Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Workshop1 Hành vi tổ chức dành cho sv Fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.89 KB, 8 trang )

1
Workshop 1
Sau buổi Workshop này, sinh viên phải nắm được các kiến thức cơ bản và vận dụng
thành thạo chúng trong việc phân tích và đánh giá các vấn đề như sau:
Hiểu được tầm quan trọng của hành vi tổ chức (HVTC) đến sự hoạt động hiệu
quả của cá nhân, nhóm và tập thể.
Phân tích các thách thức và cơ hội hiện nay mà các nhà cán bộ quản l. đang phải
đối mặt.
Thấy được mối liên hệ giữa thái độ và hành vi, các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng
công việc và từ đó có thể biết được những cách mà nhà quản lý sẽ áp dụng để
tăng sự hài lòng và thái độ tích cực trong công việc của nhân viên.
Hiểu được ý nghĩa của chỉ số MBTI và mô hình năm nhân tố chính. Phân biệt
được thái độ và giá trị và nêu lên được sự ảnh hưởng của tính cách liên quan đến
hành vi tổ chức.
Giải thích mối liên hệ giữa nhận thức và việc đưa ra quyết định.
Câu hỏi 1
Trình bày vai trò và chức năng của hành vi tổ chức (HVTC) đối với các nhà quản lý trong
bối cảnh nền kinh tế hiện nay? Một tình huống đặt ra như sau:” Hàng trăm ngàn người
lao động đang tìm việc làm, trong khi các nhà tuyển dụng và quản l. của một số công ty
phàn nàn rằng họ không kiếm được người đạt yêu cầu và phù hợp với công việc. Bạn hãy
giải thích mâu thuẫn này dựa trên kiến thức căn bản về hành vi tổ chức?
Câu hỏi 2
Phân tích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi? Nêu lên các nhân tố cụ thể tác động đến
mối
quan hệ này.
Theo các em, các yếu tố nào sau đây sẽ ảnh hưởng đến một nhân viên sẽ gắn bó lâu dài
với
công ty hay xin nghỉ việc và giải thích về sự lựa chọn này.
9 yếu tố như sau:
Sự bố trí nhân sự và phân công công việc cho nhân viên.
Chính sách và những quy định thực hiện của công ty.


Chương trình huấn luyện và đào tạo phát triển nhân sự.
BUS1042_Hành vi tổ chức Workshop 1
2
Sự thỏa mãn công việc.
Sự thăng tiến trong công việc.
Mức độ căng thẳng của công việc.
Tiền lương.
Cách thức quản l. của công ty/tổ chức/doanh nghiệp.
Cuộc sống cá nhân.
Bài làm
Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ khá phức tạp , khó đo lường gồm các
đặc điểm sau :
Các biến trung hòa : tầm quan trọng của thái đô , tính cụ thể , áp lực xã hội , kinh nghiệm
cá nhân . Tầm quan trọng của tháo độ là phản ánh những giá trị căn bản , tính tư lợi ,
đồng nhất hóa với người khác , với một nhóm mà cá nhân coi trọng … Các thái độ mà cá
nhân cho là quan trọng dễ cho thấy có một mối quan hệ vững chắc với hành vi
Tính cụ thể : thái độ càng cụ thể bao nhiêu thì hành vi càng cụ thể bấy nhiêu , nghĩa là có
mối quan hệ chặt chẽ giữa thái độ và hành vi .
Áp lực xã hội : có một ảnh hưởng đặc biệt với hành vi bạn thể hiện . Thường có sự không
nhất quán giữa thái độ hành vi là do áp lực xã hội
Trải nghiệm cá nhân : quan hệ giữa thái độ và hành vi sẽ rõ hơn nếu thái độ có liên quan
đến những kinh nghiệm quá khứ của cá nhân .
Câu hỏi 3
Một nhân viên văn phòng có tính cách INFP (Hướng nội – Trực giác – Tình cảm – Linh
hoạt)
như sau:
Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài
Thích làm việc một mình hoặc chỉ với một người khác
Hiếm khi chủ động bắt chuyện hoặc xin . kiến người khác
Nhạy cảm với tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người khác

Ngại sự xung đột, dễ cảm thấy bị xúc phạm
Không thích sự gò bó và cam kết; thích sự linh hoạt, ít lập kế hoạch trước
Thong thả và đôi khi bị muộn
Hiện nay, Anh ta đang gặp vấn đề trong việc điều phối nhiều dịch vụ và lên kế hoạch làm
việc
cho nhân viên văn phòng. Bạn hãy đưa ra giải pháp giúp nhân viên này hoàn thành công
việc
một cách hiệu quả hơn.
Câu hỏi 4
Theo bạn những yếu tố nào chi phối việc đưa ra quyết định của một cá nhân trong một tố
chức? Cho ví dụ cụ thể để minh họa cho từng trường hợp cụ thể.
Bài làm
Các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp .
Các nhà quản trị ở các cấp bậc trong tổ chức đều ra quyết định. Vậy cơ sở khoa học của
việc ra quyết định ở những người này là gì? Thực tế từ lâu đãchứng tỏ rằng các quyết
định thiếu cơ sở thường phải gánh chịu những hậuquả nặng nề. Xét từ phương diện tổng
thể cơ sở của việc đề ra quyết định lànhững căn cứ sau:

Nhu cầu. Quyết định về quản trị chỉ t hự c sự cần thiết khi các
hoạtđộng về quản trị có nhu cầu. Nhu cầu ra quyết định thường để giải quyết vấnđề nào
đó. Vì vậy, phải thường xuyên nắm vững các nhu cầu và hiểu các nhucầu quản trị.

Hoàn cảnh thực tế. Là những lực lượng tồn tại bên trong và bên ngoàitổ chức có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc ra quyết định, thực hiện quyết định và kết
quả các quyết định này mang lại.

Khả năng của đơn vị. Ra quyết định phải phù hợp với khả năng của tổchức, bởi chúng
ta phải thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện như thếnào để đánh giá kết
quả các quyết định đó.


Mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Trong kinh doanh, việc xác địnhmục tiêu trong các
thời kỳ bản thân nó vốn là những quyết định quan trọng.Khi mục tiêu đã được quyết
định thì nó là cơ sở cho mọi quyết định kinhdoanh nói chung và trong lĩnh vực
quản trị nói riêng. Chiến lược kinh doanh là phương thức cụ thể hoá cách thực hiện
mục tiêu kinh doanh, vì vậy, nócũng là cơ sở của việc ra quyết định.

Thời cơ và rủi ro. Các tổ chức thành công là các tổ chức nắm bắt đượccác cơ hội và né
tránh được các rủi ro trong kinh doanh. Bởi các tình huốngtrong kinh doanh thường
không chắc chắn. Mức độ thành công hay thất bạicũng như khả năng rủi ro nhiều hay ít
phụ thuộc rất nhiều vào điều mà ngườita gọi là mạo hiểm trong kinh doanh. Biết mạo
hiểm và phòng tránh các rủiro là yêu cầu tất yếu trong việc ra quyết định quản trị.

Tính quy luật và nghệ thuật sáng tạo. Việc nhận thức đúng đắn cácquy luật
khách quan và dụng chúng một cách khoa học là cơ sở quyết địnhsự thành bại
của việc ra quyết định. Nếu đi ngược lại với sự vận động củacác quy luật
khách quan tất yếu bị thất bại. Tuy nhiên, việc vận dụng cácquy luật không có
nghĩa là không cần đến sự sáng tạo của người ra quyếtđịnh. Bản thân các hoạt
động trong quá trình quản trị bị chi phối của nhiềuquy luật. nghệ thuật sáng
tạo cho phép nhà quản trị vận dụng khéo léo sựvận động của từng quy luật và tổng
hợp chúng trong một thể thống nhất, có định hướng , có lợi nhất cho mình .
a, Mô hình ra quyết định hợp lý
Mô hình này dựa trên các giả định hợp lý mà qua đó nhà quản trị đưa ra những lựachọn
thích hợp, tối đa hoá lợi nhuận trong những khuôn khổ ràng buộc nhất định. Ngườira
quyết định hợp lý sẽ xác định vấn đề một cách cẩn thận, xây dựng mục tiêu một cáchrõ
ràng và cụ thể. Hơn nữa những bước tiến trong quá trình ra quyết định sẽ dẫn đến việclựa
chọn các giải pháp đảm bảo tối đa hoá việc đạt được mục tiêu. Điều này ngụ
ý rằngnhà quản trị có thể ra một quyết định chính xác bởi vì kết quả các phương án là
được biết,có sự ưu tiên rõ ràng, sự ưu tiên đó là bất biến và ổn định, không có
ràng buộc về thờigian và chi phí. Và, lựa chọn cuối cùng sẽ tối đa hoá được lợi ích
kinh tế.

b, Mô hình ra quyết định hợp lý giới hạn
Herbert Simon, học giả nổi tiếng về kinh tế và quản trị cho rằng, trong những điềukiện
ràng buộc nào đó, nhà quản trị thực hiện hành động một cách hợp lý (dựa trên lý trí).Bởi
vì con người không thể xử lý và hiểu hết thông tin cần thiết để kiểm tra sự
hợp lý,nên những điều họ làm là xây dựng mô hình đơn giản và trích dẫn những dữ liệu
chính từvấn đề mà không xem xét tất cả các dữ liệu khác tránh làm cho
vấn đề phức tạp hơn. Simon gọi tiến trình ra quyết định này là sự hợp lý giới hạn.
Theo đó, người ra quyết địnhcó thể cư xử thận trọng (mô hình ra quyết định hợp lý) trong
giới hạn của sự đơn giản hoáhay còn gọi là mô hình hợp lý có giới hạn. Và, kết quả thay
vì tối đa hoá một sự lựa chọn,người ra quyết định lựa chọn những giải pháp có thể thoả
mãn các ràng buộc của vấn đề.Các cá nhân hay nhóm trong quá trình ra quyết định theo
mô hình này thường có các biểu hiện sau đây:

Chọn ít hơn các mục tiêu tốt nhất hoặc giải pháp tốt nhất

Chỉ tìm kiếm các phương án trong giới hạn có sẵn

Không có đầy đủ các thông tin và khó kiểm soát các lực lượng môi trường
bêntrong và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả của quyết định.
c, Mô hình quyết định mang tính chính trị
Mô hình này giới thiệu tiến trình ra quyết định trong giới hạn các lợi ích của
bảnthân và của các giới hữu quan có quyền lực. Quyền lực là năng lực ảnh hưởng hoặc
kiểmsoát các quyết định và mục tiêu của các cá nhân, của nhóm, của bộ phận,
hoặc tổ chức.Tiến trình ra quyết định chính trị rất thích hợp khi quyết định có
liên quan đến các giớihữu quan đầy quyền lực, những người ra quyết định bất
đồng về lựa chọn mục tiêu, vàngười phân tích không tìm các phương án.
Nhà quản trị độc lập ra quyết định dựa trên những hiểu biết của mình,hoàn toàn không có
sự tham khảo với các thuộc cấp khác
Mô hình 2
Nhà quản trị đề nghị các thuộc cấp cung cấp các thông tin, sau đó đọclập đưa ra giải

pháp cho vấn đề cần quyết định
Mô hình 3
Nhà quản trị trao đổi với các thuộc cấp có liên quan để lắng nghe ý kiến và đề
nghị của họ mà không cần tập trung họ lại. sau đó nhà quảntrị ra quyết định có thể bị ảnh
hưởng hoặc không bị ảnh hưởng bởi cácý kiến trên
Mô hình 4
Các nhà quản trị trao đổi với tập thể để lấy ý kiến và đề nghị chungcủa họ.
Sau đó nhà quản trị sẽ ra quyết định với nội dung có thể bị ảnh hưởng hoặc
không bị ảnh hưởng bởi ý kiến tập thể
Mô hình 5
Nhà quản trị trao đổi ý kiến với tập thể, lấy ý kiến và đi đến một sựnhất trí
chung. Quyết định đưa ra bị phụ thuộc vào ý kiến đa số củatập thể
Câu hỏi 5
So sánh sự giống và khác giữa thái độ và giá trị. Cho ví dụ cụ thể để làm rõ sự khác biệt
giữa thái độ và giá trị.
Bài làm
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật,
con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào
về một điều nào đó.
Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi
là quan trọng trong các tình huống khác nhau, niềm tin này định hướng
các quyết định và hành động của chúng ta.
Thái độ không giống giá trị nhưng cả hai có
mối liên quan. Mối liên quan này được thể hiện thông qua 3 thành phần
của thái độ:
- Thành phần nhận thức bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ. Ví dụ
mọi người đều tin rằng “phân biệt đối xử là hành động sai trái”. Tôi cũng
đồng ý với ý kiến này và điều đó thể hiện nhận thức về thái độ.
- Thành phần ảnh hưởng là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ. Ví dụ câu
phát biểu: “tôi không thích Tuấn vì anh ta có thái độ phân biệt đối xử với

phụ nữ”, câu này cho chúng ta thấy được cảm xúc của người phát biểu về
sự phân biệt đối xử.
- Thành phần hành vi là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người
hay một việc gì đó. Ví dụ tôi thường tránh gặp Tuấn bởi hành vi phân
biệt đối xử với phụ nữ của anh ta.
Như vậy, thái độ cụ thể hơn giá trị, và bất cứ thái độ nào cũng liên
quan đến một số giá trị nào đó. Nếu như giá trị có tính ổn định cao thì
thái độ lại ít ổn định hơn. Ví dụ, các thông điệp quảng cáo cho ta thấy rõ
nhất sự cố gắng của các nhà sản xuất để thay đổi thái độ của người xem
đối với sản phẩm hay dịch vụ của mình. Trong tổ chức, thái độ quan
trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi trong công việc như hình 3.4.
II. Các loại thái độ
Hầu hết các nghiên cứu về hành vi tổ chức đều quan tâm đến 3 loại
thái độ sau:
1. Hài lòng với công việc. Người hài lòng trong công việc sẽ có thái độ làm
việc tích cực và ngược lại.
2. Gắn bó với công việc được định nghĩa như là mức độ qua đó một người
nhận biết công việc của mình, tích cực tham gia vào công việc và họ cho
rằng kết quả thực hiện công việc là quan trọng cho chính bản thân mình.
Như vậy sự gắn bó với công việc càng cao sẽ làm giảm tỉ vắng mặt và tỉ
lệ thôi việc.
3. Cam kết với tổ chức thể hiện mức độ một nhân viên gắn bó chặt chẽ với tổ
chức và các mục tiêu của tổ chức, mong muốn luôn được là thành viên
trong tổ chức. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ nghịch biến giữa cam
kết với tổ chức và sự vắng mặt hay tỷ lệ thuyên chuyển.
Câu hỏi 6
Phân tích mối liên hệ giữa nhận thức và ra quyết định của một cá nhân? Cho ví dụ cụ thể
để minh họa
Bài làm
V. Mối liên hệ giữa nhận thức và ra quyết định cá nhân

Không phải chỉ có những nhà quản lý mới ra quyết định. Ngay cả
nhân viên - những người không nắm giữ vị trí quản lý cũng ra quyết
định. Có thể nói, cần phải ra quyết định khi có vấn đề cần giải quyết và
phải lựa chọn các giải pháp. Làm thế nào cá nhân trong tổ chức ra quyết
định và giải pháp sau cùng được lựa chọn có đúng đắn không? Điều này
phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của chính cá nhân đó. Ví dụ, khi ra
quyết định chọn một trường đại học để theo học, bạn cần phải có thông
tin về nhiều trường khác nhau. Những thông tin này có thể đến từ nhiều
nguồn khác nhau như từ bạn bè, báo đài, truy cập trên mạng hay do các
trường trực tiếp cung cấp. Có thể các thông tin này mâu thuẫn với nhau,
do đó chúng cần được kiểm tra, xử lý. Vậy thông tin nào sẽ ảnh hưởng
đến quyết định của bạn? Điều đó phụ thuộc vào chính nhận thức của bạn
đấy. Nếu bạn cho rằng thông tin từ bạn bè, từ những người đang theo học
53
tại các trường đó chính xác hơn, thì qưyết định của bạn sẽ dựa trên nguồn
thông tin này.
Phân tích môi quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn. Từ đó rút ra ý nghĩa
thực tiễn của mối quan hệ này
Nhận thức là một quá trình qua đó cá nhân tổ chức, sắp xếp và diễn
giải những ấn tượng giác quan của mình để tìm hiểu môi trường xung
quanh.
Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi
là quan trọng trong các tình huống khác nhau, niềm tin này định hướng
các quyết định và hành động của chúng ta.
(ĐVĐ): Trong mọi hoạt động của xã hội, của thế giới xung quanh ta, Nhận thức và hoạt
động thực tiễn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng
với nhau, trong đó Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức là động lực và mục đích
của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Hơn thế con người
thông qua nhận thức mà tác động vào thế giới khách quan bắt đối tượng bộc lộ ra các đặc
trưng và thuộc tính cơ bản để vừa kiểm tra nhận thức và để nâng cao nhận thức.

Nắm vững mối quan hệ này nó có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức và thực tiễn của cách
mạng Việt Nam.
(GQVĐ): Để hiểu rõ hơn vệ mối quan hệ biện chứng giữa Nhận thức và hoạt động thực
tiễn từ đó tìm ra ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này chúng ta cần biết được bản chất
của nhận thức là gì, và vai trò của hoạt động thực tiễn như thế nào:
Chúng ta đã biết Nhận thức là sự phản ảnh thế giới khách quan vào trong đầu óc con
người. Nhưng đó không phải là sự phản ảnh giản đơn, thụ động, mà là sự phản ảnh
chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thểhay nói khác hơn Nhận thức
đó là sự phản ảnh của chủ thể đối với khách thể trong đó chủ thể của nhận thức là con
người còn khách thể của nhận thức là hiện thực khách quan trong phạm vi hoạt động của
con người. Đó là thế giới vật chất, thế giới tinh thần đã được khách thể hóa. Còn Thực
tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất Lịch sử - Xã hội của con người nhằm
cải tạo thế giới khách quan. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người
tác động vào thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) nhằm biến đổi nó theo nhu cầu,
lợi ích của con người.
Hoạt động thực tiễn rất phong phú, nhưng có 3 hình thức cơ bản đó là hoạt động sản xuất
vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, trong đó hoạt
động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và
phát triển của xã hội.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn có sự tác động
qua lại lần nhau trong đó hoạt động thực tiễn giữ vai trò quyết định, cụ thể của các mối
quan hệ đó là:
Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức- có thể nói như vậy vì xét cho cùng mọi
nhận thức của con người đều có nguồn gốc từ thực tiễn bởi chính từ khái niệm nhận
thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào đầu óc con người, mà thực tiễn là
nơi cung cấp những tài liệu hiện thực khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức,
thông qua nhận thức con người lại tác động trở lại thế giới khách quan bắt đối tượng bộc
lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để con người nhận thức ở
mức cao hơn. Ví dụ như thời tiết mùa hè thì nóng, mùa đông thì rét (đó là hiện thực
khách quan) nó tác động vào nhận thức con người từ đó giúp con người nhận thức vấn đề

và tác động trở lại để thích nghi với nó chẳng hạn như mùa đông thì phải có biện pháp
chống rét và mùa hè thì có hoạt động chống hạn, chống nóng, từ đó làm nảy sinh nhận
thức con người ở mức độ cao hơn.
Ngoài vai trò nêu trên thực tiễn còn là động lực và mục đích của nhận thức; xuất phát
từ thực tế là thực tiễn nó không đứng yên mà nó thường xuyên vận động, phát triển và
chính sự vận động phát triển đó nó luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng
mới cho nhận thức. Chúng ta đều biết hoạt động của con người bao giờ cũng có mục
đích, yêu cầu và quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đó như thế nào, tuy nhiên không
phải bất cứ hoạt động nào nó cũng có sẳn trong đầu óc mà mang tính tiên đoán, dự liệu vì
thế Nếu như mục đích, yêu cầu và cách thức tổ chức thực hiện đúng thì hoạt động thực
tiễn thành công. Xét cho cùng thì mục đích nhận thức của con người không chỉ đơn thuần
dừng lại ở chỗ chỉ để lý giải các hiện tượng, giải thích thế giới mà là tác động đến thế
giới khách quan cải tạo thế giới theo yêu cầu và lợi ích của mình và hoạt động thực tiễn
chính là cách mà con người tác động vào thế giới và cải tạo thế giới theo yêu cầu và mục
đích của mình. Lấy ví dụ đất nước ta trong thời ký quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đó
chính là mục tiêu đúng đắn và phù hợp với yêu cầu phát triển lịch sử nhưng quá trình xây
dựng từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước đây chúng ta vì nôn nóng nên có cách thức tổ
chức không phù hợp vì thế vô hình dung nó thành nhân tố cản trở sự phát triển và thậm
chí làm trị trệ trong thời gian dài.
Một vai trò nữa của thực tiến đối với nhận thức đó là: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân
lý - Sở dĩ thực tiến được xem là tiêu chuẩn của chân lý bởi thực tiễn cao hơn nhận thức vì
nó là hiện thực phong phú, vừa có tính phổ biến là hoạt động vật chất khách quan, có tính
lịch sử - xã hội. Hiện thực lịch sử xảy ra một lần nhưng có nhiều người nhận thức và
nhận thức nhiều lần khác nhau.
Xuất phát từ chỗ hiện thực xảy ra một lần nhưng mỗi người nhận thức khác nhau và mỗi
lần nhận thức cũng khác nhau do đó người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận
thức, không thể lấy nhận thức này làm chuẩn để kiểm tra nhận thức kia bởi chính bản
thân nhận thức được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức khác chưa chắc đã là
nhận thức đúng. Chỉ duy có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thật sự, duy nhất của chân lý.
Bản thân thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý cũng vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính

tương đối. Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn chỉ có 1 và là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của
chân lý ngoài ra không có cái nào khác có thể làm tiêu chuẩn cho chân lý được. Còn tính
tương đối của nó ở chỗ, thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác
bỏ cai sai một cách ngay lập tức. Hơn nữa bản thân, thực tiễn cũng có tính biện chứng,
thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay, thực tiễn nơi này khác thực tiễn nơi khác. Vì
vậy lý luận trên không cho phép con người biến một hiểu biết bất kỳ thành chân lý vĩnh
viễn, bất biến cho mọi lúc mọi nơi.
Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn nó có ý nghĩa
vô cùng to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã
hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua, bởi có mục đích đúng về
công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ
trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước. Hơn 25
năm đổi mới và xây dựng đất nước với những thành tựu to lớn đã đưa đất nước ta từ một
nước nông nghiệp lạc hậu thiếu ăn thường xuyên trở nên một trong những nước xuất
khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, công nghiệp và dịch vụ cũng tăng trưởng nhanh và
mạnh, GDP bình quân tăng đều đặn ngay cả trong lúc kinh tế Thế giới rơi vào đà suy
thoái, vị thế Chính trị của Việt Nam dần được khẳng định trong khu vực cũng như trên
thế giới. Qua những thành tựu của đất nước trong hơn 25 năm đổi mới phát triển - đó
chính là thực tiễn - để chúng ta có cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đường lối đổi mới
của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về Chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày cáng sáng tỏ hơn; hệ thống quan
điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Tuy giai đoạn quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn dài, những thách thức đặt ra ở phía trước đối với Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta còn nhiều nhưng qua những thành công bước đầu của công cuộc đổi
mới cho phép chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh” nhất định thành công.
(KTVĐ): Qua phân tích mối quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn cho thấy
nhận thức và thực tiễn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức chính là

sự phản ảnh của thực tiễn, của thế giới khách quan vào đầu óc con người nhưng đó không
hoàn toàn là sự phản ánh thụ động tức thì mà một sự phản ánh chủ động, tích cực có sáng
tạo để từ đó con người tiến hành các hoạt động vật chất tác động trở lại thế giới khách
quan, tác động vào sự vật bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy
luật vận động để rồi con người nhận thức ngày càng cao hơn. Còn thực tiễn là toàn bộ các
hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người . Thực tiễn luôn giữ vai trò
quyết định đối với nhận thức nó là cơ sở và nguồn gốc của nhận thức, là động lực, và
mục đích của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý.
Nhận thức và nắm vững mối quan hệ trên nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công cuộc
đổi mới và xây dựng đất nước của Đảng, nhà nước và nhân dân ta bởi có mục đích đúng
thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng
phù hợp với thực tiễn của đất nước, việc vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng trên sẽ là
chìa khóa mở ra sự thành công đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ thành công
tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

×