Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thuốc điều trị ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.06 KB, 6 trang )

Thuốc điều trị ung thư
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH, NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào
tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo cơ chế kiểm soát về phát triển cơ
thể
Tế bào ung thư có 4 điểm khác biệt với tế bào thường:
- Tăng sinh không kiểm soát được
- Tb mất biệt hóa và mất chức năng trong khi tế bào bình thường có sự biệt hóa để thực
hiện chức năng đã được chương trình hóa.
- Có sự xâm lấn: tb ung thư có thể phát triển xâm lấn sang các mô bên cạnh tiết ra các
enzym để phá hủy các mô xung quanh và thành lập mạch máu riêng để nuôi dưỡng khối
u.
- Có sự di căn: tế bào ung thư ở các mô nguyên phát có thể theo máu hoặc hệ bạch huyết
đến thành lập mô thứ phát ở một cơ quan khác.
Có 2 loại ung thư thường gặp:
- Ung thư biểu mô (carcinom) xuất phát từ các tb biểu mô của các tạng, các cơ quan. Ung
thư biểu mô thường di căn theo đường bạch huyết.
- Ung thư tổ chức liên kết ( sarcom) xuất phát từ các tế bào của tổ chức liên kết của cơ
thể. Ung thư tổ chức thường di căn theo đường máu
Quá trình tiến triển của bệnh ung thư thường chậm và kéo dài. Các Rl chức năng của cơ thể
chỉ xuất hiện khi khối u phát triển to đủ để phát hiện được trên lâm sàng. Triệu chứng đau
chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh.
Trong các mô đa số tb ung thư sau khi tạo thành lại tiếp tục phân chia để nhân lên. Một số tế
bào không phân chia được xếp vào pha G
0
chờ cơ hội thuận lợi sẽ trở lại chu kỳ tế bào gây tái
phát. Thuốc rất khó tác động vào pha này, nên đây là nguyên nhân gây thất bại trong điều trị
ung thư.

Sự phát triển của tế bào ung thư: Đường cong phát triển của tb ung thư được chia thành
3 giai đoạn:


Pha lag: tế bào ung thư phát triển chậm
Pha log: tb ung thư phát triển rất nhanh. Giai đoạn này tb ung thư đáp ứng rất nhanh với
hóa trị liệu, tuy nhiên ở giai đoạn này kích thước khối u còn nhỏ chưa phát hiện được trên
lâm sàng nên đa số bệnh nhân không được điều trị ở giai đoạn này.
1
Pha bình nguyên: Sự phát triển của tb ung thư chậm lại, tỉ lệ tăng trưởng thấp. Giai đoạn
này kích thước khối u có thể phát hiện được trên lâm sàng nhưng tb ung thư ít đáp ứng với
thuốc.
Vì vậy, việc điều trị ung thư có hiệu quả cần phát hiện sớm và điều trị bằng các hóa trị liệu
sớm tốt nhất ở pha log.
Có 3 phương pháp điều trị ung thư:
- Vật lý trị liệu: Dùng tia phóng xạ tiêu diệt các tế bào ác tính
- Hóa trị liệu: Dùng hóa chất để ngăn chặn hoặc tiêu diệt tb ung thư, không cho phát
triển.
- Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u, đặc biệt có giá trị khi khối u được phát hiện sớm.
Nguyên tắc sd thuốc chống ung thư:
- Chỉ sử dung khi có chẩn đoán rõ ràng về mô bệnh học
- Dùng thuốc phải kết hợp phẫu thuật và chiếu xạ
- Dùng phối hợp nhiều thuốc để tăng hiệu quả, giảm kháng thuốc và giảm td KMM. Chú
ý không phối hợp các thuốc có độc tính trên cùng cơ quan và phải giảm liều so với dùng
đơn độc
- Lựa chọn thuốc phải phù hợp vơi loại ung thư, gia đoạn bệnh và tình trạng của bênh
nhân.
- Chọn liều dùng và đường dùng phù hợp
ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM THUỐC
Phân loại:
Theo cơ chế tác dụng có thể phân thành các nhóm:
- Các tác nhân alkyl hóa
- Các chất chống chuyến hóa
- Các kháng sinh chống ung thư

- Một số alcaloid, một số hormon và kháng hormon
- Nhóm thay đổi đáp ứng miễn dịch và các chât khác
Tác dụng của nhóm và cơ chế tác dụng: Các thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc
tế bào ung thư và độc cả với tb thường. Chúng gây nhiều td không mm
- Nhóm kháng chuyển hóa: có cấu trúc tương tự chất nội sinh nên khi vào cơ thể chúng
ức chế cạnh tranh hoặc ức chế tổng hợp purin, pyrimidin hoặc acid folic là những chất
quan trọng trong tổng hợp a.nucleic
- Nhóm alkyl hóa: Khi vào cơ thể chuyển hóa tạo gốc alkyl. Các gốc alkyl liên kết công
hóa trị với guanin ở vị trí N7 của cả 2 mạch trên DNA tạo liên kết chéo giữa 2 mạch
2
của DNA hoặc giữa 2 phân tử trên cùng một mạch, ngăn cản sự tách đôi và sao chép, do
đó ức chế tổng hợp DNA, RNA. Hậu quả tb ung thư không nhân lên, không phát triển
được
- Nhóm chống phân bào: Các thuốc gắn chọn lọc vào các tubulin nên ngăn cản sự tập
hợp các dimer tubulin thành các cấu trúc vi ống là thành phần của thoi gián phân,làm
tan rã giai đoạn gián phân, ức chế sự tách đôi của NST làm tế bào ung thư bị tiêu diệt.
- Nhóm kháng sinh: Các chất kháng sinh thường xen vào giữa cấu trúc DNA hoặc tạo
liên kết chéo giữa 2 phân tử DNA gây tổn thương DNA nên ức chế phân bào
- Nhóm hormon và kháng hormon: Ức chế bài tiết hoặc đối kháng td hormon
- Nhóm thay đổi đáp ứng MD gồm nhiều thuốc với cơ chế td khác nhau: Interferon kích
thích NK của lympho bào và kích thích hoạt tính tiêu diệt khối u của bạch cầu đơn
nhân. Interleukin kích thích miễn dịch ức chế tăng trưởng và lan truyền của khối u.
Tác dụng KMM: Chúng có thể gây độc cho tế bào ở liều điều trị:
- Trên tủy xương: độc với tủy xương, biểu hiện là giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
- Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy liệt ruột, loét miệng
- Trên hệ tk: dị cảm, Rl hành vi, cư xử, ngủ lim, điếc
- Trên da: xạm da, rụng tóc, hói đầu
- Trên sinh sán: dị dạng bào thai
- Td khác: suy tim, loạn nhịp, viêm phổi
CÁC THUỐC CỤ THỂ

Các thuốc có nguồn gốc hóa dược
VINBLASTIN SULFAT
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: Được chiết từ lá, vỏ cây dừa cạn. Tinh chế
bằng sắc ký trên cột oxyd nhôm rồi cho tác dụng với một lượng vừa đủ a, sulfuric.
Nó cũng được tổng hợp hóa học hay sinh tổng hợp
Tính chất lý hóa: Bột kết tinh trắng, tan trong 10 phần nước, không tan trong dm hữu cơ.
Phương pháp kiểm nghiệm:
- Góc quay cực
- Đo độ chảy
- Nhân indol: Hóa chất phẩm vào dd mới pha của vanilin 1% trong HCl có màu hồng
Trộn chế phẩm với dimethyl aminobenzaldehyd và a. acetic kết tinh rồi
cho thêm a. sulfuric thì cho màu hồng.
- Đo UV, SKLM
- ĐL: HPMC
3
Tác dụng và cơ chế: Thuốc chống ung thư kìm tế bào, ức chế đặc hiệu pha M của chu kỳ tế
bào
Cơ chế: Thuốc gắn đặc hiệu vào tubulin nên ngăn cản tạo vi cấu trúc hình ống, là thành phần
quan trọng của thoi gián phân và ức chế sự tách đôi của NST
Dược động học:Dùng đường tiêm TM. Sau khi tiêm thuốc phân bố rộng khắp cơ thể tập trung
nhiều ở lách, gan, mật nhưng không vào dịch não tủy
Chuyển hóa ở gan và thải trừ qua mật, một phần thải qua nước tiểu
Chỉ định điều trị:
Điều trị bẹnh bạch cầu cấp, bệnh hodgkin, u lympho không Hodgkin, sarcom xương, sarcom
cơ vân, u bướu Wilm, u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, tử cung, ung thư phổi tế bào nhỏ,
ung thư tuyến giáp…
Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp độc với thần kinh: như co giật, dị cảm, giảm hoặc mất trương lực cơ, mất phản xạ
sâu
RLTH, hô hấp, giảm bạch cầu, tiêu cầu, viêm lợi, rungjt óc, viêm da, viêm cơ, RL kinh nguyệt,

mất tinh trùng…
Chống chỉ định: Suy tủy, bệnh ở thần kinh, chiếu xạ tia X vùng tĩnh mạch cửa và gan.
Nhiễm khuẩn, nhiễm virus
Người mang thai, thời kỳ cho con bú và mẫn cảm với thuốc
Tương tác thuốc:
Không nên dùng cùng với mytomycin vì dễ gây suy hô hấp nặng. Vơi phenytoin gây cơn động
kinh
Vinblastin được chuyển hóa bởi isoenzym CYP3A của cytochrom P
450
. Dùng vinblastin cùng
với các thuốc ức chế mạnh isoenzym này, chuyển hóa của vinblastin có thể bị ức chế, dẫn đến
xuất hiện sớm hoặc tăng mức độ nặng của các tác dụng phụ của thuốc.
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp: ống tiêm vinblastin sulfat hàm lượng 10 mg/ml.
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
4
5- FLUOROURACIL
Tên quốc tế, tên khoa học: 5- fluoro pyrimidindion – 2,4
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: Tổng hợp hoá học
Tính chất lý hóa:
Không mùi, tan trong 80 phần nước, 170 phần EtOH
ĐT: IR, SKLM
ĐL: Hoà chế phẩm vào dimethylformamid, chuẩn độ bằng dd tetrabutyl amoni hydroxyd với
chỉ thị là thymol xanh
Tác dụng và cơ chế:

Khi vào cơ thể thuốc chuyên hoá thành 5 fluoro 2 deroxyuridin – 5- monophosphat ( 5 –
FdUMP). Chất này cạnh tranh với dUMP nên ức chế thymidylat synthetase gây thiếu
thymidin cho quá trình tổng hợp DNA là cho tb ung thư bị tiêu diệt
Dược động học:
Dùng đường tiêm TM hoặc bôi ngoài da. Sau khi tiêm khuyếch tán vào các mô, đặc biệt thấm
tốt vào các mô u, mô tăng trưởng nhanh như tuỷ xương, niêm mạc ruột và vào được dịch não
tuỷ. Thuốc chuyển hoá qua gan và thải trừ qua đường hô hấp, một phần thải qua thận
Chỉ định điều trị:
Khối u đường tiêu hoá ( thực quản, dạ dày, tuỵ, gan) ung thư biểu mô đường hô hấp, ung thư
vú, buồng trứng, ung thư da.
Tác dụng không mong muốn:
thường gặp là viêm loét da và niêm mạc, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hoá, buồn nôn, nôn, độc
với máu, rụng tóc, đau ngực, thay đổi điện tim.
Chống chỉ định: Thời kỳ mang thai và cho con bú
Tương tác thuốc: Một số thuốc làm tăng tác dụng chống ung thư và độc tính của fluorouracil
như: methotrexat, metronidazol, leucovorin, allopurinol, cimetidin.
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp: Ống tiêm 250mg/5ml, 500mg/10ml. Thuốc mỡ 5%
- tub 20g
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
5
Các thuốc có nguồn gốc dược liệu
Tên thuốc
Phân bố
Bộ phận dùng

Kể tên các hoạt chất chính
Phương pháp chế biến bảo quản
Công dụng, cách dùng, liều dùng
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×