Phần 1 : MỞ ĐẦU
1: Lời Mở Đầu
Có lẽ đối với tôi những chuyến đi là một điều gì đó khá thú vị , luôn
cuốn hút hút vì bản chất trong tôi tính là tò mò. Tôi thích được đi nhiều nơi
nhìn ngắm được nhiều thứ và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn mà tạo hóa đã ban
tặng. Không gì đẹp bằng cảnh vật của tự nhiên, vẻ đẹp của giá trị lịch sử văn
hóa ., những vẻ đẹp đó luôn mang lại cho tôi một cảm giác khó tả , nó cứ len
lấn rồi đục sâu vào trong tâm hôn . tôi muốn khám phá chúng muốn tìm hiểu
sâu ,rông, kỉ . Đó giống như là một niềm đam mê vậy, có lẻ niềm đam mê này
sẽ theo bước chân của cuộc đời tôi. Nếu như không có một chất xúc tác thì sẽ
không tạo ra được gì và niềm đam mê của tôi cũng như vậy đó. Từ khi sinh ra
và lớn lên tôi được ba me dẫn đi chơi hay tham quan cũng được kha khá chổ
nhưng vào thờ điểm đó cảm nhận chung của tôi về những nơi ấy chỉ đẹp mà
thôi, tâm hồn tôi thực sự sáo rỗng , chẳng có chut cảm giác nào cả tôi lý giải
về điều này là chắc hẳn đầu óc của tối lúc này con thơ dại lắm nhưng không
phải bởi vì chất xúc tác của tôi đã đến vào lúc kì nghĩ hè năm lớp 11 tôi đươc
anh trai dẫn đi Đà nẵng và có dịp ghé vào Hội An. Không phải nói ngoa từ lúc
đặt chân đến mảnh đất cổ này tôi đã gặp tiếng sét ái tình với nơi đây, tình yêu
đam mê đã đến với tôi ngay trong lúc này . Tôi đặt chân đến nơi này vào một
buổi chiều tà, lúc ngày sắp hết, cảm nhận đầu tiên của tôi về nơi này là một
gam màu nâu thẩm . khách bộ và hàng quán bấy giờ đã vãn . họ tập trung
vào những nhà hang cao lầu hay nhưng quán ăn đặc sản ở Hội an , nhưng ngôi
nhà cổ lên đèn bên trong là mân cơm xum vầy bên gia đình. Nhưng nhà hang
quán lên đèn từ những đền lồng mang đậm chất xứ hội an. Đi dọc theo con
sông hoài rồi ngắm nhìn chùa cầu ở đăng xa trong tôi có một cảm giác bình
1
an đến lạ kỳ sau đó vài phút cảm giác lại thay đôi khi tôi nhìn xung quanh
con đưởng hem , ngôi nhà cổ hình như tôi đã trở về thời xa xưa , cái thời của
cố kỵ nhà tôi.tự nhiên trong tôi yêu mảnh đất này đến lạ kỳ không phải là tình
yêu quê hương mà là tình yêu dành cho một vẻ đẹp trầm mặc cổ kính , bình
yên. Rong ruổi hội an theo nhưng ánh đèn lòng đã đưa tôi đi khắp từ con phố
này đến con phố khác. Nhưng ngôi nhà cổ , nhưng tiếng mời chào khách.
khoảng chưng ba bốn tiêng thì tôi phải theo anh trở lại Đá nẵng , cái cảm giác
rời xa nơi đây như rời xa một người tình trong mộng bởi trái tim tôi đã trot
dan díu với nơi này rôi, chiếc xe cứ lăn bánh hồn tôi cứ vẫn vơ theo nhưng
con đường nhỏ , ngôi nhà cổ rồi nhưng món ăn đậm chất quảng . tôi tự hứa
trong lòng rồi tôi sẽ có dip trở lại nơi đây. Và rồi ngày đó cũng đã đến nhân
trong chuyến thực tế tham quan của mình tôi đã được trở lại nơi đây, tôi quyết
tâm phải khám phá hết vẻ đẹp lịch sử văn hóa , vẻ đẹp ẩm thực , hơn thế nửa
là vẻ đẹp của con người xứ hội. đây như là một cơ hội cho tôi , một cơ hội
chìm đắm trong vẻ đẹp của văn hóa lịch sử , cơ hội để khám phá hết những ẩn
tích bên trong mà lần trước tôi chỉ được nhìn ngắm và cảm nhận chưa thúc sự
phám phá toàn bộ và chưa đủ thời gian để chim đắm vào nó.
2
PHẦN 2 : NỘI DUNG
I :Những nét khái quát chung về phố cổ Hội An
1:Giới thiệu về phố cổ
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông
Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà
Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương
trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và
Hội An.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam,
hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di
tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc,
giếng cổ, mộ cổ Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của
Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương
Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi
lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu
giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi
trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có
nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm
lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến
trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường
Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di
tích nổi tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn
lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng
dần từ bắc xuống nam. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây
dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai
tầng. Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc
của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương
3
phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những
bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ Nơi đây
hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người
Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm cho nên mỗi công trình để lại
hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.
Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều
nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bên cạnh những phong tục tập quán bản
địa của người Việt còn có thêm những tập tục của cộng đồng cư dân nước ngoài
đến định cư như tục thờ đá; thờ Cá Ông của cư dân ven biển Trung bộ; thờ các
hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét hay vật thiêng (cây cổ thụ),
Cộng đồng người Hoa ở Hội An có tục thờ các vị thần bảo trợ như
Thiên Hậu, Quan Công, Bảo Sinh Đại Đế, Quan Âm Bồ Tát. Họ thường
xuyên tổ chức các kỳ lễ hội hay sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng khác trong các
ngày vía thần như tết Nguyên Tiêu (16/1 âm lịch), Thanh Minh (tháng 3 âm
lịch), Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Trung Thu (15/8), Trùng Cửu (9/9 âm lịch), Hạ
Nguyên (15/10 âm lịch).
Những yếu tố về mặt xã hội cũng như văn hoá đa dạng này tạo nên nét
riêng cho cộng đồng cư dân ở Hội An.
Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hoá lại sớm giao lưu với thế
giới bên ngoài, không biết tự bao giờ đã hình thành một bản sắc văn hoá độc
đáo riêng và được giữ gìn, bảo tồn qua bao thế hệ cho đến hôm nay. Cuộc
4
sống của con người nơi đây thiên về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng. Với
họ đô thị Hội An như một mái nhà lớn cổ kính mà trong đó đang chung sống
một đại gia đình đông đúc con cháu với những người thị dân hiền hoà gần gũi
và hiếu khách; những chủ gia đình ân cần, thân thiện; những phụ nữ dịu dàng,
khéo tay, nhân hậu; những trẻ em lễ độ, ngoan ngoãn tạo nên một cộng
đồng cư dân hoà thuận sống bình dị, êm đềm bên nhau qua bao thế hệ và cứ
như vậy tiếp nối.
Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội
An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh,
bánh tổ, bánh ít gai từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay thực
khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức. Cuộc sống đã bao đổi
thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mất đi những điệu hò quen
thuộc, những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tất thảy vốn cổ ở đây đều
được trân trọng giữ gìn Một đêm hội được tổ chức hằng tháng vào tối 14 âm
lịch và đây cũng là dịp du khách khắp nơi được sống trong bầu không khí
mang đậm bản sắc truyền thống của Hội An.
5
2:Lịch sử của mảnh đất Hội An
Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa,
được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế
với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An
Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất
này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Qua kết quả nghiên
cứu khảo cổ học tại 4 di tích mộ táng (An Bang, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân
Lâm) và 5 điểm cư trú (Hậu Xá I, Trảng Sỏi, Ðồng Nà, Thanh Chiắm, Bàu
Ðà), với nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất,
công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại
được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa
Huỳnh. Ðặc biệt sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán (Ngũ
Thù, Vương Mãng), những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, dáng dấp Ðông Sơn,
Óc Eo, hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh luyện trong các hố khai
quật đã chứng minh một điều thú vị rằng, ngay từ đầu Công nguyên, đã có
nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.
Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm ấp Phố,
Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba
Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận
đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan
trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích
đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và
những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần
tài lộc Kubera, tượng voi thần ) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại
Việt, Trung Ðông thế kỷ 2-14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một
giả thiết từng có một Lâm ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại
Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh.
Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố
nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An
6
lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với
"con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên
thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp tấp
nập đến đây giao thương mậu dịch.
Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến
nỗi cột buồm của chúng "như rừng tên xúm xít" (Thích Ðại Sán - Hải ngoại
ký sự), còn hàng hóa thì "không thứ gì không có", nhiều đến mức " cả trăm
chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được" (Lê Quý Ðôn - Phủ biên
tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị-thương cảng quốc tế phát triển
rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế
trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong.
Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, "cảng
thị thuyền buồm" Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của
mình cho " cảng thị cơ khí trẻ"ớ Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã
tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung - cận đại dưới tác động
của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô
thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.
Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 - 1975), hàng
nghìn người dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nước.
Nhiều địa phương và một số người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu
"Anh hùng"
Vào ngày 22/8/1998, Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu
"Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân". Hơn một năm sau, ngày 4 tháng
12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc
UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào
ngày 24/8/2000 Hội An một lần nữa được nhà nước phong tặng danh hiệu
"Anh hùng Lao động" trong thời kỳ đổi mới.
7
II: Hành trình khám phá phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là niềm tự hào du lịch Việt Nam bởi nét thơ mộng, sự
cổ kính đậm đà bản sắc văn hoá. Hội An được mệnh danh là một trong những
điểm đến hấp dẫn nhất, không thể bỏ qua của những người đam mê du lịch.
Đến với Hội An vào đúng thời điểm đêm hội đèn lồng để thấy hết được
những nét đẹp ẩn chứa nơi phố cổ mà những ngày thường bạn chưa có dịp
chiêm ngưỡng.
Hội An về đêm vốn đã yên ả, thanh bình đốn tim bao kẻ ghé qua nhưng
đến khi tất cả ánh đèn điện vụt tắt, cả khu phố được chiếu sang chỉ bằng thứ
ánh sang lung linh của đèn lồng thì càng trở lên huyền ảo. Đó là khi đêm hội
đèn lồng bắt đầu.
8
Kể từ những năm 1998, chính quyền Hội An bắt đầu tở chức Lễ hội
đêm rằm vào đêm 14 âm lịch hàng tháng. Khi đó, cùng với trăng thanh mới tỏ
và trời cao là màu sắc đa dạng của những chiếc đèn, các con phố chỉ là không
gian cho du khách đi bộ vì không có phương tiện giao thông nào được lưu
hành vào thời điểm này. Bạn sẽ như sống lại khung cảnh của thế kỉ XVIII với
lối kiến trúc cổ xưa hoà vào không gian này.
Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho những cặp đôi có cho mình một chuyến
đi thú vị. Hãy thử ghé qua vài ba hàng quán nổi tiếng, thưởng thức vài ngón
ăn ngon. Hay cùng nhay thả đèn trôi dọc dòng sông, ước cho cuộc sống của
mình thật yên ổn hạnh phúc. Rồi đi dọc con phố ngắm những con người qua
lại, những địa điểm nổi tiếng thật khác biệt về đêm. Đó sẽ là những trải
nghiệm tuyệt vời mà nếu bạn bỏ lỡ khi đến với nơi đây thì không khác nào
bạn đến Việt Nam mà bỏ quên đi món phở nổi tiếng.
1: Vẻ đẹp của di tích Văn hóa – Lịch sử
Chùa cầu , Nhà cổ Tân Ký , Hội quán Phúc kiến là những di tích văn
hóa - lích sử khi đến Hội An thì ta phải đặt chân đến đó. Chúng như là biểu
tượng vật thể của phố cổ theo từng năm tháng. Dọc theo con đường Hai bà
Trưng rồi rẻ qua đường Trần phú , đi vào một con đường nhỏ , cứ dần men
theo con đường ấy . Tôi đã đặt chân thực sự vào những ngôi nhà nhỏ, những
con đường vòng quanh dọc bên con sông hoài.
9
Chùa Cầu
Điểm dừng chân đầu tiên là chùa Cầu, ngôi chùa này là biểu tượng đặc
trưng hay nói cách khác là hình ảnh đại diện của mảnh đất phố cổ này . Nhìn
bề ngoài ngôi chùa này có vẻ hao hao giống Cầu ngói Thanh Toàn ở Huế
nhưng càng tìm hiểu và theo lời của bác Hướng dẫn viên thì nó hoàn toàn
khác mọi ngôi chùa cầu khác họa chăng chỉ giống ở điểm ngoài thờ cúng ra
ngôi chùa này dùng để đi lại mà thôi.Chùa Cầu hay còn gọi là chùa Nhật Bản
nằm trong khu phố cổ Hội An. Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản
đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16.Do ảnh hưởng
của thiên tai địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu
tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt -
Trung. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng
của Hội An.
Giá trị lịch sử
Theo truyền thuyết, cả cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa
có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở
ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người
Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản,
đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản
bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất
và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được
bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các
thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó.
Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc
Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì
thế, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật
Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa.
Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía
Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719,
10
Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý
nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia
còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có
lẽ cũng được dựng vào thời gian này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817,
1865, 1915, 1986.
Nét hấp dẫn của Chùa Cầu
Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra
sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt.
Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa
Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Vãn Kiều.Chùa và cầu
đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông.
Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thân
hầu), một đầu là tượng khỉ (thiên cẩu). Thân hầu là đại diện cho năm xây
dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là
những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.Tuy gọi là chùa
nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ
một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc
cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm
cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.Tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng
được lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết
liên quan đến hoạ phúc của mọi người nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và
là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm
nay, Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãn lai
thành kính chiêm bái.Trước đây, Nhật Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và
trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói
mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung,
các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè… hiện nay đã không còn
nữa. Tuy nhiên, Thần Khỉ và Thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu.Ở hai bên
tường của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai
11
câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất
hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật
thủ lớn.
Ngôi chùa đầy giá trị về cả nhân văn lẫn giá trị tinh thần của người dân
nơi đây, xứng đáng là hình ảnh tiêu biểu cho phố cổ , nhìn ngắm ngôi chùa
này vào ban ngày và ban đêm có sự khác nhau, không biết theo cảm nhận của
mỗi người như thế nào, riêng tôi thì ban ngày ngôi chùa với hình ảnh sôi
động với những dòng người tập nập qua lại ngược lại thì ban đêm ngôi chùa
này cổ kính phá một chút mơ màng có chăng những ánh đèn mờ ảo đã họa lên
bức tranh này. Rời chùa cầu hành trình tiếp tục với con đường Nguyễn Thái
Học với ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất trong nhưng ngôi nhà cổ của hội an
Nhà Cổ Tân Ký
Nhà cổ Tấn Ký là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất phố cổ, và lưu
giữ nhiều câu chuyện thú vị về những cổ vật vô giá.
Mặt trước của nhà cổ Tấn Ký tại phố cổ Hội An - Ảnh: Hoàng Sơn
Nhà cổ Tấn Ký là sự kết hợp tài tình giữa ba phong cách kiến trúc Việt
Nam, Nhật Bản và Trung Hoa. Ông Lê Dũng (62 tuổi, hậu duệ đời thứ 6 của
họ Lê), người tiếp quản ngôi nhà chậm rãi: “Phải mất 10 năm trữ gỗ, 3 năm
đục đẽo, ngôi nhà mới được dựng xong vào một năm cuối thế kỷ 18. Đến đời
thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Tên
12
nhà cũng ra đời từ đó”. Theo ông Dũng, đây là ngôi nhà đầu tiên tại phố cổ
Hội An cùng hai kiến trúc khác là Chùa Cầu và Hội quán Phước Kiến được
Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa vào năm 1985. Mặc dù trải qua
nhiều biến động nhưng Tấn Ký vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn những
giá trị về kiến trúc và văn hóa.
Khi dựng ngôi nhà này, người thợ mộc Kim Bồng ngày xưa đã phối
hợp ba phong cách Việt - Nhật - Hoa rất điêu luyện. Căn đầu tiên được thiết
kế theo nhà ba gian đúng theo kiểu thức truyền thống của người Việt, trần nhà
lợp ngói âm dương. Căn này cũng là điểm nhấn của ngôi nhà với hàng loạt vi
kèo, xuyên, trính (thanh gỗ dọc nối các cột) được chạm trổ tinh xảo với những
hình thù như: quả bí, hòm thư, con dơi, dải lụa. Phong cách Nhật Bản thể hiện
rõ trong cách kết cấu trính “chồng rường giả thủ” ngay vị trí dưới giao điểm
hai chiếc kèo. Lối kiến trúc này là sự kết hợp 3 thanh ngang trính biểu trưng
cho thiên, địa, nhân và 5 cột đội dọc biểu trưng cho ngũ hành với mong ước
an lành.
“Trong ngôi nhà này, lối kiến trúc người Hoa lại nằm trên vì kèo “vỏ
cua”. Những thanh vì vòm có dáng cong này còn được gọi là “thanh ngọc như
ý” với hình chạm trổ dải lụa vấn quanh hai thanh kiếm đặc trưng của người
Hoa xưa!”, ông Dũng cho biết.
Điểm đặc biệt của ngôi nhà này là được dựng nên mà không sử dụng
đến một chiếc đinh. Các tấm và thanh gỗ được khớp với nhau hoàn toàn bằng
mộng mà vẫn “tự đứng” vững. Chính không gian đầy ấn tượng này đã “hút”
các đoàn làm phim, truyền hình đến thực hiện các cảnh quay. Tấn Ký cũng là
ngôi nhà cổ duy nhất tại Hội An được các nhà lãnh đạo của Việt Nam và thế
giới đến thăm như: Tổng bí thư Trường Chinh, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu,
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tich nước Trần Đức Lương, Thủ tướng
Phan Văn Khải, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân,
Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra…
13
Một nét chữ Hán độc đáo với nhiều hình thù chim bay trên bộ liễn
Bách điểu
Lưu giữ cổ vật vô giá
Hàng ngày, nhà cổ Tấn Ký vẫn mở cửa đón du khách trong và ngoài
nước đến tham quan. Bước vào ngôi nhà này, khách sẽ có giác thân thiện, rất
dễ chịu vì mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Đến đây, nhiều người còn được
nghe kể về “kho” đồ gia bảo cực kỳ quý giá. Những cổ vật thuộc hàng “độc
nhất vô nhị” cùng những câu chuyện khiến người nghe phải kinh ngạc. Cổ vật
phải kể đến đầu tiên chính là chiếc chén Khổng Tử (hay còn gọi là chén
không đầy). Khi đổ vào chén khoảng 80% nước thì nước vẫn được giữ, thế
nhưng khi đổ đầy thì nước trong chén tự chảy hết qua một lỗ nhỏ nằm dưới đáy.
Tương truyền, từ hiện tượng kỳ lạ này mà Khổng Tử đã hình thành thuyết Trung
Dung với nội dung con người cần phải biết giữ cân bằng, kiềm chế.
Hiện tại nhà cổ Tấn Ký vẫn đang lưu giữ nhiều đồ cổ như: chén, đĩa,
bình gốm cổ có niên đại hàng trăm năm. Nhiều đồ cổ bằng gỗ như bàn, ghế
khảm xà cừ, hoành phi, tủ kệ… Một món cổ vật độc đáo nữa là bộ liễn “giấy”
được làm bằng gỗ cực mỏng treo hai bên gian chính. Và cổ vật cuối cùng mà
14
ông Lê Dũng say sưa kể với tôi là bộ liễn đối Bách điểu. “Hai câu liễn treo
trên hai cột được khảm xà cừ rất công phu, có nội dung: Bích xích thùy dương
thiên lý vũ/Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư (Tạm dịch: Một dãy dương
liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm/Một mảnh trăng chỉ
rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách)”, ông Dũng lý giải. Đây
không những là ngôi nhà cổ với lối kiến trúc lạ mắt hay là ngôi nhà giữ nhiều
kho báu cổ của Hội An mà còn là ngôi nhà cổ tiêu biểu cho đất nước ta . Nhìn
vào ngôi nhà tôi như có cảm giác mình đang sống ở nhưng thế kỷ 16, 17 với
bộ tràng kỉ xưa, bộ ấm chén, căn gác nhỏ, khoảng giếng trời tôi ước mình
song trong ngôi nhà này sinh hoạt giống như ngừoi việt , một cảm giác mảnh
liệt được quay thời xa xưa. Giá trị văn hóa lịch sử bao quanh ngôi nhà này
càng nhìn càng thấy. Lại tiếp tục theo chân bác Hướng dẫn viên điểm dừng
chân cuối cùng là Hội quán Phúc kiến, nhìn bề ngoài Hội quán giống như một
ngôi chùa vậy nhưng tại sao lại Gọi bằng Hội quán ý nghĩ ấy cứ mãi trong
đầu tôi lúc đó nhưng rồi câu trả lời cũng đến khi nghe nhưng câu chuyện của
bác giới thiệu tỉ mỉ về hôi quán. Nhưng trước khi đi sâu vào Hội quán Phúc
Kiến, thì tôi đã tim hiểu ở hội an có 5 hội quán lớn và có những ý nghĩa giống
và khác nhau
Vào thời kỳ trung cổ do quá trình giao thương giữa Trung Hoa và các
nước lân cận phát triển mạnh mẽ và ở bất cứ nơi đâu người Hoa cũng có cách tổ
chức cộng đồng chặt chẽ dựa trên cơ sở những người đồng hương. Để ổn định
việc buôn bán và đảm bảo quyền lợi cho những người đồng hương của mình họ
đã dựng lên hội quán để là nơi sinh hoạt văn hoá, tâm linh chung của cả cộng
đồng. Có lẽ đây là một đặc trưng riêng của người hoa trên toàn thế giới
15
Du Lịch Hội Quán Chùa Phúc Kiến, Hội An
Trong quá khứ, Hội An là nơi sinh sống, làm ăn của 5 bộ phân dân cư
lớn của người Hoa đó là: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và
Quảng Đông và tương xứng với đó là 5 hội quán với quy mô khá lớn để làm
nơi sinh hoạt cộng đồng của họ. Về kiến trúc của các Hội Quán thường tuân
thủ theo nguyên mẫu đó là: cổng lớn phía trước, tiếp đến một khoảng sân
rộng có trang trí cây cảnh, non bộ và hai nhà phụ thờ Tả thần và Hữu thần,
sau đó là phương đình, nơi tiến hành các nghi lễ, kết thúc bởi nhà thờ, kiến
trúc lớn nhất của tổng thể. Các hội quán đều được trang trí cầu kỳ, tỷ mỷ với
bộ khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái tô điểm các con thú
bằng sành tráng men nhiều màu. Ngày nay, các hội quán tuy đã bị thay đổi
sửa chữa nhiều, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố gốc. Ngoài
chức năng duy trì sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn một chức năng quan
trọng khác, đó là tín ngưỡng. Tùy theo tục quán tín ngưỡng của từng cộng
đồng mà hội quán lấy cơ sở để thờ phụng.
Trong 5 hội quá cổ của người Hoa ở Hội An thì hội quán Phúc Kiến là
hội quan lớn nhất và được nhiều du khách biết đến nhất. Ngày nay hội quán
Phúc Kiến toạ lạc tại số 46 đường Trần Phú. Buổi ban đầu, nơi đây chỉ là một
ngôi chùa lợp tranh do người Việt dựng vào năm 1697 để thờ Phật. Qua thời
16
gian, ngôi chùa bị hư hỏng và người Việt không đủ khả năng để sửa chữa.
Những thương nhân Phúc Kiến mua lại ngôi chùa vào năm 1759 và sau nhiều
lần trùng tu, năm 1792 đổi thành Hội quán Phúc Kiến. Công trình có kiến
trúc theo kiểu chữ Tam, kéo dài từ đường Trần Phú đến đường Phan Chu
Trinh, theo thứ tự: cổng tam quan, sân, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân
sau và hậu điện.
Phần chính điện của hội quán được trang trí những cây cột màu đỏ son,
treo những đôi liễn gỗ ca tụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chính điện thờ tượng
Quan Thế Âm Bồ Tát đang ngồi thiền, phía trước là một lư hương lớn. Hai
bên hương án sẽ thấy hai bức tượng Thiên Lý Nhãn và Thượng Phong Nhĩ,
hai vị thần phụ tá cho Thiên Hậu cứu giúp các thuyền buôn người Hoa gặp
nạn. Tiếp theo chính điện, băng qua sân sau sẽ tới hậu điện. Ở đây phần chính
giữa được dành để thờ sáu vị tướng nhà Minh người Phúc Kiến, bên trái là
ban thờ 3 bà chúa Sanh Thai và 12 bà mụ, bên phải là ban thờ Thần Tài.
Ngoài ra, hậu điện còn thờ những người đã có công đóng góp tiền của xây
dựng hội quán và chùa Kim Sơn. Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, lễ
vía Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa tổ chức với nhiều hoạt động như
múa lân, bán pháo hoa, xộ cỗ, xin lộc… thu hút nhiều người dân Hội An và
những vùng khác đến tham dự
Với ý nghĩ hội quán sao giống chùa vậy sau một hồi tim hiểu thì hội
quán này cũng giống như một ngôi chùa vậy chỉ khác là không phải thờ phật
mà thôi, sự giao lưu kinh tế hội an và các nước cũng là sự giao thoa văn hóa
với các nước trong khu vực. Đã làm cho hội An pha trộn những nét đẹp tinh
túy của những nền văn hóa khác nhau tạo nên một Hội An vừa lạ lẫm nhưng
cũng rất dân tộc. Kết thúc chuyến đi tìm hiểu trong chương trình thực tế tôi
Rời phố cổ vào lúc chiều tà , có lẻ ông mặt trời cũng đã lặn xuống núi , những
chiếc đèn lồng dần dần được thắp sáng hứa hẹn một buổi tối đi dạo phố vô
cùng lạng mạn với lủ bạn đáng yêu kinh khủng của tôi. Tôi đang rất hồi hộp
không biết lần trở lại này bưc tranh hội an lạng man thơ mông như lần trước
17
có ùa về trong tôi một lần nủa không nhưng trước khi chờ đợi sự hồi hộp đó
tôi cùng với lớp ghé vào nhà hang Thằng Bờm nghe cái tên ngộ nhỉ để thưởng
thức món ăn mà cả ngay chung tôi đã rất mệt cho những chuyến đi. Cúng
going như các nhà hang khác trong hội an Thằng Bờm cũng bố trí và dựng
theo kiểu kiến trúc cổ xưa. Có lẻ không gian cổ xưa trang trọng đó lối kiếm
trúc chủ đạo của những nhà hang nơi đây. Không gian cung vậy , làm cho ta
quay trở lại thời xa xưa, đúng là đạm chất kiểu phố cổ không ẫn vào đâu được
. ngôi bang khua moth chút các món ăn được bưng lên trong sự nhiêt tình vui
vẻ của bác chủ quán và anh phuc vụ ., món cơm gà là món chính sau đó là cá
rồi rau chiên xào, với sự trình bày đẹp mắt tôi và các bạn có một buổi cơm tối
ngon lành và vui vẻ. Sau buổi tối chúng tôi trở lại khách sạn để chuẩn bị cho
một cuộc thám hiểm mới, mà gọi là thám hiểm có hơi quá không nhỉ , nhưng
tôi thít gọi vậy đó , vì quá háo hức.
2: Vẻ đẹp Hội An theo những chiếc đèn lồng
Trời vừa sẫm tối, hai đứa tôi thả bộ ngắm nhìn đêm Hội An. Bước
chừng chục mét ra khỏi nhà trọ, tôi đã đứng giữa khu phố tràn ngập ánh sáng
đèn lồng ở khu chợ đêm Nguyễn Hoàng. Những gian hàng với rất nhiều chiếc
lồng đèn đủ màu sắc có thể làm cho bất kỳ một ai ngẩn ngơ từ ánh nhìn đầu
tiên. Nào là màu đỏ rực rỡ, màu trắng tinh khôi, màu vàng cam ấm cúng hay
màu tím mộng mơ…
Lồng đèn lớn bé đủ kiểu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại
lồng đèn hình cầu hay hình dạng giống trái bí ngô cho đến những chiếc đèn
kéo quân đủ màu sắc, đủ hình dáng, đủ kích cỡ và cũng đủ mức giá cả, từ
10.000 đồng đến vài trăm nghìn; nhưng khách muốn mua có thể trả giá xuống
chừng 80% giá mà người bán đưa ra.
Chợ đêm Hội An cũng có điểm giống như chợ đêm Bến Thành ở Sài
Gòn hay chợ đêm Dinh Cậu ở Phú Quốc… với những món hàng lưu niệm
linh tinh từ túi xách, trang sức đến những món quà be bé xinh xinh để trưng
bày hay làm quà cho bè bạn. Những quầy hàng được xếp thành hàng ngay
18
ngắn thu hút đông du khách, nhất là khách nước ngoài. Một điều hay là khi trả
giá ở bất kỳ quầy hàng nào trong phố cổ, bạn chẳng phải lo sợ bị người bán
hàng ‘mắng’ như ở Sài Gòn hay một vài khu vực phía Bắc. Họ chào mời niềm
nở nhưng nếu khách không mua, người bán vẫn vui vẻ, lịch sự.
Người đi dạo xem hàng, mua sắm khá đông nhưng phố đêm Hội An
không náo nhiệt, ồn ào mà vẫn giữ cái nét thơ mộng của riêng nó. Có lẽ một
phần bởi nơi đây còn giữ lại những kiểu nhà xưa vài trăm năm trước đây và
phần khác là những chiếc đèn lồng góp phần làm tăng thêm nét duyên thầm
của một đô thị cổ. Thả bộ theo những con đường nhỏ, chúng tôi có cảm giác
như mình đang hòa mình vào không gian của thời xa xưa, vừa quen, vừa lạ.
Dọc bên đường là các nhà hàng, tiệm may hay những khu nhà cổ cho du
khách tham quan cũng đều trang trí bằng những chiếc đèn lồng ngay ở cửa ra
vào.
Lồng đèn treo đủ sắc màu từ hàng quán bình dân cho đến những nhà
hàng sang trọng, khắp nơi trên bến đến dưới thuyền. Đèn lồng Hội An được
làm từ khung tre, bọc bên ngoài là lớp lụa tơ tằm hay lớp vải và có thể xếp lại
gọn gàng để dễ dàng mang đi. Bởi thế những ai đến thăm Hội An thường mua
vài chiếc đèn lồng về làm quà cho người thân, bạn bè.
Dọc đường Bạch Đằng, bên bờ sông Hoài, những em gái nhỏ luôn
miệng tươi cười chào mời du khách mua những chiếc đèn hoa đăng bằng giấy
có cắm đèn cầy nhỏ chính giữa với giá 10.000 đồng/3 chiếc. Theo những
người dân địa phương thì việc thả hoa đăng trôi theo dòng sông là để cầu may
mắn và sức khỏe dồi dào.
Ai đã từng đến phố cổ Hội An một lần hẳn sẽ mong được trở lại bởi
khung cảnh, con người ở đây quá đỗi yên bình. Bộ hành phố đêm dưới ánh
sáng lung linh từ hàng trăm chiếc đèn lồng, bạn sẽ thấy con phố nào của Hội
An cũng dịu dàng và quyến rũ kỳ lạ.
Du khách đến Hội An bị hút hồn bởi sắc màu huyền bí của những chiếc
đèn lồng giăng kín các ngả đường vào phố cổ. Có chút gì đó như là sự hoài
19
niệm về một quá khứ vàng son, rất gần mà cũng rất xa, rất thật mà cũng rất
mơ hồ.
Mỗi chiếc đèn lồng mang một vẻ đẹp huyền ảo, nhẹ nhàng và sâu lắng,
được treo lơ lửng dưới mái hiên, tỏa ánh sáng ấm áp, thắp lên những nụ cười
đôn hậu của người dân phố Hội.
Hầu như nhà nào ở khu phố cổ cũng treo đèn lồng để thắp sáng và trang
trí, đặc biệt là những khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Đèn lồng Hội An rất đẹp, nhẹ và đặc biệt có thể thu gọn lại bằng cách
xếp khung theo nếp để du khách dễ mang về làm quà tặng cho người thân,
bạn bè.
20
Theo người dân địa phương, người đầu tiên nghiên cứu và thực hiện
chiếc đèn lồng truyền thống thành những sản phẩm lạ mắt, độc đáo là nghệ
nhân tài hoa Huỳnh Văn Ba. Ông đã thổi hồn vào những chiếc đèn lồng và
biến nó thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, riêng có của phố Hội.
Đèn lồng Hội An có đủ kích cỡ, chủng loại từ hình tròn, bát giác, lục
giác, trái bí, củ tỏi đến những chiếc đèn kéo quân, con rồng, con cá với nhiều
sắc màu mê hoặc.
Người Hội An rất tự hào về những chiếc đèn lồng do chính tay mình
làm nên bởi chúng không chỉ thắp sáng phố phường mà còn khơi dậy nhiều
cảm xúc trong lòng những ai từng đi trên những “con đường cong một cánh
cung đầy” này.
Để làm ra một chiếc đèn lồng hoàn hảo, nghệ nhân thường dùng
nguyên liệu chính là tre và vải lụa. Tre dùng để tạo khung lồng đèn là loại tre
già được ngâm kỹ bằng nước muối từ 10-15 ngày để chống mối mọt. Sau đó,
tre được phơi khô, chẻ ra và vót mỏng thành từng nan tùy theo kích cỡ của
từng loại đèn.
Nan được gắn vào hai vòng gỗ ở hai đầu rồi kết nối bằng các sợi dây dù.
Cuối cùng người thợ sẽ dùng tay chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng.
Vải bọc đèn thường là vải lụa tơ tằm nhiều màu sắc, có độ dai để khi
căng ra không bị rách. Trước tiên vải được cắt ra làm nhiều mảnh tùy theo
kích thước của đèn sau đó bôi keo rồi dán lên khung đèn. Khi căng vải đòi hỏi
người thợ phải khéo léo để căng thẳng góc ở những đoạn cong.
21
Dán vải xong, người thợ sẽ dùng kéo cắt tỉa, sau đó dùng chuôi gắn vào
khung đèn. Chuôi đèn được làm bằng sợi tơ nhân tạo gắn với một viên bi gỗ.
Dèn lồng hội an là chất xúc tác để lí giải vì sao tôi yêu Hội An đến thế.
Tôi cùng với những nguời bạn thân thả mình theo những ánh đèn đến với
những con phố nhỏ trông phố cổ .
Đêm về, phố cổ Hội An mang một vẻ đẹp hết sức nên thơ. Thả bộ chầm
chậm trên những con phố nhỏ uốn lượn mềm mại, ngắm nhìn những ngôi nhà
cổ trầm mặc nhưng lung linh ánh đèn lồng, du khách sẽ ngỡ như mình lạc vào
một không gian khác, xa xưa
22
Khung cảnh và ánh sáng mờ ảo của những chiếc đèn lồng đung đưa
trong gió bình yên - một vẻ đẹp huyền ảo, lãng mạn và sâu lắng thắp lên trong
lòng người những cảm xúc thần tiên
Mỗi chiếc đèn lồng mang một vẻ dễ thương và ấn tượng khác nhau:
Những chiếc đèn hình tròn gợi cảm giác ấm cúng của sự sum vầy; đèn quả
trám hoặc đèn ống dài kiểu Nhật Bản gợi sự bay bổng của những giấc mơ,
đèn trụ vuông, đèn lục lăng theo phong cách Trung Hoa gợi nhiều đến sự bao
bọc của yêu thương
Tất cả đủ kích cỡ, màu sắc, chủng loại lơ lửng treo dưới mái hiên tạo
thành một thế giới lung linh của những ân tình sâu lắng, thắp trong nhau ánh
sáng của nụ cười đôn hậu và ánh mắt trìu mến chan chứa yêu thương chưa
vương những nỗi muộn phiền và mỏi mệt.
cái cảm giác lành lạnh khi chiều giăng sương trên dòng sông Hoài, nửa
như dỗi hờn thổn thức, nửa như muốn ôm ấp gót chân lữ khách cùng giọng ca
bài chòi đâu đó vẳng lên từ những con thuyền biết kể chuyện cổ tích về dòng
sông… Em gái nhỏ môi hồng mắt sáng trong ráng chiều hiu hắt đổ bóng
xuống lòng ta thoáng mê đắm bâng quơ.
Rồi dưới ánh trăng đêm, bên chén rượu nồng em kể cho ta nghe về
những đêm hoa đăng không có ánh đèn đường, đèn neon - chỉ ánh sáng đèn
lồng ngập tràn phố Hội nghe những “thi huynh”, “thi muội” trong các câu lạc
bộ thơ như Hoài Phố, Sông Tranh, Trường Giang… gửi tặng cho nhau những
vần điệu của ân tình ngọt ngào, trong sáng của tình yêu lứa đôi lứa, của những
tâm hồn đồng điệu - dù tuổi tác đang trôi về phía xế chiều
Mỗi người sẽ có một cái nhớ khác nhau khi nhắc tới một địa danh nổi
tiếng nào đó như: danh lam thắng cảnh, món ăn đặc sản, phong tục tập quán,
đồ thủ công,… Riêng tôi, Hội An – cảnh khuya huyền ảo của ánh sáng đèn
lồng. Hội An, ngoài phố cổ; sự yên ả- bình thản; các món đặc sản đã dần trở
nên quen thuộc như: cao lầu, hến, mì Quảng, chè bắp, …; còn là hình ảnh đèn
treo lung linh nơi phố khi màn đêm buông xuống.
23
Ngắm đèn lồng là một điều thú vị. Bởi vì, vào bất kể thời điểm nào,
chúng đều có một vẻ đẹp riêng, đều mang lại cho người ta các cung bậc cảm
xúc khác nhau.
“Ngắm đèn lồng là một điều thú vị. Bởi vì, vào bất kể thời điểm nào,
chúng đều có một vẻ đẹp riêng”
Buổi sáng, người ta đi dạo ngắm nhìn lồng đèn trên phố là để chiêm
ngưỡng và có thể nhìn thấy rõ tay nghề tinh sảo, sức sáng tạo và tài hoa của
những người thợ. Những chiếc đèn vẫn đẹp, vẫn nổi bật khi treo đơn lẻ hay
treo thành giàn với đủ loại màu sắc, hình dáng và kích cỡ. Chúng như những
bông hoa nở rộ,thi nhau khoe sắc dưới ánh mặt trời.
Đêm đến, những bông hoa giờ đã trở thành những dãy màu sáng. Nó
mang vẻ đạp huyền bí, lung linh chiếu sáng trong đêm. Nó thắp sáng cảnh vật
và làm cho không gian trở nên diệu kì, nên thơ. Rồi người ta lại chợt nhận ra
rằng, những dãy sáng màu kia như là tập hợp của một rừng ánh sao lấp lánh
và ánh sáng mà nó mang lại như thể không bao giờ tắt.
Nếu ai có dịp ghé chơi phố lồng đèn quận 5 vào dịp Trung thu ở thành
phố Hồ Chí Minh sẽ có cảm giác rạo rực hoài niệm về sự vui vẻ, đầm ấm của
tuổi thơ. Thì khi nhìn cảnh lồng đèn sáng lung linh về đêm ở Hội An là cảm
24
nhận về sự sâu lắng, yên bình. Có lẽ không gian kết hợp cảnh vật ở đây làm
cho lòng người thoải mái, thư giản- thật dễ dàng quên đi cái ồn ào náo nhiệt,
hối hả tấp nập và những lo toan của cuộc sống. Người ta không cần phải chờ
mỗi năm một lần chỉ vào dịp Trung thu mới có thể ngắm lồng đèn.Cảm nhận
của tôi như vậy đó, không biết phải do quá yêu Hội an hay không mà tôi luôn
dành những điều tốt đẹp cho hội an.
3: Sự đậm đà của Ẩm thực
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm:
"…Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say…"
Nhắc đến Quảng Nam, người ta
thường hay nhắc đến vùng đất nổi
tiếng về sự kiện "trời chưa mưa mà
đất đã thấm" và món rượu ngon là
"rượu hồng đào chưa nhắm mà đã
say…". Không những thế Quảng
Nam còn là vùng đất đầy lưu luyến,
thân thiện, hiếu khách và giàu tình
cảm với Mì Quảng - một món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng
Nam quyến rũ, mặn mà. Và mì Quảng đã đi vào tiềm thức con người như một
quy luật của cuộc sống. Chẳng biết từ bao giờ mà món ăn mì Quảng đã khắc
vào trong tâm trí con người trở thành một nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Nó
đặc biệt ở chỗ từ khâu chuẩn bị, chế biến cho đến công thức nấu đều mang
một cái gì đó rất đặt trưng của xứ Quảng…
Công đoạn chế biến món mì này cũng khá đơn giản, nhưng đòi hỏi sự
khéo léo và tinh tế. Chọn loại gạo dẻo, thơm, đem vo sạch rồi ngâm trong
nước ấm. Sau 30 phút, vớt gạo ra bỏ vào cối đá hoặc máy xay có động cơ xay
nhuyễn thành bột nước. Bột nước sau đó được thêm nước vào phù hợp mức
độ đặc lỏng giữa hỗn hợp bột gạo và nước. Tráng bột lên một màng vải căng
25