Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi (coleoptera: Coccinellidae); một số đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài bọ rùa trên rau ở vùng đông anh, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.16 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH HỌC

NGUYỄN VĂN CƯỜNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
TÊN ĐỀ TÀI:
THÀNH PHẦN LOÀI BỌ RÙA BẮT MỒI (COLEOPTERA:
COCCINELLIDAE); MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI BỌ RÙA TRÊN RAU Ở
VÙNG ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Động vật học
Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Minh Hồng
HÀ NỘI - 2012
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong đời sống hằng ngày của con người, rau xanh là một thực phẩm
không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của con người. Rau cung cấp
các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho quá trình sống của con người như:
protein, chất xơ, axit a min, vitamin và các khoáng chất cho cơ thể. Một số
loài rau được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của con người như
rau muống, rau đay, mùng tơi, đậu đỗ và đặc biệt là các loại rau như là bắp
cải, súp lơ, cải xanh, cải ngọt, xu hào,…
Theo dự báo của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO) thì nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới tăng bình quân 3,6%/ năm trong
khi sản lượng rau quả chỉ tăng 2,6%/ năm. Ở Việt Nam, cùng với các chính
sách của nhà nước về việc dồn điền đổi thửa thì diện tích tròng rau tăng lên
nhanh chóng cùng với nó là sản lượng rau cũng tăng lên từ 3,2 triệu tấn
( năm 1991) lên xấp xỉ 8.9 triệu tấn (năm 2004) nhưng cũng chỉ đáp ứng
được khoảng 70% nhu cầu của người tiêu dùng.
Với diện tích ngày càng tăng thì việc phòng trừ các loài sâu bệnh có
hại nói chung đặc biệt là các loài rệp nói riêng trên các loại rau là một việc


rất cần thiết, người nông dân thường sử dụng các biện pháp hóa học là chủ
yếu mà ở đây là các loại thuốc bảo vệ thực vật. Thực tế cho thấy biện pháp
này đem lại hiệu quả rất cao, giải quyết một cách nhanh chóng, sử dụng đơn
giản, thuận tiện, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và tăng năng suất cây
trồng. Tuy nhiên việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu đã làm cho lượng rau
tiêu thị trên thị trường không an toàn do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và
điều đó cũng làm suy giảm tính đa dạng của hệ sinh thái, gây tổn hại đến
quần thể thiên địch mà còn làm phát sinh đến tính kháng thuốc của dịch hại,
tăng chi phí phòng ngừa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người và môi trường.
Vì vậy rau sạch đang là mối quan tâm hằng đầu hiện nay của các người
nội trợ. Một trong những biện pháp ưu việt để sản xuất rau an toàn là sử
dụng các loại thiên địch. Nhiều loại thiên địch như ong mắt đỏ, ruồi ăn rệp
bụng nâu vàng, ruồi ăn rệp vân bụng đen, bọ cánh cộc đen, đặc biệt là Bọ
rùa bắt mồi (Coleoptera: Coccinellidae) có vai trò rất lớn trong việc tiêu diệt
sâu hại và các loại rệp gây hại. Hiện nay các công trình nghiên cứu về Bọ
rùa bắt mồi cũng chỉ dừng lại ở mức định loại, phân bố của các loài thiên
địch còn vấn đề nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học và nhân
nuôi chúng còn ít. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn và nghiên cứu đề
tài:
“ Thành phần loài bọ rùa bắt mồi (Coleoptera: Coccinellidae); một số
đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài bọ rùa trên rau ở vùng
Đông Anh, Hà Nội”
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Xác định thành phần loài bọ rùa bắt mồi, một số đặc điểm sinh học,
sinh thái của một số loài bọ rùa.
2.2. Yêu cầu của đề tài
+ Thu thập và xác định thành phần loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae
bộ Coleoptera trên rau vùng Đông Anh, Hà Nội.

+ Một số đặc điểm hình thái của các pha của một số loài bọ rùa
+ Xác định thời gian phát dục các pha và vòng đời của một số loài bọ
rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera.
+ Xác định khả năng ăn các loài rệp muội khác nhau của sâu non và
trưởng thành của một số loài bọ rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera.
+ Sức đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở và nhịp điệu đẻ trứng của một số loài
bọ rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera
+ Bước đầu đề xuất quá trình nhân nuôi một số loài bọ rùa
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae bộ Coleoptera. Tập trung
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa 6 vằn, 8
chấm, bọ rùa đỏ.
- Các loài rệp muội Aphididae.
- Các loại rau tiến hành quan sát như rau cải xanh, cải ngọt, su hào, cải
bắp
- Các loại cây trồng như: cao lương, ngô, lạc,…
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của
một số loài bọ rùa và bước đầu đề xuất quy trình nhân nuôi.
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU VỀ BỌ RÙA VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
HUYỆN ĐÔNG ANH
1.1. Vị trí trong hệ thống phân loại và phân bố của Bọ rùa
Ngành: Chân khớp (Arthropoda)
Lớp: Sâu bọ (Insecta)
Bộ: Cánh cứng ( Coleoptera)
Họ: Bọ rùa (Coccinellidae)
Phân bố: Bọ rùa xuất hiện ở các vùng trồng rau họ Hoa thập: cải xanh,
súp lơ, bắp cải, cải xanh,… từ miền Bắc tới miền Nam, các vùng đồng bằng

tới miền núi. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện trên bãi cỏ, các rừng tự nhiên và
rừng trồng ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Malaixia, Ấn Độ, Nhật Bản,
Campuchia, Srilanca, Philipin, Lào.
1.2. Tình hình nghiên cứu bọ rùa Coccinellidae trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu khu hệ Bọ rùa
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại bọ rùa
Coccinellidae ở các vùng địa lý động vật khác nhau. Nhiều loài mới, giống mới
và ngay cả tộc mới đã được phát hiện và mô tả. Nhiều chuyên khảo về thành
phần khu họ rùa ở các khu vực khác nhau ở trên thế giới đã được lần lượt công
bố. Những công trình quan trọng nhất về bọ rùa ở các vùng địa lý động vật là các
công trình của các tác giả Bielawski (1956, 1957, 1966), Fursch (1965),
Chapin(1962, 1973) Gordon (1977), Pang Xiong Fei (1975), Myiatake (1961)
Kumar D. Ghorpade (1974) và nhiều tác giả khác. Bọ rùa lôi cuốn sự chú ý của
các nhà sinh học trong việc nghiên cứu phân loại và khu hệ như Korschefsky
(1933), Dobzhansky (1941).
Ở Bắc Mỹ Họ bọ rùa Coccinellidae đã được Latreille nghiên cứu vào năm
1807. Chúng được gọi bằng tên tiếng Anh như: Ladybird beetles, Lady Beetles,
Ladybirds. Họ bọ rùa thuộc tổng họ Cucujoidea của bộ cánh cứng Coleoptera.
Tại Bắc Mỹ, họ bọ rùa có 4 phân họ. Phân họ Chilocorinae có 1 giống Chilocoris
phân họ thứ 2: Coccinellinae có 13 giống: Adalia, Anatis, Anisosticta, Calvia,
Coccinella, Coccinellinae, Coleomagilla, Cycloneda, Harmonia, Hippodamia,
Mulsantia, Neoharmonia, Propylea, Psyllobora; phân họ thứ 3: Epilachninae có 1
giống Epilachna; phân họ thứ 4: Scymninae có 3 giống: Brachiacantha,
Cryptolaemus, Hyperaspis. Với 4 phân họ kể trên , người ta xác định có hơn 450
loài. Phần lớn các loài bọ rùa này dược phát hiện trên các cây trồng ở ruộng và
vườn. Chúng được biết đến như các loài côn trùng ăn thịt có ích. Vật mồi của
chúng chủ yếu là rệp. Có loài ăn ve, bét, có loài ăn trứng của bọ cánh phấn và ăn
những côn trùng nhỏ khác. Bọ rùa ăn rệp ở 2 giai đoạn trưởng thành và ấu trùng.
Ở Nam Phi đã xác định họ bọ rùa Coccinellidae gồm 8 phân họ:
Sticholotidinae, Scymninae, Hyperaspinae, Chilocorinae, Coccinellinae,

Coccidulinae, Novinae, Epilachninae. Bọ rùa là bọ cánh cứng hình tròn, nhỏ
được nhiều người biết đến. Màu sắc từ vàng tới đen, cơ thể thường có 3 màu
hoặc có chấm. Trưởng thành và ấu trùng của chúng chiếm ưu thế ở các vườn
trồng như là những loài ăn thịt rệp, ve, bét và những côn trùng nhỏ khác. Bọ rùa
phát triển rất nhanh, ấu trùng xuất hiện sau khi trứng đẻ từ 5-10 ngày, ấu trùng
thành thục sau khoảng 2 tuần.
Ở châu Âu những nghiên cứu về bọ rùa Coccinellidae đã được tiến hành
từ rất lâu. Bọ rùa lôi cuốn sự chú ý của các nhà sinh học trong việc nghiên cứu
phân loại khu hệ Korschefsky (1933) Dobzhansky (1941). Đây là một họ phổ
biến nhất thế giới. Đây là một họ phổ biến khắp thế giới, 36 loài đầu tiên thuộc
họ bọ rùa đã được Linne mô tả năm 1758 và xếp chúng vào giống Coccinella. Số
lượng loài được phát hiện ngày càng nhiều. Sau gần 2 thế kỷ số loài đã lên tới
vài nghìn: 2500 rồi 3500 hiện nay có khoảng 4000- 5000 loài. Ở nửa đầu thế kỷ
19, với mục đích khai thác, bóc lột các nước thuộc địa, nhiều nước ở châu Âu
như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, … đã tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu thực địa. Họ
đã thu được nhiều bộ sưu tập phong phú. Những chuyên khảo về bọ rùa đã lần
lượt xuất hiện.
Rotheray G.E (1989) đã đưa ra danh sách các nhóm côn trùng ăn rệp. Trong
đó loài bọ rùa đã được nhắc đến với vai trò tiêu diệt rệp cả ở giai đoạn ấu trùng
và trưởng thành. Trivedi(1988) đã phát hiện 3 loài bọ rùa Menochilus
sexmaculatus, Coccinella septempunctara, Harmonia octomaculata ăn rệp đào
Myzus persicae hại khoai tây. Rao(1985) đã tìm thấy bọ rùa Menochilus
sexmaculatus ăn rệp đào. Murat Aslan M. (2005) đã xác định thành phần loài bọ
rùa ăn rệp ở Kahramanmaras thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Tại các điểm nghiên cứu của
tác giả đã xác định được 33 loài bọ rùa ăn rệp và tương ứng có 59 loài rệp là vật
ăn mồi của chúng.
Châu Á gồm phần lớn các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh, vì
vậy các nghiên cứu về côn trùng nông nghiệp đặc biệt côn trùng có ích trong
nông nghiệp được quan tâm nhiều. Bọ rùa là 1 trong những nhóm côn trùng có
ích, kẻ thù tự nhiên của nhiều loại sâu hại đã được quan tâm và có nhiều ứng

dụng trong việc sử dụng phòng trừ sâu hại trên các cánh đồng. Các quốc gia có
nhiều nghiên cứu và ứng dụng bọ rùa ở châu Á gồm: Ấn Độ, Banglades,
Malaysia, Philipin, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… công trình nghiên cứu
về bọ rùa ở Đông Dương là của Gorham(1981).
Khu hệ bọ rùa Trung Quốc tương đối gần gũi với khu hệ bọ rùa Việt
Nam. Về phân loại bọ rùa có nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu.
Một trong số đó là Pang Xiong Fei (1975). Ông là người nghiên cứu và định loại
nhiều loại bọ rùa trong khu hệ bọ rùa của Trung Quốc. Gần đây người đang kế
tục nghiên cứu bọ rùa có ích của Trung Quốc là Pang Hong ( con gái của Pang
Xiong Fei) (1993, 1998). Peng zhengqiang và nnk (1998) cũng nghiên cứu về 1
giống Clitostethus trong họ bọ rùa ở Trung Quốc.
Rệp ngô Rhopalosiphum maidis cũng như các loài rệp khác bị nhiều loài
kẻ thù tự nhiên tiêu diệt, trong đó có 3 loài bọ rùa Coccinella septempunctata,
Coccinella undecimpunctata, Orirus sp. Là những loài tích cực tiêu diệt rệp ngô.
Bọ rùa thuộc các giống Harmonia, Micraspis và một số nhóm bắt mồi khác là
những tác nhân gây chết quan trọng của các loại rầy hại lúa, rầy lưng trắng, rầy
xanh đuôi đen. Banpot Napompeth, 1990 cho biết ở Thái Lan có 4 loại bọ rùa
Coccinellidae là thiên địch của rệp đậu tương.
Theo Yoshimi Hirose (1993) có 18 loài sinh vật bắt mồi trên bọ trĩ Thrips
palmi trong đó có 2 loài thuộc bọ rùa Coccinellidae là Coleomegilla maculata và
Propylae japonica. Loài Coleomegilla maculata tấn công bọ trĩ ở cả giai đoạn
sâu non và sâu trưởng thành, loài còn lại chỉ tấn công ở sâu non.
Theo Kadamshoev (1984) thiên địch trên rệp xám hại bắp cải
Brevicoryne brassicae ở Tajikistan gồm 20 loài trong đó loài bọ rùa Coccinella
septempunctata L. là một trong số loài tiêu diệt rất tích cực. Metthew et all
(1994) nhận xét rằng các loài bọ rùa xuất hiện thường xuyên có vai trò hạn chế
điều đặn hại rệp bông. Elmali et all (1996) đã thu được khá nhiều thiên địch của
rệp trên lúa mỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ, riêng bọ rùa có số lượng loài phong phú nhất với
14 loài. Chúng có vai trò hạn chế số lượng rệp.
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của các loài bọ rùa bắt

mồi (BRBM)
Hoheisel G.A et all (2007), Hazzard R. & Ferro D. (1991) Dreistad S. et
all (1966), Elliot N. et all (2002) dã nghiên cứu mối quan hệ giữu bọ rùa, rệp và
phấn hoa trên nhiều loại cây trồng biến đổi gen và có tính chống chịu. Những
nghiên cứu về bọ rùa ở đây không nhằm mục đích phân loại học mà bọ rùa được
sử dụng như một tác nhân kìm hãm số lượng rệp hại.
Khi cây trồng được trồng đa dạng trong hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó
thuốc trừ sâu và quần thể vật mồi là các yếu tố thay đổi, điều này có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến động quần thể bọ rùa. Khi sử dụng thuốc trừ
sâu, có thể làm tăng mật độ quần thể rệp bởi sự di chuyển đi nơi khác của kẻ thù
tự nhiên là bọ rùa hoặc cũng có thể số lượng quần thể rệp bị giảm bởi ảnh hưởng
trực tiếp của thuốc trừ sâu hóa học ( Pilcher, 1977: Riddick,1998).
Đối với phần lớn các loài bọ rùa, rệp là yếu tố cần thiết cho sự phát triển
và khả năng đẻ trứng của chúng ( Baumgaertner at all, 1981; Kalaskar and Eván,
2001). Loài bọ rùa Coccinella maculata phát triển nhanh hơn khi chúng tiêu thụ
một lượng rệp lớn hơn ( Chedester, 1979). Cùng với rệp. bọ rùa còn ăn thêm
phấn hoa để tăng thêm nguồn Protein ( Hagen K.S, 1974). Đối với một số loài,
trứng của loài ăn thịt giảm xuống khi phấn của cây ngô ngọt có giá trị như nguồn
thức ăn thay thế ( Pfannenstiel and Yeargan, 2002).
Dixon A.F.G (2002) đã xác định, khi thức ăn là rệp thì sự phát triển của
bọ rùa diễn ra nhanh hơn, đẻ trứng nhanh hơn , nhiều hơn, chuyển động nhanh
hơn và sống lâu hơn. Khi thức ăn là các con côn trùng hại khác thì quá trình phát
triển cũng như sự đẻ trứng, tuổi thọ của bọ rùa diễn ra kém hơn so với thức ăn là
rệp. Da Silva P.G. et all (1992) đã quan sát phản ứng chức năng của loài bọ rùa
Curinuss coeruleus (Mulsant) với loài rệp Heteropsylla cubana Crawford trong
điều kiện nhân tạo và bán nhân tạo. Tác giả đã nhận thấy , phản ứng chức năng
của bọ rùa trưởng thành với rệp trên giấy lọc và trên lá của các loài cây chủ khác
nhau trong điều kiện nuôi bán tự nhiên có ảnh hưởng đến sự tiêu thụ vật mồi của
bọ rùa.
` Husein M.Y et all (1991) đã nuôi thử nghiệm loài bọ rùa Hippodamia

convergens với thức ăn nhân tạo được làm từ gan gà, men bia và mật mía. So
sánh với loại thức ăn nhân tạo chỉ làm từ gan bò, hoặc gan lợn thì loại thức ăn
được tổng hợp từ gan gà, men bia và mật mía đã cho kết quả tốt hơn. Thời gian
và quá trình phát triển của bọ rùa diễn ra nhanh hơn.
Reznik S.Y et al (2005) đã nghiên cứu thực hiện để chứng minh một cách
chắc chắn rằng sự kết thúc và bắt đầu của hiện tượng đẻ trứng cũng giống như sự
thay đổi cho phù hợp với kích thước buồng trứng có quan hệ gần gũi với chức
năng giữ dự trữ mỡ trong cơ thể của bọ rùa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ
trong 10 ngày quá trình đẻ trứng ở loài bọ rùa Harmonia sedecimnotata đã kết
thúc. Nguyên nhân là do thiếu vật mồi và rệp. Gía trị của Cabon trong thức ăn
được bổ sung bởi sự tăng đáng kể trọng lượng và chất lượng chất béo, điều này
đã được xác nhận một cách chính xác từ những nghiên cứu trước đó. Từ đó dẫn
tới hiện tượng “ ngừng sinh sản” chứ không phải “ ngừng sinh sản tạm tạm thời”
Vfaghina N.P (2004) đưa ra kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự
thiếu hụt thức ăn đã làm chậm lại quá trình chín noãn hoàn trứng của bọ rùa cái
loài Harmonia sedecimnotata và chỉ khi sự thiếu hụt đó được bù lại bằng thức ăn
giàu Protein (rệp) thì quá trình chín noãn đó mới được kích thích trở lại.
Semyanov V.P et all (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng
ngừng dinh dưỡng đến sự đẻ trứng và tuổi thọ của loài bọ rùa nhiệt đới
Harmonia sedecimnotata. Hiện tượng đẻ trứng của loài bọ rùa cái này diễn ra
mạnh mẽ đạt 93% tỷ lệ số trứng đẻ ở các con cái ăn rệp trở lại sau 30 ngày
ngừng ăn. Tuổi thọ của những cá thể cái này cũng kéo dài thêm 14% so với cá
thể cái ăn hàng ngày.
Michaud J.P (2001) đã xác định, phản ứng số lượng của loài bọ rùa Olla
v-nigrum diễn ra mạnh mẽ ở nơi mà quần thể rệp Diaphorina citri sinh sống.
Điều đó chỉ ra rằng đây chính là chìa khóa trong phòng trừ sinh học đối với loài
rệp hại cam quýt Diaphorina citri.
Số thế hệ trong năm và sự sinh sản của bọ rùa cũng được nhiều nhà khoa
học quan tâm đến. Banks (1954, 1955,1956), Delucchi (1953), Hodek (1973),
Hagen ( 1962, 1974) đã xác định được đối với phần lớn bọ rùa ăn rệp thuộc tộc

Coccinellini và Hippodamini, một năm có một thế hệ là phổ biến, điều này cũng
xảy ra đói với một số loài bọ rùa ăn rệp và bọ rùa ăn nấm. Hai thế hệ trong một
năm thuộc một số ít loài trong tộc Coccinellini và Hippodamini. Hai thế hệ có
khoảng thời gian nghỉ diễn ra ở một số loài bọ rùa ăn rệp thuộc hai tộc
Coccinellini và Hippodamini. Nhiều thế hệ trong năm với ít nhất là 3 thê hệ mỗi
năm là thông thường đối với tất cả loài bọ rùa ăn rệp( Coccidae) thuộc tộc
Chlocorini. Ở châu Âu số thế hệ thể hiện ở tất cả các dạng (1 thế hệ, 2 thế hệ
hoặc nhiều hơn 3 thế hệ). Một thế hệ thường diễn ra thường xuyên vào mùa
xuân. Trường hợp nhiều thế hệ trong năm ( ít nhất là 3 thế hệ) thường diễn ra
vào mùa xuân, hè và thu. Sự sinh sản diễn ra phần lớn vào màu hè khi nhiệt độ
cao.
Zaslavskii V.A et all (1998) xác định, thức ăn như một nhân tố tín hiệu
kiểm soát hiện tượng đình dục ở loài bọ rùa Harmonia secdecimnotata. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, sự thiếu hụt thức ăn là nhân tố gây ra hiện tượng đình dục
với loại bọ rùa này. Hiện tượng đình dục có thể kéo dài cả tháng, nhưng nó có
thể chấm dứt ngay lập tức tại bất kỳ thời gian nào khi nguồn thức ăn là rệp được
phục hồi mạnh trở lại.
Để trả lời cho câu hỏi “ Tại sao bọ rùa lại ăn thịt đồng loại” Agarwala B.K
(1991) đã đặt thí nghiệm nuôi bọ rùa loài Adalia bipunctat với thức ăn là trứng
của loài bọ rùa Harmonia axyridis Pallas và loài rệp Acyrthosiphon pisum
(Harris) hại cây họ đậu Vicia faba ( đậu răng ngựa) trong nhà kính ở điều kiện
20
0
C với chu kỳ sáng là 16h. Kết quả thu được cho thấy hiện tượng ăn trứng của
bọ rùa vẫn diễn ra khi mật độ rệp phong phú, nhưng khi mật độ rệp thấp, đặc biệt
khi rệp khan hiếm, thì khả năng ăn trứng của bọ rùa được thể hiện rõ rệt. Khi
thức ăn là trứng, khả năng sống sót của bọ rùa cao hơn so với thức ăn là rệp.
Yukie Kajita et all (2000) đã tìm hiểu ảnh hưởng của 2 loài bọ rùa bản địa
Coccinella septempunctata và loài Harmonia axyridis đến khả năng sống sót của
bọ rùa nhập nội Adalia bipunctata trong mối quan hệ với mật độ vật ăn thịt. Kết

quả cho thấy, trong điều kiện mật độ rệp cao, ảnh hưởng đến mối quan hệ qua lại
giữa bọ rùa ăn thịt bản địa và bọ rùa nhập nội là có giới hạn thể hiện ở chỗ làm
chậm quá trình phát triển của ấu trùng loài A. bipunctata khi có mặt ấu trùng loài
H. axyridis.
Omkar et all (2002) đã nghiên cứu sự mắn đẻ của loài bọ rùa ăn rệp
Micraspis discolor dưới sự ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ ở các mức khác
nhau: 20
0
C, 25
0
C, 27
0
C, 30
0
C. Bọ rùa đỏ có khả năng đẻ trứng tăng lên cao từ
20
0
C đến 27
0
C. Tối đa mỗi bọ rùa cái có thể đẻ tới 750 trứng ở 27
0
C và độ ẩm
95% và tối thiểu có thể đẻ 385 trứng ở 20
0
C và độ ẩm 65%.
Ahmad Pervez et all (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi phát triển
đến khả năng sinh sản của loài bọ rùa ăn thịt Propylae dissecta. Kết quả cho
thấy, các cá thể đực trưởng thành đều có thể cặp đôi với bất kỳ con cái nào bất
chấp tuổi tác. Qúa trình giao phối diễn ra kéo dài giữa bọ rùa đực 30 ngày tuổi
với bọ rùa cái 20 ngày tuổi. Tuổi của các bọ rùa đực cũng không ảnh hưởng đến

khả năng đẻ trứng của bọ rùa cái. Vaghina N.P (2004) đã theo dõi ảnh hưởng của
thức ăn đến quá trình sinh sản ở loài bọ rùa nhiệt đới Harmonia sedecimnotata.
Kết quả nghiên cứu cho thấy , sự thiếu thức ăn làm chậm quá trình chín noãn bào
trong buồng trứng của bọ rùa cái. Hiện tượng dừng dinh dưỡng là nguyên nhân
của sự dừng tạo trứng ở giai đoạn chín túi noãn. Hiện tượng này có thể xảy ra
ngay khi hiện tượng thiếu thức ăn giàu Protein diễn ra. Sự tái kích hoạt trở lạicó
thể được cải thiện nếu bổ sung loại thức ăn giàu Protein.
Mahfuj Ara Begum et all (2002) đã xác định khả năng sinh sản của bọ rùa
đỏ Micraspis discolor ăn rầy nâu Nilaparvata lugens trong phòng thí nghiệm.
Kết quả cho thấy mỗi cá thể cái đẻ trứng trung bình 117.7 quả trứng trong giai
đoạn sinh sản là 25,1 ngày. Cả ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành của loài bọ
rùa này đều ưa thích ăn rầy nâu ở tuổi 2 và 3.
Semyanov V.P (2007) đã cung cấp những thông tin rút ra từ thực tiễn và
đưa ra những kinh nghiệm cho việc nhân nuôi bọ rùa trong phòng thí nghiệm:
(1) điều kiện nuôi bọ rùa phải thuận lợi, (2) phương pháp nuôi sử dụng 2 loại
thức ăn là rệp hoặc trứng loài Stitotroga cereallella, (3) phương pháp giữ sống
hoặc làm mẫu cho việc sử dụng chúng khi cần thiết.
Bằng việc nuôi 20 loài bọ rùa trên thức ăn là rệp đào Hsieh (1985) đã tìm
ra hệ số thức ăn hiệu quả nhất của số lượng bọ rùa Coccinelldae và rệp đào
Myzus persicae là 1:200. Dharpure (1987) đã xác định một đời C.
septempunctatus có thể ăn hết 1538 con rệp đào.
Osawa et all (1989, 1991) đã nghiên cứu tỷ lệ chết của nhộng loài bọ rùa
Harmonia axyyridis Palls bởi hiện tượng ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn trước khi
vào nhộng và nhộng bị chết do bị ký sinh. Tác giả đã xác định được tỉ lệ chết bởi
hiện tượng ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn trước khi vào nhộng cao hơn khi vị trí
phát triển của nhộng nằm gần với tập đoàn rệp. Còn khả năng nhộng bị chết sẽ
thấp hơn do bị kí sinh, khi vị trí phát triển của nhộng nằm xa vị trí vật mồi trên
một cây chủ. Osawa (1992) cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu về bảng sống của
loài bọ rùa Harmonia axyridis Pallas liên quan tới độ phong phú của quần thể
rệp. Bảng sống của loài bọ rùa này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu

ngoài tự nhiên và mối liên quan đến sự thay đổi theo mùa về số lượng cá thể loài
rệp trên cây Atiso. Có 2 nguyên nhân ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện của loài
bọ rùa này ngoài tự nhiên là sự ăn thịt lẫn nhau giữa các cá thể bọ rùa cùng loài
và sự ăn thịt lẫn nhau giữa các loại bọ rùa không cùng loài.
Thức ăn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bọ rùa và các lứa
tuổi. Theo nghiên cứu của Banks (1955), Dixon ( 1970, 1971), Wratten (1973)
thì thức ăn hạn chế sự phát triển của ấu trùng H. axyridis trở nên rất khó khăn,
điều đó cũng chính là nguyên nhân làm cho khả năng sống sót của ấu trùng ở
cuối mỗi tuổi xuống thấp. Cũng về lĩnh vực thức ăn của bọ rùa, Banks (1955),
Wright và Liang (1980) đã đưa ra nhận xét sức ăn rệp của bọ rùa được biết đến
như là một phản ứng với mật độ rệp và bọ rùa di cư đến nơi sống tốt hơn khi mà
số lượng rệp giảm đi. Sakuratani et all (1984) đã mô tả phản ứng của ấu trùng bọ
rùa loài H. axyridis với thức ăn: chúng tập trung nhiều hơn ở những nơi có nhiều
rệp như ở các mầm, chồi non của cây. Còn đối với trưởng thành loài này thì lựa
chọn nơi sống là trên cả cây có rệp chứ không chỉ ở trên chồi non nơi mà rệp tập
trung nhiều nhất như đối với ấu trùng.
Obata s. (1990) đã nghiên cứu tập tính và sự phân bố của loài bọ rùa
Harmonia axyridis xung quanh tập đoàn rệp. Trong khi các con bọ rùa cái nghỉ
ngơi và ăn thì các con đực ra sức tìm kiếm thức ăn. Tập tính của bọ rùa đực là
ghép đôi và cũng có thể điều chỉnh sự phân bố của loài tương ứng với mật độ
rệp.
Hoshikawa K. (1995) đã nghiên cứu sinh thái học của loài bọ rùa
Coccinula crotchi. Đây là loài bọ rùa ưa lạnh đặc hữu ở Nhật Bản, chúng phân
bố ở Hokkaido và phía bắc trung tâm Honshu, loài này có tập tính giống một số
loài bọ rùa khác. Ngoài thức ăn chính có nguồn gốc động vật như là rệp, chúng
còn thường xuyên viếng thăm hoa, ăn phấn và mật hoa của một số cây như:
Taraxacum oficinale ( hoa cây mã đề), Rumex acetosella ( cây bồ công anh) và
Plantago lanceolata ( cây chút chít). Mặc dù ấu trùng cũng có mặt thường xuyên
trên hoa, nhưng thức ăn để chúng phát triển cũng không hoàn toàn là phấn hoa.
Kích thước của tổ trứng ở côn trùng đã được quan tâm nhiều và chúng có

liên quan đến lịch sử phát triển của sự sống cá thể ( Dingle, 1981; Tallamy &
Denno, 1981) nhiều nghiên cứu đã cho thấy kích thước tối ưu nhất của một tổ
trứng sẽ cải thiện thế hệ con cái trong điều kiện nguồn thức ăn có giới hạn.
Takahashi (1984) đã nghiên cứu loài bọ rùa Coccinella septempunctata
brucki Mulsant, đây là một kẻ thù tự nhiên quan trọng của loài rệp hại cỏ linh
lăng. Takahashi (1989) cho rằng sự xuất hiện nhiều hay ít của nhộng bọ rùa ăn
thịt chịu ảnh hưởng của điều kiện thức ăn. Trái lại Vinson (1976) cho rằng, sự
xuất hiện của nhộng bọ rùa ăn thịt, chịu ảnh hưởng của vị trí ưa thích của loài –kí
sinh trên nhộng.
Takahashi (1993) đã nghiên cứu tập tính hằng ngày của loài bọ rùa
Coccinella septempunctata brucki Mulsant trên cỏ linh lăng . Ở 10
0
C, bọ rùa chỉ
hoạt động ban ngày , khi ánh sáng cao hơn 0,2 MJ/ m
2
/0,5hr và độ gió kém hơn
10m/s. Sự ăn thịt, đẻ trứng và giao phối được theo dõi liên tục trong một ngày .
Sau khi mặt trời lặn bọ rùa còn ở nguyên vị trí cũng trên cây cỏ linh lăng. Mật độ
quần thể rệp cũng ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của bọ rùa: mật độ rệp thấp thì
bọ rùa hoạt động tích cực hơn.
Theo Sukuratani (1986) bức xạ nhiệt vào mùa đông có ý nghĩa vô cùng
quan trọng cho các hoạt động đối với loài bọ rùa.
Ofuyya T.I (1991) đã đưa ra kết luận: mật độ rệp đậu đen (Aphis
craccivora) trong tự nhiên bị khống chế bởi một số kẻ thù tự nhiên, trong đó có
loài bọ rùa Cheilomenes lunata. Mora (1993) đã xác định cả đời mỗi loài bọ rùa
đực và cái loài Coelophora inaequalis có thể ăn hết từ 2821 dến 3509 rệp đậu
đen.
Freier et all (1996) đã nuôi liên tục nhiều thế hệ bọ rùa Harmonia axyridis
dễ dàng mà không cung cấp rệp. Tác giả cho rằng đây là một hy vọng dùng bọ
rùa ăn thịt này như một nhân tố phòng trừ sinh học. Trong tương lai cần sử dụng

bọ rùa để diệt rệp bông Aphis gossypii trên dưa chuột và rệp hại ở vườn quả.
Haque et all (1978) đã nuôi bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus với 3
loại rệp mồi: rệp đậu màu đen Aphis craccivora (trên đậu) rệp đào Myzus
persicae (trên ngô) và rệp bông Aphis gossypii (trên ớt). Kết quả thu được cho
thấy một ngày bọ rùa 6 vằn ăn được 23,1 – 41,7 rệp đậu màu đen, 12,5- 51,3 rệp
đào, 24- 66,3 rệp bông. Bọ rùa nuôi bằng rệp đào đẻ nhiều trứng nhất với số
lượng trung bình 344,4 trứng/ 1 con cái.
Husein et all (1990) đã thực hiện chương trình nghiên cứu về “ cơ sở sinh
thái học và hiệu quả của bọ rùa 6 chấm”. Kết quả cho thấy, vòng đời trung bình
của loài bọ rùa này là 17,6 ngày, số trứng đẻ của loài bọ rùa cái nhiều hơn khi
nuôi chúng bằng thức ăn nhân tạo, ấu trùng bọ rùa tuổi 1 ăn được từ 2 – 8 rệp
Aphis craccivora mỗi ngày. Rao et all (1997) cũng đã nuôi bọ rùa 6 chấm ở Ấn
Độ với rệp màu đen A. craccivora. Kết quả cho thấy, với thức ăn là rệp A.
craccivora nhưng khi nuôi trên cây đậu đũa thì bọ rùa phát triển nhanh hơn so
với khi nuôi trên cây đậu khác. Chúng cũng thích rệp Lipaphis erisymi sống trên
bắp cải hơn là rệp này nhưng sống trên ớt.
Theo Saharia (1980) ở Asam Ấn Độ rệp đậu màu đen Aphis craccivora
trên đậu có đỉnh cao về mật độ cá thể vào lúc cây ra hoa và hình thành quả. Cùng
lúc này, các loài ăn thịt rệp như bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus và loài
Coccinella repanda xuất hiện với mật độ cao.
1.2.3. Nghiên cứu vai trò và sử dụng BRBM trong phòng chống sâu hại
cây trồng
Các nghiên cứu sử dụng bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng
trước đây đã được Puttarudriah ( 1962, 1966), Smirnoff (1957), Iperti (1971,
1977, 1986) nghiên cứu.
Nhiều nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
được xem là biện pháp phòng trừ sâu hại tối ưu với lợi thế giá thành rẻ và ít gây
ô nhiễm môi trường ( Root, 1973; Bach C., 1980; Trujillo- Arriaga and Altieri,
1990; Tooker and Hanks, 2000). Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa 3 yếu
tố: cây trồng, sự thay đổi của bọ rùa theo mùa vụ cây trồng và thức ăn cho chúng

rệp và phấn hoa đã thu được kết quả đáng chú ý: Đối với các ruộng phong phú
về chủng loại cây ( ngô, hạt tiêu, cây họ cúc, cỏ linh lăng…) sẽ thúc đẩy mạnh sự
đa dạng của vật mồi và đồng thời hiệu lực của quần thể nhóm ăn thịt cũng tăng
lên rõ rệt( Artokhin K.S., 1981; Sakuratani et all, 1984).
Theo Iperti G. (1999) vai trò tiên phong trong biện pháp phòng trừ sâu
hại đã được đưa ra đối với bọ rùa. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và có giá trị
khoa học. Khoảng 90%, tương đương với 4200 loài bọ rùa được coi là có ích vì
hành động ăn thịt của chúng. Thức ăn chủ yếu của bọ rùa là côn trùng cánh
giống ( Homoptera) và ve bét. Bọ rùa sống ở tất cả các hệ sinh thái trên cạn:
rừng, bãi cỏ, hệ sinh thái nông nghiệp và từ đồng bằng đến vùng núi cao. Lịch sử
sự sống của bọ rùa được biết đến thông qua những nghiên cứu về sinh học, sinh
thái học của chúng. Bọ rùa có tính chống chịu từ hẹp đến rộng. Đây là các sinh
vật tạp dưỡng, các cá thế trưởng thành có xu hướng thích ăn nhiều loại vật mồi
( nhiều loài rệp và ở các giai đoạn phát triển khác nhau,…) hơn chỉ là một loại
thức ăn. Phần lớn các loài bọ rùa ăn rệp có 1 thế hệ trong một năm, chúng có
phản ứng với điều kiện môi trường không thuận lợi bằng cách di cư. Tuy nhiên,
phần lớn các con trưởng thành vẫn cam chịu sự thay đổi bất lợi của môi trường
bằng cách ngủ đông tạm thời, ngủ đông, ngủ hè, hoặc qua hè.Mặc dù những tập
tính thích nghi này, song bọ rùa vẫn rất dễ gặp nguy hiểm từ những nhân tố giới
hạn, như kẻ thù tự nhiên và những tác động của con người. Vì vậy cần có những
biện pháp bảo vệ chúng. Sự thay đổi mùa vụ có ảnh hưởng đến sự xuất hiện và
bùng phát rệp phá hoại thực vật và tập tính của bọ rùa. Các loài bọ rùa được phát
hiện ở các vùng khác nhau có thể coi là một chỉ thị sinh học mới cho vùng địa lí
khí hậu. Trong phòng trừ sinh học hiện nay, bọ rùa là nhân tố quan trọng để hạn
chế số lượng của rệp sáp, rệp muội và ve bét. Tập tính tập trung của bọ rùa còn
được gải thích cho hiện tượng thích nghi khí hậu của loài ở những vũng lãnh thổ
mới. Nghiên cứu trong tương lai về di truyền, sinh lí học và tập tính của bọ rùa
kết hợp với nghiên cứu về động lực bay của chúng và các tác động đến hệ sinh
thái nông nghiệp sẽ được cải tiến một cách chắc chắn hơn trong chương trình sử
dụng bọ rùa làm cơ sở phòng trừ rệp hại.

Eric Lucas et all (2004) đã sử dụng 2 loài bọ rùa Delphatus catalinae và
Coleomegilla maculata lengi như một tác nhân phòng trừ sinh học đối với bọ
phấn trắng Trialeurodes vaporariorum trong nhà kính. Kết quả cho thấy cả 4
tuổi ấu trùng và trưởng thành của bọ rùa Coleomegilla maculata lengi đều có
hiệu lực cao đối với trứng và nhộng loài bọ phấn trắng Trialeurodes
vaporariorum. Tuy nhiên khả năng tiêu diệt bọ phấn trắng ở các giai đoạn phát
triển của loài bọ rùa Coleomegilla maculata lengi còn kém hơn so với khả năng
này của loài bọ rùa D. catalinae.
Biswas T.K. et all. (2006) đã bố trí thí nghệm trong nhà lưới và trong
phòng thí nghệm để xác định ảnh hưởng của hai loại thuốc rầy nâu hại thực vật
là Cymbush và Brifer lên loài bọ rùa đỏ M. discolor và loài nhiện sói Lycosa
pseudoannulata. Hiệu lực của thuốc được đánh giá trên cơ sở tỷ lệ chết của rầy
nâu, bọ rùa và nhiện sói trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 24, 48 và 72 giờ sau
khi sử lý thuốc. Giữa 2 loài ăn thịt thí nghiệm nhiện sói chụi ảnh hưởng của
thuốc hóa học nhiều hơn bọ rùa đỏ.
Omkar et all (2005) đã sử dụng 3 loài rệp Aphis craccivara, Aphis
gosypii, Rhopalosiphum maidis làm thức ăn cho 2 loài bọ rùa Coelophora
biplagiata và Micraspis discolor để nghiên cứu các đặc điểm sinh học: giai đoạn
phát triển, sự sống sót của ấu trùng, sự vũ hóa ra trưởng thành của nhộng, chỉ số
về sự phát triển, tốc độ phát triển và tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào tỉ lệ cá thể cái
ở 2 loài.
Kuznetsov V.N et all (2002) đã nghiên cứu khả năng tiêu diệt rệp ấu trùng
loài bọ rùa Leis demidiata và Lemnia biplagiata. Tỷ lệ bọ rùa ăn thịt/ vật bị ăn
thịt là 1/20, khi bọ rùa ăn thịt tiêu diệt tới 85- 90% rệp, trong giai đoạn ngắn, khi
đó ruộng rau hoàn toàn không xử lý thuốc trừ sâu.
Zhang (1985) đã nghiên cứu tỷ lệ của bọ rùa (thiên địch) và rệp bông (vật
mồi), trên cánh đồng bông của Trung Quốc và đã đưa ra kết luận: nếu có tỷ lệ
rệp bông Aphis gossypii thiên địch nhỏ hơn 80/1 sẽ không cần phun thuốc hóa
học, ông cho rằng các loài bọ rùa Coccinella septempunctata và Propylea
japonica có khả năng tiêu diệt số lượng đáng kể rệp bông. Trên cánh đồng trồng

bông của Trung Quốc, Zhang (1992) đã phát hiện thấy 48 loài là kẻ thù tự nhiên
của rệp bông, trong đó nhóm bọ rùa đóng vai trò quan trọng. Một con bọ rùa
Scymnus hoffmanni có khả năng ăn 25 rệp bông một ngày.
Những thí nghiệm của Artokhin (1981) đã cho thấy sâu non ăn bọ rùa
Coccinella septempunctata L. có thể tiêu diệt 300 rệp Rhopalosiphum padi trong
một ngày. Toàn bộ sâu non có thể tiêu thụ tới 1000 rệp non và rệp trưởng thành.
Theo Ghanim (1984) các loài ăn rệp quan trọng trên lúa mỳ vào mùa
đông ở Mansoura Ai Cập là Coccinella undecimpunctata và một số côn trùng ăn
thịt thuộc các họ khác đã tích cực kìm hãm sự bùng phát dịch rệp muội. Butani et
all (1984) sau khi theo dõi và quan sát mối quan hệ giữa quần thể rệp đậu màu
đen A. craccivora trên lạc và kẻ thù tự nhiên của chúng, đã đưa ra kết luận, sử
dụng thuốc trừ sâu là không cần thiết nếu bọ rùa có mặt trên lạc vào vụ hè.
Lezhneva et all (1996) ở Volgagrad ( Nga) đã nuôi một số bọ rùa để trừ rệp bông
hại dưa hấu Aphis gossypii Glover và rệp hại khoai tây Myzus persicae, rệp
Aphis masturtii trên dưa chuột và hạt tiêu trong nhà lưới.
1.3 Tình hình nghiên cứu bọ rùa Coccinellidae ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu sâu về các biện pháp phòng
trừ sâu sinh học ở cây trồng thực sự phát triển từ năm 1970 trở đi. Những
nghiên cứu về côn trùng học được tiến hành nhiều năm. Năm 1965, nghành
Côn trùng học Việt Nam tiến hành định loại các mẫu vật côn trùng ở miền
Bắc và điều tra côn trùng ở toàn miền Bắc (1967-1968) các tỉnh miền Nam
và Tây Nguyên ( 1977-1978)
Theo kết quả điều tra năm 1967- 1968 ( Viện Bảo vệ thực vật) thành
phần côn trùng bắt mồi gồm có 75 loài thuộc họ Bọ xít ăn sâu (Raduvidae),
67 loài thuộc họ Chân chạy (Carabidae), 20 loài thuộc họ Hổ trùng
(Cicindelidae), Họ Chuồn chuồn cỏ (Chrysopidae), họ Ruồi ăn rệp
(Syrphidae), họ Bọ ngựa (Mantodae), Họ Kiến (Formicidae). Riêng Bọ rùa
được nghiên cứu chi tiết, trong số 63 loài được ghi nhận ở Việt Nam thì có
48 loài có ích. Hệ Bọ rùa ở Việt Nam được đánh giá đa dạng và có tỉ lệ đặc
hữu cao.

Theo Phạm Văn Lầm (2005), thành phần thiên địch rệp muội được ghi
nhận trên các cây trồng (1981- 2004) là 52 loài thuộc 4 họ. Trong đó số loài
thiên dịch tập trung chủ yếu ở bộ Cánh cứng Coleoptera 23 loài tiếp theo là
bộ Hai cánh Diptera 14 loài, bộ Cánh màng Hymenoptera 11 loài. Trong
những nghiên cứu của mình Phạm Văn Lầm đánh giá cao vai trò của côn
trùng bắt mồi, đặc biệt là bọ rùa ăn thịt khống chế quần thể rệp.
Thành phần ruồi bắt mồi họ Syrphidae trên một số loại rau cải xanh,
cải ngọt, su hào vụ thu đông ở Đặng Xá- Gia Lâm – Hà Nội được xác định là
có 7 loài. Trong đó loài Ischiodon scutellaris phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Qúach Thị Ngọ (2002). Ngoài ra còn có thêm 5 loài là Leucopis sp,
Syrphus confrater Weedexmann, Syrphus ribessi, Megayphis zonata
Fabricus, Faragus quadrifacitur Meign. Kết quả nuôi Leucopis sp trong
phòng thí nghiệm với rệp bông cho thấy nhiệt độ trong phòng ảnh hưởng
trực tiếp đến thời gian phát dục các pha và vòng đời của ruồi. Ở nhiệt độ và
độ ẩm là 26,04
0
C và 73,145 thì vòng đời của Leucopis sp là 14,97±0,06
ngày; còn ở 29,81
0
C và 78% thì vòng đời là 14,35 ±0,17 ngày.
Theo kết quả của Hoàng Đức Nhuận(1982) số loại bọ rùa có ích trong
khu hệ bọ rùa Việt nam lên tới 165 loài thuộc 5 phân họ và 60 giống. Tác giả
viết” Lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam 8 tộc 44 giống và 210 loài trong
đó 1 tộc có 5 giống và 113 loài”
Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc
định loại còn vấn dề nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính và
mối quan hệ giữa chúng đối với con mồi và điều kiện môi trường rất ít.
Trong đó, các loại bọ rùa ở Việt nam như bọ rùa chữ nhân, bọ rùa đỏ khá
đầy đủ. Bọ rùa 6 vằn khá phổ biến trên đồng ruộng, song các công trình
nghiên cứu về đặc điểm sinh học của chúng và quy trình nhân lên trong

phòng thí nghiệm chưa nhiều.
1.4. Điều kiện tự nhiên của Đông Anh, Hà Nội
Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội,
được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo quyết định của Hội đồng
Chính phủ. Đông Anh có một thị trấn và 23 xã, huyện lỵ Đông Anh đặt tại
thị trấn Đông Anh, cách Hà Nội 22km theo quốc lộ 3.
1.4.1 Vị trí địa lý
Đông Anh là huyện nằm phía Đông – Bắc thủ đô Hà Nội. Hệ thống
sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành,
diện tích tự nhiên là 18230 ha. Đông Anh là huyện lớn thứ hai của Hà Nội
sau Sóc Sơn. Về địa giới hành chính của huyện Đông Anh như sau:
Phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
Phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm
Phía Nam giáp sông Hồng
Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc
còn có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua:
tuyến Hà Nội – Yên Bái, tuyến Hà Nội – Thái Nguyên. Cảng hàng không
quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và
đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh
dài 7.5km. Có thế thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội và các tỉnh Đông
Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiến đề thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện.
Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang
thu hút sự quan tâm của các nhà dầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn
huyện hiện có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành phố và hiện, trong
đó có 4 liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động. Trong thời gian tới,
các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh

để thúc đẩy và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao
động của huyện.
Trong quy hoạch tổng thế của thủ đô Hà Nội đến 2020 đã ưu tiên đầu
tư cho khu vực Bắc sông Hồng. Tại đây, sẽ hình thành một Hà Nội mới với
các khu vực: Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm –
Sài Đồng – Yên Viên.
1.4.2 Thời tiết, khí hậu
Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là
khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu
ẩm ướt mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa đông, thời kỳ đầu khô và
lạnh, nhưng cuối màu lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kì chuyển
tiếp tạo cho Đông Anh có 4 mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25
0
C hai tháng nóng nhất là tháng 6,
7 nhiệt độ trung bình cao nhất thường là 37,5
0
C. Hai tháng lạnh nhất là tháng
1, 2 nhiệt độ trung bình là 13
0
C.
Độ ẩm trung bình là 84% độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các
tháng trong năm, bình quân là từ 80 – 87%.
Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình
hằng năm 1600 – 1800mm. Trong mùa mưa tập trung tới 85% lượng mưa
hàng năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng trung bình 300 – 350mm.
Nhìn chung thời tiết Đông Anh thuận lợi cho việc hoạt động sán xuất
nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa màu, rau, cây ăn
quả.
1.4.3. Địa hình

Nhìn chung địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng
thoải dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của
huyện như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao,
phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao. Còn các xã Đông Nam như Vân
Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp, hấu hết
diện tích có địa hình thấp và trũng nên thường xuyên bị ngập úng. Tỷ lệ đất
cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng
chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14m, chỗ thấp nhất là 3.5m, trung
bình là cao 8m so với mực nước biển.
Đặc điểm của địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khi
xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản
xuất: Vùng đất cao lên trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng hoa, rau, cây
công nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi thủy sản.
1.4.4. Đặc điểm đất đai
Biểu 1.1: Phân bố sử dụng đất trong toàn huyện
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ chiếm đất (%)
1 Đất nông nghiệp 10.015 54,79
1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.366 0,51
1.2 Đất trồng cây lâu năm 153 0,027
1.3 Đất ao hồ thủy sản 496 9,7
2 Đất chuyên dụng 3.744,15 20,72
2.1 Đất xây dựng 869 4,87
2.2 Đất giao thông 1.163 6,32
2.3 Đất thủy lợi 1.281 6,49
2.4 Đất di tích LSVH 47 0,245
2.5 Đất vật liệu xây dựng 83 0,0043
2.6 Đất an ninh, quốc phòng 94 0,52
2.7 Đất nghĩa địa 156,15 0,87
2.8 Đất chuyên dụng khác 93 0,007
3 Đất ở 2.049 11,34

3.1 Đất ở đô thị 109 0,57
3.2 Đất ở nông thôn 1.940 10,77
4 Đất chưa sử dụng 2.417 13,15
4.1 Sông, hồ, mương 1.559 8,08
4.2 Đất bằng, hoang 314 0,17
4.3 Mặt nước chưa sử dụng 359 0,22
4.4 Đất chưa sử dụng khác 149 0,0042
5 Đất lâm nghiệp 5,17 0,00028
Tổng 18.230,32
Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18230 ha, bao gồm diện
tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven sông
nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng phì nhiêu kém, 70% đất
bạc màu.
Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212m
2
/hộ. Bình quân
đất nông nghiệp cho một lao động là 0.051 ha/lao động nông nghiệp. Đây là
mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất
làng xóm bao gồm đất ở, đất vườn và các công trình dịch vụ trong các thôn
xóm có diện tích 1940 ha, bình quân đất sinh hoạt tại khu vực nông thôn là
364m
2
/hộ. Trong huyện còn khá nhiều diện tích được sử dụng cho mục đích
quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân đội.
Đặc điểm đất nông – lâm nghiệp có thể chia các loại chính như
sau:
- Đất phù sa được bồi hằng năm có diện tích 790,8ha ở ven đê sông
Hồng, sông Đuống và 272,2 ha ở ven sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại
đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất
dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước giữ phân tốt.

- Đất phù sa không được bồi hằng năm có diện tích 5117,5 ha tập
trung ở khu vực trong đê, đất này được phát triển trên đất phù sa cổ. Đặc
điểm của nhóm đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới
nhẹ và tung bình, hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến khá.
- Đất phù sa úng nước, có 355 ha phân bố ở địa hình trung thuộc các
xã Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Vân,… loại đất này bị biến
đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua.
- Đất xám bạc màu, có diện tích 315,9 ha phân bố ở các xã Nam
Hồng, Bắc Hồng , Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn,… loại đất này
có tầng canh tác nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữu phân,
giữ nước kém, chất chua và nghéo dinh dưỡng.
- Đất nâu chua, diện tích 298,6 ha, phân bố trên địa hình cao, đất
nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình.
Với những điều kiện phát triển kinh tế mới, xu hướng chung của
huyện trong việc sử dụng đất là giảm tỉ trong đất nông nghiệp, tăng quỹ đất
cho giao thông, công nghiệp và đô thị. Do đó, đặt ra cần nghiên cứu kỹ tình
trạng đất đai để có quy hoạch sử dụng hợp lý.
1.4.5. Thủy văn và nguồn nước
Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời
sống trên địa bàn Đông Anh. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1600 –
1800 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ
thắng 5 đến tháng 10 tập trung 85% lượng mưa cả năm. Vào mùa này
thường gây hiện tượng ngập úng cho các vùng trũng.
Mưa phùn cũng là nét đặc trưng của vùng này. Mặc dù không có ý
nghĩa về mặt cung cấp nước nhưng lại làm tăng độ ẩm của đất và không khí.
Mưa phùn thường xuất hiện và mùa xuân nhất là tháng 2,3. Đối với nông
nghiệp, mưa phùn thích hợp cho sự phát tiển của cây nhưng cũng là điều
kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.
Mạng lưới sông, hồ, đầm, trong nội huyện: không có sông lớn chảy
qua, các sông nằm ở ranh giới phía Bắc và phía Nam của huyện.

Sông Hồng chạy theo ranh giới huyện từ xã Đại Mạch đến xá Xuân
Canh có chiều dài là 16km là ranh giới giữa Đông Anh với quận Tây Hồ và
huyện Từ Liêm. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng với vùng đồng bằng
song Hồng nói chung và với huyện Đông Anh nói riêng.
Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng chảy qua phía Nam của huyện,
giáp ranh giữa Đông Anh và Gia Lâm, đoạn chảy qua huyện có chiều dài
5km từ xã Xuân Canh đến Mai Lâm. Cả hai con sông này đều là nguồn cung
cấp nước cho nông nghiệp và tạo thành dải đất phù sa được bồi đắp hằng
năm khá lớn phục vụ cho nông nghiệp ngắn ngày. Nhưng vào mùa mưa mực
nước của 2 con sông này thất thường dễ gây lụt lội làm ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống.
Sông Cả Lồ chạy dọc theo ranh giới phía Bắc của huyện đoạn chạy
qua huyện dài khoảng 9km có lưu lượng nước không lớn và ổn định hơn
cung cấp lượng phù sa không đáng kể nhưng là nguồn cung cấp nước tưới
cho các xã phía Bắc và phía Đông của huyện.
Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì là một đầm lớn,
có diện tích 130 ha, mực nước trung bình là 6 m, cao nhất là 8,5 m, thấp nhất
là 5 m, đầm này được nối thông với sông Thiếp, có vai trò quan trọng trong
việc điều hoà nước
Nước ngầm. Ngoài những nguồn nước trên mặt đất, Đông Anh còn có
những tầng chứa nước với hàm lượng cao. Nước ngầm có ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong
huyện. Nước ngầm ở Đông Anh lại luôn được bổ sung, cung cấp từ nguồn
nước giàu có của sông Hồng.
CHƯƠNG II
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra thành phân loài bọ rùa được tập trung chủ yếu ở các vùng

trồng rau thuộc Đông Anh, Hà Nội.
- Địa điểm nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài bọ
rùa được tiến hành ở Bộ môn Động vật học, khoa Sinh học, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ năm 2012 đến năm 2013
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Các loài bọ rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera.
Rệp muội Aphididae Rệp xám (Lipaphis erysimi Kaltenbach), rệp đào
(Myzus persicae Sulzer), rệp bông (Aphis gossypii Glover), rệp đậu
(Schizaphis graminum Rondani), rệp xám (Brevicoryne brassicae Linnaeus),
rệp ngô (Rhopalosiphum maidis Fitch).
Các loại rau tiến hành điều tra, quan sát như: cải bắp (Brassica
oleracea var. capitata), su hào (Brassica oleracea var. gongylodes), cải
xanh (Brassica chinensis L), súp lơ (Brassica oleracea var. botrytis L).
2.3. Dụng cụ nghiên cứu

×