Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tóm tắt + toàn văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.05 KB, 24 trang )



1.1. Việt Nam và Lào, hai nước liền kề nhau trên bán đảo Đông
Dương, có nhiều mối quan hệ với nhau trong lịch sử. Tuy vậy,
nghiên cứu văn học Lào, nhất là văn học hiện đại Lào ở Việt Nam và
ở các nước khác trên thế giới hãy còn ít ỏi. Diện mạo văn học hiện
đại Lào chưa được các nhà khoa học Việt Nam đi sâu nghiên cứu,
giới thiệu, đặc biệt là còn vắng bóng nhiều chuyên khảo về tác giả,
tác phẩm, các khuynh hướng, trào lưu văn học của thời kì hiện đại.
Từ thực tế đó của ngành nghiên cứu văn học của Việt Nam, chúng
tôi mạnh dạn chọn các sáng tác tiểu thuyết của Suvănthon
Bupphanuvông - một cây bút văn xuôi sung sức để nghiên cứu, nhằm
làm sáng tỏ những bình diện lí luận tiểu thuyết, những đặc trưng
nghệ thuật viết tiểu thuyết của Suvănthon, góp phần nhận diện rõ hơn
nền văn xuôi hiện đại cách mạng Lào.
1.2. Tiểu thuyết hiện đại Lào chính thức ra đời năm 1968 với tác
phẩm đầu tay Sỉ nọi (Bé Sỉ) của nhà văn Khămliêng Phônsêna. Có
thể nói Khămliêng Phônsêna là nhà văn có vai trò đặt nền móng cho
sự ra đời của thể loại tiểu thuyết ở Lào. Tuy vậy, người có vai trò
trong việc xây dựng và phát triển nền tiểu thuyết hiện đại Lào lại
chính là nhà văn Suvănthon. Ông là một cây bút viết khá sung sức và
thành công trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật. Vì vậy, việc
nghiên cứu tiểu thuyết của Suvănthon là rất cần thiết.
1.3. . Một trong những yếu tố khẳng định tài năng và phong cách
của nhà văn Suvănthon chính là những đặc trưng nghệ thuật tiểu
thuyết với những phương thức và cách thức tổ chức độc đáo mang
đặc trưng văn hóa lối sống của dân tộc Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu
đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của ông qua các bình diện nghệ
thuật cụ thể trong các sáng tác là việc làm cần thiết, để qua đó, người
đọc không chỉ thấy được những nét riêng trong nghệ thuật tiểu thuyết
của ông, những giá trị tư tưởng được nhà văn phản ánh trong tác


phẩm, mà còn hiểu hơn về đặc trưng văn hóa, lối sống, phẩm cách
của con người Lào.
1.4. Mặt khác, trong quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào hiện nay,
đề tài nghiên cứu góp phần vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị và
hợp tác đặc biệt Việt Nam – Lào trên tất cả mọi lĩnh vực của đời
sống, trong đó có lĩnh vực văn hóa, khoa học và công nghệ của hai
nước.

1
2.1. Mục đích của luận án là nghiên cứu các sáng tác tiểu thuyết của
Suvănthon để tìm ra những đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà
văn, để thấy được những đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại Lào, góp
phần vào kho tàng lí luận về thể loại tiểu thuyết hiện đại, một thể loại
vẫn đang trong quá trình phát triển phong phú.
2.2. Trên cơ sở lí thuyết về thể loại tiểu thuyết hiện đại, luận án có
nhiệm vụ phân tích, đánh giá các sáng tác tiểu thuyết của Suvănthon
trên các bình diện khác nhau của thi pháp tiểu thuyết. Từ đó hệ thống
hóa các đặc điểm làm nên phong cách, sắc thái tiểu thuyết của
Suvănthon.
 !"#
$"%&'
Trong tổng số năm bộ tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon
Bupphanuvông bao gồm: Hồi tưởng lại (2 tập), Hai chị em (3 tập),
Tiểu đoàn Hai (4 tập), Hai bên bờ sông (2 tập), Người con gái của
Đảng (2 tập), đã có hai bộ tiểu thuyết được dịch ra tiếng Việt là tiểu
thuyết Hai chị em và tiểu thuyết Tiểu đoàn Hai. Chúng tôi trực tiếp
khảo sát các tác phẩm đó trên cả tiếng Việt và tiếng Lào. Ngoài ra,
chúng tôi cũng khảo sát thêm một số cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Lào
của các nhà văn khác để so sánh và đối chiếu với các tiểu thuyết của
Suvănthon.

$"
 Luận án sẽ tập trung nghiên cứu ở ba bình diện chủ yếu
trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon gồm: Đặc trưng
nghệ thuật tổ chức nhân vật và sự kiện; Đặc trưng không gian và thời
gian nghệ thuật; Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật và các phương thức
trần thuật.
($)*+,+
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tiếp cận thi
pháp học, Phương pháp loại hình, Phương pháp nghiên cứu liên
ngành, Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để làm nổi bật
đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon.
-..+!/0,
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng
nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon Bupphanuvông
- Luận án là công trình đầu tiên làm rõ điểm thống nhất trong nghệ
thuật tiểu thuyết của Suvănthon chính là khả năng phản ánh và khái
quát sâu rộng mang tầm vóc sử thi trên tất cả các phương diện (nhân
vật, sự kiện, không gian, thời gian, điểm nhìn ) và khả năng kết
2
hợp khéo léo các giá trị truyền thống - hiện đại trong cách tổ chức tác
phẩm và sử dụng ngôn ngữ tiểu thuyết.
- Luận án đã chỉ ra được nét đặc trưng cơ bản về nội dung và thi
pháp thể loại tiểu thuyết Lào là sự ảnh hưởng khá sâu đậm các giá trị
của nền văn học truyền thống và các giá trị tư tưởng của văn hóa
Phật giáo.
- Luận án đóng góp một cái nhìn cụ thể, toàn diện và có hệ thống về
các phương diện nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon qua
sự liên hệ so sánh với các tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời ở
Lào. Qua đó, công trình góp phần khẳng định tài năng, phong cách

và vai trò to lớn của nhà văn trong lịch sử hình thành văn xuôi hiện
đại Lào nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
- Qua sự phân tích, tổng hợp những giá trị nội dung và nghệ thuật
tiêu biểu trong mỗi đơn vị tác phẩm của Suvănthon, luận án đóng
góp một cách nhìn khái quát về lịch sử, văn hóa và con người Lào.
12#34/0,
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm
4 chương :
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc trưng nghệ thuật tổ chức nhân vật và sự kiện trong
tiểu thuyết của Suvănthon
Chương 3: Đặc trưng không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Suvănthon
Chương 4: Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật và phương thức trần thuật
trong tiểu thuyết của Suvănthon
25678 9:;8 <=8>?8@8 5AB82C
>D/E"DFG"3E%HIE
I/0DFG
Tiểu thuyết là một thể loại còn uyển chuyển, mềm dẻo và
dường như không bị đóng khung trong những quy phạm trật hẹp như
một số thể loại khác. Trong lịch sử thể loại, tiểu thuyết đã được nhận
thức từ nhiều góc độ khác nhau. Những nhận thức đó đã phản ánh
được trình độ phát triển nhất định của bản thân tiểu thuyết. Và mặt
khác, những nhận thức đồng thời cũng là những quan niệm về tiểu
thuyết ấy, lại chế ước, tác động trở lại đến sự phát triển của tiểu
thuyết tạo nên những đặc trưng của thể loại.
:DFG"IEJK3)*&'
D/E"
3
Tiểu thuyết hiện đại Lào ra đời xuất phát từ nhu cầu tự thân,

nội tại, từ nhu cầu phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc,
hoàn toàn chưa được chuẩn bị trước về mặt lí thuyết hoặc ít chịu ảnh
hưởng của các yếu tố từ bên ngoài.
Mặc dù, vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX, những tiền đề lí
luận văn học nghệ thuật Mác – Lênin bắt đầu được phổ biến trong
vùng giải phóng, nhưng chỉ trong một chừng mực nhất định, các nội
dung của khái niệm chưa được giải thích sâu, còn đơn giản và sơ
lược. Tuy vậy, Từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
được kí kết, lực lượng cách mạng Lào tập trung ở hai tỉnh Sầm Nưa
và Phông Sa Lì, tựa lưng vào miền Bắc Việt Nam và Trung quốc,
văn học Lào có điều kiện giao lưu tiếp xúc với văn học các nước láng
giềng, văn học khu vực và trên thế giới. Nhiều học sinh, sinh viên,
cán bộ chiến sĩ từ vùng giải phóng Lào ra nước ngoài đào tạo, học
tập, trao đổi trên nhiều lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn hóa, chính
trị đã trở thành cầu nối để một số tác phẩm tiêu biểu của văn học
thế giới được phổ biến ở Lào như Người mẹ (M. Gorki), Thép đã tôi
thế đấy (N.A Ôtrôpxki), Những người khốn khổ (Vichto Huygô),
Eugénie Grandet (H. Balzac), Cái sân gạch (Đào Vũ) Và điều đặc
biệt, phần lớn trong số họ, khi trở về nước đều trở thành những nhà
văn chiến sĩ vừa cầm súng vừa cầm bút.
Đến cuối những năm 60 của thế kỉ XX, trong không khí toàn
quân toàn dân, một lòng nhất tề đứng lên chống lại những âm mưu
tàn bạo của đế quốc Mỹ, với biết bao sự kiện lịch sử đi qua và biết
bao tấm gương anh dũng kiên cường đã ngã xuống, thì văn xuôi trở
thành thể loại phù hợp hơn thơ ca bởi nó có khả năng ghi nhận hết
thảy các sự cố, có thể miêu tả các sự kiện lịch sử một cách tỉ mỉ và
nó có thể dung nạp nhiều tình tiết, nhiều biến cố, nhiều cuộc đời với
nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau vào trong một chỉnh thể nghệ
thuật (nhất là tiểu thuyết). Vì vậy, năm 1965, truyện ngắn Lào chính
thức ra đời, đến năm 1968, tiểu thuyết hiện đại Lào cũng bắt đầu

xuất hiện và phát triển nhanh chóng liên tục trong khoảng hai thập kỉ
tiếp theo với nhiều bộ tiểu thuyết dài tập. Từ sau năm 1990 đến nay,
tiểu thuyết Lào có xu hướng suy giảm, một số tiểu thuyết gia đã
thành danh cũng không tiếp tục sáng tác, nhưng nhiều bộ tiểu thuyết
gắn với tên tuổi của một số nhà văn Lào như Khămliêng Phônsêna,
Suvănthon Bupphanuvông, Chănthi Đưởnsạvẳn vẫn khẳng định được
vị trí của nó trong tiến trình xây dựng và phát triển nền tiểu thuyết
Lào hiện đại.
4
Như vậy, không thể so với nền tiểu thuyết thế giới, chỉ so với
khu vực Đông Nam Á thì tiểu thuyết hiện đại Lào có lẽ ra đời muộn
nhất trong khu vực. Và điều đặc biệt, tiểu thuyết hiện đại Lào ra đời
không gắn liền với sự ra đời của lí luận và quan niệm về tiểu thuyết
như trong các nền văn học khác. Hiện thực cuộc kháng chiến chống
Mỹ sôi động đã không chờ đợi những quan niệm về tiểu thuyết. Các
sáng tác tiểu thuyết lần lượt ra đời ở Lào trong hơn hai thập kỉ 70, 80
của thế kỉ XX là sự thể nghiệm của các cây bút từng sống, học tập và
tiếp thu các quan điểm lí luận thể loại ở Việt Nam, ở Pháp, ở Nga.
Tuy vậy, thực tế đời sống và truyền thống văn học dân tộc đã
quy định và chi phối quá trình tiếp thu văn học Đông – Tây trong
tiểu thuyết hiện đại Lào. Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết Lào có thể
được khái quát trên một số phương diện sau:
Về phương diện chủ đề, đề tài. Ra đời và bám chắc vào hiện
thực khói lửa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đề tài bao trùm
của nền tiểu thuyết Lào là đề tài Đấu tranh cách mạng. Cũng như
các tác phẩm truyện, kí, tiểu thuyết Lào tập trung viết về hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nếu tiểu thuyết trước năm
1975 chỉ dừng lại phản ánh một sự kiện lịch sử tiêu biểu, một số
phận xã hội điển hình, thì tiểu thuyết sau 1975 có quy mô phản ánh
rộng lớn hơn, cùng một lúc, tác phẩm phản ánh nhiều sự kiện lịch sử

trọng đại trong thời gian và không gian rộng lớn, kéo dài với nhiều
số phận, cảnh đời đan xen. Tác phẩm do đó cùng một lúc phản ánh
nhiều đề tài; nhiều chủ đề, tư tưởng hàm chứa trong một chỉnh thể
nghệ thuật nhất định.
Tuy vậy, khi khai thác những mảng hiện thực của đời sống,
tiểu thuyết Lào vẫn dựa chủ yếu vào các quan niệm truyền thống. Cái
triết lí dân gian thiện thắng ác, hiền gặp lành … đối với các hiện
tượng đời sống trong sự đối sánh, tương phản, đã hạn chế quá trình
nhận thức, phản ánh hiện thực. Hiện thực được nhận thức, phản ánh
còn đơn giản, chưa thấy được sự đa dạng phức tạp muôn hình muôn
vẻ của nó.
Về phương diện kết cấu tác phẩm. Người dân Lào thường có
thói quen thích nhập tâm văn nói hơn văn viết. Vả lại, với hệ tư
tưởng đạo Phật, sống ngay thẳng, thật thà, hòa đồng bác ái nên lối kể
chuyện quanh co phức tạp, đảo lộn thời gian, miêu tả nhân vật ở
chiều sâu nội tâm thường chưa hợp với số đông độc giả. Bởi vậy,
thời gian trong tiểu thuyết Lào thường là thời gian vật lí đơn chiều,
kiểu kết cấu thời gian tâm lí đa chiều vẫn còn mới mẻ. Hầu hết các
tiểu thuyết Lào đều có một kết thúc viên mãn theo kiểu kết thúc của
5
các truyện cổ dân gian (thường là thiện thắng ác, chính thắng tà, ly
tán sẽ đoàn tụ…)
Nhiều tiểu thuyết Lào không tạo được một kết cấu chặt chẽ,
bởi cốt truyện lỏng lẻo, yếu tố ngẫu nhiên, bàn tay sắp đặt của tác giả
xuất hiện can thiệp quá nhiều vào quá trình phát triển cốt truyện. Tuy
vậy, từ sau năm 1975, tiểu thuyết Lào bắt đầu có kết cấu chặt chẽ
hơn, quy mô hơn, một số tác phẩm đã xây dựng được một cốt truyện
kết hợp được cả hai yếu tố truyền thống và cách tân, sự kiện và tâm
lí.
Về nhân vật tiểu thuyết.Văn xuôi hiện đại Lào nói chung và

tiểu thuyết nói riêng, ra đời trong ngọn lửa đấu tranh giải phóng, bắt
nguồn từ nền văn học yêu nước, trong vùng giải phóng, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Vì vậy, nhân vật trung tâm,
chính diện của tiểu thuyết là hình tượng những con người xả thân vì
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mưu cầu hạnh phúc cho nhân
dân. Đó là những nhân vật vừa mang phẩm chất anh hùng của thời
đại, vừa thể hiện tính dân tộc đậm đà.
Về ngôn ngữ tiểu thuyết, đây là yếu tố thể hiện đậm nhất tính
dân tộc của thể loại. Trong tiểu thuyết hiện đại Lào, ngôn ngữ đời
thường, ngôn ngữ quần chúng là nguồn chất liệu chủ yếu để xây
dựng tác phẩm, trong đó, ngôn ngữ dân gian, lối nói ví von so sánh
được các nhà văn sử dụng nhiều hơn cả. Ngoài một số tiểu thuyết có
dấu hiệu đổi mới trong ngôn ngữ trần thuật qua việc sử dụng kiểu
trần thuật phi tụ điểm, tính độc thoại và tính song điệu trong ngôn
ngữ (như tiểu thuyết Sỉ nọi của Khămliêng, tiểu thuyết Hai chị em
của Suvănthon), thì đặc trưng chủ yếu của ngôn ngữ trong tiểu thuyết
hiện đại Lào là mang nhiều tính chất ngôn ngữ báo chí. Điều này
xuất phát từ hoàn cảnh ra đời và nhiệm vụ của thể loại trong nền văn
học yêu nước. Tính chất báo chí khiến cho ngôn ngữ tiểu thuyết thiên
về thống kê, mô tả mà chưa lột tả được tính cách của nhân vật.
Có thể nói, tiểu thuyết Lào, ngay từ khi ra đời đã bắt nhịp
ngay với những nhiệm vụ, nội dung và tính chất mới của một nền
văn học. Nhiệm vụ, nội dung và tính chất mới đó là, các nhà viết tiểu
thuyết phải miêu tả hiện thực một cách chân thực, cụ thể, miêu tả
lịch sử trong sự phát triển hiện thực. Và như vậy, nhiệm vụ đặt ra
cho các nhà viết tiểu thuyết là phát hiện ra hiện thực của ngày mai
trong cái thực tại ngày hôm nay, phải vạch rõ bản chất của cuộc sống
xã hội và quy luật phát triển khách quan của nó, phải bồi dưỡng chủ
nghĩa yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thấm nhuần niềm tin yêu cách
6

mạng và những ước mơ về tương lai tươi sáng của Tổ quốc. Chính
điều này đã chi phối đặc trưng thi pháp thể loại.
Sự tổng hợp giữa tính lí tưởng và tính hiện thực. Tiểu thuyết
Lào ra đời trong môi trường văn học dân gian là chủ yếu, một nền
văn học coi trọng tính lí tưởng, coi trọng đời sống tinh thần, coi trọng
những quan hệ cộng đồng. Những lí tưởng cao đẹp trong quá khứ,
vừa có cơ sở vững chắc trong quần chúng lao động nghèo khổ và yêu
nước, trong các chùa chiền, vừa chưa bị chủ nghĩa cá nhân tư bản
làm mai một đã được người anh hùng mới hiện nay tiếp thu và nâng
cao trên cơ sở một thế giới quan mới, thế giới quan Mácxít. Hai cuộc
kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc đã đưa lí tưởng
yêu nước của dân tộc lên một tầm cao mới. Ngoài ra, trong quan
điểm chỉ đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về văn học nghệ
thuật, cũng đề cao tính lí tưởng, chú trọng chức năng giáo dục của
văn nghệ, vai trò và trách nhiệm của người cầm bút.
Từ những lí do trên, từ sau khi ra đời, tiểu thuyết Lào đã đốt
lên ngọn lửa sáng trong tâm hồn người đọc, góp phần giáo dục chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo cho quần chúng. Là tiếng nói
đáp ứng nhu cầu tình cảm, nguyện vọng của toàn thể nhân dân, chiến
sĩ. Nhân vật trong tiểu thuyết do đó phải là những người anh hùng
cách mạng có tinh thần chiến đấu quả cảm, có lí tưởng cách mạng
cao đẹp, là những hình mẫu lí tưởng của thời đại.
Sự tổng hợp giữa chất sử thi, kịch và trữ tình. Tiểu thuyết
hiện đại Lào ra đời trong bối cảnh các nền tiểu thuyết trên thế giới và
trong khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn qua nhiều bước
tổng hợp quan trọng về nghệ thuật. Do đó tiểu thuyết Lào không thể
làm lại tất cả những bước mà nền tiểu thuyết thế giới đã đi qua. Nó
chỉ tổng hợp những bước mang tính chất quy luật, không thể bỏ qua
trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm, những bước tổng hợp của tiểu
thuyết thế giới. Sự tổng hợp giữa các yếu tố sử thi – kịch – trữ tình là

một bước không thể bỏ qua trong sự ra đời của thể loại tiểu thuyết
Lào.
Qua sự tổng hợp các yếu tố sử thi – kịch – thơ ca, tiểu thuyết
Lào đã bước đầu tạo được đặc trưng phong cách thể loại. Trong nền
tiểu thuyết hiện đại Lào, không có thể loại gọi là tiểu thuyết tâm lí,
tiểu thuyết đời tư thế sự đặc trưng tiêu biểu của thể loại là tiểu
thuyết mang âm hưởng sử thi, tiểu thuyết tính cách cũng nằm trong
mối quan hệ với các sự kiện lịch sử và hoàn cảnh xã hội, chất sử thi,
chất kịch và chất thơ luôn được tổng hợp vào nhau để làm nổi bật
7
chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Điều này được biểu hiện rõ nét qua
nhiều bộ tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon.
8DFGL%E
Hiện nay, nếu tính tổng số lượng các công trình nghiên cứu
về văn xuôi hiện đại Lào cả ở Việt Nam, ở Lào và ở một số nước trên
thế giới là không ít. Tuy vậy, ở hầu hết các công trình đều quan tâm
nghiên cứu một số nội dung cơ bản của văn xuôi hiện đại như: vấn
đề cơ sở lịch sử - xã hội, các chặng đường hình thành và phát triển,
đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật. Chỉ có rất ít những công trình
nghiên cứu hoặc những bài viết đăng trên các tạp chí có những tìm
tòi và phát hiện về đặc trưng loại hình và thể loại. Riêng về tiểu
thuyết, những đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết Lào nói chung và
tiểu thuyết Suvănthon nói riêng, vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, một
số công trình tuy đã đặt vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết của
Suvănthon, song mới chỉ đề cập được một hoặc hai khía cạnh nghệ
thuật trong tác phẩm. Những vấn đề thi pháp của thể loại, vấn đề đặc
trưng phong cách của nhà văn hay những phương diện nghệ thuật
tiêu biểu trong sáng tác của ông vẫn chưa được nghiên cứu chuyên
sâu, do đó chưa có được những khái quát lí luận về đặc trưng thể loại
tiểu thuyết Lào cũng như những đặc trưng nghệ thuật trong tiểu

thuyết của Suvănthon. Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu của các
học giả đi trước đều là những cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi
triển khai các bình diện lí luận nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn
Suvănthon.
25678 
M2:N68 8 5O:5P::;25C285Q8>P:
>RLSTAO8:NU8 :AV:5WX:2Y=L>Z8:5U8
K3)0[\03EDFG
L%E
$\FG\0]E/)^_`a
Là cách phân tuyến nhân vật dựa trên phương diện tư tưởng,
tức là quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn. Nhân vật được
chia làm hai loại: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân
vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực, là những nhân vật có
đạo đức, lí tưởng cao đẹp, thể hiện quan điểm tư tưởng tích cực của
nhà văn. Khi nhân vật chính diện mang ý nghĩa chuẩn mực cho cả
một giai cấp, tầng lớp, dân tộc sẽ trở thành nhân vật lí tưởng. Đối lập
với nhân vật chính diện, nhân vật phản diện luôn là đối tượng để nhà
văn gửi gắm trong đó thái độ phê phán, phủ định của mình.
b:FG\0c
8
Trong chiến tranh và trong Công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, những con người được coi là đẹp nhất, là tinh hoa của dân tộc
và thời đại là những chiến sĩ trên trận tuyến, những thanh niên ưu tú
luôn tiên phong trong các phong trào xây dựng cuộc sống mới. Viết
về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội của Lào, Suvănthon đã xây dựng thành công
tuyến nhân vật chính diện là những người anh hùng trên hai mặt trận
ấy.
Tuyến nhân vật chính diện trong tiểu thuyết của Suvănthon

luôn có sự thống nhất giữa cái phi thường và cái bình thường. Họ có
tác phong giản dị, giàu lòng yêu nước thương dân, đoàn kết cộng
đồng, có ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với dân tộc.
b:FG\0+'c
Tuyến nhân vật phản diện trong tiểu thuyết của Suvănthon
luôn được miêu tả trong sự đối lập về diện mạo, tác phong, lối sống,
nhân cách với nhân vật chính diện. Khi khắc họa chân dung nhân vật
phản diện, nhà văn thường sử dụng ngôn ngữ so sánh phóng đại với
giọng điệu phê phán giễu cợt nhằm lột trần bản chất xấu xa của nhân
vật ngay từ những lần xuất hiện đầu tiên. Trong nhiều trường hợp,
nhà văn còn dùng những từ ngữ phàm tục như “con quỷ dâm dục”
(phỉ pop phu sảo) để làm nổi bật những bản chất xấu xa, sự tàn bạo
thiếu nhân tính vốn luôn tiềm ẩn trong con người chúng.
Có thể nói, việc xây dựng nhiều tấm gương chiến sĩ, nhằm
ngợi ca sự nghiệp cách mạng anh hùng và giáo dục ý thức trách
nhiệm đối với Tổ quốc cho các thế hệ là biểu hiện cơ bản trong quan
niệm nghệ thuật của Suvănthon về con người thời đại. Việc xây dựng
các nhân vật phản diện trong tác phẩm là một dụng ý nghệ thuật của
nhà văn nhằm khẳng định chất phi thường của người anh hùng -
chiến sĩ trong sự đối lập với cái tầm thường của các thế lực thù địch.
80_\Fcd\0)efgGh
5FE".i'%\0
Bằng sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, Suvănthon đã
tạo ra màu sắc huyền thoại trong các tác phẩm khi miêu tả kỳ tích
anh hùng của nhân vật. Ngòi bút của nhà văn khi miêu tả các trận
đánh như tung hoành, sảng khoái cùng chiến công của nhận vật.
Người anh hùng – chiến sĩ dưới ngòi bút của ông mang dáng dấp của
người dũng sĩ mình đồng da sắt, bất khả chiến bại, có sức mạnh của
thần thánh có thể tả xung hữu đột giữa bọn địch đầy xe tăng, đại bác
để giành thắng lợi.

9
Không chỉ được biểu hiện nơi trận tuyến, các nhân vật chính
diện trong tiểu thuyết của Suvănthon luôn tiềm ẩn một khả năng phi
thường trong mọi tình huống, đặc biệt trong những hoàn cảnh bị
động, bị bao vây cô lập nhất thì sức mạnh phi thường của nhân vật
lại được tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Miêu tả hành động dũng cảm của các nhân vật, nhà văn đã
chứng minh rằng lí tưởng cách mạng cao cả và lòng căm thù giặc sâu
sắc đã dồn ý chí, sự say mê của những anh hùng tập trung về một
phía và tạo cho họ một sức mạnh phi thường. Nhân vật trong tiểu
thuyết của Suvănthon do đó mang vẻ đẹp lãng mạn cách mạng, một
vẻ đẹp bắt nguồn từ hiện thực, gắn liền chặt chẽ với một cơ sở hiện
thực sâu sắc. Đó là tính chất lãng mạn chân chính không tô vẽ thực
tế, nó gắn liền với việc nhận thức bản chất anh hùng trong cuộc sống,
mô tả cuộc sống trong sự vận động phát triển về tương lai. Bản thân
cuộc sống đặt cơ sở cho tính hiện thực của lí tưởng và lí tưởng soi
sáng cho ý nghĩa của cuộc đấu tranh.
Bằng sự kết hợp giữa hiện thực và lí tưởng, nhà văn xây
dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm như hình tượng người anh
hùng, người làm nên sự tích anh hùng của một tập thể, một dân tộc,
nhân vật mang đặc điểm của thời đại, phản ánh những biến động về
tâm lí con người, những trào lưu chính trị - lịch sử. Ở các nhân vật, lí
tưởng chính trị được chuyển hóa thành những ý thức, tình cảm trong
cuộc sống, là hình tượng con người – công dân, con người – chiến sĩ,
là sản phẩm của một thời kì lịch sử, một nhân vật tư tưởng.
Thể hiện khả năng phi thường của nhân vật, nhà văn muốn
khẳng định sự chiến thắng tất yếu của chính nghĩa, đây cũng là yếu
tố làm nên giá trị nhân đạo trong mỗi tác phẩm của ông.
I)^.jk+E"l+m#\
0

Vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật anh hùng – chiến sĩ trong
tiểu thuyết của Suvănthon được gắn liền với kích thước của núi rừng,
sông suối, hoa cỏ, chim muông là những cảnh vật và môi trường
sống của cộng đồng. Dựa trên kiểu so sánh được thiết lập trên sự
tương đồng về tính chất của sự việc và sắc thái khâm phục ngợi ca
mà các hình ảnh gợi đến đã khắc họa nên vẻ đẹp khỏe khoắn, tự
nhiên của người anh hùng – chiến sĩ, bởi thước đo của vẻ đẹp ấy
chính là những gì quen thuộc trong thiên nhiên một miền rừng núi,
nó gắn liền với nếp nghĩ, nếp cảm của nhân dân các bộ tộc Lào.
Chuẩn mực vẻ đẹp bề ngoài của người anh hùng – chiến sĩ
theo quan niệm của Suvănthon, không chỉ ở vấn đề toàn thiện, toàn
10
mĩ mà vẻ đẹp ấy phải phù hợp với khí phách hào hùng, với nhiệm vụ
bảo vệ cộng đồng dân tộc. Đó cũng là một kiểu vóc dáng mang âm
hưởng sử thi mà nhà văn luôn cố gắng tìm tòi để tổng hợp vào trong
tác phẩm của mình.
Ngoài vóc dáng mang vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời tiêu
biểu cho sức mạnh về thể chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc,
người anh hùng – chiến sĩ trong tiểu thuyết của Suvănthon còn sáng
ngời vẻ đẹp của đức hạnh, tâm hồn … Tất cả được biểu hiện qua tác
phong, lối sống và những hành động cao cả của nhân vật.
Trong nhiều tác phẩm, để khắc họa vẻ đẹp phẩm chất của
nhân vật, nhà văn đặc biệt quan tâm miêu tả tâm hồn nghĩa hiệp của
người chiến sĩ.
Bằng sự kết hợp miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và nhân cách của
nhân vật, chân dung nhân vật người anh hùng – chiến sĩ trong nhiều
tiểu thuyết của Suvănthon được hiện lên rõ nét với tất cả vẻ đẹp toàn
vẹn. Khi khắc họa vẻ đẹp ngoại hình và nhân cách của nhân vật,
Suvănthon thường để nhân vật tự bộc lộ hoặc thông qua điểm nhìn
của nhân vật khác. Vì vậy vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật có tính khách

quan và có giá trị hiện thực sâu sắc.
K\03Eno
Phẩm chất của người anh hùng – chiến sĩ trong tiểu thuyết
của Suvănthon thông thường được biểu hiện qua hai mối quan hệ cơ
bản là mối quan hệ giữa người anh hùng với đồng đội và nhân dân và
mối quan hệ giữa người anh hùng với kẻ thù
Trong mối quan hệ với đồng đội và nhân dân, nhân vật luôn
là người có ý thức tập thể, gắn bó mật thiết với quần chúng. Tinh
thần tập thể của người anh hùng được lí giải trong quan niệm phải
sống và chiến đấu vì nhân dân và phải dựa vào dân để sống và chiến
đấu, đó cũng chính là quan niệm đặt lợi ích của cộng đồng dân tộc
lên trên lợi ích cá nhân. Và do đó, nhân vật luôn có một niềm tin
tuyệt đối vào nhân dân và dân tộc, vào sự chiến thắng tất yếu của
chính nghĩa.
Nếu như niềm tin yêu mà nhân vật dành cho đồng đội và
nhân dân càng lớn bao nhiêu thì lòng căm thù của nhân vật đối với
kẻ thù càng lớn bấy nhiêu. Lòng căm thù ấy không chỉ biểu hiện
trong tư tưởng mà nó còn thể hiện bằng lời nói và hành động. Để tiêu
diệt kẻ thù, người anh hùng sẵn sàng chấp nhận hi sinh bản thân
mình. Theo quan niệm của người anh hùng, hi sinh không phải là
hành động vô ích, hi sinh bản thân mình để tiêu diệt kẻ thù, mang lại
11
lợi ích cho toàn dân tộc là niềm vinh hạnh, niềm tự hào lớn lao của
bản thân.
Việc đặt nhân vật trong hai mối quan hệ đặc biệt, Suvăthon
đã tái hiện được những nét tính cách đa dạng về người chiến sĩ giải
phóng quân Lào.
K3)0[hdi3EDFG
L%E
TG#hdi]E&Gn/phq

Khảo sát toàn diện năm bộ tiểu thuyết của nhà văn, chúng tôi
nhận thấy, tất cả các sự kiện lớn, quan trọng trong cuộc kháng chiến
chống chủ nghĩa đế quốc của nhân dân Lào đều được phản ánh khá
sâu sắc và chân thực.
Có thể nói, kết cấu sự kiện trong tiểu thuyết của Suvănthon
trước hết là dựa vào yếu tố lịch sử, chủ yếu bắt nguồn từ hiện thực
cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân các bộ tộc Lào. Biến cố
lịch sử chính là nguồn chất liệu chủ yếu để nhà văn tổ chức sự kiện
trong tác phẩm và phát triển cốt truyện.
TG\hdi]E30dFG
Các tiểu thuyết của Suvănthon đều sử dụng một kết cấu biên
niên truyền thống, các sự kiện được tác giả miêu tả nối tiếp nhau
theo dòng chảy của lịch sử. Kết cấu các tiểu thuyết của Suvănthon
thường theo kiểu truyền thống, lấy một sự kiện lịch sử làm trung tâm
câu chuyện, các nhân vật, các số phận xoay xung quanh sự kiện
trung tâm đó
Tiếp thu tư tưởng truyền thống của dân tộc và những đặc trưng
văn hóa, lối sống của con người Lào, cách miêu tả xung đột, giải
quyết mâu thuẫn trong tiểu thuyết của Suvănthon thường dẫn đến
một kết thúc hoàn thiện, hoàn mĩ. Ở đây vừa thể hiện quy luật tất yếu
của cuộc chiến tranh chính nghĩa, vừa thể hiện nỗi khát vọng, niềm
lạc quan của quần chúng nhân dân, bắt nguồn sâu xa từ cách nhìn
dân gian, triết lí dân gian.
r4+,+0[hdi
* Khả năng bao quát và truyền tải một dung lượng sự kiện lớntrong
mỗi đơn vị tác phẩm.
Từ những sự kiện lịch sử có thật, tác giả đã kết nối hàng loạt các
biến cố dồn dập xảy ra trong quá trình triển khai cốt truyện. Mỗi sự
kiện biến cố sau bao giờ cũng có quy mô lớn hơn, mức độ ác liệt
hơn. Những sự kiện đó không chỉ là những sự kiện biến cố lịch sử

lớn, trọng đại của một dân tộc mà đồng thời, nó còn ảnh hưởng và có
tác động đến vận mệnh của các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
12
Bằng việc tái hiện một dung lượng lớn các sự kiện, biến cố lịch sử
của một chặng đường đấu tranh cách mạng với nhiều mất mát hi
sinh, nhà văn đã bộc lộ rõ cảm hứng lịch sử, một trong những cảm
hứng chủ đạo của sử thi.
* Bút pháp miêu tả
Với bút pháp miêu tả sự kiện thông qua hình tượng nghệ thuật,
cùng một lúc, nhà văn đã làm được cả hai nhiệm vụ: vừa bám chắc
vào các sự kiện lịch sử lại vừa khái quát lịch sử của một thời đại,
nghĩa là vừa khái quát cuộc đấu tranh cách mạng Lào bằng nghệ
thuật, bằng hình tượng nghệ thuật, vừa ghi lại những nét sinh động
nhất, cụ thể nhất của các sự kiện lịch sử diễn ra trong hai cuộc kháng
chiến vừa qua. Do đó nhà văn được xem là “người thư kí trung thành
của thời đại”, là nhà viết “biên niên sử” Lào bằng hình tượng nghệ
thuật.
25678 
M2:N68 T5s8  A=8t:5uA A=88 5O:5P:
:NU8 :AV:5WX:2Y=L>Z8:5U8
Tv03EDFGL%E
Tiểu thuyết Suvănthon hướng đến sự phản ánh những biến cố
lớn, những sự kiện trọng đại, những bước ngoặt căn bản của đời sống
nhân dân và lịch sử dân tộc Lào. Vì vậy, không gian sử thi được xem
là một đặc trưng trong nghệ thuật tổ chức không gian tiểu thuyết của
ông. Nhà văn cùng một lúc sử dụng cả ba chiều không gian: không
gian điểm, không gian tuyến và không gian mặt phẳng để tạo ra
những miền không gian hoành tráng, là môi trường thuận lợi để các
nhân vật anh hùng – chiến sĩ hoạt động.
Tvva

Không gian công cộng còn gọi là không gian xã hội hoành
tráng đối lập với không gian đời tư chật hẹp. Để tạo ra những miền
không gian hoành tráng trong tác phẩm, Suvănthon đã giãn nở kích
thước không gian đến tối đa, không gian trải ra trên phạm vi rộng
lớn, không chỉ theo suốt đất nước mà còn vượt qua những biên giới
quốc gia. Không gian ấy thường được thể hiện ở những nơi tụ họp
đông người như vùng căn cứ, vùng giải phóng, doanh trại quân đội,
quảng trường, cơ quan, làng xã, bệnh viện, trường học, rừng núi, con
đường … Trong những miền không gian rộng lớn ấy, những con
người cùng chung chí hướng đã sống và chiến đấu vì lí tưởng cao
đẹp của cộng đồng, của dân tộc. Ở đó còn là cuộc sống lao động, cải
13
tạo, sản xuất, cùng làm cùng hưởng của quần chúng nhân dân với
những người thanh niên ưu tú.
Tạo ra những miền không gian hoành tráng, nhà văn muốn các
nhân vật có môi trường thuận lợi để hoạt động. Không gian do đó
luôn được mở rộng theo bước chân nhân vật, trong đó không gian
tuyến trở nên phổ biến trong nhiều tiểu thuyết của Suvănthon vì “loại
không gian này phù hợp với tính chất anh hùng, nhằm ca ngợi những
chiến công kỳ vĩ, nhân vật truyền thuyết và sử thi không ngừng mở
rộng không gian của mình” [140, tr.80]. Đó là một trong những lí do
làm cho hình tượng “con đường” trở nên quen thuộc và được lặp lại
nhiều trong tiểu thuyết của ông.
Nếu không gian tuyến giúp nhà văn có khả năng mở rộng đến tối
đa đường biên không gian theo chiều dài hoặc chiều thẳng đứng, thì
không gian mặt phẳng lại có thể giúp nhà văn mở rộng đến tối đa
đường biên không gian theo chiều rộng. Vì vậy không gian mặt
phẳng cũng là một dạng thức không gian công cộng được Suvănthon
lựa chọn phản ánh trong tác phẩm của mình.
Ngoài không gian tuyến, không gian mặt phẳng, nhà văn còn sử

dụng không gian điểm. Trong tiểu thuyết của Suvănthon, không gian
luôn được mở rộng hết biên độ nhưng bao giờ cũng xuất phát từ một
không gian điểm nhất định, là nơi để triển khai ra các miền không
gian khác nhau, tạo nên một không gian công cộng hoành tráng.
Có thể xem không gian công cộng là một một thủ pháp nghệ
thuật của nhà văn để xây dựng những nhân vật có tầm vóc lớn lao.
TvG3)e
Hiện thực phong phú của các cuộc đấu tranh chống giải phóng
trên đất nước Lào được Suvănthon cảm nhận không chỉ theo chiều
dài của thời gian lịch sử mà còn theo chiều rộng, chiều sâu của
không gian lịch sử. Hình tượng nhân vật trực tiếp tham gia vào các
biến cố lịch sử là đối tượng khám phá và phản ánh chủ yếu của các
tác phẩm. Do vậy, không gian chiến trận được nhà văn khai thác với
những phẩm chất mới, không gian chiến trận không chỉ làm bối cảnh
cho hành động mang sắc thái sử thi, anh hùng ca kiểu mới của thời
đại, mà còn tái hiện cảm hứng lịch sử mang tính sử thi, không gian
đó được nhà văn miêu tả sinh động trên nhiều phương tiện, có thể
cảm nhận bằng tất cả các giác quan.
Nếu không gian công cộng là một thủ pháp nghệ thuật dung
chứa tầm vóc lớn lao của các nhân vật anh hùng, thì không gian
chiến trường lại có chức năng khẳng định phẩm chất anh hùng của
các nhân vật. Việc miêu tả không gian chiến trường hoành tráng,
14
căng thẳng quyết liệt trong tiểu thuyết của Suvănthon là xuất phát từ
ý đồ nghệ thuật của nhà văn, thực chất đó là sự chuẩn bị những hoàn
cảnh cần thiết cho sự xuất hiện hình tượng con người mới, hình
tượng nhân dân trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Tv
Không gian thiên nhiên trong tiểu thuyết của Suvănthon khá

đa dạng, bao gồm cả không gian rừng núi, không gian thành thị,
không gian ven sông, không gian nước ngoài trong đó, không gian
rừng núi trở thành hình tượng trung tâm của bức tranh thiên nhiên
trong mỗi tác phẩm. Không gian thiên nhiên nơi núi rừng không chỉ
là môi trường sống mà còn là môi trường thử thách của những người
con ưu tú của dân tộc.
:e03EDFGL%E
:e/phqwhdi
Chủ đề chính trong tiểu thuyết của Suvăthon là lịch sử dân tộc,
bởi vậy thời gian lịch sử có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Thời
gian lịch sử trong tiểu thuyết của Suvănthon không phải là thời gian
lịch sử trong quá khứ của sử thi mà là lịch sử đương đại với tầm vóc
sử thi. Đó là thời gian vật lí, thời gian thực tế, thời gian độc lập
khách quan, thời gian xã hội, cách mạng, chiến dịch, tức là lịch sử
dân tộc được thể hiện qua các sự kiện khách quan tồn tại độc lập với
ý thức của người kể chuyện.
Thời gian lịch sử sự kiện trong tiểu thuyết của Suvănthon không
phải là thời gian biên niên như trong sách lịch sử, hồi kí. Nó cũng
không thuần túy là lịch sử xã hội mà có sự kết hợp hài hòa giữa lịch
sử xã hội và lịch sử cá nhân. Tuy nhiên, dù có nói đến thời gian cá
nhân nhưng thời gian lịch sử vẫn là chủ đạo. Thời gian sự kiện trong
tiểu thuyết luôn được nhà văn mở rộng phạm vi phản ánh bao gồm cả
thời gian cá nhân và thời gian xã hội. Đó là sự miêu tả lịch sử cá
nhân trong mối tương quan với lịch sử dân tộc, số phận con người
gắn liền với số phận đất nước. Đây cũng là một biểu hiện cơ bản
trong bước tổng hợp chất sử thi trong tiểu thuyết của nhà văn.
:enh,woFiG
Trong hầu hết các bộ tiểu thuyết của Suvănthon, ta thấy, nhà
văn thường triển khai hình tượng trong sự đối sánh giữa hai phạm trù
xưa và nay. Nhắc cảnh tượng “xưa” không phải để hoài cổ mà để so

sánh với cảnh tượng “nay”, từ đó “quy kết” những vấn đề về thời
cuộc, chiều hướng vận động của xã hội. Hai gương mặt, quá khứ và
hiện tại được thể hiện qua nhiều nội dung khác nhau, làm thành một
15
số mô típ quen thuộc như: mô típ trước nghèo khổ, bất công – nay
sung sướng, công bằng; mô típ trước yếu – sau mạnh. Đặc điểm này
khá quen thuộc trong nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975, điều này xuất phát từ những nét tương đồng về điều kiện lịch
sử xã hội, đồng thời cũng lí giải phần nào sự ảnh hưởng, tiếp thu của
nhà văn Suvănthon trong quá trình xây dựng tác phẩm.
:eq,H
Phản ánh hiện thực đời sống trong những năm tháng chiến
tranh với nhiều khó khăn gian khổ, thời gian trong tiểu thuyết của
Suvănthon không chỉ đơn thuần là thời gian sự kiện, thời gian với ý
nghĩa đối sánh quy kết, mà còn là thời gian thử thách lòng người.
Trước hết, thời gian có ý nghĩa thử thách lòng dũng cảm, tài
mưu trí của người chiến sĩ, đó là kiểu thời gian có nhiều tai ương,
nguy hiểm, gây sức ép mạnh, buộc nhân vật phải hành động.
Cuộc chiến tranh giành độc lập vô cùng gian khổ và lâu dài
là một thử thách lớn của lòng người. Thời gian, do đó trở thành
thước đo tình yêu và lòng chung thủy của các đôi trai gái yêu nhau,
thời gian càng lâu, phẩm chất nhân vật càng ngời sáng bởi “hình
tượng thời gian giống như một vị thần mang chức năng thử thách
phẩm chất của con người”.
25678 (
M2:N68 8 s88 x8 5O:5P:>R2y2
$5678 :5C2:N8:5P::NU8 :AV:5WX:
2Y=L>Z8:5U8
(  K  3)  v  J    0  3E  D  FG  
L%E

(hzc\$0,E3EvJDFG
L%E
bhzc\
Suvănthon là một trong số nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc
nền văn học dân gian Lào, ngoài những ảnh hưởng trong cách kết
cấu cốt truyện, nhân vật, thời gian, không gian, thì ngôn ngữ trong
tác phẩm của ông cũng mang đậm tính chất truyền thống, đặc biệt lối
so sánh ví von kiểu dân gian được sử dụng khá nhiều. Đây cũng là
một trong những yếu tố hình thành phong cách tác giả. Ông là nhà
văn hay miêu tả – so sánh. Với nghệ thuật dân gian hóa ngôn ngữ
tiểu thuyết, nhà văn đã đưa ngôn ngữ tiểu thuyết trở nên gần gũi, dễ
hiểu, phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của nhân dân các bộ tộc Lào. Tuy
vậy, nhà văn vẫn chưa có những so sánh mang tính chất phát hiện
16
sáng tạo. Đây cũng là điểm hạn chế của nhiều tác giả trong nền văn
học hiện đại Lào nói chung.
bhz$0,E
Khảo sát những bộ tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon, chúng
ta có thể cảm nhận được màu sắc Phật giáo trong ngôn ngữ tác phẩm
qua việc phản ánh bức tranh đời sống và tái hiện chân dung nhân vật.
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Suvănthon, tuy không phải là
ngôn ngữ của kinh kệ, giáo lí đạo Phật, cũng không phải là ngôn ngữ
của một nhà sư, song qua điểm nhìn của nhân vật, nhà văn đã tái hiện
được toàn diện bức tranh đời sống mang đậm màu sắc Phật giáo biểu
hiện qua ngôn ngữ phản ánh tư duy và nhận thức của nhân vật.
Trong các tác phẩm, nhiều chi tiết, nhiều nhân vật được tác
giả miêu tả dưới ánh sáng của niềm tin Phật giáo, dưới sự quy chiếu
của hệ tư tưởng Đạo Phật. Với niềm tin Đức Phật, nhiều nhân vật
trong các tác phẩm đã dùng lí thuyết nhà Phật để bày tỏ lòng thủy
chung trong tình yêu hay sự chân thành trong tình bạn. Với kẻ thù thì

niềm tin Phật giáo không còn, cái thiện bị chà đạp và cái ác đang trỗi
dậy
Việc miêu tả bức tranh đời sống và tái hiện chân dung nhân
vật thông qua những tín hiệu ngôn ngữ mang màu sắc dân gian và
Phật giáo là một trong những biểu hiện của tính dân tộc trong tiểu
thuyết của Suvănthon.
(8vJnE"taE"a\vJhE
3EDFGL%E
b8vJnE"
nE"+'G\{t\,
Trong tiểu thuyết của Suvănthon, ngôn ngữ đối thoại, trước
hết, góp phần khắc họa chân dung người anh hùng – chiến sĩ, những
người con lí tưởng của dân tộc. Vẻ đẹp đức hạnh, tài năng và sức
mạnh của họ không chỉ được biểu hiện qua ngôn ngữ đối thoại giữa
họ với đồng đội và nhân dân mà còn được biểu hiện qua ngôn ngữ
đối thoại giữa họ với kẻ thù. Trong trường hợp thứ nhất, ngôn ngữ
đối thoại trở thành phương tiện nghệ thuật chuyên chở những cảm
xúc sâu lắng, thể hiện sự quan tâm, thái độ gần gũi ân cần và tình
quân dân như cá với nước. Tình cảm ấy còn được biểu hiện ở sự
nhạy cảm, luôn nghĩ cho người. Trong trường hợp thứ hai, ngôn ngữ
đối thoại trở thành một thứ vũ khí sắc bén có khả năng hạ gục đối
thủ.
Đối với thế lực tay sai phản động, ngôn ngữ đối thoại trở
thành phương tiện đắc lực của nhà văn trong việc khắc họa chân
17
dung và phơi bày bản chất của chúng. Xuất phát từ tính chất bình
đẳng về tinh thần, ngôn ngữ đối thoại có một lợi thế đặc biệt trong
việc phản ánh những mâu thuẫn xung đột xã hội. Có thể nói, không
có một phương tiện ngôn từ nào có khả năng thể hiện rõ nét nhất
những mâu thuẫn xung đột xã hội bằng ngôn ngữ đối thoại. Qua đối

thoại với sự bình đẳng về tinh thần, nhân vật có điều kiện thể hiện ra
bên ngoài tất cả những gì anh ta muốn hòng thuyết phục hoặc áp đảo
đối phương. Từ đó, bản chất của các mối quan hệ và tâm hồn nhân
cách của anh ta cũng được bộc lộ rõ nét. Có lẽ vậy, trong tiểu thuyết
của Suvănthon, khi khắc họa chân dung các nhân vật phản diện, nhà
văn thường tập trung kéo biên độ của ngôn ngữ đối thoại đến tối đa,
những nhân vật này ít hoặc không có dòng độc thoại, sự xuất hiện
của nhân vật bao giờ cũng gắn với những đối thoại thể hiện những
mâu thuẫn và xung đột nội bộ khá phức tạp. Lời đối thoại giữa các
nhân vật phản diện không chỉ lộ rõ bản chất phản động mà còn cho
thấy sự ích kỉ tầm thường trong bản chất của chúng. Việc gia tăng
ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật phản diện có một giá trị nghệ
thuật đặc biệt trong tiểu thuyết của Suvănthon. Nó không chỉ góp
phần khắc họa rõ nét chân dung và bản chất nhân vật mà còn làm gia
tăng chất hiện thực trong tác phẩm.
nE"i|p\/t
Nếu đối thoại phản ánh tâm hồn, nhân cách nhân vật có vai
trò làm gia tăng chất hiện thực trong tác phẩm, thì đối thoại khẳng
định chân lí, chính nghĩa lại là những tín hiệu ngôn ngữ quan trọng
góp phần làm nên giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết của Suvănthon.
Những lời thoại này chủ yếu thuộc về các nhân vật chính diện trong
cuộc đối thoại với các nhân vật phản diện. Những lời thoại này xuất
hiện không nhiều trong tác phẩm song mỗi lời thoại lại có dung
lượng ngôn từ khá lớn với nội dung và sự lập luận chặt chẽ, nhằm
khẳng định những vấn đề thuộc về chân lí, chính nghĩa, bảo vệ lẽ
phải và sự công bằng.
b8vJaE" a\
Điểm khác biệt giữa ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu
thuyết Suvănthon so với ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong các tiểu
thuyết của các nhà văn thiên về miêu tả tâm lí tính cách nhân vật

(Tiêu biểu ở Lào là nhà văn Khămliêng Phônsêna) là ở chỗ: Nếu
ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong các tiểu thuyết tâm lí chủ yếu thể
hiện nỗi cô đơn, buồn tủi, sự đau khổ, bế tắc, đường cùng của
nhân vật, thì ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của
Suvănthonlà những tín hiệu ngôn ngữ quan trọng, thể hiện những
18
băn khoăn, toan tính của các nhân vật trong việc xử lí tình huống với
niềm tin và tinh thần lạc quan. Nó còn là chiếc chìa khóa giải mã cho
những nhận thức, giác ngộ của các nhân vật về cuộc sống, tình yêu
và lí tưởng.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật chính diện, nhân
vật phản diện hay các nhân vật trung gian trong tiểu thuyết của
Suvănthon thể hiện những đặc trưng riêng về thế giới quan giữa các
lực lượng khác nhau ở những chế độ xã hội khác nhau. Đó là một
đóng góp mới mẻ và đáng kể của Suvănthon cho nền văn xuôi hiện
đại còn non trẻ của Lào. Nó không chỉ đánh dấu một mức quan tâm
mới với nhân vật chính diện mà còn cung cấp một hướng khai thác
mới với các nhân vật phản diện và nhân vật có nội tâm phức tạp.
b8vJhE
Tính song điệu trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Suvănthon
không có những kết cấu và hàm ý đa dạng, phức tạp như trong các
tiểu thuyết phương Tây. Tính song điệu trong ngôn ngữ tiểu thuyết
của Suvănthon chủ yếu được biểu hiện ở một số dấu hiệu đổi mới,
cách tân nghệ thuật trong tác phẩm như khả năng dịch chuyển điểm
nhìn của người trần thuật về phía nhân vật, có khi điểm nhìn của
người trần thuật trùng với điểm nhìn của nhân vật, ngôn ngữ của
người trần thuật trở thành ngôn ngữ của nhân vật và ngược lại. Và
khi đó, giữa người trần thuật và nhân vật cùng nói một tiếng nói
chung thể hiện sự đồng cảm, gần gũi.
Sử dụng từ ngữ song điệu là một trong những đặc điểm góp

phần ghi nhận sự thành công của Suvănthon khi bước vào một thể
loại hoàn toàn mới mẻ - thể loại tiểu thuyết - trong nền văn học dân
tộc vốn chỉ có thơ và ca múa. Đây cũng là yếu tố thể hiện sự cách
tân, sáng tạo của nhà văn trên con đường xây dựng và phát triển nền
văn xuôi hiện đại Lào nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng.
(2,+)*3}03EDFGL%E
(Dl3}03EDFGL%E
Điểm nhìn là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo
nghệ thuật, là vấn đề then chốt của kết cấu tác phẩm văn học. Nghiên
cứu điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon, chúng tôi
chủ yếu tìm hiểu kĩ thuật chọn chỗ đứng của tác giả trong tọa độ
không gian và thời gian để quan sát (thể hiện phương hướng nhìn,
khoảng cách nhìn và đặc điểm của khách thể được nhìn) và kể lại
cho người nghe, độc giả, từ đó nhận thức hệ thống quan điểm của
nhà văn về thế giới.
(Dl)e3}0
19
Tiểu thuyết của Suvănthon mang cảm hứng yêu nước và
ngợi ca tinh thần đoàn kết anh dũng của bộ đội và nhân dân trong sự
nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì
vậy, điểm nhìn của người trần thuật là điểm nhìn của một công dân
đối với Tổ quốc và đồng bào, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Điểm nhìn của người trần thuật trong tiểu thuyết của
Suvănthon không chỉ mang tính dẫn dắt tác phẩm mà còn có ý nghĩa
nói rõ hơn về nhân vật và còn phân tích rõ nguyên cớ, biến chuyển
trong nhân vật. Người tự sự luôn đứng ở mọi nơi mọi lúc để quan sát,
nắm bắt, thấu hiểu nhân vật và là người biết trước, biết hết không bị
một hạn chế nào, không có khoảng cách nào với sự việc được kể,
thậm chí có lúc, người kể chuyện bước cả vào thế giới nội tâm của
nhân vật.

(Dlivge
Điểm nhìn không gian – thời gian trong tiểu thuyết của
Suvănthon được thể hiện ở cái nhìn lược thuật mang tầm khái quát,
tầm xa. Trong trường hợp này, người trần thuật không miêu tả tỉ mỉ
mà chỉ kể lại một cách tóm tắt, dòng trần thuật diễn biến liên tục.
Tính chất lược thuật biểu hiện khả năng “biết tuốt” của người trần
thuật.
(Dl,,))^g'_4
“Chân lí là cái được mọi người thừa nhận” và nhà văn phải
dựa vào quan điểm của cộng đồng dân tộc để nhìn nhận và đánh giá
sự việc, hiện tượng. Trong tiểu thuyết của Suvănthon, quan điểm
đánh giá của người trần thuật chính là quan điểm của quần chúng
nhân dân lao động.
Điểm nhìn đánh giá – cảm xúc trong tiểu thuyết của
Suvănthon còn thể hiện ở thái độ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật
trong tác phẩm mà tiêu biểu là thái độ nhận thức giác ngộ, biểu hiện
qua điểm nhìn của các nhân vật, chủ yếu là những nhân vật trung
gian. Những nhân vật này, ban đầu hoạt động trong chính quyền của
phe đối lập, dần dần, do có sự tiếp xúc với anh em bộ đội, du kích,
nên được giác ngộ, có những nhận thức đúng đắn về hiện thực cuộc
sống và tương lai.
(2,#+a3}03EDFGL%E
Tiểu thuyết của Suvănthon thiên về miêu tả sự kiện, cốt
truyện diễn biến theo chuỗi biến cố sự kiện liên tiếp, thời gian trần
thuật không bị hạn chế, nên trong các tác phẩm của ông, ta thường
bắt gặp lối miêu tả dài dòng kéo dài các chi tiết, người ta gọi đó là lối
“trì hoãn sử thi”. Mục đích là để miêu tả tỉ mỉ, tường tận, bổ sung
thêm nội dung, tạm thời loại bỏ cao trào, kéo dài sự hồi hộp Ngoài
20
ra, đó cũng là yếu tố ngôn ngữ quan trọng, là sự đóng góp to lớn của

nhà văn trong quá trình hình thành và phát triển thể loại tiểu thuyết ở
Lào mà biểu hiện cơ bản trước tiên, chính là ở khả năng kéo dài câu
chuyện kể của nhà văn, nhiều tiểu thuyết dài hơi của Suvănthon do
đó được xem là tiểu thuyết sử thi trong đó Tiểu đoàn Hai được xem
là tiểu thuyết tiêu biểu nhất cho phong cách này của ông. Tính hoành
tráng sử thi trong tiểu thuyết của Suvănthon chính là ở chỗ, tác phẩm
vừa có thể miêu tả thời gian sự kiện kéo dài với hàng loạt những biến
cố sự kiện trọng đại diễn ra dồn dập liên tiếp, vừa có thể dồn nén sự
kiện trong một khoảng thời gian nhất định để miêu tả tỉ mỉ chi tiết.
Bức tranh hiện thực do đó được tái hiện trên cả hai diện rộng và sâu
tạo nên âm hưởng hào hùng.
TX:IP8
1. Tiểu thuyết Lào xuất hiện được xem là một bước tiến nhảy
vọt của nền văn xuôi hiện đại Lào. Mặc dù ra đời muộn, nhưng nó đã
bắt kịp ngay vào đời sống hiện thực, đồng thời đạt được những thành
tựu đáng kể cả về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt đã hình thành
được những phong cách tiểu thuyết tiêu biểu, trong đó, Suvănthon
Bupphanuvông được xem là một tiểu thuyết gia lớn nhất ở Lào từ
trước đến nay. Khảo sát các bộ tiểu thuyết của Suvănthon, chúng ta
thấy, ở đó có sự kế thừa, tiếp thu, đổi mới và cách tân những giá trị
văn học truyền thống. Trong các sáng tác của ông mang nhiều giá trị
đặc biệt về nội dung và kết cấu với một phong cách riêng trong nghệ
thuật tự sự trên các phương diện: Nhân vật, sự kiện, không gian, thời
gian, ngôn ngữ và phương thức trần thuật Mỗi giá trị nội dung và
nghệ thuật trong các tác phẩm của ông không chỉ đánh dấu sự trưởng
thành của nền tiểu thuyết Lào hiện đại mà nó còn góp phần soi tỏ
hơn những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc Lào.
2. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản
trong tiểu thuyết của Suvănthon là sự khái quát hóa cao độ những
khát vọng, lí tưởng về sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm, đức hạnh

của toàn thể cộng đồng các dân tộc Lào. Họ trở thành người anh
hùng của thời đại, là người con ưu tú của nhân dân, là mẫu mực của
cộng đồng về sức mạnh, đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ. Mặc dù
mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau với những nhiệm vụ không
giống nhau, song giữa họ lại có một nét nổi bật giống nhau và cũng
là nét đẹp tập trung nhất, đó chính là chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
lòng nhiệt tình hăng hái chiến đấu và lao động sản xuất, là niềm tin
tưởng vào thắng lợi của cách mạng và quyết tâm chiến thắng quân
thù.
21
Vẻ đẹp tâm hồn, tài năng và nhân cách của các nhân vật
được nhà văn tái hiện trong tác phẩm qua nhiều thủ pháp nghệ thuật
khác nhau dựa vào chuỗi sự kiện, nhân vật cũng được soi chiếu từ
nhiều góc độ khác nhau: ngôn ngữ, hành động, thái độ, suy nghĩ, các
mối quan hệ qua các biến cố, tạo nên một kết cấu chặt chẽ. Hình
tượng nhân vật do đó vừa mang tính lí tưởng vừa có giá trị hiện thực
sâu sắc.
Khác với các nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn
Khămliêng thiên về suy nghĩ, độc thoại, nhân vật trong tiểu thuyết
của Suvănthon là những con người hành động. Từ đầu đến cuối tác
phẩm, các nhân vật luôn xông xáo, làm việc chiến đấu, di chuyển từ
nơi này đến nơi khác gắn với mỗi nhiệm vụ cụ thể trong mỗi sự kiện
lịch sử riêng biệt. Kết cấu cốt truyện do đó là một chuỗi những biến
cố liên tiếp, cốt truyện diễn biến theo dòng biên niên của lịch sử. Tuy
vậy, người đọc không thấy đơn điệu nhàm chán bởi nhà văn đã biết
vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật khác nhau trong việc tổ
chức cốt truyện, trong đó, việc miêu tả sự kiện thông qua hình tượng
nhân vật trở thành một bút pháp tiêu biểu và thành công ở tất cả các
tác phẩm. Qua đó hình tượng nhân vật được khắc họa rõ nét và bức
tranh hiện thực cũng trở nên sinh động.

3. Cùng với nhân vật và sự kiện, không gian và thời gian
trong tác phẩm là những yếu tố quan trọng không thể thiếu để hình
thành cốt truyện, đồng thời cũng là những tín hiệu nghệ thuật cần
thiết tạo nên đặc trưng phong cách của nhà văn. Trong tiểu thuyết
của Suvănthon, mỗi tín hiệu thời gian, không gian trong tác phẩm
đều là những mốc đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc đời
nhân vật, là môi trường để nhân vật hành động, bộc lộ tính cách. Do
đó nó có ý nghĩa quan trọng và tham gia tích cực vào kết cấu nhân
vật. Những tín hiệu thời gian, không gian làm bối cảnh cho sự xuất
hiện của nhân vật có ý nghĩa đắc dụng trong việc biểu lộ chiều sâu tư
tưởng của tác phẩm xuất phát từ ý đồ sáng tạo của nhà văn.
Nét đặc trưng tiêu biểu trong kết cấu không gian tiểu thuyết
của Suvănthon là nhà văn đã tái hiện trong các tác phẩm những bức
tranh không gian hoành tráng mang âm hưởng sử thi sâu sắc, trong
đó ba loại hình không gian được nhà văn tập trung khai thác là không
gian công cộng, không gian chiến trường và không gian thiên nhiên.
Với ba loại hình không gian này, nhà văn đã tạo ra những đường nét
khác nhau để tạo nên hình tượng người anh hùng mang vẻ đẹp toàn
diện trong các tác phẩm. Mỗi hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật
đều gắn với những phân đoạn của không gian nghệ thuật trong tổng
22
thể không gian rộng lớn. Không gian như một phông cảnh rộng lớn
tạo nên tầm vóc lớn lao và khẳng định vị thế, vai trò của người anh
hùng trong thời đại cách mạng vô sản, đồng thời mở ra hình ảnh đất
nước Lào với những phong tục tập quán, những nét văn hóa truyền
thống và cả một giai đoạn lịch sử nhiều biến động.
Cũng như không gian, thời gian trong tiểu thuyết của
Suvănthon luôn được mở rộng đến tối đa. Thời gian không chỉ gắn
với những biến cố, sự kiện lịch sử mà còn là thời gian cá nhân, thời
gian gắn với những biến đổi trong số phận của nhân vật. Do đó khi

tìm hiểu những yếu tố thời gian trong tiểu thuyết của Suvănthon,
chúng ta không chỉ có được những khái quát về các chặng đường lịch
sử đã qua của một dân tộc mà còn thấy được những chuyển động
cuộc sống của con người trong những năm tháng ấy. Nét tiêu biểu
làm nên đặc trưng trong nghệ thuật tổ chức thời gian của Suvănthon
chính là khả năng dồn nén sự kiện, nhiều sự kiện liên tiếp, nhiều biến
cố trong cuộc đời nhân vật diễn ra liên tiếp trong một khoảng thời
gian nhất định khiến người đọc có cảm giác mọi việc không thể
ngưng đọng, không thể đảo ngược, không thể đứt đoạn, không thể
tùy thuộc vào sự vô tư của thời gian vì mỗi thời khắc trôi qua hết sức
gấp gáp, thiêng liêng. Cũng vì thế thời gian trong tiểu thuyết của
Suvănthon chủ yếu vẫn là dòng thời gian xuôi chiều.
4. Tiểu thuyết của Suvănthon đã tái hiện được những bức
tranh đa dạng về cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuât của con
người Lào thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đồng thời phản ánh được
những nét sinh hoạt văn hóa và những quan niệm truyền thống của
con người Lào về thế giới và nhân sinh. Có được điều này, đòi hỏi
nhà văn ngoài khả năng thâm nhập và bao quát cuộc sống rộng lớn,
còn phải biết phối kết hợp sử dụng các phương tiện nghệ thuật đa
dạng, phù hợp với nội dung tư tưởng của tác phẩm với kiểu thức tư
duy và đặc trưng văn hóa dân tộc. Với kết cấu cốt truyện đa tuyến,
nhịp điệu trần thuật xuôi chiều, ngôn ngữ trần thuật mang đậm bản
sắc văn hóa dân gian và Phật giáo cùng với nhiều yếu tố ngôn ngữ,
phương thức trần thuật hiện đại như ngôn ngữ độc thoại nội tâm,
ngôn ngữ song điệu, sự dịch chuyển điểm nhìn , tiểu thuyết của
Suvănthon không chỉ được khẳng định ở giá trị hiện thực, giá trị
nhân đạo của nội dung mà còn được thừa nhận ở sự cố gắng vươn tới
những cách tân đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết ở Lào.
5. Có thể thấy, trong năm bộ tiểu thuyết dài tập, Suvănthon
đã phát huy được tối đa tinh thần dân tộc trên cả hai phương diện nội

dung và nghệ thuật tác phẩm. Nhà văn đã thực sự thành công khi xử
23
lí được mối quan hệ giữa hai yếu tố dân tộc và hiện đại, tạo nên một
phong cách riêng trong sáng tác. Suvănthon là một sự trưởng thành
lớn của nền tiểu thuyết Lào hiện đại. Sự thành công của Suvănthon là
kết quả của sự bền bỉ, miệt mài, ham học hỏi và một khả năng nghệ
thuật vốn được nuôi dưỡng trong ông. Vì vậy, trong các tác phẩm,
chất truyền thống, cổ xưa cũng như chất hiện đại luôn có sự pha trộn
hài hòa.
Tìm hiểu, phát hiện và phân tích, lí giải những đặc trưng
trong nghệ thuật tiểu thuyết của Suvănthon, chúng tôi hi vọng góp
một cái nhìn cụ thể về một nhà văn Lào, một nền tiểu thuyết còn non
trẻ và hướng đến một cách tiếp cận mới trong tương lai về những
điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật tiểu thuyết của một số
nước trong khu vực Đông Nam Á.
24

×