Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

BÀI tập nguyên lý kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.01 KB, 26 trang )

Chương 3: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Bài 1: Phân biệt tài sản và nguồn vốn. Xác định tổng tài sản và tổng nguồn vốn tại doanh
nghiệp sản xuất ngày 31/12/N. ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Vay dài hạn 188.000 Vật liệu phụ 5.000
Máy móc thiết bị 600.000 Phải nộp cho nhà nước 2.000
Phụ tùng thay thế 1.000 Thành phẩm 14.000
Phải trả người bán 6.000 Phương tiện vận tải 120.000
Nguyên vật liệu chính 38.000 Bằng phát minh sáng chế 80.000
Phải thu khách hàng 3.000 Nhà xưởng 300.000
Tiền mặt 2.000 Các khoản phải trả khác 3.000
Quỹ đầu tư phát triển 4.000 Các khoản phải thu khác 3.000
Phải trả công nhân viên 1.000 Hồ chứa nước 50.000
Nhiên liệu 1.000 Quyền sử dụng đất 230.000
Tạm ứng 500 Nguồn vốn đầu tư XDCB 20.000
Cầm cố, ký quỹ, ký cươc ngắn
hạn
1.500 Quỹ khen thưởng 3.000
Sản phẩm dở dang 3.000 Công cụ, dụng cụ 20.000
Vay ngắn hạn 45.000 Xây dựng cơ bản dở dang 8.000
Các loại chứng khoán đầu tư 8.000 Lợi nhuận chưa phân phối 15.000
Nguốn vốn kinh doanh 1.500.000 Quỹ dự phòng tài chính 9.000
Quỹ phúc lợi 4.000 Tiền gửi ngân hàng 140.000
Kho hàng 150.000 Hàng mua đang đi đường 10.000
Hàng đang gởi bán 12.000
Bài 2: Phân biệt tài sản và nguồn vốn với tài liệu cho tại doanh nghiệp A và tìm X. ĐVT:
1.000 đồng
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Tài sản cố định hữu hình 400.000 Tiền gửi ngân hàng 25.000
Phải trả cho người bán 18.000 Lợi nhuận chưa phân phối X
Tiền mặt 5.000 Phải thu khách hàng 12.000


BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN1
Công cụ, dụng cụ 10.000 Phải trả công nhân viên 5.000
Thành phẩm 20.000 Nguyên liệu, vật liệu 25.000
Nguồn vốn kinh doanh 410.000 Sản phẩm dở dang 3.000
Vay ngắn hạn 22.000 Vay dài hạn 40.000
Bài 3: Cho tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Z vào ngày 01/6/N như sau:
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Quyền sử dụng đất 400.000 Bằng phát minh sáng chế 200.000
Nguyên vật liệu chính 80.000 Phải trả cho người bán 30.000
Phải nộp cho nhà nước 20.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.430.000
Vay ngắn hạn 80.000 Nhà cửa, vật kiến trúc 350.000
Máy móc thiết bị 500.000 Công cụ, dụng cụ 20.000
Tạm ứng 5.000 Sản phẩm dở dang 10.000
Vật liệu phụ 15.000 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 20.000
Lợi nhuận chưa phân phối 50.000 Trái phiếu dài han 50.000
Quỹ đầu tư phát triển 30.000 Phương tiện vận tải 150.000
Phải trả phải nộp khác 20.000 Thành phẩm 50.000
Vay dài hạn 200.000 Hàng gửi đi bán 30.000
Nhiên liệu 10.000 Nợ dài hạn 100.000
Phải thu của khách hàng 30.000 Quỹ dự phòng tài chính 20.000
Tiền gửi ngân hàng 100.000
a. Phân biệt tài sản và nguồn vốn. Tính tổng tài sản và tổng nguồn vốn
b. Phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
c. Phân biệt nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Bài 4: Tại một doanh nghiệp có tình hình tài sản và nguồn vốn ngày 31/12/N+1 như sau:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Tiền gửi ngân hàng 540 Vật liệu phụ 60
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 160 Nguồn vốn kinh doanh X

Nguồn vốn đầu tư XDCB 560 Nhãn hiệu hàng hóa 600
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN2
Tiền mặt 700 Bằng phát minh sáng chế 430
Vay ngắn hạn 492 Công cụ, dụng cụ 150
Nguyên vật liệu chính 482 Phải trả cho người bán 200
Hàng đang đi đường 148 Xây dựng cơ bản dở dang 430
Quỹ đầu tư phát triển 240 Sản phẩm dở dang 580
Tạm ứng 79 Phải trả công nhân viên 60
Phải thu khách hàng 120 Máy nhuộm 1.300
Thành phẩm 86 Tài sản cố định khác 2.500
Máy dệt 890 Nhiên liệu 140
Xe du lịch 200 Phải thu khác 230
Phụ tùng thay thế 75 Phải trả khác 40
Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước
180 Lợi nhuận chưa phân phối Y
Phân biệt tài sản và nguồn vốn, tìm X và Y biết rằng X = 15Y
Bài 5: Lập bảng cân đối kế toán với tài liệu sau đây. ĐVT: 1.000 đồng
Tiền mặt 50.000
Tiền gửi ngân hàng 300.000
Phải trả người bán 250.000
Quyền sử dụng đất 150.000
Nhà xưởng 290.000
Máy móc, thiết bị 165.000
Nguồn vốn kinh doanh 750.000
Nguyên liệu, vật liệu 45.000
Bài 6: Lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Hoàng Lê vào thời điểm ngày 31/12/2009
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Tài sản cố định 60.000 Phải thu khác 2.000
Nguyên vật liệu 10.000 Nguồn vốn kinh doanh 70.000

Hàng hóa 30.000 Quỹ đầu tư phát triển 15.000
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN3
Công cụ, dụng cụ 1.000 Nguồn vốn đầu tư XDXB 6.000
Tiền mặt 2.000 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4.000
Tiền gửi ngân hàng 14.000 Lợi nhuận chưa phân phối 10.000
Phải thu khách hàng 5.000 Hao mòn tài sản cố định 5.000
Nhiên liệu 500 Vay ngắn hạn 7.000
Phụ tùng thay thế 500 Phải trả cho người bán 8.000
Bài 7: Lập bảng cân đối kế toán tại doanh nghiệp ABC vào ngày 31/12/20010. ĐVT: 1.000
đồng.
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Tài sản cố định hữu hình 200.000 Tiền gửi ngân hàng 35.000
Vay dài hạn 30.000 Nguồn vốn kinh doanh 230.000
Công cụ, dụng cụ 7.000 Quỹ đầu tư phát triển 5.000
Thành phẩm 8.000 Xây dựng cơ bản dở dang 20.000
Tiền mặt 3.000 Lợi nhuận chưa phân phối 5.000
Phải trả cho người bán 10.000 Phải thu của khách hàng 7.000
Vay ngắn hạn 20.000 Nguyên vật liệu 20.000
Tạm ứng 15.000 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.000
Hàng hóa 35.000 Phải trả cho người lao động 40.000
Bài 8: Tại công ty TNHH Mai Linh có tài liệu tính đến ngày 31/12/N như sau: ĐVT: 1.000
đồng
Tạm ứng nhân viên 10.000 Vay dài hạn 250.000
Phải trả cho người bán 300.000 Nguyên vật liệu 250.000
Phải thu khách hàng 250.000 Công cụ, dụng cụ 50.000
Đầu tư vào công ty liên kết 300.000 Quỹ dự phòng phải trả 30.000
Lợi nhuận chưa phân phối 100.000 Thành phẩm 250.000
Thuế GTGT được khấu trừ 40.000 Tiền mặt 150.000
Nguồn vốn kinh doanh 2.000.000 Tiền gửi ngân hàng 250.000
Quỹ khen thưởng phúc lợi 50.000 Đầu tư dài hạn khác X

BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN4
Vay ngắn hạn 300.000 Tài sản cố định vô hình 100.000
Tài sản cố định hữu hình 1.100.000 Chi phí trả trước dài hạn 50.000
Yêu cầu:
a) Tìm X
b) Cho biết tổng tài sản ngắn hạn, tổng tài sản dài hạn
c) Cho biết tổng nợ phải trả
d) Cho biết tổng giá trị hàng tồn kho
e) Trong kỳ, công ty thanh toán khoản vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng là 100.000. Hãy
cho biết bảng cân đối kế toán thay đổi như thế nào?
Bài 9: Tại một doanh nghiệp vào ngày 31/12/20x2 có các tài liệu sau: ĐVT: 1.000 đồng
Tiền mặt 500 Phải nộp cho nhà nước 1.000
Nguyên vật liệu 4.500 Quỹ đầu tư phát triển 2.500
Công cụ, dụng cụ 1.500 Phải trả khác 500
Phải thu khách hàng 1.000 Tạm ứng 500
Tài sản cố định 50.000 Lợi nhuận chưa phân phối 2.500
Vay ngắn hạn 3.000 Thành phẩm 3.000
Phải trả cho người bán 1.800 Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.500
Nguồn vốn kinh doanh 52.000 Phải trả công nhân viên 200
Sản phẩm dở dang 2.000 Phải thu khác 1.000
Tiền gửi ngân hàng 8.000 Vay dài hạn 7.000
Trong tháng 1/20x3 có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau đây:
1. Nhập kho 2.500 nguyên vật liệu trả bằng TGNH
2. Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt số tiền 2.000
3. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 900
4. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng TGNH số tiền 800
5. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 1.800
6. Dùng lãi bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi 1.500
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN5
7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn vốn kinh doanh 1.000

8. Vay ngắn hạn để thanh toán khoản phải trả khác 500
9. Nhập kho công cụ, dụng cụ chưa trả tiền người bán số tiền 800
10. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một TSCĐ hữu hình trị giá 16.000
11. Vay ngắn hạn 1.000 chuyển về quỹ tiền mặt
12. Mua sắm một TSCĐ hữu hình trị giá 30.000 được trả bằng tiền vay dài hạn
13. Chi tiền mặt để thanh toán lương cho công nhân viên 200
14. Chi tiền mặt trợ cấp khó khăn cho công nhân viên do quỹ phúc lợi đài thọ là 500
15. Dùng TGNH để trả nợ vay ngắn hạn 500
16. Dùng TGNH để thanh toán cho nhà nước 800
Yêu cầu:
- Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/20x2
- Lập bảng cân đối kế toán mơi sau khi:
a) Phát sinh nghiệp vụ 1 – 4
b) Phát sinh nghiệp vụ 5 – 8
c) Phát sinh nghiệp vụ 9 – 12
d) Phát sinh nghiệp vụ 13 - 16
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
Bài 1: Tại một doanh nghiệp có tài liệu về vật liệu như sau:
Tồn kho đầu tháng: 400kg, đơn giá 4.000 đ/kg
Tình hình nhập xuất trong tháng:
- Ngày 05 nhập kho 300kg, giá nhập kho 4.020 đ/kg
- Ngày 0b7 nhập kho 500 kg, giá nhập kho 4.015đ/kg
- Ngày 10 xuất kho 800kg để sử dụng
- Ngày 15 xuất kho 200kg để sử dụng
- Ngày 20 nhập kho 300kg, giá nhập kho 4.030đ/kg
- Ngày 27 xuất kho 100kg để sử dụng
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN6
Xác định giá trị vật liệu xuất kho theo các phương pháp, biết rằng doanh nghiệp hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. Nhập trước – Xuất trước (FIFO)

b. Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
c. Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
d. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Bài 2: Có tài liệu về tình hình sử dụng vật liệu tại một doanh nghiệp như sau:
Vật liệu tồn kho đầu tháng 10/200x là 300kg, đơn giá 4.000đ/kg
Ngày 3/10 nhập kho 700kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 3.800đ/kg. Chi phí vận chuyển bốc dỡ
là 105.000 đồng.
Ngày 5/10 xuất kho 800kg để sử dụng.
Ngày 10/10 nhập kho 1.000kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 3.920đ/kg. Chi phí vận chuyển bốc
dỡ là 160.000 đồng.
Ngày 13/10 nhập kho 200kg, giá nhập kho là 4.050đ/kg
Ngày 15/10 xuất kho 700kg để sử dụng
Ngày 20/10 xuất kho 300kg để sử dụng
Ngày 25/10 nhập kho 500kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 4.000đ/kg. Chi phí vận chuyển bốc
dỡ là 50.000 đồng.
Xác định giá trị vật liệu xuất kho theo các phương pháp, biết rằng doanh nghiệp hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
b. Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
c. Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
d. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
e. Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
Bài 3: Tại một doanh nghiệp sản xuất có tình hình sau đây:
Vật liệu A tồn kho đầu kỳ 2.000kg, đơn giá 10.050đ/kg
Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ nhập xuất vật liệu như sau:
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN7
- Mua nhập kho 3.000kg, giá mua 10.000đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá mua. Chi phí vận
chuyển 300.000 đồng trả bằng tiền mặt.
- Xuất kho 3.500kg để sản xuất sản phẩm
- Mua nhập kho 4.000kg, giá mua 9.950đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá mua. Chi phí vận

chuyển 520.000 đồng được trả bằng tiền mặt.
- Mua nhập kho 1.000kg, giá mua 10.050đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá mua. Chi phí vận
chuyển 100.000 đồng trả bằng tiền mặt.
Xác định giá trị vật liệu xuất kho theo các phương pháp, biết rằng doanh nghiệp hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
b. Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
c. Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
d. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
e. Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
Bài 4: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu về tình hình nhập xuất vật liệu như sau:
Vật liệu tồn kho đầu tháng 100kg, đơn giá 1.000đ/kg
Tình hình phát sinh trong tháng về nhập, xuất vật liệu như sau:
- Ngày 02 nhập kho 200kg, đơn giá mua ghi trên hóa đơn là 960đ/kg, chi phí vận chuyển là
30.000 đồng và khoản giảm giá được hưởng là 10.000 đồng.
- Ngày 04 xuất kho 250kg dùng cho hoạt động sản xuất
- Ngày 08 nhập kho 500kg, đơn giá mua là 940đ/kg. Chi phí vận chuyển bốc dỡ là 30.000
đồng. Khoản giảm giá được hưởng là 20.000 đồng.
- Ngày 10 nhập kho 200kg, đơn giá nhập kho là 1.020đồng.
- Ngày 12 xuất kho 600kg vật liệu để sử dụng trong doanh nghiệp.
Xác định giá trị vật liệu xuất kho theo các phương pháp, biết rằng doanh nghiệp hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên.Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
a. Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
b. Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
c. Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN8
d. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Bài 5: Tài liệu về vật liệu X của một doanh nghiệp trong tháng 6/N như sau:
Tồn kho đầu tháng: 7.000m, đơn giá 12.000 đồng/m
Trong tháng 6/N vật liệu X biến động như sau:

Ngày 1/6: Mua 5.000m vật liệu X, giá mua chưa thuế GTGT là 10.500 đồng/m, thuế GTGT
10%. Chi phí vận chuyển vật liệu X về nhập kho là 132.000 đồng, trong đó thuế GTGT là
10%.
Ngày 4/6: Xuất 8.000m để sản xuất sản phẩm
Ngày 8/6: Nhập kho 10.000m, giá mua ghi trên hóa đơn phải trả cho công ty là 121.000.000
đồng, trong đó thuế GTGT 10%.
Ngày 15/6: Xuất 6.000m để sản xuất sản phẩm
Ngày 20/6: Xuất 500m để phục vụ cho bộ phận bán hàng
Ngày 25/6: Mua 3.000m, giá mua chưa thuế GTGT là 11.200 đồng/m, thuế GTGT 10%. Chi
phí vận chuyển vật liệu X là 300 đồng/m
Ngày 30/6: Xuất 1.000m để phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Xác định trí giá vật liệu X, nhập kho, xuất kho và tồn kho trong kỳ theo các phương pháp sau:
- FIFO (Nhập trước – Xuất trước)
- LIFO (Nhập sau – Xuất trước)
- Bình quân (Bình quân gia quyền và bình quân cả kỳ dự trữ)
Bài 6: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu như sau:
Vật liệu tồn kho đầu tháng 9/2010 là 400kg, đơn giá 5.000đ/kg
Tình hình phát sinh trong tháng về nhập, xuất vật liệu như sau:
- Ngày 5/9 nhập kho 600kg vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua 4.800đ/kg, thuế
GTGT 10%. Chi phí vận chuyển được trả bằng tiền tạm ứng là 300.000 đồng.
- Ngày 7/9 xuất kho 700kg vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Ngày 12/9 nhập kho 1.000kg vật liệu trả bằng TGNH, giá mua 4.500đ/kg, thuế GTGT 10%.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền mặt là 420.000đồng.
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN9
- Ngày 18/9 xuất kho 900kg vật liệu sử dụng cho:
• Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 90%
• Phục vụ ở phân xưởng: 10%
Xác định giá trị vật liệu xuất kho theo các phương pháp, biết rằng doanh nghiệp hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên.Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. Nhập trước – Xuất trước (FIFO)

b. Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
c. Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Bài 7: Tại một công ty có tài liệu về hàng tồn kho như sau:
- Tồn kho đầu kỳ:
Nguyên vật liệu chính 1.800 kg, tổng giá trị thực tế 2.880.000 đồng
Nguyên vật liệu phụ 2.400 kg, tổng giá trị thực tế 3.360.000 đồng
- Nhập kho trong kỳ:
Đợt 1: Nhập kho 1.000kg vật liệu chính, giá chưa có thuế GTGT là 1.800 đồng/kg và 800 kg
vật liệu phụ, giá chưa có thuế GTGT là 1.500 đồng/kg. Thuế GTGT tình theo thuế suất là 5%.
Doanh nghiệp đã dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán các khoản tiền này. Cước phí vận
chuyển ghi trên hóa đơn chưa có thuế là 180.000 đồng, thuế GTGT là 5%. Doanh nghiệp đã
dùng tiền mặt để chi trả chi phí vận chuyển nói trên, trong đó tính cho vật liệu chính là
100.000 đồng và vật liệu phụ là 80.000 đồng.
Đợt 2: Nhập kho 600 kg vật liệu chính và 1.400 kg vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế GTGT
là 1.700 đồng/kg vật liệu chính và 1.600 đồng/kg vật liệu phụ. Thuế GTGT là 5%. Doanh
nghiệp chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền tạm ứng là
130.000 đồng, trong đó phân bổ cho vật liệu chính là 60.000 đồng và vật liệu phụ là 70.000
đồng.
- Xuất kho trong kỳ
Đợt 1: Xuất 2.500 kg vật liệu chính và 2.600 kg vật liệu phụ dùng trực tiếp dể sản xuất sp
Đợt 2: Xuất 700 kg vật liệu chính và 1.500kg vật liệu phụ dùng cho hoạt động bán hàng
Yêu cầu: Tính trị giá vật liệu xuất dùng theo các phương pháp sau
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN10
- Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
- Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
- Bình quân gia quyền
Chương 5: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Bài 1: Chỉ ra các quan hệ đối ứng trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây ĐVT: đồng
a. Được cấp một TSCĐ, nguyên giá 15.000.000
b. Mau hàng hóa 10.000.000 trả bằng chuyền khoản ngân hàng

c. Vay ngắn hạn ngân hàng trả cho người bán 3.000.000
d. Mua vật liệu trả bằng tiền mặt 1.000.000
e. Mua nguyên vật liệu trị giá 25.000.000 chưa trả tiền người bán
f. Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 20.000.000
g. Dùng tiền mặt mua một số công cụ, dụng cụ trị giá 15.000.000
h. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán là 20.000.000
i. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 900.000
j. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng là 800.000
k. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 1.800.000
l. Dùng lãi hoạt động kinh doanh bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi 1.500.000
m. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn vốn kinh doanh 1.000.000
n. Vay ngắn hạn để thanh toán khoản phải trả khác 500.000
o. Nhập kho công cụ, dụng cụ chưa trả tiền người bán trị giá 800.000
p. Được nhà nước cấp cho doanh nghiệp một TSCĐ hữu hình trị giá 16.000.000
q. Vay ngắn hạn 1.000.000 và chuyển về quỹ tiền mặt
r. Mua sắm một TSCĐ hữu hình có giá trị 10.000.000 được trả bằng tiền vay dài hạn
s. Chi tiền mặt thanh toán cho công nhân viên 200.000
t. Chi tiền mặt trợ cấp khó khăn cho công nhân viên do quỹ phúc lợi đài thọ là 500.000
Bài 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp sau đây:
1. Khách hàng trả nợ 10.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
2. Nhập kho vật liệu 8.000.000 đồng được trả bằng tiền mặt.
3. Được cấp một tài sản cố định hữu hình nguyên giá 12.000.000 đồng
4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 5.000.000 đồng
5. Mua hàng hóa nhập kho trị giá 20.000.000 đồng chưa trả tiền người bán
6. Vay ngắn hạn 20.000.000 đồng để trả nợ người bán
7. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt trị giá 5.000.000 đồng
8. Chi tiền mặt 1.000.000 đồng để trả khoản phải trả khác
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN11
9. Đem tiền mặt gửi vào ngân hàng 10.000.000 đồng
10. Chi tiền mặt trả lương công nhân viên 18.000.000 đồng

11. Mua công cụ, dụng cụ nhập kho trị giá 2.000.000 đồng trả bằng tiền mặt
12. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt trị giá 5.000.000 đồng
Bài 3: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây tại doanh nghiệp XYZ
1. Nhập kho 200.000 đồng nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán.
2. Nhập kho 100.000 đồng công cụ, dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi công tác 50.000 đồng.
4. Vay ngắn hạn để trả nợ cho người bán là 150.000 đồng.
5. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 100.000 đồng.
6. Chi tiền mặt để trả lương cho công nhân là 80.000 đồng
7. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn 200.000 đồng
8. Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 50.000 đồng
9. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình có trị giá 15.000.000 đồng
10. Nhà nước cấp thêm vốn cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 500.000 đồng
Bài 4: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây bằng các định khoản phức tạp.
ĐVT: đồng
1. Nhập kho 200.000 nguyên vật liệu và 100.000 dụng cụ nhỏ chưa trả tiền cho người bán
2. Vay ngắn hạn để trả nợ cho người bán 200.000 và trả nợ khoản phải trả khác 80.000.
3. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 100.000 và bằng tiền gửi ngân hàng
400.000
4. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn 200.000, trả nợ cho người bán 100.000 và
thanh toán với nhà nước 100.000
5. Chi tiền mặt thanh toán lương cho công nhân là 100.000
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN12
6. Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 100.000, quỹ dự phòng tài chính 50.000 và
quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000.
Bài 5: Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp trong tháng 8/20x1.
ĐVT: Đồng
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 300.000 và bằng tiền gửi ngân hàng
1.000.000
2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên 500.000

3. Nhập kho 500.000 nguyên vật liệu và 200.000 công cụ, dụng cụ chưa trả tiền cho người bán
4. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 1.000.000 và trả nợ khoản phải trả khác 500.000
5. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 300.000
6. Chi tiền mặt để trả lương cho công nhân 300.000
7. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn 500.000 và thanh toán cho nhà nước
200.000
8. Nhập kho 800.000 nguyên vật liệu được mua bằng tiền tạm ứng
9. Dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 1.000.000 và bổ sung quỹ đầu tư phát triển 500.000
10. Nhận vốn góp liên doanh một tài sản cố định hữu hình có trị giá 35.000.000
11. Chi tiền mặt trả khoản nợ phải trả khác 100.000
12. Nhập kho 150.000 công cụ, dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân hàng.
Bài 6: Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp như sau. ĐVT: Đồng
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 10.000 đồng và tiền gửi ngân hàng là
90.000 đồng
2. Nhập kho 70.000 đồng nguyên vật liệu và 30.000 đồng công cụ, dụng cụ chưa trả tiền cho
người bán.
3. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 40.000 đồng trong đó công nhân trực tiếp sản
xuất 30.000 đồng, nhân viên phân xưởng 10.000 đồng.
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN13
4. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân là 25.000 đồng và trợ cấp khó khăn cho công nhân do
quỹ phúc lợi đài thọ là 5.000 đồng.
5. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 40.000 đồng và trả nợ các khoản phải trả
khác là 10.000 đồng.
6. Dùng lãi bổ sung các quỹ khen thưởng 70.000 đồng và quỹ đầu tư phát triển là 100.000
đồng.
7. Dùng tiển gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 60.000 đồng và thanh toán với nhà nước
20.000 đồng.
8. Nhập kho 45.000 đồng nguyên vật liệu và 15.000 đồng công cụ, dụng cụ chưa trả tiền cho
người bán.
9. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 70.000 đồng

10. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 20.000 đồng và bằng tiền gửi ngân
hàng 80.000 đồng.
11. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 40.000 đồng và các khoản phải trả khác
50.000 đồng.
Bài 7: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp TTT trong tháng 12/N như
sau. ĐVT: Đồng
1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt số tiền là 800.000 đồng
2. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 500.000 đồng
3. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng là 1.000.000 đồng
4. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 600.000 đồng
5. Được cấp thêm một số vật liệu trị giá 2.000.000 đồng
6. Xuất kho 50.000 đồng nguyên vật liệu có trị giá 2.000.000 đồng dùng trong quá trình bán
hàng.
7. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 200.000 đồng
8. Nhận một TSCĐ hữu hình được cấp có trị giá 20.000.000 đồng
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN14
9. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán trị giá 800.000 đồng
10. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác là 500.000 đồng
Bài 8: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp trong tháng 5/2011
1. Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp một TSCĐ hữu hình có giá trị 50.000.000 đồng
2. Nhà nước cấp thêm vốn kinh doanh cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng là
80.000.000 đồng
3. Dùng tiền lãi để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.000.000 đồng, quỹ khen thưởng là
5.000.000 đồng và quỹ phúc lợi là 30.000.000 đồng
4. Nhập kho 250.000 đồng nguyên vật liệu chính, 150.000 đồng nguyên vật liệu phụ và
10.000 đồng công cụ, dụng cụ chưa trả tiền người bán.
5. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 350.000 đồng
6. Chi 800.000 đồng để mua một số đồ chơi tặng cho các em nhân dịp thiếu nhi
7. Tổ chức cho công nhân đi nghỉ mát ở Vũng Tàu trả bằng tiền gửi ngân hàng 4.000.000
đồng.

8. Trích khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp trị giá 20.000.000
đồng.
Chương 6: HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH MUA HÀNG
Bài 1: Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình mua hàng của
doanh nghiệp. ĐVT: đồng
1. Mua vật liệu A nhập kho 10.000kg, giá mua 990đ/kg thuế GTGT 10% trên giá mua,
chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển 100.000 đồng trả bằng tiền mặt.
2. Nhập kho 500 chiếc hàng hóa B chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán, giá mua chưa có
thuế ghi trên hóa đơn là 300đồng/chiếc, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển được trả
bằng tiền mặt trị giá 220.000 đồng, trong đó thuế GTGT là 20.000 đồng.
3. Nhập kho 300 chiếc hàng hóa C, giá mua ghi trên hóa đơn 2.950 đồng/chiếc, thuế
GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ là 80.000 đồng. Các khoản này được chi trả
bằng tiền tạm ứng.
4. Mua công cụ nhập kho, giá mua chưa thuế 1.000.000 đồng, thuế GTGT 10% đã trả
bằng tiền mặt.
5. Mua vật liệu nhập kho 20.000.000 đồng chưa thuế, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp trả
bằng tiền gửi ngân hàng 1/2 còn lại nợ người bán. Chi phí vận chuyển trị giá 1.500.000
đồng trả bằng tiền mặt.
Bài 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp sau: ĐVT: Đồng
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN15
1. Mua hàng hóa nhập kho, giá mua 80.000.000 đồng, thuế GTGT 10% trên giá mua chưa
trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển 500.000 đồng đã trả bằng tiền mặt.
2. Mua một tài sản cố định hữu hình giá mua chưa thuế 45.000.000 đồng, thuế GTGT
10%. Chi phí vận chuyển, lắp đặt là 650.000 đồng. Tất cả đều trả bằng tiền gửi ngân
hàng.
3. Mua nghuyên vật liệu 8.200.000 đồng trong đó trả bằng tiền gửi ngân hàng 7.300.000
đồng và thiếu người bán 900.000 đồng.
4. Chi tiền mặt mua máy móc thiết bị trị giá 15.000.000 đồng.
5. Nhập kho một số hàng hóa có giá mua chưa thuế là 60.000.000 đồng, thuế GTGT 10%
chưa thanh toán tiền cho người bán. Khoản chi phí vận chuyển bốc dỡ được trả bằng

tiền gửi ngân hàng là 2.200.000 đồng, trong đó thuế GTGT là 200.000 đồng.
6. Mua một tài sản cố định hữu hình trả bằng tiền gửi ngân hàng giá mua là 30.000.000
đồng, thuế GTGT 10%. Chi phí trước khi sử dụng trả bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng.
7. Nhập kho vật liệu chưa trả tiền cho người bán số lượng 4.000kg, giá mua
2.000đồng/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền mặt là
600.000 đồng.
8. Nhập kho một số hàng hóa có giá mua 500.000 đồng, thuế GTGT 50.000 đồng. Tất cả
đều được trả bằng tiền mặt.
Bài 3: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp trong tháng 4/2012 như
sau. ĐVT: đồng
1. Ngày 01/4 được cấp một tài sản cố định hữu hình nguyên giá 50.000.000 đồng
2. Ngày 03/4 rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 đồng
3. Ngày 05/4 mua hàng hóa A nhập kho 1.500 cái, giá mua 20.000 đồng/cái, thuế GTGT
10% trên giá mua, chưa trả tiền cho người bán X.
4. Ngày 07/4 mua hàng hóa B nhập kho 2.000 cái, giá mua 50.000 đồng/cái, thuế GTGT
10% trên giá mua, trả bằng tiền mặt.
5. Ngày 10/4 thanh toán tiền cho người bán X số tiền mua hàng hóa A ngày 05/4 bằng
chuyển khoản sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng 1% giá chưa thuế.
6. Ngày 13/4 do số hàng hóa B nhập kho ngày 07/4 kém phẩm chất nên người bán đồng ý
giảm giá 5%. Doanh nghiệp đã nhận lại tiền mặt do người bán trả.
7. Ngày 25/4 nhận được 100kg vật liệu C đi đường tháng trước về nhập kho. Biết rằng vật
liệu C mua với đơn giá chưa thuế là 12.000 đồng, thuế GTGT 10%.
Bài 4: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình mua hàng trong
doanh nghiệp (*). ĐVT: Đồng
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN16
1. Nhập kho một số công cụ chưa trả tiền, theo hóa đơn giá chưa thuế 2.000.000 đồng,
thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 120.000 đồng.
2. Mua vật liệu N nhập kho 500kg, đơn giá chưa thuế 5.200 đồng/kg, thuế GTGT 10% đã
trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền mặt 110.000 đồng.
3. Mua vật liệu N của công K chưa trả tiền, số lượng nhập kho 1.300kg, đơn giá chưa thuế

5.400đồng/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền tạm ứng
330.000 đồng, trong đó thuế GTGT 30.000 đồng.
4. Do mua hàng khối lượng lớn, công K cho doanh nghiệp hưởng chiết khấu thương mại
2% trên giá mua, thuế GTGT 10%.
5. Nhập kho vật liệu đi đường cuối tháng trước, giá chưa thuế 250.000 đồng, thuế GTGT
10%.
6. Nhập kho công cụ, dụng cụ giá hóa đơn chưa thuế 500.000 đồng, thuế GTGT 5% đã trả
bằng tiền mặt.
7. Mua công cụ, dụng cụ đã thanh toán bằng chuyển khoản, giá mua chưa thuế 1.000.000
đồng, thuế 50.000 đồng. Cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho.
Bài 5: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Phản ánh vào sơ đồ tài
khoản “ Nguyên liệu, vật liệu”.(*) ĐVT: Đồng
Số dư đầu tháng 8: Tài khoản “Nguyện liệu, vật liệu”: 200 lít x 5.100 đồng/lít
1. Nhập kho vật liệu mua ngày 5: 400 lít với giá mua chưa thuế 5.300 đồng/lít, thuế
GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán Z. Chi phí vận chuyển 40.000 đồng trả bằng
tiền mặt.
2. Nhập kho vật liệu mua ngày 18: 300 lít với giá mua chưa thuế 5.500 đồng/lít, thuế
GTGT 10% trả bằng tiền mặt.
3. Nhập kho vật liệu mua ngày 24: 100 lít với giá mua chưa thuế 5.300 đồng/lít, thuế
GTGT 10% chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển 25.000 đồng trả bằng tiền
mặt.
4. Do mua hàng với số lượng lớn (vật liệu mua ngày 5), doanh nghiệp được hưởng chiết
khấu thương mại 2% trên giá mua chưa thuế, thuế GTGT 10%.
5. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán hết số tiền còn nợ cho người bán Z.
Chương 7: HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Bài 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp sau đây. ĐVT: 1.000 đồng
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN17
1. Mua một tài sản cố định hữu hình trả bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua là 30.000, thuế
GTGT 3.000. Chi phí trước khi sử dụng được trả bằng tiền mặt là 2.000.
2. Khấu hao tài sản cố định trị giá 1.000 dùng cho các bộ phận sau đây:

- Phân xưởng sản xuất: 500
- Bộ phận bán hàng: 200
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 300
3. Nhập kho vật liệu chưa trả tiền cho người bán số lượng 4.000kg, giá mua
2.000đồng/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền mặt 600.
4. Xuất kho 3.200 kg vật liệu để trực tiếp sản xuất. Vật liệu xuất kho được tính theo
phương pháp thực tế đích danh.
5. Tiền lương phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên là 4.000 trong đó:
- Công nhân sản xuất sản phẩm: 2.000
- Nhân viên phân xưởng: 200
- Nhân viên bán hàng: 800
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 1.000
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí của doanh nghiệp theo tỷ lệ quy
định. Giả sử lương thực tế bằng với lương cơ bản.
7. Tính chi phí trừ vào lương của người công nhân theo tỷ lệ quy định.
Bài 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá thành đơn vị sản phẩm.
1. Nguyên vật liệu xuất để sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm có trị giá 4.000.000 đồng.
2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 800.000 đồng phân bổ cho:
- Công nhân sản xuất sản phẩm: 600.000 đồng
- Nhân viên phân xưởng: 200.000 đồng
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí của doanh
nghiệp và người lao động.
4. Khấu hao tài sản cố định tình vào hoạt động sản xuất sản phẩm là 1.200.000 đồng.
5. Trong tháng doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm và đã nhập kho
thành phẩm.
Cho biết:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 200.000 đồng
- C hi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 350.000 đồng
Bài 3: Tại một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau đây:
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng: 400.000 đồng

Tình hình phát sinh trong tháng như sau:
1. Xuất kho 6.000.000 đồng nguyên vật liệu sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.500.000 đồng
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN18
- Phục vụ ở phân xưởng: 500.000 đồng
2. Xuất dùng một công cụ dụng cụ cho phân xưởng sản xuất có trị giá 200.000 đồng và
phân bổ 1 lần.
3. Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng sản xuất trị giá 300.000 đồng
4. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất là 600.000 đồng và nhân viên phân
xưởng 400.000 đồng.
5. Trích BHXH, BHYT, BTN, KPCĐ theo quy định tình vào chi phí của doanh nghiệp và
của người lao động.
6. Dịch vụ do bên ngoài cung cấp cho phân xưởng sản xuất chưa trả tiền là 164.000 đồng.
7. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm, không có
sản phẩm dở dang cuối tháng.
Bài 4: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
Số dư đầu tháng của các tài khoản:
- “Nguyên liệu, vật liệu”: 4.000.000 đồng ( số lượng 1.000 kg)
- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 500.000 đồng
Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho 3.000kg vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua 3.600 đồng/kg, thuế
GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền mặt là 600.000 đồng.
2. Xuất kho 3.300 kg vật liệu sử dụng cho các đối tượng:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 3.000 kg
- Phục vụ ở phân xưởng: 300 kg
Biết rằng vật liệu xuất kho tính theo phương pháp đơn giá bình quân.
3. Tiền lương phải thanh toán cho người lao động là 1.200.000 đồng trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 900.000 đồng
- Nhân viên phân xưởng: 300.000 đồng
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định vào chi phí các đối tượng có

liên quan.
5. Khấu hao tính cho phân xưởng sản xuất 500.000 đồng
6. Trong tháng sản xuất hoàn thành 500 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm. Cho biết chi
phí sản xuất dở dang cuối tháng là 328.000 đồng.
Bài 5: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định giá thành đơn vị từng loại sản
phẩm. (*)
Doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B có các tài liệu như sau:
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN19
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng:
- Sản phẩm A: 300.000 đồng
- Sản phẩm B: 120.000 đồng
Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nguyên vật liệu xuất dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm có trị giá 5.000.000 đồng
trong đó: sản phẩm A: 3.000.000 đồng, sản phẩm B: 2.000.000 đồng
2. Tiền lương phải trả cho người lao động là:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 600.000 đồng
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B: 400.000 đồng
- Nhân viên phân xưởng sản xuất: 300.000 đồng
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí của doanh
nghiệp và của người lao động.
4. Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng sản xuất sản phẩm là 700.000 đồng.
5. Chi phí bằng tiền mặt tính cho phân xưởng sản xuất là 120.000 đồng.
6. Cuối tháng doanh nghiệp tổng hợp chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm để xác định
giá thành sản phẩm. Trong đó:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương công nhân
sản xuất sản phẩm.
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho thành phẩm của sản phẩm A là 1.000 sp, sản phẩm B là
400 sp.
- Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là 180.000 đồng, sản phẩm B là
200.000 đồng.

- Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất là 40.000 đồng (sản phẩm A: 30.000 đồng, sản
phẩm B: 10.000 đồng)
Bài 6: Tình hình tài sản lúc đầu kỳ tại một doanh nghiệp như sau: ĐVT: 1.000 đồng
Tài sản cố định 1.100.000 Nguồn vốn kinh doanh 880.000
Nguyên vật liệu 200.000 Vay dài hạn 220.000
Thành phẩm 10.000 Phải trả công nhân viên 20.000
Tiền gửi ngân hàng 70.000 Phải trả người bán 60.000
Hao mòn TSCĐ 200.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất nguyên vật chính dùng cho sản xuất 20.000, trong đó để sản xuất sản phẩm A: 12.000,
sản phẩm B là 8.000
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN20
2. Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 2.000 phân bổ cho 2 loại sản phẩm A và B theo tỷ lệ
vật chính sử dụng
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên sản xuất sản phẩm A: 6.000 và sản phẩm B:
4.000, nhân viên phân xưởng là 2.000
4. Tiền điện phải trả cho nhà cung cấp tính cho phân xưởng sản xuất 4.000
5. Khấu hao TSCĐ trích trong kỳ ở phân xưởng sản xuất 2.000
6. Trích các khoản theo lương tính vào các đối tượng liên quan theo quy định
7. Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt 25.000
8. Dùng tiền mặt trả lương cho công nhân viên 20.000
9. Kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, biết ràng chi phí sản
xuất chung được phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất. Biết doanh nghiệp không có sản
phẩn dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Chương 8: HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ
Bài 1: Tại doanh nghiệp thương mại trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua một hàng hóa nhập kho, giá mua chưa thuế 15.000.000 đồng, thuế GTGT 10%,
tiền chưa thanh toán cho người bán.
2. Xuất kho một số hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng, giá xuất kho 10.000.000 đồng,
giá bán chưa thuế 14.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, người mua đã nhận hàng nhưng

chưa thanh toán tiền.
3. Xuất bán một số hàng hóa, giá xuất kho 4.000.000 đồng, giá bán chưa thuế 6.000.000
đồng, thuế GTGT 10%, người mua đã nhận được hàng và thanh toán bằng tiền mặt.
4. Mua công cụ, dụng cụ nhập kho giá mua chưa thuế 800.000 đồng, thuế GTGT 10% đã
trả bằng tiền mặt.
5. Nhận được giấy báo ngân hàng, đã thu được tiền do người mua hàng ở nghiệp vụ 2
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Bài 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp thương mại trong kỳ như
sau:
1. Xuất kho hàng hóa ra bán với giá xuất kho 15.000.000 đồng, giá bán chưa thuế
20.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, thu ngay bằng tiền mặt.
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN21
2. Chi tiền mặt trả chi phí vận chuyển hàng bán là 100.000 đồng
3. Xuất công cụ, dụng cụ ra sử dụng ở bộ phận bán hàng 200.000 đồng, ở bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 100.000 đồng.
4. Xuất kho hàng hóa ra bán, giá xuất kho 20.000.000 đồng, giá bán chưa thuế 25.000.000
đồng, thuế GTGT 10%, người mua nhận hàng tiền chưa thanh toán.
5. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng 2.000.000 đồng, nhân viên quản lý doanh
nghiệp 3.000.000 đồng.
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào các đối tượng chịu chi
phí.
7. Trích khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 1.000.000 đồng, bộ phận quản lý
doanh nghiệp 1.500.000 đồng.
8. Thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt là 27.500.000 đồng.
9. Chi phí khác bằng tiền mặt cho bộ phận bán hàng 300.000 đồng, bộ phận quản lý doanh
nghiệp 200.000 đồng.
10. Kết chuyển toàn bộ chi phí và doanh thu để xác định kết quả kinh doanh lúc cuối kỳ.
Bài 3: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau đây:
- Số dư đầu tháng của TK “ Thành phẩm”: 10.000.000 đồng( số lượng 1.000 sản phẩm)
- Tình hình phát sinh trong tháng:

1. Nhập kho 9.000 sản phẩm được sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất 1 sản phẩm là
9.500 đồng.
2. Xuất kho 8.000 sản phẩm bán cho khách hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng, giá bán
13.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%. Sản phẩm xuất kho tính theo phương pháp
đơn giá bình quân.
3. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên bán hàng 1.000.000 đồng và nhân viên quản
lý doanh nghiệp là 2.000.000 đồng.
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định vào đối tượng chịu chi phí.
5. Khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí bán hàng 400.000 đồng và tính vào chi phí
quản lý doanh nghiệp 600.000 đồng.
6. Dịch vụ do bên ngoài cung cấp trả bằng tiền mặt tính vào chi phí bán hàng 300.000
đồng và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 900.000 đồng.
7. Kết chuyển toàn bộ chi phí và doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong tháng.
Bài 4: Tài liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại một doanh nghiệp như sau. Định
khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 150.000 đồng
- Tình hình phát sinh trong kỳ:
1. Nguyên vật liệu xuất sử dụng trong tháng là 5.000.000 đồng phân bổ cho:
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN22
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 4.500.000 đồng
- Phân xưởng sản xuất: 200.000 đồng
- Hoạt động bán hàng: 100.000 đồng
- Quản lý doanh nghiệp: 200.000 đồng
2. Tiền lương phải thanh toán cho người lao động 1.200.000 đồng trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 800.000 đồng
- Nhân viên phân xưởng sản xuất: 150.000 đồng
- Hoạt động bán hàng: 100.000 đồng
- Quản lý doanh nghiệp: 150.000 đồng
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào đối tượng chịu chi
phí.

4. Khấu hao tài sản cố định tính trong tháng là 1.800.000 đồng phân bổ cho:
- Hoạt động sản xuất: 1.000.000 đồng
- Hoạt động bán hàng: 300.000 đồng
- Quản lý doanh nghiệp: 500.000 đồng
5. Trong tháng doanh nghiệp sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành
phẩm. Sản phẩm dở dang cuối tháng có giá trị 300.000 đồng.
6. Xuất kho 700 sản phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán 1 sản phẩm là 10.000
đồng, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán toàn bộ tiền mua hàng cho doanh
nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng.
7. Doanh nghiệp kết chuyển các khoản doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh
doanh.
Bài 5: Tại một doanh nghiệp thương mại có các tài liệu sau đây(*):
1. Nhập kho một số hàng hóa có trị giá thanh toán là 66.000.000 đồng, trong đó thuế
GTGT là 6.000.000 đồng chưa thanh toán tiền cho người bán. Khoản tiền vận chuyển
được trả bằng tiền gửi ngân hàng là 3.300.000 đồng, thuế GTGT 300.000 đồng.
2. Xuất hàng hóa để bán cho khách hàng:
- Trị giá xuất kho là 50.000.000 đồng
- Giá bán là 70.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, tiền bán hàng thu toàn bộ bằng tiền
gửi ngân hàng.
3. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên bán hàng là 800.000 đồng và nhân viên quản
lý phân xưởng là 1.200.000 đồng.
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào các đối tượng chịu chi
phí.
5. Khấu hao tài sản cố định phân bổ cho:
- Chi phí bán hàng: 1.000.000 đồng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.500.000 đồng
6. Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra 2.500.000 đồng
7. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN23
Chương 9: SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN

Bài 1: Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau. ĐVT: Đồng. Phát hiện
các trường hợp ghi sai và tiến hành sửa chữa theo phương pháp phù hợp.
1. Xuất kho 152.000 nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm
2. Nhập kho 54.000 công cụ, dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân hàng
3. Chi tiền mặt tạm ứng chi nhân viên đi công tác 12.000
4. Khách hàng trả cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 20.000 và bằng tiền gửi ngân hàng
80.000
5. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được định khoản như sau:
NV1:
Nợ TK “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 125.000
Có TK “ Nguyên liệu, vật liệu” 125.000
NV2:
Nợ TK “ Công cụ, dụng cụ” 45.000
Có TK “ Tiền gửi ngân hàng” 45.000
NV3:
Nợ TK “ Tạm ứng” 21.000
Có TK “ Tiền mặt” 21.000
NV4:
Nợ TK “ Tiền mặt” 20.000
Nợ TK “ Tiền gửi ngân hàng” 80.000
Có TK “ Phải trả cho người bán” 100.000
NV5:
Nợ TK “ Tiền gửi ngân hàng” 10.000
Có TK “ Tiền mặt” 10.000
Bài 2: Cho số liệu bảng cân đối kế toán đầu kỳ như sau:
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN24
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Tiền mặt 30.000.000 Phải trả cho người bán 150.000.00
0

Tiền gửi ngân hàng 100.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 240.000.00
0
Hàng hóa 200.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối 40.000.000
Tài sản cố định hữu hình 150.000.000
Hao mòn TSCĐ hữu hình (50.000.000
)
Tổng cộng tài sản 430.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 430.000.00
0
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 5.000.000 đồng
2. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 20.000.000 đồng
3. Dùng tiền mặt mua tài sản cố định hữu hình 15.000.000 đồng, chi phí vận chuyển
250.000 đồng
4. Dùng lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh 3.000.000 đồng
5. Mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán 10.000.000 đồng
6. Xuất kho hàng hóa gửi bán, giá xuất kho 50.000.000 đồng
7. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 10.000.000 đồng
8. Mua hàng hóa 3.000.000 đồng về nhập kho, chi phí vận chuyển 200.000 đồng, tất cả
đều được trả bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
- Mở sổ và phản ánh tình hình trên vào sổ kế toán của hình thức nhật ký chung.
- Khóa sổ
- Lập bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ
THE END
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN25

×