LỜI MỞ ĐẦU
Giống như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ, thông thường người
ta đổ xô đi mua vàng khi thấy giá lên và khả năng sẽ còn lên. Cho dù không
phải với mục đích đầu tư, mà chỉ là bảo toàn đồng tiền có được, nhiều người
sẽ lưỡng lự khi mua vàng nếu nhận thấy khả năng giá vàng biến động khó
lường trong tương lai.
Đầu cơ vàng ở Việt Nam thời gian qua đã được hỗ trợ bởi nhiều yếu
tố. Thứ nhất là sự gia tăng mạnh mẽ, kéo dài của giá vàng quốc tế. Thứ hai
là một thị trường nội địa bị ngăn sông cấm chợ, chia năm xẻ bảy với các quy
định riêng rẽ và mang tính chạy từ thái cực này qua thái cực khác. Thứ ba là
nhu cầu bảo toàn vốn của người dân khi lãi suất tiết kiệm giảm về 14%/năm
trong khi các kênh đầu tư truyền thống đang không thuận lợi.
Chúng ta hãy cùng timf hiểu vấn đề này qua bài tiểu luận “ phân tích
hoạt động đầu cơ vàng và giải pháp hạn chế hoạt động đầu cơ vàng”.
1
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM ĐẦU CƠ
Đầu cơ là hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng những thời điểm
mà thị trường có nhiều biến động theo xu hướng tăng giá của loại hàng hóa
nào đó được dự báo trước, để tích trữ. Sau đó, đợi đến thời điểm thị trường
có giá cả tăng vọt rồi tung hàng tích trữ của mình ra nhằm thu về mức lợi
nhuận cao.
Lợi dụng cơ chế tự phát của thị trường để hoạt động mua bán thu lãi
mau chóng và dễ dàng (Đầu cơ tích trữ, Bán giá đầu cơ, Đầu cơ gạo.
Như vậy ta chỉ thấy "đầu cơ" toàn có nghĩa xấu thôi, chẳng thấy "tốt"
ở chỗ nào hết. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thì chưa chắc đã nghĩ như vậy bởi
lẽ trong kinh doanh thì ai cũng nghĩ tới lợi nhuận đầu tiên, mà đầu cơ là 1
trong những hình thức mang lại lợi nhuận nhanh nhất (Một dạo ta đã nghe
có 1 số cây xăng biết trước sẽ tăng giá nên họ ghìm lại không bán nữa đến
khi giá tăng cao mới đem ra bán).
Tuy nhiên nếu nói về pháp luật hay lương tâm của doanh nhân hoặc
những người muốn làm ăn ổn định và lâu dài thì ít người đem "đầu cơ" ra
làm "tiêu chí" cho hoạt động của mình vì như vậy dễ mất uy tín.
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU CƠ VÀNG
1. Hoạt động đầu cơ vàng là gì
Chuyện kiếm tiền của giới kinh doanh vàng chủ yếu vẫn dựa vào việc
đầu cơ vàng, mua vào hoặc bán ra để làm thay đổi giá vàng trên thị trường,
qua đó hưởng chênh lệch. Khi đánh giá xuống, giới kinh doanh sẽ tung vàng
ra bán để đẩy giá xuống, sau đó mua lại. Còn đánh giá lên là thu gom, sau đó
kìm hàng đẩy giá, khi giá lên thì bán ra thu lợi.
2
Với giới đầu cơ vàng miếng, họ đầu cơ cả ba loại vàng: vàng bóng
(vàng ký được nhập khẩu), vàng bóng phân (được phân kim từ nữ trang nên
chất lượng chưa đạt bốn số 9) và vàng miếng của các thương hiệu vàng có
tiếng
Việc đầu cơ của giới kinh doanh vàng diễn ra khá dễ dàng nhờ cách tổ
chức kinh doanh chặt chẽ và bài bản. Dù không ai đứng ra tổ chức nhưng hệ
thống kinh doanh gồm các cửa hàng vàng được tổ chức khá lớp lang. Đầu
tiên là các cửa hàng vàng F1. Để được gọi là F1 thì cửa hàng vàng đó phải
có vốn và có thể thực hiện các vụ mua bán vàng cỡ chục đến hàng chục ngàn
lượng. Các cửa hàng F2 quy mô nhỏ hơn, chỉ khoảng vài trăm lượng. Dưới
nữa là cửa hàng F3 với quy mô cỡ 100 lượng, F4 cỡ vài chục lượng.
Các cấp cửa hàng này rất gắn bó với nhau và đặc biệt thường đánh
theo một hướng. Khi F1 đánh giá lên thì đồng loạt các F còn lại sẽ đồng
thanh đồng lòng đánh giá lên và ngược lại, từ đó tạo ra những đợt sóng vàng
trên thị trường. Chỉ cần F1 tung chiêu mua vào 1.000 lượng vàng, lập tức
các F khác cũng làm thế. Nếu mỗi F tùy vào quy mô vốn của mình mà cất
vàng đi, không bán ra thì thị trường sẽ trở nên khan hiếm.
Bên cạnh đó, giới kinh doanh vàng làm ăn trên chữ tín, mua/bán
chẳng cần hợp đồng, chỉ cần cuộc điện thoại, nghe đúng giọng của đối tác là
chốt giá và số lượng. Sau đó dù giá có biến động, hàng vẫn được giao dịch
theo đúng những gì hai bên đã chốt giá. Với một thị trường khá kỷ luật như
thế, giới kinh doanh vàng dễ dàng làm giá trên thị trường. Khi có thua lỗ, họ
cũng gồng mình chịu đựng và tự giải quyết với nhau hơn là làm to chuyện.
3
Để có thể thực hiện một phi vụ đầu cơ, giới kinh doanh phải tổng hợp,
phân tích và phán đoán tình hình trong và ngoài nước. Đặc biệt, họ khai thác
tối đa thông tin về tình hình ngoại tệ, các chủ trương chính sách liên quan
vàng và ngoại tệ như lệnh cấm nhập khẩu vàng. Từ đó sẽ đưa ra quyết định
đánh lên hay đánh xuống. Khi đã có quyết định, các hoạt động đầu cơ được
đưa ra để đẩy giá.
Tuy nhiên, đầu cơ theo phương thức trên là không hấp dẫn vì phải tiền
trao cháo múc, vốn bao nhiêu đầu cơ bấy nhiêu, “tiền tươi thóc thật” vì thế
không có lời nhiều nhưng rủi ro cũng ít. Từ đó một vài công ty kinh doanh
vàng lớn đã đi tìm cảm giác mới là dùng tiền vay của ngân hàng để kinh
doanh vàng. Hoạt động này đỏ đen nhiều hơn, lãi cao nhưng mất tiền cũng
bộn vì có sử dụng vốn vay. Phương thức đầu cơ vàng bằng vốn vay được
thực hiện thông qua ngân hàng. Cụ thể như sau: doanh nghiệp chốt giá bán
vàng với khách hàng nhưng trong tay chưa có vàng. Doanh nghiệp sẽ mang
tiền đến ngân hàng để vay lấy vàng bán. Số tiền phải đưa vào ngân hàng
tương đương 107-110% lượng vàng cần vay. Trong đó, phần tiền nộp vào
cao hơn 7-10% giá trị vàng sẽ vay được xem là phần tiền ký quỹ để ngân
hàng xử lý trong trường hợp giá vàng tăng cao hơn so với thời điểm vay.
Trường hợp giá vàng tăng mạnh kéo tỉ lệ ký quỹ giảm còn 5%, ngân hàng sẽ
yêu cầu người vay bổ sung tiền ký quỹ để duy trì mức 7-10%. Trường hợp
giá tăng thêm, số tiền cầm cố chỉ còn tương ứng 103% giá trị số vàng đã
vay, người vay không bổ sung tiền ký quỹ thì ngân hàng sẽ xử lý hợp đồng
để thu nợ. Ngược lại nếu giá vàng giảm, doanh nghiệp sẽ tất toán số vàng đã
vay để thu lãi.
2. Hoạt động đầu cơ vàng trên thế giới
4
Các nguyên nhân lý thuyết hoặc quy luật dường như đã bị lu mờ trong
đợt sốt giá vàng hiện nay. Đầu cơ đang là yếu tố hàng đầu, nổi bật nhất.
Nguyên nhân vẫn được xác định một cách chung nhất là: Mất cân đối
cung cầu trên thị trường; bất ổn an ninh – chính trị tại một số quốc gia, khu
vực trên thế giới; số tiền nợ tiêu dùng tại Mỹ, Anh hiện rất lớn; thị trường
chứng khoán lợi tức thấp, thị trường địa sản ế ẩm; và theo đó giới đầu tư hầu
hết đang ở thế “săn vàng”. Đầu cơ là nguyên nhân nổi bật nhất!
Về lý thuyết cũng như thực tế, giá vàng tăng cao (tăng 144% trong 5 năm
qua và tăng 33% kể từ đầu năm) có ảnh hưởng từ hơi nóng chính trị, bất ổn
an ninh và quy luật cung – cầu. Nhưng, đẩy giá vàng vào cơn sốt chủ yếu lại
từ dụng ý của giới đầu cơ. “Thế giới hiện có đến hàng triệu nhà triệu phú và
hàng trăm tỷ phú đại gia. Trong số đó, những người thích vàng và đầu tư vào
vàng ngày càng nhiều. Đây là lực lượng đông đảo có nhiều “ngón, bài” làm
nóng thị trường vàng thế giới”, Tổ chức tư vấn kim loại (GFMS ở London,
Anh) nhận định. Các quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ hưu trí, bảo hiểm và các
ngân hàng đã mua vàng với số lượng lớn với mục đích bảo vệ giá trị tài sản
và thu tiền lời chênh lệch giá. Đây là nguồn tiền lớn nhất đang săn vàng.
Theo ước tính của GFMS, từ nay đến năm 2007, nguồn tiền đó có thể tăng
tới 150 tỷ USD, trong đó, các quỹ hưu trí chiếm đến 16 tỷ USD.
Còn theo chuyên gia Frank Aburto, Tập đoàn Rosenthal – Collins, thì
các nhà đầu cơ vàng đang thao túng và kiểm soát thị trường vàng thế giới.
Hầu hết các dự báo đang ngắm vào mốc mục tiêu này, thậm chí có thể hiện
thực ngay trong tháng này. Lướt qua các bản phân tích, phát ngôn hay đánh
giá chuyên môn về đợt sốt vàng hiện nay, khó có thể tìm thấy một nhận
5
định, dù bóng gió, về một dự báo giá vàng giảm trong thời gian tới. Nếu có
thì đó chỉ là một bước nhượng bộ để có mức tăng cao hơn sau đó.
3. Thực trạng thị trường vàng tại Việt nam
Theo thống kê của ngân hàng nhà nước, hiện tại trên cả nước có
khoảng 12.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng, chủ yếu tập trung ở các thành
phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian qua, một
số doanh nghiệp lợi dụng chức năng kinh doanh vàng trong giấy phép để
môi giới, tổ chức các sàn giao dịch vàng nhỏ làm chân rết cho các sàn vàng
lớn, liên kết với nhau làm giá, đầu cơ trên thị trường, thêm hoạt động mua
bán ngoại tệ trái phép, tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng tâm lý của người
dân về giá vàng và ngoại tệ để đầu cơ trục lợi.
Cùng với đó, lợi dụng việc chưa có quy định cụ thể giữa vàng nguyên
liệu và vàng trang sức, tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới
dạng vàng trang sức trong những năm qua cũng khá phổ biến, có năm lên
đến hàng chục tấn. Trên thị trường còn tồn tại một số doanh nghiệp sản xuất
vàng trang sức mỹ nghệ không đảm bảo chất lượng, giả mẫu mã của các đơn
vị có uy tín, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín của
những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Về hoạt động sản xuất vàng miếng, hiện có 8 tổ chức tín dụng và
doanh nghiệp được ngân hàng nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng.
Trong giai đoạn 2008-2009, vấn đề nổi cộm nhất là hoạt động của các sàn
giao dịch vàng. Tính đến cuối năm 2009, cả nước có 8 sàn giao dịch vàng
của các tổ chức tín dụng. Hoạt động của các sàn giao dịch vàng không
6
những gây rủi ro lớn cho các sàn vàng, nhà đầu tư mà còn tác động tiêu cực
tới nền kinh tế và xã hội.
4. Đầu cơ vàng tại Việt Nam
Đầu cơ vàng ở Việt Nam thời gian qua đã được hỗ trợ bởi nhiều yếu
tố. Thứ nhất là sự gia tăng mạnh mẽ, kéo dài của giá vàng quốc tế. Thứ hai
là một thị trường nội địa bị ngăn sông cấm chợ, chia năm xẻ bảy với các quy
định riêng rẽ và mang tính chạy từ thái cực này qua thái cực khác. Thứ ba là
nhu cầu bảo toàn vốn của người dân khi lãi suất tiết kiệm giảm về 14%/năm
trong khi các kênh đầu tư truyền thống đang không thuận lợi.
Tận dụng bối cảnh đó, giới đầu cơ đã tạo ra một quy luật bất thành
văn nhằm nuôi dưỡng nhu cầu mua vàng. Đó là duy trì giá vàng trong nước
ở mức cao bất chấp sự lên xuống của giá quốc tế. Ngay cả khi giá quốc tế
giảm mạnh, giá vàng trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Từ đây, tạo tâm lý giá
vàng khó giảm và trong trường hợp có giảm, cũng chỉ giảm chút ít. Nó có
tác dụng kích thích người đang sở hữu vàng tiếp tục nắm giữ, không bán ra.
Còn đối với người chưa có vàng, nó giục giã người ta mua. Nếu giá vàng nội
cũng nhảy lên tụt xuống với mức hàng chục đô la Mỹ/ounce/ngày như giá
vàng ngoại, hẳn nhiều người sẽ tạm dừng ý định mua vàng để quan sát nhằm
tránh rủi ro.
Chìa khóa của đầu cơ vàng là giá vàng. Nhưng giá ấy do ai quyết
định? Không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm giao dịch vàng lớn đều nhìn
nhau, thận trọng niêm yết giá mua giá bán và bao giờ cũng đưa ra một mức
giá gần bằng nhau. Chênh lệch, nếu có, chỉ 3.000-5.000 đồng/lượng - một
mức rất không đáng kể. Các tiệm vàng mua bán lẻ đều trông vào giá niêm
7
yết của SJC, còn SJC lấy giá giao dịch từ đâu? Hay tự họ đưa ra giá? SJC là
doanh nghiệp nhà nước, là nơi duy nhất có xí nghiệp chế tác vàng miếng, và
là một trong những nguồn cung vàng lớn cho thị trường. Giá vàng được SJC
niêm yết hàng ngày, theo như doanh nghiệp này cho biết, căn cứ vào giá thế
giới và cung cầu thị trường nội địa. Giá thế giới thì dễ rồi, chỉ cần vào mạng
Internet là biết giá vàng quốc tế từng giây, từng phút. Còn cung cầu thị
trường trong nước được xác định trên số lượng vàng mua bán của ngày hôm
trước tại những đầu mối lớn.
Nguyên tắc kinh doanh của những công ty vàng là luôn cân bằng trạng
thái vàng họ sở hữu, mua bao nhiêu bán bấy nhiêu. Họ để trạng thái âm, tức
bán ra nhiều hơn mua vào, nếu nhận thấy có điều kiện mua vào để bù đắp
phần thiếu hụt trong những ngày kế tiếp với mức giá thấp hơn giá đã bán.
Tuy nhiên do giá vàng quốc tế phập phù, mọi dự đoán đều có thể không như
thực tế, nên ít công ty để trạng thái âm.
Ngay cả trong trường hợp được cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng, việc
để trạng thái âm ở mức ngang với số lượng vàng được cấp phép nhập khẩu
cũng không hoàn toàn loại trừ rủi ro. Giá vàng nhập thấp hơn giá đã bán
trong nước thì các đầu mối nhập có lời, nhưng chẳng may giá thế giới vọt
lên thì doanh nghiệp đã bán vàng trước đó vẫn lỗ như thường.
Giá vàng niêm yết đầu ngày của SJC và một số ngân hàng, theo quan
sát của chúng tôi, luôn có khoảng cách chênh lệch với giá quốc tế. Sau đó
giá được điều chỉnh liên tục, có khi hàng chục lần/ngày. Vấn đề là ở chỗ
không có một cơ quan quản lý nào kiểm tra, kiểm soát xem liệu giá niêm yết
của SJC, ngân hàng và các đầu mối giao dịch vàng lớn đã ở mức hợp lý so
với giá quốc tế và cung cầu thị trường.
8
Mục tiêu hàng đầu của SJC và các doanh nghiệp vàng là lợi nhuận,
chứ không phải làm nhiệm vụ ổn định thị trường. Vì thế quan niệm cho rằng
doanh nghiệp nhà nước như SJC phải gánh vác trách nhiệm ổn định thị
trường là thiếu thực tế.
Sự điều tiết và kiểm soát thị trường vàng, nhìn từ góc độ này, đang bị buông
lỏng. Nhớ lại năm 1991-1992 mỗi chi nhánh ngân hàng nhà nước địa
phương có một công ty kinh doanh vàng bạc đá quý. Sau đó các công ty này
được giải thể và thế vào đó là tổng công ty vàng bạc đá quý do ngân hàng
nhà nước quản lý. Thị trường vàng mở ra, tư nhân được tham gia mua bán
chính thức.
Mở cửa thị trường vàng là một chủ trương đúng. Tuy nhiên mở như
thế nào, ở mức độ nào, mới là cốt lõi vấn đề. Quản lý vàng phải như quản lý
ngoại tệ. Một khi xác định được rõ ràng như vậy thì mới xác định được vai
trò của Nhà nước đến đâu trên thị trường vàng!
Đối với thị trường vàng hiện nay, Nhà nước mà cụ thể là ngân hàng
nhà nước, phải thực thi hai nhiệm vụ cùng lúc: kiểm soát, ổn định giá vàng
(ổn định hiểu theo nghĩa giá trong nước ngang bằng giá quốc tế) và tìm biện
pháp thu hút nguồn vàng trong dân đưa vào sử dụng phát triển kinh tế.
Ở thời điểm hiện tại, giải pháp tối ưu có lẽ là thành lập công ty kinh
doanh vàng trực thuộc ngân hàng nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận. Với vai trò người mua bán vàng cuối cùng trên thị trường giống như
ngoại tệ, công ty kinh doanh vàng có chức năng xuất nhập khẩu, điều hòa
thanh khoản thị trường, mở tài khoản vàng nước ngoài để trực tiếp giao dịch.
Vàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành ngoại tệ và ngược lại trên thị trường
9
thế giới, nên việc thu hút được nguồn vàng trong dân sẽ có tác động tích cực
đến dự trữ ngoại hối quốc gia. Và quan trọng hơn, ổn định được giá vàng sẽ
giúp ổn định tỷ giá và giá trị đồng nội tệ.
5. Tác hại của việc đầu cơ vàng
Những yếu tố giữ cho tỷ giá hối đoái ổn định đang bị thử thách một
cách khắc nghiệt trước cơn bão vàng. Thâm hụt thương mại đã giảm mạnh
nhờ xuất khẩu vàng sẽ không thể xuất khẩu nữ trang có hàm lượng vàng từ
80% trở lên chịu thuế suất 10%.
Sự tăng như vũ bão của giá vàng đã tạo ra những đột biến trong tâm lý
người dân và yếu tố mới này đã làm ảnh hưởng đến tỷ giá. Trong cùng một
thời điểm, hiện người dân có tới ba phương tiện dự trữ: vàng, ngoại tệ và
tiền đồng. Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận Việt Nam là một trong
những quốc gia cho phép tự do ngoại hối rộng nhất. Người dân được nắm
giữ ngoại tệ, được gửi tiết kiệm ngoại tệ, được rút ra bằng ngoại tệ và bán
ngoại tệ cho ngân hàng. Lẽ ra trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch chỉ
được bằng đồng nội tệ, nhưng giao dịch bằng ngoại tệ vẫn diễn ra. Ngoại tệ
nằm trong túi mọi người, mọi lúc, mọi nơi.
Sự tự do đó cũng đang xảy ra với vàng. Ở các nước giá vàng
tăng/giảm là do các tổ chức, các quỹ đầu cơ, người dân họ đâu có mua vàng
như người Việt Nam. Ở ta mỗi người dân là một quỹ đầu tư vàng cá nhân.
Cho đến cuối tuần trước, tâm lý người dân vẫn khá ổn định: nhiều
người mang vàng ra bán khi thấy giá lên. Tuy nhiên, khi có tác động của yếu
tố đầu cơ, giá vàng trong nước cao hơn giá quốc tế, tâm lý ổn định nói trên
của không ít người bắt đầu sụp đổ. Sự nhạy cảm quá mức của nhiều người
10
đối với giá vàng thế giới, nhìn nhận về dự báo giá vàng lúc tả lúc hữu, đã
khiến niềm tin vào vàng trở thành thái quá, không kiểm soát được. Bản chất
của giá cả là cung cầu, cộng thêm yếu tố niềm tin trợ lực, nhiều người mua
vàng với hy vọng giá sẽ còn lên, không mua nhanh thì không thể mua được.
Tâm lý vàng đã lan sang ngoại tệ. Khi Ngân hàng Nhà nước cho nhập
khẩu 10 tấn vàng, tỷ giá liên ngân hàng đã đồng loạt được đẩy lên. Người ta
tính toán nhu cầu ngoại tệ để nhập số vàng đó và cho rằng đó là sức cầu
mạnh, ắt hẳn tác động đến cung cầu đô la Mỹ, nên những doanh nghiệp,
ngân hàng có ngoại tệ đã tạm ngưng bán ra hoặc chỉ bán với giá cao. Trên
thực tế những đầu mối được cấp hạn ngạch nhập vàng không đợi đến khi có
hạn ngạch mới lo đi mua đô la. Đa số họ đã có ngoại tệ từ trước.
Sự đầu cơ tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng, thực chất không bắt
nguồn từ mất cân đối cung cầu, mà bắt nguồn từ tỷ giá thị trường tự do. Và
đây không phải lần đầu tiên hiện tượng này diễn ra. Nó đã từng xảy ra, đã
từng lặp lại.
Tại sao lần này tỷ giá thị trường tự do lại đi trước tỷ giá liên ngân
hàng? Vì giá vàng trong nước suốt những ngày qua đã luôn cao hơn giá vàng
thế giới 1 triệu, thậm chí có lúc tới 2 triệu đồng/lượng. Sự chênh lệch đó là
nguồn cơn của nhập vàng lậu. Để vàng lậu về, đô la thị trường tự do phải
được thâu gom để chuyển ra thanh toán. Không thể biết đích xác vàng lậu
nhập về bao nhiêu, nên không thể phỏng đoán chính xác lượng ngoại tệ
“chảy máu” từ nhập lậu vàng là bao nhiêu. Thị trường tự do rất nhạy cảm,
chỉ cần một động thái “rút dây” gom đô la nhập vàng lậu, là “động rừng” và
tỷ giá cứ thế biến động mặc dù giao dịch thực số lượng không lớn.
11
Như vậy việc đầu cơ vàng đã gây một tác hại vô cùng lớn, nó gây ra
một cơn sốt giá vàng vô cùng lớn, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của đồng
Việt Nam so với các ngoại tệ mạnh liên tục biến động khó lường, giá vàng
lên nhanh dẫn đến bất ổn kinh tế, đồng tiền mất giá trị, kinh tế lâm vào
khủng hoảng, cuộc sống người dân gặp khó khăn, các nhu yếu phẩm phục vụ
cuộc sống tăng theo giá vàng, nền kinh tế biến động bất lợi.
Mặc dù tin tưởng rằng biến động giá vàng thế giới sẽ không gây tác
hại lớn tới nền kinh tế vĩ mô, song hầu hết các chuyên gia đều tỏ ra lo ngại
về yếu tố tâm lý của người dân và sự thao túng của các nhóm đầu cơ lớn.
Một chuyên gia phân tích, giá vàng Việt Nam tăng cao là do diễn biến
giá thế giới, chứ không phải do nền kinh tế trong nước gặp vấn đề quá
nghiêm trọng. Nhưng cùng với tình trạng chung của nền kinh tế thế giới, nền
kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn chắc chắn trong xã hội sẽ
có những suy diễn khiến người dân hoang mang và tạo điều kiện cho giới
đầu cơ hoành hành.
Bên cạnh đó, yếu tố khách quan là giá vàng thế giới biến động rất khó
lường và hiện chưa có nhà kinh tế nào có kết luận rõ ràng về triển vọng kinh
tế thế giới nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư.
Hầu hết các chuyên gia đều bày tỏ lo ngại một kịch bản xấu khi tâm lý
người dân không vững vàng. Theo đó, sau khi người dân và doanh nghiệp
trong nước hiện thực hóa lợi nhuận thông qua hình thức bán vàng mà giá
vàng vẫn tiếp tục tăng cao, người dân sẽ quay lại mua vàng. Tiền tiết kiệm
từ ngân hàng sẽ được hút ra phục vụ cho hoạt động đầu cơ.
12
Khi nhu cầu vàng trong nước tăng đột biến, các doanh nghiệp sẽ quay
ra nhập khẩu vàng và cần lượng ngoại tệ lớn để thanh toán, tạo áp lực lớn
lên tỷ giá hối đoái và đẩy nhập siêu, lạm phát gia tăng.
Đây thực sự là một hiểm họa với nền kinh tế.
II. Các giải pháp nhằm hạn chế đầu cơ vàng
1. Nguyên nhân của việc đầu cơ vàng
Vì sao nhu cầu mua vàng bắt đầu chững lại khi thông tin các ngân
hàng có thể được chuyển một phần vàng huy động thành tiền và được mở tài
khoản vàng ở nước ngoài loang ra? Bởi khi đó thị trường vàng trong nước sẽ
liên thông gần như hoàn toàn với thị trường quốc tế và nguồn cung vàng sẽ
không còn là một ốc đảo với lối ra vào hẹp duy nhất là hạn chế nhập khẩu
vàng vật chất.
Giống như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ, thông thường người
ta đổ xô đi mua vàng khi thấy giá lên và khả năng sẽ còn lên. Cho dù không
phải với mục đích đầu tư, mà chỉ là bảo toàn đồng tiền có được, nhiều người
sẽ lưỡng lự khi mua vàng nếu nhận thấy khả năng giá vàng biến động khó
lường trong tương lai.
2. Các giải pháp nhằm hạn chế đầu cơ vàng
a. Tăng cường kiểm soát đầu cơ và buôn lậu thị trường
Sự kiểm soát buôn bán và đầu cơ ngoại hối, gồm cả vàng và ngoại tệ,
một mặt, sẽ giúp làm lành mạnh và bình ổn tốt hơn các động thái thị trường
nhờ cắt bớt các nhu cầu ảo và buôn bán lòng vòng gây tăng giá; mặt khác,
13
nếu cực đoan duy y chí, thiếu minh bạch và không được tổ chức tốt, dễ gây
lạm dụng và các biến thái, thậm chí có thể xuất hiện những cú "sốc giá và
sốc tâm lý phản vệ".
Chẳng hạn, việc cấm buôn bán đô la và vàng miếng nhằm chống đầu
cơ, mất ổn định kinh tế và thị trường tài chính-tiền tệ là cần thiết. Tuy nhiên,
nếu thiếu các quy định pháp lý minh bạch và nếu tổ chức triển khai trên
thực tế lỏng lẻo, thiếu nhất quán và hài hòa các lợi ích, thì có thể làm gia
tăng các biến tướng của vàng trang sức hoặc các hoạt động giao dịch ngoại
tệ "chui" đa dạng và ngày càng khó kiểm soát; thậm chí tạo đất tốt cho tin
đồn và đầu cơ, tham nhũng.
Việc kiểm tra tình hình mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do năm
2011 nên thực hiện theo phương thức mới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước
phối hợp với các cơ quan chức năng khác như công an, quản lý thị trường
thanh tra, kiểm tra bất ngờ. Những cơ quan này cũng được trao quyền xử
phạt khi phát hiện có vi phạm, chứ không cần phải ngân hàng nhà nước
quyết định như trước.
Ngân hàng nhà nước, quản lý thị trường, công an sẽ tiến hành kiểm tra
độc lập chứ không kết hợp liên ngành như những lần trước nhằm tránh bị
động trong quá trình triển khai. Mặt khác, các cơ quan quản lý sẽ xử lý mạnh
tay đối với các quầy thu đổi ngoại tệ vi phạm quy định bằng hình thức tịch
thu tang vật chứ không chỉ phạt hành chính như trước.
b. Bảo đảm sự liên thông trực tiếp thị trường cao
Trong bối cảnh áp lực tăng lạm phát toàn cầu và suy giảm hệ số tín
nhiệm, nhất là trái phiếu chính phủ của hàng loạt các con nợ và cả các đồng
14
tiền chủ chốt trên thế giới, xu hướng tiếp tục gia tăng dự trữ vàng vẫn là chủ
đạo trong trung hạn, cả ở cấp vĩ mô, lẫn vi mô.
Từ hơn 4 thập kỷ nay thế giới không còn chế độ bản vị vàng nữa, tức
tiền giấy không được bảo đảm bằng vàng và càng không thể trực tiếp quy
đổi ra vàng tại các ngân hàng trung ương theo tỷ lệ do Nhà nước quy định.
Những đồng tiền chủ chốt trên thế giới ngày càng "nhìn nhau" mà định tỷ
giá trong cùng tư thế chủ động giảm giá đồng bản tệ nhằm bảo đảm tối đa
sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước mình. Xu hướng ưa dùng các gói
kích cầu, cũng như tình trạng nợ công và thâm hụt ngân sách các cấp Chính
phủ, sự đỏng đảnh của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán
toàn cầu càng làm cho tỷ giá thêm bất ổn, các hoạt động đầu tư chứa nhiều
rủi ro hơn.
Tất cả những yếu tố đó khiến vàng càng trở thành "hầm trú ẩn' bảo
đảm an toàn tài chính cho cả cấp vĩ mô, lẫn vi mô được ưa chuộng trên toàn
thế giới, cả hiện tại, cũng như tương lai.
Trong thời kỳ vàng vẫn tại vị là thước đo giá trị và phương tiện cất trữ
quốc tế, giá vàng, vì vậy, ngày càng nhạy cảm, phản ánh những động thái
toàn cầu và cũng có sức lan tỏa toàn cầu trong một thế giới ngày càng toàn
cầu hóa. Chỉ sự căng thẳng trong xử lý nợ công của Tây Ban Nha xa xôi;
hay những kỳ kèo trong điều kiện thương lượng nâng trần nợ công của Mỹ;
và sau đó là việc đánh tụt hạng tín nhiệm trái phiếu chính phủ của một hãng
xếp hạng tín nhiệm tư nhân độc lập Mỹ, cũng đủ tạo ra làn sóng thần đè bẹp
thị trường chứng khoán quốc tế và nâng đẩy giá vàng thế giới liên tiếp lập
những kỷ lục thế kỷ mới chưa từng có.
15
Một nền kinh tế yếu với chính sách đồng tiền yếu vừa là nguyên nhân,
vừa là hệ quả của cuộc chiến giá vàng toàn cầu. Đồng thời, giá vàng trong
nước ngày càng phản ánh giá vàng thế giới. Người ta không thể "mũ ni che
tai", đóng cửa thị trường vàng trong nước với thị trường vàng thế giới hoặc
can thiệp hành chính thô bạo, chủ quan vào dòng chảy thị trường toàn cầu
này, nếu không muốn gánh chịu những hệ quả cay đắng và tổn phí đắt đỏ
nhất.
Sự phản ánh đầy đủ, nhanh chóng và trực tiếp giá vàng thế giới vào
giá vàng trong nước là điều kiện và thước đo sự hoàn thiện của cơ chế thị
trường, cũng như là cách thức để giảm thiểu những tổn thất phi thị trường
trong quản lý kinh tế theo nguyên tắc thị trường.
Chỉ một tuyên bố cấp hạn ngạch cho nhập khẩu vàng thôi cũng đủ sức
hạ sốt giá vàng hàng trăm đô la/lượng, vượt xa nhiều lần mức lợi nhuận
thông thường của kinh doanh vàng trong bối cảnh bình thường như nêu trên.
Rõ ràng đó là điều không bình thường trong quản lý vàng ở Việt Nam. Và
đó cũng là minh chứng cho yêu cầu sớm tạo đột phá thực sự để hoàn thiện
thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết 11.
Chậm trễ trong cấp hạn ngạch hoặc kéo dài kiểm soát nhập khẩu vàng
không chỉ là biểu hiện phản ứng chính sách thiếu nhạy bén của cơ quan
chức năng trước những biến động nhanh chóng thị trường, mà nó có thể đơn
thuần là do định kiến chạy theo thành tích giảm nhập siêu bất chấp hiệu quả
tổng thể.
16
Người ta có thể khuyến khích xuất vàng (dù lợi nhuận thấp) và hạn
chế nhập vàng (dù thiệt hại chung, nhất là từ biến động giá cả do tâm lý và
các cơn sốt bất thường là rất lớn, khó đo lường được) để giảm nhập siêu
thuần túy như là mục đích tự thân hay bị chi phối trực tiếp bởi lợi ích cục bộ,
ngắn hạn "ăn theo", gắn với sự lựa chọn chính sách này.
Nghịch lý là ở chỗ, trong khi nhập khẩu vàng bị hạn chế bởi cơ chế
hạn ngạch khắt khe hình thức, thì cửa xuất khẩu vàng lại gần như bỏ ngỏ.
Vàng nguyên liệu bị cấm xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể xuất nữ
trang trá hình và hưởng thuế suất 0-10%. Và rõ ràng, cửa nhập vàng bị
khống chế đã bị vô hiệu hóa, như cảnh "đười ươi giữ ống" và thậm chí "vô
tình hay cố ý" tiếp tay cho buôn lậu và đầu cơ.
c. Phân biệt vàng với hàng hoá thông thường
Vàng là hàng hóa đặc biệt, bởi vàng vừa là hàng hóa - thành phẩm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng hàng trang sức và nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản
xuất - kỹ thuật. Vàng vừa có chức năng của tiền tệ - dù chưa đầy đủ do,
ngoài chức năng thước đo giá trị và cất trữ kể trên, nó bị hạn chế các chức
năng lưu thông và thanh toán trên phạm vi quốc gia, cũng như quốc tế.
Vì vậy, sự đủ đầy của vàng và sự cân đối cung-cầu về vàng trên thị
trường trong nước có tác dụng đặc biệt quan trọng bảo đảm sự ổn định và
vận hành trơn tru các quan hệ hàng-tiền trong đời sống kinh tế-xã hội. Điều
này cũng có nghĩa là bất kỳ hành vi cấm đoán nào có tính chủ quan đều có
thể làm ách tắc sự vận hành này, do đó gây ra những hệ quả nhiều mặt nguy
hại cho quốc gia và mỗi dianh nghiệp, người dân. Mặt khác, cũng vì vàng là
tiền, nên cần hạn chế gắt gao các hoạt động đầu cơ vàng, kể cả tín dụng bằng
vàng và các đòn bẩy tài chính liên quan đến vàng với mục tiêu đầu cơ- điều
17
không chỉ mang lại rủi ro cao cho ngân hàng, người vay, mà còn cho cả
chính sách tiền tệ của Chính phủ.
d. Hạn chế gian lận tuổi vàng
Một nhóm giải pháp khác là quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập
khẩu vàng nguyên liệu. Ngân hàng nhà nước sẽ tổ chức xuất nhập khẩu hoặc
cấp phép cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Quy định này
nhằm tạo điều kiện để Ngân hàng nhà nước quản lý, kiểm soát lượng vàng
nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu cũng như điều tiết cung - cầu trên thị
trường, hạn chế tình trạng xuất nhập lậu vàng, đầu cơ, lũng đoạn thị trường.
Ngân hàng nhà nước cũng thực hiện quản lý chặt chẽ hơn hoạt động
sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Hoạt động trên cũng phải được
Ngân hàng nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mặt
khác, việc yêu cầu doanh nghiệp phải đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng
trên sản phẩm và công bố tiêu chuẩn áp dụng sẽ góp phần kiểm soát chất
lượng và hạn chế tình trạng gian lận tuổi vàng.
Cho phép ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp can thiệp bình
ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường. Việc nâng cao vai trò can
thiệp và quản lý của ngân hàng nhà nước sẽ giúp kiểm soát cung - cầu vàng
trên thị trường, bình ổn giá vàng, từ đó khắc phục tình trạng đầu cơ, lũng
đoạn thị trường, đồng thời góp phần tiết kiệm ngoại tệ để nhập khẩu vàng,
hạn chế việc buôn lậu vàng qua biên giới
e. Vốn lớn, thị trường rộng
Trong dự thảo nghị định trình Chính phủ, ngân hàng nhà nước đã đưa
ra 7 nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong
18
đó, nhóm giải pháp quan trọng nhất là quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất
vàng miếng. Cụ thể, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên
và phải chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong
3 năm liên tiếp gần nhất. Dự kiến với các điều kiện trên, số lượng doanh
nghiệp được phép sản xuất vàng miếng sẽ giảm đáng kể.
Dự thảo cũng thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua bán vàng
miếng, không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng. Khắc phục bất
cập trong quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng hiện nay (hoạt
động mua bán vàng miếng được thực hiện khá tự do tại hầu hết 12.000
doanh nghiệp kinh doanh vàng, gây khó khăn cho công tác quản lý và tăng
nguy cơ “vàng hóa”), dự thảo nghị định bổ sung quy định, coi hoạt động
kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Để được ngân hàng nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở
lên; có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm
trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất…
Theo ngân hàng nhà nước, với các điều kiện chặt chẽ như trên, dự
kiến số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ
thu hẹp đáng kể từ 12.000 doanh nghiệp như hiện nay, xuống chỉ còn một số
doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có khả năng tài chính, kinh nghiệm, uy tín
trong lĩnh vực kinh doanh vàng được phép tiếp tục thực hiện mua bán vàng
miếng.
19
Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tích trữ, mua bán vàng của người dân,
dự thảo nghị định quy định các điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng
của tổ chức tín dụng tương đối thuận lợi để dựa vào mạng lưới chi nhánh,
phòng giao dịch của tổ chức tín dụng thực hiện mua bán vàng với người dân.
Việc này giúp ngân hàng nhà nước quản lý tốt hơn thị trường vàng miếng do
các tổ chức tín dụng do ngân hàng nhà nước trực tiếp quản lý.
Đồng thời, để tăng cường hiệu quả quản lý, dự thảo nghị định cũng bổ
sung quy định “Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân
chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được ngân hàng
nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng”. Như vậy, việc
kinh doanh vàng miếng không có giấy phép của ngân hàng nhà nước và hoạt
động mua bán vàng miếng trên thị trường tự do là hoạt động bất hợp pháp và
sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của Nghị định 95/2011/NĐ-CP vừa được
Chính phủ ban hành.
20
KẾT LUẬN
Xét về sâu xa thì rất khó có thể kỳ vọng xóa bỏ được lợi ích nhóm
trên thị trường vàng, vì đã gọi là kinh doanh thì phải có lợi nhuận, và vì
khoản lợi nhuận đó các đầu lậu kinh doanh vàng sẽ không dễ dàng buông
tay, rời bỏ cuộc chơi.
Bình ổn giá vàng và bình ổn lạm phát cũng chính là bình ổn dân sinh,
nhưng rõ ràng, thị trường vàng chưa hết “nhảy múa”. Ngược lại, sự kéo dài
bán vàng bình ổn đang gây hiệu ứng ngược, tạo ra sự ngờ vực về chính sách:
việc tiếp tục bán vàng bình ổn giúp doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để
tiếp tục bán vàng giá cao, thu gom lợi nhuận. Nghĩa là vàng trong nước được
các “ông lớn” điều chỉnh theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi
xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao,
nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn….
Chúng ta đã được tìm hiểu hoạt động đầu cơ vàng, đặc điểm và tác hại
to lớn của hoạt động đầu cơ vàng đến nền kinh tế vĩ mô. Chúng ta hãy cùng
hi vọng vào những quyết định của chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước
nhằm bình ổn giá vàng, giúp cho nền kinh tế đi vào ổn định, cuộc sống nhân
dân càng được cãi thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Tuấn đã
nhiệt tình giúp đõ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Chúng em rất
mong được sự góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được
hoàn thiện hơn.
21
22