ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
Đề tài số 9 :
THỰC TIỄN VẬN HÀNH CHÍNH THỂ TỔNG THỐNG
ĐƯƠNG ĐẠI
Lớp : K13503
SVTH :
Nguyễn Kim Khánh Quỳnh
Hồng Lê Trân Trân
Võ Thị Khánh Hòa
Đinh Trần Minh Đức
Đinh Gia Khánh
TPHCM , 4/2014
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của hiện tượng nhà nư
ớc . Lịch sử nhà nước và pháp luật tư sản , mỗi quốc gia ,trong từng thời
kì lịch sử lại chọn cho mình những hình thức chính thể khác nhau.
Mỗi hình thức chính thể có đắc điểm riêng.
Thế giới hiện nay tồn tại 6 loại chính thể nhà nước: quân chủ tuyệt
đối, quân chủ đại nghị, quân chủ nghi nguyên, cộng hòa đại nghị, cộng hòa
hỗn hợp, cộng hòa tổng thống. Trong đó cộng hòa tổng thống là một trong
những chính thể được quan tâm nhiều nhất, bởi nó được áp dụng ở nhiều
quốc gia, đặc biệt là các nước tư sản lớn với chế độ chính trị phức tạp như
Hoa Kì, Pháp
Dưới hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, vai trò của tổng thống
rất lớn, vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành
pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Quyền lực của tổng thống
là trung tâm chủ yếu của cơ chế chuyên chính tư sản ở hình thức chính thể
này.
Với thực trạng đang bị tranh cãi và so sánh với các chính thể nhà nước
khác, nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận nghiên cứu về đề tài “ thực tiễn
vận hành chính thể tổng thống đương đại “ nhằm đưa ra những tư liệu, thông
tin cơ bản nhất về chính thể cộng hòa tổng thống và thực tiễn vận hành của
nó trong thời đại hiện nay ở một số nước tư bản lớn. Đồng thời thực hiện
việc phân tích những ưu khuyết điểm của chình thức chính thể nhà nước
này, mong muốn đem đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan, toàn diện nhất.
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 : SƠ LƯỢC VỀ CHÍNH THỂ TỔNG THỐNG TRÊN
THẾ GIỚI 4
1.Khái niệm Tổng thống chế 4
2.Lịch sử Tổng thống chế 4
3.Bộ máy Nhà nước 6
4.Hình thức bầu cử 7
5.Nhận xét 8
CHƯƠNG 2 :CÁC NƯỚC ĐIỂN HÌNH 13
1.Hợp chuẩn quốc Hoa Kì 12
2.Đại Hàn Dân Quốc 17
LỜI KẾT 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
3
CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ CHÍNH THỂ TỔNG THỐNG TRÊN THẾ GIỚI
1.Khái niệm tổng thống chế .
Tổng thống chế là chính thể trong đó có sự tồn tại của Tổng thống với
nhiều quyền lực bên cạnh Nghị viện lập pháp và Tối cao pháp viện hoàn
toàn độc lập nhau trong các phán quyết của mình.
Nền tảng của Tổng thống chế là nguyên tắc tam quyền phân lập của
j.Locke và C.L.Montesquieu.
2. Lịch sử tổng thống chế.
Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống được sinh ra muộn hơn so
với hình thức chính thể đại nghị và hình mẫu của nó là Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ. Nước Mỹ được hình thành bằng Hiến pháp năm 1787, bản Hiến pháp
thành văn đầu tiên của thế giới, do nhu cầu của cuộc phòng thủ chung của 13
tiểu bang vừa giành độc lập muốn cùng đứng ra bảo vệ sự độc lập đã có của
mình, vì cấu trúc bang liên lỏng lẻo lúc bấy giờ được hình thành từ “Những
điều khoản liên bang và liên minh vĩnh cửu” năm 1776 đã bộc lộ nhiều điểm
yếu.
Chính phủ quốc gia lúc bấy giờ không có quyền đưa ra các biểu thuế
khi cần thiết để điều chỉnh nền thương mại. Họ không có quân đội chung, 9
bang có quân đội riêng và một số bang khác lại có hải quân riêng, tồn tại rất
nhiều loại tiền tệ.
Một chính quyền trung ương yếu kém, không có quyền lực để hỗ trợ
chính sách bằng sức mạnh quân sự, thì cũng không thể nào tránh được bị bó
buộc trong ngoại giao. Hậu quả là một sự hỗn độn thực sự. Trong bối cảnh
đó nảy sinh nhu cầu phải có một chính phủ trung ương mạnh hơn để thực thi
một chính sách thống nhất.
Nhưng vì e ngại trước trước một nhà nước tập trung chuyên chế như
của các nhà nước Châu Âu mà họ đã phải rời bỏ để ra đi, nên họ rất thận
trọng với mọi sự tập trung quyền lực. Ý thức về thảm hoạ tiềm tàng và sự
cần thiết có một sự thay đổi mạnh dạn đã bao trùm bầu không khí Hội nghị
lập hiến (được bắt đầu vào ngày 25/5/1787). Tất cả các đại biểu đều tin rằng,
phải có một chính quyền trung ương hữu hiệu với những quyền lực khả thi
để thay thế cho một Quốc hội yếu kém được hình thành theo Điều lệ Liên
bang và Liên minh vĩnh cửu được thông qua năm 1777.
Tư tưởng chủ đạo của những nhà lập Hiến pháp Hoa Kỳ là rất cần
đến một nhà nước đủ mạnh để bảo vệ sự độc lập, phát triển kinh tế, duy trì
4
an ninh quốc gia, nhưng cũng rất sợ sự tập trung quyền lực có thể trở thành
sự chuyên chế của nhà nước. Với họ, Chính phủ hành pháp chỉ cần một cá
nhân, với Quốc hội lập pháp, mặc dù là tập thể đông người bao gồm những
đại diện do nhân dân bầu ra, nhưng rất có thể trở thành độc tài. Mà hậu quả
độc tài của tập thể đông người cũng có tác hại không khác gì chế độ độc tài
chuyên chế cá nhân của các vị vua chúa phong kiến Châu Âu.
Bên cạnh những nhu cầu khách quan, việc hình thành một cách thức
tổ chức quyền lực nhà nước cũng bị ảnh hưởng bởi ý muốn chủ quan của
những người sáng lập ra nước Mỹ, do nhu cầu của việc rút kinh nghiệm từ
những bài học của lịch sử nhân loại. Các nhà lập quốc của Mỹ cho
rằng, Quốc hội mặc dù là một tập thể đông người nhưng cũng không là gì
cả, cũng có khi làm sai và nhất là có thể trở thành độc tài. Do đó, cần phải
nghĩ ra các biện pháp nhằm kìm chế Quốc hội.
Như nhận thức ban đầu, Hạ viện đầy quyền lực được bầu cử phổ
thông sẽ chịu sự kiểm soát của Thượng viện bảo thủ hơn do các cơ quan lập
pháp các tiểu bang bầu chọn. Tuy nhiên, có lúc Madison cũng đã lập luận
tổng quát hơn: “các cơ quan tự kiểm soát lẫn nhau”, và Hamilton đã bình
luận thêm rằng: “một Quốc hội dân chủ sẽ bị kiểm soát bởi một Thượng viện
dân chủ và cả hai viện sẽ chịu sự kiểm soát của một Chánh án”.
“các toà án công lý phải được coi là các tấm khiên bảo vệ của một
hiến pháp hạn chế trước vi phạm của lập pháp”. Chỉ có một quá trình sửa
đổi hiến pháp tỷ mỷ và gian truân, hoặc một sự chuyển đổi từng bước của
các thành viên của Toà án tối cao sang một quan điểm khác, mới có thể đảo
ngược việc giải thích về văn kiện này của Toà án tối cao.
Mặc dù với những lập luận sắc sảo như vậy, nhưng quyền xét xử của
Toà án đối với những văn bản luật của Quốc hội cũng không được Hiến
pháp thừa nhận một cách rõ ràng, mà phải chờ đến năm 1803, bằng phán
quyết về cách giải thích của Chánh án Marshall trong vụ kiện Marbury
kháng Madison, quyền đó mới được công nhận một cách đầy đủ như hiện
nay.
Tất cả những lý do khách quan và chủ quan đó đã hình thành nên một
chế độ chính trị mà sau này được gọi là chính thể tổng thống cộng
hoà. Những lý do sinh ra chế độ chính trị Mỹ quốc có ảnh hưởng sâu sắc và
chi phối rất lớn đến việc tổ chức ra các thiết chế chính trị của nhà nước Mỹ,
đồng thời chúng cũng biến thành những đặc điểm của mô hình tổ chức
5
quyền lực nhà nước Mỹ quốc, một điển hình của chính thể tổng thống cộng
hoà.
(1)
3. Bộ máy nhà nước.
3.1 Đặc điểm chung.
Tổng thống chế hay Hệ thống tổng thống là một hệ thống chính
phủ mà trong đó có một ngành hành pháp tồn tại và ngự trị tách biệt khỏi
ngành lập pháp. Ngành hành pháp này không có trách nhiệm gì đối với
ngành lập pháp và trong mọi hoàn cảnh bình thường ngành lập pháp không
thể giải tán nó.
Khái niệm về vùng ảnh hưởng riêng biệt giữa ngành hành pháp và lập
pháp đã được nói rỏ trong Hiến pháp Hoa Kỳ cùng với sự ra đời của chức
vụ Tổng thống Hoa Kỳ được bầu lên riêng biệt không lệ thuộc vào quốc hội.
3.2 Nhánh Hành pháp.
Quyền lực hành pháp do một người nắm là tổng thống. Các thành
viên nội các chỉ phục vụ theo ý của tổng thống và phải thực thi các chính
sách của ngành hành pháp và lập pháp. Tuy nhiên, tổng thống chế thường
xuyên cần có sự chấp thuận của ngành lập pháp đối với các nhân sự mà tổng
thống đề cử cho các chức vụ trong nội các cũng như nhiều vị trí phức tạp
khác của chính phủ.
Tổng thống không đề nghị các đạo luật. Tuy nhiên tổng thống có
quyền phủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp, và rồi sau đó đến lượt
ngành lập pháp, bằng một đa số phiếu, có thể được dùng đến để vô hiệu quá
sự phủ quyết của tổng thống.
Tổng thống có nhiệm kỳ nhất định. Các cuộc bầu cử được tổ chức
theo những thời gian đã được định rỏ và không thể bị đưa ra để bỏ phiếu bất
tín nhiệm hay những qui trình lập pháp khác có mục đích như vậy. Tại một
số quốc gia, có một ngoại lệ đối với qui luật mà trong đó một vị tổng thống
sẽ bị truất phế nếu xét thấy đã phạm luật.
3.3 Nhánh Lập pháp.
6
Quyền lực lập pháp được trao cho Quốc hội (Nghị viện), cơ quan lập
pháp được xem là phân nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ
quan hành pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền
tăng thuế, thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác.
Quốc hội có thể có một hoặc hai viện,có quyền hạn ngang nhau.Ỡ
những nước cộng hòa tổng thống có lưỡng viện Quốc hội không chỉ kiềm
chế đối trọng với ngàn hành pháp và tư pháp mà còn kiểm soát lẫn nhau giữa
hai viện nhằm trách lạm dụng quyền lực.
Quốc hội có quyền lập pháp,quyết định ngân sách hoạt động của
chính phủ và phê chuẩn các quan chức hành pháp do tổng thống bổ nhiểm.
3.4 Nhánh Tư pháp.
Quyền lực tư pháp được giao cho Tòa án.Ở những nước cộng hòa
tổng thống thì thẩm phán tòa án tối cao do tổng thống bổ nhiệm với sự phê
chuẩn của Quốc hội.
Tòa án có quyền xét xử và công tố.Tòa án hoạt động độc lập và chỉ
xét xử theo quy đinh của pháp luật.
Ở một số nước thì Tòa án tư pháp còn có quyền bảo
hiến:Mĩ,Philippin
4.Hình thức bầu tranh cử tổng thống trên thế giới.
Hầu hết các hệ thống bầu cử trên thế giới đều có thể được phân thành
ba loại hình chính: các hệ thống bầu cử theo đa số phiếu, các hệ thống bầu
cử theo tỷ lệ đại diện, và các hệ thống hỗn hợp. Tại 199 quốc gia và vùng
lãnh thổ được coi là có hệ thống bầu cử có thế nhận biết tính đến thời điểm
cuối năm 2004, thì 91 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng hệ thống bầu cử
theo đa số phiếu trong các cuộc bầu cử lập pháp, 72 quốc gia và vùng lãnh
thổ sử dụng hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện, và 30 quốc gia và vùng lãnh
thổ sử dụng hệ thống bầu cử hỗn hợp.
Hình thức thắng cử với đa số tuyệt đối được sử dụng nhiều nhất trong
loại hình hệ thống bầu cử theo đa số: nó được sử dụng ở 47 trong số 91
trường hợp nói trên. Tại các nước đã có nền dân chủ lâu đời thì hệ thống bầu
cử theo tỷ lệ đại diện là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng việc sử
dụng hệ thống thắng cử theo đa số tuyệt đối ở Ấn Độ và Hoa Kỳ cũng đồng
nghĩa với việc ngày càng có nhiều người sống tại các quốc gia và vùng lãnh
7
thổ sử dụng hệ thống này hơn.
Theo định nghĩa thì việc chọn ra một vị tổng thống có nghĩa là sẽ chỉ
có một người thắng cử. Hệ thống bầu cử kiểu này thuộc loại hình bầu cử
theo đa số tuyệt đối. Vào cuối năm 2004, có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ
trong đó người dân bỏ phiếu để lựa chọn tổng thống. Con số này bao gồm cả
những quốc gia có hệ thống bầu cử thuộc một trong hai loại: hệ thống bầu cử
tổng thống, trong đó tổng thống là người đứng đầu nhà nước và cũng là
người đứng đầu chính phủ hành pháp trong một nhiệm kỳ nhất định và
không cần phải phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của cơ quan lập pháp để
được đương nhiệm; và hệ thống đại nghị, trong đó tổng thống là người đứng
đầu nhà nước với rất ít hoặc không có quyền lực quan trọng, chính phủ hành
pháp có người đứng đầu là thủ tướng và người này phải phụ thuộc vào mức
độ tín nhiệm của cơ quan lập pháp.
Trong số 102 quốc gia này, có 78 nước sử dụng hệ thống bầu cử hai
vòng. Và trong số 78 quốc gia này thì 22 quốc gia sử dụng hệ thống bầu cử
dựa trên đa số phiếu tuyệt đối; một trường hợp sử dụng hệ thống bỏ phiếu
thay thế dựa vào số lượng cử tri; một trường hợp sử dụng hệ thống bỏ phiếu
bổ sung trong đó cử tri đưa ra lựa chọn thứ nhất và lựa chọn thứ hai của họ.
Hệ thống bầu cử dựa trên đa số tuyệt đối là một mô hình phổ biến và được
chấp nhận rộng rãi mặc dù không phải là hình thức được sử dụng phổ biến
nhất.
Những hệ thống được sử dụng ở 101 trong số 102 quốc gia bầu cử
tổng thống thì dựa trên tổng số phiếu bầu cho mỗi ứng viên tính trên toàn bộ
lãnh thổ. Tuy nhiên, nước Mỹ là quốc gia duy nhất sử dụng đồng thời cả hệ
thống Cử tri đoàn
(2)
.
5. Nhận xét.
5.1 Ưu điểm của Tổng thống chế.
5.1.1 Ủy nhiệm trực tiếp.
Tổng thống thường thường được dân chúng bầu lên trực tiếp. Những
người ủng hộ tổng thống chế cho rằng một vị lãnh đạo được dân chúng bầu
lên thì dân chủ hơn một vị lãnh đạo được một bộ phận lập pháp bầu lên cho
dù chính bộ phận lập pháp này cũng được bầu lên để cai trị.
8
Vì có thể thực hiện được hơn một chọn lựa qua bầu cử, các cử tri
trong hệ thống tổng thống có thể cho biết rỏ ý muốn của họ một cách chính
xác hơn về chính sách của chính phủ.
Ủy nhiệm trực tiếp một vị tổng thống có thể sẽ làm cho tổng thống có
trách nhiệm hơn. Tuy nhiên vị tổng thống không thể bị truất phế khi các
chính sách của họ không còn phản ánh ý muốn của công dân. Chẳng hạn, tại
Hoa Kỳ, tổng thống chỉ có thể bị truất phế bằng một cuộc xét xử luận tội vì
"các tội lớn nhỏ" trong khi đó các thủ tướng dễ dàng bị truất phế nếu họ
không vượt qua được một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm trong chính phủ của
họ.
5.1.2 Phân lập quyền lực.
Hệ thống tổng tống chia tách ngành hành pháp ra khỏi ngành lập pháp
đôi khi được xem là một điều lợi mà trong đó mỗi ngành có thể truy xét
hành động của ngành kia.
Phân lập quyền lực giúp cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn
vì một người không thể vừa là nghị sĩ vừa là thành viên chính phủ.
5.1.3 Nhanh chóng và dứt khoát.
Một nước cộng hòa Tổng thống có thể đáp ứng nhanh chóng đối với
các tình hình đang xảy ra hơn so với một nước cộng hòa đại nghị. Một vị thủ
tướng khi hành động cần phải có sự ủng hộ của ngành lập pháp nhưng một
vị tổng thống thường thường ít bị hạn chế bởi ngành lập pháp nhất là trong
những tình huống cấp bách như:chiến tranh,thiên tai.
Do có sự phân chia quyền lực rõ ràng nên một nhánh quyền lực có thể
đưa ra quyết đinh mà không cần chờ sự đồng ý của ngành kia.
5.1.4 Ổn định
Tổng thống chế là hệ thống chính trị có khả năng tồn tại hơn trong
những tình huống cấp bách. các cuộc bầu cử dưới chính thể tổng thống chế
có thời hạn rỏ rệt nên được xem là một cuộc kiểm soát đối với quyền lực của
ngành hành pháp (nếu tốt đẹp thì được tái đắc cử, bằng không sẽ bị thất cử).
Theo lý thuyết, nếu vị thế và hành động của một vị tổng thống có ảnh hưởng
tích cực đối với quốc gia của mình thì rất có thể ứng cử viên trong đảng của
ông hay chính ông sẽ được bầu thêm một nhiệm kỳ mới.Từ đó chính sách
của đảng cầm quyền sẽ được duy trì.
9
5.2 Nhược điểm của cộng hòa tổng thống.
5.2.1 Có chiều hướng dẫn đến độc tài.
Vì tổng thống là người đứng đầu nhà nước và chính phủ nên quyền
lực của tổng thống là rất lớn.Một vị tổng thống không chỉ làm ngơ ảnh
hưởng của các đảng khác mà còn có thể loại bỏ các phần tử đối nghịch trong
chính đảng phái của mình, hay thậm chí rời bỏ đảng mà mình đã đại diện ra
tranh chức tổng thống. Như thế tổng thống có thể điều hành quốc gia mà
không cần có bất cứ đồng minh nào trong thời gian một hoặc có thể là nhiều
nhiệm kỳ. Tình huống như thế đáng gây quan ngại cho nhiều số nhóm lợi
ích.
Một số khoa học gia chính trị nói thêm rằng các hệ thống tổng thống
khó thực hiện được những tiến trình dân chủ về lâu về dài.Cộng hòa tổng
thống chế đã rơi vào tình trạng độc tài tại nhiều quốc gia áp dụng nó.
Trong một hệ thống tổng thống, ngành lập pháp và tổng thống có cùng
sự ủy nhiệm hợp pháp ngang bằng của công chúng. Thường thì không có
cách nào để tạo hòa hõan xung đột giữa hai ngành này của chính phủ. Khi
tổng thống và ngành lập pháp không đồng ý với nhau khiến cho chính phủ
làm việc không hiệu quả thì có một động cơ đầy quyền lực được vận dụng
nằm ngoài phạm vi của hiến pháp để phá vỡ sự bế tắc.
5.2.2 Bế tắc chính trị.
Sự phân lập quyền lực của hệ thống tổng thống thường tạo ra sự bất
ổn và bế tắc chính trị dài hạn và khó chịu vào bất cứ khi nào tổng thống và
đa số thành viên của ngành lập pháp thuộc hai đảng phái chính trị khác nhau.
Điều này thường hay xảy ra vì cử tri thường trông mong kết quả nhanh
chóng hơn từ những chính sách mới như có thể và thường ưu ái đối với các
ứng cử viên từ một đảng chính trị khác vào kỳ bầu cử tới.
Ngoài ra, hệ thống tổng thống bị những người chỉ trích cho rằng là
không đem đến cho các cử tri loại trách nhiệm được tìm thấy trong hệ thống
đại nghị. Rất dễ dàng cho cả tổng thống và quốc hội tránh né trách nhiệm
bằng các đổi lỗi cho nhau. C. Douglas Dillon khi diễn tả về Hoa Kỳ có nói
rằng "tổng thống đổ lỗi cho quốc hội, quốc hội đổ lỗi cho tổng thống và
công chúng vẫn bối rối và chán chường chính phủ tại Washington".
5.2.3 Khó thay đổi được người lãnh đạo.
Vấn đề khác của hệ thống tổng thống được nói đến là việc khó khăn
để truất phế sớm một vị tổng thống. Cho dù một vị tổng tống được "chứng
minh là không có hiệu quả, thậm chí là mất lòng dân, thậm chí chính sách
của ông không được đa số dân chúng của mình chấp thuận thì ông và
10
phương thức của ông vẫn kéo dài mãi cho đến thời điểm có một cuộc bầu cử
mới".Đa số các nước hệ thống tổng thống không có tạo ra những phương
thức pháp lý nào để truất phế một vị tổng thống với lý do đơn giản là bị mất
lòng dân nên nhiều quốc gia theo cộng hòa tổng thống trải qua nhiều thời kỳ
bất ổn với các cuộc đảo chính quân sự.
Nhiều người đã chỉ trích các hệ thống tổng thống vì họ cho rằng
chúng chậm chạp trong việc đáp ứng những nhu cầu của công dân. Thường
thường, "kiểm soát và cân bằng quyền lực" khiến cho việc hành động cực kỳ
khó khăn. Walter Bagehot nói về hệ thống Mỹ như sau "ngành hành pháp bị
tê liệt vì không có được luật mà mình cần đến, và ngành lập pháp trở nên
xấu xa vì phải hành động vô trách nhiệm: ngành hành pháp trở nên không
xứng với cái tên của nó nữa vì nó không thể thực thi những gì nó quyết định
tiến hành; ngành lập pháp suy đồi vì sự tự do, vì nhận lấy các quyết định của
người khác và không phải của chính mình sẽ gây hậu quả tai hại".
Những nước cộng hòa có chính phủ theo tổng thống
• Afghanistan
• Argentina
• Armenia
• Belarus
• Bolivia
• Brasil
• Chile
• Colombia
• Costa Rica
• Cyprus
• Cộng hòa
Dominican
• Ecuador
• El Salvador
• Guatemala
• Haiti
• Honduras
• Indonesia
• Iran
• Kenya
• Kazakhstan
• Liberia
• México
• Nicaragua
• Nigeria
• Panama
• Paraguay
• Peru
• Philippines
• Seychelles
• Sierra Leone
• Hàn Quốc
• Sri Lanka
• Sudan
• Suriname
• Tanzania
• Uganda
• Hoa Kỳ
• Uruguay
• Venezuela
Zambia
11
CHƯƠNG 2
CÁC NƯỚC ĐIỂN HÌNH
1.Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
1.1 Chính quyền Liên bang
1.1.1 Tổng thống Hoa Kỳ.
Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia được bầu lên bởi lá phiếu
Đại cử tri nhiệm kỳ 4 năm và không quá 2 nhiệm kỳ.
Tổng thống là cá nhân quyền lực nhất quốc gia.Chính vì thế quy Tổng
thống không chỉ có quyền lực trong ngành hành pháp mà còn có ảnh hưởng
to lớn đến 2 ngành quyền lực kia.
1.1.1.1 Vai trò trong lập pháp
Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ qui định dành cho tổng
thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với các qui trình lập pháp của
Quốc hội Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc
hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành
luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn lựa:
Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật.
Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao
mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập pháp của
Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ quyết của
tổng thống.
Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và
cũng không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, có hai
trường hợp có thể xảy ra:
• Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật.
• Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả
về Quốc hội được. Lúc đó đạo luật không thành luật. Trường hợp
này được biết đến là "pocket veto" (phủ quyết gián tiếp).
Những quyền quan trong nữa của tổng thống là đưa ra dự luật ngân
sách, đề xuất và phụ trợ làm luật.
1.1.1.2 Vai trò trong hành pháp
12
Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế
ông là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách
nhiệm của tổng thống là "trông coi việc luật pháp được thi hành một cách
trung thực."
Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp.
Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ và những viên chức liên bang
khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số
tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Tổng thống có quyền sa thải các viên chức hành pháp theo ý của
mình. Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế
quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc
trách về các qui định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một số các
viên chức hành pháp cấp thấp.
Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng
các sắc lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay
quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về
luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét
lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng qui trình thay đổi luật.
1.1.1.3 Vai trò trong tư pháp.
Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó
bao gồm các phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, các thẩm phán được đề cử này phải đượcThượng viện Hoa Kỳ chấp
thuận.
Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không
cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc
gia.
Tổng thống cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án.
1.1.1.4 Vai trò trong quân đội.
Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống
là quyền lực tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc
quyền lực tuyên chiến được hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng
thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có
trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra Hiến
13
pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống
liên quan đến quân sự.
Quốc hội cũng đảm trách việc theo dỏi quyền lực quân sự của tổng
thống qua việc kiểm soát các qui định và chi tiêu quân sự. Tuy nhiên thực tế
ngành hành pháp đã không ít lần lấn quyền tuyên chiến, vốn đã được Hiến
pháp Hoa Kỳ giao phó cho Quốc hội
1.1.1.5 Vai trò đối ngoại.
Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là
người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ
ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết
định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không
và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có
hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán
thành.
Tổng thống bổ nhiệm đại sứ và tiếp nhận đại sứ các nước.
1.1.2 Quốc hội Hoa kỳ
1.1.2.1 Cơ cấu.
Cơ quan lập pháp theo hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa kỳ là quốc
hội.Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện
Hạ viện là cơ quan lập pháp đại cho ý chí toàn bộ nhân dân của Liên
bang.Thượng viện đại diện cho nhân dân từng Tiểu bang.
Hạ viện có 435 nghị sĩ với nhiệm kì 2 năm,Thượng viện có 100 nghị
sĩ với nhiệm kì 6 năm.
Hạ viện có 19 ủy ban,Thượng viện có 17 ủy ban. Mỗi ủy ban chuyên
trách trong những lĩnh vực lập pháp cụ thể: các vấn đề đối ngoại, quốc
phòng, ngân hàng, nông nghiệp, thương mại, phân bổ ngân sách và các lĩnh
vực khác.
1.1.2.2 Quyền hạn
Hạ viện có quyền đưa ra cũng như thông qua các dự luật cùng với
Thượng viện.Tuy nhiên đối với các dự luật về thuế khóa thì chỉ có Hạ viện
mới có quyền đề xuất.
14
Hạ viện có quyền luận tội và Thượng viện xét xử các quan chức cấp
cao(cả hành pháp và tư pháp) như bộ tưởng hoặc Tổng thống
Quốc hội cũng có các quyền quan trọng.
Sửa đổi và bổ sung hiến pháp.
Đánh thuế và thu thuế.
• Vay tiền cho công quỹ.
• Thiết lập các luật lệ và các quy chế điều chỉnh quan hệ thương
mại giữa các bang và với nước ngoài.
• Thiết lập các quy định thống nhất cho việc nhập tịch của công
dân nước ngoài.
• Đúc tiền và in tiền, công bố giá trị của nó và đưa ra những hình
phạt đối với việc làm tiền giả.
• Thiết lập các chuẩn mực cho trọng lượng và các thước đo.
• Thiết lập luật phá sản trong cả nước.
• Thiết lập các trạm bưu điện và các mạng lưới bưu điện.
• Cấp bằng sáng chế và các bản quyền.
• Thiết lập hệ thống tòa án liên bang.
• Trừng phạt tội ăn cắp bản quyền.
• Tuyên bố chiến tranh.
• Phát triển và hỗ trợ quân đội.
• Chu cấp cho hải quân.
• Kêu gọi lực lượng dân vệ thực thi các luật liên bang; trấn áp các
hành động phạm pháp hoặc đẩy lùi các cuộc xâm lược của các thế
lực nước ngoài.
Ngoài ra quốc hội cũng một vài quyền vẫn còn hiệu lực nhưng các
quyền mà ngày nay đã lạc hậu.
1.1.3 Tối cao pháp viện Hoa Kỳ.
Tòa án Tối cao là tòa án cấp cao nhất của Hợp chúng quốc và là tòa án
duy nhất do Hiến pháp đặc biệt lập ra.Tòa án tối cao nắm quyền tư pháp liên
bang. Quyết định của Tòa án Tối cao thì không thể được chuyển lên phúc
15
thẩm ở bất kỳ tòa án nào khác. Quốc hội có quyền ấn định số thẩm phán
trong Tòa án Tối cao và với những giới hạn được đặt ra, quyết định loại vụ
việc nào Tòa án Tối cao có thể xét xử, song Quốc hội không thể thay đổi các
quyền mà chính Hiến pháp đã trao cho Tòa án Tối cao.
Tòa án tối cao hiện có 9 thẩm phán với nhiệm kỳ suốt đời.
Quyền lực của Tòa án:
Giám sát tư pháp và quyền lực của Tòa trong việc xác định tính hợp
hiến của các hành vi lập pháp và hành pháp.
Chánh án Tòa án Tối cao làm chủ tọa phiên tòa đàn hạch Tổng thống
tại Thượng viện.
1.2 Chính quyền Tiểu bang
Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 bang
Cũng giống như chính quyền quốc gia, chính quyền bang có ba
nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp; chúng gần như tương đương về chức
năng và phạm vi với các ngành đồng nhiệm cấp quốc gia. Đứng đầu cơ quan
hành pháp của bang là Thống đốc, do dân chúng bầu chọn, thường với
nhiệm kỳ 4 năm (một vài bang có nhiệm kỳ là 2 năm). Trừ Nebraska là bang
có một cơ quan lập pháp đơn, còn tất cả các bang đều có cơ quan lập pháp
gồm 2 Viện: viện cao hơn thường được gọi là Thượng viện và viện thấp hơn
thường được gọi là Hạ viện, Viện Đại biểu hay Đại hội đồng bang. Trong
hầu hết các bang, thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 4 năm và hạ nghị sĩ có nhiệm
kỳ 2 năm.
1.2.1 Bộ máy hành pháp
Bộ máy hành pháp của từng bang chịu trách nhiệm quản lý các hoạt
động hàng ngày của chính quyền, cung cấp các dịch vụ và thi hành luật. Bộ
máy này do Thống đốc đứng đầu - đó là người được bầu bằng cách bỏ phiếu
kín trên toàn bang cho nhiệm kỳ 2 hoặc 4 năm tùy theo bang. Các quan chức
hành pháp cao cấp khác mà có thể được bầu chứ không phải do chỉ định là
Phó Thống đốc, Bộ trưởng Ngoại giao, Tổng Chưởng lý, quan chức phụ
trách tài chính, các thành viên của các hội đồng và ủy ban. Những vị trí
không được bổ nhiệm thông qua bầu cử thì thường sẽ được Thống đốc chỉ
định.
1.2.2 Bộ máy lập pháp
16
Tất cả các bang đều có bộ máy lập pháp lưỡng viện do dân bầu, trừ
Nebraska chỉ có bộ máy lập pháp một viện. Các nghị sĩ được bầu từ các khu
vực bầu cử một nghị sĩ và thường phục vụ với nhiệm kỳ hai hoặc bốn năm.
Tên gọi của các viện thay đổi tùy theo từng bang. Ở đa số các bang, viện
trên được gọi là Thượng nghị viện, còn viện dưới có thể được gọi là Hạ nghị
viện, Hội đồng đại biểu hoặc Hội đồng lập pháp.
Những nghĩa vụ chính của bộ máy lập pháp bao gồm việc ban hành các đạo
luật mới, phê chuẩn ngân sách của bang, xác nhận các vị trí được bổ nhiệm
trong bộ máy hành pháp và tư pháp, và thực hiện giám sát các hoạt động của
bộ máy hành pháp. Ở nhiều bang nhỏ, các nghị sĩ làm việc bán thời gian và
chỉ nhận tiền lương không đáng kể. Họ có thể họp bàn chỉ vài tuần hoặc vài
tháng trong năm, sau đó quay về với nghề nghiệp chính thức của mình.
1.2.3 Bộ máy tư pháp
Hệ thống tòa án của các bang có quyền xét xử những vụ việc mà các
tòa án liên bang không xét xử, trong đó bao gồm phần lớn các vụ kiện dân
sự giữa các bên trong cùng một bang, các vụ án hình sự đối với những tội
danh vi phạm luật pháp bang hoặc luật pháp địa phương, luật gia đình, các
vấn đề liên quan đến Hiến pháp bang.
Tòa án cấp cao nhất trong từng bang là Tòa án Tối cao bang hoặc Tòa phúc
thẩm bang. Các thẩm phán thường được bầu cho những nhiệm kỳ dài, nhưng
không phục vụ suốt đời. Tòa án cấp cao thường chỉ có thẩm quyền xét xử
các đơn kháng án - xem xét lại quyết định của các tòa án cấp thấp hơn. Trái
lại, các quyết định của tòa án này có thể bị kháng án lên Tòa án Tối cao Hoa
Kỳ. Cơ cấu của các tòa án cấp thấp thay đổi nhiều tùy theo từng bang. Một
số bang có những tòa án riêng để xét xử các vụ việc dân sự và hình sự, tất cả
các bang đều có một dạng tòa án tỉnh hoặc tòa án quận để xử lý những vi
phạm và khiếu kiện nhỏ.
2. Đại Hàn dân quốc
Hàn Quốc là nước nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc
khu vực Đông Á.Nền chính trị của Hàn quốc chiu ảnh hưởng của nền chính
trị Hoa kỳ.Tuy nhiên,đất nước này vẫn có những nét đặc trưng chính trị
riêng của mình.Trải qua nhiều giai đoạn với các biến cố chính trị,chiến tranh
nền cộng hòa của Hàn quốc ngày càng hoàn thiện minh chứng rõ ràng nhất
là sự phát triển về kinh tế và văn hóa.
2.1 Tổng thống Hàn quốc.
Tổng thống Hàn quốc là người đứng nhà nước và chính phủ được
nhân dân trực tiếp và có nhiệm kì 5 năm và Tổng thống không thể được bầu
lại.
17
Tổng thống có trách nhiệm:
- Duy trì và bảo vệ hiến pháp.
- Bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
- Nghĩ vụ thống nhất và hòa bình.
Quyền hạn của Tổng thống:
- Tổng thống có thể tham gia và trình bày trước Quốc hội hoặc nêu
quan điểm bằng văn bản.
- Tổng thống có thể đệ trình các chính sách quan trọng liên quan đến
ngoại giao, quốc phòng, thống nhất đất nước và các vấn đề khác liên
quan đến vận mệnh quốc gia ra trước một cuộc trưng cầu ý dân nếu
thấy cần thiết.
- Trong trường hợp khẩn cấp, Hiến pháp trao cho Tổng thống những
đặc quyền như: Tổng thống có thể thực thi các biện pháp tài chính và kinh tế
tối thiểu cần thiết hoặc ban hành các sắc lệnh có hiệu lực như luật khi cần
phải có các biện pháp khẩn cấp để duy trì an ninh quốc gia an toàn và trật tự
công cộng và không có thời gian đợi quyết định của Quốc hội.
- Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và nội các chính phủ
- Tổng thống ký và phê chuẩn các điều ước, bổ nhiệm và đón nhận
các
phái đoàn ngoại giao, tuyên chiến và ký các hiệp định hòa bình.
Tổng thống có thể quyết định đặc xá, giảm án, phục hồi các
quyền theo các điều kiện luật định.
Tổng thống là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang theo các điều
kiện quy định bởi Hiến pháp và luật.
2.2 Chính phủ Hàn quốc.
2.2.1 Thủ tướng.
Thủ tướng được Tổng thống bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn.
Thủ tướng có trách nhiệm hỗ trợ Tổng thống và điều hành các
Bộ theo chỉ đạo của Tổng thống.
2.2.2 Hội đồng nhà nước.
Hội đồng Nhà nước bao gồm Tổng thống, Thủ tướng và các
thành viên.
18
Hội đồng nhà nước có các quyền quan trọng sau:
- Các kế hoạch cơ bản của quốc gia và các chính sách chung của
Hành pháp.
- Tuyên chiến, kí kết hiệp định hòa bình, và các vấn đề quan trọng
khác liên quan đến chính sách đối ngoại.
- Các sắc lệnh khẩn cấp, các quyết định tài chính và kinh tế khẩn
cấp của Tổng thống, tuyên bố và kết thúc thiết quân luật.
2.2 Quốc hội Hàn quốc.
Quyền lực lập pháp được trao cho Quốc hội với một viện gồm tối
thiểu gồm 200 nghị sĩ.Nghị sĩ có nhiệm kì 4 năm và không thể giữ bất kì
chức vụ nào khác.
Dự án luật có thể được đệ trình bởi các đại biểu Quốc hội hoặc bởi
cơ quan Hành pháp và đưa các dư luật được thông cho đến Tổng thống.
Quốc hội thảo luận và quyết định về dự luật ngân sách.
Khi Tổng thống ban hành các sắc lệnh có hiệu lực như luật thì phải
thông báo ngay cho Quốc hội nếu Quốc hội không thông qua, các hành động
và sắc lệnh sẽ bị hủy bỏ.
Khi các quan chức Hành pháp hoặc Tư pháp vi hiến hoặc vi phạm
pháp luật Quốc hội có thể thông qua một đề xuất đàn hạch họ
2.3 Tòa án.
2.3.1 Tòa án tư pháp.
Quyền lực tư pháp được trao cho tòa án bao gồm các thẩm phán.
Chánh án Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý
của Quốc hội.
Thẩm phán xét xử độc lập theo lương tâm của họ và tuân theo Hiến
pháp và luật.
2.3.2 Toà án hiến pháp.
Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền quyết định về các nội dung sau:
- Tính bất hợp hiến của luật theo đề nghị của các tòa án;
- Đàn hạch;
- Giải tán một chính đảng;
19
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, giữa
các cơ quan nhà nước với chính quyền địa phương, và giữa các
chính quyền địa phương.
20
LỜI KẾT
Tóm lại, trong chính thể cộng hòa tổng thống thì tổng thống có vai trò
vô cùng to lớn và quan trọng. Tổng thống do nhân dân bầu ra, là người đứng
đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước
không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn, trung tâm bộ
máy nhà nước, đồng thời cũng là trung tâm quyết sách của chính phủ. Tổng
thống chịu trách nhiệm độc lập với nghị viện, có quyền phủ quyết dự luật và
nắm quyền hành pháp.
Tuy nhiên, việc tập trung quyền lực quá nhiều vào tay tổng thống như
vậy không hẳn đã hoàn toàn tốt. Bên cạnh ưu điểm đơn giản hơn về bộ máy
chính quyền và các thủ tục về việc quyết sách dự luật thì việc lạm dụng
quyền lực của tổng thống là vấn đề cần được quan tâm. Bên cạnh đó, sự độc
lập giữa nghị viện và tổng thống có thể dẫn đến mâu thuẫn trong quá trình
điều khiển đất nước. Do vậy, cần tăng cường sự phối hợp giữa hai bộ phận
này.
Hình thức chính thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc
nghiên cứu sự điều chỉnh của luật hiến pháp về tổ chưc và hoạt đọng của nhà
nước. Vì thế, việc tìm hiếu hình thức chính thể nói chung và chính thể tổng
thổng nói riêng ở một số quốc gia có ý nghĩa to lớn trên cả hai phương diện
lí luận và thực tiễn, nó sẽ trang bị cho chúng ta một số kiến thức cơ bản để
có thể lí giải được các hiện tượng chính trị của các nước.
21
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
Lý luận chung về nhà nước và pháp uật NXB công an nhân dân,2012
Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới NXB công an nhân dân,2008
Tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia NXB Hồng Đức,2012
Xây dựng và bảo vệ hiến pháp kinh nghiêm Việt Nam và Thế
giới,NXB Hồng Đức 2014
Trang web tham khảo.
1. />2. />3.4. />%E1%BA%BF
22