Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Câu hỏi ôn tập Thương mại điện tử PTITHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.07 KB, 14 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. So sánh thương mại truyền thống với thương mại điện tử.
2. Nêu các hình thức ứng dụng của thương mại điện tử hiện nay? Cho 01 ví dụ minh họa về lợi ích mà hình
thức này mang lại đối với một công ty hoặc một cá nhân thực hiện bán hàng qua mạng.
3. Vì sao hoạt động thương mại điện tử ở VN chưa được phát triển mạnh?
4. Trình bày thực trạng cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin hiện nay tại Việt nam. Thực trạng
này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động TMĐT?
5. Trình bày thực trạng cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực hiện nay tại Việt nam trong TMĐT. Thực trạng này
ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động TMĐT?
6. B2B là gì? B2B giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề gì? Cho ví dụ minh họa?
7. B2C là gì? B2C giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề gì? Cho ví dụ minh họa?
8. Trình bày xu hướng phát triển của quảng cáo trực tuyến.
9. Các hình thức quảng cáo trực tuyến? Cho ví dụ minh hoạ. Các ưu điểm quảng cáo trực tuyến?
10. Quảng cáo trực tuyến được định giá như thế nào?
11. SEO là gì? Trình bày các lợi ích của SEO.
12. Trình bày các hình thức thanh toán trong hoạt động TMĐT tại VN hiện nay. Hình thức nào phổ biến
nhất? Vì sao?
13. Dấu hiệu nhận biết website có sử dụng SSL.
14. Đánh giá thiết kế website.
Lưu ý:
Các ví dụ, dẫn chứng phải tự tham khảo, không lấy từ sách hướng dẫn (bài giảng mà giảng viên đã đưa).
B2B LÀ GÌ?
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy
ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao
tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.
B2C (Business – To – Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet
giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng.
Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách
hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.
Về phương thức giao dịch, mô hình giao dịch B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây
dựng website thương mại điện tử. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng không thay đổi


qua hai năm, thì tỷ lệ website hướng tới đối tác là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tăng từ 76,4% năm 2006 lên đến
84,8% năm 2007. Hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương
thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
B2B giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề gì
Nếu các công ty, các chủ doanh nghiệp chính là “kế sinh nhai” của bạn, hoạt động tiếp thị của bạn cần phải đáp
ứng các nhu cầu đơn nhất của họ và phải đủ hiệu quả để khích lệ họ hành động. Dưới đây là 7 nhu cầu cơ bản mà
các công ty trên thị trường mong muốn từ những nhà tiếp thị và cũng chính là những bí quyết giúp bạn có được
một chương trình tiếp thị B2B hiệu quả nhất:
1. Doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ
Phần lớn các chủ doanh nghiệp đều thừa nhận rằng mục tiêu hàng đầu của họ đó là gia tăng doanh số bán hàng.
Liệu việc mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn có giúp các công ty khách hàng đạt được mục tiêu trên? Nếu câu trả
lời là có, hãy đặt những lợi ích này lên hàng đầu và là trọng tâm của các thông điệp tiếp thị B2B bạn gửi tới khách
hàng. Khi công ty bạn giúp các đồng nghiệp tăng trưởng, bạn sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong thành
công của họ.
2. Những lựa chọn an toàn
Là một chủ doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn đón nhận những rủi ro có tính toán trước, từ việc mua sắm nguyên vật
liệu, tìm kiếm trụ sở văn phòng đến tuyển dụng các nhân viên. Nhưng một khi phải mua sắm các sản phẩm và dịch
vụ bên ngoài, các chủ doanh nghiệp có khuynh hướng trở nên thận trọng hơn.
Quyết định mua sắm sản phẩm của các chủ doanh nghiệp thiên về lôgic hơn là cảm tính. Hầu hết các cuốn sách và
bài báo trên các quảng cáo đều nhấn mạnh đến sự thành công tiếp thị khi đánh vào cảm tính và xúc cảm của khách
hàng đầu tiên, sau đó mới đến lý tính. Nhưng đối với khách hàng là các công ty, điều này sẽ trái ngược. Quyết định
mua sản phẩm của họ được đánh giá là “mua sắm suy tính” hơn là những quyết định “mua sắm bốc đồng”. Các
chủ doanh nghiệp là những người mua sắm rất cẩn thận, luôn cân nhắc yếu tố thực tế, thường xuyên so sánh và
quyết định mua trên cơ sở sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Bạn hãy giải thích cho các khách hàng B2B rằng việc mua sắm từ bạn là một lựa chọn an toàn do họ sẽ nhận được
những sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt, luôn được quan tâm chu đáo sau bán hàng. Bạn cũng nên giới thiệu cho
các chủ doanh nghiệp B2B biết một số phản hồi của khách hàng khác, thông tin đầy đủ về sản phẩm, những đánh
giá tính năng, các xác nhận từ những hiệp hội quốc gia hay các cơ quan chuyên môn.
3. Sự tiện lợi tối đa

Bạn đã từng bao giờ gặp một chủ doanh nghiệp thảnh thơi với cuộc sống kinh doanh và gia đình? Câu trả lời chắc
là chưa. Sự thật rằng việc điều hành một hoạt động kinh doanh B2B tăng trưởng đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ
lực nhằm tạo ra những sự tiện lợi mua sắm tốt nhất cho các chủ doanh nghiệp khác. Ví dụ, hoạt động tiếp thị đa
kênh - trong đó bao gồm một trang web, các cửa hàng mua sắm trên đường phố và một chiến dịch direct-mail
campaign - là vô cùng thiết yếu để đẩy mạnh doanh số bán hàng từ các nhóm khách hàng B2B mục tiêu này. Chìa
khoá chính là việc cung cấp một nhận thức nhãn hiệu nhất quán, nguồn cung ứng hàng hoá dồi dào, có chất lượng,
cũng như một dịch vụ khách hàng tuyệt vời cho tất cả các kênh.
Một khuynh hướng nổi bật trong tiếp thị B2B gần đây là ngày một nhiều công ty tham gia mạnh mẽ vào hoạt động
quản lý dây chuyền cung ứng (SCM - Supply Chain Management), theo đó họ giới thiệu, quảng bá các cổng B2B
Portal điển hình cung cấp cho các đối tác kinh doanh B2B khả năng truy cập để mua sắm các hoá đơn, các đơn đặt
hàng, các thông tin về những khu vực sản xuất, phân phối,…. Từ đó, khách hàng sẽ có được sự tiện lợi tối đa cũng
như tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức.
4. Những phương thức tiết kiệm tiền bạc
Các nhà tiếp thị B2B có nhiều kinh nghiệm trong việc giao dịch với các khách hàng mua sắm là những công ty lớn sẽ
cho bạn biết rằng: Thật khó để thuyết phục những chủ doanh nghiệp khác chịu từ bỏ một phần tiền bạc rất nhỏ
của họ. Các chủ doanh nghiệp này là những người chi tiêu các đồng tiền của chính họ, do đó họ rất cẩn trọng và
bảo thủ.
Việc bổ sung các giá trị vào lời chào hàng sẽ giúp bạn vượt qua sự kháng cự này. Tuỳ thuộc vào những gì bạn tiếp
thị, bạn có thể bổ sung các đặc tính, các gói sản phẩm cùng với nhau, đưa ra những dịch vụ VIP hay thời gian bảo
hành lâu hơn, Còn đối với các hoạt động tiếp thị B2B trực tuyến, việc vận chuyển miễn phí luôn rất hiệu quả.
5. Những giải pháp tự làm lấy (Do-it-yourself)
Những chủ doanh nghiệp bận rộn chỉ có đủ thời gian để hoàn thành các công việc của họ - và họ không muốn học
hỏi hay nghe bạn giảng giải, hướng dẫn. Những giải pháp chi phí thấp và tự làm lấy (Low-cost do-it-yourself
solutions) luôn được hoàn nghênh, chúng đem lại cho các khách hàng B2B những chìa khoá then chốt giải quyết
vấn đề. Các nhà tiếp thị thành công những sản phẩm/dịch vụ tự làm lấy - từ phần mềm kế toán đến việc quản lý
danh sách địa chỉ email - phải tập trung vào các lợi ích căn bản và yếu tố dễ dàng sử dụng. Những giải pháp trọn gói
trợ giúp miễn phí cho khách hàng rất được yêu thích và lựa chọn.
6. Đáng tin cậy và hiệu quả
Các chủ doanh nghiệp luôn quan tâm kỹ lưỡng tới kinh nghiệm mua sắm của những khách hàng trước đây của bạn
khi họ phải quyết định xem có mua sắm sản phẩm/dịch vụ từ công ty bạn hay không. Họ muốn biết công ty của bạn

sẽ ở đó để bán những gì cùng một dịch vụ quan tâm, giúp đỡ khách hàng như thế nào. Công ty của bạn đưa ra
những lời đảm bảo hay chính sách bảo hành ra sao? Để khuyến khích các chủ doanh nghiệp này mau chóng đi đến
quyết định mua sắm, bạn cần thể hiện rõ ràng yếu tố hiệu quả và đáng tin cậy tại trọng tâm của các thông điệp tiếp
thị trọng tâm - đừng chôn vùi những thông tin này vào phần cuối của thông điệp tiếp thị hay trên trang web. Và
bạn cũng nên đưa ra được những dịch vụ khách hàng tuyệt vời khi giao dịch với các khách hàng B2B của bạn.
Bên cạnh đó, những thư chào hàng tới các khách hàng B2B không được hời hợt và thiên về bề ngoài. Sáng sủa và
rõ ràng là hai yếu tố thiết yếu nhất. Tuyệt đối đừng bao giờ nguỵ trang bản chất của những sản phẩm mà bạn định
bán. Thay vì đó, bạn hãy tạo ra cho nó sự rõ ràng và trực tiếp về những gì bạn đang mời chào cũng như sản phẩm
này đáp ứng yêu cầu của họ ra sao.
7. Những nhà cung cấp tin tưởng
Các chủ doanh nghiệp luôn thích giao dịch kinh doanh với các đồng nghiệp mà họ biết rõ và tin tưởng. Những sự
kiện đặc biệt có nhiều người tham gia luôn là cách thức tuyệt vời để thúc đẩy mối quan hệ giao dịch với các khách
hàng tiềm năng. Sự kiện này có thể rất đơn như buổi hội thảo bàn tròn có ăn trưa, hay phức tạp và quy mô như
thuê riêng một gian trong hội chợ thương mại thường niên. Điều quan trọng nhất là bạn cần tạo dựng những cơ
hội khác nhau để xây dựng các mối quan hệ B2B tích cực.
Và những nhà tiếp thị B2B thành công là những nhà tiếp thị luôn biểu hiện mong muốn: “Tôi có thể giải quyết vấn
đề đó cho quý vị”. Phần lớn các khách hàng B2B luôn tìm kiếm để mua các giải pháp kinh doanh. Họ rất cảm kích
trước những câu trả lời trực tiếp theo đúng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.
Nhìn chung, công việc tiếp thị tới các khách hàng B2B nhìn bề ngoài có vẻ rắc rối và khó khăn nhưng thực ra lại vô
cùng dễ. Bạn sẽ không phải mất thời gian và sức lực tìm kiếm những lời lẽ quảng cáo bóng mượt và hấp dẫn. Điều
quan trọng duy nhất có
Các mô hình bán lẻ điện tử
1. Mô hình marketing trực tiếp bằng đơn đặt hàng qua thưTheo nghĩa rộng, marketing trực tiếp là marketing được
thực hiện không qua các trung gian. Các nhà marketing trực tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, bỏ qua kênh
phân phối bán buôn và bán lẻ truyền thống. - Các hãng với hệ thống kinh doanh dựa trên đơn đặt hàng qua thư có
lợi thế khi chuyển sang bán hàng trực tuyến, vì họ có sẵn các hệ thống tác nghiệp xử lý thanh toán, quản trị tồn
kho và thực hiện đơn hàng tốt Ví dụ điển hình thành công của mô hình này là Lands End.
2. Mô hình bán hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất- Người bán hàng có thể hiểu rõ thị trường của họ vì quan hệ
trực tiếp với người tiêu dùng, và người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin về sản phẩm qua quan hệ trực tiếp
với nhà sản xuất. Hãng Dell đầu tiên sử dụng marketing trực tiếp kết hợp với tiếp cận bán hàng qua đơn đặt hàng,

cung cấp hàng hóa của họ theo yêu cầu riêng của khách hàng - Các hãng ô tô trước kía chỉ phân phối ô tô qua các
đại lý bán ô tô. Khi một khách hàng mong muốn một tính năng hoặc màu sắc đặc biệt, khách hàng phải chờ đợi
nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng cho đến khi lô sản phẩm xuất xưởng có được chiếc ô tô như mong đợi. Nhà sản
xuất tiến hành nghiên cứu thị trường để đánh giá xem các tính năng nào và màu sắc nào bán chạy nhất, sau đó họ
sản xuất các sản phẩm mà họ dự định bán.
3. Mô hình các nhà bán lẻ điện tử thuần túy- Các nhà bán lẻ điện tử ảo (thuần túy) là các công ty bán hàng trực
tiếp đến người tiêu dùng qua Internet mà không duy trì kênh bán hàng vật lý. - Amazon.com là ví dụ trước tiên cho
các nhà bán lẻ điện tử thuộc loại này. Các nhà bán lẻ điện tử ảo có lợi thế liên quan đến tổng chi phí thấp và các
quá trình kinh doanh được tổ chức hợp lý. Các nhà bán lẻ điện tử có thể thuộc loại kinh doanh hàng hóa đa dụng
hoặc hàng hóa chuyên dụng. - Các nhà bán lẻ điện tử kinh doanh hàng hóa chuyên dụng hoạt động trong một thị
trường hẹp (ví dụ Cattoys.com). Các doanh nghiệp kinh doanh chuyên sâu như vậy không thể tồn tại trong thế giới
vật lý vì họ không có đủ khách hang
4. Mô hình các nhà bán lẻ điện tử hỗn hợp Một hãng đồng thời vận hành cả các cửa hàng vật thể, cả các site bán lẻ
trực tuyến được gọi là nhà bán hàng hỗn hợp “click and mortar” trên mô hình kinh doanh đa kênh. Ví dụ: các cửa
hàng bách hóa của Macys (Macys.com) hoặc Sears (Sears.com), các cửa hàng hạ giá của Wal-Mart (waltmart.com).
5. Mô hình bán lẻ trên phố trực tuyếnPhố trực tuyến bao gồm hai loại: Danh mục tham khảo và Phố bán hàng với
các dịch vụ chia sẻ. - Danh mục tham khảo. Loại phố này về cơ bản là một danh mục được tổ chức theo sản phẩm.
Các tờ catalog hoặc quảng cáo biểu ngữ (banner ads) trên site quảng cáo các sản phẩm hoặc cửa hàng. Khi người
dùng mạng kích chuột vào một sản phẩm hoặc một cửa hàng cụ thể, họ được dẫn đến cửa hàng của người bán, nơi
mà họ sẽ thực hiện các giao dịch. - Phố bán hàng với các dịch vụ chia sẻ. Trên các phố với các dịch vụ chia sẻ,
người tiêu dùng có thể tìm thấy các sản phẩm, đặt mua, thanh toán và thỏa thuận vận chuyển. Phố chủ có thể
cung cấp các dịch vụ này, nhưng thông thường các dịch vụ được các cửa hàng độc lập thực hiện. Chủ các cửa hàng
trả tiền thuê hoặc phí giao dịch cho chủ website. Choicemall.com là một ví dụ thuộc loại này.
Các hình thức thanh toán trực tuyến ở việt nam hiện nay
Thanh toán trực tuyến là một trong những lợi ích quan trọng của Thương mại điện tử đối với người tiêu dùng. Giờ
đây, người dùng cần sử dụng 1 vài click để thanh toán cho những sản phẩm mình lựa chọn, thúc đẩy quá trình tiêu
dùng nhanh - gọn hơn.
1. Thanh toán bằng thẻ

- Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa,
Master, American Express, JCB có thể thanh toán hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
- Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Các chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ Connect 24 của Vietcombank đã có
thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với ngân hàng Đông Á và công thanh toán OnePay.
2. Thanh toán qua cổng
- Cổng thanh toán điện tử F@st MobiPay: là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng thanh toán điện tử của Ngân
hàng Techcombank, cho phép khách hàng mở tài khoản tại Techcombank thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện
thoại gửi tới tổng đài 19001590. Trong trường hợp khách hàng e ngại về các vấn đề bảo mật, khách hàng có thể
thanh toán chuyển khoản bằng hệ thống ngân hàng điện tử rất an toàn
- Cổng thanh toán Đông Á: Tháng 7/2007, Ngân hàng Đông Á đã cung cấp cho các chủ thẻ đa năng Đông Á dịch vụ
thanh toán trực tuyến trên kênh giao dịch “Ngân hàng Đông Á Điện tử”, cho phép chủ thẻ mua hàng tại các
website đã kết nối với Ngân hàng thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/SMS Banking/Mobile
Banking.
3.Thanh toán bằng ví điện tử
Thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử
Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã
chấp nhận ví điện tử này.
- Ví điện tử Mobivi: là sản phẩm của Ngân hàng VIB và Công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú.
- Ví điện tử Payoo: là sản phẩm của Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (Vietunion), được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quyết định cho phép thực hiện thí điểm vào ngày 18/2/2009.
- Ví điện tử VnMart: Tháng 11/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty cổ phần giải pháp
thanh toán Việt Nam (VnPay) ra mắt dịch vụ ví điện tử VnMart. Khách hàng là chủ thể E-Partner của VietinBank có
thể đăng ký sử dụng dịch vụ ví điện tử VnMart để mua sắm qua mạng Internet. Chủ thể E-Partner có thể nạp tiền
từ thẻ ATM của mình sang ví điện tử VnMart thông qua dịch vụ nhắn tin di động VnTopup đã được VietinBank triển
khai sau khi đăng ký dịch vụ lần đầu.
- Ví điện tử net Cash – PayNet: là sản phẩm của Công ty cổ phần mạng thanh toán VINA (PayNet) được công bố
tháng 11/2008.
4.Thanh toán bằng điện thoại di động
Với dịch vụ này khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo ví tiền vì các khoản chi trả sẽ được thanh
toán trực tuyến thông qua điện thoại cầm tay.

Hệ thống thanh toán qua điện thoại xây dựng trên mô hình liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ: ngân hàng, các
nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.
5. Trả tiền mặt khi giao hàng
Đây là hình thức được người mua hàng yêu thích hơn. Đa phần các website thương mại điện tử đều áp dụng
phương thức COD (Cash on delivery) cho phép người dùng đặt hàng và nhận hàng mà không cần phải thanh toán
trước. Sau khi hàng được mang đến tận tay người dùng để kiểm tra, nếu người mua hài lòng sẽ tiến hành thanh
toán trực tiếp cho người giao hàng. Hình thức này được xem là hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay do thương mại
điện tử chưa mang lại niềm tin tuyệt đối cho người dùng.
6. Chuyển khoản ngân hàng
Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán
một số tiền trước khi nhận hàng.
Các thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông thường khi hai bên là khách quen
trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp
người mua và người bán ở cách xa nhau không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro cho người
mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất so với khi rao bán.
Hình thức phổ biến nhất
Thẻ quốc tế đang là một phương tiện thanh toán phổ biến được ưa chuộng ở Việt Nam. Mặc dù quy mô thị trường
thẻ thanh toán hiện nay là tương đối nhỏ, nhưng đây là một trong những thị trường năng động và có tính cạnh
tranh khốc liệt nhất thế giới.
Tính tới cuối năm 2011, tổng giá trị giao dịch của các loại thẻ tại thị trường Việt Nam lên đến 32 tỉ USD. Để khuyến
khích việc dùng thẻ thanh toán khi mua sắm, nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi cho chủ thẻ khi thanh toán
tại các siêu thị, cửa hàng thời trang, dịch vụ làm đẹp, xem phim…đã được các ngân hàng áp dụng. Đây được coi là
kênh hữu hiệu để khuyến khích người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ.
nhu cầu của khách hàng luôn được cân nhắc cẩn thận nhằm mang đến các sản phẩm tối ưu hóa đáp ứng được
nguyện vọng và sở thích sử dụng của từng cá nhân. Khi nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của người tiêu dùng
Việt đang dần được phổ biến và quan tâm nhiều hơn, Ngân hàng đã cho ra mắt loại thẻ ghi nợ quốc tế, mang đến
sự thuận tiện cao cho các nhu cầu thanh toán, rút tiền mặt quốc tế.
Thẻ quốc tế đang dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới của giới doanh nhân, văn phòng, cán bộ công chức do sự
tiện lợi của nó. Khi sử dụng thẻ này, khách hàng có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt, đặt vé máy bay,
khách sạn, thanh toán trực tuyến qua internet ở khắp nơi trên thế giới với hạn mức thanh toán lớn mà không phải

mang theo tiền mặt, tránh được những rủi ro thường gặp trong các hoạt động mua bán, và không phải lo lắng về
việc chuyển đổi tiền tệ khi sang một quốc gia khác. Bên cạnh đó, việc khách hàng không dùng tiền mặt trong thanh
toán còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kiểm đếm tiền mặt và các chi phí liên quan khác trong thời
điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
Theo xu thế phát triển toàn cầu hóa, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang ngày càng mở rộng cũng như đời sống người
dân ngày một nâng cao, thẻ quốc tế là sản phẩm không thể thiếu của mỗi ngân hàng và đang được khách hàng
trong nước ưa chuộng sử dụng. Bên cạnh việc đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm thẻ quốc tế, việc luôn có
những chính sách ưu đãi cho chủ thẻ là một trong những giải pháp hiệu quả để khuyến khích khách hàng sử dụng
thẻ khi giao dịch.
Seo là gì?
SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là
phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ
tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi
người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.
SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay
dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website.
Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page –
trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.
SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các
quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm
được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm.
Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những
nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.
Lợi ích của dịch vụ SEO chuyên nghiệp
Tăng số lượng các trang được liệt kê trên công cụ tìm kiếm.
Ranking, thứ hạng cao của trang web.
Xây dựng một hình ảnh, giá trị thương hiệu.
Tăng chất lượng của khách truy cập.
Tăng số lượng khách truy cập.
Tăng doanh số bán hàng.

Tăng khả năng cạnh tranh và độ tin tưởng.
Các lợi ích và giải pháp SEO của công ty URL đối với khách hàng:
Chuẩn SEO - chiến lược SEO theo chuẩn có nghĩa là không giống như quảng bá spam, chúng tôi không làm bất cứ
phương pháp SEO dẫn đến trang web của bạn bị phạt hoặc thậm chí bị cấm bởi các công cụ tìm kiếm.
Liên kết bền vững. Mỗi liên kết chúng tôi tạo ra cho bạn là thực sự bền vừng. Không giống như một số nhóm, công
ty SEO dùng thủ thuật "cho thuê" liên kết vì vậy nếu bạn ngừng các dịch vụ mà bạn đã làm sẽ mất tất cả mọi thứ
được xây dựng, tất cả những gì tôi làm là bền vững.
Liên kết nền tảng cho bạn website. Tôi xây dựng một "nền tảng" mạng xoay quanh các tính web được tạo ra để
tăng cường các chiến lược cốt lõi / liên kết mà còn để xây dựng một môi trường liên kết với lợi ích lâu dài cho
website của bạn.
Kết hợp của các loại liên kết đa dạng và số lượng lớn. Các công cụ tìm kiếm muốn nhìn thấy sự tự nhiên của các
loại liên kết, đó là lý do tại sao các liên kết được tạo ra rất đa dạng.
Hợp đồng rõ ràng, lợi ích luôn hướng về phía khách hàng, khi bạn nhìn thấy kết quả chúng tôi đạt được, bạn sẽ
thấy giá trị của dịch vụ SEO chúng tôi cung cấp.
Báo cáo xếp hạng hàng tháng. Hàng tháng, bạn sẽ nhận được một báo cáo trên bảng xếp hạng hiện tại của mỗi từ
khóa của bạn trong công cụ tìm kiếm Google.
Nhiều điều khoản đảm bảo cho dịch vụ SEO - xin vui lòng liên hệ, mọi điều khoản, đảm bảo đã bao gồm trong hợp
đồng.
Điều cuối cùng, nhưng quan trọng nhất trong quan điểm của tôi, là một niềm đam mê thực sự và cam kết để thành
công với dự án của bạn.
Dấu hiệu nhận biết một website co sử dụng SSL
Khi tiến hành giao dịch trực tuyến tại một websiite, điều quan trọng nhất mà khách hàng cần biết đó là website đó
có đáng tin cậy, có được bảo mật tốt hay không. Bạn có thể dễ dàng nhận ra một website an toàn dựa vào các dấu
hiệu nhận diện bên dưới.
1. URL bắt đầu với https://
Tối thiểu, địa chỉ URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải được bắt đầu bởi cụm https:// và có một biểu tượng ổ
khóa trên thanh địa chỉ (Lưu ý rằng ổ khóa phải xuất hiện ở thanh địa chỉ trình duyệt chứ không phải trong nội
dung của website). Điều này chứng tỏ website đã được bảo vệ bởi Secure Sockets Layer (SSL), một giao thức mã
hóa giúp đảm bảo thông tin được trao đổi một cách an toàn thông qua một chứng chỉ số SSL được tin cậy.
2. Thanh địa chỉ trình duyệt chuyển sang màu xanh lá cây có hiển thị tên công ty quản lý website

Khi truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số Extended Validation (EV). Đây là mức xác thực chặc chẽ
nhất, đảm bảo công ty hiển thị trên thanh địa chỉ chính là công ty đang sở hữu và vận hành website. Dấu hiệu này
là dấu hiệu dễ nhận ra nhất.
3. Luôn luôn kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt
Thoạt nhìn vào địa chỉ trên trình duyệt, chúng ta cứ ngỡ đó chính là website cần tìm. Nhưng trong trường hợp
này, website bên phải là một ví dụ điển hình cho việc đánh lừa người dùng bằng cách thêm vào một đoạn ký tự
phía sau. Những website như thế này hoàn toàn có thể đánh lừa các hãng CA để mua một chứng chỉ số SSL giá rẻ,
có mức xác minh tên miền, vốn xử lý quy trình xác thực rất đơn giản và hoàn toàn tự động.
4. Để ý cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ có bị đánh dấu chéo và hiện màu đỏ không?
Khi truy cập vào một website sử dụng chứng chỉ số SSL đã hết hạn, chứng chỉ số tự cấp phát hoặc được cấp phát
bởi một hãng không đáng tin cậy, trình duyệt sẽ hiển thị một cảnh báo bảo mật. Khi đó thanh địa chỉ trình duyệt sẽ
chuyển sang màu đỏ, và cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa sẽ bị đánh dấu chéo đỏ. Trong trường hợp này, dữ
liệu trao đổi tại website vẫn sẽ được mã hóa, tuy nhiên bạn sẽ không thể biết liệu công ty hiển thị trên chứng chỉ
số SSL có phải thật sự là công ty sở hữu và vận hành website đó hay không.
5. Luôn luôn kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt
Một địa chỉ website như bình bên phải phía trên là một dấu hiệu để bạn nhận ra đây không phải là website mà
bạn đang cần truy cập. Đôi khi bạn có thể thấy trọn vẹn tên miền của website bạn thường truy cập, nhưng ngay
phía sau đó là một đoạn text mờ ám và điều này sẽ dẫn bạn đến một website hoàn toàn khác.
6. Kiểm tra lỗi chính tả trên website
Một số website trông y như thật, tuy nhiên nếu bạn chịu khó để ý một chút sẽ thấy những website này thường
chứa các lỗi chính tả hoặc các lỗi dễ gây ra khi đánh máy. Các lỗi này thường xuất hiện trong tên miền của website
hoặc trong nội dung của website (như tiêu đề, hướng dẫn, nút bấm, ). Nguyên nhân là do các website lừa đảo
thường không có thời gian kiểm duyệt kỹ nội dung, hoặc thường xuất phát từ các hacker không thành thạo ngôn
ngữ mà chúng đang dùng để lừa đảo.
7. Một website thật sự sẽ không bao giờ làm bạn hoảng sợ
Một kiểu lừa đảo rất phổ biến (nhưng hiệu quả) là dùng các câu thông báo làm cho khách hàng lo lắng, hoảng sợ
hoặc vui mừng quá mức, từ đó khách hàng sẽ nhập vào username, mật khẩu theo yêu cầu của website. Một số câu
thông báo thường được các website lừa đảo dùng là:
"Theo quy trình kiểm tra định kỳ, chúng tôi cần bạn xác nhận lại thông tin cá nhân trên hệ thống. Xin vui lòng nhập
vào username và mật khẩu để tiếp tục"

"Gần đây cơ hệ thống của chúng tôi gặp sự cố và có một số thông tin tài khoản của bạn bị sai lệch. Xin vui lòng
nhập vào username và mật khẩu để tiếp tục"
"Bạn đã được lựa chọn ngẫu nhiên để giúp chúng tôi kiểm tra lại hoạt động của hệ thống. Xin vui lòng nhập vào
username và mật khẩu để tiếp tục"
"Bạn đã được hệ thống chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên cho giải thưởng trị giá 100.000.000VND. Xin vui lòng nhập
vào username và mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng để chúng tôi chuyển tiền cho bạ
SSL là giao thức đa mục đích được thiết kế để tạo ra các giao tiếp giữa hai chương trình ứng dụng trên một cổng
định trước (socket 443) nhằm mã hoá toàn bộ thông tin đi/đến, được sử dụng trong giao dịch điện tử như
truyền số liệu thẻ tín dụng, mật khẩu, số bí mật cá nhân (PIN) trên Internet. Trong các giao dịch điện tử trên
mạng và trong các giao dịch thanh toán trực tuyến, thông tin/dữ liệu trên môi trường mạng Internet không an
toàn thường được bảo đảm bởi cơ chế bảo mật thực hiện trên tầng vận tải có tên Lớp cổng bảo mật SSL (Secure
Socket Layer) - một giải pháp kỹ thuật hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong các hệ điều hành mạng máy
tính trên Internet.
Việc kết nối giữa một Web browser tới bất kỳ điểm nào trên mạng Internet đi qua rất nhiều các hệ thống độc lập
mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào với các thông tin trên đường truyền. Không một ai kể cả người sử dụng lẫn
Web server có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với đường đi của dữ liệu hay có thể kiểm soát được liệu có ai đó
thâm nhập vào thông tin trên đường truyền. Để bảo vệ những thông tin mật trên mạng Internet hay bất kỳ
mạng TCP/IP nào, SSL đã kết hợp những yếu tố sau để thiết lập được một giao dịch an toàn:
Xác thực: đảm bảo tính xác thực của trang mà bạn sẽ làm việc ở đầu kia của kết nối. Cũng như vậy, các trang
Web cũng cần phải kiểm tra tính xác thực của người sử dụng.
Mã hoá: đảm bảo thông tin không thể bị truy cập bởi đối tượng thứ ba. Để loại trừ việc nghe trộm những thông
tin “ nhạy cảm” khi nó được truyền qua Internet, dữ liệu phải được mã hoá để không thể bị đọc được bởi
những người khác ngoài người gửi và người nhận.
Toàn vẹn dữ liệu: đảm bảo thông tin không bị sai lệch và nó phải thể hiện chính xác thông tin gốc gửi đến.
Với việc sử dụng SSL, các Web site có thể cung cấp khả năng bảo mật thông tin, xác thực và toàn vẹn dữ liệu đến
người dùng. SSL được tích hợp sẵn vào các browser và Web server, cho phép người sử dụng làm việc với các
trang Web ở chế độ an toàn. Khi Web browser sử dụng kết nối SSL tới server, biểu tượng ổ khóa sẽ xuất hiện
trên thanh trạng thái của cửa sổ browser và dòng “http” trong hộp nhập địa chỉ URL sẽ đổi thành “https”. Một
phiên giao dịch HTTPS sử dụng cổng 443 thay vì sử dụng cổng 80 như dùng cho HTTP. Được phát triển bởi
Netscape, giao thức Secure Socket Layer (SSL) đã được sử dụng rộng rãi trên World Wide Web trong việc xác

thực và mã hoá thông tin giữa client và server. Tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force ) đã chuẩn hoá SSL
và đặt lại tên là TLS (Transport Layer Security). Mặc dù là có sự thay đổi về tên nhưng TSL chỉ là một phiên bản
mới của SSL.
Các xu hướng phát triển mới của quảng cáo trực tuyến
Chỉ cần bạn có tiền, bạn có thể mua hầu như tất cả mọi thứ trên Internet cùng với đó là những trải nghiệm thú vị.
Kinh doanh trực tuyến được dự báo là sẽ thay thế các phương thức kinh doanh thông thường vốn đang bộc lộ
nhiều nhược điểm khiến khách hàng phàn nàn.
Mới đây, các nhà sản xuất loạt phim truyền hình Lost nổi tiếng đã tạo ra một trò chơi trực tuyến phỏng theo
chương trình truyền hình của họ. Những quảng cáo cho trò chơi lan toả khắp thế giới Internet, liên quan tới các
website giả định cho các công ty giả định, cũng như các cuộc phỏng vấn và quảng bá giả định rồi sau đó trải rộng ra
một cộng đồng lớn như YouTube. Một vài trang web trò chơi thậm chí còn thu hút các nhà tài trợ lớn, với hy vọng
chiến dịch quảng cáo cho trò chơi sẽ lôi kéo đông đảo mọi người đến với họ.
Đôi lúc bạn có thể tạo ra những cuộc tranh luận trực tuyến một cách tình cờ. Bộ phim mới “Snakes on a Plane”
(Rắn trên máy bay) đã lựa chọn một chiến dịch quảng cáo trực tuyến rộng khắp, thậm chí cả trước khi bộ phim
được khởi quay. Chiến dịch này bao gồm rất nhiều quảng cáo lôi kéo, các lời chào mời khuyến mãi… Nhưng thay vì
né tránh những kiểu quảng cáo cường điệu không dự tính trước, hãng phim đã theo đuổi phương cách này – thậm
chí còn kết hợp vào bộ phim một vài đoạn kịch bản mà những người hâm mộ đề xuất. Đương nhiên, sự tham gia
của giới hâm mộ cũng như các chương trình truyền hình và phim ảnh hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của mọi
người để rồi khi tung ra thị trường, bộ phim sẽ đạt kết quả tối đa.
Chứng thực blogger
Có thể nói, mọi sản phẩm/dịch vụ đều cần sự trợ giúp của các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Một vài hãng quảng
cáo đã quan tâm tới việc tranh thủ sự trợ giúp của các blog phổ biến để truyển tải rộng rãi thông điệp họ mong
muốn.
Cái gọi là blogvertising (quảng cáo blog) bao gồm việc trả tiền cho các bloggers nổi tiếng để họ chứng thực chất
lượng sản phẩm, tuy nhiên không thể bỏ qua yếu tố đặc trưng và nội dung của blog. Hiện nay, khi blog phát triển
với tốc độ chóng mặt, thì phương thức quảng cáo trên blog cũng ngày một nở rộ.
Quảng cáo overlay
Trong một trang web, nơi mà các cửa sổ pop-up quảng cáo bị khoá, thì cách thức hiệu quả nhất là cần tạo ra các
quảng cáo chạy ngay trên trang web. Các cửa sổ pop-up đang dần dần được thay thế bằng các overlays (quảng cáo
che phủ) có thể được thực hiện trực tiếp ngay trên toàn bộ trang web. Overlays không thể bị khoá theo cùng cách

với pop-up, bởi vì chúng được thiết kế gắn liền với trang web. Nó chỉ được đóng lại khi bạn tìm thấy nút đóng, nếu
tồn tại một cái nút như thế trên quảng cáo.
Quảng cáo tìm kiếm
Có một khu vực vô cùng rộng lớn cho các quảng cáo trực tuyến mà không cần đến hình ảnh sinh động hay các ý
tưởng sáng tạo. Đó chính là việc trả tiền cho các hãng tìm kiếm trực tuyến để đưa mọi người đến với trang web
của bạn khi họ gõ một từ khoá tìm kiếm nào đó.
Đây được xem là bí mật ẩn giấu của các quảng cáo trực tuyến. Đây là một cách thức phát huy hiệu quả rất lớn. Lý
do là nếu bạn tìm kiếm một vài thứ gì đó trên Yahoo! hay Google có nghĩa là bạn thật sự mong muốn có được nó,
và các công ty cũng muốn đưa quảng cáo trực tiếp tới bạn. Do đó, quảng cáo tìm kiếm đang trở thành một khu vực
thu hút sự quan tâm của đông đảo các công ty, và nhiều hãng quảng cáo đang tìm kiếm cách thức để khách hàng
nhìn thấy rõ những kết quả của quảng cáo tìm kiếm.
Các nhà tiếp thị có thể trả tiền để được có mặt tại khu vực phía tay phải của trang Google. Đó là quảng cáo trả tiền,
hay còn được gọi là quảng cáo pay-for-click. Tuy nhiên, khu vực lý tưởng nhất là ở trung tâm của các kết quả tìm
kiếm, và cách thức để có được kết quả này là thông qua việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, như bổ sung kỹ năng
biên tập nội dung, các đường link…
Tiếp thị xã hội
Quảng cáo tìm kiếm là nơi mà phần lớn tiền bạc dành cho quảng cáo trực tuyến được chi tiêu, không ít trong số đó
đã giúp Google đàm phán thoả thuận trị giá 900 triệu USD để trở thành đối tác tìm kiếm trực tuyến cho trang web
MySpace.
Tiếp thị xã hội sẽ đem lại cho các nhà quảng cáo khả năng tiếp cận tới một thị trường trẻ tuổi vô cùng hấp dẫn.
Người sử dụng MySpace thường bỏ qua các quảng cáo truyền thống và gặp gỡ nhau để thảo luận về các xu hướng
và sở thích mới nhất, cũng như tự xây dựng các quảng cáo của riêng họ. Nếu tiếp cận đối tượng này, các hãng
quảng cáo sẽ có được sự phổ biến rộng rãi với tốc độ lan truyền nhanh chóng, điều mà không thể có được với các
quảng cáo pop-up.
Khi đến với hoạt động quảng cáo trực tuyến, bạn không thể đánh giá thấp hiệu quả các mạng lưới xã hội. Hàng
triệu người sử dụng đang xây dựng nhiều cộng đồng khác nhau trong hệ thống mạng lưới của họ. Họ mở rộng ra
toàn cầu, họ phát triển không ngừng, họ to lớn, mạnh mẽ, và họ là những mục tiêu hấp dẫn cho các nhà tiếp thị
nếu biết cách giao tiếp với họ như thế nào.
Tóm lại, Internet và web giờ đây đang là phương thức quảng cáo phát triển nhanh chóng nhất. Với số lượng trang
web khổng lồ, cơ hội quảng cáo là vô cùng hấp dẫn. Các hãng quảng cáo luôn hy vọng rằng với những chiến lược

quảng cáo mới trong kỷ nguyên Internet, họ sẽ tiếp cận số lượng lớn khách hàng một cách hiệu quả và nhanh
chóng hơn. Bằng không, tất cả các nỗ lực đầu tư kinh doanh sáng tạo của họ sẽ trở nên lãng phí.

×