Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.36 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGỌ THỊ MINH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGỌ THỊ MINH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thành Hưng
Hà Nội-2014
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Những nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông
tin được đăng tải trên các sách, báo, các trang web, khóa luận tốt nghiệp và luận văn đã
được chú thích theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Ngọ Thị Minh
Lời cảm ơn!
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ rất nhiều phía.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thành Hưng – Khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng


dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng
dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như có những ý kiến đóng góp sâu sắc
cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia
đình, bạn bè – những người đã luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực hoàn thiện đề tài nghiên
cứu một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6/2014
Tác giả
Ngọ Thị Minh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1Tiểu thuyết vẫn được coi là “cỗ máy cái” của nền văn học. Đối với bất kỳ
nền văn học nào, việc thiếu vắng thể loại này là một khiếm khuyết đáng buồn.
Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, ở thời kỳ nào tiểu thuyết cũng có
những đóng góp to lớn về tư tưởng và nghệ thuật. Nói về tiểu thuyết, không thể
không nói đến tiểu thuyết lịch sử - một loại hình mang tính đặc thù của thể loại tiểu
thuyết.
Tiểu thuyết lịch sử cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của dòng
văn học nước nhà. Suốt chiều dài lịch sử văn chương nước nhà, loại hình tiểu thuyết
này đều đóng góp những tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng cũng như nghệ
thuật. Dù vậy, nhưng chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, tiểu thuyết lịch sử có
phần “thiệt thòi” khi chưa thật sự được biết đến nhiều so với các loại hình tiểu
thuyết khác. Chính vì vậy, việc tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử trong sáng tác của nhà
văn Nguyễn Triệu Luật cũng là cách để chúng ta hiểu hơn về sự vận động và phát
triển của thể loại tiểu thuyết Việt Nam trong lịch sử văn học.
1.2 Nguyễn Triệu Luật là một trong những cây bút tiểu thuyết lịch sử xuất sắc
trong những năm 30 của thế kỷ XX. Ông cùng với một số tác giả khác như: Lan

Khai, Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất,… đã làm nên một thời kỳ nở rộ của tiểu
thuyết lịch sử. Nói như Giáo sư Đinh Xuân Lâm thì đó là biểu hiện của một nền văn
học yêu nước. Tiểu thuyết lịch sử cũng là phương tiện để các tác giả ký thác những
tình cảm yêu nước và cũng là nơi độc giả tìm thấy niềm an ủi, ý chí tự hào và lòng
hy vọng thầm kín vào tiền đồ của đất nước.
Chọn viết về giai đoạn đau thương của đất nước, nhà văn Nguyễn Triệu Luật là
người có nhiều đóng góp đối với dòng tiểu thuyết lịch sử nói riêng và văn học Việt
Nam nói chung. Thế nhưng, trong một thời gian dài, tên ông gần như đi vào quên
lãng, không hề được nhắc, được biết đến trong các sử sách văn học. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu về tác giả Nguyễn Triệu Luật trong đề tài Luận văn này có thể sẽ
1
giúp cho những người yêu thích văn chương, lịch sử,…có thể có những hiểu biết
sâu sắc hơn về con người, sự nghiệp sáng tác, những nội dung chính và các phương
diện nghệ thuật được thể hiện trong các tác phẩm của ông.
Hơn thế, qua những tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật, chúng ta có thể nhìn vào
quá khứ để thấy lại lịch sử dân tộc, bồi đắp thêm lòng yêu nước trong mỗi cá nhân.
Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật trên các
phương diện nội dung và nghệ thuật cũng giúp chúng ta định hình một phong cách,
một cây bút tiểu thuyết lịch sử trên văn đàn.
2. Lịch sử vấn đề
Là một tác giả có những cống hiến cho nền văn học Việt Nam nhưng
NguyễnTriệu Luật thực sự chưa được nhiều người biết đến cũng như chưa có nhiều
công trình nghiên cứu về ông. Trong những năm gần đây, thân nhân nhà văn đã tập
hợp các tác phẩm của ông và in lại trong một tuyển tập, tạo điều kiện cho bạn đọc
có dịp tiếp cận với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Hội nhà văn Việt Nam
cũng mới tổ chức Hội thảo “Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm” được coi
như một buổi cấp lại giấy khai sinh cho một con người, một nhà văn viết tiểu thuyết
lịch sử gần như bị quên lãng. Sự kiện giúp nhiều người biết được Nguyễn Triệu
Luật là ai và giá trị những tác phẩm văn chương của ông.
Khảo sát lịch sử vấn đề cho đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn

Triệu Luật, trước tiên chúng tôi tiến hành khảo sát những công trình nghiên cứu về
tiểu thuyết lịch sử. Sau đó là những công trình nghiên cứu về Nguyễn Triệu Luật
cũng như những sáng tác của ông.
2.1 Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử
Về tiểu thuyết lịch sử, có rải rác những công trình nghiên cứu, bài viết, phê bình
của nhiều tác giả. Nhìn chung, các tác đã đưa raquan niệm của mình xoay quanh các
vấn đề về tiểu thuyết lịch sử. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát một số công
trình nghiên cứu và một số bài viết tiêu biểu của các tác giả về thể loại này.
Trước tiên có thể kể đến công trình của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong Văn
học Việt Nam thế kỉ XX, chương 3 về tiểu thuyết lịch sử. Trong đó, tác giả đã nhận
2
định: Tiểu thuyết lịch sử “có thể soi sáng những thời kì quá khứ con người đã trải
qua với mục đích rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của thời
đại. Nó giúp ta làm những bảng so sánh, đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia Tác
giả tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên những điểm tương
đồng giữa quá khứ và hiện tại và do đó làm sáng tỏ hiện tại” [10; tr.179]. “Tiểu
thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết, là thế sự, là chất “văn xuôi”, là cuộc
sống muôn màu, muôn vẻ của con người và thiên nhiên” [10; tr.192].
Tác giả cũng phân biệt hai khái niệm: Tiểu thuyết lịch sử (roman historique) và
lịch sử được tiểu thuyết hoá (histori romancé). Theo ông, tiểu thuyết lịch sử là lấy
việc tái hiện sự kiện lịch sử, không khí lịch sử làm mục đích sáng tác. Trong tác
phẩm có hư cấu nhưng bị chi phối bởi cái nhìn chủ quan của nhà văn. Có khi nhà
văn chỉ xem lịch sử là phương tiện, là chất liệu để viết tiểu thuyết. Nhà văn dùng
lịch sử để thể hiện quan điểm nào đó của mình hoặc cắt nghĩa vấn đề hiện thực hôm
nay. Còn lịch sử được tiểu thuyết hoá nghĩa là nó sử dụng gần như toàn bộ sự kiện
lịch sử, không khí lịch sử, nhân vật lịch sử Người viết trung thành tuyệt đối với
lịch sử, mượn hình thức tiểu thuyết để thể hiện những vấn đề lịch sử. Bởi vậy, trong
lịch sử được tiểu thuyết hoá, sự kiện được đặt lên hàng đầu, nội tâm, cá tính nhân
vật hầu như không được miêu tả. Mặt khác, hư cấu là đặc trưng của tiểu thuyết, cho
dù đó là tiểu thuyết lịch sử, thế nên trong tiểu thuyết lịch sử vẫn có hư cấu nhưng

mức độ đậm nhạt thế nào là do phương pháp sáng tác. Nếu nhà văn sáng tác theo
khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa thì thường tôn trọng sự kiện, mức độ hư cấu
nhạt hơn. Nếu nhà văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa thì yếu tố
hư cấu đậm đặc hơn, sự kiện lịch sử chỉ là phương tiện để nhà văn chuyển tải một
thông điệp nào đó đến hiện tại.
Bên cạnh công trình của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, có thể kể đến Luận án
Tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Lợi mang tên: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những
năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (Diện mạo và đặc điểm). Trong công trình của mình,
tác giả đã đưa ra khái niệm về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam và quá trình hình thành,
phát triển của thể loại này từ những năm đầu thế kỷ 20 đến 1945. Những đặc điểm
3
về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử qua từng giai đoạn cũng được tác
giả làm rõ và nêu bật lên trong công trình của mình với những dẫn chứng cụ thể.
Theo quan niệm của tác giả thì tiểu thuyết lịch sử là “những tác phẩm mang trọn
đặc trưng của thể loại tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài, là cảm
hứng sáng tạo nghệ thuật. Ở đây tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư
cấu, tưởng tượng thêm để tạo nên tác phẩm nhằm gây hứng thú cho người đọc. Tiểu
thuyết lịch sử tuy mượn đề tài và lấy cảm hứng từ lịch sử nhưng không hề né tránh,
xa rời với thực tại, thời thế hiện tại”.[30, tr.23].
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tác giả của tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ
đã khẳng định: “Bản chất của tiểu thuyết là “thế sự”, dù là tiểu thuyết lịch sử. Một
cuốn tiểu thuyết lịch sử chỉ minh hoạ lịch sử, từ đầu chí cuối chỉ toàn vua quan âm
mưu tranh giành quyền lực, còn đời sống người dân thế nào, biến cố lịch sử đó ảnh
hưởng đến họ ra sao, tác giả không quan tâm: tôi cho cuốn sách đó không phải là
tiểu thuyết đúng nghĩa Tôi biết có người nêu ra vấn đề: lịch sử như cái đinh đã
đóng vào tường; người viết tiểu thuyết lịch sử có thể tuỳ thích “treo” vào đó những
bức tranh của mình. Tôi thì quan niệm người viết tiểu thuyết lịch sử phải tôn trọng
những gì đã được ghi vào lịch sử”. [13]
Khi nói về Sông Côn mùa lũ, ông cũng tâm sự: Khi viết tiểu thuyết lịch sử
tôi chú trọng phần tiểu thuyết hơn phần lịch sử. Nhưng trong phần lịch sử, tôi không

dám mạnh tay gạt phăng những gì còn ghi lại trong tài liệu lịch sử. Tôi chia nhân
vật Sông Côn mùa lũ thành 2 tuyến: tuyến những nhân vật lịch sử, tôi giữ lại những
nét chính, chỉ giải thích hoặc cải chính những sự kiện lịch sử theo quan điểm của
tôi Tuyến thứ nhì là đám đông dân chúng vô danh không ghi trong sử sách. Chính
ở tuyến này tôi tự do tưởng tượng và dùng họ để diễn giải lịch sử theo ý mình, và
qua họ, cho lịch sử thêm phần da thịt của tiểu thuyết [7].
Trong Lời ngỏ của tập tiểu thuyết lịch sử Gió lửa, Nam Dao cho rằng: “Biến
cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại để rồi,
qua ngòi bút người viết, thành tiểu thuyết dã sử. Soi rọi vào những vấn đề nhân
quần xã hội và thân phân phận con người trong quá khứ là cách đi tìm sự sống tiềm
4
ẩn trong lịch sử. Lịch sử đó là lịch sử sống Loại chính sử biên niên đơn thuần ghi
lại lịch sử chết. Nó thường bịt ít nhất một trong hai con mắt ta lại” [6].
Trong bài viết khác với tiêu đề Về tiểu thuyết lịch sử, Nam Dao một lần nữa
đưa ra quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử “mang khả
năng phê phán hiện tại qua cách đảo ngược và xoay ngang những biến cố, cũng như
tính chất những con người trong quá khứ. Tiểu thuyết lịch sử trên giai đoạn này,
không trốn chạy, không lẩn vào quá khứ để chiếm hữu và tái tạo lịch sử. Tiểu thuyết
là sự dấn thân của nhà văn nhằm phục sinh một hiện tại cần tháo gỡ hầu thoát khỏi
những bế tắc tiêu vong. Vì thế tiểu thuyết lịch sử hoá ra một tập hợp những dự
phóng về một tương lai có thể có được” [6].
Tác giả Phạm Xuân Thạch cho rằng “vừa có vừa không” cái gọi là”tính chân
thực lịch sử” của tiểu thuyết. Bởi điều này còn phụ thuộc vào cách quan niệm “tính
chân thực lịch sử” là gì. Những tư liệu về lịch sử luôn là cái phần quá khứ hiện diện
trước nhận thức của hiện tại. Nó luôn luôn là một cái gì không đầy đủ. Ngay đến
một nhà sử học đích thực thì suy diễn nhiều khi vẫn là thao tác bắt buộc. Trong
trường hợp này tính chân thực về đề tài lịch sử của một cuốn tiểu thuyết thực chất là
sự xung đột giữa cái nhìn cá nhân và những giá trị cộng đồng. Chi tiết trong tác
phẩm là sản phẩm của hư cấu, mặt khác, nó lại thuộc về những trải nghiệm cá nhân
và có tính cá biệt. Do đó việc đòi hỏi tính xác thực của những trải nghiệm cá nhân

và những hiện tượng cá biệt luôn là câu hỏi khó giải quyết. Mặt khác, chúng ta phải
thừa nhận rằng, lịch sử nhiều khi không phải là cái đích cuối cùng của tiểu thuyết.
Thông qua hư cấu, nhà văn đặt ra vấn đề về sự giải thoát, niềm tin tôn giáo, tham
vọng và hạnh phúc, quyền lực và thân phận con người Nhà văn có thể là kẻ tái
hiện lại những phần khuất lấp của lịch sử, là kẻ suy tư về những vấn đề của lịch sử
Suy cho cùng, lịch sử cũng chỉ là chất liệu để phản chiếu những vấn đề của Con
Người ở tầm phổ quát [49].
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong một bài trả lời phỏng vấn đã dẫn ra
nhiều cách viết tiểu thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết hoàn toàn gồm các nhân vật lịch sử,
tiểu thuyết gồm những nhân vật lịch sử trộn lẫn những nhân vật hoàn toàn hư cấu,
5
tiểu thuyết chỉ toàn là nhân vật hư cấu nằm trong một bối cảnh lịch sử nhất định.
Nhưng theo tôi, dù ở loại nào, tựu chung đối với người viết có hai vấn đề. Thứ nhất
là về tư liệu: Cần nắm vững những tư liệu liên quan đến thời kì mình viết, từ kinh
tế, chính trị, xã hội, triết học Thứ hai, về hư cấu: Ta đã gọi là tiểu thuyết thì phải
hư cấu. Đó là sự tưởng tượng, sự hoà trộn nhuần nhuyễn giữa thực và hư, giữa lịch
sử và hiện tại, giữa tri thức và cảm xúc”.
Trên báo Quân đội nhân dân, tác giả Hải Thanh trong bài viết: Bàn về tiểu
thuyết lịch sử cũng đưa ra quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử như sau: “Tiểu
thuyết lịch sử là sự sáng tạo, hư cấu trên cái nền đã ổn định của sự kiện lịch sử và
nhân vật lịch sử. Nhà tiểu thuyết lịch sử có thể tha hồ bay lượn trong không gian
tưởng tượng sáng tạo nhưng phải nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn lịch sử, đem đến
những cảm hứng, làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch sử”. Tác giả
cũng nói thêm về mục đích của tiểu thuyết lịch sử cũng như mục đích của nhà viết
tiểu thuyết: “Nhà tiểu thuyết viết về quá khứ nhưng mục đích là làm sao cho độc giả
hôm nay nhận rõ thêm chân giá trị của ngày hôm qua, để họ sống sao cho xứng
đáng với lịch sử. Hãy cứ hình dung con đại bàng tiểu thuyết lịch sử được nâng bởi
hai cánh sự thật và thẩm mỹ mà bay vào bầu trời văn hóa!”
Tiếp tục quan niệm về tiểu thuyết lịch sử, tác giả Hoài Nam trong bài viết
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: Truyện kể hay tiểu thuyết cho rằng: Lịch sử là cái cần

phải được tôn trọng, thậm chí kính cẩn Viết tiểu thuyết lịch sử nhà văn đặt trọng
tâm trong việc tái hiện một cách sinh động chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong
chiến đấu chống ngoại xâm, ca ngợi những võ công oanh liệt, nêu bật những tấm
gương danh nhân đã làm rạng danh cho non sông đất nước, để qua đó, khơi dậy ở
con người hiện tại niềm tự hào trước quá khứ đẹp đẽ của dân tộc (trong trường hợp
ngược lại, khi nhà văn viết về những thất bại trong lịch sử hoặc tái hiện những nhân
vật phản diện, những gương mặt “xấu” của lịch sử, khi đó một bài học hoặc một lời
cảnh tỉnh được rút ra từ quá khứ trao cho hiện tại). Tác giả cũng nói thêm: “…khi
tiếp cận với những thời đại quá khứ và lấy đó làm chất liệu cho tác phẩm của mình,
một tiểu thuyết gia đích thực là người đặt ra câu hỏi phản biện trước lịch sử. Làm
6
như vậy, anh ta không trở thành kẻ đốt đàn, mà thực tế là người chỉ ra ý nghĩa của
quá khứ đối với hiện tại qua việc phát hiện các tác động tích cực và cả các tác động
tiêu cực mà quá khứ đặt trên hiện tại” [46].
Qua các công trình nghiên cứu cũng như các bài phát biểu trên báo chí, trả
lời phỏng vấn, ta có thể thấy các tác giả đều xoay quanh khái niệm tiểu thuyết lịch
sử, vấn đề viết tiểu thuyết lịch sử như thế nào và mối quan hệ giữa tính hư cấu nghệ
thuật và tính chân thực lịch sử. Về cơ bản, các tác giả đều thống nhất ở quan điểm:
tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo hai yếu tố là tiểu thuyết và lịch sử. Mức độ đậm
nhạt giữa hai yếu tố này còn tuỳ thuộc vào bút pháp mà mỗi nhà văn lựa chọn khi
sáng tác.
2.2 Những công trình nghiên cứu trực tiếp về tác giả Nguyễn Triệu Luật
Có thể nói những công trình nghiên cứu trực tiếp về tác giả Nguyễn Triệu Luật
không nhiều. Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào về thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật một cách toàn diện với dung lượng
thích đáng. Dựa trên các nguồn tư liệu sau đây, chúng tôi tóm lược lại những ý kiến
đánh giá xung quanh những tác phẩm của ông: Thứ nhất là phụ lục các bài viết, phê
bình, nghiên cứu trong Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật do con trai
nhà văn là ông Nguyễn Triệu Căn tổng hợp và in lại; thứ hai là các bài phát biểu
tham luận tại Hội thảo Nguyễn Triệu Luật (1903 – 1946) Con người và sự nghiệp

do Hội nhà văn Hà Nội tổ chức được tập hợp in lại trong cuốn Nguyễn Triệu Luật –
Con người và tác phẩm (Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2013).
Trước tiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan trong Nhà
văn hiện đại về tác giả Nguyễn Triệu Luật Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan.
Trong công trình nghiên cứu này, Vũ Ngọc Phan xếp Nguyễn Triệu Luật vào danh
sách các tác giả viết kí sự lịch sử cùng với các tác giả như Phan Trần Chúc, Đào
Trinh Nhất, Trần Thanh Mại, Trúc Khê Ông cho rằng, viết lịch sử kí sự thì “nhà
văn có thể viết một cách tỉ mỉ những việc cá nhân không ảnh hưởng gì đến dân
chúng mà chỉ có cái thú vị riêng của nó thôi. Không những thế, khi viết một quyển
lịch sử kí sự, nhà văn lại cần phải lưu tâm đến những việc tư lắm, lối ấy cũng gần
7
như lối chép dã sử vậy Còn như viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn chỉ phải căn cứ
vào vài việc cỏn con đã qua, rồi vẽ vời cho ra một truyện lớn, cốt giữ cho mọi việc
đừng trái với thời đại, còn không cần phải toàn sự thật” [43; tr.489, 490]. Tác giả
còn dẫn lời của một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử Pháp “Lịch sử với tôi chỉ là một
cái đinh để tôi treo các bức hoạ của tôi thôi”.
Tiếp đó, tác giả Vũ Ngọc Phan đi vào giải thích thế nào là lịch sử ký sự và thế
nào là lịch sử tiểu thuyết. Ông cũng đã đi đến kết luận: “Nguyễn Triệu Luật đã
không coi lịch sử là một cái đinh để ông treo các bức họa của ông, vậy tôi dám
quyết ông cho in mấy chữ “lịch sử tiểu thuyết” ngoài bìa là sai” [16; tr.155].
Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cũng nhận thấy những ưu điểm trong lối viết của
Nguyễn Triệu Luật: “Tôi nhận thấy Nguyễn Triệu Luật đã xếp mọi việc khéo, có
những đoạn tự nhiên, tuy là nhắc nhở đến một điển tích hay một sự tích mà không
cầu kì, không làm vướng động tác. Văn ông sáng suốt, những lời nói của người xưa
vừa hợp thời, vừa có ý nghĩa. Thật là một lối văn thích hợp với một quyển lịch sử kí
sự”. Vũ Ngọc Phan đồng thời cũng phê bình Nguyễn Triệu Luật. Theo ông, tác giả
nên để ba quyển Bà Chúa Chè, Loạn Kiêu binh, Chúa Trịnh Khải vào một quyển
thôi. Bởi vì, trong đó có sự trùng lặp câu văn về cả ý lẫn lời. Ông nhận thấy Nguyễn
Triệu Luật rút tài liệu từ Hoàng Lê nhất thống chí, nhiều đoạn trong Chúa Trịnh
Khải gần như được dịch lại, “được cái ông dàn việc khéo và biết thận trọng trong

dùng tài liệu. Nếu ông biết loại bớt những cái rườm rà ra, như lời bàn, những điều
so sánh vô lí, những sự giảng giải không đâu, thì những thiên kí sự của ông sẽ được
nhẹ nhàng biết bao! Khi viết về những người thời xưa, ông đã không thể quên được
những cái ông viết về thời nay. Bởi thế ông hay đem những việc cổ kim ra so sánh,
thành ra ông hay bàn suông tán hão, lắm khi ra ngoài cả vấn đề”. Tuy vậy, cuối bài viết,
Vũ Ngọc Phan vẫn khẳng định “trong số các nhà văn viết lịch sử kí sự, có lẽ lối văn của
Nguyễn Triệu Luật là lối văn gọn gàng và sáng suốt hơn cả” [43, tr.396, 397].
Sau bài viết bàn về Nguyễn Triệu Luật của Vũ Ngọc Phan, Trúc Khê cũng có
bài viết với tiêu đề: Bà Chúa Chè có phải là cuốn lịch sử ký sự hay không? Ông cho
rằng: “Bà Chúa Chè cũng vẫn là cuốn tiểu thuyết chứ không nên coi là lịch sử ký
8
sự”. Trúc Khê cũng đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm Bà Chúa Chè
để khẳng định ý kiến của mình. Cuối cùng ông kết luận: “tôi phải ngợi khen Luật là
nhà tiểu thuyết rất có công kê cứu sử học, ông có ý muốn người ta trong khi đọc
tiểu thuyết mà đồng thời chính là ôn lại những đoạn lịch sử dĩ vãng của nước nhà”.
Nhà văn Lan Khai lại nhận xét khả năng viết tiểu thuyết lịch sử theo lối “chú
trọng về sự thực” của Nguyễn Triệu Luật như là một ưu điểm. Ông cho rằng: “Cũng
như tôi, ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhưng khác với tôi, ông
Luật riêng chú trọng về sự thực, trong khi tôi chỉ khuynh hướng về nghệ thuật. Đọc
Gái thời loạn, Ai lên Phố Cát, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, nếu người ta mơ
màng, say đắm bởi những cái có thể có được thì đọc Hòm đựng người và Bà Chúa
Chè, người ta phải sống đầy đủ những cái đã có rồi. Cái hay của ông Luật là ở chỗ
ấy”[16; tr.163].
Lan Khai cũng tiếp tục nhận định của mình với việc đánh giá các truyện và
người của Nguyễn Triệu Luật “hoạt động hiển nhiên, không được ông tô điểm cho
nhưng cũng không bị ông làm mất đi bản sắc. Đọc các tiểu thuyết của ông tức là
xem các bức ảnh. Người có thể mất đi rồi, cảnh có thể khác đi rồi, mà hình ảnh vẫn
là hình ảnh thực của những người và cảnh đã có thực”. [16; tr.163].
Theo quan điểm của Lan Khai thì khi đọc tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật,
người đọc như được đắm mình trong khung cảnh thời đại mà ông viết nên. Bởi

những hình ảnh thực của con người cũng như cảnh đã được nhà văn tái hiện lại với
những gì chân thực nhất. Đây cũng là điểm khác biệt, nét đặc trưng trong những tác
phẩm của Nguyễn Triệu Luật so với các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử đương thời.
Nhà văn Lê Văn Ba trong bài viết Nguyễn Triệu Luật: Tiểu thuyết lịch sử - Văn
hóa lịch sử tiểu thuyết đã tập trung lý giải nguyên nhân Nguyễn Triệu Luật lựa chọn
con đường trở thành nhà văn, nhà viết tiểu thuyết lịch sử. Theo đó những nguyên
nhân chính được tác giả đưa ra đó là: Nguyễn Triệu Luật là một nhà văn, đồng thời
là một thầy giáo dạy sử. Hơn nữa, ông lại là con nhà gia thế, dòng dõi đại nho.
Chính vì vậy, ông được thấm đẫm trong lòng ngay từ ngày thơ bé hồn cốt lịch sử
một thời vua chúa với cả tầng sâu văn hóa, kiến trúc, y phục, ngôn ngữ giao tiếp,
9
phong cách sống,… Lê Văn Ba đã khẳng định: chính cái điều “hơn mọi người” này
đã mang lại cho tiểu thuyết lịch sử của ông một hấp lực riêng trong rất nhiều tiểu
thuyết lịch sử đang “nở rộ”. Tiếp đó, tác giả cũng tập trung lý giải những thế mạnh,
những điều làm nên sự khác biệt của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Những
luận điểm chính mà nhà văn Lê Văn Ba đưa ra đó là: Trước hết là ông đã viết như
ông đã nghĩ: “Dùng văn chương phục dựng lại cho người hôm nay chiêm ngưỡng tự
hào cái hôm qua chỉ còn là ảo ảnh, nỗi niềm hoài cổ… Chính vì thế, đọc tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Triệu Luật người đọc thấy hết sức thú vị và tài tình cái sự kể về
không khí nhiễu nhương một thời lịch sử đặc biệt nước nhà vừa có vua vừa có chúa,
đàng trong và đàng ngoài,…” [16; tr.90].Điều quan trọng thứ hai làm nên sự khác
biệt trong những tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật đó là việc viết tiểu thuyết lịch sử
giúp ông ký thác tâm sự của mình. Ông “viết để giải tỏa ẩn ức, viết để tri ân những
người đã giúp mình thay lốt vượt tường” [16; tr.90].Tuy nhiên, cuộc đời của nhà
văn Nguyễn Triệu Luật vẫn là một bí ẩn đối với ngay cả gia đình ông.
Tiếp tục với những nghiên cứu về tác giả Nguyễn Triệu Luật được tập hợp lại
trong cuốn: Nguyễn Triệu Luật – Con người và tác phẩm, có thể kể đến bài viết:
Tính lịch sử: Khả năng và mức độ qua tiểu thuyết Bà Chúa Chè của PGS.TS Phạm
Tú Châu. Qua đó, tác giả cho rằng tuy tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật như thật
nhưng không hề thiếu đi các yếu tố hư cấu, chỉ lấy sử làm cái khung để từ đó tưởng

tượng mà thôi [16; tr.105]. Tác giả đã so sánh hai tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí và Bà Chúa Chè để chỉ ra những điểm khác biệt, những chi tiết hư cấu trong hai
tác phẩm này để thấy được khả năng sáng tạo của ngòi bút Nguyễn Triệu Luật. Ông
cũng nhận định tác phẩm dựa trên tư liệu lịch sử xác thực mà vẫn có sự tô vẽ hợp
lý, không hề khô khan, gò bó. Được như vậy, một phần là nhờ “kiến thức song
trùng” (vừa thông thạo Hán học, vừa am hiểu Tây học) của nhà văn [16; tr.114].
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng có một bài viết với tựa đề: Những quan
niệm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật. Trong đó, ông đã
khái quát những quan niệm sáng tác của nhà văn Nguyễn Triệu Luật. Cuối cùng,
ông đã phân chia tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật thành ba loại khác nhau:
10
Thứ nhất là những tiểu thuyết mà nhân vật và sự kiện có thật 100%, thứ hai là
những tiểu thuyết có nhân vật và sự kiện do tác giả tưởng tượng ra và thứ ba là trộn
lẫn cái hư và cái thực với nhau.
Tác giả Nguyễn Chí Tình cũng có bài viết: Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Triệu Luật đã đánh giá: “Nguyễn Triệu Luật đã nghiên cứu khá công phu và tỏ ra có
trách nhiệm với sự thực lịch sử cả những khi ông đã đẩy ngòi bút hư cấu của mình
đi khá xa. Thiết tưởng những người viết lịch sử, làm phim lịch sử ngày nay và chỉ
những người chỉ nghĩ đến chính sử, có thể tìm thấy ở tác phẩm của Nguyễn Triệu
Luật không ít trang viết bổ ích”[16; tr.214].Ông cũng đánh giá cao việc nghiên cứu
lịch sử công phu và tinh thần trách nhiệm của nhà văn với lịch sử ngay cả những khi
“ông đẩy ngòi bút của mình đi khá xa”.
Bài viết với tựa đề: Đau đáu về người viết tiểu thuyết lịch sử bị lãng quên, tác
giả Dương Yến, Hồng Mây đã nói lên một sự thật đau lòng đó là một nhà văn với
những cống hiến lớn cho nền văn học nước nhà – nhà văn Nguyễn Triệu Luật,
nhưng lại bị “lãng quên”. Trong một thời gian dài, tên ông gần như đi vào quên
lãng, không hề được nhắc, được biết đến trong các sử sách văn học. Tiếp đó, các tác
giả cũng nhận định: “ông Luật đã để lại cho đời một gia tài văn chương quý giá,
nhưng cuộc đời của ông chính người nhà cũng không biết rõ”. [16; tr.261].
Trên đây là tập hợp những bài nghiên cứu, tham luận,… bàn về những vấn đề

liên quan đến những tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật. Trong quá trình khảo sát tư
liệu, chúng tôi nhận thấy có hai công trình Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về Nguyễn
Triệu Luật với quy mô và dung lượng đáng kể. Bên cạnh đó, trong một bản niên
luận cũng đã chạm đến một khía cạnh trong hai tác phẩm của tác giả này đó là: Bà
Chúa Chè và Hòm đựng người.
Trước tiên có thể kể đến Luận văn Thạc sĩ Phong cách tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật của tác giả Mai Thị Thanh Hà ở Đại học Vinh, năm 2009. Trong
đó, tác giả đã khảo sát phong cách lịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật trên các
phương diện như: việc lựa chọn đề tài, cảm hứng sáng tạo và hình thức nghệ thuật
được thể hiện trong các sáng tác của ông. Từ đó, tác giả Mai Thị Thanh Hà cũng
11
làm nổi bật phong cách của Nguyễn Triệu Luật trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945.
Công trình Luận văn Thạc sĩ tiếp theo mà chúng tôi muốn kể đến ở đây là của
tác giả Đặng Thị Hương Liên mang tên Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật dưới
góc nhìn văn hóa và thi pháp. Với hướng tiếp cận của mình, tác giả đã soi sáng
những tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật dưới góc độ văn hóa và thi pháp.
Trong đó, tác giả Đặng Thị Hương Liên đã khảo sát những biểu hiện văn hóa cũng
như thi pháp trong những tác phẩm của nhà văn này với những dẫn chứng cụ thể, rõ
ràng. Qua đó, người đọc có thể hình dung được không gian văn hóa Việt Nam thời
kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, những đặc trưng về mặt thi
pháp cũng Nguyễn Triệu Luật cũng được tác giả khái quát lại một cách khá cụ thể,
chi tiết.
Nghiên cứu về Nguyễn Triệu Luật, có thể nói đến công trình khoa học của sinh
viên Quàng Phương Thảo với đề tài: Thi pháp kết cấu trong tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật qua hai tác phẩm Bà chúa chè và Hòm đựng người. Tuy nhiên
đề tài chỉ dừng lại ở một khía cạnh nghệ thuật, lại giới hạn trong hai tác phẩm, vì
vậy cũng chưa có khả năng bao quát được hết các phương diện nội dung và nghệ
thuật trong sáng tác của Nguyễn Triệu Luật nói chung.
Nói tóm lại, qua tất cả các công trình mà chúng tôi đã khảo sát, chưa có một

công trình nào khảo sát về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật với một dung lượng thích đáng. Những bài viết, những công trình nghiên
cứu như đã kể trên chỉ tập trung vào một hoặc một số khía cạnh nhất định trong
những sáng tác của Nguyễn Triệu Luật.Chính vì nó chưa bao quát được hết những
đặc điểm về nội dung cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn. Bởi vậy, trong
đề tài luận văn của mình, chúng tôi muốn thực hiện điều này, đó là giải mã, khái
quát lại những yếu tố chính trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Triệu
Luật. Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này trong các chương của phần nội dung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài Luận văn của mình, chúng tôi nghiên cứu
12
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật qua những biểu hiện của thế giới nghệ
thuật trong các sáng tác của ông. Thế giới nghệ thuật ấy bao gồm toàn bộ nội dung:
hiện thực cuộc sống, con người, xã hội,… cũng như các phương thức nghệ thuật:
cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu,…
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát 8 tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn
Triệu Luật như sau: Bà Chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn Kiêu binh, Hòm đựng
người, Ngược đường Trường Thi, Rắn báo oán, Thiếp chàng đôi ngả, Bốn con yêu
và hai ông đồ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi tiến hành một số phương pháp chủ
yếu như sau:
4.1 Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Tiếp cận thi pháp học là một trong những phương pháp nghiên cứu văn học.
Nghiên cứu thi pháp văn học là nhân mạnh bản chất nghệ thuật của tác phẩm, là
xem xét tác phẩm văn học như là một chỉnh thể thống nhất giữa các thành tố, các
cấp độ nghệ thuật. Mục đích của nghiên cứu thi pháp chính là nhằm chỉ ra cái bản
chất nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra lý do tồn tại của hình thức nghệ thuật.
Nói tóm lại, thi pháp học là nghiên cứu hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn
học, nhưng không phải là nghiên cứu một cách biệt lập, mà trong mối quan hệ với

nội dung, để chỉ ra cái đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm, của quá trình văn học.
Vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học trong đề tài luận văn của
mình, chúng tôi đi vào nghiên cứu các phương diện trong thế giới nghệ thuật
qua các sáng tác của tác giả Nguyễn Triệu Luật. Đó cũng chính là những khía
cạnh của thi pháp học như: Nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nghệ thuật trần thuật,… Tuy nhiên, các yếu tố đó không phải được
nghiên cứu một cách biệt lập mà nó không tách rời nội dung trong các tác
phẩm của Nguyễn Triệu Luật.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng chỉ ra bản chất nghệ thuật của tác
phẩm và lý do tồn tại của các hình thức nghệ thuật đó.
13
4.2 Phương pháp lịch sử - xã hội
Phương pháp lịch sử - xã hội là một phương pháp nghiên cứu văn học có cơ sở
là hoàn cảnh, điều kiện xã hội và tiến trình phát triển của chính bản thân văn học.
Ưu điểm của phương pháp này là: “đặt hiện tượng văn học vào bối cảnh của xã hội
để nghiên cứu. Bằng cách đó, hiện tượng văn học sẽ được nhìn nhận trong những
mối quan hệ ngoại sinh, được đánh giá đúng với những quy luật khách quan của chủ
nghĩa duy vật lịch sử… Do đó, việc tiếp cận bằng phương pháp lịch sử - xã hội sẽ
tránh cho chúng ta khỏi sa vào lối phê bình siêu hình, xa rời thực tiễn. Phương pháp
này giữ cho hiện tượng văn học bám chặt vào cơ sở hoàn cảnh xã hội. Nó giúp ta
hình dung được vấn đề trong quá trình tiến triển từ gốc đến ngọn”. [42; tr.23].
Trong luận văn “Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật”,
chúng tôi vận dụng phương pháp này trong việc nhìn nhận các phương diện trong
sáng tác của nhà văn Nguyễn Triệu Luật trong bối cảnh xã hội khi tác phẩm ra đời
để nghiên cứu, đánh giá tác phẩm một cách đúng đắn, toàn diện và triệt để nhất.
4.3 Phương pháp so sánh
So sánh cũng là một phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong văn học.
Trong đó, ta có thể so sánh một hiện tượng văn học với các hiện tượng cùng loại,
nhưng cũng có thể so sánh với các hiện tượng đối lập để làm nổi bật bản chất của
hiện tượng được đem ra so sánh. Việc so sánh như thế còn giúp ta xác định được vị

trí của hiện tượng trong một hệ thống và đánh giá được ý nghĩa của nó trong hệ
thống đó.
Phương pháp so sánh được chúng tôi vận dụng trong đề tài của mình khi chúng
tôi so sánh một số yếu tố về nội dung cũng như nghệ thuật trong các tác phẩm của
Nguyễn Triệu Luật với những tác phẩm của các tác giả khác như: Hoàng Lê nhất
thống chí của Ngô gia văn phái hay một số tác phẩm của các tác giả khác. Qua việc
so sánh đó, chúng tôi làm nổi bật những nét đặc trưng riêng ở một khía cạnh nào đó
trong sáng tác của Nguyễn Triệu Luật. Đồng thời, chúng tôi cũng có những đánh
giá nhất định sau những so sánh đó về tác giả mà mình đang nghiên cứu.
Đó là một số phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi sử dụng trong luận
14
văn này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết hợp với các phương pháp và các thao tác
nghiên cứu khác để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài. Một trong
những thao tác quan trọng mà chúng tôi sử dụng đó là thao tác phân tích, tổng hợp
và đánh giá. Đây là một thao tác cơ bản và thường gặp nhất trong nghiên cứu văn
học. Vận dụng thao tác này, chúng tôi đi vào phân tích các khía cạnh trong sáng tác
của Nguyễn Triệu Luật, từ đó có thể có những nhận xét, đánh giá về tác phẩm của
ông một cách chính xác nhất.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi
bao gồm ba chương đó là:
Chương 1: Khái lược về thế giới nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và hành trình
sáng tác Nguyễn Triệu Luật.
Chương 2: Hình ảnh thời đại và con người trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật.
Chương 3: Các phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật.
15
NỘI DUNG
Chương 1: Khái lược về Thế giới nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và hành

trình sáng tác Nguyễn Triệu Luật
1.1 Khái lược về thế giới nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm
Thế giới nghệ thuật là một cụm từ càng gần đây càng được sử dụng nhiều
cả trong đời sống và trong học thuật. Nó được dùng khi con người có nhu cầu diễn
đạt ý niệm về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một
loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Nhà văn Sedrin từng
nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế
giới khép kín trong bản thân nó”. Như vậy, một tác phẩm toàn viện phải xuất hiện
như một thế giới nghệ thuật. Bêlinxki cũng đã từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ
thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào nó thì ta buộc phải sống theo các quy
luật của nó, hít thở không khí của nó”.
Cho đến nay, chúng ta có thể thấy có nhiều cách lý giải về thế giới nghệ thuật.
Trong cuốn Lý luận văn học của nhiều tác giả có viết: Thế giới nghệ thuật là sản
phẩm sáng tạo của con người trên cơ sở tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Nó có cấu
trúc, có ý nghĩa riêng, chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả. Trong
thế giới ấy, có các nhân vật trong không gian và thời gian đa chiều, trong đó có sự
vật và hiện tượng, có chi tiết, bộ phận gắn bó trong chỉnh thể. Như vậy, thế giới
nghệ thuật khác với thế giới tự nhiên hoặc thực tại xã hội. Nó chỉ mang tính chất
ước lệ, là phương thức phản ánh thế giới thực tại mà thôi. Thế giới nghệ thuật có
cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện đặc điểm con người, xã hội, đặc điểm
không gian, thời gian theo quan niệm của tác giả. Thế giới nghệ thuật không chỉ là
thế giới được miêu tả mà còn là thế giới của con người miêu tả, kể chuyện (hình
tượng cái tôi, hình tượng người kể chuyện)
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng nêu lên định nghĩa về thế giới nghệ
thuật như sau: Thế giới nghệ thuật là một thế giới được tạo ra trong nghệ thuật. Nó
hoàn toàn “khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người mặc
16
dù nó phản ánh thế giới ấy” “Thế giới nghệ thuật thuật nhấn mạnh rằng sáng tác
nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và

nghệ thuật. Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc phản
ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế
giới” [20; tr.352].
Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà cũng nêu lên quan điểm của mình về thế giới
nghệ thuật như sau: “Thế giới nghệ thuật bao gồm nhân vật, cốt truyện và các chi
tiết được mô tả, không gian, thời gian nghệ thuật. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật
của tác phẩm, khám phá được tính chỉnh thể ấy có ý nghĩa quan trọng đối với việc
tìm hiểu cách cảm nhận thế giới cũng như quan niệm tư tưởng của nhà văn” [54;
tr.141]. Hay ông Lê Tiến Dũng cho rằng: “Qua văn bản ngôn từ người đọc bắt gặp
“bức tranh đời sống”, một thế giới như ta đã gặp đâu đó trong đời, lại như chưa gặp
bao giờ. Người ta gọi lớp này là lớp thế giới nghệ thuật hay là lớp hình tượng”.
“Mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng. Tiếp
nhận được thế giới này là cơ sở để hiểu tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm, cảm
nhận được những gì nhà văn miêu tả, kí thác cũng như cái nhìn, quan niệm của nhà
văn về con người, cuộc sống” [8; tr.11].
Như vậy, qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu thế giới nghệ thuật là
toàn bộ các phương diện nội dung và hình thức nằm trong chỉnh thể thẩm mĩ, được
xây dựng bằng một hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật, vừa bị chi phối bởi
cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ; vừa bắt nguồn từ thế giới quan, đặc điểm văn
hóa và cảm hứng thời đại của thời đại ấy.
Quan điểm trên về thế giới nghệ thuật cũng là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm
hiểu qua những sáng tác của nhà văn Nguyễn Triệu Luật trong đề tài này.
1.1.2 Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
Khái niệm thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết chưa được cắt nghĩa một cách
rành mạch và trọn vẹn trong bất cứ một công trình lý luận văn học nào. Theo suy
nghĩ hạn hẹp của chúng tôi thì: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết vừa mang
những đặc điểm chung của thế giới nghệ thuật trong sáng tác văn học, vừa có những
17
đặc điểm riêng gắn với những đặc trưng thể loại của nó.
Đặc điểm riêng mang tính chất thể loại ấy chính là “chất văn xuôi” vừa trữ tình

bay bổng vừa thô nhám, xù xì như chính cuộc sống đời thường đa dạng quanh ta; là
tính khách quan được nhà văn cố tình tạo ra như một “ảo giác nghệ thuật” nhằm
thuyết phục người đọc, là khả năng mở rộng “biên độ” không gian – thời gian nghệ
thuật mà không một thể loại văn học nào có thể sánh kịp, là sự quan tâm đặc biệt
đến số phận con người đa đoan và phức tạp trong dòng chảy lịch sử - đặc biệt là số
phận những con người nhỏ bé, những “con người nếm trải” đắng cay rồi trưởng
thành nhờ cuộc đời dạy bảo,…
Như vậy, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết vừa mang những đặc điểm chung
của thế giới nghệ thuật trong sáng tác văn học, vừa có những đặc điểm riêng gắn
với những đặc trưng thể loại như trên. Vì thế, khi đi vào phân tích thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết, cần tập trung và những nét đặc thù của thể loại này như cốt
truyện, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian, thời gian,… Bởi tất cả những
yếu tố đó được xây dựng dựa trên tính đặc thù và thế mạnh của thể loại được coi là
cỗ máy cái của nền văn học này.
Nói về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết, chúng tôi muốn tạo cơ sở để nói về
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử. Trước tiên, có thể nói rằng thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử vừa mang những đặc điểm của thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết nói chung, vừa mang những đặc điểm riêng của tiểu thuyết
lịch sử.
Nét đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết lịch sử chính là sự hư cấu trong giới hạn.
Chính vì thế, trong những tác phẩm của mình nhà văn phải nhào nặn những sự kiện,
nhân vật lịch sử sao cho vừa đảm bảo tính chân thực lịch sử lại vừa không quá khô
khan khi là một đối tượng của văn học. Bởi vậy, khi đi vào tìm hiểu thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết lịch sử, cần luôn bám vào những đặc trưng của thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử nói chung cộng với những đặc thù thể
loại riêng để đạt được mục đích nghiên cứu.
1.2 Tiểu thuyết lịch sử
18
1.2.1 Khái niệm
Tiểu thuyết lịch sử là một loại hình của thể loại tiểu thuyết. Chính vì vậy, nó

vừa mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết nói chung, đồng thời cũng mang
những nét đặc thù riêng.
Có thể thấy việc đưa ra một định nghĩa chính xác, hoàn chỉnh về thể loại tiểu
thuyết là điều không hề dễ dàng. Bởi vì tiểu thuyết được coi là một “phạm trù lịch
sử”. Nó luôn luôn biến động và chưa định hình. Tiểu thuyết xuất hiện vào một thời
điểm nhất định của lịch sử văn học, sau đó biến đổi và dần dần được thay thế. Vì
vậy mà nhà văn Tô Hoài đã khẳng định rằng: “Không thể cho tiểu thuyết một định
nghĩa cố định, tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một
khả năng tung hoành không bờ”. M. Bakhtin trước đó cũng cho rằng : “Tiểu thuyết
là thể loại văn chương duy nhất đang chuyển biến và còn chưa định hình. Những
lực lượng cấu thành thể loại này còn đang hoạt động trước mắt chúng ta, thể loại
tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhất của lịch sử.
Nòng cốt thể loại tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được khả
năng uyển chuyển của nó” [4, tr.21].
Một cách khái quát nhất, chúng ta có thể định nghĩa: Tiểu thuyết là một thể loại
văn học có khả năng khái quát và tổng hợp cao nhất những hiện tượng của đời sống.
Chính khả năng tổng hợp này đã khiến cho tiểu thuyết có khả năng miêu tả cuộc
sống như một thực tại cùng thời dù đề tài và chất liệu có thể lấy từ quá khứ. Vì thế,
tiểu thuyết cũng là một thể loại không đứng yên mà luôn luôn biến đổi.
Nói về khái niệm tiểu thuyết lịch sử thì cho đến nay, vẫn chưa có một khái
niệm thống nhất nào về tiểu thuyết lịch sử. Chúng ta có thể điểm qua một số khái
niệm trong các công trình chính thống như sau:
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi xuất bản năm 1992 thì “tiểu thuyết lịch sử” không có khái niệm riêng mà
được gộp trong khái niệm “thể loại văn học lịch sử”, và được hiểu là “tác phẩm văn
học, nghệ thuật, sáng tác về đề tài và nhân vật lịch sử”.
Trong cuốn Từ điển văn học của nhiều tác giả, nhà xuất bản Thế giới năm 2004
19
thì định nghĩa: “Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử chỉ một loại hình tiểu thuyết hoặc tác
phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử, trong ý nghĩa khái

quát là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội”.
Như vậy, có thể nhận thấy các quan niệm trên khá thống nhất với nhau ở điểm
tiểu thuyết lịch sử là một loại hình tiểu thuyết có đề tài lịch sử, cụ thể hơn là đề tài
và các nhân vật hư cấu có liên quan đến lịch sử. Tuy nhiên, trong mỗi định nghĩa
đó, đều chưa nêu ra một cách rõ ràng đâu là ranh giới giữa hư cấu và sự thật lịch sử
hay tác phẩm viết về khoảng thời gian trong quá khứ dài bao lâu thì được coi là tiểu
thuyết lịch sử,… Cũng chính vì vậy nên việc xác định tác phẩm nào là tiểu thuyết
lịch sử vẫn chưa có sự thống nhất.
Một cách khái quát nhất, có thể nêu lên định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử như
sau: Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Trong đó, các nhân vật
hư cấu tham gia trực tiếp vào các sự kiện lịch sử, có liên quan đến các sự kiện lịch
sử hoặc đóng vai trò là chứng nhân của các sự kiện lịch sử có thật; và có quan hệ
qua lại với các nhân vật lịch sử. Cụ thể, lịch sử phải là quá khứ xa. Chúng tôi đồng
ý với ý kiến của tác giả Hoài Thanh cho rằng: “lịch sử đích thực phải là lịch sử xa,
thứ lịch sử mà con người hiện tại được thừa hưởng (hoặc phải chịu đựng) như một
thắt buộc định mệnh của quá khứ trong khi họ hoàn toàn vô can với nó (xét theo
hành vi)”. Một tiểu thuyết được coi là tiểu thuyết lịch sử đích thực trong văn học
Việt Nam từ trước đến nay chính là những tiểu thuyết lấy chất liệu từ loại “lịch sử”
mà đối với người viết hay người đọc là “bất khả tư nghị”.
1.2.2 Đặc trưng thể loại
1.2.2.1 Đặc trưng chung của thể loại tiểu thuyết
Trước hết, tiểu thuyết lịch sử là một thể tài nên nó cũng có những đặc trưng
chung của thể loại tiểu thuyết.
Nói về đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, điều đầu tiên có thể nói về đặc trưng
cố định, khép kín và chưa hoàn tất. Bakhtin cho rằng: Tiểu thuyết có “tính biến
đổi”, “tính không hoàn thành” và vì thế không thể có câu trả lời chắc chắn cho câu
hỏi về những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. So với các thể loại khác, tiểu thuyết
20

×