Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại tại icd tanamexco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 78 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ KHO NGOẠI QUAN TẠI ICD
TANAMEXCO



Giảng viên hƣớng dẫn: TH.S HÀ MINH TIẾP
Sinh viên thực hiện: NINH THỊ NGỌC YẾN
Lớp: 08QKNT2


Niên khóa 2008-2012
2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỤC LỤC
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kho ngoại quan và dịch vụ cho thuê kho ngoại quan
1.1 Một số khái niệm về kho và dịch vụ cho thuê kho
1.1.1 Khái niệm về kho
1.1.2 Phân loại kho
1.2 Kho ngoại quan và dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan
1.2.1 Khái niệm kho ngoại quan
1.2.2 Các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu lực hoạt động kho ngoại quan
1.3 Vai trò của dịch vụ cho thuê kho ngoại quan
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến đến hoạt động dịch vụ cho thuê kho ngoại quan
1.5 Công tác thực hiện thủ tục hàng hóa xuất/nhập kho ngoại quan
1.5.1Cơ sở thực hiện
1.5.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan
1.5.3 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập kho ngoại quan
3

1.6 Tình hình cho thuê kho ngoại quan và dịch vụ kho ngoại quan tại Việt Nam
1.7 Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ KNQ tại ICD
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Tây Nam
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của ICD Tanamexco
2.3 Phạm vi hoạt động của ICD Tanamexco
2.3.1 Dịch vụ của ICD Tanamexco
2.3.2 Nhiệm vụ của ICD Tanamexco

2.4 Cơ cấu tổ chức của ICD Tanamexco
2.4.1 Tổ chức nhân sự
2.4.2 Chức năng các phòng ban
2.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.5 Tình hình kinh doanh dịch vụ của ICD Tanamexco trong 3 năm
2.6 Thực trạng dịch vụ cho thuê kho ngoại quan hàng nhập
2.6.1Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan
2.6.2 Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan hàng nhập
2.6.3 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho thuê kho ngoại quan
2.6.4 Quy trình và thủ tục nhập hàng hóa vào kho ngoại quan
2.7 Nhận xét về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại qua
2.7.1 Ƣu điểm
2.7.2 Nhƣợc điểm
2.8 Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3: Môt số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ cho thuê ngoại quan tại
ICD Tanamexco
4

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1 Định hƣớng và phát triển dịch vụ kho ngoại quan tại ICD Tanamexco
3.1.2 Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại
quan ICD Tanamexco
3.1.3 Vị thế của ICD Tanamexco
3.2 Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại
quan tại ICD Tanamexco
3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của
kho ngoại quan nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trƣờng
3.2.2 Giải pháp về quy trình cung ứng dịch vụ kho ngoại quan
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý
3.2.4 Giải pháp về hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật

3.2.5 Hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hƣởng của tính thời vụ để tạo thế chủ động
trong hoạt động dịch vụ kho ngoại quan
3.2.6 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ kho
ngoại quan tại ICD Tanamexco
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan chức năng
3.3.2 Kiến nghị đối với tổ chức ngành nghề
3.4 Kết luận chƣơng 3
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Hệ thống kho ngoại quan hiện nay tại Việt Nam
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của ICD Tanamexco trong 3 năm
(2009-2011)
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco
trong 3 năm (2009-2011)
Bảng 2.3: Bảng số liệu tình hình doanh thu theo nhóm hàng nhập kho ngoại quan ICD
Tanamexco trong 3 năm (2009-2011)














6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình hàng hóa từ kho ngoại quan xuất vào nội địa
Hình 1.2: Quy trình đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất ra nƣớc ngoài
Hình 1.3: Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài gửi vào kho ngoại quan
Hình 1.4: Quy trình đối với hàng hóa từ nội địa nhập vào kho ngoại quan
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ICD Tanamexco
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của ICD Tanamexco trong 3
năm (2009-2011)
Hình 2.3: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco
năm 2009
Hình 2.4: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco
năm 2010
Hình 2.5: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco
năm 2011
Hình 2.6: Biểu đồ tình hình doanh thu nhóm hàng nhập kho ngoại quan ICD
Tanamexco trong 3 năm (2009-2011)
Hình 2.7: Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài về kho ngoại quan ICD Tanamexco
Hình 2.8: Quy trình hàng nhập kho ngoại quan ICD Tanamexco đƣa vào nội địa








7

MỞ ĐẦU
Ý nghĩa chọn đề tài
Từ khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt
Nam có nhiều cơ hội hơn để giao thƣơng và cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế
giới. Hàng hóa và sản phẩm chất lƣợng của Việt Nam đến đƣợc với nhiều cộng đồng
khác nhau hơn. Một phần là nhờ chính sách xuất nhập khẩu mở rộng của Việt Nam.
Phần khác là do các doanh nghiệp đã nắm bắt kịp thời xu hƣớng cũng nhƣ nhu cầu của
khách hàng về các dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải, dịch vụ hậu cần … Tuy nhiên, một
thực tế không thể phủ nhận rằng đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và
nhỏ, nguồn tài chính còn hạn hẹp không thể mở rộng hay đầu tƣ cho việc xây dựng các
kho bãi riêng. Và hiện nay, cũng rất ít ngân hàng đứng ra cho các doanh nghiệp này
vay để mở rộng, xây dựng hệ thống kho bãi riêng cho doanh nghiệp mình. Dẫn đến
hàng hóa tại các các cảng lớn nhỏ, ICD nhƣ VICT, Cát Lái, Tân Cảng, Transimex,
Phƣớc Long,…không đƣợc giải phóng. Điều này cho thấy, hệ thống kho bãi tại Việt
Nam đã không đáp ứng đƣợc lƣợng cầu. Dẫn đến cung cầu mâu thuẫn. Mâu thuẫn này
cũng xuất phát từ nhiều vấn đề khó khăn khác nhau. Cụ thể nhƣ để đầu tƣ xây dựng hệ
thống kho bãi thì doanh nghiệp phải có nguồn tài chính dồi dào, đƣợc nhà nƣớc cấp
phép, trong khi đó chƣa có ngân hàng nào dám cho các doanh nghiệp vay với số vốn
lớn để xây dựng hệ thống kho bãi. Trình độ quản lý hệ thống kho theo tiêu chuẩn nƣớc
ngoài chƣa đƣợc cập nhật. Ngoài ra, các công ty này phải phải có nguồn nhân lực dồi
dào, chuyên nghiệp mà hiện nay, tại Việt Nam chƣa có cơ sở, trung tâm nào đào tạo
nào về chuyên ngành này, hoặc có cũng rất ít và yếu kém. Trong những năm gần đây,
các hãng tàu phát triển mạnh, cùng với lƣu lƣợng hàng hóa ra vào Việt Nam càng lớn

thì tìm kiếm kho bãi, cũng nhƣ các dịch vụ liên quan đến kho bãi càng đòi hỏi nhiều
hơn. Việc thuê kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan đang là
vấn đề quan tâm của các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nƣớc.
Nhƣ vậy, phát triển dịch vụ cho thuê kho ngoại quan là việc cấp thiết cần làm
hiện nay đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu.

8

Mục tiêu nghiên cứu
Qua một thời gian đƣợc thực tập tại ICD Tanamexco, em nhận thấy việc quản
lý, khai thác conatiner tại ICD Tanamexco đã không ngừng phát triển, đi vào ổn định.
Dịch vụ cho thuê kho ngoại quan là hoạt động mới của ICD nên chƣa đƣợc công ty tập
trung đầu tƣ khai thác một cách thực sự có hiệu quả. Do đó, em đã quyết định chọn đề
tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình: “Một số giải pháp góp phần phát
triển hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho ngoại quan của ICD
Tannamexco”. Nhằm nghiên cứu tìm hiểu và đƣa ra một số giải pháp góp phần phát
triển hệ thống kho bãi nói chung và kho ngoại quan nói riêng tại ICD Tanamexco.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kho ngoại quan và các dịch vụ
liên quan đến kho ngoại quan tại ICD Tanamexco
 Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp do công ty cung cấp từ năm 2009 đến 2011
 Chỉ nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung sau:
+ Hàng nhập khẩu kho ngoại quan đƣa vào nội địa
+ Hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài về kho ngoại quan
Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp phân tích và thống kê
 Phƣơng pháp quan sát thực tế
 Phƣơng pháp tổng hợp
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Chƣơng 1: Cơ sở lý về kho ngoại quan và dịch vụ cho thuê kho ngoại quan

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan của ICD
Tanamexco
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động kinh dịch vụ cho thuê
kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHO NGOẠI QUAN VÀ DỊCH VỤ CHO THUÊ
KHO NGOẠI QUAN
1.1 Một số khái niệm về kho và dịch vụ cho thuê kho
1.1.1 Khái niệm về kho
Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị
hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và
chi phí thấp nhất.
1.1.2 Phân loại kho
Có nhiều loại hình kho khác nhau đƣợc phân loại dựa theo đối tƣợng phục vụ, theo
quyền sở hữu, theo điều kiện thiết kế, thậm chí theo đặc điểm kiến trúc hay theo mặt
hàng bảo quản…Tuy nhiên, do cách sử dụng khá linh hoạt đáp ứng nhu cầu lựa chọn
và mục đích sử dụng kho nhằm mang lại hiệu quả kinh kế cao nhất mà có thể có các
loại kho nhƣ sau:
1.1.2.1 Phân loại theo đối tƣợng phục vụ.
Kho định hƣớng thị trƣờng: kho đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thị
trƣờng mục tiêu. Kho này có chức nƣng chủ yếu là dịch vụ khách hàng: tổng
hợp các lô hàng và cung ứng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.
Kho định hƣớng nguồn hàng: Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứng
các yêu cầu cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, và các yếu tố đầu vào khác của
các nhà sản xuất và do đó chức năng chủ yếu là thu nhận và tập trung vận
chuyển, tiếp tục quá trình sản xuất và dự trữ thời vụ.
1.1.2.2 Phân loại theo điều kiện thiết kế, thiết bị

Kho thông thƣờng: có đặc điểm thiết kế, kiến trúc xây dựng và thiết bị thực
hiện quá trình công nghệ trong điều kiện bình thƣờng.
Kho đặc biệt: Có đặc điểm thiết kế-kiến trúc xây dựng và thiết bị riêng biệt
để bảo quản những hàng hóa đặc biệt do tính chất thƣơng phẩm và yêu cầu
10

của quá trình vận động hàng hóa nhƣ kho lạnh, kho ngoại quan, kho bảo
thuế…
1.1.2.3 Phân theo đặc điểm kiến trúc
Kho kín: Có khả năng tạo môi trƣờng bảo quản kín; chủ động duy trì chế độ
bảo quản, ít chịu ảnh hƣởng của các thông số môi trƣờng bên ngoài.
Kho nửa kín: chỉ có thể che mƣa nắng cho hàng hóa, không có các kết cấu
(tƣờng) ngăn cách với môi trƣờng ngoài kho.
Kho lộ thiên (bãi chứa hàng): Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng hóa
ít hoặc không bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi của khí hậu, thời tiết.
1.1.2.4 Phân loại theo mặt hàng bảo quản
Kho tổng hợp: Có trình độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cao. Kho bảo
quản nhiều loại hàng hóa theo các khu kho và nhà kho chuyên môn hóa.
Kho chuyên nghiệp: Chuyên bảo quản một nhóm hàng/loại hàng nhất định.
Kho hỗn hợp: Có trình độ tập trung hóa và chuyên môn hóa thấp nhất. Kho
bảo quản nhiều loại hàng hóa trong một khu kho hoặc nhà kho.
1.2 Kho ngoại quan và dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan
1.2.1 Khái niệm kho ngoại quan:
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi đƣợc lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách
với khu vực xung quanh để tạm lƣu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối
với hàng hóa từ nƣớc ngoài, hoặc từ trong nƣớc đƣa vào kho theo hợp đồng thuê kho
ngoại quan đƣợc ký giữa chủ hàng và chủ kho dƣới sự kiểm tra, giám sát của Hải
quan.
Kho ngoại quan thƣờng có 2 loại: kho ngoại quan công cộng và kho ngoại quan
tƣ nhân.

+ Kho ngoại quan công cộng: thƣờng do các tổ chức chính phủ hoặc cơ quan
nhà nƣớc quản lý
+ Kho ngoại quan tƣ nhân: do các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh các dịch
vụ có liên quan đến kho bãi nhƣng phải đƣợc Hải quan cấp phép.
11

1.2.2 Các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan
1.2.2.1 Dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ
trợ trƣớc, trong và sau khi bán. Khác với hàng hóa vật chất, dịch vụ là một quá trình và
có bốn đặc điểm riêng biệt sau:
o Một là, các dịch vụ là vô hình: chất lƣợng của dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào sự
cảm nhận của khách hàng.
o Hai là, dịch vụ không đồng nhất luôn luôn biến động
o Ba là, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời.
o Bốn là, dịch vụ không thể cất giữ trong kho làm phần đệm, điều chỉnh sự thay
đổi nhu cầu thị trƣờng.
Cùng với đà phát triển của xã hội ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ mới ra
đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nói chung, có hai loại hình dịch vụ chính:
dịch vụ mang tính sản xuất (dịch vụ vận tải, dịch vụ cho thuê kho vận, dịch vụ cho
thuê máy móc…) và dịch vụ mang tính thƣơng mại thuần túy (dịch vụ quảng cáo,
giám định hàng hóa, tƣ vấn…)
1.2.2.2 Dịch vụ kho vận
Dịch vụ kho vận là hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng ở kho bao gồm các
dịch vụ chính nhƣ cho thuê kho để chứa, bảo quản và vận chuyển hàng hóa…Ngoài ra,
còn có các dịch vụ khác nhƣ: xếp dỡ, đóng gói, giám định hàng hóa…
1.2.2.3 Dịch vụ kho ngoại quan
Mọi kho ngoại quan đều thực hiện chức năng nhập, xuất, bảo quản hàng hóa
đƣợc phép xuất khẩu, nhập khẩu qua kho và thực hiện các hợp đồng dịch vụ liên quan
hợp pháp. Các hoạt động dịch vụ đƣợc bổ sung theo yêu cầu của chủ kho ngoại quan

nhằm thỏa mãn những nhu cầu về hoàn thiện sản phẩm hoặc những nhu cầu thúc đẩy
nhanh việc nhập-xuất hàng hóa ở kho ngoại quan.
Những hoạt động dịch vụ theo yêu cầu của chủ hàng đã ký kết trong hợp đồng
thuê kho hoặc của chủ kho không làm tăng thêm giá thuê kho. Những hoạt động phát
12

sinh sau hợp đồng theo yêu cầu của chủ hàng thì chủ hàng phải trả chi phí cho việc
thực hiện các dịch vụ ấy.
Dịch vụ kho ngoại quan là một loại hình mới trong dịch vụ kho vận tại Việt
Nam. Song, lại rất phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Mỹ, Pháp, Ấn
Độ, các nƣớc EU…
Dịch vụ kho ngoại quan bao gồm:
 Dịch vụ liên quan đến hàng hóa: chọn lọc, đóng gói, chế biến lại, tách gói…
 Dịch vụ lƣu thông: vận chuyển từ kho ngoại quan đến nơi xuất khẩu hoặc từ nơi
nhập khẩu đến kho ngoại quan và di chuyển hàng hóa giữa các kho.
 Làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, thanh toán và các dịch vụ tƣ vấn khác liên
quan đến việc kinh doanh của các chủ hàng.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực hoạt động kho ngoại quan
1.2.3.1 Chỉ tiêu doanh thu
Chỉ tiêu định lƣợng đầu tiên mà mọi doanh nghiệp đều cần phải quan tâm đến
đó là doanh thu và lợi nhuận đạt đƣợc từ việc cung cấp dịch vụ kho ngoại quan mang
lại: DT= Q×P
Trong đó:
DT: Doanh thu
Q: Sản lƣợng hàng hóa (dịch vụ) trong 1 thời gian nhất định (1 năm)
P: Giá hàng hóa (dịch vụ)
Bên cạnh đó có thể tính đến số lƣợng hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các khách
hàng trong một giai đoạn nhất định (tháng, quý, năm)
1.2.3.2 Khối lƣợng hàng hóa lƣu chuyển của kho ngoại quan
Đây là chỉ tiêu định lƣợng. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng số lƣợng (tấn) vật tƣ,

hàng hóa nhập, xuất, bảo quản ở kho ngoại quan trong từng khoảng thời gian nhất định
13

(năm, quý, tháng). Nó cũng có thể tính bằng các đơn vị hiện vật khác nhƣ: m
3
,
lít…hoặc xác định theo số lƣợng danh điểm mặt hàng nếu vật tƣ có nhiều danh điểm.
1.2.3.3 Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa qua kho ngoại quan
Đây là tiêu chí chất lƣợng. Chỉ tiêu này thể hiện thời gian vật tƣ, hàng hóa lƣu kho dài
hay ngắn. Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa qua kho đƣợc xác định bằng một trong hai chỉ
tiêu:
-Số ngày của một vòng lƣu chuyển (ký hiệu N) N=
𝐎𝐭𝐛×𝐓
𝐗
(ngày)
-Số vòng lƣu chuyển (ký hiệu V): V= X / Otb (vòng)
Trong đó:
Otb: tồn kho trung bình trong kỳ (tấn)
T: thời gian theo lịch trong kỳ (ngày)
X: lƣợng hàng hóa xuất kho trong kỳ
1.2.3.4 Bảo quản toàn vẹn hàng hóa
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ giữ gìn số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa bảo quản
ở kho ngoại quan. Dựa vào tính chất, điều kiện bảo quản và kỳ hạn bảo quản, khu vực
và thời tiết nơi bảo quản ngƣời ta tính toán đƣợc lƣợng hao hụt tự nhiên cho phép đối
với từng loại hàng hóa, dựa vào đó tính đƣợc hao hụt định mức trong kỳ.
Lƣợng hao hụt tự nhiên định mức trong kỳ của loại vật tƣ hàng hóa có hao hụt
đƣợc tính bằng công thức:
H =
(𝑿+𝑶𝒕𝒃)×𝑵
𝑻

× 𝒉%
Trong đó:
H: lƣợng hao hụt định mức trong kỳ (năm, quý) của loại hàng hóa (tấn)
14

X: lƣợng vật tƣ hàng hóa xuất kho trong kỳ (tấn)
Otb: lƣợng vật tƣ hàng hóa tồn kho thời điểm cuối kỳ (tấn)
N: thời gian bảo quản bình quân hàng hóa ở kho (ngày)
h%: tỷ lệ hao hụt tự nhiên cho phép (năm, quý)
1.2.3.5 Sử dụng diện tích và dung tích nhà kho
Để đánh giá việc sử dụng diện tích (mặt bằng) ngƣời ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng
diện tích có ích (ký hiệu hf): hf = f
1
/f ×100%
Trong đó:
f: diện tích có ích (m
2
)
f
1
: diện tích thực tế chứa hàng (m
2
)
Để đánh giá việc sử dụng thể tích nhà kho đƣợc xác định bằng tỷ số giữa thể tích có
chứa vật tƣ hàng hóa và thể tích của kho theo thiết kế: h
v
= V
kl
/V
tk

×100%
Trong đó:
h
v
: tỷ lệ sử dụng thể tích của kho ngoại quan (%)
V
kl
: thể tích thực tế chứa vật tƣ hàng hóa
V
tk
: thể tích kho ngoại quan theo thiết kế
1.2.3.6 Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: H
n
= Q
th
/ N
dv
×100%
Trong đó:
Q
th
: Khối lƣợng hay giá trị thực hiện dịch vụ yêu cầu
N
dv
: Nhu cầu dịch vụ


15

1.3 Vai trò của dịch vụ cho thuê kho ngoại quan đối với hoạt động xuất nhập

khẩu
Trong lĩnh vực xuât nhập khẩu, kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến kho
ngoại quan nhƣ một chất xúc tác thu hút các doanh nghiệp nội địa và quốc tế, giúp
hoạt động kinh doanh mua bán đƣợc thuận lợi và dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có nhu
cầu xuất nhập khẩu sẽ chủ động hơn, gửi hàng kho ngoại quan để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa trên thị trƣờng, kịp thời đáp ứng nhu cầu
thị trƣờng khi khát hàng. Đối với các nhà xuất khẩu, kho ngoại quan nhƣ một “cánh
tay nối dài”, giữ một vai trò nhƣ một đầu cầu để tiếp cận thị trƣờng trƣớc khi đƣa vào
thị trƣờng chính thức. Với những thị trƣờng ở cách xa kể cả thị trƣờng truyền thống,
kho ngoại quan thực sự trở thành sân nhà hoặc ga chờ lý tƣởng. Đặc biệt là những mặt
hàng dễ hƣ hỏng nhƣ nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc hoặc những
mặt hàng cần phải tái chế, gia cố, gia công thêm một số công đoạn trƣớc khi tiêu thụ
chính thức thì kho ngoại quan có một vị trí cần thiết. Đối với các nhà nhập khẩu,
doanh nghiệp không phải nộp thuế ngay cho toàn bộ lô hàng mà chỉ cần nộp phần
hàng đã xuất kho theo nhu cầu tiêu thụ trên thị trƣờng, giúp các doanh nghiệp tránh
đƣợc khó khăn về mặt tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị số lƣợng
hàng lớn cho thị trƣờng, đảm bảo việc cung cấp cho vận tải không bị ngắt quãng và
không phải huy động vốn để nộp thuế. Tạo thuận lợi cho việc giải phóng lƣợng hàng
tồn kho ở bến cảng, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Do giảm đƣợc chi phí, thời gian nên các nhà kinh doanh sẽ giảm đƣợc giá thành sản
phẩm, tập trung vào hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng. Những kho ngoại quan này có thể nhận hàng hóa trong nƣớc cũng nhƣ hàng
hóa ở nƣớc ngoài, vì vậy, mà kho ngoại quan thƣờng đƣợc phân bố ở các cảng biển,
sân bay, ga, cửa khẩu…thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa đƣợc linh hoạt. Hơn
nữa dịch vụ kho ngoại quan cung cấp cho khách hàng các quy trình đặt hàng, thiết bị
sửa chữa ngoài, lắp ráp thành phẩm theo ý khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi hơn
trong quá trình giao nhận hàng hóa của khách hàng…
Kho hàng có vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi hoạt động logistics thì kho
ngoại quan đƣợc ví nhƣ nguồn nƣớc cung ứng cho thị trƣờng khát hàng hóa. Kho
16


ngoại quan không chỉ đóng vai trò quan trọng cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò
quan trọng cho bạn hàng, các tổ chức, nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm đƣợc chi
phí, bảo quản và dự trữ tốt hàng hóa.
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ cho thuê kho ngoại quan
Vì cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vu kho vận cũng có những điểm giống với
các ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên, dịch vụ kho vận cũng có những điểm riêng biệt:
+ Phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu khách hàng nên hoạt động dịch vụ diễn ra thất
thƣờng, không liên tục.
+ Khối lƣợng hàng gửi qua kho phụ thuộc vào tuyến đƣờng và phƣơng tiện
chuyên chở. Nếu phƣơng tiện chuyên chở tiện lợi và liên tục thì nhu cầu gửi
hàng sẽ tăng.
Cũng nhƣ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động cho thuê kho ngoại quan
và các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các
doanh nghiệp phải kiểm soát đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng của môi trƣờng đến hoạt
động và kết quả mà dịch vụ này mang lại.
 Yếu tố chính phủ và chính trị
Hoạt động của doanh nghiệp luôn đòi hỏi gắn liền với các yếu tố chính phủ và
chính trị, nhờ các chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu nhƣ giảm thuế xuất khẩu,
hàng lƣu kho ngoại quan chỉ đóng một thuế lô hàng nào đƣợc xuất không bắt buộc
phải đóng hết toàn bộ đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang
các thị trƣờng nƣớc ngoài. Tạo điều kiện cho sản phẩm Việt Nam cạnh tranh với các
sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thế giới. Song đây cũng là thách thức cho
nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Vì khi gia nhập WTO, AFTA…thì việc cạnh tranh sẽ
ngày càng gay gắt hơn.
 Yếu tố kinh tế
Yếu tố này bao gồm chính sách tài chính, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu
kỳ kinh tế… Dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay không cũng đều phải vay ngân
hàng vì thế lãi suất ngân hàng luôn có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
17


Hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có
nguồn vốn dồi dào, phải có những tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay với lãi suất phù
hợp. Nhiều năm trở lại đây, các kho ngoại quan đƣợc xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam
thƣờng do các tổ chức, công ty nƣớc ngoài liên doanh đầu tƣ xây dựng. Các kho ngoại
quan của Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu chuyên nghiệp một phần cũng vì thiếu vốn để
đầu tƣ. Công tác tài chính đƣợc thực hiện tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay kìm
hãm đối với quá trình cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ kho bãi, hậu cần thì vấn đề này hết sức quan trọng, nó là một yếu tố ảnh hƣởng
chính quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
 Yếu tố công nghệ- kỹ thuật
Tuy hoạt động dịch vụ kho ngoại quan chỉ mới phát triển trong mấy năm trở lại
đây. Nhƣng trên thế giới, hầu nhƣ các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này đều sử
dụng những công nghệ hiện đại, những phần mềm quản lý kho tiên tiến bậc nhất.
Trong khi đó, Việt Nam chỉ sử dụng những phần mềm quản lý đơn giản. thiếu chuyên
nghiệp và đa số đều phải cần phải tốn chi phí để thuê lao động sống.
 Yếu tố đổi thủ cạnh tranh
Thƣờng là các công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi nói chung, các công
ty kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan nói riêng. Nhiều tập đoàn lớn của nƣớc ngoài
hiện đang có mặt tại Việt Nam xây dựng những kho ngoại quan tƣ nhân cạnh tranh với
nhiều công ty Việt Nam. Họ hơn cả về công nghệ, quy mô và dịch vụ cung ứng. Đây
cũng là những điểm yếu mà các doanh nghiệp chúng ta vẫn còn thiếu và yếu.
Với việc mở rộng chính sách đầu tƣ thƣơng mại và ƣu tiên phát triển hệ thống
hậu cần, các dịch vụ logistics trong tƣơng lai nếu các doanh nghiệp Việt Nam không
kịp đổi mới thì rất nhanh chóng bị mất thị phần trên chính “sân nhà”.
 Yếu tố thị trƣờng
Thị trƣờng đƣợc đề cập ở đây là thị trƣờng nội địa và thị trƣờng thế giới.
Việt Nam đƣợc xem là thị trƣờng tiềm năng của khu vực Đông Nam Á, năm 2011,
theo khảo sát thì Việt Nam lọt vào top 10 nƣớc có chỉ số tiêu dùng cao. Chỉ số giá tiêu
18


dùng CPI năm này là 18,12% và theo dự đoán những năm tới sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy,
thị trƣờng nội địa có biến chuyển tốt đối với sự tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh việc đẩy
mạnh xuất khẩu nông sản, hải sản, các mặt hàng giày dép, quần áo… sang thị trƣờng
EU thì còn phải thực hiện mục tiêu sắp đến là thị trƣờng Châu Phi. Đòi hỏi phải xây
dựng nhiều kho ngoại hơn nữa nhằm dự trữ, khi thị trƣờng nƣớc ngoài cần và có nhu
cầu thì lập tức có hàng để cung ứng.
Với lợi thế Việt Nam có đƣờng bờ biển dài, sông ngòi nhiều, lại là thị trƣờng mới
và màu mỡ của Châu Á, xu hƣớng đầu tƣ vào các thị trƣờng nhƣ Việt Nam sẽ tăng cao
trong những năm sắp đến.
Đây là những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại
quan, ngoài ra còn một số yếu tố khác: yếu tố dân số, yếu tố văn hóa…
1.5 Công tác tổ chức thực hiện xuất/nhập hàng hóa tại kho ngoại quan
1.5.1 Cơ sở thực hiện
Việc thuê kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan phải dựa
trên cơ sở pháp lý nhƣ: các quy phạm pháp Luật Quốc tế, công ƣớc về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam, các
hợp đồng thuê kho, hợp đồng dịch vụ…
Thêm vào đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật liên
quan đến dịch vụ cho thuê kho ngoại quan và các dịch vụ thực hiện trong kho ngoại
quan nhƣ: Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, quy định chi tiết một số điều
luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát của Hải quan đối với kho ngoại
quan. Ngoài ra, còn có thông tƣ 79/2009/TT_BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính
về thủ tục thành lập kho ngoại quan, các hoạt động dịch vụ trong kho ngoại quan.
Thông tƣ 194, 195/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, hƣớng
dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Cũng theo Nghị Định 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thƣơng mại điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh
doanh dịch vụ logistics có quy định: Đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch

19

vụ logistics, trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này
chấm dứt vào năm 2014.
1.5.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng xuất kho ngoại quan.
1.5.2.1 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng từ kho ngoại quan
xuất ra nƣớc ngoài.
Hình 1.1: Quy trình đối với hàng từ kho ngoại quan xuất ra nƣớc ngoài











Nguồn: Tổng cục hải quan
B1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng nộp cho hải quan kho ngoại
quan hồ sơ sau:
a. Tờ khai nhập xuất kho ngoại quan: 2 bản chính
Hàng hóa của một lần nhập kho khai trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan
đƣợc đƣa ra kho ngoại quan 1 lần hoặc nhiều lần.
Chủ hàng ký kết
hợp đồng với
ngƣời mua hàng

Chủ hàng yêu
cầu xuất hàng
cho ngƣời mua
Chủ hàng làm
thủ tục xuất
hàng
Xuất hàng kho
ngoại quan

Hải quan xác nhận
lên tờ khai xuất
nhập KNQ

Lên hãng tàu
lấy cont và
seal
Làm thủ tục chuyển
cửa khẩu

20

b. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 1 bản sao
c. Giấy ủy quyền xuất hàng
d. Phiếu đóng gói theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính
B2: Làm thủ tục xuất hàng
Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho
đối với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho, thực hiện chế độ giám sát hải quan
theo quy định.
B3: Xác nhận lên tờ khai xuất/nhập kho ngoại quan
B4: Làm thủ tục chuyển cửa khẩu (nếu có)

1.5.2.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan
xuất vào nội địa
Hình 1.2: Quy trình hàng hóa từ kho ngoại quan xuất vào nội địa





Nguồn: Tổng cục hải quan
Chủ hàng sau khi ký hợp đồng đồng ý bán lô hàng thì ngƣời mua cần
thực hiện một số thủ tục để nhận đƣợc hàng hóa
B1: Chủ hàng (ngƣời ký hợp đồng thuê kho ngoại quan và cũng là ngƣời
bán lô hàng) sẽ xuất lệnh giao hàng yêu cầu xuất kho ngoại quan giao hàng cho
ngƣời mua. Lệnh giao hàng phải do ngƣời ký hợp đồng thuê kho ngoại quan
hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền (bằng văn bản) ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên,
nội dung cần thể hiện thông tin ngƣời chi trả các phí lƣu kho hoặc phí bốc lên
xe…(nếu có thay đổi so với hợp đồng).
Chủ hàng
Cấp lệnh
giao hàng
D/O
Ngƣời
mua đến
KNQ đổi
lệnh giao
hàng
Khai hải
quan
hàng
nhập vào

VN
Ngƣời mua
sẽ thuê vận
tải chở
hàng về kho
riêng
21

B2: Ngƣời mua hàng mang lệnh giao hàng gốc, kèm theo chứng minh
nhân dân và giấy giới thiệu đến kho ngoại quan để đổi lệnh giao hàng do kho
ngoại quan phát hành
B3: Khai báo hải quan hàng nhập vào Việt Nam và đăng ký tờ khai hàng
hóa đƣa vào nội địa: thực hiện nhƣ thủ tục đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hóa
từ nƣớc ngoài theo quy định của từng loại hình nhập khẩu.
B4: Hải quan kho ngoại quan làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho ngoại
quan và xác nhận trên tờ khai nhập/xuất kho ngoại quan.
B5: Kiểm tra thực tế hàng hóa nếu phải kiểm tra và hoàn thành thủ tục
hải quan nhập khẩu hàng vào nội địa.
1.5.3 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng nhập vào kho ngoại quan
1.5.3.1 Quy trình và thủ tục nhập hàng từ nƣớc ngoài gửi vào KNQ
Hình 1.3: Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài gửi vào kho ngoại quan








Nguồn: Tổng cục hải quan

Khách hàng muốn gửi hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài vào kho ngoại quan cần
thực hiện các bƣớc sau:
Tìm hiểu
thông tin,
đàm phán giá
Ký hợp đồng
thuê kho
ngoại quan
Khách hàng cung
cấp bộ chứng từ
hàng nhập kho
ngoại quan
Dỡ hàng từ tàu
nhập vào kho
ngoại quan
Khai hải quan
hàng nhập kho
ngoại quan
22

B1: Khách hàng sẽ tìm hiểu thông tin về các kho ngoại quan cho phép
nhập hàng hóa vào Việt Nam, sau đó chủ kho ngoại quan và khách hàng sẽ thỏa
thuận về giá thuê kho.
B2: Nếu chủ kho và khách hàng đã đàm phán giá xong, hai bên sẽ ký kết
hợp đồng thuê kho ngoại quan.
B3: Tiếp đến khách hàng sẽ phải cung cấp bộ chứng từ gốc về hàng nhập
cho chủ kho ngoại quan theo quy định nhƣ: Vận đơn, tờ khai hàng hàng hóa,
hóa đơn thƣơng mại, chứng nhận xuất xứ, giấy ủy quyền nhận hàng (nếu chƣa
đƣợc ủy quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan), lệnh giao hàng của hãng
tàu…Trƣờng hợp lệnh giao hàng, nếu là hàng container thì chủ hàng mang vận

đơn gốc sang hãng tàu để đổi lệnh giao hàng, các trƣờng hợp khác thì đổi lệnh
tại đại lý tàu.
B4: Khai báo hải quan: hải quan tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp nhập
hàng khai báo với hải quan kho ngoại quan bao gồm:
a. Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính
Do doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan theo mẫu 29 của cơ quan hải quan (Ban
hành kèm theo Thông tƣ số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính).
Ngoài tên và chi cục cơ quan hải quan thì tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại
quan gồm 2 phần: Thông tin chung và thông tin đƣa hàng vào kho ngoại quan.
 Phần thông tin chung:
 Chủ kho ngoại quan
 Ngƣời thuê kho ngoại quan
 Địa điểm kho ngoại quan
 Giấy phép thành lập kho ngoại quan
 Hợp đồng thuê kho ngoại quan thể hiện: Số hợp đồng, ngày hợp đồng, ngày
hết hạn hợp đồng, các nội dung ủy uyền
 Chứng từ ủy quyền: Số chứng từ, nội dung ủy quyền
23

 Phần thông tin đƣa hàng vào kho ngoại quan:
 Nguồn gốc hàng hóa
 Chứng thƣ chứng minh xuất xứ hàng hóa (C/O): tên chứng từ, số chứng từ
 Cửa khẩu nhập
 Mã hàng
 Tên hàng, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số lƣợng nhập khẩu, đơn vị tính…
 Chứng từ phải xuất trình theo yêu cầu của hải quan, tùy theo loại hàng hóa mà
hải quan yêu cầu
 Xác nhận hàng nhập kho ngoại quan của cơ quan hải quan
b. Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã ký với cơ quan hải quan : 01 bản

sao có xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan.
Do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan phải quy định rõ tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa,
khối lƣợng hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa, thời hạn thuê kho, các dịch vụ có yêu cầu,
trách nhiệm của các bên ký hợp đồng thuê kho ngoại quan
Trƣờng hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải
có hợp đồng thuê kho ngoại quan. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng nhƣ đối với
hợp đồng thuê kho ngoại quan, đƣợc tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập kho
ngoại quan và ghi ngày hết hạn vào ô số 2 của tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại
quan (mẫu HQ/2002-KNQ)
Thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan không quá 365 ngày, kể từ ngày hàng
hóa đƣợc gửi vào kho. Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
cho Hải quan kho ngoại quan biết trƣớc khi hợp đồng thuê kho hết hạn. Trƣờng hợp
chủ hàng có đơn đề nghị, đƣợc sự đồng ý của Cục trƣởng Hải quan thì đƣợc gia hạn
thêm không quá 180 ngày, kể từ ngày hợp đồng hết hạn.
c. Giấy ủy quyền nhận hàng (nếu chƣa đƣợc ủy quyền trong hợp đồng
thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu fax phải có ký xác nhận
đống dấu của chủ kho ngoại quan
d. Bản kê chi tiết hàng hóa
24

Là chứng từ kê khai hàng hóa đóng gói trong từng kiện hàng do ngƣời sản xuất
hay nhà xuất khẩu hàng hóa nhằm thuậ tiện cho việc kiểm tra hàng hóa. Ngoài những
chứng từ bắt buộc phải có thì cần phải bổ sung khi cần thiết đã nếu trên còn có nhiều
loại chứng từ khác.
e. Vận đơn đƣờng biển
Là một trong những chứng từ quan trọng khi muốn nhập hàng hóa vào kho
ngoại quan. Hàng hóa từ nƣớc ngoài đƣa vào kho ngoại quan đƣợc thành lập trong khu
vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì trên vận đơn phải
ghi rõ: “hàng hóa gửi kho ngoài quan”.

 B/L là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng chuyên chở đƣờng biển đã
đƣợc ký kết.
 B/L là biên lai nhận hàng của ngƣời chuyên chở : Sau khi cấp vận đơn ngƣời
chuyên chở có trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hóa ghi trong vận đơn và sẽ
giao cho ngƣời cầm vận đơn hợp pháp ở cảng đến
 B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn cho nên có
thể dùng cầm cố, vay mƣợn, chuyển nhƣợng, mua bán…
Cho đến nay trong vận tải biển quốc tế chƣa có mẫu hợp đồng thống nhất. Mỗi một
hãng tàu đều soạn thảo và cấp phát một loại vận đơn riêng. Nói chung một vận đơn có
2 mặt bao gồm các nội dung chính cần phải có. Mặt trƣớc để ghi những vấn đề liên
quan giữa ngân hàng, ngƣời vận tải và ngƣời gửi hàng hóa. Gồm các mục sau :
1. Tên và địa chỉ ngƣời nhận hàng (consignee)
2. Tên tàu (ship’s name)
3. Tên cảng xếp hàng (port of loading) và cảng dỡ hàng (port of discharge)
4. Mô tả về hàng hóa: tên hàng, bao bì, trọng lƣợng, kích thƣớc
5. Số bản chính (number of origin Bill of lading)
6. Chữ ký của ngƣời cấp (for the master)
7. Số vận đơn (B/L No)
Mặt sau gồm nhiều điều khoản in sẵn khác nhau, các điều khoản này quy định
rõ quyền lợi và trách nhiệm của ba bên cũng nhƣ phƣơng pháp thực hiện hợp đồng
25

chuyên chở. Ngƣời thuê tàu mặc nhiên phải đồng ý chấp nhận các điều khoản đã in sẵn
trong vận đơn.
B5: Đăng ký tờ khai kho ngoại quan: Thủ tục đăng ký tờ khai thực hiện nhƣ các
loại hình kinh doanh khác.
B6: Làm thủ tục chuyển cửa khẩu: trƣờng hợp kho ngoại quan không phải ở cửa
khẩu nhập, thì phải vận chuyển hàng từ cửa khẩu về kho ngoại quan để nhập kho ngoại
quan khi làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
B7: Làm thủ tục nhập hàng hóa vào kho ngoại quan

Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng
nguyên container, số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng hóa đóng kiện với bộ chứng
từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập
kho. Hàng hóa gửi kho ngoại quan đƣợc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, việc kiểm tra
chỉ thực hiện khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
B8: Ký xác nhận lên tờ khai: công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại
quan ký xác nhận hàng đã nhập kho vào tờ khai hải quan nhập/ xuất kho ngoại quan.
1.5.3.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nội địa nhập vào kho
ngoại quan
Hình 1.4: Quy trình đối với hàng hóa từ nội địa nhập vào kho ngoại quan






Nguồn: Tổng cục hải quan
Khách hàng
tìm hiểu thông
tin về KNQ
Khách hàng ký
hợp đồng thuê
KNQ
Khách hàng cung
cấp bộ chứng từ
hàng nhập
Nhập hàng kho
ngoại quan
Khai hải quan
hàng nhập


×