Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

FTTH fiber to the home

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 38 trang )


1




TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

FTTH
FIBER TO THE HOME















Hà Nội, 2009

2
Lời mở đầu
Internet băng rộng với công nghệ ADSL (sử dụng cáp đồng) đã tạo nên bước tiến
bùng nổ trong việc truyền tải dữ liệu. Với khả năng kết nối, truyền tải dữ liệu gấp


hàng chục đến hàng trăm lần modem quay số, ADSL đã biến Internet trở nên gần gũi,
bình dân với bất kỳ quốc gia nào.
Tuy nhiên, công nghệ ADSL đang đứng trước nguy cơ phải nhường vị trí “thống
trị” bấy lâu này cho một loại công nghệ truyền dẫn mới hơn, đó là công nghệ truyền
dẫn cáp quang (thông qua kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông có
tên FTTx (Fiber To The x)
Theo một báo cáo mới nhất của Heavy Reading, số hộ gia đình sử dụng kết nối
băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 30% cho đến năm
2012 và đạt 89 triệu hộ khi đó.
Hiện nay, công nghệ FTTH có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu, trong đó châu Á
được đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo dự đoán, vào cuối năm
2012, riêng châu Á sẽ có 54 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực Trung
Đông/ châu Phi với 16 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 15 triệu.
Quá trình chuyển đổi sang FTTH đã và đang được thực hiện ở nhiều nước, gồm
Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ.
Theo phân tích của Finnie Graham thì trong vòng 5 năm tới, phần lớn các nước phát
triển khác sẽ tham gia vào danh sách này. Khi đó sợi quang cũng sẽ có một ảnh
hưởng tương đối quan trọng đến các nước viễn thông kém phát triển như Ấn Độ, Nga
và khu vực Trung Đông.
Từ 1/5/2009, VNPT cung cấp dịch vụ Internet FTTH trên cáp quang với tốc độ
cao đến 20Mbps/20Mbps.
Theo chỉ đạo của Giám đốc VNPT Hà Nội, Trung tâm Tin học đã biên soạn tài
liệu bồi dưỡng dịch vụ FTTH với mục đích bổ sung cho các cán bộ công nhân viên
kỹ thuật của đơn vị hiểu rõ hơn về dịch vụ này

3
MỤC LỤC
I. CÁP QUANG VÀ CÁC THIẾT BỊ QUANG 4
1. Sơ lược về cáp quang 4
2. Các thiết bị quang 6

2.1 Phụ kiện lắp đặt cáp quang 6
2.2 Bộ chuyển đổi quang điện Converter 7
2.3 Module quang 8
II. THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH VÀ ĐỊNH TUYẾN (SWITCH, ROUTER) 12
1. Router 12
2. Switch 15
3. Config Router 16
III. CÔNG NGHỆ BĂNG RỘNG FTTH 18
1. FTTx-Kiến trúc mạng truyền dẫn cáp quang 18
2. Công nghệ băng rộng mới FTTH 18
IV. METRONET CUNG CẤP KẾT NỐI DỊCH VỤ INTERNET FTTH 21
1. Giới thiệu chung về mạng MAN-E VNPT Hà Nội 21
2. MetroNet cung cấp kết nối dịch vụ Internet FTTH 21
3. Sơ đồ lắp đặt thực tế 23
4. Mô hình thực hành 25
5. Troubleshooting 30
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI (CPE) KHUYẾN NGHỊ SỬ
DỤNG CHO DỊCH VỤ METRONET VÀ INTERNET FTTH TRÊN MẠNG MAN-
E CỦA VNPT HÀ NỘI 32
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỘ BIẾN ĐỔI QUANG - ĐIỆN KHUYẾN NGHỊ CHO
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ METRONET VÀ INTERNET FTTH CỦA
VNPT HÀ NỘI 36

I. CÁP QUANG VÀ CÁC THIẾT BỊ QUANG
1. Sơ lược về cáp quang

1.1 Định nghĩa
Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh
sáng để truyền tín hiệu.
Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của

một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để
truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu
bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn.
1.2 Cấu tạo
Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được
tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng
một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.
Cáp quang gồm các phần sau:
 Core : Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
 Cladding : Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại
vào lõi.
 Buffer coating : Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
 jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là Cáp
quang.Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là
jacket.
1.3 Phân loại
Cáp quang gồm hai loại chính:
Multimode (đa mode)
Multimode stepped index (chiết xuất bước): Lõi lớn (100 micron), các tia tạo xung
ánh sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, zig-zag… tại điểm
đến sẽ nhận các chùm tia riêng lẻ, vì vậy xung dễ bị méo dạng.

5
Multimode graded index (chiết xuất liên tục): Lõi có chỉ số khúc xạ giảm dần từ
trong ra ngoài cladding. Các tia gần trục truyền chậm hơn các tia gần cladding. Các
tia theo đường cong thay vì zig-zag. Các chùm tia tại điểm hội tụ, vì vậy xung ít bị
méo dạng.
Single mode (đơn mode)
Lõi nhỏ (10 micromét hay nhỏ hơn), hệ số thay đổi khúc xạ thay đổi từ lõi ra
cladding ít hơn multimode. Các tia truyền theo phương song song trục. Xung nhận

được hội tụ tốt, ít méo dạng.
1.4 Đặc điểm
 Phát: Một điốt phát sáng (LED) hoặc laser truyền dữ liệu xung ánh sáng vào
cáp quang.
 Nhận: Sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành data.
 Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh,
không bị nhiễu và bị nghe trộm.
 Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng
ngàn km.
 Cài đặt đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định
Cáp quang và các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với các loại cáp đồng
1.5 Ứng dụng
Multimode
Sử dụng cho truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn, bao gồm:
Step index: dùng cho khoảng cách ngắn, phổ biến trong các đèn soi trong
Graded index: thường dùng trong các mạng LAN
Single mode
Dùng cho khoảng cách xa hàng nghìn km, phổ biến trong các mạng điện thoại,
mạng truyền hình cáp.
1.6 Ưu điểm và hạn chế của cáp quang
Ưu điểm
 Chi phí - Chi phí thấp hơn so với cáp đồng
 Mỏng hơn - Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn cáp đồng.
 Dung lượng tải cao hơn - Bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang
có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều
kênh đi qua cáp của bạn.
 Suy giảm tín hiệu ít - Tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng.

6
 Tín hiệu ánh sáng - Không giống tín hiệu điện trong cáp đồng, tín hiệu ánh sáng

từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp. Điều này làm cho
chất lượng tín hiệu tốt hơn.
 Sử dụng điện nguồn ít hơn - Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát
có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong
cáp đồng.
 Tín hiệu số - Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt
hữu dụng trong mạng máy tính.
 Không cháy - Vì không có điện xuyên qua Cáp quang, vì vậy không có nguy cơ
hỏa hạn xảy ra.
Nhược điểm
Nối cáp khó khăn, dây cáp dẫn càng thẳng càng tốt.
2. Các thiết bị quang
2.1 Phụ kiện lắp đặt cáp quang
Phụ kiện lắp đặt cáp quang bao gồm: dây nhảy quang, dây nối quang, hộp ODF,
Măng xông quang, Những vật tư này không thể thiếu khi lắp đặt cáp quang.
Những phụ kiện lắp đặt cáp quang chính bao gồm:
Dây nhảy quang:

- Là phần dây nối giữa hộp ODF và thiết bị, dây gồm 2 đầu nối quang ở hai đầu,
kết nối bởi một sợi quang.
- Phân loại: có hai loại chính là Dây đơn (Simplex) và Dây đôi (Duplex), trong hai
loại chính này lại được phân ra nhiều loại tuỳ thuộc vào loại đầu nối giữa hai đầu:
ST, SC, FC, LC, MTRJ, E2000,
- Ví dụ một số loại thông dụng:
* SC/PC to SC/PC, Simplex, 5 m, Singlemode
* FC/PC to FC/PC, duplex, 5 m, Multimode
Măng xông quang:


7

- Là thiết bị nối giữa hai đoạn cáp bị đứt hoặc giữa hai cuộn cáp khi đang thi công
để tăng chiều dài đoạn cáp.
- Phân loại: có 2 loại chính ( ngoài ra còn có một số loại không chính thức khác)
+ Loại in-line: là loại lằm ngang theo phương của cáp.
+ Loại đứng: là loại khi sử dụng lằm vuông góc với phương của cáp
Hộp ODF

- Là thiết bị dùng để bảo vệ đầu nối của các sợi quang của cáp.
- Phân loại: có hai loại chính
+ Loại gắn tường
+ Loại gắn tủ rack
Tủ phân phối quang:

- Tủ phân phối quang trung tâm hoặc chi nhánh
- Phân loại: có hai loại chính là tủ trong nhà và tủ ngoài trời.
Các phụ kiện khác:
Ngoài ra có rất nhiều các phụ kiện khác ví dụ như đầu nối quang, đầu suy hao
quang, dây nối ngoài trời, dây nối quang, Adaptor, ống co nhiệt

2.2 Bộ chuyển đổi quang điện Converter
Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị thu phát và chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu
quang và tín hiệu điện. Sản phẩm dùng sợi quang để truyền tải và mở rộng hệ
thống mạng với khoảng cách từ 10 km lên đến 120km. Bộ chuyển đổi được sử
dụng chủ yếu là trong các giải pháp FTTx, khi mà hiện nay các thiết bị phía
khách hàng hầu hết là dùng các giao diện điện.
Bộ chuyển đổi quang single-mode đang dùng hiện nay có bước sóng 1310 nm
(LX/LH) hoặc 1550nm (ZX).
Dây nhảy quang dài 5-20m có 2 đầu bấm là SC/SC dùng cho bộ chuyển đổi quang
điện hoặc là SC/LC dùng cho module quang SFP.


8
2.3 Module quang
GBIC (Gigabit Interface Converter)
Các loại GBIC hiện có của Cisco: 1000BASE-T, 1000BASE-SX, 1000BASE-
LX/LH, 1000BASE-ZX và 1000BASE-CWDM. Hình dạng của các GBIC như
sau:

Cisco Gigabit Interface Converters
- CISCO 1000BASE-T GBIC ( WS-G5483): Kết nối cổng GBIC với cáp Cat 5 qua
chuẩn giao tiếp RJ-45. Khoảng cách tối đa của cáp Cat5 là 100 mét.
- CISCO 1000BASE-SX GBIC (WS-G5484): Hoạt động với sợi quang ở chế độ đa
Mode. Khoảng cách tối đa 550m
- CISCO 1000BASE-LX/LH GBIC (WS-G5486): Theo chuẩn IEEE 802.3z, hoạt
động với sợi quang đơn Mode với khoảng cách tối đa là 10Km.
- CISCO 1000BASE-ZX GBIC (WS-G5487): Hoạt động với sợi quang đơn Mode
với khoảng cách tối đa là 70 km. Khoảng cách này có thể lên tới 100 km nếu sử
dụng các sợi quang có chất lượng tốt hơn hoặc sợi quang có độ tán sắc dịch
chuyển. Khoảng cách chính xác phụ thuộc vào các yếu tố như: chất lượng cáp, số
múi đấu nối và giắc đấu nối. Khi sử dụng sợi đơn mode ở khoảng cách ngắn có
thể phải chèn thêm một bộ suy hao vào tuyến để tránh quá tải ở đầu thu. Cụ thể:
 Khi sử dụng module GBIC 1000BASE-ZX ở các đầu cuối của tuyến
quang có khoảng cách ngắn hơn 25 km cần thêm một bộ suy hao quang từ 5
đến 10 dB vào giữa tuyến.
Đầu đấu nối: SC/PC (Standard Connector/Physical Contact) là đầu nối có dạng
hình chữ nhật có mặt song song với thiết diện của Port .
Lưu ý:
 Chỉ hỗ trợ các dây nhảy có đầu đấu nối PC hoặc UPC, không hỗ trợ các
dây nhảy với đầu đấu nối APC
 Chuẩn của các dây nhảy là GR326
 Tất cả các loại GBIC đều có đầu nối loại SC và khoảng cách cáp tối

thiểu (cả đa mode và đơn mode) là 2m.
 Các chuẩn về GBIC được qui định trong tiêu chuẩn 802.3z

Cisco GBIC Port Cabling Specifications

9
Chuẩn
GBIC
modal
Bước
sóng
hoạt
động
(nm)
Kiểu
cáp

Kích
thước
lõi cáp
(µm)
Thông tin
mang
dung
lượng
(MHz/km)

Khoảng
cách
cáp tối

đa
Cisco
1000BASE-
SX
850 MMF
62.5 160 220m
62.5 200 275m
50.0 400 500m
50.0 500 550m
Cisco
1000BASE-
LX/LH
1310 MMF*
62.5 500 550m
50.0 400 550m
50.0 500 550m
SMF 9/10 NA 10km
Cisco
1000BASE-
ZX
1550 SMF 9/10 NA
70-
100km

Fiber Loss Budgets for 1000BASE-SX, 1000BASE-LX, and 1000BASE-ZX
Thiết bị Chuẩn GBIC
Transmit
(dBm)
Receive
(dBm)

WS-
G5484
Cisco 1000BASE-SX -9.5 đến -3 -17 đến 0
WS-
G5486
Cisco 1000BASE-
LX/LH
-9.5 đến -3 -19 đến -3
WS-
G5487
Cisco 1000BASE-ZX 0 đến 5 -23 đến -3

Kích thước của GBIC (Cao x Rộng x Dài): 1.90 x 3.91 x 8.89 mm
Điều kiện làm việc và các yêu cầu về điện:
 0 đến 50
0
C ở chế độ hoạt động
 -40 đến 85
0
C ở chế độ bảo quản
Electrical Power Interface
10


SFP (Small Form-Factor Pluggable Gigabit Intergace Converter)
Các loại SFP hiện có của Cisco: 1000BASE-SX, 1000BASE-LX/LH, 1000BASE-
ZX và 1000BASE-BX10-D/U. Hình dạng của các SFP như sau:




Connector and cabling:
· Dual LC/PC connector (1000BASE-SX, 1000BASE-LX/LH, and 1000BASE-ZX)
· Single LC/PC connector (1000BASE-BX-D and 1000BASE-BX-U)

Lưu ý:
 Chỉ hỗ trợ các dây nhảy có đầu đấu nối PC hoặc UPC, không hỗ trợ các
dây nhảy với đầu đấu nối APC
 Tất cả các loại SFP đều có đầu nối loại LC và khoảng cách cáp tối thiểu
(cả đa mode và đơn mode) là 2m.

Table 1. Cisco SFP Port Cabling Specifications
Chuẩn
GBIC
modal
Bước
sóng
hoạt
động
Kiểu
cáp

Kích
thước
lõi cáp
(µm)
Thông tin
mang
dung
lượng
Khoảng

cách cáp
tối đa
11
(nm) (MHz/km)

Cisco
1000BASE-
SX
850 MMF
62.5 160 220m
62.5 200 275m
50.0 400 500m
50.0 500 550m
Cisco
1000BASE-
LX/LH
1300 MMF*

62.5 500 550m
50.0 400 550m
50.0 500 550m
SMF _** - 10.000m

Cisco
1000BASE-
ZX
1550 SMF _ -
Khoảng
70km
tuỳ

thuộc
vào suy
hao
tuyến
1000BASE-
BX-D
1310 SMF _** - 10km
1000BASE-
BX-U
1490 SMF _** - 10km

** ITU-T G.652 SMF as specified by the IEEE 802.3z standard.

Table 2. Fiber Loss Budgets for 1000BASE-SX, 1000BASE-LX, and 1000BASE-ZX
Chuẩn GBIC Transmit (dBm)

Receive (dBm)

Cisco 1000BASE-SX –4 to –9.5 0 to –17
Cisco 1000BASE-LX/LH –3 to –9.5 –3 to –20
Cisco 1000BASE-ZX +5 to 0 3 to –23
Cisco 1000BASE-BX10-D/U

–3 to –9
–3 to –19.5


Kích thước của GBIC (Cao x Rộng x Dài): 8.5 x 13.4 x 56.5 mm
12
II. THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH VÀ ĐỊNH TUYẾN (SWITCH, ROUTER)

Cách mà một mạng lưới làm việc là kết nối với các máy tính và thiết bị ngoại
vi sử dụng hai loại thiết bị - chuyển mạch (switch) và định tuyến (router). Hai thiết
bị này được kết nối với mạng lưới của bạn và trao đổi thông tin với nhau cũng như
là với những mạng khác.
Mặc dù trông chúng rất giống nhau, các thiết bị chuyển mạch và định tuyến
thực hiện những chức năng rất khác nhau trong mạng
1. Router
Thiết bị chuyển tiếp các gói tin giữa các mạng
 Là một máy tính, với các phần cứng chuyên dụng
 Kết nối nhiều mạng với nhau
 Chuyển tiếp gói tin dựa trên bảng định tuyến
 Có nhiều giao diện
 Phù hợp với nhiều dạng lưu lượng và phạm vi của mạng
Cơ bản về định truyến (chọn đường)
Khi một máy trạm gửi một gói tin IP tới một máy khác
 Nếu địa chỉ đích nằm trên cùng một đường truyền vật lý: Chuyển trực tiếp
 Nếu địa chỉ đích nắm trên một mạng khác: Chuyển gián tiếp qua bộ định
tuyến (chọn đường)

Định tuyến là gì?
Cơ chế để máy trạm hay router chuyển tiếp gói tin từ nguồn đến đích
Các thành phần của định tuyến
 Bảng định tuyến routing
 Thông tin định tuyến
 Giải thuật, giao thức định tuyến
Bảng định tuyến
Chỉ ra danh sách các đường đi có thể, được lưu trong bộ nhớ của router
 Các thành phần chính của bảng định tuyến







Ro
ute
Ro
ute
- Địa chỉ đích/mặt nạ mạng
- Router kế tiếp
Bảng định tuyến và cơ chế chuyển tiếp
Đường đi mặc định
• Nếu đường đi không tìm thấy trong bảng chọn đường
– Đường đi mặc định trỏ đến một router kết tiếp
– Trong nhiều trường hợp, đây là đường đi duy nhất
• 0.0.0.0/0
– Là một trường hợp đặc biệt, chỉ tất cả các đường đi

Định tuyến tĩnh và định tuyến động
 Chọn đường tĩnh
 Chọn đường động
 Ưu điểm – nhược điểm
Vấn đề cập nhật bảng định tuyến
Sự thay đổi cấu trúc mạng: thêm mạng mới, một nút mạng bị mất điện
 Sự cần thiết phải cập nhật bảng định tuyến
- Cho tất cả các nút mạng (về lý thuyết)
- Thực tế, chỉ một số nút mạng phải cập nhật

Làm thế nào để cập nhật?




Inter
net

Route
Ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 ip
address

 Định tuyến tĩnh
Các mục trong bảng định tuyến được sửa đổi thủ công bởi người quản trị
Khi có sự cố:
– Không thể nối vào Internet kể cả khi có tồn tại đường đi dự phòng
– Người quản trị mạng cần cấu hình lại



 Định tuyến động
- Tự động cập nhật bảng định tuyến
- Sử dụng các giao thức định tuyến (Rip v2, OSPF …)
Đặc điểm của định tuyến tĩnh
• Ưu
– Không lãng phí băng thông để xây dựng nên routing table
– Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động
– Toàn quyền điều khiển thông tin lưu trong bảng định tuyến
• Nhược
– Không có khả năng thích ứng với những mạng có cấu trúc thay đổi
– Độ phức tạp của việc cấu hình tăng lên khi kích thước của mạng tăng lên
Đặc điểm của định tuyến động
• Ưu

– Đơn giản trong việc cấu hình
– Tự động tìm ra những tuyến đường thay thế nếu như mạng thay đổi
B

ng
đ

nh tuy
ế
n c

a Router
Prefix Next-hop
0.0.0.0/0

10.0.0.3

Kết nối bị
l

i

15
• Nhược
– Yêu cầu xử lý của CPU của router cao hơn là static route
– Tiêu tốn một phần băng thông trên mạng để xây dựng lên bảng định
tuyến

2. Switch
Là thiết bị mạng có nhiều cổng làm chức năng kết nối các trạm làm việc

(workstation) trong một mạng LAN lại với nhau theo cấu hình hình sao.
Switch: Đặc điểm
Cho phép nhiều cặp liên kết cùng hoạt động
E.g. A-to-A’ và B-to-B’, không có xung đột
 Giao thức Ethernet được sử dụng trên mỗi link, không sợ xung đột với các
link khác
Mỗi link là một vùng xung đột riêng
 Switch có một bảng đ/c MAC cho biết máy nào ở cổng nào
(Đ/c MAC máy trạm, số hiệu cổng, TTL)
Switch: Cơ chế tự học

 Switch tự nhận biết đ/c MAC của các máy nối vào
 Bảng chuyển tiếp
Switch: Cơ chế chuyển tiếp
Khi nhận được 1 frame
1. Tìm đ/c cổng vào
2. Tìm địa chỉ cổng ra dùng bảng chuyển tiếp
3. if tìm thấy cổng ra
then {
if cổng ra == cổng vào
16
then hủy bỏ frame
else chuyển tiếp frame đến cổng ra
}
else quảng bá frame
Nối các switch với nhau
 Các switch có thể được nối với nhau
 Cũng dùng cơ chế tự học
3. Config Router
02 phương pháp cấu hình router:

• Sử dụng CLI (Command Line Interface)
• Sử dụng chương trình SDM (Security Device Manager)
Command Line Interface
• Là cách cấu hình cơ bản áp dụng cho hầu hết các thiết bị của Cisco.
• Dùng các dùng lệnh nhập từ các Terminal (Secure CRT, Hyper Terminal…)
thông qua port Console hay các phiên Telnet để cấu hình router.
Chương trình SDM
• Chương trình cung cấp giao diện đồ họa và các Wizard thân thiện, giúp cấu
hình đơn giản hơn
• Bị hạn chế về số sản phẩm router hỗ trợ
• Không cung cấp đầy đủ các tính năng của router.
Các Mode Config
- User EXEC mode
- Privileged EXEC mode
- Configuration mode
- ROM mode
User EXEC mode
• Mode đầu tiên khi bắt đầu làm việc với router
• Thực hiện 1 số lệnh thông thường của router
• Các lệnh này không được ghi vào file cấu hình của router
Privileged EXEC mode
• Cung cấp các lệnh để theo dõi hoạt động của router, truy cập vào file cấu hình,
IOS, đặt password…
• Là mode để vào Configuration mode
Configuration mode
• Cho phép cấu hình tất cả các chức năng của router
• Các lệnh trong mode này ảnh hưởng trực tiếp đến cấu hình hiện hành của router
• Configuration mode có nhiều mode nhỏ: interface configuration mode, routing
configuration mode…
ROM mode

• Dùng cho các tác vụ chuyên biệt, can thiệp trực tiếp vào phần cứng của router
như Recovery password…
• Router sẽ tự động chuyển vào ROM mode nếu không tìm thấy file IOS hay file
IOS bị hỏng trong quá trình khởi động

Các Mode Config

Các Mode Config và đặc điểm

III. CÔNG NGHỆ BĂNG RỘNG FTTH
1. FTTx-Kiến trúc mạng truyền dẫn cáp quang
FTTx (Fiber To The x) là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp
quang để kết nối viễn thông.
FTTx bao gồm các loại sau:
 FTTN (Fiber To The Node)
 FTTC (Fiber To The Curb)
 FTTB (Fiber To The Building)
 FTTH (Fiber To The Home).

Mạng FTTx (Fiber-to-the-x) hiện đang được xem là sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong 2-3 năm tới do tiềm năng cung cấp băng thông cho khách hàng lớn hơn so
với cáp đồng, đáp ứng nhu cầu truyền thoại, dữ liệu và video trên nền IP. Các công
nghệ thường được sử dụng để tạo dựng các mạng FTTx, bao gồm cả các mạng quang
thụ động, các đường dây thuê bao số (DSL), và các công nghệ nén video…

2. Công nghệ băng rộng mới FTTH

FTTH là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế giới với đường truyền
dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách
19

hàng. Tính ưu việt của công nghệ cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ liệu
internet xuống/lên (download/upload) ngang bằng với nhau, điều mà công nghệ
ADSL chưa thực hiện được.

Mọi dịch vụ trên một kết nối

FTTH (fiber to the home) là một công nghệ kết nối viễn thông sử dụng cáp
quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới địa điểm của khách hàng (văn phòng, nhà…).
Công nghệ của đường truyền được thiết lập trên cơ sở dữ liệu được truyền qua tín
hiệu quang (ánh sáng) trong sợi cáp quang đến thiết bị đầu cuối của khách hàng, tín
hiệu được converter, biến đổi thành tín hiệu điện, qua cáp mạng đi vào Broadband
router. Nhờ đó, khách hàng có thể truy cập internet bằng thiết bị này qua có dây
hoặc không dây.


FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng
ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim
theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…với ưu thế
băng thông truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp lên băng thông lên tới 1Gbps,
An toàn dữ liệu, Độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường

So sánh FTTH và ADSL

Tốc độ upload của FTTH vượt qua ngưỡng của chuẩn ADSL2+ hiện tại và có thể
ngang bằng với tốc độ download. Vì vậy thích hợp với việc truyền tải dữ liệu theo
chiều từ trong mạng khách hàng ra ngoài internet. Độ ổn định và tuổi thọ cao hơn
20
dịch vụ ADSL do không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường; Khả năng nâng
cấp tốc độ (download/upload) dễ dàng.
Bên cạnh các ứng dụng như ADSL có thể cung cấp Triple Play Services (dữ liệu,

truyền hình, thoại), với ưu thế băng thông vượt trội, FTTH sẵn sàng cho các ứng
dụng đòi hỏi băng thông cao, đặc biệt là truyền hình độ phân giải cao (HDTV) yêu
cầu băng thông lên đến vài chục Mbps, trong khi ADSL không đáp ứng được. Độ
ổn định ngang bằng như dịch vụ internet kênh thuê riêng Leased-line nhưng chi phí
thuê bao hàng tháng thấp hơn vài chục lần. Đây sẽ là 1 gói dịch vụ thích hợp cho
nhóm các khách hàng có nhu cầu sử dụng cao hơn ADSL và kinh tế hơn Leased-
line.

21
IV. METRONET CUNG CẤP KẾT NỐI DỊCH VỤ INTERNET FTTH
1. Giới thiệu chung về mạng MAN-E VNPT Hà Nội
Mạng MAN-E VNPT Hà Nội giai đoạn 2007 - 2008 bao gồm 04 Core Switch
và 20 Aggregation Switch Cisco 7609, 67 Access Switch 7606, 16 Access Switch
4924, 10 Access Switch 3400 được xây dựng phục vụ kết nối và truyền tải lưu
lượng cho các thiết bị core NGN, thiết bị truy nhập IP-DSLAM / MSAN / PON /
Wimax nhằm để cung cấp đa dịch vụ trên hạ tầng mạng IP thống nhất của VNPT
Hà Nội.
Ngoài việc cung cấp hạ tầng truyền tải cho các thiết bị IP của VNPT Hà Nội,
mạng MAN-E giai đoạn 2007 - 2008 còn đáp ứng các nhu cầu cung cấp dịch vụ
truyền số liệu tốc độ cao (dịch vụ MetroNet), dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao
đối xứng trên cáp quang (dịch vụ FTTH) cho khách hàng
Cấu trúc chung
Mạng MAN-E được tổ chức theo nguyên tắc sau:
 Cấu trúc Ring ở lớp core.
 Cấu trúc cây có bảo vệ 2 hướng ở lớp aggregation.
 Cấu trúc cây ở lớp access.
Xem hình vẽ kèm theo:

Hình 1 : Cấu trúc mạng
Giao thức kết nối

Mạng MAN-E được kết nối theo nguyên tắc sau:
 Sử dụng MPLS kết nối giữa các Core Switch.
 Sử dụng MPLS kết nối các Core Switch và Aggregation Switch.

2. MetroNet cung cấp kết nối dịch vụ Internet FTTH
Khái niệm dịch vụ:
Là dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao sử dụng cáp quang do Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp.
Mô tả dịch vụ:
Sử dụng công nghệ Ethernet over MPLS (EoMPLS) trên hạ tầng mạng MAN-E
của VNPT Hà Nội để cung cấp kết nối truy nhập Internet đối xứng tốc độ cao trên
cáp sợi quang cho khách hàng.
Ứng dụng:
Doanh nghiệp, khách hàng cần truy nhập Internet tốc độ cao, ổn định.
Doanh nghiệp, khách hàng sử dụng dịch vụ Web, Mail, FTP server….
Mô hình kết nối:

MetroNet cung cấp kết nối dịch vụ Internet FTTH.
Giao diện tại nhà khách hàng :
Fast Ethernet/Gigabit Ethernet quang (FE/GE quang) 
Fast Ethernet/Gigabit Ethernet đồng (FE/GE đồng) 
Yêu cầu thiết bị đầu cuối của khách hàng (CPE):
Thiết bị đầu cuối khách hàng phải sử dụng Ethernet Router, Ethernet Switch L3
Danh sách thiết bị đầu cuối khách hàng được khuyến nghị như phụ lục 1.
Phương thức tính cước:
Theo tốc độ cổng 
Tốc độ cổng (uplink & downlink):
23
n x 1 Mbps  CIR  PIR 
n x 10 Mbps 

Địa chỉ IP:
Địa chỉ IP Public tĩnh do VNPT Hà Nội cung cấp ( IP Public) 
Mức cam kết dịch vụ:
Tốc độ cổng (uplink &
downlink)
Mức cam kết dịch vụ
SLA
0
SLA
1
SLA
2
SLA
3
SLA
4
N x 1 Mbps


N x 10 Mbps




3. Sơ đồ lắp đặt thực tế

24

Thiết bị sử dụng
STT


FTTH Thiết bị

1

FTTH cài đặt IP
public cho PC
- 01 O-E converter AMP
- 02 dây nhảy quang SC/SC
- 01 máy tính PC
- 02 dây RJ45

2

FTTH cài đặt IP
public cho Router
- 01 router 1841
- 01 switch 2960
- 01 O-E converter AMP
- 02 dây nhảy quang SC/SC
- 01 dây console
- 01 máy tính PC
- 03 dây RJ45


3

FTTH cài đặt IP
public cho
modem/wireless

router có cổng WAN
- 01 O-E converter AMP
- 02 dây nhảy quang SC/SC
- 01 máy tính PC
- 02 dây RJ45
- Modem DrayTek Vigor 2820n (đa năng)
- Linksys Wireless Router WRT
(54G2/54GL/54G)


25
4. Mô hình thực hành

Cấu hình trên Router C1841
 Kết nối PC với Router qua cổng console :
Nối cáp
– Để đảm bảo an toàn thiết bị trong khi thực hành, cần phải tắt hoàn toàn nguồn điện các
thiết bị trong khi nối cáp. Dùng cáp Console (cáp Rolled) nối cổng COM1 của máy PC
(dùng Terminal chuyển đổi từ DB-9 sang RJ45) với cổng Console của Router.
– Kiểm tra lại dây đảm bảo đã nối chắc chắn.
Đăng nhập vào router
Khởi động Windows, vào HyperTerminal
Start - Programs - Accessories - Communications - Hyper Terminal

- Name: <tên file lưu trữ >
- Icon: chọn biểu tượng tuỳ thích.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×