Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tuyển tập Thơ Văn về Biển đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.06 KB, 40 trang )



Trường PTDL Lương Thế Vinh


TUYỂN TẬP THƠ, VĂN XUÔI VỀ
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Lớp : 11D0
Họ và tên : Mai Khánh Chi

1

GIẤC MƠ ĐÊM QUA

Mới chợp mắt mà ngủ say đến thế?

Thấy tám chục con tầu như đồ tể biển xa

Thấy dàn khoan lạ lùng như một bóng ma

Thấy những vòi rồng như bạch xà phun nước


Thấy học sinh hỏi tôi mà tôi chưa làm sao giảng được

Thấy con tàu giám ngư thân mình xước hiên ngang

Thấy bản tin phía kia vẫn giọng lưỡi sỗ sàng

Thấy đáy biển thân yêu hàng ngàn đợt sóng




Thấy người Mỹ hiểu ra độ nóng

Thấy Asean cùng ký chẳng sợ gì

Thấy những đoàn biểu tình bao biểu ngữ xá chi

Thấy lịch sử cha ông như nguyên xi thời ấy


Chuyện ở biển ắt sẽ làm sóng dậy

Chuyện anh em chưa hề thấy bao giờ

Chuyện bên nhau có lúc vẫn như mơ

Chuyện bây giờ chẳng ai thờ ơ sống


Bác nông dân dừng cày bên thửa ruộng

2

Chị lao công quét rác cũng nghẹn ngào

Ông nhiều tuổi rồi vẫn bực tức ra vào

Em nhỏ thơ ngây cũng thấy nao nao lắm!



Sông Hồng từ đâu mà tươi máu thắm ?

Cả dãy Trường Sơn xương trắng bao người

Hội nghị Diên Hồng, bóp trái cam tươi

Thấy cả trong mơ triệu người : Sát Thát!


Người tử tế không bao giờ hèn nhát

Người nhân từ không thích khạc đạn bom

Người cần lao không sợ chí mỏi mòn

Ôi! Việt Nam xin giữ tròn khí phách!


Thấy láng giềng tự dưng sang khoét vách

Thấy bạn xưa đang đào ngạch vô nhà

Thấy quốc cường mà tay cướp, miệng la

Thấy người anh bỗng gian tà quay quắt


Giấc mơ đêm thấy lòng như đau cắt


Mắt mở ra chẳng thấy mắt nhắm vào

Chợt nhìn ra trời muôn vạn vì sao

3

Thấy mình ngỡ như hoá vào dân tộc


Giấc mơ đêm có lẽ là phút chốc

Khi tỉnh rồi chẳng lẽ độc mình ta

Chợt đứng lên và nhìn tận biển xa

Ta không ngủ bởi vì là sóng gọi


Ta đồng thanh cùng triệu lời muốn nói

Ta hoá vào trang chói lọi sử xưa

Ta biến thành muôn trận nắng, cơn mưa

Để ước nguyện : Non nước chưa nô lệ


Những ngày này giấc ngủ sao khó thế?

Trời không giông sao sóng bể thét gào?

TS. LÊ THỐNG NHẤT








4

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống
biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường
Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường
Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào
không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua
rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng
cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống
đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn
đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập
chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
(*)

Còn truyền đời con cháu mãi đinh
ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn
đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu
khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

NGUYỄN VIỆT CHIẾN



1

TIẾNG SÓNG

Đêm nằm nghe tiếng sóng ru xa,
Sóng biển Đông ta từ ngàn năm trước,
Sóng từ thuở cha ông mình mở nước,
Một dải non sông biển cả vỗ về.

Hoàng Sa, Trường Sa: hai tay mẹ chở
che,
Tổ quốc yêu thương nằm bên biển
lớn.
Biển nổi phong ba khi quân thù hung
tợn,
Đem mộng xâm lăng giày xéo nước
nhà.


Bốn mươi năm rồi, ôi máu thịt Hoàng
Sa!
Nỗi đau ấy như cắt lìa khúc ruột.
Có tình yêu nào lớn hơn tình yêu Tổ
quốc?
Tiếng sóng ru hồn tử sĩ đêm đêm.

Quá khứ giống nòi em nhớ không
em?
Đống Đa, Chi Lăng, Bạch Đằng, Hàm
Tử,
Dòng máu anh hùng thắm hồng trang
sử
Anh nghe rền vang lời hịch Quang
Trung:

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng
Rằng đất nước mấy ngàn năm có chủ.
Đại cáo bình Ngô - hùng văn muôn
thuở,
Thống thiết thề xưa: không đội trời
chung.

Mộng bá quyền khuấy động sóng biển
Đông,
Cắm giàn khoan nhói đau lòng biển
mẹ.
Trỗi dậy hòa bình lẽ nào như thế!
Biển nổi giận rồi, biển của ta ơi

Những con thuyền nhỏ bé vượt trùng
khơi,
Mang cờ đỏ tung bay biển trời Tổ
quốc.
1

Ai ngăn được lòng dân ta yêu nước?
Hướng về Hoàng Sa đất của tổ tiên.

Việt Nam - Hoàng Sa biển cả nối liền,
Những tên đảo - tên cha ông ngoài đó.
Đảo Lý Sơn biết bao ngôi mộ gió
Thân xác hùng binh nằm lại biển
khơi.

Tiếng sóng âm vang ru mãi muôn đời,
Hay tiếng vọng của hồn thiêng non
nước?
Hay tiếng gọi của bao niềm mong
ước:
Xanh biển trời và trắng cánh chim
câu.

Bọn tham tàn không trụ mãi được đâu
Khi biển vây giăng lưới trời chính
nghĩa.
Lòng yêu nước là pháo đài bốn phía,
Giữ mãi non sông trọn vẹn cơ đồ.




















NGUYỄN VIẾT HÒA


1

GỬI BIỂN ĐÔNG
Gạn niềm đau phơi phong phanh trước gió
Mang nỗi buồn hong giữa những niềm vui
Biển Đông ơi!
Ta - Mặt trời có bao giờ nguội lạnh!

Người không khóc mà một đời muối đọng
Còn ta đi tìm một đời những khát khao…

Chẳng phải ta rạng rỡ rong chơi
Không biết Người âm thầm chờ đợi!
Ta hiểu tháng năm mòn mỏi
Người dành cho ta…
Sau một ngày tắt ánh chiều tà
Ta trở về, Người ôm vào lồng ngực
Ta khuấy động lòng người những đam mê rạo rực
Người mang cho ta cảm giác êm đềm
Lời tình yêu vút lên…
Giữa bao la giao hoà con sóng hát
Đêm thơm hương ngào ngạt trăng sao…

Sớm mai gửi lời chào
2

Ta lại là Mặt trời kiêu hãnh
Gom những khát khao bỏng cháy giữa cuộc đời
Đốt nóng mình lên, đổi nước mắt lấy nụ cười…
Biển Đông ơi,
Đừng trách phút giây ta bên Người ngắn ngủi
Ta ra đi – và Người biết đợi chờ…
NGUYỄN HUỲNH ANH THY















3

VIẾT Ở TRƯỜNG SA
Em đã nhớ Trường Sa
Cả khi mình chưa đến
Giữa sóng, cát không ngờ
Gặp màu hoa muống biến
Ai đặt tên phong ba
Gói sóng cồn biển cả
Ai đăt tên Sơn Ca
Nốt nhạc lòng ấm lạ
Những Đá Thị, Len Đao
Song Tử Tây sóng vỗ
Những đảo nổi, đảo chìm
Hoa bàng vuông đợi nở
Những nhà giàn giữa biển
Neo cả nhịp tim người
Muốn gửi vào muôn gió
Xin từng ngày sóng nguôi
Bão giăng giăng lục địa
Đảo oằn mình khát mưa
Nở âm thầm đáy sóng
Hoa san hô bốn mùa
Ôi nụ cười lính đảo

Trong gian khó vẫn ngời
Ánh mắt hiền như cỏ
Cứ xanh nhìn em thôi
Mỗi hạt cát Trường Sa
Đã trở thành máu thịt
Những tên đảo, tên người
Viết hoa thành Tổ quốc
NGUYỄN HUỲNH ANH THY











1

GỬI VỀ SÓNG TRƯỜNG SA
Biển Trường Sa cuộn ngàn con sóng
trắng
Vỗ mạn thuyền
quên mệt mãi ngàn năm.
Cha gửi về quê hương
những con sóng dịu êm,
Nhận về mình muôn ngàn con sóng
dữ


Những người lính nhiều đêm không
ngủ
Sóng cuộn trào giông bão phía đảo xa.
Những tiếng sục sôi, những tiếng căm
hờn
Rồi dịu êm những cánh chim chao
nghiêng
chở muôn ngàn nỗi nhớ.
Bão tố phong ba vẫn không lay đổ
Những cột buồn mang khát vọng khơi
xa.









Sóng vẫn miệt mài ru khúc tình ca
Rì rào gửi về em
giữa muôn trùng bão tố
Bao thế hệ cha anh
vì biển đảo quê hương đã từng rơi
máu đỏ
Thắm màu cờ trên gió biển mênh
mông.


Chiều nay biển lại cuộn trào
những tiếng sục sôi,
Cha hiểu dù con đang nằm trong nôi
Mẹ vẫn ru con bằng những vần thơ
dậy sóng.
Dù không được ẵm con bên lồng ngực
Cha vẫn nhủ lòng
nén chặt tiếng yêu thương,
Cha quyết một lòng
giữ biển đảo quê hương.








1

Thư viết vội bên cầu cảng

Những ngày biển Đông dậy sóng
Biển sáng nay tung ngàn con sóng dữ
Trời âm u, vần vũ đám mây chì
Con viết vội vài dòng thư gửi Mẹ
Sắp đến giờ Tổ quốc gọi con đi.

Sắp đến giờ Tổ quốc gọi con đi
Con nhớ Mẹ, nhớ quê hương da diết

Nhớ cánh cò, nhớ làng quê đất Việt
Nơi một đời mẹ dầu dãi nắng mưa.

Nhớ mảnh vườn quay quắt tiếng gà
trưa
Từng củ sắn, ngọn khoai ngày đói bữa
Lấy hai tiếng quê hương làm điểm tựa
Để từng ngày con được lớn khôn.

Bài học vỡ lòng luôn ghi mãi tim con
Mẹ, Mẹ ơi, suốt đời con luôn nhớ
Lịch sử cha ông rạng ngời trang sách
vở
Đã bao lần quét sạch lũ xâm lăng.


















Vẫn còn đây tiếng vọng phía ngàn
năm
Giọng thơ thần bỗng vang lên hào
sảng
Sông Như Nguyệt gầm lên đêm trăng
sáng
Giặc ngoại xâm run rẩy, kinh hoàng

Thuở tiền nhân từng cưỡi sóng dọc
ngang
Nơi cương thổ địa đầu đều ghi dấu
Bao huyền tích được viết nên bằng
máu
Bức trường thành vệ quốc tạc bằng
xương.

Sao hôm nay giữa biển quê hương
Bầy quạ đen bỗng ngang nhiên quần
thảo?
Miệng hữu hảo mà dã tâm loài cáo
Mắt đảo điên rình rập liên hồi

Con phải ra ngoài đó, Mẹ yêu ơi!
Cùng đồng đội, cùng con tàu yêu dấu
Quyết giữ trọn chủ quyền biển đảo
Dù sóng gầm, bão quét có sá chi!

Đã đến giờ Tổ quốc gọi con đi
Tiếng còi tàu râm ran giục giã

Tổ quốc gọi mà lòng con rộn rã
Con lên đường, tạm biệt Mẹ- Quê
hương !

Cảnh sát biển LÊ MẠNH THƯỜNG




2

TIẾNG BIỂN
(Gửi về đất liền và gia đình yêu
thương)


Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển
Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết
Những ngày này trong mỗi người dân
Việt
Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục
sôi


Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ
ơi
Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời
Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa
xôi



Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi
Để con chúng mình nghe tiếng của
biển khơi
Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi


Em có nghe tiếng biển trong lòng
người
Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc
vui tươi
Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư
lôi


Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ
rơi
Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng
biển cười
Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới
Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à
ơi


Anh biết đất liền đang lo lắng khôn
nguôi
Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu

người
Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng
biển
Mong bình yên cho tàu cá ra khơi

Vợ yêu ơi anh phải đi trực rồi
3

Phút chào nhau nhau tiếng biển bỗng
mặn môi
Chiều nay nhé hết ca anh lại hẹn
Gọi để vợ nghe tiếng biển tiếng yêu
đời






















































CHUYỆN SÁNG NAY Ở BIỂN ĐÔNG
(Viết cho 2 anh ôm vòi rồng trân mình chịu đựng)

Nếu cuộc đọ súng nước này là một trò
chơi
Tôi thấy hai chiến sĩ ẵm vòi rồng trân
người vẫy nước yếu ớt về phía giặc
Chiến tranh giờ đây như trò trẻ nhỏ
Ai nỡ lòng nào bày biện để trêu nhau
Nếu vòi súng nước chỉ làm ướt một ít
áo - đau một ít thịt - tôi thấy các anh
cay đắng đến nghẹn lòng
Dân tộc không hèn dân tộc chỉ cắn
răng
Như mẹ mím môi một lần sinh khó
100 con, con nào cũng đỏ
Sao các anh ở ngoài kia mà chúng ta ở
trong này?
Dân tộc mình hiền như những bàn tay
Năm ngón ôm nhau - năm ngón vuốt
mặt người đã khuất
Bàn tay anh tao áp vòi rồng nước tao
trên ngực
Hơn cả một lời thề !
Họng súng nước tưởng đùa nhưng mà

thật


Rửa cuộc đời ta hết những mê lầm
Tôi đã thấy các anh thật anh hùng
dưới vòi rồng ác thú
Giá như đạn ghim vỡ sọ
Chết một lần cho hả nỗi câm hờn
Vòi nước mặn che nhòa nước mắt
Nó lấy nước biển mình xối xuống
triệu niềm tin
Biển của ta - nước ấy của ta
Thằng giặc đội lốt người tham từng
giọt nước
Rồi biển sẽ chôn thây từng lượt - từng
thằng
Những vòi rồng lấy nước từ ngực biển
quê tao
Có vần vũ chỉ tắm cho anh tao bớt
nóng
Mùa hè biển đông là mùa hè chấn
động
Nước mặn biển tao loãng máu chúng
mày."


HUỲNH TUẤN ANH
1



"Gửi ba thân yêu của con!
Lâu rồi ba không gửi thư về, cả nhà mình ai cũng mong và nhớ ba nhiều lắm. Bé
Ốc cứ nhắc ba hoài à, những lúc nhớ ba, em lại chạy tới ôm mẹ và hỏi: “Khi nào ba
về hả mẹ?” giống y hệt như con ngày xưa cũng hay hỏi mẹ như thế mỗi khi ba
vắng nhà thật lâu.
Một tuần nay đài báo nói nhiều về tình hình căng thẳng ở Biển Đông - nơi mà ba
của con canh giữ đang bị đe dọa bởi hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung
Quốc, con thấy lo lắm ba ạ. Con lo cho ba - người mà con luôn yêu thương và tự
hào nhất, không biết ba có khỏe không, có ăn uống đầy đủ không hay sự ngang
ngược của đối phương lại làm ba ngày đêm thao thức.
Ba ơi, mắt mẹ đã buồn hơn và những giọt nước mắt lại khẽ rơi trong đêm vì lo lắng
cho ba từng ngày. Con mong sao những kẻ có ý đồ xâm lược ngoài kia có thể hiểu
ra lẽ phải.
Sự đúng đắn mà chúng đang đi ngược lại bằng những hành động vi phạm chủ
quyền và những lời nói trắng trợn hòng che lấp sự thật, để Tổ quốc thân yêu này lại
trở về với sự bình yên, để ba của con ngoài đảo xa xôi kia và bao người lính khác
được làm nhiệm vụ trong sự yên tâm của những người thân trên đất liền, để những
người vợ, người mẹ không phải âm thầm lau đi những giọt nước mắt rơi trên khóe
mi hàng đêm nữa…
Ba ơi, những câu hát và tiếng đàn guitar ngày nào vẫn còn đây, trong trái tim nhỏ
bé của con:
“Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam!
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng
Vùi sâu trong đáy những gì yêu thương
Biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương…”
Ngày con còn bé, ba đã dạy cho con về tình yêu đối với biển đảo quê hương bằng
những câu hát êm đềm như thế. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con như một phần
1

máu thịt, như niềm tự hào của con đối với ba và tình yêu mà con dành cho mảnh

đất thân yêu này.
Kể từ ngày ba nhận nhiệm vụ ra ngoài đảo, con không còn nghe ba hát những giai
điệu ngọt ngào ấy nữa. Nhưng ba biết không, ở nhà mẹ đã thay ba hát cho chúng
con nghe những bài hát về biển, nghe mẹ kể những câu chuyện về những người
lính hải quân đang canh giữ ngoài biển đảo và cả những câu chuyện tình yêu của
ba mẹ gắn liền với biển đảo như thế nào.
Mẹ nói với con và bé Ốc là hai giọt nước mà ba mẹ mang từ biển về, là những đứa
con được sinh ra từ lòng biển, chan chứa niềm yêu thương và sự ấm áp.
Cho nên, biển đối với con cũng là ngôi nhà thứ hai của mình, con luôn yêu và luôn
hướng về như trái tim của bao người dân đang từng ngày, từng giờ hướng về Biển
Đông, nơi chính quyền Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm.
Việc làm của Trung Quốc đã gây bất bình sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất
Việt và nhiều bạn bè quốc tế khác. Con gái của ba đã lớn, với cái tuổi 18, con hiểu
được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, hiểu rõ hơn về công việc
mà ba đang làm, nhiệm vụ lớn lao mà ba đang gánh vác trên vai.
Cho nên, con càng cảm thấy tức giận hơn với hành động của Trung Quốc, xót xa
hơn cho đất nước mình ba ạ. Tại sao nước Việt Nam mình lại phải chịu nhiều nỗi
đau đến thế? Nỗi đau nào cũng dài và để lại nhiều vết thương
Hôm trước con có đọc bài viết "Nhà thơ, Tổ quốc và tự do", nhà thơ Nguyễn Việt
Chiến đã nói như thế này ba ạ: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ
ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, để dựng xây non nước
này. Và biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã
không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm
nay”
Chính vì thế cho nên, khi đất nước gặp nguy khó, ngay những đứa trẻ còn nằm nôi
như Thánh Gióng bỗng lớn nhanh như thổi để đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi.
Lòng yêu nước đã trở thành động lực để các thế hệ cha anh bao đời nay đứng lên
bảo vệ chủ quyền đất nước.
Những anh hùng đã anh dũng hy sinh, bao tấm lưng đã ngã xuống như Phan Đình
Giót lao cả thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn

pháo… Một dân tộc như thế hoàn toàn xứng đáng có được sự bình yên và hạnh
phúc đúng không ba?
2

Và con cũng tin vào thế hệ trẻ chúng con có thể hiểu được trách nhiệm của mình
đối với Tổ quốc. Bản thân con sẽ cố gắng thật nhiều để trở thành một nhà báo giỏi,
trở thành niềm tự hào lớn của ba.
Ba ơi, con chỉ có một ước mơ duy nhất lúc này làm sao ba có thể hoàn thành nhiệm
vụ và trở về với gia đình mình – nơi có ba mẹ con luôn yêu ba và tự hào về ba thật
nhiều.
Dẫu biết rằng đất liền và Trường Sa xa lắm, nhưng con tin ba sẽ nhận được bức thư
này của con, những tình cảm yêu thương của con dành cho ba. Con nhớ ba thật
nhiều!
Gửi ba nghìn nụ hôn của ba mẹ con!
Con gái của ba!
LƯƠNG THỊ THỦY TRANG
















3

HÀNH TRÌNH BIỂN ĐẢO TRONG TÔI
Nếu bốn tuần của hội thi là một hành trình đến với "Biển đảo quê hương" thì tôi là
một hành khách đã có những trải nghiệm thật sự tuyệt vời không chỉ bởi việc khám
phá những điều lý thú trên chặng đường đã đi qua mà còn là cảm nhận về những
đổi thay đang cựa mình thức dậy.
Tôi háo hức
Thú thật, tôi đã bắt đầu chuyến hành trình ấy với mục tiêu chinh phục giải thưởng
hơn là suy nghĩ mình sẽ học được gì.Những phần thưởng hấp dẫn vẽ ra trong tôi
bức tranh xán lạn về việc thực hiện những mong muốn, dự định của mình.Dẫn
bước tôi lên chuyến hành trình còn là cơ hội thử sức mình bằng năng lực tìm tòi và
sự nhanh nhạy cần có của một người trẻ qua việc cọ xát với những cuộc thi có tầm
ảnh hưởng rộng như thế này. Để rồi
Tôi khám phá
Những phần thi mở ra với nội dung câu hỏi phong phú về chủ đề biển đảo nhưng
trên nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội khiến tôi miệt mài
với việc tìm hiểu, tra cứu các thông tin, kiến thức liên quan để có được câu trả lời
chính xác. Vô hình trung, tôi thấy mình như bị cuốn vào chuyến hành trình nhưng
bởi một sức hút khác - sức hút của con chữ và lượng thông tin hàm súc trong đó.Có
lẽ cái cảm giác chính mình mong muốn nắm bắt và nhận thức mới chính là hạnh
phúc thật sự của sự mở mang tri thức.
Khi những đáp án được lật mở, thế giới mà tôi chưa có dịp khám phá hiện rõ hơn
qua những hình ảnh, thông tin cụ thể và chính xác. Những cái tên đảo, tên người
hiện ra thật sinh động như đã phần nào thu hẹp cái xa xôi, lạ lẫm để tôi cảm nhận
rõ hơn, đầy đủ hơn dáng dấp quê hương.
Trên chuyến hành trình ấy, tôi có dịp trở về với lịch sử cùng những năm tháng,
những địa danh, chiến tích và những cái tên đã góp phần khẳng định "Trường Sa -
Hoàng Sa là của Việt Nam". Để rồi trước mắt tôi là sóng nước quê hương nặng

tình giữa những dữ dội của hôm qua và bao đằm thắm của cuộc sống mới hôm nay:
"Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam!
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương"
(Biển hát chiều nay - Hồng Đăng)
Tôi yêu
4

Từ sự khám phá đó, tình yêu đến dịu dàng cho những miền đất dẫu tôi chưa một
lần đặt chân đến với những con người tôi chưa hề biết mặt. Tôi yêu sự chân chất
giản dị nhưng kiên quyết của những ngư dân đang ngày đêm bám biển làm giàu
cho quê hương, yêu vẻ đẹp kiên cường của anh bộ đội "đứng gác trời khuya đảo
vắng" giữ bình yên nơi biên cương Tổ quốc. Yêu sao những trái tim biết truyền
cảm hứng từ rung động tuyệt vời trước sự giao hòa giữa biển trời bao la tươi đẹp
và lòng người náo nức vui say:
"Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay
Non nước mây trời lòng ta mê say
Sóng nước trùng dương dài theo bờ cát
Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát"
(Tình em biển cả - Nguyễn Đức Toàn)
Tôi yêu cả câu chuyện "Góp đá xây Trường Sa", yêu lá thư gửi đảo xa, yêu cái tình
người, tình dân tộc trong bài học giản dị mà sâu sắc của cha ông "Bầu ơi thương
lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Tình yêu tôi vỗ bến ước mơ
Tôi mơ
Đến một ngày những cái tên như Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc sẽ không còn
gợi lên sự xa xôi với bất kỳ người dân Việt Nam nào. Những tuyến đường, những
cây cầu được nối dài như chính tình yêu và sự gắn bó ruột thịt giữa đất liền và hải
đảo.Người dân cả nước háo hức những chuyến tàu chở niềm vui từ mọi miền Tổ

quốc.
Những học trò của tôi sẽ có dịp biết hơn, hiểu hơn về biển và hải đảo qua giờ học
tiếng Anh và những câu chuyện của tôi. Để rồi cả tôi và chúng sẽ tự hào và tự tin
mỗi khi có dịp khoe với bạn bè quốc tế về biển đảo quê mình như những người Mỹ
nói về Hawaii hay học sinh Hàn Quốc nói về đảo Jeju.
Trẻ con khắp nước biết yêu hơn câu hát từ khơi xa, ngợi ca vẻ đẹp của con người
và cuộc sống trên biển. Những người trẻ hăm hở cống hiến nhiệt tình và sáng tạo
để Việt Nam trở thành quốc gia "Mạnh về biển - giàu lên từ biển".
Khách thập phương nô nức đến với đảo du lịch, đảo kinh tế quê tôi, đến với những
tuyệt tác của tự nhiên và những công trình kiên cố xây nên từ bàn tay khối óc của
con người trên hòn đảo xinh đẹp.
Giấc mơ tôi có biển đảo Việt Nam tươi mãi nét đẹp giàu
Lo âu…
5

Giữa giấc mơ đầy ắp những mênh mông, rộn ràng và tươi sáng ấy còn có nỗi lo âu
của một cô bé đã và đang trưởng thành hơn trong suy nghĩ và nhận thức về khái
niệm tình yêu quê hương. Phải chăng sự thay đổi khiến tôi ý thức hơn về những
trăn trở mình chưa một lần gọi tên khi xem những tin tức, nghe những câu chuyện
thời sự trên biển Đông?
Trong khi những nỗ lực hết mình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể và
nhiều cá nhân đang được thực hiện để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt
Nam đi đúng hướng thì vẫn còn đây đó những thông tin tuyên truyền trên mạng sai
lệch nhằm gây mơ hồ, làm hoang mang không ít người dân. Liệu những người tiếp
cận luồng thông tin đó có đủ tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tích
cực, có tính xây dựng không hay chỉ tạo nên những thái độ tiêu cực không nên có,
làm cho thực tế thêm phức tạp?
Giấc mơ có thật…
Nhưng tôi tin tình yêu, niềm tự hào và nỗi lo sẽ hóa sức mạnh khi mỗi người Việt
Nam sẵn sàng hành động và gieo hành động bằng chính phần công sức dù nhỏ bé

của mình với những việc làm làm thiết thực xuất phát từ tình yêu ruột thịt, lòng tự
hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Một khi cuộc đấu
tranh ấy đến gần hơn, sâu hơn với mỗi cá nhân, sức mạnh đoàn kết của "một dân
tộc gan góc" ắt sẽ làm nên lịch sử.
Cuộc thi kết thúc nhưng hành trình mang tên "Biển đảo quê hương" trong tôi có lẽ
chỉ mới bắt đầu khi tôi thật sự nhận ra và muốn chia sẻ tất cả những điều này. Bởi
tôi tin, khi tình yêu và nhiệt tình lan tỏa, sẽ có thật nhiều những người bạn đồng
hành với tôi trên hành - trình - hiện - thực - hóa - những - ước - mơ.
Nguyễn Thị Mỹ Hà











6

CÓ MỘT TÌNH YÊU TRONG TÔI

Hồi còn nhỏ, mỗi lần ra biển, tôi luôn thích thú và choáng ngợp trước sự mênh
mông và xa vời của đại dương. Trong vô vàn những băn khoăn về thế giới rộng lớn
này, con bé nhỏ xíu ngày ấy luôn muốn biết phía bên kia bờ biển xanh thẳm là nơi
nào và gửi cái ước ao được khám phá hết vẻ đẹp của biển quê hương vào cánh
chim hải âu trắng muốt.


Lớn dần lên, cảm giác thấy mình thật bé nhỏ trước biển vẫn chưa bao giờ mất,
nhưng thêm vào đó, tình yêu với biển đảo quê hương cũng dần trở nên sâu sắc hơn.
Và khi đủ lớn để hiểu được rằng vị mặn mòi của biển trên đất nước mình, phải
chăng cũng hòa lẫn cả vị mặn những giọt mồ hôi của những người lính ngày đêm
canh gác ngoài hải đảo xa xôi kia, đó là lúc trong tôi nảy nở một niềm ngưỡng
vọng, yêu quý với những con người nơi đầu sóng ngọn gió ấy!

Khi tôi mới chỉ học tiểu học, mỗi tối sau khi học xong, sở thích của tôi là cùng bố
xem những bộ phim tài liệu về thiên nhiên đất nước, về cuộc sống của con người ở
mọi vùng đất khác nhau, dù chưa thể hiểu và nhận thức đầy đủ về những tri thức
ấy, nhưng những ấn tượng trong tôi từ bao giờ lại trở nên đậm sâu và rõ nét về
những thước phim chân thực và sống động, đặc biệt là khi tôi xem được hình ảnh
về cuộc sống của người lính biển, hiên ngang mà cũng thật đời thường, giản dị.
Như những cây xương rồng gai góc, mạnh mẽ mà chịu đựng những khắc nghiệt
của thời tiết, người lính đảo cũng sống một cuộc sống đón lấy nắng gió mặn mòi
của biển khơi.

Trong trí óc non nớt và giàu trí tưởng tượng của tôi ngày trước, có những hình
dung thật ngây thơ về cuộc sống trên những hòn đảo xa xôi: Tôi chỉ nghĩ về biển
đảo như những gì rất đỗi thơ mộng. Nhưng khi đã có những trải nghiệm nhất định,
tôi mới thấu hiểu những cơ cực, vất vả trong cuộc sống chật vật, khó khăn với bao
thiếu thốn, lo toan mỗi khi mưa giông, bão gió.Người lính trên biển có những
người còn rất trẻ tuổi, song họ lại có một ý chí thật kiên cường.

Dạn dày gió sương đã tôi luyện nên những con người dám hi sinh, dám cống hiến
ở nơi cách xa những tiện nghi, đủ đầy trên đất liền, xa quê hương và gia đình. Khi
đất nước chiến tranh, hàng nghìn thanh niên bấy giờ với khí thế hiên ngang “xếp
bút nghiên ra trận chiến đấu” đã ra đi với nhuệ khí hào hùng và lòng yêu nước
mãnh liệt.


Cũng như vậy, những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và
sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách
7

nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi
bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự
vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước.

Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo
vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người
lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng
cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi
biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở
thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi có kẻ vẫn còn nhăm nhe
chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những
người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Đất nước ta “rừng vàng biển bạc”, biển cung cấp cho chúng ta nguồn hải sản
phong phú, là con đường giao thông thuận tiện trong xuất khẩu hàng hóa và giao
lưu buôn bán giữa các nước, là những địa điểm du lịch lí tưởng cho du khách đến
nghỉ ngơi, mang đến những nguồn thu vô tận để phát triển nền kinh tế…

Tự hào với vẻ đẹp mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho biển đảo nước ta là một
niềm tự hào không bao giờ phai nhạt mà ngày càng được bồi đắp thêm.Cùng với
lòng tự hào ấy, luôn có một niềm kính trọng và biết ơn những người lính ngày
đêm canh gác để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Thấm thía được những gian khổ, khó khăn trong cuộc sống thường ngày và trong
sự nghiệp của người lính đảo, chúng ta càng khâm phục hơn tấm lòng hi sinh thầm
lặng mà cao cả, lớn lao, hiểu được rằng cuộc sống yên bình của mình hôm nay là
kết quả của biết bao đêm không ngủ, biết bao ngày dãi dầu mưa nắng của các anh.


Mỗi khi nhìn những ngọn sóng biển trắng xóa, tôi lại hình dung ra phía xa đường
chân trời kia, nơi ấy có dáng hình kiên cường của những người lính như tạc vào đá
với ánh mắt nghiêm nghị như chưa bao giờ biết nghỉ và tấm lòng sắt son với Tổ
quốc. Họ sống trong sự tri ân và ngưỡng vọng của mọi con người, chiến đấu và
hoàn thành sứ mệnh bằng lòng yêu đất nước, dù trong thời chiến hay thời bình,
những người lính vẫn quả cảm và hi sinh hết mình vì biển đảo quê hương.

Giữa mênh mông biển cả, vẻ đẹp của những người lính hải quân vẫn không bị lu
mờ bởi nắng gió, bão giông. Đó là vẻ đẹp làm nên sức sống của đại dương bao la
mà mỗi lần nhớ đến, trong tôi lại trào dâng biết bao cảm phục, yêu mến, kính
trọng

Đã có ai đó nói người lính đảo là linh hồn của biển cả, bởi tâm hồn các anh thấm
8

đẫm vị của biển, từ làn da rám nắng đến tình yêu đều mang hơi thở của đại
dương.Có lẽ chẳng hề sai khi nói về người lính đảo như thế. Yêu biển đất nước
mình cũng là yêu những bộ đồng phục hải quân đã làm nên màu sắc rất riêng, rất
Việt Nam nơi những con sóng ào ạt, nơi vị mặn của muối hòa lẫn cùng vị mặn
những giọt mồ hôi.
Nguyễn Việt Hồng




























9

Thư gửi Trường Sa
Hà Nội ngày 9 tháng 11 năm 2012
Các chú bộ đội Trường Sa kính quý!
Hôm qua, tại lớp Trí Đức, chúng cháu được cô Nguyệt Anh và cô My cho xem một
số hình ảnh và video clip về cuộc sống của bộ đội ở đảo Trường Sa.
Rồi chúng cháu còn được gọi điện ra đảo, nói chuyện với bác Dũng, chú Tùng nên
cháu vừa vui mừng vừa cảm động. Tối nay, cháu viết thư này để thăm hỏi, làm
quen với các chú và kể cho các chú về lớp học của chúng cháu.
Thưa các chú, cháu là Đức Minh, một học sinh lớp 8 ở Thủ đô Hà Nội. Khi học về

quần đảo Trường Sa cháu đã ước mơ một ngày nào đó được ra đảo Trường Sa Lớn,
đảo Sinh Tồn để thăm bộ đội. Hôm nay, cháu và các bạn đã rất thích thú khi xem
những hình ảnh các chiến sĩ dắt chó đi tuần tra bờ biển và nuôi lợn, nuôi gà, trồng
rau trên đảo. Giờ đây cháu đã hiểu ý nghĩa câu hát: “Không xa đâu Trường Sa ơi!”
Nghĩ đến các vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa, cháu cảm phục các chú vô cùng.
Các chú ơi, sau đây cháu sẽ kể cho các chú nghe về “lớp học đặc biệt” của chúng
cháu nhé. Hàng tuần, cứ vào ngày chủ nhật, bố mẹ lại đưa cháu đến Trung tâm bồi
dưỡng văn hóa Trí Đức. Ở đây, chúng cháu không chỉ được tham gia các lớp học
bổ trợ kiến thức Toán, Tiếng Việt mà còn được học rất nhiều những điều hay về tự
nhiên, xã hội, đặc biệt là những tri thức về văn hóa Việt Nam. Các cô giáo ở đây đã
đưa chúng cháu đến tham quan nhiều Viện bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc
học, Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chúng cháu còn được đến với làng gốm sứ Bát Tràng, thích lắm chú ạ! Ở đó cháu
còn được các bác nghệ nhân hướng dẫn nặn gốm và vẽ hoa văn lên đồ gốm.Cháu
đã làm được một chiếc cốc khá đẹp nên cháu rất vui. Lớp cháu cũng được đến
công viên Bách Thảo và Công viên Thủ Lệ để vẽ tranh về cây và nặn các con vật.
Buổi học nào cũng rất vui và bổ ích nên cháu nhớ rất lâu các chú ạ. Cháu nhớ nhất
là buổi học thực tế ở Bắc Phú Cát về các loại rau và gia cầm, gia súc. Đó là lần đầu
tiên cháu được thấy đàn lợn con bú mẹ và được bế trên tay những chú gà con. Khi
ra về, bạn nào cũng có một cây rau bắp cải để tặng mẹ. Tối hôm ấy, nhà cháu ăn
cơm với bắp cải luộc, ai cũng khen: “Rau tươi, ngọt quá!” Buổi học hôm ấy đã
giúp cháu hiểu các bác nông dân đã phải vất vả như thế nà để trồng nên những cây
rau, củ sắn, quả cà chua…Mẹ cháu bảo mẹ rất yên tâm vì từ khi cháu được học tại
lớp Trí Đức, cháu đã tiến bộ rất nhiều.

×