ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
–™&˜—
PHẠM VĂN HÙNG
XÂY DỰNG SƠ ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
TỶ LỆ 1:10.000 KHU VỰC THÀNH PHỐ
LONG XUYÊN, AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
i
LỜI CẢM ƠN
Sau gần 10 tháng thực hiện, đến nay đề tài cơ bản đã hoàn thành, nhân
đây, cho phép em bày tỏ lòng biết ơn chân thành và cám ơn đến các quí thầy cô
trường Đại học Khoa Học Tư Nhiên, trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí
Minh, Liên đoàn Quy hoạch và Điều Tra Tài Nguyên Nước Miền Nam và đặc
biệt là sự quan tâm và góp ý của Tiến sỹ Nguyễn Đình Tứ.
Luận văn hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết
cần được sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp để báo cáo đề tài hoàn thiện hơn, phục vụ cho công tác quy
hoạch xây dựng khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang nói riêng và khu
vực Đồng bằng nam bộ nói chung.
Xin chân thành cảm ơn!
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG SỐ LIỆU v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v
MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2
1.2.1. Mục tiêu 2
1.2.2. Nhiệm vụ 2
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Nội dung nghiên cứu 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu 2
1.6. Những điểm mới của luận văn 3
1.7. Ý nghĩa khoa học - thực tiễn của luận văn 3
1.7.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHO KHU VỰC 4
2.1. Ngoài nước 4
2.2. Trong nước 4
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất 4
2.2.2. Lich sử nghiên cứu địa chất công trình 6
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 7
3.1. Định nghĩa, khuynh hướng thành lập và phân loại bản đồ ĐCCT 7
3.1.1. Định nghĩa 7
3.1.2. Khuynh hướng thành lập 7
3.1.3. Phân loại bản đồ ĐCCT 8
3.2. Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ địa chất công trình 9
3.2.1. Thu thập tài liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, nhân văn, địa chất, địa
mạo và địa chất thủy văn 9
3.2.2. Phương pháp phân tích ảnh máy bay và ảnh vệ tinh 27
3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu địa vật lý 29
3.2.4. Nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất động lực 32
3.2.5. Công tác khoan, khai đào địa chất công trình 43
3.2.6. Công tác thí nghiệm ngoài trời 49
3.2.7. Tiêu chuẩn phân loại đất đá 61
3.2.8. Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất đá 63
3.2.9. Nguyên tắc phân vùng ĐCCT 71
3.3. Kỹ thuật lập bản đồ ĐCCT 71
3.3.1. Giới thiệu chung 72
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
iii
3.3.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ ĐCCT 72
3.3.3. Nội dung và phương pháp thành lập 73
3.4. Kỹ thuật lập bản đồ phân vùng ĐCCT 85
3.4.1. Nguyên tắc phân vùng ĐCCT 86
3.4.2. Nội dung và phương pháp thành lập 86
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÙNG
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, AN GIANG 89
4.1. Cơ sở tài liệu xây dựng sơ đồ ĐCCT 89
4.1.1. Thu thập tài liệu 89
4.1.2. Chỉnh lý tài liệu 89
4.1.3. Xây dựng sơ đồ địa chất công trình 90
4.2. Tổng quan vùng nghiên cứu 93
4.2.1. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu 93
4.3. Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu 101
4.3.1. Địa tầng 101
4.3.2. Kiến tạo 109
4.3.3. Đặc điểm địa mạo 110
4.3.4. Đặc điểm tân kiến tạo 112
4.3.5. Lịch sử phát triển kiến tạo 113
4.4. Đặc điểm địa chất công tình vùng nghiên cứu 114
4.4.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất 114
4.4.2. Đặc điểm địa mạo 115
4.4.3. Đặc điểm địa chất thủy văn 116
4.4.4. Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình 119
4.4.5. Tính chất cơ lý của các loại đất 121
4.4.6. Vật liệu xây dựng 128
4.5. Phân vùng địa chất công trình 130
4.5.1. Khu VIIA1-Phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc nhân sinh tQ
IV
3
. 130
4.5.2. Khu VIIA2 - Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc sông aQ
IV
3
. 131
4.5.3. Khu VIIA3 - Khu phát triển phức hệ thạch học nguồn gốc hỗn hợp
sông - biển amQ
IV
2-3
và nguồn gốc biển mQ
IV
1-2
132
KẾT LUẬN 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
LÝ LỊCH KHOA HỌC 140
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
v
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3-1. Mổ tả đá Magma và biến chất 16
Bảng 3-2. Mô tả đất đá, mảnh vụn 17
Bảng 3-3. Mô tả đất loại sét 17
Bảng 3-4. Những dấu hiệu để xác định loại đất 18
Bảng 3-5. Đánh giá bằng mắt, độ sệt của đất loại sét 19
Bảng 3-6. Phân loại nước ngầm theo độ khoáng hóa 26
Bảng 3-7. Phân loại nước ngầm theo độ cứng 26
Bảng 3-8. Mức độ khe nứt của đá 41
Bảng 3-9. Độ chặt tương đối của cát theo kết quả SPT 52
Bảng 3-10. Tương quan giá trị SPT, trạng thái và độ bền của đất 52
Bảng 3-11. Tương quan giữa độ chặt và sức kháng xuyên mũi côn của đất loại
cát 55
Bảng 3-12. Tương quan giữa góc ma sát trong và sức kháng mũi xuyên của đất
cát 56
Bảng 3-13. Tương quan giữa sức chịu tải cho phép và sức kháng mũi xuyên(đất
sét) 56
Bảng 3-14. Đặc trưng thiết bị cắt cánh theo ASTM D 2573(Mỹ), LCP (Pháp)
và Trung Quốc 57
Bảng 3-15. Phân loại đất đá 62
Bảng 3-16. Phân loại đất 62
Bảng 3-17. Các đơn vị phân vùng ĐCCT 87
Bảng 3-18. Các ký hiệu khác trên bản đồ phân vùng ĐCCT 88
Bảng 3-19. Bảng đặc trưng các yếu tố phân vùng ĐCCT 88
Bảng 4-1. Lượng mưa các tháng trong năm (2000 - 2005),mm 96
Bảng 4-2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (2000 - 2005), % 97
Bảng 4-3. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (2000 - 2005),
0
C 98
Bảng 4-4. Mực nước ngầm khu vực thành phố Long Xuyên 116
Bảng 4-5. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá ăn mòn bê tông 118
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
vi
Hình 3-1. Chú giải hướng dẫn thể hiện các thành tạo đệ tứ trên bản đồ ĐCCT 76
Hình 3-2. Chú giải hướng dẫn thể hiện các thành tạo đệ tứ trên bản đồ ĐCCT 76
Hình 3-3. Chú giải hướng dẫn thể hiện các thành tạo trước đệ tứ trên bản đồ
ĐCCT 77
Hình 3-4. Chú giải hướng dẫn thể hiện các thành tạo trước đệ tứ trên bản đồ
ĐCCT 77
Hình 3-5. Ký hiệu thạch học trên bản đồ ĐCCT 78
Hình 3-6. Ký hiệu thạch học trên bản đồ ĐCCT 79
Hình 3-7. Chú giải về thành phần thạch học 80
Hình 3-8. Chú giải về thành phần thạnh học 81
Hình 3-9. Chú giải về đặc điểm địa chất thủy văn trên bản đồ ĐCCT 81
Hình 3-10. Chú giải các ranh giới địa chất 82
Hình 3-11. Chủ giải các quá trình và hiện tượng địa chất động lực 82
Hình 3-12. Các ký hiệu điểm nghiên cứu 83
Hình 3-13. Chú giải các công trình nghiên cứu trên mặt cắt ĐCCT 85
Hình 3-14. Các chú giải khác trên mặt cắt 85
Hình 4-1. Các phân vị ĐCCT khu vực nghiên cứu 92
Hình 4-2. Các phân vị ĐCCT khu vực nghiên cứu 92
Hình 4-3. Các đơn vị phân vùng ĐCCT 93
Hình 4-4. Mực nước cao nhất, trung bình và thấp nhất trên sông Hậu tại trạm
Châu Đốc (từ năm 1927 đến năm 2005). 95
Hình 4-5. Mực nước cao nhất, trung bình và thấp nhất trên sông Hậu tại trạm
Long Xuyên (từ năm 1940 đến năm 2005). 96
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
vii
MỞ ĐẦU
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các khu
công nghiệp tập trung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị mới… đang được xây
dựng với tốc độ ngày càng lớn, song việc xây dựng các công trình mới hầu như
chưa được các nhà quản lý quy hoạch một cách tổng thể hoặc quy hoạch mà
chưa quan tâm đến không gian ngầm. Để có cơ sở phục vụ cho công tác quy
hoạch được tối ưu nhất thiết phải lập bản đồ địa chất công trình khu vực đô thị
nhằm cung cấp cho các cơ quan chuyên môn lập chiến lược và phân vùng chức
năng sử dụng đất, phục vụ lập báo cáo quy hoạch đô thị, báo cáo dự án đầu tư,
dự án tiền khả thi, thiết kế cơ sở các công trình xây dựng. Luận văn “Xây dựng
sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1: 10.000 khu vực thành phố Long Xuyên An
Giang” nhằm giải quyết vấn đề nêu trên ở khu vực thành phố Long Xuyên, An
Giang.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và sản xuất,
việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và tổng hợp các nguồn tài liệu đã nghiên
cứu về chúng là rất cần thiết. Trên cơ sở đó lập ra các quy hoạch và kế hoạch
sử dụng lâu bền tài nguyên đất cho các mục đích khác nhau, đồng thời các loại
bản đồ, sơ đồ chuyên môn phục vụ cho các mục đích kinh tế khác nhau là rất
cần thiết.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu từ năm 1975 đến nay đều nhằm
mục đích làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của vùng và đã thu được
những kết quả nhất định. Các kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho việc thực
hiện các mục đích của đề tài.
Tuy nhiên, do các báo cáo về địa chất địa chất công trình trên địa bàn
khu vực thành phố Long Xuyên - An Giang được thực hiện ở các thời điểm
khác nhau, trên một qui mô không lớn và phục vụ cho các mục đích cụ thể khác
nhau nên cách thành lập các loạt bản đồ ĐCCT cũng khác nhau, không theo
một chú giải thống nhất. Rõ ràng là tỉnh An Giang nói chung và thành phố
Long Xuyên nói riêng đang có một khối lượng thông tin rất lớn về ĐCCT,
nhưng chưa được thu thập, tổng hợp, chỉnh lý và trình bày một các tổng quát
theo chú giải lập bản đồ ĐCCT mới nhất đang thịnh hành trên thế giới. Việc kế
thừa, nghiên cứu, thu thập các tài liệu bổ sung để lập loạt bản đồ ĐCCT tỷ lệ
1:10.000 trên địa bàn toàn tỉnh An Giang là một công việc hết sức bức xúc,
trong đó đáng chú ý nhất là khu vực thành phố Long Xuyên.
Tóm lại, vấn đề cấp thiết hiện nay cho công tác quy hoạch là đánh giá
được điều kiện địa chất công trình theo diện và theo chiều sâu, từ đó định
hướng cho quy hoạch các khu xây dựng và lựa chọn các giải pháp nền móng.
Có nghĩa là cần thiết phải lập sơ đồ địa chất công trình và đánh giá điều kiện
đất nền là các công việc cấp thiết cần phải thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
2
Luận văn: “ Xây dựng sơ đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:10.000 khu vực
thành phố Long Xuyên, An Giang” là đề tài chuyên ngành nhằm xây dựng một
sơ đồ địa chất công trình và đánh các điều kiện địa chất công trình phục vụ cho
các mục đích nêu trên.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ
1.2.1. Mục tiêu
- Xây dựng sơ đồ ĐCCT khu vực TP. Long Xuyên, An Giang tỷ lệ
1 :10.000.
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực TP. Long Xuyên, An
Giang.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu nội dung và phương pháp thành lập bản đồ ĐCCT.
- Thu thập tài liệu: Bản đồ địa hình, khí tượng thủy văn, địa chất,
ĐCCT.
- Thành lập sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1: 10.000
- Thành lập sơ đồ địa chất công trình khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1: 10.000
- Thành lập sơ đồ phân vùng ĐCCT khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1: 10.000
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu là các phức hệ thạch học đến chiều sâu
60m khu vực thành phố Long Xuyên trên diện tích 45 km
2
bao gồm phường
Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Thới và phường Mỹ
Thạnh.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các bước tiến hành thành lập bản đồ ĐCCT.
- Xây dựng sơ đồ địa chất công trình vùng TP. Long Xuyên tỷ lệ 1:
10.000.
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực thành phố Long Xuyên
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: bao gồm thu thập, xử lý, tổng hợp tài liệu,
phương pháp này sẽ sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
3
- Phương pháp khảo sát chuyên môn địa chất công trình: bao gồm lộ
trình khảo sát thực địa, đo đạc, mô tả các điểm nghiên cứu …
- Ứng dụng công nghệ tin học: Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành
trong xử lý, phân tích, tổng hợp và trình bày đồ họa các tài liệu địa chất công
trình.
Các phần mềm sử dụng:
MAPINFOR: Phân tích các thuộc tính không gian và trình bày đồ họa
các loại bản đồ.
MICROSOFT EXCEL: Thống kê tài liệu cơ lý của các đơn nguyên địa
chất công trình.
1.6. Những điểm mới của luận văn
- Lần đầu tiên thành lập sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 vùng TP. Long
Xuyên, An Giang.
- Lần đầu tiên 6 yếu tố địa chất công trình khu vực nghiên cứu được
đánh giá một cách định lượng.
1.7. Ý nghĩa khoa học - thực tiễn của luận văn
1.7.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá một cách định lượng điều kiện ĐCCT khu vực nghiên cứu.
- Có thể áp dụng hướng nghiên cứu này cho các vùng ở đồng bằng Nam
bộ và các nơi khác.
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phục vụ cho các cơ quan chuyên môn lập chiến lược và phân vùng
chức năng sử dụng đất.
- Tra cứu và sử dụng tài liệu cho việc lập các báo cáo quy hoạch đô thị,
báo cáo dự án đầu tư/dự án tiền khả thi, thiết kế cơ sở của công trình xây dựng.
- Phục vụ cho các nhà chuyên môn, tra cứu, tham khảo tài liệu một cách
nhanh chóng, toàn diện để ban hành các quyết định.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHO KHU VỰC
2.1. Ngoài nước
Hiệp hội Địa chất công trình quốc tế (IAEG) được thành lập từ năm
1964, gồm 59 quốc gia tham gia trong đó có Việt nam, đã đề ra mục tiêu:
- Xúc tiến và hỗ trợ phát triển của các đột phá công nghệ về ĐCCT.
- Phổ biến và đào tạo về địa chất công trình.
- Tập hợp, đánh giá và phổ biến những thành quả nghiên cứu của địa
chất công trình trên toàn thế giới.
Năm 1992 phương châm hoạt động trên đã trở thành đạo luật chính thức
của tổ chức quốc tế này.
Tại hầu hết các nước phương Tây, quản lý tổng hợp tài nguyên đất đã
được thực hiện từ những năm 70. Thông qua thành lập các loại bản, sơ đồ địa
chất công trình để tiến hành phân loại tài nguyên đất cho các mục đích sử dụng
khác nhau, phục vụ để đánh giá và dự báo các diễn biến tương lai, liên quan
đến các hoạt động khai thác đất đai cũng như các nguồn tài nguyên khoáng sản
khác.
2.2. Trong nước
Tài nguyên đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và sản xuất,
việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và tổng hợp các nguồn tài liệu đã nghiên
cứu về chúng là rất cần thiết. Trên cơ sở đó lập ra các qui hoạch và kế hoạch sử
dụng lâu bền tài nguyên đất cho các mục đích khác nhau là rất cần thiết.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu từ trước đến nay đều nhằm mục
đích làm sáng tỏ điều kiện địa chất, địa chất công trình của vùng và đã thu được
những kết quả nhất định. Các kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho việc thực
hiện các mục đích của đề tài.
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất
2.2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu trước năm 1975
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
5
Ngay từ đầu thế kỷ 20 các nhà địa chất Pháp đã tiến hành đầu tư, nghiên
cứu địa chất Đông Dương trong đó có phần Nam Bộ. Đặc biệt là năm 1935-
1937, khi lập bản đồ địa chất Đông Dương 1:500.000, E. Saurin đã đưa ra khái
niệm phù sa cổ, phù sa trẻ để phân chia trầm tích Kainozoi ở phía nam Đông
Dương. Ranh giới giữa hai địa tầng này là ranh giới giữa hai thống Holocen và
Pleistocen.
Năm 1958-1961 F.R Moorman thành lập bản đồ thổ nhưỡng toàn miền
Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu có tính chất
khu vực mà chủ yếu các bài báo của Trần Kim Thạch, William Phạm và một số
tác giả khác về các mặt như cấu tạo, kiến tạo, địa chất thềm lục địa.
2.2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu sau năm 1975
Sau khi đất nước thống nhất, các nhà khoa học địa chất mới có điều kiện
để tiến hành thi công các dự án nghiên cứu địa chất.
Năm 1976-1980 Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao đã đo vẽ bản đồ
địa chất phía Nam tỷ lệ 1:500.000, đồng thời tổng hợp và hiệu đính phần phía
Bắc. Trên cơ sở đó các tác giả thành lập bản đồ địa chất thống nhất Việt Nam
tỷ lệ 1:500.000. Trên tờ bản đồ này lần đầu tiên vùng Nam Bộ được nghiên cứu
bài bản. Các địa tầng của trầm tích Kainozoi và các đá trước Kainozoi đã được
xác định trên cơ sở nghiên cứu các mặt cắt qua các lỗ khoan chuẩn có đầy đủ
tài liệu.
Từ năm 1981 đến 1991 Liên đoàn địa chất 6 đã tiến hành lập bản đồ địa
chất tỷ lệ 1:200.000 Nam Bộ do Hoàng Ngọc Kỷ và sau này là Nguyễn Ngọc
Hoa thực hiện. Báo cáo này là tài liệu hệ thống hóa và nghiên cứu chi tiết nhất
về địa chất Nam Bộ. Các địa tầng được phân chia chi tiết dựa trên số liệu phân
tích khá đầy đủ qua các mặt cắt chuẩn, hệ thống lỗ khoan chuẩn tin cậy.
Gần đây nhất, năm 2003 Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam phối hợp
với Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Nam thực hiện đề án "Phân chia địa tầng
N-Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất Đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1:250.000". Trên
cơ sở tổng hợp và hệ thống hoá địa tầng các lỗ khoan, đã phân chia dựa trên
các kết quả nghiên cứu để thành lập các mặt cắt chuẩn cho Đồng bằng Nam Bộ.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
6
2.2.2. Lich sử nghiên cứu địa chất công trình
Công tác này mới chỉ được triển khai sau năm 1975, trong đó đáng quan
tâm nhất là các công trình sau:
- Bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/3.000.000 toàn quốc do Nguyễn Thanh và Trần
Văn Hoàng hoàn thành năm 1984.
- Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/250.000 đồng bằng Nam Bộ trong đề
tài “Thành lập chỉ tiêu cơ lý đất đồng bằng Việt Nam” do Nguyễn Thanh và
Phạm Xuân lập năm 1990.
- Bản đồ ĐCTV-ĐCCT đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1/200.000 do kỹ sư Bùi
Thế Định chủ biên, hoàn thành năm 1992.
- Bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/25.000 vùng đô thị Long Xuyên, An Giang, do
kỹ sư Lương Quang Luân thực hiện năm 1997 đã tổng kết và phân ra các phức
hệ địa tầng nguồn gốc khác nhau có mặt trong vùng nghiên cứu về chiều sâu,
bề dày phân bố, thành phần vật chất và tích chất cơ lý của chúng cùng các yếu
tố địa chất công trình khác với mức độ chi tiết tương ứng với tỷ lệ bản đồ.
Tóm lại, sau hơn 30 năm thống nhất đất nước, nhiều những công trình
nghiên cứu về địa chất, địa chất công trình đã được tiến hành, nhiều bài báo, đề
tài nghiên cứu về địa tầng, cổ sinh, kiến tạo, cấu tạo, địa mạo đã được công
bố và đó là những tài liệu khoa học rất có ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
7
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
3.1. Định nghĩa, khuynh hướng thành lập và phân loại bản đồ ĐCCT
3.1.1. Định nghĩa
Bản đồ địa chất công trình là một loại bản đồ địa chất, thể hiện tổng quát
tất cả những yếu tố của môi trường địa chất có ý nghĩa trong việc quy hoạch sử
dụng đất, trong thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng các công trình xây dựng.
Các yếu tố địa chất được thể hiện trên các bản đồ ĐCCT:
1. Đặc điểm của đất đá gồm cả diện tích phân bố, sự xắp xếp địa tầng và cấu
trúc, tuổi, nguồn gốc, thạch học, trạng thái vật lý, các tính chất vật lý và
cơ học của chúng.
2. Các điều kiện địa chất thủy văn: Diện phân bố của đất đá chứa nước, các
đới lỗ hổng mở được bão hòa nước, chiều sâu mực nước dưới đất và
khoảng dao động của nó, những khu vực nước có áp và mực nước áp lực,
hệ số chứa nước, hướng dòng chảy, các mạch lộ, sông, hồ và diện tích có
khả năng xẩy ra ngập nước, độ pH, độ mặn và đặc tính ăn mòn.
3. Các điều kiện địa mạo: địa hình bề mặt và những yếu tố quan trọng của
cảnh quan.
4. Các hiện tượng địa chất động lực: xói mòn và tích tụ, các hiện tượng do
gió, đóng băng vĩnh cửu, dịch chuyển sườn dốc, sự hình thành Carst, xói
ngầm, lún đất, thay đổi thể tích của đất, các số liệu về địa chấn gồm các
đứt gãy đang hoạt động, những chuyển động kiến tạo khu vực hiện đại và
hoạt động núi lửa.
3.1.2. Khuynh hướng thành lập
Cho đến nay trên thế giới tồn tại 2 khuynh hướng thành lập bản đồ
ĐCCT
3.1.2.1. Theo khuynh hướng thành hệ
Theo khuynh hướng thành hệ của I.V.Popov, 1959 và M.K.Tsurinov,
1968 tức là phân chia đất đá ra các thành hệ, phức hệ địa chất nguồn gốc.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
8
Theo khuynh hướng này thì trên bản đồ địa chất công trình các thành hệ
và các phức hệ địa chất nguồn gốc được thể hiện rõ nét nhất. Cách biểu thị này
sẽ trùng lặp với bản đồ địa chất làm cho bản đồ ĐCCT không thể hiện được
những thông tin độc lập và những đặc điểm riêng của mình. Các thành hệ và
phức hệ địa chất nguồn gốc thường bao gồm nhiều loại đất đá có thành phần
thạch học và tính chất cơ lý khác nhau, cho nên khuynh hướng này không thể
hiện được đặc tính địa chất công trình của các loại đất đá. Bởi vậy chỉ có thể
phù hợp với các bản đồ tỷ lệ khái quát và nhỏ.
Ưu điểm của khuynh hướng này là phản ánh được đặc điểm cấu trúc địa
chất, nguồn gốc và các yếu tố tạo đá, quy luật phân bố đất đá trong không gian
cùng chung một cơ cấu tác dụng lẫn nhau và cùng một xu thế biết đổi trạng thái
và tính chất của đất đá.
Nhược điểm: Sự phân loại đất đá theo nguyên tắc này khác xa với phân
loại đất đá trong địa chất công trình, trong các quy phạm, định mức và tiêu
chuẩn hiện hành.
3.1.2.2. Theo khuynh hướng ĐCCT
Theo khuynh hướng địa chất công trình của N.V.Kolomenski, 1968 và
V.D.Lomtadze, 1971…., đối tượng chính của ĐCCT là đất đá được đưa lên vị
trí hàng đầu và được phân chia theo những phân loại trong địa chất công trình.
Ưu điểm của khuynh hướng này là đã khắc phục được những nhược
điểm của khuynh hướng thành hệ.
Nhược điểm của khuynh hướng này là ít chú ý đến việc biểu thị các
thông tin về địa chất cũng như lịch sử tự nhiên của quá trình hình thành và biến
đổi đất đá (nguồn gốc và tuổi).
3.1.3. Phân loại bản đồ ĐCCT
Bản đồ ĐCCT có thể được phân loại theo mục đích, nội dung và tỉ lệ
3.1.3.1. Theo mục đích
- Theo mục đích chuyên, cung cấp những thông tin về một khía cạnh cụ
thể của ĐCCT hoặc cho một mục đích riêng cụ thể.
- Theo đa mục đích, cung cấp thông tin bao gồm nhiều khía cạnh của
ĐCCT cho một loạt mục đích quy hoạch và xây dựng.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
9
3.1.3.2. Theo nội dung
- Bản đồ phân tích: cung cấp những thông tin chi tiết về những yếu tố
riêng biệt của môi trường địa chất, hoặc đánh giá chúng. Nội dung của
chúng phản ánh trong tên gọi, ví dụ: bản đồ mức độ phong hóa, bản đồ
khe nứt, bản đồ tai biến địa chất.
- Bản đồ tổng hợp: gồm hai loại, chúng có thể là bản đồ điều kiện
ĐCCT; mặt khác chúng có thể là bản đồ phân vùng ĐCCT, đánh giá
và phân loại các đơn vị lãnh thổ riêng biệt trên cơ sở mức độ đồng
nhất của điều kiện ĐCCT của chúng. Hai loại bản đồ này có thể kết
hợp lại ở tỉ lệ nhỏ.
- Bản đồ phụ trợ: Thể hiện các số liệu thực tế như: bản đồ tài liệu thực
tế, bản đồ khoanh vùng cấu trúc, bản đồ đẳng chiều dày.
- Bản đồ bổ sung kèm theo: gồm bản đồ địa chất, kiến tạo, thổ nhưỡng,
địa vật lý, địa chất thủy văn, chúng là những bản đồ tài liệu cơ sở khi
được đưa vào bộ bản đồ ĐCCT.
3.1.3.3. Theo tỷ lệ
- Tỷ lệ lớn: 1: 10.000 và lớn hơn
- Tỷ lệ trung bình: nhỏ hơn 1: 10.000 và lớn hơn 100.000
- Tỷ lệ nhỏ: 1: 100.000 và nhỏ hơn
3.2. Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ địa chất công trình
3.2.1. Thu thập tài liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, nhân văn, địa chất,
địa mạo và địa chất thủy văn
3.2.1.1. Địa lý tự nhiên và nhân văn
Các yếu tố của điều kiện địa lý tự nhiên và nhân văn gồm: địa hình, khí
hậu, nước mặt, lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật, dân cư và khai thác kinh tế
lãnh thổ.
Mục đích của việc thu thập tài liệu về các yếu tố này để: Lập kế hoạch
tổ chức và phương pháp tiến hành lập bản đồ; Đánh giá điều kiện địa lý tự
nhiên và nhân văn như là yếu tố địa chất công trình khi xây dựng và khai thác
lãnh thổ lập bản đồ.
1 - Địa hình
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
10
Khi đánh giá các điều kiện địa chất công trình lãnh thổ, đặc điểm địa
hình của nó có ý nghĩa quan trọng. Vị trí độ cao của vùng ảnh hưởng đến đặc
điểm khí hậu, cũng như biểu hiện của các quá trình địa chất động lực liên quan
đến sự phân cắt địa hình.
Sự chênh lệch độ cao tương đối ( lớn nhất và nhỏ nhất trong 1km
2
) đặc
trưng cho cường độ phân cắt thẳng đứng của vùng lập bản đồ. thông thường,
phân cắt đứng mạnh không thuận lợi cho xây dựng. Tuy nhiên đối với một số
dạng công trình (thủy lợi, thủy điện, khu nghỉ mát ) sự chênh lệch lớn về độ cao
địa hình cho phép thi công hợp lý công trình. Tương tự như vậy, cũng cần xác
định mức độ phân cắt ngang của địa hình, độ nghiêng của sườn dốc, hình thái
của chúng (thẳng, lồi lõm, phân bậc…) để xác định các đại lượng trên trong
quá trình lập bản đồ có thể sử dụng phương pháp khảo sát ảnh bằng máy bay
hoặc công tác thực địa (đo độ cao bằng thiết bị chuyên dùng, đo độ dốc sườn
dốc bằng địa bàn địa chất hay dụng cụ đo độ nghiêng…)
2 - Khí hậu
Sự dao động nhiệt độ trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất
địa chất công trình của đất đá và tính phong hóa của chúng. Hàng loạt yếu tố
khí hậu (nóng, lạnh, khô, ẩm ướt) trong thực tế đã ảnh hưởng đến cường độ và
phát triển của các quá trình địa chất công trình. Trong quá trình lập bản đồ địa
chất công trình cần phải tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu về khí hậu
sau đây:
a - Nhiệt độ không khí (đơn vị độ,
0
C): lớn nhất và nhỏ nhất của nhiệt độ
trung bình năm và lãnh thổ lập bản đồ (ghi tháng quan trắc), biên độ dao động
hàng năm của nhiệt độ trung bình tháng.
b - Độ ẩm không khí tương đối và tuyệt đối (đơn vị phần trăm %) theo
tháng, mùa, số ngày mưa và sương mù.
c - Lượng mưa (đơn vị, mm): dạng mưa, tổng lượng mưa trung bình
năm theo nhiều năm, theo mùa và theo tháng, ngày mưa lớn nhất và nhỏ nhất,
chu kỳ mưa rào.
d - Gió: hướng gió chủ yếu theo mùa và tốc độ gió (m/s)
e - Nắng: số ngày và số giờ nắng trong 1 năm, tổng bức xạ mặt trời.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
11
f - Nhiệt độ thổ nhưỡng.
3 - Nước mặt
Vai trò địa chất công trình của nước mặt rất lớn. Sự xâm thực, sói lở của
các dòng nước mặt có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá điều kiện địa chất công
trình lãnh thổ lập bản đồ. Hoạt động của nước mặt là một quá trình liên tục, lâu
dài làm biến đổi hình thái địa hình. Sản phẩm của các quá trình đó đã tạo ra hệ
thống mương xói, thung lũng sông, sự lồi lõm của bờ sông, bờ biển, các nón
phóng vật, bãi cát, bãi bồi…
Trong quá trình lập bản đồ, tài liệu thủy văn cần được thu thập gồm:
a - Đối với các sông suối chính cần ghi chép các đại lượng về diện tích
lưu vực sông, chiều dài, chiều rộng, tốc độ dòng chảy, sự dao động mực nước,
lưu lượng nước sông, các hoạt động xâm thực bồi tụ, phù sa.
b - Đối với biển, hồ chứa cần thu thập các số liệu về chiều dài đường bờ,
độ sâu, diện tích hồ chứa, tần số sóng biển, nguồn gốc sinh thành hồ đầm, các
hoạt động xói lở, bồi tụ…
c - Đối với kênh mương nhân tạo cần thu thập các số liệu kích thước, sự
ổn định của bờ mương, độ nghiêng của chúng, mực nước.
d - Đối với các loại hồ, đầm lầy cần có các đại lượng về chiều dày lớp
bùn đáy và sự tạo thành của chúng, kích thước hồ, đầm lầy và loại đầm lầy.
(miền thấp, đầu nguồn, chuyển tiếp ven biển), điều kiện cung cấp nước của
chúng.
4 - Lớp phủ thổ nhưỡng
Ngoài ý nghĩa canh tác nông nghiệp và trồng cây công nghiệp, lớp phủ
thổ nhưỡng còn là nền đất trực tiếp cho các hố móng của các công trình xây
dựng trên mặt như đường xá, sân bay, thành phố, nhà nghỉ…Khi lập bản đồ địa
chất công trình cần thu thập và nghiên cứu những vấn đề sau:
Phân loại thổ nhưỡng (rừng, đồng bằng, núi cao, đầm lầy, mặn hóa…)
chiều dày của chúng.
Tính chất địa chất công trình của thổ nhưỡng (tính chất hóa lý, độ chứa
nước, hệ số thấm, độ ẩm, trạng thái của đất…)
5 - Thực vật
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
12
Khảo sát lớp phủ thực vật là một công tác hỗ trợ trong quá trình lập bản
đồ địa chất thủy văn và địa chất công trình. Lớp phủ thực vật được sử dụng như
vật chỉ thị cho các quá trình và hiện tượng nào đó có liên quan đến lĩnh vực địa
chất thủy văn và địa chất công trình. Lớp phủ thực vật có quan hệ chặt chẽ với
đất đá phong hóa. Vì vậy, căn cứ vào sự phân bố thực vật, có thể dự đoán khá
chính xác về các hiện tượng tự nhiên.
- Khảo sát thực địa ở vùng lộ (đới rừng): Trong phạm vi của vùng lộ,
cây cối có thể cho ta chiều sâu mực nước dưới đất dưới 5m, nơi tích tụ nước
của các phức hệ thạch học thứ nhất (nằm sát mặt đất), thành phần thạch học của
đá gốc. Cây cối còn là dấu hiệu quan trọng để tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo và
chế độ cung cấp nước của hồ đầm lầy hoặc thời gian hình thành các hiện tượng
địa chất động lực trên mặt (như trượt đất, xói mòn…)
- Khảo sát địa thực vật ở miền khô cạn: Những loại cây phát triển ở
miền khô cạn cho ta hiểu được mực nước ngầm ở đây khá sâu… Trong quá
trình đo vẽ địa chất công trình cần kết hợp việc thu thập tài liệu về địa thực vật
và khảo sát thực địa, phân tích ảnh máy bay viễn thám.
6 - Dân cư và khai thác kinh tế lãnh thổ
Dân cư và việc khai thác kinh tế lãnh thổ của khu vực lập bản đồ ảnh
hưởng trực tiếp đến điều kiện địa chất công trình. Các hoạt động kinh tế của
con người làm thay đổi điều kiện tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển của các quá
trình và hiện tượng địa chất động lực công trình (trượt lở, xói mòn, xói lở và
bồi lấp bờ sông bờ biển…) Trong quá trình lập bản đồ cần timg hiểu các số liệu
về:
- Mật độ dân số
- Điều kiện giao thông
- Mạng lưới dịch vụ
- Sự có mặt của các loại khoáng sản và mức độ khai thác
- Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khác.
3.2.1.2. Cấu trúc địa chất
Cấu trúc địa chất của lãnh thổ lập bản đồ địa chất công trình là một
trong những yếu tố cơ bản của điều kiện địa chất công trình. Khối lượng và
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
13
phương pháp nghiên cứu cấu trúc địa chất trong quá trình lập bản đồ địa chất
công trình trước hết phụ thuộc vào mức độ nghiên cứu địa chất của lãnh thổ lập
bản đồ. Đối với diện tích đã được tiến hành đo vẽ địa chất ở cùng tỷ lệ, khi đó
phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm việc quan trắc kiểm tra ở các lộ trình
chuẩn hay là vùng “chìa khóa”. Ngược lại, nếu ở đó công tác đo vẽ địa chất còn
chưa được thực hiện hoặc mới chỉ tiến hành ở tỷ lệ nhỏ hơn thì khối lượng
công tác địa chất sẽ đầy đủ, chi tiết hơn. Công tác đo vẽ địa chất thường được
tiến hành kết hợp với đo vẽ địa chất thủy văn và địa chất công trình cùng tỷ lệ
tiến hành đồng thời.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu cấu trúc địa chất trên lãnh thổ lập bản đồ địa
chất công trình có hướng chuyên môn phục vụ cho việc đánh giá điều kiện địa
chất công trình. Trong đó cần đặc biệt chú ý nghiên cứu bằng mắt và phân tích
trong phòng thí nghiệm đặc điểm về thành phần, độ nứt nẻ, độ phong hóa, điều
kiện thế nằm của đất đá, mối quan hệ của chúng với nguồn gốc và đặc tính địa
hình, với sự phân bố và tính chất của nước mặt, nước dưới đất, các quá trình
địa chất động lực. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu này
là phân chia ra các vùng và đo vẽ các thể địa chất khác nhau theo sự khác biệt
của các yếu tố điều kiện địa chất công trình. Cho nên khi đo vẽ địa chất công
trình ít chú ý đến vấn đề địa tầng và khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng). Nhưng
khi chưa có cơ sở địa chất thì các vấn đề này cần được nghiên cứu tỉ mỉ để
thành lập bản đồ địa chất cùng tỷ lệ với bản đồ địa chất công trình.
Trên bản đồ địa chất công trình tất cả tài liệu địa chất không thể phản
ảnh hết như trên bản đồ chuyên môn (địa chất, kiến tạo). Do đó, khi lập bản đồ
địa chất công trình không thể áp dụng một cách dập khuôn sự phân loại đất đá,
các yếu tố cấu trúc- kiến tạo và địa mạo như địa chất, mà chỉ cần nghiên cứu,
biểu thị các yếu tố cơ bản có ý nghĩa của địa chất công trình. Cho nên, bên cạnh
việc phân loại chuyên môn các yếu tố cấu trúc-kiến tạo, địa mạo, đối với mục
đích lập bản đồ địa chất công trình cần phải phân loại đất đã theo tiêu chuẩn
chuyên môn.
Khi đo vẽ địa chất - địa chất công trình cần quan tâm tới nội dung
nghiên cứu các đặc điểm thạch học và cấu trúc - kiến tạo.
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
14
1 - Đặc điểm thạch học
Nghiên cứu các đặc điểm thạch học khi đo vẽ địa chất - địa chất công
trình bao gồm việc nghiên cứu thành phần đất đá (khoáng vật và hạt), màu sắc,
kiến trúc, cấu tạo của chúng, những dấu hiệu tưởng khác nhau và thay đổi thứ
sinh như mức độ phong hóa…
Ở ngoài trời cần tiến hành nghiên cứu thạch học - trầm tích thật cẩn thận
các lớp (tầng) chuẩn. Nhờ đó cho phép nghiên cứu các vết lộ với nhau. Đối với
các lớp chuẩn cần xác định các dấu hiệu đặc trưng dễ dàng nhận biết trong
điều kiện ngoài trời. Chúng có thể rất khác biệt với trầm tích nằm trên và dưới
bởi thành phần của mình. (ví dụ tập đá vôi trong tầng đá sét-cát, vỉa sét trong
tầng đá vôi hoặc lớp sỏi trong tầng cát…) hoặc giàu tạp chất của khoáng vật
nào đó. Đặc điểm của lớp chuẩn cần phải duy trì ở tất cả hoặc phần lớn diện
tích đo vẽ. Cần chú ý nghiên cứu thạch học của trầm tích trên mặt (chủ yếu là
trầm tích đệ tứ). Dựa trên một loạt các dấu hiệu thạch học (kết hợp với điều
kiện thế nằm) cần xác định nguồn gốc của chúng. Qua đó có thể nhận định sơ
bộ đặc tính địa chất công trình của các trầm tích này và hướng chuyên môn cần
nghiên cứu chúng.
Đôi khi ngay cả khi đã có bản đồ địa chất, chúng ta vẫn có thể yêu cầu
nghiên cứu thạch học bổ sung. Ví dụ nghiên cứu thành phần khoáng vật sét
chứa trong các trầm tích đang tiến hành lập bản đồ (chủ yếu là các khoáng vật
hydromica, montmorillonot, caolinit) để giải thích sự hình thành và quy luật
thay đổi tính chất cơ lý của đất đá.
Đối với đá trầm tích cứng có thể yêu cầu nghiên cứu bổ sung về thành
phần thạch học, trầm tích, trong đó đặc biệt lưu ý nghiên cứu đặc điểm yếu tố
cấu tạo có ảnh hưởng tới tính dị hướng về thành phần, nứt nẻ, độ hòa tan và
phong hóa của chúng. Còn đối với đá phun trào và biến chất cứng, khi tiến
hành lập bản đồ địa chất thông thường không cần nghiên cứu bổ sung, bời vì
chúng đều thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
2 - Cấu trúc - kiến tạo
Vai trò của địa kiến tạo lãnh thổ rất lớn. nó là một yếu tố quan trọng khi
đánh giá điều kiện địa chất công trình. Các đơn vị kiến tạo lớn của lãnh thổ lập
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
15
bản đồ (miền nền, miền uốn nếp, miền trũng ven rìa hoặc giữa núi…) được xác
định theo những tài liệu địa chất có sẵn. Ở miền nền và phần trong của miền
trũng giữa núi với lớp phủ trầm tích mềm rời dày thì vai trò của yếu tố kiến tạo
không lớn. Ngược lại, ở các dải uốn nếp (đặc biệt các uốn nếp trẻ), trong đới
đứt gãy trẻ và tồn tại lâu dài ở miền nền thì các yếu tố kiến tạo cùng với thành
phần của đất đá có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa
chất công trình lãnh thổ lập bản đồ.
Khi đã có nền địa chất, trong quá trình lập bản đồ địa chất công trình,
điều kiện kiến tạo cần được chính xác hóa những đặc điểm có ý nghĩa về mặt
địa chất công trình. Ví dụ khi nghiên cứu đứt gãy phá hủy cần chú ý đặc biệt
đến đặc tính của đất đá trong đới vụn nát. kiến tạo, chiều dày và sự phân bố của
đới này, sự trùng hợp của chúng với hình thái (âm ) của địa hình (như thung
lũng, mương xói…sự xuất lộ nước dưới đất và các quá trình địa chất động lực.
Khi nghiên cứu nếp uốn nên chú ý tới độ biến dạng của đất đá trong
phạm vi phân bố của chúng, mối quan hệ của nếp uốn với địa hình mặt đất…
Nghiên cứu cẩn thận độ nứt nẻ kiến tạo của đất đá.
Bên cạnh các phá hủy kiến tạo của đất đá trước Đệ tứ, khi lập bản đồ địa
chất công trình cần chú ý nghiên cứu tân kiến tạo. Các vận động tân kiến tạo
bao gồm cả sự nâng lên và hạ xuống tương đối chậm, cũng như các phá hủy
nhanh liên quan đến động đất. Những chuyển động kiến tạo mới nhất có thể
được phát hiện theo dấu hiệu trực tiếp (như sự phá hủy thế nằm của trầm tích
Pliocen và Đệ tứ, các đứt gãy kiến tạo mới, các khe nứt kiến tạo…) cũng như
trên cơ sở một loạt các dấu hiệu của các trầm tích (bằng cách phân tích chiều
dày, các kiểu nguồn gốc của các trầm tích, bình đồ phân bố mạng thủy văn,
vạch ra diện tích tích tụ và lầy hóa mạnh…)
Khi lập bản đồ cần nghiên cứu cấu trúc kiến tạo của sườn dốc để đánh
giá mức độ ổn định của chúng. Hướng dốc của đất đá theo sườn dốc thuận lợi
cho sự phát triển của các quá trình trọng lực. Ngược lại, hướng dốc của đất đá
về phía trong sườn dốc tạo nên sự ổn định của chúng . Đôi khi trong đất đá bị
phá hủy kiến tạo, sự trượt của chúng có thể xảy ra không chỉ theo sự phân lớp
(hay phân phiến nguyên sinh) mà còn xảy ra theo sự phân phiến thứ sinh, cũng
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
16
như theo khe nứt tạo thành khi phong hóa đá. Do đó cần lưu ý xem xét riêng
vấn đề về tính nứt nẻ của đá. Đá cứng, đặc biệt là đá nửa cứng, thường bị tách
bởi các khe nứt. Trong quá trình lập bản đồ địa chất công trình việc nghiên cứu
tính chất nứt nẻ của đá nên tiến hành có tính đến cấu trúc- kiến tạo, thành phần,
kiến trúc, cấu tạo và chiều dày của đá, điều kiện địa mạo và địa chất thủy văn.
Tất cả những điều đó cần thiết để vạch ra quy luật phân bố khe nứt và nguồn
gốc của chúng. Cùng với các phá hủy kiến tạo khác, nứt nẻ đặc trưng cho kiến
trúc của khối đá, tính không đồng nhất và dị hướng trong không gian của nó.
Các khe nứt thường nằm theo các phương cắt nhau, quyết định sự phân bố
trong không gian của các bề mặt và đới yếu. Chính vì thế mà tính nứt nẻ ảnh
hưởng đến độ bền và độ ổn định, tính biến dạng, độ chứa nước, tính thấm nước
của đá, đến chiều sâu thâm nhập của các tác nhân phong hóa và cường độ phát
triển của các quá trình phong hóa…
Cho nên khi nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình ngoài trời trong
quá trình lập bản đồ cần phải đánh giá tính nứt nẻ của mỗi phức hệ hay kiểu
thạch học. Trong đó cần đo và ghi chép thế nằm (đường phương, hướng dốc và
góc dốc) của khe nứt, độ kéo dài, chiều rộng, chiều sâu (nếu có thể được), đặc
tính bề mặt, thành phần và trạng thái của vật chất lấp nhét trong chúng. Bên
cạnh các đặc trưng định tính cần đánh giá chúng về mặt định lượng. Các yếu tố,
nội dung và phương pháp mô tả đất đá xem Bảng 3-1 đến Bảng 3-5.
Bảng 3-1. Mổ tả đá Magma và biến chất
Các yếu tố
mô tả
Nội dung và phương pháp mô tả
Tên gọi đá
Xác định theo hướng dẫn của các nhà chuyên môn hoặc theo các dấu hiệu đơn giản
bằng mắt hoặc kính lúp phân chia ra thạch anh và khoáng vật màu…
Thành phần
khoáng vật
Xác định theo các dấu hiệu bằng mắt
Màu sắc Xác định cẩn thận bằng mắt, nhằm xác định đúng loại đá
Kiến trúc Bằng mắt hoặc kính lúp phân chia theo mức độ kết tinh, theo độ hạt…
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
17
Các yếu tố
mô tả
Nội dung và phương pháp mô tả
Cấu tạo
Mô tả sự phân bố của các khoáng vật và hợp thể của chúng trong không gian. Phân
chia các kiểu cấu tạo
Nứt nẻ
Theo dõi khoan hoặc vết lộ tự nhiên, nhân tạo. Mô tả và vẽ các hệ thống khe nứt,
sự phân bố, kích thước, mức độ nứt nẻ…
Phong hóa
Mô tả khối đá ở các vết lộ, công trình khai đào, lõi khoan, kích thước các tảng và
cục đá…
Độ cứng độ
khoan
Xác định bằng mắt khi đập mẫu bằng búa. Mô tả sự xoay của dụng cụ khoan, sự
hấp thu dung dịch nước rửa, dạng và trạng thái lõi khoan
Bảng 3-2. Mô tả đất đá, mảnh vụn
Các yếu tố
mô tả
Đá gắn kết xi măng Đất đá rời xốp
Thành phần
mảnh vụn
Theo nguồn gốc (magma, biến chất, trầm tích). Theo thành phần khoáng vật của
hạt cát (thạch anh, fenspat, thạch anh, fenpat…)
Thành phần
xi măng
Xi măng: silic, sét, cacbonat, silicat… Vật chất lấp nhét: sét, cát, bụi
Quan hệ giữa
mảnh vụn và
xi măng
Xi măng: Bazan - mảnh vụn ngập sâu vào
xi măng và không tiếp giáp nhau. Lỗ hổng -
lấp đầy khoảng trống của các mảnh vụn.
Tiếp xúc - xi măng chỉ ở chỗ tiếp xúc của
mảnh vụn.
Vật chất lấp nhét: + Vây quanh -
mảnh vụn bao quanh mọi phía bởi
vật chất lấp nhét. + Tiếp xúc - vật
chất lấp nhét chỉ ở các chỗ tiếp xúc
của các mảnh vụn
Bảng 3-3. Mô tả đất loại sét
Các yếu tố mô
tả
Nội dung và phương pháp mô tả
Phân
loại
đất
Theo
thành
phần hạt
A - Theo hàm lượng hạt sét: sét nặng, vừa, nhẹ
B - Theo hàm lượng hạt bụi và cát: chứa bụi, chứa cát
C - Theo sự có mặt của các bao thể: có và không có bao thể
Đề tài: Xây dựng sơ đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10.000 khu vực TP. Long Xuyên, An Giang
Học viên: Phạm Văn Hùng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Tứ
18
Các yếu tố mô
tả
Nội dung và phương pháp mô tả
Theo
hàm
lượng
cacbonat
và muối
A - Theo hàm lượng cacbonat: vôi, dolomit, đá macnơ
B - Theo độ chứa muối: không chứa muối, chứa muối ít, chứa muối vừa, chứa
muối nhiều, dư thừa muối
Thành phần
khoáng vật và
tạp chất
Theo thành phần khoáng vật: kaolinit, hydromica, montmorillonit, hydromica
montmorillonit, đá khoáng.
Theo tạp chất: silic, than, sắt, bitum…
Màu sắc
Trắng, xám trắng, vàng, xanh lá cây, đỏ tím, nâu, đen….(phụ thuộc vào thành
phần khoáng vật và tạp chất)
Kiến trúc và cấu
tạo
Khối, phân lớp, dạng dải, lỗ hổng lớn, khối tảng, lốm đốm, dạng hạt, dạng cột,
dạng que, tấm, phân phiến…
Độ sệt Cứng, nửa cứng, dẻo cứng, dẻo mềm, dẻo chảy, chảy
Các dấu hiệu bổ
sung
Độ ẩm, phản ứng với axit HCl, vết vạch, độ dích lăn thành dây hay dạng cầu,
cắt bằng dao, chiều sâu ngập của dụng cụ hình nón, mùi, chứa khí, mức độ
hòa tan, trạng thái khi khoan…
Bảng 3-4. Những dấu hiệu để xác định loại đất
Loại
đất
Cảm giác khi
dùng các ngón
tay để miết đất
trong lòng bàn
tay
Dạng của khối
đất bị miết
trong lòng bàn
tay khi khảo sát
trên kính lúp
hay mắt thường
Trạng thái
đất khô
Đặc điểm của
đất khi lăn
bằng tay
Các dấu hiệu
khác
Sét
Rất khó miết
thành bột
Khối dạng hạt
mịn đồng nhất,
không chứa các
hạt lớn hơn
0,25mm
Các cục
cứng không
bị vỡ vụn
thành bột
khi đập
bằng búa
hoặc bóp
bằng tay.
Dễ vẽ thành
dây dài đường
kính nhỏ hơn
1mm. Dễ lăn
thành các hình
cầu nhỏ
Khi cắt bằng
dao ở trạng
thái ẩm với bề
mặt nhẵn, trên
đó không nhìn
thấy các hạt
cát nhỏ