Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

dự án shop thời trang nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.6 KB, 25 trang )

DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
Contents
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 1
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
1. Khái nệm về lập kế hoạch
Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất
chính sách giải pháp áp dụng. Kết quả của việc lập kế hoạch là một bản kế hoạch
của một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp được hình thành. Bản kế hoạch là hệ
thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất,
nguồn lực tài chính cho việc thực hiện mục tiêu phát triển dự án đặt ra trong thời
kỳ kế hoạch nhất định.
2. Quy trình lập kế hoạch
Bước 1: Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét, đánh giá môi trường bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp để biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở
điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho dự án của mình thông qua các
chiến lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân quỹ, các chương trình.
Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược. So sánh các nhiệm vụ, mục tiêu ( yếu tố
mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài
( yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn). Xác định sự cách biệt giữa chúng và
bằng việc sử dụng những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra các
phương án chiến lược kế hoạch khác nhau. Kế hoạch chiến lược bao gồm
các bước:
- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: xác định các phương án
hợp lý, tìm ra các phương án có nhiều hiệu quả nhất.
- Đánh giá các phương án lựa chọn: Sau khi tìm được các phương án có
nhiều triển vọng nhất cần tiến hành đánh giá và xem xét điểm mạnh, yếu
của từng phương án dự trên cơ sở định lượng các chỉ tiêu của từng
phương án.
- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: việc quyết định lựa chọn


một tronng các phương án kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào những ưu
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 2
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
tiên về mục tiêu cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Trong quá trìn lựa
chọn phương án cũng cần lưu ý đến những phương án dự phòng và
những phương án phụ để sử dụng cho những phương án cần thiết.
Bước 4: Xác định các chương trình dự án. Việc xác định các chương trình
gồm: xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, các bước tiến hành; các nguồn lực
cần sử dụng, và các yếu tố cần thiết để tiến hành chương trình hành động
cho trước; những yêu cầu về ngân sách cần thiết. Các dự án được xác định
gồm: các thông số về tài chính và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức
huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính.
Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng và ngân sách. Mục tiêu
của các kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: đáp ứng đòi hỏi của thị
trường; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản lý một cách có hiệu
quả hơn các nguồn lực; đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn:
thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến lược.
Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải cụ
thể hóa bằng hệ thống các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch
tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh. Hệ thống các kế
hoạch chức năng bao gồm: kế hoạch sản xuất sản phẩm; kế hoạch mua sắm
thiết bị , nguyên vật liệu; kế hoạch nhân sự; kế hoạch tài chính; kế hoạch
marketing. Sau khi các kế hoạch tác nghiệp được xây dựng xong cần lượng
hóa chúng dưới dạng tiền tệ các dự đoán về mua sắm các yếu tố sản xuất,
phục vụ bán hàng, nhu cầu vốn,…là soạn lập ngân sách.
Các kế hoạch chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mật
thiết với nhau và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm
bảo sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng của doanh
nghiệp.
Bước 6: Đánh giá hiệu chỉnh các pha của kế hoạch. Có thể sử dụng them đội

ngũ chuyên gia, tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, các kế hoạch chức năng,
ngân sách, các chính sách,…để chuẩn bị cho kế hoạch.
2.1. Quy trình lập kế hoạch cho dự án
Bước 1. Mục đích của dự án( Project Goals)
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 3
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
Một dự án thành công khi nhu cầu của các bên liên quan đã được đáp
ứng, các bên liên quan là bất cứ ai trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng tới dự
án.
Như vậy, bước đầu tiên khá quan trọng là phải xác định được các bên
liên quan trong dự án, không phải luôn luôn dễ dàng để có thể xác định được
các bên liên quan của dự án, đặc biệt là những ai bị ảnh hưởng gián tiếp. Ví
dụ về các bên liên quan là:
- Tài trợ của dự án ( Project Sponsor).
- Những khách hàng, hoặc người nhận sự chuyển giao của dự án.
- Những người sử dụng kết quả đầu ra của dự án.
- Người quản lý dự án và nhóm dự án.
Một khi bạn đã hiểu được các bên liên quan là ai, bước tiếp theo là thiết
lập danh sách các nhu cầu của họ. Cách tốt nhất để tiến hành điều này là tiến
hành các công cuộc phỏng vấn các bên liên quan. Hãy giành thời gian cho
các cuộc phỏng vấn để đề ra các nhu cầu thật sự, tạo ra lợi ích thực sự.
Thường là các bên liên quan sẽ nói về nhu cầu mà không hẳn là có liên quan
và mang lại lợi ích. Nhưng bạn nên ghi nhận nhu cầu này và thiết lập chúng
với một thứ tự ưu tiên thấp.
Bước tiếp theo là một khi bạn đã thực hiện tất cả các cuộc phỏng vấn và có
một danh sách toàn diện về nhu cầu, thì hãy tiến hành phân loại thứ tự ưu tiên của
chúng. Từ danh sách ưu tiên tạo ra một tập hợp các mục tiêu mà có thể dễ dàng
đánh giá được. Một kĩ thuật để làm điều này là xem xét chúng ngược với các
nguyên tắc SMART. Bằng cách này sẽ dễ dàng hiểu biết được khi nào thì đạt được
mục tiêu.

Một khi bạn đã thiết lập một bộ rõ ràng về các mục tiêu, chúng nên được ghi
vào kế hoạch dự án. Ngoài ra nó cũng hữu hiệu để bao gồm cả những nhu cầu và
mong đợi của các bên liên quan của bạn.
Cần phải chú ý đây là phần khó nhất của việc hoàn tất quá trình tạo kế hoạch
của dự án, vì thế nên cần tập chung các nguồn lực, những tư vấn viên tốt nhất cho
phần này.
Bước 2. Chuyển giao của dự án ( Project Deliverable)
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 4
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
Sử dụng các mục tiêu bạn đã xác định trong bước 1, tạo ra một danh sách
những việc dự án cần chuyển giao để đáp ứng mục tiêu. Xác định khi nào và làm
thế nào mỗi mục phải được giao. Đưa những phần cần chuyển giao vào kế hoạch
dự án với ngày chuyển giao dự kiến.
Bước 3. Lập lịch cho dự án
Tạo một danh sách các nhiệm vụ cần được thực hiện cho mỗi phần cần
chuyển giao mà đã được xác định trong bước 2. Đối với mỗi công việc, cần phải
xác định các phần sau:
- Số tiền tính theo đơn vị( giờ hoặc ngày) cần thiết để hoàn thành nhiệm
vụ.
- Nguồn nhân lực sẽ đảm nhiệm việc thực thi mỗi công việc.
Một khi bạn đã ước tính được chi phí cần thiết để thực hiện mỗi công việc,
bạn có thể đưa ra chi phí để hoàn thành mỗi công việc và thời gian chuyển giao
chính xác. Cập nhật phần chuyển giao của dự án với ngày chuyển hàng chính xác
hơn. Tại thời điểm này trong quá trình tạo kế hoạch bạn có thể chọn sử dụng một
phần mềm nào đó như Microsoft Project để tạo ra lịch trình dự án của bạn. Hoặc sử
dụng một trong nhiều mẫu tài liệu miễn phí có sẵn nào đó. Nhập vào tất cả các
phần phải chuyển giao, nhiệm vụ, thời lượng và các nguồn lực, những người sẽ
hoàn thành mỗi công việc. Một vấn đề thường được được phát hiện vào thời điểm
này là khi một dự án có thời hạn giao hàng theo yêu cầu của nhà tài trợ là không
thực tế so với yêu cầu của bạn. Và nếu bạn phát hiện ra trường hợp này, bạn phải

liên lạc với nhà tài trợ ngay lập tức. Các hướng để giải quyết trong tình huống này
là:
- Thương lượng lại thời hạn( dự án sẽ chậm trễ).
- Sử dụng them các nguồn lực ( tăng chi phí).
- Giảm phạm vi của dự án( giảm các phần cần chuyển giao).
Sử dụng bảng tiến độ dự án để biện minh cho việc bạn đã lựa chọn một
trong các hướng giải quyết trên.
Bước 4. Các kế hoạch hỗ trợ ( Supporting Plans)
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 5
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
Phần này bạn sẽ làm việc với những kế hoạch mà bạn sẽ tạo ra như là một
phần trong quá trình lập kế hoạch. Và những kế hoạch hỗ trợ này có thể đưa trực
tiếp vào kế hoạch dự án.
- Kế hoạch nguồn nhân lực
Xác định tên cá nhân, tổ chức có vai trò hàng đầu trong dự án. Mô tả vai
trò và trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức trong dự án. Tiếp theo,
mô tả số lượng và loại của những nhân sự cần thiết để triển khai dự án.
Đối với mỗi nguồn lực, cần mô tả rõ ngày bắt đầu, thời gian ước tính và
phương thức bạn sử dụng để có được sự phục vụ của họ cho dự án. Nên
quản lý những thông tin này trong một tài liệu riêng khác.
- Kế hoạch giao tiếp
Tạo một tài liệu cho thấy những người cần được thông báo về dự án và
làm thế nào họ sẽ nhận được thông tin. Cơ chế phổ biến nhất là gửi báo
cáo tiến độ theo tuần hoặc tháng, mô tả làm thế nào dự á được thực hiện,
các mốc đạt được và công việc lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
- Kế hoạch quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một phần quan trọng của quản lý dự án. Mặc dù thường
bị bỏ qua, nhưng nó quan trọng để xác định những rủi ro mà có thể xảy ra
cho dự án của bạn và cần được chuẩn bị để ứng phó nếu có điều gì xấu xảy
ra. Đây là một số ví dụ về những rủi ro thường gặp của dự án:

• Thời gia và chi phí ước tính quá lạc quan.
• Chu kỳ khách hàng xem xét và phản hồi quá chậm.
• Bất ngờ cắt giảm ngân sách.
• Không rõ ràng vai trò và trách nhiệm.
• Nhu cầu các bên liên quan đã không được tìm hiểu kỹ, hoặc không
được hiểu đúng.
• Các bên liên quan thay đổi yêu cầu sau khi dự án đã bắt đầu.
• Các bên liên quan bổ sung thêm yêu cầu mới sau khi dự án đã bắt đầu.
• Giao tiếp giữa các bên kém, dẫn đến hiểu lầm, chất lượng có vấn đề
và phải làm lại.
• Thiếu sự cam kết về nguồn lực.
Rủ ro có thể được theo dõi bằng cách sử dụng nhật ký ghi nhận rủi ra
đơn giản ( simple risk log). Luôn thêm mới các rủi ro mà bạn đã xác định
được vào nhật ký rủ ro của bạn và viết ra những gì bạn sẽ làm trong trường
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 6
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
hợp nó xảy ra và những gì bạn sẽ làm để ngăn chặn việc nó xảy ra. Đánh giá
danh sách rủi ro của bạn một cách thường xuyên, bổ sung thêm những rủi ro
mới khi chúng xảy ra trong suốt quá trình triển khai dự án. Cần phải nhớ là,
khi bạn bỏ qua một rủi ro không có nghĩa là rủi ro đó sẽ biến mất.
2.2. Vai trò của lập kế hoạch
- Tư duy có hệ thống hơn để có thể ứng phó với các tình huống xảy ra.
- Phối hợp mọi nguồn lực hữu hiệu hơn.
- Tập chung vào các mục tiêu cụ thể.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các vị trí
quản lý khác.
- Săn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi bên ngoài.
- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.
Như vậy , lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối mỗi nhà lãnh đạo của
dự án . Nếu không có kế hoạch thì nhà lãnh đạo có thể không biết tổ chức ,

khai thác con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có
hiệu quả , thậm chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ
chức và khai thác . Không có kế hoạch , nhà lãnh đạo và các nhân viên của
họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của mình , họ không biết khi nào và ở đâu
cần phải làm gì .
Còn đối với mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy , nếu chúng ta không biết tự
lập kế hoạch cho bản thân mình thì chúng ta không thể xác định được rõ
mục tiêu của chúng ta cần phải đạt tới là gì ? với năng lực của mình thì
chúng ta cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó ? Không có kế hoạch
chúng ta sẽ không có những thời gian biểu cho các hoạt động của mình,
không có được sự nỗ lực và cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu . Vì thế
mà chúng ta cứ để thời gian trôi đi một cách vô ích và hành động một cách
thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh ta . Vì vậy mà việc
đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ là không cao , thậm chí còn không
thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn .
Tóm lại , chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên , là xuất phát
điểm của mọi quá trình quản lý . Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp , việc lập
ra được những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện
một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra.
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 7
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
CHƯƠNG II HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH
1. Định nghĩa về kinh doanh
Theo VCCI phòng thương mại & công gnhieepj Việt Nam và ILO tổ chức
lao động quốc tế kinh doanh là một hoạt động được một hoặc một nhóm người
thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận. hoạt động kinh doanh có nghĩa là sản xuất
hoặc mua hàng hía và dịch vụ để bán cho khách hàng
Vì mục đích của kinh doanh là lợi nhuận nên số tiền thu được phải lớn hơn
số tiền bỏ ra và kinh doanh. Một công việc kinh doanh thành đạt sẽ trải qua quá
trình kinh doanh một cách liên tục có hiệu quả

Trong bất kỳ xã hội nào kinh doanh lành mạnh luôn là nền tảng của sự phát
triển kinh tế, còn doanh nghiệp là chất xúc tác tích cực cho hoạt động kinh doanh
nghiệp
2. Mục tiêu kinh doanh
II.1. Mục tiêu ngắn hạn
Xây dựng một cửa hàng chuyên bán quần áo nam cùng các phụ kiện đi
kèm như giầy, với các mẫu thiết kế đa dạng có sẵn hoặc do khách hàng yêu cầu với
mục đích đem lại cho khách hàng niềm tin về chất lượng sản phẩm và sự thoái mái,
tự tin khi sử dụng sản phẩm.
Với khoản tiền đầu tư vừa, khả năng thu hồi vốn và phát triển cao, tiến tới
mục tiêu xây dựng một cửa hàng kinh doanh quần áo chuyên nghiệp với những sản
phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
II.2. Mục tiêu trung hạn
Xây dựng và phát triển một hệ thống các cửa hàng kinh doanh quần áo
trên địa bàn thành phố Hạ Long.
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 8
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
II.3. Mục tiêu dài hạn
 Không ngừng đa dạng hóa và phát triển sản phẩm để thu hút khách hàng.
 Phát triển các dịch vụ giao hàng tận nhà, mở rộng thị trường khách hàng trên
cả 3 miền.
 Xây dựng thương hiệu Tùng danbo trên khắp cả nước.
3. Những thánh thức và cơ hội khi khởi nghiệp kinh doanh
Khởi sự kinh doanh là một bước đi dài trong cuộc đời mỗi người. tự kinh
doanh có nghĩa em sẽ là một nhà kinh doanh độc lập, phải chịu trách nhiệm với
việc kinh doanh của mình, sẽ phải gặp rất nhiều những khó khăn. Sẽ phải đối mặt
với những vấn đề phát sinh như làm việc không hạn chế về mặt thời gian, thời
gian nghỉ ngơi thời gian dành cho gia đình bạn bè rất ít
Tuy nhiên bên cạnh những thánh thức đó, em cũng nhận thấy nhiều ích lợi từ
việc kinh doanh như: em được làm chủ nhịp độ của mình, có khả năng tự kiểm soát

cuộc sống của mình nếu như làm tốt công việc kinh doan
3.1 Ý tưởng kinh doanh được lựa chọn
Ngày nay với những chàng tri cá tính năng động sự trẻ trung. Họ là những
người có một niềm đam mê với thời trang là rất lớn vì thời trang làm cho họ tự tin
hơn trong giao tiếp
Không như trước đây vào những năm của thập niên 80, 90 quần áo phần lớn
là tự may sẵn với thợ may có tay nghề không cao và ít có sự lựa chon mẫu cho
riêng mình. Ngày nay những mặt hàng may sẵn thường rất đa dạng, phông phú
nhất là những mặt hàng có xuất xứ từ china đều rất đẹp và độc đáo. Với mong
muốn đưa những xu hướng hiện đại nhất về quê hương. Em đã quyết định chọn
kinh doanh bán lẻ mặt hàng quần áo thời trang nhằm đáp ứng nhu cầu của thanh
niên hiện nay tại thành phố Hạ Long.
3.2. Sản phẩm sẽ kinh doanh và nguồn cung cấp
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 9
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
Dự kiến: mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng đó là quần áo thời trang dành
cho những men có tuổi đời từ 17-30 cùng với đó là những linh kiện kèm theo như
dây lưng da, túi xách, đồng hồ, dầy, mắt kính thời trang… nhưng với số lượng có
hạn và cũng hạn chế về chủng loại.
Nguồn cung cấp hàng em sẽ lựa chọn mua từ một số trung tâm thời trang từ
Quảng Châu, Thẩm Quyến của trung quốc. các trung tâm này luôn luôn được đảm
bảo cập nhật những mẫu mới nhất kiểu dáng phong phú phù hợp với người việ
nam.
4. Nghiên cứu thị trường quần áo thời trang tại TP Hạ Long
4.1. Tổng quan về thị trường TP Hạ Long
Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị
của tỉnh Quảng Ninh Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh,
có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km cách Hà Nội 165 km
về phía Tây cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông
ra Biển Đông.

Thành phố hạ long là một thành phố tầm trung có diện tích khoảng 212km2 và dân
số khoảng 260 ngàn người. người dân trong khu vực có thu nhập cao, GDP liên tục
tăng trong các năm gần đây.
Theo điều tra mới nhất tỉ lệ nam giới ở TP đạt 53% trong đó nam giới có độ tuooit
từ 17-30 chiếm 30% tương đương với 78000 người
Cùng với đó trong khu vực có hai trường. trung cấp y Quảng Ninh và trường cao
đẳng sân khấu điện ảnh. một số trường trung học phổ thông như chuyên Hạ Long,
trường Trọng điểm. cùng với đó là các lớp dạy nghề. Khu công nghiệp cái lân
ngoài ra một lượng khách rất lớn đó là khách du lịch
Với một lương khách hàng rất lớn từ sinh viên người đi làm và khách du lịch, TP
Hạ Long trở thành thị trường tiềm anwng với nhu cầu về quần áo là rất lớn.
4.2. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 10
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
Do đây là một thị trường năng động nên hầu hết trên địa bàn TP đều có đối
thủ cạnh tranh. Các cửa hàng được phân làm ba loại
 Loại thứ nhất: Nhà có sẵn mặt tiền ở đường phố chính mở ra tự kinh
doanh mặt hàng bán lẻ trong đó cso quần áo may săn. Điểm mạnh của
những cửa hàng này là không mất phí thuê địa điểm bán hàng có một
lương khách hàng trung thành do mua thành thói quen những người
quen biết và giá cả tương đối
Những có một điểm yếu mà loại cửa hàng này gặp phải đó là thứ nhất về chất liệu
vải không tốt, mẫu mã sản phẩm còn hạn chế.
 Loại thứ hai: các hãng thời trang lớn như NINOMAX, VIETTIEN…
những hãng có tên tuổi trên thị trường. địa điểm được đặt trên các khu
phố lớn. cửa hàng chuyên kinh doanh những mặt hàng thời trang trẻ
trung, bắt mắt, cửa hàng cso diện tích sử dụng tương đối lớn, thu hút
được sự chú ý
Mặc dù vậy, những giá cả lại khá đắt do chi phí thuê của hàng, gia công với chất
liệu vải bền, tốt nhưng chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng nơi đây.

 Loại thứ ba: là một số cuae hàng nhỏ, chuyên kinh doanh quần áo thời
trang có xuất xứ từ Trung Quốc,Hông Kông,Thái Lan. Đây là những
đối thủ chính của cửa hàng trong tương lai. Những cửa hàng này tập
trung chủ yếu ở hai trung tâm chính đó chính là chợ Hạ Long I và II
Đa số các cửa hàng chưa chú trọng việc trang trí tạo nên sự bắt mắt cho cửa
hàng giá chủ yếu vào khoảng 200-600k khac đắt do nhập hàng qua nhiều khâu
trung gian. Đạc biệt thái độ phục vụ khách hàng rất kém, chủ cửa hàng thương tỏ
thái độ khó chịu khi không vừa lòng với khách hàng nhât là những khách hàng vào
và họ không mua gì, không có tính chuyên nghiệp trong khâu quản lý và bán hàng.
tôi dự kiến sau khi đưa vào hoạt động sẽ biến các mặt yếu của cỏc đối thủ thành
điểm mạnh, lợi thế của cửa hàng, đồng thời học tập điểm mạnh của đối thủ. Điều
quan trọng nhất dự án tập trung vào là làm cho người tiêu dùng biết đến cửa hàng,
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 11
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
phát triển các mối quan hệ sãn có, làm cho khách hàng cảm nhận được sự phục vụ
tốt nhất.
Dựa vào những đánh giá về đối thủ cạnh tranh, em nhận thấy để kinh doanh lĩnh
vực quần áo nam trên thị trường TP Hạ Long cần phải trách những hạn chế trên
của đối thủ cạnh tranh cần tập trung vào một số điểm sau
Các điểm mạnh và điểm yếu của cửa hàng so với các đối thủ cạnh tranh:
* Điểm yếu : Cửa hàng mới gia nhập vào thị trường quần áo, còn thiếu kinh
nghiệm kinh doanh, thiếu khách hàng quen. Trong khi các đối thủ khác đã có
những khách hàng quen thuộc. Điểm yếu này không phải là quá lớn, chúng tôi
hoàn toàn có thể khắc phục được sau một thời gian cửa hàng đi vào hoạt động
* Điểm mạnh : Chúng tôi đã lựa chọn được vị trí đặt cửa hàng phù hợp, cửa
hàng chú trọng về hình thức, kiểu dáng, cũng như chất lượng sản phẩm, chất lượng
phục vụ. Đặc biệt chúng tôi cũng có nhiều mối quan hệ có thể trở thành khách
hàng tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng thường xuyên và trong thời gian dài
Chúng tôi đã nắm bắt được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường, hơn thế nữa
chúng tôi biết cách làm thế nào để người mua quần áo tin tưởng vào chất lượng

cửa hàng. Đây là điều quan trọng nhất mà cỏc cửa hàng quần áo trong khu vực thị
trường chưa làm được.
Sau khi đi nghiên cứu kỹ và tường tận về các điều kiện cá nhân, về thị trường em
tự tin mình sẽ thực hiện việc kinh doanh tốt. và em quyết định mở một cửa hàng
thời trang nam tại Thàng Phố Hạ Long. Với biển hiệu mang tên
CHƯƠNG III DỰ VỀ CỬA HÀNG QUẦN ÁO THỜI TRANG MEN
1. Đôi nét về của hàng quần áo thời trang men
1.1. Các hoạt động kinh doanh chính
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 12
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
 Của hàng Tùng Danbo là cửa hàng thời trang nam mới thành lập dược
đặt tại
 Mặt hàng kinh doanh chính của của hàng là quần áo thời trang nam
ngoài ra đi kèm với đó là những phị kiện có xuất xứ từ Quảng Châu,
Thẩm Quyến
 Khách hàng mục tiêu: là nam có độ tuổi từ 17-30 những ngườ đang đi
làm, sinh viên hay khách du lịch
 Đối thủ cạnh tranh: tất cả những cửa hàng thời trang nam
 Mục tiệu kinh doanh cần đạt được: lãi ròng tháng đầu tiên đạt 10 triệu
hoàn vốn trong vòng 6 tháng. Sau 2 năm mở thêm một cửa hàng khác và
trở thành đại lý phân phối quần áo của các trung tâm như Quảng Châu,
Thẩm Quyến, Hồng Kong
 Mục tiêu cá nhân: độc lập trong kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính,
phục vụ cho nhu cầu khách hàng, tạo thu nhập ổn định cho nhân viên.
1.2. cơ sở hạ tầng dự kiến
Cửa hàng là ngôi nhà 2 tầng có diện tích là 100m2 gồm khu trưng bày
35m2, khu thay đò 8m2, khu chứa hàng tầng 1 là 7m2 khu nghỉ ngơi cho nhân viên
35m2. Tâng hai là 15m2. Mặt tiền là 5m2 rất tiện cho việc để xe của khách hàng
Em luôn có một suy nghĩ là cửa hàng sẽ phục vụ những vị khách có gu
thẩm mỹ cao có thể là những người đàn ông cungc có thể là những người phụ nữ

mua quà tặng đàn ông vì vậy phòng trưng bày của cửa hàng em dành cho những
bộ quần áo đẹp nhất bố trí một cách hợp lý nhất đa dạng về mẫu mã sự lựa chọn.
tạo nên sự chú ý và bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên
Cửa hàng có sẵn điện nước, truyền hình cáp, điện thoại giá thuê nhà theo
tháng là 2.500.000 ngàn. Đây là chi phí cố định về thuê nhà trong vòng 2 năm
ngoài ra không phải chịu bất kỳ chi phí phát sinh nào khác trong quá trình kinh
doanh. Chủ nhà chịu trách nhiệm nộp thuế đât hàng quý cũng như những khoản chi
phí khác có liên quan.
Sau đây là dự tính chi phí hàng tháng cho địa điểm kinh doanh
 Tiền thuê nhà 2.500.000
 Tiền điện, nước 200.000
 Tiền điện thoại 200.000
 Tiền cáp truyền hình 50.000
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 13
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
 Tiền khác 50.000
 Tổng 3.000.000
2. Các hoạt động chuẩn bị đưa cửa hàng vào kinh doanh
Các hoạt động cần thiết để đưa cửa hàng vào kinh doanh dự kiến sé mất
từ 4-6 tuần bao gồm
- Ký hợp đông thuế nhà
- Sửa sang và trang trí cửa hàng
- Mua các vật dụng cần thiết cho cửa hàng
Bảng 1: danh mục những vật dụng cần mua sắm
STT DANH MỤC SỐ
LƯỢNG
ĐƠN GIÁ THÀNH
TIỀN
GHI
CHÚ

1 Ma-nơ-canh full 02 1.200.000 2.400.000
2 Ma-nơ-canh nửa 02 600.000 1.200.000
3 Giá sắt để q.bò 01 chiếc 500.000 500.000
4 Mắc kẹp q.bò 02 lố 50.000 100.000
5 Mắc treo áo 10 lố 15.000 150.000
6 Gương treo tường 02 chiếc 150.000 300.000
7 Quạt treo tường 01 chiếc 150.000 150.000
8 Quạt cây 02 chiếc 0 0 Đã có
9 Biển hiệu 01biển 1.000.000 1.000.000
10 Túi in tên cửa
hàng
07kg 30.000 210.000
11 Card virit 04 hộp 25.000 100.000
12 Tủ kính 01 cái 0 0 Đã có
13 Máy vi tính 01 cái 0 0 Đã có
14 Bàn máy vi tính 01 cái 0 0 Đã có
15 Sửa sang trang trí 01 1.500.000 1.500.000
Tổn
g
7.600.000
- Đăng ký kinh doanh với sở kế hoạch và đầu tư
- Tiến hành chiến lược quản cáo và xúc tiến bán hàng
- Đi Quảng Châu mua hàng
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 14
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
CHƯƠNG IV LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
1. Chiến lược kinh doanh
Sản phẩm của của hàng cung cấp chia thành hai bộ phận chính đó là quần áo
cao cấp và quần áo bình dân
• Thị trường cung cấp quần áo cao cấp

- Sản phẩm là những quần áo cao cấp, có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
có giá cao dành cho những người thành đạt được bố trí bày đặt một cách đặc
biệt trên tầng hai
- chưa có nhiều nhà cung cấp các mặt hàng thời trang mang nhãn hiệu lớn
- thị trường mặt hàng quần áo thời trang cao cấp chưa được khai thác nhiều
- cầu về mặt hàng quần áo cao cấp là khá lớn đối với một thành phố phát triển
như HẠ LONG
Như vậy, đâylà một thị trường tiềm năng có lợi nhuận khá cao và ít đối thủ
cạnh tranh, nhưng cũng có những rào cản gia nhập nhất định. Để tiếp cận được với
các khách hàng tiềm năng của bộ phận này, trước hết, chúng tôi sử dụng những
mối quan hệ sẵn có từ bạn bè, người thân để cung cấp cho một vài công ty trong
thời gian đầu. Đẩy mạnh marketing quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm và dịch
vụ của cửa hàng. Dựa trên những mối quan hệ sẵn có, tạo dựng mối quan hệ với
văn phòng các công ty khác và dựa vào đánh giá chất lượng sản phẩm của các công
ty chúng tôi đã cung cấp để tạo dựng thêm sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ cho
các khách hàng tiềm năng khác. Cùng với sự phát triển của cửa hàng, chúng tôi sẽ
tiếp tục thâm nhập sâu hơn và trở thành nhà cung cấp lớn trong thị trường này.
• Thị trường cung cấp quần áo bình dân cho người tiêu dùng
- Sản phẩm là hàng hoá thông thường
- Số lượng khách hàng lớn
- Cầu lớn và là nhu cầu thường xuyên, nhạy cảm theo giá
- Dễ dàng gia nhập thị trường
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 15
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh
Như vậy, đây thị trường có tiềm năng lợi nhuận cao, dễ gia nhập, nhưng có
rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nên cần có điểm đặc biệt để thu hút khách hàng.
Để làm cho khách hàng ưa thích sản phẩm của chúng tôi hơn, đồng thời tạo niềm
tin cho khách hàng về độ bền của sản phẩm hoa chúng tôi cung cấp, chúng tôi tập
trung vào những biện pháp tác động tới tâm lý và trực quan của khách hàng. Với

chiến lược : “Khác biệt hoá sản phẩm” so với đối thủ cạnh tranh, chúng tôi sẽ tạo
ra sự khác biệt và nổi bật về sản phẩm hoa tươi của cửa hàng so với đối thủ cạnh
tranh trên các mặt sau đây:
- Hình thức, kiểu dáng khác biệt
- Đảm bảo chất lượng, độ bền của sản phẩm
- Chất lượng phục vụ với phương châm “ khách hàng là thượng đế ”
- Dịch vụ điện, thanh toán qua chuyển khoản
- Dịch vụ kèm theo bán hàng
- Tôn chỉ kinh doanh của cửa hàng là : “Khiến khách hàng hài lòng từ chất
lượng tới phục vụ” .
2. Kế hoạch kinh doanh
2.1. kế hoạch sản phẩm
2.1.1. nguồn cung cấp hoa tươi
Cửa hàng “ Tùng danbo” chuyên kinh doanh các sản phẩm hoa tươi.
Vì vậy việc lựa chọn nhà cung cấp quần áo, có uy tín và chất lượng trên thị
trường là vấn đề hết sức quan trọng, được chúng tôi dành nhiều thời gian và
công sức để tìm hiểu và chọn lựa. Qua điều tra thực tế, chúng tôi đã tìm được
các cung cấpquần áo cho cửa hàng “ Tùng danbo” đó là:
 Trung tâm thời trang thẩm quyến
 Trung tâm thời trang hồng kong
2.1.2. Nhãn hiệu, thương hiệu cửa hàng
Mỗi sản phẩm thành phẩm khi bày bán hoặc cung cấp cho khách hàng
sẽ được đính nhãn mang logo cửa hàng, mã số sản phẩm và giá tiền
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 16
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
2.1.3. Cách thức bán hàng
Cửa hàng “ Tùng danbo” có hai hình thức bán hàng đối cới thị trường bán lẻ
• Trực tiếp tại cửa hàng
• Bán hàng qua điện thoại
- Nhiều khách hàng không đến cửa hàng mua được, cửa hàng “ Tùng danbo”

sẵn sàng mang đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng với chi phí vận chuyển tuỳ
vào khoảng cách. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho khách hàng vào mua quần áo đều
cảm nhận được chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ nhiệt tình nhất.
- Giá bán sẽ được đính trên từng sản để khách hàng dễ hàng lựa chọn.
- Khách hàng đến cửa hàng sẽ được những nhân viên bán hàng trẻ trung,
nhiệt tình giới thiệu những mới lạ về các loại sản phẩm: Đặc điểm, độ bền, ý nghĩa
từng loại .
- Khách hàng vào cửa hàng dù mua hay không đều được phục vụ nhiệt tình,
không có thái độ khó chịu với khách
3. Kế hoạch maketing
1.1. Chiến lược tổng thể
Sau khi xác định được quy mô của thị trường tiềm năng và xác định được đối
thủ em lựa chon chiến lược maketing- MIX 4p để giới thiệu các mặt hàng mà mình
kinh doanh sắp tới
- Product- sản phẩm: sau khi nghiên cứu kỹ về các mặt hàng của đối thủ cạnh
tranh, em xác định mặt hàng mà cửa hàng sắp kinh doanh sẽ vừa thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng và nó có những đặc điểm nổi bật sau:chủng loại
mầu sắc, mẫu mã phong phú đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn thú
vị.
- Price-giá cả: của hàng xác định nhập hàng từ những trung tâm sản xuất thời
trang chứ không qua các đại lý trung gian vì vậy giá cả của sản xuất sẽ rất
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 17
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
phù hợp cho mỗi khách hàng giá của sản phẩm sẽ giao động từ ( 150.000-
300.000) khá rẻ so với các đối thủ cạnh tranh
- Place- địa điểm: đối với việc kinh doanh địa điểm bán hàng là rất quan trọng
nó phải thỏa mãn một số yếu tố như người qua lại với số lượng đông, có vẻ
hè rộng rãi thuận tiện cho việc đỗ xe, có độ an ninh cao, không nằm trong
vùng quy hoạch của thành phố…
Cửa hàng TÙNG DANBO được đặt trên BÃI CHÁY Đây là trục đường chính

có nhiều xe qua lại, hơn thế nữa ở đây có nhiều trụ sở, các trường cao đẳng,
trung học. ở đây đã có khá nhiều cửa hàng quần áo những đa số là của hàng
quần áo nữ vì vậy sự cạnh tranh trong lĩnh vực bán quần áo nam là tương đối.
- Promotion- quảng cáo và xúc tiến bán hàng: qua việc tìm hiểu các của hàng
thời trang trên thành phố thì hầu hết các cửa hàng đều không có dịch vụ xúc
tiến hỗ trợ và quảng cáo vì hầu hết họ không được đào tạo qua kinh doanh
họ chỉ buôn bán theo kinh nghiêm của mình. Đối với một của hàng bán lẻ
việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng vì vậy em
xin đưa ra kế hoạch như sau:
Trước khi cửa hàng đi vào hoạt động em quảng cáo cửa hàng qua wed bằng hình
thưc facebook, các trang rao vặt, treo băng rôn, quảng cáo phát tờ rơi và một số
những khuyến mại…. nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tới của hàng
Trích 5% lợi nhuận ròng từ việc bán hàng trong việc xúc tiến và quảng cáo cụ thể
Duy trì quảng cáo trên các trang wed giao vặt, điện thoại
Hàng tháng tổ chức chương trình khuyến mãi giảm giá 10% cho các sản phẩm vào
các ngày lễ như 14/2, 8/3, 2/9
Những sản phẩm được trả lại trong vòng 24h cửa hang sẽ tiếp nhận nhằm đạt sự
thỏa mái nhất cho khách hàng
Với việc áp dụng chương trình maketing-4 mix em tin sẽ tạo ra một sự thu hút
với số lượng lớn khách hàng. Và khách hàng đó sẽ trowr thành khac hàng tương lai
của cửa hàng
3.1. Chiến lược cạnh tranh
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 18
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
Em lựa chọn ba chiến lược cạnh tranh chính
- Chiến lược thích nghi cạnh tranh
- Chiến lược phân biệt
- Chiến lược phản ứng nhanh
4. Kế hoạch nhân sự
Tổ chức nhân sự của cửa hàng

Nhân sự của cửa hàng bao gồm chủ cửa hàng và nhân viên cửa hàng
Về mặt sở hữu pháp lý là em: TÙNG DANBO sẽ sở hữu cửa hàng chịu mọi
trách nhiệm với những vấn đề liên quan đến cửa hàng em sẽ tổ chức việc mua bán,
lập và lưu giũ sổ sách kế toán, lưu kho hàng hóa, tiếp xúc, xư lý các ý kiến của
khách hàng
Nhân viên gồm có 2 nhân viên: làm việc cả ngày là nữ có ngoại hình ưa nhìn,
không làm theo ca. chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng giới thiệu sản phẩm
và tư vấn cho khách hàng…
Chính sách quản lý nhân sự
Nhân viên được đào tào bán hàng và thử việc trong vòng 3 ngày4
Lương cứng của mỗi nhân viên là 1.500.000 ngàn một tháng kem theo là 2000
ngàn trên mỗi sản phẩn bán được bao cơm trưa.
Hai nhân viên bán hàng sẽ làm cả ngày sáng 9-12 h chiều từ 14-21h
Dự tính chi phí hàng tháng cho nhân viên sẽ là
Lương cố định 1.500.000*2= 3.000.000
Thưởng 150.000*2= 300.000
Cơm trưa 30*2*15=900.000
Chi phí khác 100.000
Tổng tiền chi cho nhân viên một tháng sẽ là 4.300.000 ngàn đồng
5. Kế hoạch sử dụng vốn
Bảng 2. Chi phí mua hàng ban đầu ( đơn vị: đồng)
STT DANH MỤC S. LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Áo phông, cọc tay 35 40.000 1.400.000
2 Áo phông, cổ tròn 35 30.000 1.050.000
3 Áo phong dài, cộc tay 20 50.000 1.000.000
4 Áo sơ mi dài tay 30 50.000 1.500.000
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 19
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
5 Áo sơ mi ngắn tay 20 60.000 1.200.000
6 Quần bò lửng 35 60.000 2.100.000

7 Quần bò dài 60 80.000 4.800.000
8 Sooc bò 20 40.000 800.000
9 Kaki lửng 35 40.000 1.400.000
10 Kaki sooc 20 30.000 600.000
11 Thắt lưng da 20 40.000 800.000
12 Kính thời trang 30 50.000 1.500.000
13 Dép da 20 150.000 3.000.000
14 Giầy da 15 200.000 3.000.000
TỔNG 395 24.150.000
Bảng 3: dự tính chi phí cố định cho cửa hàng
Đơn vị: đồng
STT Loại chi phí Số tiền
1 Chi phí cố định 7.600.000
2 Chi phí nhân viên 4.300.000
3 Thuế môn bài 60.000
TỔNG 11.960.000
Bảng 4: dự tính nhu cầu tài chính ban đầu
Đơn vị: đồng
STT Các loại chi phí Số tiền
1 Chi phí mua hàng 24.150.000
2 Đăng ký kinh doanh 1.000.000
3 Công cụ dụng cụ 7.600.000
4 Chi phí hàng tháng 4.300.000
5 Chi phí đi lại 3.000.000
6 Chi phí vẫn chuyển 300.000
7 Chi phí quảng cáo, xúc tiến 2.000.000
TỔNG 42.350.000
Bảng 5: ước tính doanh thu của cửa hàng
Đơn vị: đồng
STT DANH MỤC S. LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN

1 Áo phông, cọc tay 35 140.000 4.900.000
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 20
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
2 Áo phông, cổ tròn 35 130.000 4.550.000
3 Áo phong dài, cộc tay 20 150.000 3.000.000
4 Áo sơ mi dài tay 30 180.000 5.400.000
5 Áo sơ mi ngắn tay 20 160.000 3.200.000
6 Quần bò lửng 35 160.000 5.600.000
7 Quần bò dài 60 210.000 12.600.000
8 Sooc bò 20 150.000 3.000.000
9 Kaki lửng 35 150.000 5.250.000
10 Kaki sooc 20 130.000 2.600.000
11 Thắt lưng da 20 140.000 2.800.000
12 Kính thời trang 30 150.000 4.500.000
13 Dép da 20 280.000 5.600.000
14 Giầy da 15 350.000 5.250.000
TỔNG 395 68.250.000
Bảng 6: thu nhập dự kiến của cửa hàng trong 3 tháng đầu
Chi tiêu Tỉ lệ T1 T2 T3 Tổng
Tổng
doanh thu
68.250.000 68.250.000 68.250.000 204.750.000
Giá vốn
bán hàng
24.150.000 24.150.000 24.150.000 72.450.000
Lãi gộp 44.100.000 44.100.000 44.100.000 132.300.000
Các loại
chi phí
Chi phí
hàng tháng

4.300.000 4.300.000 4.300.000 12.900.000
Đăng ký
kinh doanh
1.000.000 0 0 1.000.000
Các hạng
mục chuẩn
bị
7.600.000 0 0 7.600.000
Đi lại và
vận
3.300.000 3.300.000 3.300.000 9.900.000
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 21
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
chuyển
Xúc tiến
bán hàng
2.000.000 2.000.000 2.000.000 6.000.000
Tổng chi
phí
18.200.000 9.800.000 9.800.000 37.800.000
Lãi ròng 25.900.000 34.300.000 34.300.000 94.500.000
6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cửa hàng
Hiệu quả kinh tế của cửa hàng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự quản lý
các nguồn nhân lực, vật lực của chủ thể doanh nghiệp để có hiệu quả cao nhất
trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất
4.1. Thời gian hòa vốn của cửa hàng
Theo như số liệu tính toán ở bảng 6 ta có thời gian hòa vốn của cửa hàng là
1,5 tháng
4.2. Hiện giá thu nhập thuần
Hiện gia thu nhập thuần (NPV) là tổng mức lãi cả đời dự án qui về hiện tại hay

là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản và các khoản chi được chiết khấu
với mức lãi suất thích hợp.
Công thưc tính NPV:
NPV=-+ +
CFo: vốn đầu tư ban đầu
CFt : lợi nhuận năm thứ t
NPV: hiện giá thu nhập thuần
Khi thành lập cửa hàng e không phải vay vốn nhưng để tính toán chi tiêu NPV,
e vẫn phải đưa yếu tố lãi suất vào phép tính vù nếu chỉ tiêu NPV<0 thì thay vì
dùng tiền để kinh doanh e gửi vào ngân hàng sẽ có lợi hơn, trong trường hợp
này giả sử lãi vay là 10% một năm
Từ bảng 6 ta có
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 22
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
LN1= 25.900.000+34.300.000*11=403.200.000
LN2=34.300.000*12=411.600.000
Dự tính NPV như sau
NPV=-24.150.000++=707.452.426>0
Với NPV>0, dự án thành lập cửa hàng hoa này hoàn toàn khả thi về mặt tài
chính
4.3. Những rủi ro mà cửa hàng có thể gặp phải khi đi vào hoạt động
4.3.1. Những rủi ro có thể xảy ra
 Không có hoạt động kinh doanh nào là tuyệt đối an toàn, luôn luôn có những
rủi ro rình rập, cho nên lường trước được những rủi ro trong tương lai để biết
được có loại rủi ro phải chấp nhận và có những rủi ro trách được
 Rủi ro chi phí tốn kém: như chi phí về điện nước, chi phí đi lại vận chuyển
 Rủi ro chi phí tiếp thị quảng cáo xúc tiến thương mại
 Quản lý hàng lưu kho kém dẫn đến ứ đọng
 Trôm cắp gian lận
 Tai họa đột ngột có thể xảy ra như chấy lũ lụt bõa

 Chủ nhà chấm dứt hợp đồng thuê nhà một cách đột ngột dẫn đến sự thay đổi
khó khăn
4.3.2. Những phương án phòng ngừa rủi ro
 Nhận thức và lường trước được rủi ro đông thời đề phòng những rủi ro
đó nhằm trách những tổn thất cho cửa hàng càng trách được những tổn
thất thì càng giảm được nguy cơ thất bại trong kinh doanh
 Nắm vững được kỹ năng kinh doanh cần thiết như kỹ năng bán hàng
quản lý
 Đào tạo kỹ năng cho nhân viên bán hàng thái độ phục vụ tốt
 Có chính sách giảm giá với những mặt hàng có nguy cơ lỗi mốt
 Kiểm soát và hạn chế tối đa các chi phí phát sinh
 Kiểm tra và đưa ra những điều khoản chặt chẽ trong hợp đông thuê nhà
nhằm hạn chế những bất lợi sau này khi bị tạm dừng việc thuê nhà
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 23
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 24
DỰ ÁN SHOP THỜI TRANG NAM TÙNG DANBO
ĐỒ ÁN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ HỌC VÀO KINH DOANH Page 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×