chỉnh tự nhiên.
2. Tại sao cân bằng sinh học lại là mục tiêu cao nhất của bảo vệ thực vật hiện đại?
Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi các
sản phẩm nông nghiệp và môi trường an toàn. Điều này chỉ có thể đạt được khi
mối cân bằng sinh học trong tự nhiên đựơc duy trì ổn định.
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay với hàng loạt các yếu tố thường xuyên
thay đổi trong quá trình canh tác từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, việc gia tăng
đầu vào (giống, phân hoá học, thuốc trừ dịch hại,…) đã và đang làm giảm sự đa
dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh học. Hệ quả là nhiều loài thiên địch giảm
số lượng nghiêm trọng, không khống chế được dịch hại và do đó dịch hại bùng
phát số lượng quá mức, gây thiệt hại ngày một nhiều với cây trồng. Để giữ vững
năng suất, người ta lại phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là các
loại thuốc hoá học và cứ như thế vòng luẩn quẩn tăng sản lượng, tăng đầu vào,
nguy cơ sản phẩm không an toàn và ô nhiễm môi trường lại diễn ra. Trong thời
gian tương đối dài, khoảng 30 năm (từ năm 1950 đến năm 1980) để đảm bảo sản
lượng nông sản, con người đã sử dụng chủ yếu các biện pháp phòng trừ hoá học,

coi đó là biện pháp chủ đạo thậm chí nhiều vùng trên thế giới coi đó là biện pháp
duy nhất trong bảo vệ cây trồng.
Bài học thấm thía được đúc kết từ thực tiễn và từ cảnh báo sớm về “mùa
xuân im lặng” của Carson (1962) nêu cảnh tượng trong tương lai nếu tiếp tục sử
dụng các loại thuốc hoá học sẽ không còn nghe được tiếng chim hót, ve kêu và
dàn đồng ca vĩ đại của các loài côn trùng biến mất, làm cho mùa xuân chỉ còn im
lặng đã thực sự cảnh tỉnh nhiều quốc gia trong việc định hướng sử dụng thuốc hoá
học BVTV.
Để tiến tới khả năng điều khiển hệ sinh thái đồng ruộng nhằm thiết lập và
duy trì mối cân bằng sinh học, việc hiểu biết tường tận cấu trúc và hoạt động của
sinh quần là điều không thể thiếu. Từ hiểu biết cơ bản này, chúng ta có cơ sở để
lựa chọn những biện pháp kĩ thuật tác động nhằm hỗ trợ hoặc tăng cường các mắt
xích cần bảo vệ, đồng thời hạn chế hoặc làm suy yếu các mắt xích có hại. Biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là sự ứng dụng nguyên lý trên vào công tác
bảo vệ thực vật hiện nay. Thực tế cũng chứng minh rằng độ ổn định của sinh quần
luôn tỉ lệ với số lượng các mối quan hệ trong sinh quần, như nhận định của Mc.
Arthur ( K. Watt, 1971 ). Do đó trong các nỗ lực nhằm tăng cường các mối cân
bằng trong tự nhiên, các biện pháp bảo vệ và tăng cường sự đa dạng sinh học trong
các sinh quần đồng ruộng là rất có ý nghĩa, tác dụng.
3. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý dịch hại
tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi
trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ
thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại
ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
3.1. Nguyên tắc trong quản lý dịch hại tổng hợp
Trồng và chăm cây khoẻ
Thăm đồng thường xuyên
Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
Phòng trừ dịch hại

Bảo vệ thiên địch
3.2. Nội dung quản lý dịch hại tổng hợp
Trong quản lý dịch hại tổng hợp có rất nhiều nội dung cần chú ý:
Biện pháp canh tác (Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng, luân canh, thời vụ gieo
trồng thích hợp, sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn
ngày, gieo trồng với mật độ hợp lý, sử dụng phân bón hợp lí). Biện pháp thủ công
(Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu cuốn lá, đào hang
bắt chuột).Biện pháp sinh học và biện pháp hoá học. Ở đây chúng tôi tập trung
phân tích khía cạnh phòng trừ bằng biên pháp sinh học.
Muốn tạo ra sự cân bằng sinh học trong BVTV thì chúng ta phải có biện pháp
thích hợp với từng khu vực, từng vùng cụ thể. Ở Việt Nam và trên Thế giới đã có
những giải pháp khá phong phú như sau:
- Sử dụng thiên địch hoặc vi sinh vật trong tự nhiên để khống chế dịch hại.
- Sử dụng công nghệ sinh học để tuyển chọn các dòng vi sinh vật hiệu quả
và bền vững cao
- Nghiên cứu sự biến động trong quần thể vi sinh vật, giúp dễ dàng hơn trong
quản lý dịch hại bền vững.
- Kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng cũng đang là xu hướng của các
công ty thuốc BVTV.
- Sử dụng pheromone trong phòng trừ sâu hại là giải pháp đã phát triển ở
mức khá cao.
Nếu được phối hợp đồng bộ với biện pháp canh tác thích hợp, có thể tạo ra sự
bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
3.2.1. Sử dụng thiên địch
Ngay từ thế kỉ thứ III sau công nguyên, con người đã biết đến việc sử dụng
các biện pháp sinh học trong sản xuất nông nghiệp, bắt đầu bằng việc sử dụng kiến
trong phòng trừ sâu hại cam quýt. Trong gần 2000 năm qua, biện pháp sinh học có
rất nhiều thành tựu, chỉ tính riêng trong 100 năm gần đây, nhờ những tiến bộ trong
nghiên cứu sinh học và sinh thái học, đã có hơn 2000 loài chân khớp được giới
thiệu và hiện nay có trên 150 loài kí sinh bắt mồi và VSV đang được nuôi nhân

thương mại để sử dụng trong các chương trình trong phòng trừ dịch hại trên toàn
thế giới.
Trong bài tiểu luận này chúng tôi chỉ giới thiệu một số loài côn trùng là thiên
địch của sâu hại đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để phòng trừ sâu hại,
tạo cân bằng sinh thái trong quần thể đồng ruộng, bảo vệ môi trường và đem lại
phẩm chất tốt, năng suất cây trồng cao cho người nông dân.
* Côn trùng ký sinh
Ký sinh được dùng để chỉ các loài côn trùng (hoặc chân đốt khác) ký sinh
trên sâu hại. Hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ qua lại giữa các sinh vật rất
phức tạp và đặc trưng, Hiện tượng côn trùng ký sinh sâu hại rất phổ biến trong tự
nhiên, Đây là một dạng quan hệ qua lại lợi một chiều, trong đó loài được lợi (loài
ký sinh) sử dụng loài sinh vật sống khác (vật chủ) làm thức ăn và nơi ở cho một
phần nào đó trong chu kỳ vòng đời của nó.
Ký sinh trong bảo vệ thực vật là một dạng đặc biệt của hiện tượng ký sinh,
thông thường vật ký sinh sử dụng hết hoàn toàn các mô của cơ thể vật chủ, và vật
ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sai khi chúng hoàn thành phát dục. Loài ký
sinh trong BVTV có các đặc điểm sau:
- Trưởng thành cái của loài ký sinh tìm vật chủ để đẻ trứng, ấu trùng ký
sinh không tự tìm vật chủ;
- Trong quá trình phát dục, mỗi một cá thể ký sinh thường chỉ liên quan
đến một cá thể vật chủ;
- Hầu hết các côn trùng ký sinh sâu hại có biến thái hoàn toàn, chỉ pha ấu
trùng của chúng có kiểu sống ký sinh, còn khi ở pha trưởng thành thì chúng sống
tự do.
Côn trùng ký sinh trong BVTV rất đa dạng. Tuỳ theo tính chuyên hoá với vật
chủ, tập tính hay vị trí trong chuỗi thức ăn maf có thể phân biệt thành nhiều nhóm
ký sinh khác nhau.
Các nhóm côn tùng ký sinh theo các tiêu chí vừa nêu như sau:
- Theo vị trí sinh sống của các ký sinh ở bên trong hay bên ngoài cơ thể
vật chủ mà phân biệt ký sinh trong và ký sinh ngoài. Ký sinh trong (hay nội ký

sinh) gồm các loài ký sinh mà quá trình phát triển của chúng xảy ra ở bên trong cơ
thể vật chủ. Thí dụ, các loài ong đen kén trắng Apanteles, Cotesia, các ong ký sinh
nhộng,… Ký sinh ngoài (hay ngoại ký sinh) gồm các ký sinh mà quá trình phát
triển của chúng xảy ra trên bề mặt cơ thể vật chủ. Thí dụ, các loài ong Bracon ký
sinh sâu non côn trùng cánh vảy, ong kiến Drynidae ký sinh trên lưng rầy lưng
trắng, rầy nâu,…
- Mỗi một loài côn trùng ký sinh, thông thường chỉ liên quan với một pha
phát dục nào đó của vật chủ, Theo mối quan hệ của loài côn trùng ký sinh với pha
phát dục của sâu hại mà phân biệt thành các nhóm ký sinh như : ký sinh trứng ( họ
Trichogrammatidae, họ Myraridae, Scelionidae, ); ký sinh sâu non (ký sinh ấu
trùng) ( họ Ichneumonidae, Braconidae, Elasmidae,…); ký sinh nhộng ( họ
Ichneumonidae, Chalcididae, Tachinidae,…); và ký sinh trưởng thành ( ong thuộc
giống Dinocampus, họ Dryinidae ).
- Theo số lượng cá thể của một lài kí sinh và số lượng loài kí sinh hoàn
thành phát dục trong một cá thể vật chủ mà phân biệt kí sinh đơn (Apanteles
cypris, Bracon hispae, Charops bicolor, Cotesia plutellae,…); kí sinh tập thể ( Ong
Goniozus hanoiensis, Cotesia ruficrus,…); đa kí sinh ( trong một trứng cuốn lá lớn
có thể có ong đen Telenomus và ong mắt đỏ Trichogramma cùng kí sinh); kí sinh
đa phôi ( Ong Copisomopsis, Conidosoma sp. , Ageniaspis citricola).
- Theo mối quan hệ đối với vật chủ và giữa các loài kí sinh với nhau, có
thể phân biệt các kí sinh thành nhóm kí sinh bậc 1 ( Ong Telenomus dignus,
Trichogramma chilonis,…); nhóm kí sinh bậc 2 là các loài kí sinh trên kí sinh bậc
1 ( Ong Trichomalopsis apanteloctena kí sinh ong Apanteles cyrpis, Cotesia
ruficrus, C. kariyai,…); nhóm kí sinh bậc 3 là các loài kí sinh trên các loài kí sinh
bậc 2 ( Ong Tẻtestichus coerulescens kí sinh ong Habrocytus thyridopterigis, ong
H. thyridopterigis lại kí sinh trên ong Itoplectis conquisitor và ong này mới là ong
kí sinh trên sâu hại Dipron similis).
* Côn trùng bắt mồi:
Nói tới loài bắt mồi là nói tới quan hệ bắt mồi - vật mồi. Đây là một dạng
quan hệ qua lại, trong đó một loài săn bắt loài khác để làm thức ăn và thường dẫn

đến cái chết của vật mồi trong một thời gian ngắn.
Loài bắt mồi trong BVTV cũng có những nét riêng biệt, đó là : Các loài
bắt mồi trong BVTV không chỉ có phụ miệng nhai mà có cả phụ miệng chích hút
và có đặc điểm như sau:
- Phải tự tìm kiếm con mồi để làm thức ăn.
- Gây ra cái chết cho con mồi trong một thời gian ngắn
- Để hoàn thành phát dục, mỗi cá thể bắt mồi phải tiêu diệt nhiều con mồi.
- Các loài bắt mồi có 2 kiểu ăn mồi là: Nhai nghiền con mồi và hút dinh
dưỡng từ con mồi.
Theo sự thích nghi của các pha phát dục với kiẻu sống bắt mồi phân biệt tất
cả các loài côn trùng bắt mồi thành những nhóm sau:
+ Nhóm 1: Gồm các loài có kiểu bắt mồi ở cả pha trưởng thành và pha ấu
trùng ( gồm nhiều loài như bọ rùa, bọ xít ăn sâu,…)
+ Nhóm 2: Gồm các loài có kiểu bắt mồi chỉ ở pha ấu trùng ( gồm các loài
như họ ruồi ăn rệp muội Syrphidae, họ ruồi bạc Chamaemyiidae hay họ muỗi năn
Ceciđomyiiae)
+ Nhóm 3: Gồm các loài có kiểu bắt mồi chỉ ở pha trưởng thành ( gồm các
loài như họ kiến Formisidae, ong kiến Dryinidae, một số loài cách cứng ngắn họ
Staphylinidae).
* Đặc điểm của việc ứng dụng thiên địch trong đấu tranh sinh học hay nói cách
khác là tạo ra sự cân bằng sinh học trong sinh quần:
Để sử dụng các loài côn trùng kí sinh và bắt mồi theo hướng thả bổ sung
vào sinh quần thì phải nhân nuôi chúng với số lượng lớn. Côn trùng kí sinh và bắt
mồi rất đa dạng. Việc ứng dụng chúng trong đấu tranh sinh học phụ thuộc vào
từng loại kí sinh và bắt mồi được sử dụng. Tuy nhiên khi ứng dụng bất kì loài
thiên địch nào trong phòng chống côn trùng gây hại cũng phải lưu ý một số điểm
sau:
- Cần chú sử dụng những chủng địa phương của các loài kí sinh/bắt mồi để
nhân nuôi, nhằm nâng cao khả năng thích ứng của kí sinh/bắt mồi khi thả vào sinh
quần nông lâm nghiệp.

- Trước hết cần dự báo được tình hình phát sinh phát triển của loài côn trùng
gây hại cần phòng trừ, Trên cơ sở đó thành lập kế hoạch mua/sản xuất lượng lớn
loài kí sinh hay bắt mồi cần sử dụng đối với loài sâu hại cần phòng trừ. Kế hoạch
sao cho không cần bảo quản thiên địch quá dài trong nhiệt dọ thấp. Sau khi nuôi
nhân thiên địch nếu chưa sử dụng phải bảo quản ở nhiệt độ thấp. Thời gian bảo
quản trước sử dụng càng dài làm giảm hiệu quả của kí sinh và bắt mồi.
- Cùng như VSV, khi nhân nuôi trong điều kiện nhân tạo càng dài loài kí
sinh/bắt mồi càng bị thoái hoá, giảm hiệu quả khống chế sâu hại. Vì vậy cần định
kì phục tráng nguồn thiên dịch để nhân nuôi lượng lớn.
- Phải xác định được thời điểm thả kí sinh/bắt mồi sao cho khi thả chúng vào
sinh quần thì phải trùng với thời gian có pha phát dục của sâu hại thích hợp là vật
chủ/con mồi của đối tượng thiên địch.
- Thả kí sinh/bắt mồi tránh các thời gian nắng nóng nhất trong ngày, nên thả
vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- Không thả kí sinh/bắt mồi trước khi có gió mạnh, mưa.
- Tuỳ đôi tượng kí sinh bắt mồi định sử dụng mà chọn pha phát dục để thả
vào sinh quần cho phù họp. Đối với bọ mắt vàng Chrysopa carnea thì sử dụng ấu
trùng tuổi 2 để thả, ong mắt đỏ được sử dụng pha nhộng sắp vũ hoá trưởng thành
để thả,…
- Các kí sinh/bắt mồi sau khi nhân nuôi lượng lớn trong điều kiện nhân tạo
được đem thả ra đồng ruộng theo 2 cách: thả tràn ngập và bổ sung để tự tích luỹ.
+ Thả tràn ngập là sử dụng một lượng lớn các ký sinh/bắt mồi để thả vào sinh
quần nông nhiệp nơi có đối tượng sâu hại cần phòng chống. Đây là cách dùng các
ký sinh/bắt mồi trực tiếp tiêu diệt loài côn trùng hại khi nó có mật độ cao, có thể
gây hại lớn cho cây trồng. Theo cách này thường thả một lượng cá thể thiên địch
nhiều hơn cần thiết nhằm áp đảo loài hại. Do đó, sau khi thả vài ngày, các ký
sinh/bắt mồi sẽ đạt được hiệu quả nhất định trong việc tiêu diệt loài sâu hại cần
phòng trừ.
+ Thả bổ sung để tự tích luỹ là cách thả thiên địch theo định kỳ với số lượng
cá thể ký sinh/bắt mồi không nhiều trong mỗi lần thả. Việc thả bổ sung để tích luỹ

được tiến hành vào đầu vụ gieo trồng, khi mật độ loài côn trùng hại cần phòng trừ
đạt mức thấp đủ để là thức ăn cho loài thiên địch. Trên cơ sở đó, thiên địch tự tiếp
tục sinh sản và tích luỹ số lượng theo sự gia tăng số lượng của loài hại.
3.2.2. Sử dụng pheromone trong phòng trừ sâu hại
Pheromone còn được gọi là chất dẫn dụ là những nhóm hợp chất hoá học
được các tuyến ngoại của côn trùng tiết ra ngoài môi trường nhằm gây ảnh hưởng
lên tập tính và sinh những cá thể khác cùng loài. Đây là sản phẩm ngoại tiết thực
hiện nhiều chức năng ở côn trùng. Côn trùng có nhiều loại chất dẫn dụ, trong đó
chất dẫn dụ giới tính được nghiên cứu nhiều hơn cả và có ý nghĩa trong phòng
chống côn trùng có hại.
Pheromone giới tính là loại chất dẫn dụ do cá thể côn trùng của một giới tiết
ra ngoài gây phản ứng kích thích sinh dục ở các cá thể giới tính kia. Chất dẫn dụ
giới tính được tuyến ngoại đặc biệt tiết ra, cấu tạo và vị trí các tuyến này ở cơ thể
côn trùng rất đa dạng.
* Đặc trưng chất dẫn dụ giói tính của côn trùng
Chất dẫn dụ giới tính là phương tiện hiệu quả tập hợp các cá thể cùng loài
nhừg khác giới tính đang ở xa nhau. Chúng có hoạt tính sinh học rất cao, có tác
động dù chỉ là một lượng rất nhỏ. Pheromone do trương thành cái tiết ra có
khoảng cách tác động xa hơn trưởng thành đực. Chỉ có trưởng thành cái chưa giao
phói mới tiết ra chất dẫn dụ, đặc biệt với loài chỉ giao phối một lần.
Các kết quả ghiên cứu cho thấy chất dẫn dụ giới tính của phần lớn các loài
côn trùng không chỉ có một thành phần mà gồm nhiều thành phần, chỉ có một số ít
loài pheromone có 1 hay 2 thành phần. Ví dụ: Pheromone của sâu đục quả táo tây
Cydia pomonella có tới 7 thành phần.mặc dù vậy mỗi loại pheromone lại luôn có
một thành phần luô chiếm ưu thế về lượng điều đó có ý nghĩa quan trọng và đặc
trưng cho loài.
* Sử dụng Pheromone
Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được pheromone giới tính ở hơn 900
loài thuộc 12 bộ côn trùng, riêng ở bộ các vẩy là 475 loài.Chất dẫn dụ giới tính ở
273 loài đã được sử dụng trong thực tiễn tập trung ở bộ cánh vẩy 189 loài, cánh

cứng 47 loài, bộ hai cánh 12 loài.
Ở Trung Quốc nghiên cúw và sử dụng hơn 20 loại chất dẫn dụ giới tính ở sâu
tơ, sâu cắn gié, sâu đục thân ngô, sâu hồng đục quả bông
Ở Đài Loan việc sử dụng pheromon giới tính dẫn dụ côn trùng được áp dụng
cho 36000ha rau, 15000ha lạc, đậu xanh voiứ sau tơ và sâu khoang.
Ở Liên Xô cũ tư như ngx năm 1980 đã sử dụng pheromone giới tính để
phòng trừ 20 loại côn trùng vừa là sâu hại vừa là đối tượng kiểm dịch thực vật.

Ở Việt Nam việc sử dụng pheromone được áp dụng trên các laòi sâu hại
sau: Sâu khoang, sâu đo xanh, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu xanh, sâu keo da
láng.
KẾT LUẬN
Biện pháp sinh học không chỉ có tác động về mặt tự nhiên, làm tăng tính
đa dạng tự nhiên, thiết lập cân bằng sinh học. Về mặt kinh tế, biện pháp sinh học
trong nhiều trường hợp bảo đảm lợi nhuận cho người sản xuất, về mặt xã hội, biện
pháp sinh học giúp đảm bảo yêu cầu ngày một cao về nông sản an toàn, nâng cao
nhận thức của người sản xuất và của người sử dụng dẫn đến nâng cao nhận thức
của cả xã hội đối với vấn đề nhạy cảm hiện nay, đó là bảo tồn đa dạng sinh học
hay chính là đảm bảo sự cân bằng sinh học trong sinh quần. Chính vì vậy, cân
bằng sinh học là mục tiêu quan trọng nhất của BVTV hiện đại.

PHỤ LỤC
Các loài thiên địch trên ruộng lúa
Bọ rùa đỏ: tên khoa học Micraspis sp. Là một loài bọ rùa điển hình, hình
ô van, màu đỏ chói đậm hoặc nhạt. Bọ rùa hoạt động vào ban ngày trên ngọn cây
lúa ở môi trường đất cạn cũng như đất ẩm ướt. Cả trưởng thành và sâu non đều
ăn mồi bọ rầy cũng như sâu non và trứng.
Bọ cánh cứng ba khoang: tên khoa học Coleoptera, là loài côn trùng có
thân cứng hoạt động mạnh. Cả sâu non có màu đen bóng và trưởng thành màu đỏ
đều tích cực tìm sâu cuốn lá hại lúa. Ta có thể tìm thấy bọ cánh cứng ba khoang

trong ổ lá do sâu cuốn lá cuốn. Sâu non của thiên địch hóa nhộng dưới đất ở
vùng trồng lúa cạn hoặc trong các bờ ruộng trồng lúa nước. Mỗi con thiên địch
phàm ăn ăn 3-5 con sâu non mỗi ngày. Con trưởng thành cũng tìm bọ rầy và ve
để làm mồi.
Bọ xít nước ăn thịt: tên khoa học Veliidae. Đó là loài bọ xít nhỏ, có vạch
trên lưng, có nhiều trên ruộng nước, con trưởng thành và bọ xít non sống trên
mặt nước, con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không. Loại không có
cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Vicrovelia có thân
hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có một đốt, do đó có thể phân biệt được với các
loài bọ xít khác. Mỗi con cái đẻ 20-30 trứng vào thân cây lúa phía bên trên mặt
nước. Thời gian sống của bọ xít nước là 1-2 tháng, dạng có cánh sẽ tản đi nơi
khác khi ruộng lúa khô nước. Những con trưởng thành tụ tập ăn bọ rầy non khi
chúng rơi xuống nước. Bọ xít non cũng ăn bọ rầy non giống như các loài sâu bọ
khác có thân mềm. Vicrovelia sẽ là một thiên địch có kết quả hơn khi chúng tấn
công thành những nhóm và bọ rầy non là mồi dễ bị khuất phục hơn những con mồi
khác to hơn. Mỗi con Vicrovelia có thể ăn 4-7 con bọ rầy mỗi ngày.
Bọ xít mù xanh: tên khoa học Cytorbinus. là loài thuộc nhóm ăn thực vật,
thứ yếu mới là thiên địch, thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Con trưởng
thành màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên ruộng có bọ rầy phá
hại, cả trên ruộng nước lẫn ruộng khô. Cytorbinus đẻ trứng vào mô thực vật, sau
2-3 tuần sẽ trưởng thành có thể sinh sản 10-20 con non. Chúng tìm trứng rầy ở
bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút khô trứng. Mỗi thiên địch một ngày ăn hết 7-10
trứng hoặc 1-5 bọ rầy.
Con đuôi kìm: Tên khoa học Eborellia. Đặc điểm của loài bọ đuôi kìm là
có một đôi càng sau hình cái kẹp, dùng đẻ tự vệ nhiều hơn là bắt mồi. Eborellia
màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu.
Chúng thường sống ở ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Cách tìm
chúng tốt nhất là đào đất lên. Con cái chăm sóc số trứng chúng đẻ. Mỗi con đẻ
200-350 trứng. Con trưởng thành sống 3-5 tháng và hoạt động chủ yếu vào ban
đêm. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi,

chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Mỗi ngày chúng có thể ăn 20-30 con
mồi.
Việc nuôi thiên địch hàng loạt để thả ra ruộng lúa là một việc làm hết sức
khó khăn và tốn kém. Trên mỗi mảnh ruộng của nông dân đã có sẵn nhiều loại
thiên địch. Các thiên địch cần được bảo vệ bằng cách sử dụng dè dặt thuốc trừ
sâu phổ rộng giết được nhiều loài sâu một cách đúng mức hoặc bằng cách dùng
thuốc trừ sâu chỉ độc với sâu hại mà ít độc với các loài thiên địch. áp dụng triệt
để IPM trên cây trồng, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.
Ngoài ra trên đồng ruộng còn có các loài kí sinh có ích ví dụ như các loại
ong kí sinh,ruồi kí sinh dưới đây:
1.Ong cự kí sinh sâu non:
Tên khoa học là Itoplectis narangae, thuộc họ ong cự, có kích thước vừa, đầu
và ngực đen, chân màu da cam, đuôi bụng đen. Đây là một loài ong chuyên săn
mồi đơn độc, tìm mồi chủ yếu ở ruộng lúa nước. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá
hoặc trong thân cây lúa. Chúng ký sinh sâu cuốn lá non, sâu Rivula atimeta, sâu
đục thân 5 vạch màu nâu, sâu đục thâm bướm cú mèo và sâu đo. Mặc dầu một con
sâu ký chủ có thể bị nhiều con ong ký sinh, nhưng chỉ có thể nở ra một con ong
cái. Một con ong có thể đẻ 200-400 trứng trong thời gian 2-3 tuần.
2. Ong ký sinh hình đèn lồng
Tên khoa học là Charops brachypterum, thân hình màu đen có các đường
viền vàng - vàng da cam ở đầu râu, chân và bụng. Bụng to về phía cuối. Ong này
tìm sâu non của sâu cuốn lá, sâu đo xanh và sâu đục thân hai chấm ở lá lúa. Để ký
sinh sâu đục thân trong thân cây lúa, trước tiên ong xác định sâu non, sau đó chọc
ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký chủ. Ong non ký sinh
không có chân và sau đó ngọ nguậy đến sâu đục thân. Chúng cắn thân ký chủ và
ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài.
3. Ong vàng ký sinh sâu đục thân
Có tên khoa học là Xanthopimpla thuộc bộ cánh màng, họ ong cự, là loài ong
to vừa, màu vàng da cam, có vạch đen ở mỗi đốt bụng. Những ong này không có
các chấm đen ở bụng. Thân hình thô và ống dẫn trứng màu đen. Loài ong này ký

sinh sâu đục thân cả ở môi trường ẩm và môi trường khô. Chúng không bay nhiều,
thường đậu ở trên lá lúa. Mỗi con ong ký sinh một con nhộng sâu đục thân trong
thân cây lúa.
4. Ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá nhỏ
Tên khoa học là Macrocentrus Philippinensis, là loài ong có kích thước vừa
phải đến lớn, có hoặc không có gân chéo thứ hai. Loài ong này có thân hình gầy,
kích thước vừa phải, bụng dài màu da cam hoặc vàng sẫm. Ống dẫn trứng dài gấp
đôi bụng con cái. Con đực cũng có kích thước và màu tương tự như vậy, nhưng
không có ống dẫn trứng. M.Philippinensis có ở tất cả môi trường trồng lúa, bay
trên tán lúa và tìm sâu cuốn lá.
5. Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân
Tên khoa học là Stenpbracon nicevilei. Ong trưởng thành màu nâu vàng có 3
vạch đen ở cánh trưóc và 2 băng đen ở bụng. Ống dẫn trứng dài gấp đôi cơ thể của
chúng. Loài ong này thường xuất hiện ở ruộng khô, chúng tìm sâu đục thân 2
chấm và sâu đục thân bướm cú mèo, chúng đẻ vào mỗi con sâu đục thân nằm
trong thân lúa một quả trứng, từ mỗi trứng ký chủ nở ra một ong ký sinh.
6. Ong đen kén trắng lập thể
Tên khoa học là Cotesia plutellae. Có nhiều loài ong Cotesia plutellae trên
ruộng lúa. Đây là những loài ong nhỏ nhưng mập, cánh trong. Râu dài bằng thân.
Loài ong này có ở tất cả các môi trường trồng lúa. Chuyên ký sinh sâu cuốn lá
nhỏ. Con cái đẻ từ 10 trứng trở lên bên trong một con sâu cuốn lá. Ong nở và ăn
các mô bên trong của sâu cuốn lá. Khi chuẩn bị làm nhộng, ong non rời khỏi sâu
cuốn lá đã chết và làm tổ kén trắng gần đấy.Vòng đời trung bình từ 13-18 ngày.
7. Ong ký sinh trứng rầy

Tên khoa học: Gonatocerus spp.
Họ: Mymaridae
Bộ: Hymenoptera
Ong ký sinh trứng rầy là những con ong đen rất nhỏ, to bằng khoảng hạt cát.
Ong lùng kiếm trứng do rầy đẻ trên cây lúa. Khi đã tìm thầy trứng rầy, ong đẻ

trứng của nó vào bên trong trứng của rầy. Một số loài ong có thể đẻ mỗi ngày 30
trứng. Trong mỗi trứng rầy có 11 con ong phát triển trong đó. Thời gian để con
ong phát triển thành con trưởng thành là hai tuần. Sự phát triển của ong đã tiêu
diệt trứng rầy. Khi mật độ quần thể rầy lên cao. Một số lượng lớn trứng rầy trên
ruộng có thể bị ký sinh. Trứng rầy bị ký sinh thường có màu đen, đôi khi hơi đỏ,
còn trứng rầy không bị ký sinh có màu trắng và khi đã đẻ được vài ngày thì trên
trứng đó có một đốm đỏ.
8. Bộ cánh cuốn ký sinh rầy
Tên khoa học là Halictophagus spectrus, thuộc bộ cánh cuốn, là những ký
sinh nhỏ, cánh xoắn, gần giống bọ rùa. Con cái không có cánh, sống bên trong cơ
thể ký chủ, chỉ có đầu nhô ra khỏi bụng ký chủ. Ruồi đực trưởng thành có cánh
trước giống như hình cái bướu và cánh sau mỏng, giống như hình cái quạt. Con
cái nằm yên tại ký chủ, sau khi được giao phối sẽ đẻ ra 500-2.000 dòi con, chúng
bò ra khỏi ký chủ đã chết và tìm ký chủ mới. Loài ruồi này ký sinh rầy lá và rầy
thân.
9. Ruồi đầu to ký sinh rầy xanh
Tên khoa học là Tomosvaryella subvirescens, chúng là những loài ruồi nhỏ,
đen, đầu tròn, to do mắt phức hợp tạo nên. Ruồi đầu to đậu trên lưng rầy và đẻ
trứng vào bụng rầy, chỉ có một ruồi ký sinh phát triển trên một rầy xanh. Sau khi
phát triển trong cơ thể ký chủ, ruồi làm nhộng trong đất hoặc dưới gốc cây. Từ
trứng đến trưởng thành mất 30-40 ngày. Ruồi sống được 4 ngày và ký sinh 2-3 rầy
trong mỗi ngày.
10. Ong xanh
Tên khoa học: Tetrastichus Schoenobii
Họ: Eulophidae
Bộ: Hymenoptera
11.Ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá
Tên khoa học: Copidosomopsis nacoleiae
Họ: Encyrtidae
Bộ: Hymenoptera

Loài ong ký sinh trứng thú vị nhất khá phổ biến là loài ong đa phôi Copidoso
mopsis. Con ong này đẻ một trứng của nó vào quả trứng của sâu cuốn lá. Nhưng
một quả trứng ong có thật này đã phân chia mãi thành nhiều trứng. Sau cùng từ
một quả trứng ong đơn độc ở trong trứng sâu cuốn lá đã
phát triển thành trên 200 con ong. Những con ong này đồng nhất về mặt di truyền.
Những con ong trường thành nhỏ xíu này sẽ nở ra từ một con sâu non đã phát triển
của sâu cuốn lá. Có thể thấy nhộng của những con ong nhỏ này đầy ở trên cơ thể
sâu non tuổi lớn của sâu cuốn lá.
12. Ong xanh mắt đỏ

Tên khoa học: Trichomalopsis
Họ: Pteromalidae
Bộ: Hymenoptera
Những ký sinh trên trứng này là những con ong nhỏ màu đen, lớn bằng cỡ một hạt
cát. Con ong tìm thấy ổ trứng do bọ xít cái nằm trên ổ trứng để bảo vệ trứng. Do
bọ xít cái tiết ra mùi nặng nên giúp cho ong tìm ra được trứng. Những trứng bọ xít
bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không
bị ký sinh. Một số ổ trứng bắt được có thể chỉ còn có vỏ trứng, do ấu trùng hoặc
ký sinh đã nở rộng. Có thể dễ dàng xác định một quả trứng đã nở ra ấu trùng bọ xít
hay đã nở ra ký sinh bằng cách quan sát hình dáng lổ thủng trên đỉnh quả trứng.
Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều
đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này
đã nở ra một ký
sinh.
13. Ong đen ký sinh bọ xít
Tên khoa học: Telenomus cyrus
Họ: Scelionidae
Bộ: Hymenoptera

Những ký sinh trên trứng này là những con ong nhỏ màu đen, lớn bằng cỡ

một hạt cát. Con ong tìm thấy ổ trứng do bọ xít cái nằm trên ổ trứng để bảo vệ
trứng. Do bọ xít cái tiết ra mùi nặng nên giúp cho ong tìm ra được trứng. Những
trứng bọ xít bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không
bị ký sinh. Một số ổ trứng bắt được có thể chỉ còn có vỏ trứng, do ấu trùng hoặc
ký sinh đã nở rộng. Có thể dễ dàng xác định một quả trứng đã nở ra ấu trùng bọ xít
hay đã nở ra ký sinh bằng cách quan sát hình dáng lổ thủng trên đỉnh quả trứng.
Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều
đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này
đã nở ra một ký sinh


×