Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SCADA ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT KHÁCH SẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 131 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AHU Air Handing Unit (Máy điều hòa không khí)
BACnet Building Automation and Control Networks
(Giao thức truyền thông dữ liệu cho mạng điều khiển và tự
động hóa tòa nhà)
BMS Building Management System (Hệ thống quản lý tòa nhà)
DDC Direct Digital Controller (Bộ điều khiển số trực tiếp)
HVAC Heating, Ventilation and Air Conditioning (Điều hòa lưu
thông không khí)
I/O Input/Output (Đầu vào/đầu ra)
IBMS Intelligent Building Management System (Hệ thống quản
lý tòa nhà thông minh)
MODBUS Giao thức modbus
MV Motorized Two-way Valve (Van hai ngả)
PLC Programmable Logic Controller (Bộ điều khiển logic lập
trình được)
HMI Human Machine Interface (Giao diện Người-Máy)
DEM Digital Electric Meter (Bộ đo đếm điện năng kĩ thuật số)
FLN Floor Level Network (Mạng cấp nền hay cấp tầng)
BLN Building Level Network (Mạng cấp tòa nhà)
MLN Management Level Network (Mạng cấp quản lý)
MBA Máy biến áp
PC Máy tính
SCADA Supervisory Control and Data Acquisition (Hệ thống giám
sát, điều khiển và thu thập dự liệu)
ĐHKK Điều hòa không khí
VP Văn phòng
PHT Phòng hội thảo
NH Nhà hàng


HL Hành lang
PN Phòng nghỉ
KVCC Khu vực công cộng
[Type text] Page 1
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
PCCC Phòng cháy chữa cháy
ACB Air Circuit Breaker (Máy cắt không khí hạ áp)
MCCB Moulded Case Circuit Breaker (Aptomat khối)
MEC Modular Equipment Controller (Mô đun điều khiển thiết
bị)
MBC Modular Building Controller (Mô đun điều khiển tòa nhà)
VRV Variable Air Volume (Bộ điều khiển lưu lượng gió)
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình cung cấp năng lượng cho toàn khách sạn………………… 9
Hình 1.2: Mô hình hệ thống quản lý tòa nhà BMS……………………………… 12
Hình 2.1: Mô hình kết nối của SIMATIC S7-300…………………………… 22
Hình 2.2: Vòng quét chương trình………………………………………… 23
Hình 2.3: Cấu trúc mạng Ethernet………………………………………… 25
Hình 2.4:PC đọc thông tin về bộ nhớ và trạng thái hoạt động của PLC……….26
Hình 2.5: PC ghi dữ liệu về bộ nhớ và trạng thái hoạt động của
PLC………….27
Hình 2.6: PLC gửi dữ liệu đến máy
tính…………………………………………….27
Hình 3.1: Cấu hình của một hệ SCADA điển hình…………………………………
34
Hình 3.2: Đặc tính mở của phần mềm WinCC…………………………………… 38
Hình 4.1: Mô hình các hệ thống kĩ thuật trong khách
sạn…………………… 46
Hình 4.2:Mô hình tương tác giữa các hệ thống kĩ thuật trong khách sạn…… 47

Hình 4.3: Mô hình giám sát điện năng tiêu thụ……………………………… 49
Hình 4.4: Mô hình giám sát máy phát dự phòng………………………………… 50
Hình 4.5: Sơ đồ kết nối các thiết bị
DEM…………………………………… 53
Hình 4.6: Sơ đồ nguyên lý kết nối các thiết bị báo
cháy………………………… 55
Hình 4.7: Mô hình điều khiển giám sát hệ thống HVAC………………………….58
Hình 4.8: Sơ đồ nguyên lý điều khiển giám sát hệ thống
HVAC…………… 60
Hình 4.9: Mô hình giám sát điều khiển chiếu sáng……………………………… 64
[Type text] Page 2
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
Hình 4.10: Cấu trúc hệ thống chiếu sáng
LITROL……………………………… 67
Hình 4.11: Cấu trúc mạng chung của một khách sạn…………………………… 70
Hình 5.1: Giao diện giới
thiệu……………………………………………………… 85
Hình 5.2: Giao diện điều khiển hệ thống AHU……………………………… 86
Hình 5.3: Giao diện điều khiển hệ thống chiếu sáng………………………… 86
Hình 5.4: Giao diện điều khiển hệ thống thang máy………………………… 87
Hình 5.5: Giao diện điều khiển hệ thống bãi đỗ xe……………………………….87
Hình 5.6: Giao diện điều khiển hệ thống cửa………………………………………88
Hình 5.7: Giao diện giám sát hệ thống
AHU……………………………………….89
Hình 5.8: Giao diện giám sát hệ thống đèn…………………………………………
90
Hình 5.9: Giao diện giám sát hệ thống thang
máy……………………………… 90
Hình 5.10: Giao diện giám sát hệ thống bãi đỗ xe……………………………… 91

Hình 5.11: Giao diện giám sát hệ thống cửa………………………………… 91
Hình 5.12: Giao diện thu thập dữ liệu toàn bộ hệ thống………………………….92
Hình 5.13: Giao diện thu thập dữ liệu nhiệt độ trong ống gió hệ thống AHU…93
Hình 5.14: Giao diện thu thập dữ liệu nhiệt độ trong ống gió hệ thống AHU…93
Hình 5.15: Giao diện thu thập dữ liệu áp suất trong ống gió hệ thống AHU….94
Hình 5.16: Giao diện thu thập dữ liệu quạt gió của hệ thống
AHU…………… 94
Hình 5.17: Giao diện thu thập dữ liệu vị trí tầng của hệ thống thang máy…….95
Hình 5.18: Giao diện thu thập dữ liệu động cơ của hệ thống thang máy………96
Hình 5.19: Giao diện quản lý số lượng xe trong bãi đỗ xe……………………….97
Hình 5.20: Giao diện thu thập dữ liệu động cơ hệ thống cửa……………………97
Hình 5.21: Giao diện thông báo sự cố các thiết
bị……………………………… 98
Hình 5.22: Giao diện thông báo sự cố các thiết
bị……………………………… 99
DANH MỤC CÁC BẢNG
[Type text] Page 3
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng đèn và điện năng tiêu thụ các loại
đèn… 9
Bảng 1.2: Bảng thống kê hệ thống điều hòa không
khí…………………………… 9
Bảng 1.3: Bảng thống kê hệ thống nước nóng…………………………………… 10
Bảng 1.4: Bảng thống kê hệ thống bơm nước………………………………………
10
Bảng 1.5: Bảng thống kê hệ thống thang
máy…………………………………… 10
[Type text] Page 4
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 4

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các tỉnh duyên hải Miền Trung với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, là điểm
đến của rất nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước. Do đó số lượng khách
sạn phát triển không ngừng để phục vụ du khách nghĩ dưỡng.
Đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, chi phí
cho việc sử dụng năng lượng hằng năm là tương đối lớn. Để nâng cao tính tự
động hóa quản lý năng lượng chặt chẽ hơn, tăng sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Chính vì lẽ đó tôi thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống Scada điều khiển,
giám sát khách sạn”.
2. Đối tượng và phạm vi đề tài
 Tìm hiểu một số giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong khách
sạn và ứng dụng PLC, WinCC và mini SCADA điều khiển và giám sát
một số thiết bị điện hiệu quả.
 Phân tích đánh giá đưa ra giải pháp ứng dụng tự động hóa.
3. Mục tiêu chính của đề tài
 Tạo ra một giao diện trên máy tính kết nối một số thiết bị điện trong
khách sạn giúp cho người vận hành điều khiển thuận tiện.
 Từ đó điều khiển, giám sát và vận hành hợp lý các thiết bị điện để tiết
kiệm năng lượng.
 Ứng dụng kiến thức về tự động hóa đã học vào thực tế.
Bình Định, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Bùi Duy Phương
[Type text] Page 5
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 5
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
LỜI GIỚI THIỆU
Tự động hóa, trong những năm gần đây khái niệm này đã trở nên quen

thuộc. Tự động hóa đã góp mặt trong mọi lĩnh vực từ sản xuất cho đến phục vụ
cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu của công nghệ tự động hóa là xây dựng một hệ
thống mà trung tâm là con người, ở đó con người thực hiện việc đặt ra các yêu
cầu còn mọi thao tác thực hiện được đảm nhận bởi những hệ thống kỹ thuật đặc
trưng. Hệ quả là giải phóng sức lao động con người, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trên thế giới, các hệ thống thông minh, tự động điều khiển đã được áp
dụng từ rất sớm và cho thấy những đóng góp quan trọng không thể phủ nhận.
Với các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các hệ thống kỹ thuật tự
động gọi chung là hệ thống tự động hóa tòa nhà đóng một vai trò quan trọng
trong việc duy trì một điều kiện làm việc lý tưởng cho công trình, cho con người
và các thiết bị hoạt động bên trong công trình. Một hệ thống tự động hoàn chỉnh
sẽ cung cấp cho công trình giải pháp điều khiển, quản lý điều kiện làm việc như
nhiệt độ, độ ẩm, lưu thông không khí, chiếu sáng, các hệ thống an ninh, báo
cháy, quản lý hệ thống thiết bị kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho công
trình, thân thiện hơn với môi trường.
Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng không khó để nhận ra những đóng
góp của các hệ thống tự động trong các công trình công nghiệp và dân dụng.
Những khái niệm về quản lý tòa nhà, tiết kiệm năng lượng công trình, bảo vệ
môi trường không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các hệ thống
này nói chung vẫn có giới hạn, chưa thực sự sâu và rộng. Điều này sẽ thay đổi
nhanh chóng trong những năm tới đây, khi nhịp độ xây dựng những công trình
hiện đại ngày càng cao, khi những hệ thống tự động hóa tòa nhà ngày càng có
năng lực và độ tin cậy lớn hơn, lợi ích của việc áp dụng những hệ thống này
ngày càng rõ nét.
[Type text] Page 6
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 6
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG TRONG KHÁCH SẠN
1.1 Tiêu tốn năng lượng trong các tòa nhà

Trong một tòa nhà, cơ cấu sử dụng tiêu tốn năng lượng bao gồm: năng
lượng tiêu tốn cho hệ thống chiếu sáng chiếm khoảng 15 – 20%, hệ thống điều
hòa không khí chiếm 40 – 60%, các thiết bị động cơ chiếm 10 – 15%, phần còn
lại dành cho các thiết bị phụ trợ khác.
 Tiêu tốn năng lượng cho chiếu sáng
Kết quả khảo sát, năng lượng cho chiếu sáng tại Hà Nội chiếm 20% điện
tiêu thụ trong các trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, 15% trong các
khách sạn, 20% trong các tòa nhà hỗn hợp và tại Hồ Chí Minh năng lượng cho
chiếu sáng tại văn phòng công sở là 11,5%; trung tâm thương mại là 24%; khách
sạn là 9,11%.
 Tiêu tốn năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí
Năng lượng tiêu tốn cho điều hòa không khí của một tòa nhà là rất lớn
chiếm khoảng 40-60% tổng năng lượng tiêu thụ, với khách sạn có thể đạt đến
60-80%.
 Tiêu tốn năng lượng cho hệ thống nước nóng
Hiện nay, đa số các tòa nhà sử dụng máy nước nóng bằng điện trở, một số
tòa nhà đã chuyển sang sử dụng máy năng lượng mặt trời.
 Tiêu tốn năng lượng cho các hệ thống phụ trợ khác
Trong các tòa nhà các hệ thống như: bơm nước, thang máy, các máy thiết
bị chuyên dùng…tiêu tốn một năng lượng khoảng 10-15% đồng thời các hệ
thống này thường làm phát sinh một lượng năng lượng vô ích rất lớn.
[Type text] Page 7
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 7
Hệ thống ĐHKK
Máy phát dự phòng
Hệ thống thang máy
TBA của khách sạn
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống nước nóng
Hệ thống khác

Hệ thống bơm nước
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
1.2 Mô hình cung cấp năng lượng cho toàn khách sạn
Hình 1.1: Mô hình cung cấp năng lượng cho toàn khách sạn
• Thống kê các hệ thống tiêu thụ năng lượng trong khách sạn Hải Âu Quy
Nhơn.
Loại đèn
Số lượng
(bóng)
Công
suất/bón
g
(kW)
Tổng công
suất
(kW)
Giờ sử
dụng điện
năng
(giờ/ngày)
Nơi sử dụng
Huỳnh quang 100 0,036 3,6 10 VP,PHT,NH
Sợi đốt 504 0,04 20,16 1,5 PN,PHT,NH
Cao áp 10 0,45 4,5 8 KVCC
Đèn comact 1613 0,011 177,43 8
PN,HT,NH,H
L
Tổng công
suất lắp đặt
2227 0,537 194,58

Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng đèn và điện năng tiêu thụ các loại đèn
Loại
Công suất
làm lạnh
(kW)
Số lượng
Tổng công
suất làm
lạnh (kW)
Giờ sử
dụng điện
(giờ/ngày)
Nơi lắp đặt
ĐHKK cục bộ 1,875 70 131,25 10
Phòng
nghỉ,VP
Hệ thống
ĐHKK trung
tâm
60 10 600 10
Tòa nhà
mới
[Type text] Page 8
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 8
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
Bảng 1.2: Bảng thống kê hệ thống điều hòa không khí
Loại
Công suất
(kW)
Số lượng

Tổng công
suất (kW)
Giờ sử
dụng điện
(giờ/ngày)
Nơi lắp đặt
Máy nước
nóng dùng
điện
2,5 172 430 3
Phòng
nghỉ, VP
Bảng 1.3: Bảng thống kê hệ thống nước nóng
Thiết bị
Công
suất
(kW)
Số
lượng
Tổng
công
suất
(kW)
Giờ sử
dụng điện
(giờ/ngày)
Nơi lắp đặt
Động cơ dùng cho
tưới cây
1,125 01 1,125 3 Trạm bơm nước

Động cơ bơm
nước sinh hoạt
10,5 03 31,5 3 Trạm bơm nước
Động cơ dùng cho
ĐHKK
11 02 22 10 Trạm bơm nước
Động cơ dùng cho
ĐHKK
5,5 02 10 10 Trạm bơm nước
Động cơ dùng cho
cứu hỏa
22,5 01 22,5 Trạm bơm nước
Tổng công suất lắp
đặt
87,125
Bảng 1.4: Bảng thống kê hệ thống bơm nước
Loại
Công suất
(kW)
Số
lượng
Tổng
công
suất
(kW)
Giờ sử
dụng điện
(giờ/ngày)
Nơi lắp đặt
Thang máy

Fuji
15 4 60 10 Trong khách sạn
Bảng 1.5: Bảng thống kê hệ thống thang máy
[Type text] Page 9
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 9
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
1.3 Giải pháp tiết kiệm quản lý năng lượng
1.3.1 Giải pháp tiết kiệm điện năng
- Quản lý điện năng tiêu thụ của khách sạn
- Thay đèn cao áp bằng đèn compact
- Sử dụng biến tần để điều khiển động cơ bơm cấp nước cung cấp cho hệ
thống điều hòa trung tâm
- Đầu tư hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời kết hợp với máy nước
nóng có sẵn của khách sạn
- Cắt giảm số lượng thang máy hoạt động trong các giờ nhất định để tiết
kiệm điện năng.
1.3.2 Giải pháp sử dụng công nghệ mới BMS – hệ thống quản lý tòa nhà
 Cấu trúc tiêu chuẩn cho một hệ BMS
Hệ thống điều khiển tự động tòa nhà BMS được thiết kế theo mô hình điều
khiển phân lớp. Một hệ thống BMS thường được thiết kế theo mô hình 4 lớp:
- Lớp hiện trường.
- Lớp điều khiển.
- Lớp vận hành giám sát.
- Lớp quản lý.
 Thiết bị hiện trường
Các thiết bị như cảm biến (sensor): Sensor nhiệt, ánh sáng, chuyển động,
hồng ngoại bộ chấp hành (actuator): Điều hoà không khí, quạt thông gió, thang
máy các bộ field controller để giao tiếp trục tiếp với các khu vực có các ứng
dụng cần điều khiển. Các thiết bị hiện trường có khả năng tự giao tiếp với nhau,
hoặc qua bộ điều khiển (Local controler). Sensor sẽ gửi thông số của hệ thống,

của môi trường tới bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ xử lý thông điệp đó và gửi
tới thiết bị chấp hành. Thiết bị chấp hành có thể nhận ngay yêu cầu từ các thiết
bị cảm biến, hoặc từ hệ thống BMS.
[Type text] Page 10
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 10
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
Hình 1.2: Mô hình hệ thống quản lý tòa nhà BMS
 Khối điều khiển
Kết nối từ trung tâm điều khiển tới mức điều khiển các ứng dụng trong tòa
nhà thông qua các điều khiển BAS với giao diện BACnet TCP/IP, bao gồm các
bộ DDC (Digital Direct Controller - điều khiển số trực tiếp), các bộ điều khiển
địa phương, khu vực, các giao diện tới các hệ thống phụ trợ như: điều hòa không
khí, báo cháy, chữa cháy, hệ thống điện Khối điều khiển có chức năng:
- Nhận lệnh điều khiển từ khối vận hành giám sát gửi tới thiết bị chấp hành.
- Xử lý thông điệp khi có yêu cầu tại địa phương.
- Gửi thông điệp, kết quả tới khối vận hành giám sát.
 Khối vận hành giám sát (SCADA)
Trung tâm điều khiển, mức quản lý bao gồm các hệ thống máy chủ dữ liệu,
trạm làm việc được cài đặt các phần mềm quản lý bảo dưỡng, máy in và máy
tính dành cho việc lập trình và cấu hình hệ thống. Nó có chức năng chính:
- Quản lý toàn bộ toà nhà
- Giám sát vận hành của các thiết bị, giám sát sự cố xảy ra.
- Gửi yêu cầu đến bộ điều khiển hiện trường. BMS quản lý các thành phần
hệ thống toà nhà theo cơ chế đánh địa chỉ. Mỗi thiết bị, bộ điều khiển địa
phương được gắn một địa chỉ. Các thiết bị hiện trường có thể trực tiếp giao
[Type text] Page 11
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 11
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
tiếp với nhau hoặc qua bộ điều khiển địa phương. Giao tiếp thường được sử
dụng ở bus trường là ARCnet và ở Bus điều khiển là BACnet TCP/IP. Một

điều thuận lợi khi tích hợp hệ thống đó là các thiết bị hiện trường như thang
máy, điều hoà, quạt thống gió đều hỗ trợ chuyển truyền thông TCP/IP.
Rất thuận lợi cho nhà tích hợp hệ thống.
 Khối quản lý
Khối này thực ra được cài đặt ngay ở khối vận hành giám sát. Chức năng
chính của nó là cài đặt kế hoạch làm việc. Kết nối vận hành từ xa qua mạng viễn
thông, internet Ví dụ: Khi ta cần một phòng họp cho 100 người vào X giờ,
ngày Y tháng Z. Người quản trị có thể tự tìm và ấn định nó hoặc gõ lệnh để máy
tự tìm. Khi đó Hệ thống vận hành giám sát sẽ tự động gửi lệnh điều khiển bao
gồm: Thời gian mở phòng họp, bật đèn, điều hoà, thông gió trước thời gian ấn
định nào đó. Ánh sáng trong phòng được mặc định là phòng họp. Khi yêu cầu
một phòng khách sẽ có phòng khách với không gian của nó Với mục đích đem
lại sự thoải mái cho người sử dụng, tiết kiệm năng lượng, giảm sự vận hành của
con người đối với các thiết bị trong toà nhà. Hiện nay, các phần mềm điều khiển
BMS được tích hợp hoàn hảo với các thiết bị hỗ trợ khác như: Hệ thống truyền
hình hội nghị, điều khiển và giám sát qua mạng, các thiết bị cầm tay PDA
[Type text] Page 12
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 12
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiện nay các tòa nhà cao tầng hay khách sạn chiếm 10% lượng tiêu thụ
năng lượng và có thể tăng 3,6 lần trong khoảng vài năm tới. Qua một số thống
kê trên từ đó xác định được các yếu tố tiêu thụ điện năng. Tiến tới xây dựng hệ
thống miniSCADA điều khiển và quản lý một số hệ thống kỹ thuật giúp cho
việc vận hành trở nên hiệu quả góp phần tiết kiệm năng lượng cho khách sạn.
Vấn đề quản lý vẫn là then chốt. Thực tế chứng minh rằng ngoài yếu tố
công nghệ thì mức độ tổn thất năng lượng phụ thuộc rất nhiều và ý thức và trách
nhiệm của nhân viên, của người vận hành. Mong muốn của người quản lý là làm
sao cho tất cả nhân viên, công nhân vận hành phải có ý thức tiết kiệm năng
lượng. Ở đây không đề cập tới các chính sách quản trị của các doanh nghiệp mà

chỉ xin nêu ra một giải pháp công nghệ giúp cho nhà quản lý có thể kiểm soát
được mức tiêu hao năng lượng hỗ trợ cho các chính sách quản lý tiết kiệm điện
năng của mình.
Đó là giải pháp kiểm soát mức tiêu hao điện năng đến từng ca sản xuất của
doanh nghiệp. Để có thể kiểm soát được mức độ tiêu hao điện năng đến từng ca,
từng tổ và từng máy sản xuất ta có thể trang bị các thiết bị đo đếm điện thông
minh và thiết lập một mạng giám sát (SCADA). Các thiết bị này hiện nay có bán
trên thị trường với các chuẩn truyền thông công nghiệp như Profibus, RS485 sẽ
cho phép ta kết nối các thiết bị đo đếm thông minh thành mạng. Thông qua một
máy tính kết nối với mạng truyền thông này người quản lý có thể giám sát được
mức tiêu hao điện năng của từng khu vực và công đoạn sản xuất tới từng ca sản
xuất để từ đó có cái nhìn tổng quan về mức độ tổn thất năng lượng của toàn
doanh nghiệp và từ đó có những điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao khả năng tiết
kiệm điện năng.
Tiết kiệm điện năng hiện nay là vấn đề thời sự nóng bỏng không chỉ với
các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả đối với các doanh nghiệp ở các nước
công nghiệp phát triển. Xây dựng thành công chiến lược tiết kiệm điện năng và
có những quyết định đầu tư đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng sức cạnh
tranh của mình trên thị trường.
[Type text] Page 13
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU DDC, PLC S7-300 VÀ GIAO THỨC BACnet
2.1 Giới thiệu chung bộ điều khiển số trực tiếp DDC.
2.1.1 Một số thông tin cơ bản DDC
- Các bộ điều khiển số DDC: các bộ này có thể nằm tại nhiều phân lớp
mạng khác nhau trong hệ thống: FLN-mạng tầng tòa nhà, BLN-mạng tổng thể
tòa nhà. Có thể giao tiếp qua các chuẩn TCP/IP, BACnet/IP…làm nhiệm vụ điều
khiển cho các hệ thống, thu thập và lưu trữ dữ liệu hoạt động.

- Tất cả DDC sẽ có mạch vi xử lý là 32 bit dựa trên cơ sở hoạt động của hệ
thống EPROM và cho phép thực hiện nhanh như yêu cầu vận hành trong ứng
dụng công nghiệp. Chương trình DDC và các dữ liệu sẽ phải ổn định trong
EPROM để cho phép một vài điều kiện khác có sự thay đổi. Mỗi DDC sẽ có
năng lượng sử dụng tối thiểu trong vòng 30 ngày. DDC sẽ giám sát pin và cảnh
báo nếu như năng lượng còn dưới mức tối thiểu. Bộ DDC điều khiển từ xa sẽ
được cung cấp kỹ thuật vào ra theo yêu cầu của mục đích ứng dụng. Những
bảng mạch này sẽ được định dạng số hóa đầu vào, đầu ra để tương thích với bộ
vi xử lý và để kết nối mạng.
- Các bộ DDC có thể điều khiển được trên một phạm vi rộng từ 18 – 100
đầu nút. Mỗi DDC sẽ được cung cấp 1 rack cắm vào 1 POT (Portable Operators
Terminal). Mỗi đầu ra DDC là bít nhị phân cho điều khiển On – Off với dải điện
áp thực từ 0 – 10V.
- Các bộ DDC được thiết kế phức hợp và giao tiếp tay đôi với các DDC
khác. Mỗi DDC có đồng hồ thời gian thực cho việc vận hành độc lập. Mỗi DDC
có ít nhất 256KB RAM, 512KB OS EPROM và 256KB bộ nhớ dữ liệu.
- Mỗi bộ DDC sẽ điều khiển được hơn 40 module. Nếu có sự hư hại nào đó
ở nhiều hay ít thiết bị đó sẽ được tách ra và thay thế lại. Yêu cầu tối thiểu trong
[Type text] Page 14
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 14
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
điều khiển các module bao gồm các cổng vào ra số và tương tự. Những module
này có thể nhận về và đưa ra các tín hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp.
- Tất cả các bộ DDC sẽ có hệ thống LED để chỉ dẫn chức năng và vận
hành. Tất cả hệ thống LED đều có thể nhìn được mà không cần mở panel. DDC
này truyền thông với DDC khác và với PC điều khiển với tốc độ tối thiểu
1Mbps.
- Mỗi DDC là một cá nhân thông minh trong quá trình giao tiếp với giao
thức tay đôi. Bộ điều khiển DDC có tụ tích điện để hỗ trợ RAM trong vòng 72
giờ để cấp năng lượng khi mất nguồn.

- DDC sẽ cung cấp ít nhất 200 sự kiện cho một trong số 20 đầu nút. Tất cả
các sự kiện đó sẽ được truy cập trong bất kỳ thời gian nào. Nếu dữ liệu đệm
trong DDC đầy thì dữ liệu lâu nhất sẽ bị bỏ và thay thế vào đó là dữ liệu mới.
Những dữ liệu có giá trị của DDC sẽ luôn sẵn sàng.
2.1.2 Một số ứng dụng DDC
DDC có thể điều khiển thiết bị khí nén. Sự điều khiển linh hoạt này cho
phép thay đổi bất kỳ điểm đặt của chiến lược kiểm soát mà không gián đoạn
hoạt động của hệ thống. Phần mềm DDC để kiểm soát hệ thống HVAC và xây
dựng các hệ thống khác.
Xây dựng các chương trình đọc cảm biến nhiệt độ, đo lường, độ ẩm tương
đối, lưu lượng, áp suất, mức độ ánh sáng và làm những việc khác bao gồm
chuyển đổi tuyến tính. Ngoài ra dùng để đo năng lượng tiêu thụ.
Xây dựng các chương trình bật /tắt thiết bị kiểm soát hoạt động start-stop
theo giá trị cảm biến tương tự.
Điều chỉnh chương trình kiểm soát hoạt động các thiết bị biến vị trí, như
van và van điều tiết dựa trên một hằng số, điểm đặt cố định, và một thiết lập lại
lịch trình.
[Type text] Page 15
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
2.1.3 Ưu, nhược điểm DDC
Quyết định sử dụng DDC có thể dựa trên các giá trị kỳ vọng của cả năng
lượng và tiết kiệm chi phí lao động. DDC tiết kiệm năng lượng đáng kể thông
qua kiểm soát chính xác và bằng cách duy trì điều chỉnh điểm đặt mà không thay
đổi theo thời gian. Từ DDC tích hợp điều khiển nhiệt độ và quản lý năng lượng
trong cùng một hệ thống, thoải mái xem xét có thể được đưa vào chương trình
quản lý năng lượng phức tạp hơn, chẳng hạn như nhu cầu hạn chế bởi nhiệt độ
và giới hạn điểm đặt. Chức năng điều khiển tiên tiến có sẵn với các bộ vi xử lý
DDC.
Một ví dụ điển hình sẽ được tính toán tối thiểu phần trăm không khí bên

ngoài, sử dụng ngoài trời, hồi khí trở lại, và cảm biến nhiệt độ không khí hỗn
hợp. Năng lượng lớn tiết kiệm có thể được thực hiện theo cách này, vì hầu như
tất cả các hệ thống điều khiển khác luôn sử dụng quá nhiều không khí bên ngoài.
Độ tin cậy, chính xác, và tiện lợi của DDC giảm lao động cần thiết để bảo
trì HVAC và cho phép nhân viên thực hiện chức năng quan trọng khác. DDC
đòi hỏi cả phần cứng và phần mềm. Phần cứng phải đáng tin cậy, chuẩn công
nghiệp, và thiết kế để giao tiếp với thiết bị. Phần mềm phải có một thiết kế đã
được chứng minh để được toàn diện, linh hoạt, và dễ sử dụng. DDC cải thiện
hoạt động xây dựng trong bốn cách. Nó làm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm lao
động bảo trì HVAC, cải thiện và đảm bảo sự thoải mái tiện nghi, và cung cấp
tiện lợi hoạt động lớn hơn. DDC cung cấp sự linh hoạt rất lớn kiểm soát và
thông tin rất chính xác. Nó cho phép các nhà khai thác xây dựng để giảm chi phí
và cung cấp dịch vụ tốt hơn cùng một lúc. Và độ chính xác lâu dài của DDC
vượt qua sự phân rã không thể tránh khỏi của các điều khiển khác. Công nghệ
máy tính hiện nay có khả năng đơn giản hóa và cải thiện xây dựng hệ thống
kiểm soát. Chi phí cho mỗi điểm cho hệ thống DDC thường cao hơn so với các
[Type text] Page 16
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
lớp khác, nhưng những lợi ích bổ sung sau đây thường đủ để bù lại chi phí hệ
thống DDC.
1. Được mở rộng về số lượng điểm có thể để được theo dõi, các gói phần
mềm có sẵn, và hoạt động chức năng.
2. DDC đáng tin cậy hơn khi điều khiển hệ thống khí nén.
3. Sự cố của máy tính trạm điều hành trung ương không làm đảo lộn đơn vị
điều khiển cá nhân vì bộ vi xử lý vệ tinh được lập trình để đứng một mình trong
trường hợp như vậy.
4. Điều hành trạm bộ nhớ máy tính lớn hơn cho phép quản lý tòa nhà,
khách sạn để sử dụng một chương trình bảo dưỡng dự phòng và thực hiện kiểm
toán năng lượng cho các tòa nhà, khách sạn khác nhau hoặc các khu vực của

một tòa nhà, khách sạn duy nhất.
5. Khách hàng không phải phụ thuộc vào một công ty cụ thể để bảo trì thiết
bị, và trong nhiều trường hợp, kết quả trong việc giảm chi phí hoạt động của hệ
thống.
6. Mặc dù chi phí ban đầu của hệ thống DDC là tương đối cao hơn, thời
gian hoàn vốn là tương đương với các hệ thống nhỏ hơn.
7. Trong hầu hết các trường hợp, DDCs không làm giảm yêu cầu nhân lực,
nhưng một hệ thống điều hành kiểm soát trung tâm có thể hỗ trợ trong việc xây
dựng quản lý và bảo dưỡng hiệu quả hơn, đặc biệt là khi thực hiện chương trình
bảo dưỡng phòng ngừa hiệu quả.
[Type text] Page 17
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
2.2 Tổng quan về thiết bị khả trình PLC
2.2.1 Giới thiệu chung
PLC là viết tắt của Programmable Logic Control là thiết bị điều khiển
Logic lập trình được, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.
Trong lĩnh vực tự động điều khiển, bộ điều khiển PLC là thiết bị có khả
năng lập trình được sử dụng rộng rãi. Kỹ thuật PLC được sử dụng chủ yếu để
điều khiển và tự động hoá quá trình công nghệ hoặc các quá trình sản xuất trong
công nghiệp. Đặc trưng của PLC là sử dụng vi mạch để xử lý thông tin, nó cũng
giống như con vi xử lý xong việc lập trình và tốc độ thuận tiện hơn, xử lí nhanh
hơn và dễ dàng thay đổi công nghệ, cải tạo dựa trên chương trình và phần mở
rộng.
Các ưu thế của PLC trong tự động hoá:
- Thời gian lắp đặt công trình ngắn
- Dễ dàng thay đổi mà không tốn kém về mặt kinh tế.
- Do phần mềm linh hoạt nên mở rộng và cải tạo công nghệ dễ dàng
- Ứng dụng điều khiển trong phạm vi rộng

- Dễ bảo trì, các chỉ thị vào ra giúp xử lý sự cố dễ dàng và nhanh hơn
- Độ tin cậy cao, chuẩn hoá được phần cứng điều khiển
- Thích ứng với môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ, độ ẩm, điện áp dao động,
tiếng ồn.
2.2.2 Bộ nguồn
Bộ nguồn cung cấp điện cho PLC hoạt động, việc chọn bộ nguồn dựa trên
dòng tiêu thụ của điện áp một chiều (5 VDC hoặc 24 VDC). Dòng tiêu thụ của
các phân tử PLC phải nhỏ hơn dòng điện cấp của bộ nguồn để không bị quá tải.
[Type text] Page 18
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 18
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
2.2.3 CPU
Thành phần cơ bản của PLC là khối vi xử lý CPU. Tốc độ xử lí của CPU là
tốc độ xử lý từng bước lệnh của chương trình. PLC đòi hỏi CPU phải có tốc độ
xử lý nhanh để có thể mô phỏng các hiện tượng logic vật lý xảy ra nhanh trong
thế giới thực, CPU có tần số nhịp càng cao thì xử lí càng cao.
 Module mở rộng
Các module mở rộng chia thành 5 loại chính:
1. Module nguồn nuôi (PS - Power supply)
Có 3 loại: 2A, 5A, 10A.
2. Module xử lý vào/ra tín hiệu số (SM - Signal module)
Module mở rộng cổng tín hiệu vào/ra, bao gồm:
- DI (Digital input): Module mở rộng các cổng vào số. Số các cổng vào số
mở rộng có thể là 8, 16, 32 tuỳ từng loại module.
- DO (Digital output): Module mở rộng các cổng ra số. Số các cổng ra số
mở rộng có thể là 8, 16, 32 tuỳ từng loại module.
- DI/DO (Digital input/Digital output): Module mở rộng các cổng vào/ra
số Số các cổng vào/ra số mở rộng có thể là 8 vào/8 ra hoặc 16 vào/16 ra tuỳ
từng loại module.
- AI (Analog input): Modulee mở rộng các cổng vào tương tự. Số các cổng

vào tương tự có thể là 2, 4, 8 tuỳ từng loại module.
- AO (Analog output): Modulee mở rộng các cổng ra tương tự. Số các cổng
ra tương tự có thể là 2, 4 tuỳ từng loại module.
[Type text] Page 19
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 19
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
- AI/AO (Analog input/Analog output): Modulee mở rộng các cổng vào/ra
tương tự. Số các cổng vào/ra tương tự có thể là 4 vào/2 ra hay 4 vào/4 ra tuỳ
từng loại module.
3. Module ghép nối (IM - Interface module)
Module ghép nối nối các module mở rộng lại với nhau thành một khối và
được quản lý chung bởi 1 module CPU. Một module CPU S7-300 có thể làm
việc trực tiếp với nhiều nhất 4 rack và các rack này phải được nối với nhau bằng
module IM.
Các module ghép nối (IM) cho phép thiết lập hệ thống S7_300 theo nhiều
cấu hình. S7-300 cung cấp 3 loại module ghép nối sau:
- IM 360: Là module ghép nối có thể mở rộng thêm một tầng chứa 8
module trên đó với khoảng cách tối đa là 10 m lấy nguồn từ CPU.
- IM 361: Là module ghép nối có thể mở rộng thêm ba tầng, với một tầng
chứa 8 module với khoảng cách tối đa là 10 m đòi hỏi cung cấp một nguồn 24
VDC cho mỗi tầng.
- IM 365: Là module ghép nối có thể mở rộng thêm một tầng chứa 8
module trên đó với khoảng cách tối đa là 1m lấy nguồn từ CPU.
4. Module chức năng (FM - Function module)
Module có chức năng điều khiển riêng. Ví dụ như module PID, module
điều khiển động cơ bước…
5. Module truyền thông (CP - Communication module)
Module phục vụ truyền thông trong mạng giữa các PLC với nhau hoặc giữa
PLC với máy tính.
[Type text] Page 20

SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 20
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
Hình 2.1: Mô hình kết nối của SIMATIC S7-300
2.2.4 Bộ nhớ
Dung lương bộ nhớ nói lên khả năng nhớ của PLC đo bằng đơn vị Kbyte
nhưng cũng có thể là số tối đa dòng lệnh có khi được viết chương trình.
- Bộ nhớ của S7 -300 được chia làm ba vùng:
+ Vùng chương trình: là miền nhớ để lưu giữ các lệnh chương trình.
+ Vùng chứa tham số của hệ điều hành và chương trình ứng dụng.
+ Vùng dữ liệu: là miền để sử dụng để cất giữ các khối dữ liệu của chương
trình bao gồm kết quả của các phép tính, hằng số được định nghĩa trong chương
trình bộ đệm truyền thông.
2.2.5 Vòng quét chương trình
PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là
vòng quét (scan). Thời gian cần thiết để PLC thực hiện được một vòng quét gọi
là thời gian vòng quét (Scan time). Thời gian vòng quét không cố định, không
phải vòng quét nào cũng thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau. Mà tuỳ
thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện, vào khối lượng dữ liệu
được truyền thông trong vòng quét đó.
[Type text] Page 21
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 21
Màn hình PC
Truyền thông và kiểm tra nội bộ
Chuyển dữ liệu từ cổng vào tới I
Thực hiện chương trìnhChuyển dữ liệu từ cổng vào Q
VÒNG QUÉT
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
Hình 2.2: Vòng quét chương trình
2.2.6 Cấu trúc chương trình
- Lập trình tuyến tính:

Kĩ thuật lập trình tuyến tính là phương pháp lập trình mà toàn bộ chương
trình ứng dụng sẽ chỉ nằm trong một khối OB1. Kĩ thuật này có ưu điểm là gọn,
rất phù hợp với những bài toán điều khiển đơn giản, ít nhiệm vụ.
- Lập trình có cấu trúc:
Chương trình được chia thành những phần nhỏ với từng nhiệm vụ riêng và
các phần này nằm trong những khối chương trình khác nhau. Loại hình cấu trúc
này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp. PLC
S7-300 có 4 loại khối cơ bản:
+ Loại khối OB (Oganization block): Khối tổ chức và quản lý chương trình
điều khiển.
+ Loại khối FC (Program block): Khối chương trình với những chức năng
riêng giống như một chương trình con hoặc một thủ tục (chương trình con có
biến hình thức).
+ Loại khối FB (Function block): Là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao
đổi một lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác. Các dữ liệu này phải
được tổ chức thành khối dữ liệu riêng có tên gọi là Data block.
[Type text] Page 22
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 22
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
+ Loại khối DB (Data block): Khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện
chương trình. Các tham số của khối do người dùng tự đặt.
2.2.7 Truyền thông với thiết bị khác
2.2.7.1 Các phương thức truyền thông
- Điểm đối điểm: Point-to-Point Interface (PPI) (Đối với S7-200)
- Đa điểm: Multi Point Interface (MPI) (Đối với S7-300)
- PROFIBUS (Process Field Bus)
- Ethernet
- ASI (Actuator Sensor Interface)
- Internet
2.2.7.2 Phương thức PPI

PPI là phương thức chủ tớ. Các thiết bị chủ (CPU, thiết bị lập trình,…) gửi
yêu cầu đến các trạm và các trạm trả lời. Các trạm không bao giờ tự gửi thông
tin lên mạng mà chỉ chờ nhận các yêu cầu của các thiết bị chủ để trả lời.
2.2.7.3 Phương thức MPI
MPI có thể là phương thức chủ/tớ hay chủ/chủ. Cách thức hoạt động phụ
thuộc vào loại thiết bị. Nếu thiết bị đích là CPU S7-300 thì MPI tự động trở
thành chủ/chủ vì các CPU S7-300 là các thiết bị chủ trong mạng. Nếu thiết bị
đích là CPU S7-200 thì MPI lại là chủ/tớ vì các CPU S7-200 lúc đó được coi
như là trạm.
Khi hai thiết bị trong mạng kết nối nhau bằng phương thức MPI, chúng tạo
nên một liên kết riêng, không thiết bị chủ khác nào có thể can thiệp vào liên kết
này. Thiết bị chủ trong hai thiết bị kết nối thường giữ mối liên kết đó trong một
khoảng thời gian ngắn hoặc huỷ liên kết vô thời hạn (giải phóng đường truyền).
Mạng MPI có giá thành thấp, được ứng dụng với số lượng đối tác truyền
thông ít (tối đa 32 trạm), lượng dữ liệu nhỏ.
1. Phương thức truy cập
[Type text] Page 23
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 23
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
MPI sử dụng phương thức truy cập Token-Passing. Token là một bức điện
ngắn không mang dữ liệu, có cấu trúc đặc biệt với các bức điện mang thông tin
nguồn, được dùng tương tự như một chìa khoá. Một trạm được quyền truy cập
bus và gửi thông tin đi chỉ trong thời gian nó được giữ Token.
2. Môi trường truyền dẫn
MPI sử dụng cáp hai dây. Chiều dài tối đa của cáp cho một đoạn bus là
50m. Sử dụng bộ lặp RS-485 làm tăng chiều dài tối đa lên đến 1100m. Tốc độ
truyền thường là 187.5 Kbit/s.
2.2.7.4 Industrial Ethernet (IE )
Mạng Industrial Ethernet (IEEE 802.3) dựa trên cơ sở Ethernet thường
nhưng được thiết kế lại cho sử dụng phù hợp trong môi trường công nghiệp và

do tổ chức IEA (Industrial Ethernet Assciation) quản lý.

Hình 2.3: Cấu trúc mạng Ethernet
Industrial Ethernet là một mạng dành cho cấp giám sát và cấp trạm của
mạng truyền thông giữa các máy tính và những bộ điều khiển logic khả trình nó
được sử dụng để truyền dữ liệu với lượng lớn và có thể được sử dụng để truyền
qua khoảng cách lớn.
1. Kiến trúc giao thức ISO và TCP/IP được sử dụng trong Industrial Ethernet.
[Type text] Page 24
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 24
Bộ chuyển đổi tín hiệu (Card MPI)
Hệ điều hành
PC
Chương trình
RS232 RS485
Hệ điều hành
PLC
Bộ nhớ dữ liệu
Chương trình
Dữ liệu Đọc
Yêu cầu
Dữ liệu
Đáp ứng
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thái Hiệp
2. Môi trường truyền dẫn Industrial Ethernet dùng cáp đồng trục hoặc cáp đôi
dây vặn xoắn công nghiệp, cáp sợi quang bằng thuỷ tinh hoặc nhựa.
3. Phương pháp truy cập bus là CSMA/CD.
2.2.7.5 Truyền thông giữa PLC và PC
Để truyền thông giữa PLC và PC ta phải có cáp nối giữa PLC và PC. Ta
dùng cáp nối PC/PPI qua bộ chuyển đổi RS232/RS485.

Cơ chế truy xuất dữ liệu của PLC từ PC:
 Máy tính đọc dữ liệu từ PLC:
Để dọc dữ liệu của PLC máy tính gửi tín hiệu đến PLC yêu cầu PLC
truyền dữ liệu đến nó. Khi PLC nhận được yêu cầu gửi dữ liệu từ PC thì nó
truyền dữ liệu đến PC. Máy tính nhận dữ liệu từ PLC gử đến và nó sẽ thông báo
cho PLC biết là đã nhận được dữ liệu.
Hình 2.4: PC đọc thông tin về bộ nhớ và trạng thái hoạt động của PLC
 Máy tính gửi dữ liệu đến PLC:
Để truyền dữ liệu từ PC đến PLC, PC gửi tín hiệu yêu cầu PLC nhận dữ
liệu và nếu PLC đồng ý nhận thì PC sẽ truyền dữ liệu đến PLC. Khi PLC nhận
được dữ liệu từ PC truyền đến nó sẽ báo cho PC biết là đã nhận xong.
[Type text] Page 25
SVTH: Bùi Duy Phương-ĐKT32B Trang 25

×