BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
ĐỖ HOÀNG HẢI
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH BỀN VỮNG
CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 6 XÃ KHU C
HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Đỗ Hoàng Hải
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH BỀN VỮNG
CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 6 XÃ KHU C
HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành : Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường
Mã số : 60.31.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng
Hà Nội – 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy hướng dẫn PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng về sự hướng dẫn tận tình
trong suốt quá trình nghiên cứu và viết Luận văn.
Xin trân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Quản lý,
phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học cùng các Thầy cô giáo trường Đại học
Thủy lợi, các bạn học viên lớp cao họ
c 18KT21 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian khóa học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả, nhà khoa học, Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Nam, lãnh đạo của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý cấp
nước tại tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện
nghiên cứu, điều tra khảo sát về mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn để
tôi hoàn thành Luận vă
n này.
Cuối cùng Tôi xin trân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã
tích cực giúp đỡ, khích lệ tinh thần trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được
những sai sót, Tôi xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp
của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ
Đỗ Hoàng Hải
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là Luận văn nghiên cứu độc lập của bản thân với
sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra
trong Luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu
thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ
Đỗ Hoàng Hải
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Tên Hình vẽ Trang
1 Hình 1.1. Tỷ lệ công trình theo nguồn nước khai thác 5
2
Hình 1.2. Tỷ lệ các loại mô hình quản lý công trình cấp
nước nông thôn tỉnh Hà Nam
8
3
Hình 1.3. Số lượng, tỷ lệ tình trạng hoạt động của các công
trình cấp nước nông thôn tỉnh Hà Nam
9
4
Hình 1.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững
của hệ thống (Sara & Katz, 2005)
14
5 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Lục 20
6
Hình 2.2. Tổng hợp số hộ dân sử dụng các nguồn nước
khác nhau trên địa bàn 6 xã khu C huyện Bình Lục
24
7
Hình 2.3. Số lượng hộ dân sử dụng các nguồn nước khác
nhau phân theo xã
25
8
Hình 2.4: Mức độ ô nhiễm Asen của giếng khoan trong khu
vực 6 xã khu C và vùng lân cận huyện Bình Lục, Hà Nam
26
9
Hình 2.5: Sơ đồ Công ty cổ phần nước sạch và VSNT tỉnh
Hà Nam
31
10 Hình 2.6: Số lượng khách hàng phát triển theo tháng 36
11 Hình 2.7: Doanh thu từ thu tiền sử dụng nước hàng tháng. 36
12
Hình 2.8: Tỷ lệ, hiện trạng mô hình HTX dịch vụ nông
nghiệp quản lý
37
13 Hình 2.9. Sơ đồ mô hình HTX nông nghiệp quản lý 38
14 Hình 2.10: Tỷ lệ, hiện trạng mô hình tổ quản lý 40
15 Hình 2.11. Sơ đồ mô hình tổ quản lý 40
16 Hình 2.12. Tỷ lệ, hiện trạng mô hình UBND xã quản lý 41
17 Hình 2.13. Sơ đồ mô hình UBND xã quản lý 42
18 Hình 2.14. Sơ đồ mô hình doanh nghiệp nhà nước quản lý 43
19 Hình 2.15. Sơ đồ mô hình doanh nghiệp tư nhân quản lý 45
20
Hình 2.16. Tỷ lệ Mô hình doanh nghiệp quản lý so với các
mô hình khác trên địa bàn nông thôn tỉnh Hà Nam
46
21
Hình 3.1: Bản đồ phân vùng cấp nước 6 xã khu C huyện
Bình Lục tỉnh Hà Nam
54
22
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức HTX dịch vụ nông nghiệp của các
xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
58
23 Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý đề xuất 62
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT Tên Bảng Trang
1
Bảng 1.1: Kết quả cấp nước sạch Chương trình MTQG
Nước sạch và VSNT giai đoạn 2006-2010
2
2
Bảng 1.2. Tổng hợp các mô hình quản lý hệ thống cấp
nước sạch nông thôn tỉnh Hà Nam
8
3
Bảng 2.1. Dân số 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà
Nam
21
4
Bảng 2.2 Tổng hợp số hộ sử dụng các nguồn nước khác
nhau phục vụ sinh hoạt tại 6 xã khu C huyện Bình Lục
23
5
Bảng 2.3. Tình trạng ô nhiễm Asenic trong nước ngầm 6
xã khu C huyện Bình Lục
25
7
Bảng 2.4. Danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần
nước sạch và VSNT tỉnh Hà Nam
30
8
Bảng 3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý, vận hành các
công trình cấp NSNT
57
DANH MỤC VIẾT TẮT
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BTY Bộ Y tế
HTX Hợp tác xã
MTQG Mục tiêu quốc gia
MTV Một thành viên
MN Miền núi
ĐB Đồng bằng
DH Duyên Hải
CL Cửu Long
NS&VSMT Nước sạch và VSMT
ngđ Ngày đêm
PTNT Phát triển nông thôn
HĐQT Hội đồng quản trị
NS Nước sạch
VSNT Vệ sinh nông thôn
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
BQL Ban quản lý
WB Ngân hành thế giới
Unicef
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
United Nations Children's Fund
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 1
1.1. Nước sạch và vai trò của nước sạch đối với con người 1
1.2. Tình hình thực hiện Chương trình quốc gia về cấp nước sạch nông thôn hiện nay .2
1.3. Tình hình cấp nước sạch nông thôn tại tỉnh Hà Nam 4
1.3.1. Cấp nước tập trung 5
1.3.2. Cấp nước từ giếng đào 10
1.3.3. Cấp nước từ giếng khoan hộ gia đình 10
1.3.4. Cấp nước từ nước mặt tự nhiên, nước mưa 11
1.4. Vai trò quan trọng của nghiên cứu mô hình quản lý bền vững hệ thống cấp
nước sạch nông thôn 11
1.4.1 Khái niệm về quản lý hệ thống cấp nước 11
1.4.2 Đánh giá về tính bền vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn 12
1.5. Một số mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam hi
ện nay 15
- Kết luận chương 1 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO 6 XÃ KHU C HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ
NAM 19
2.1. Giới thiệu khái quát về 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam 19
2.1.1 Vị trí địa lý 19
2.1.2 Dân số 20
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế 21
2.1.4 Cơ sở hạ tầng 22
2.1.5. Hiện trạng sử dụng nước sạch & VSMT 23
2.1.5.1 Cấp nước sinh hoạt 23
2.1.5.2 Về thoát nước thải 27
2.2 Hiện trạng mô hình quản lý cấp nước cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà
Nam 27
2.2.1 Khái quát dự án cấp nước sạch cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.27
2.2.2 Mô hình quản lý cấp nước cho 6 xã khu C huyện Bình Lục 28
2.2.2.1 Định hướng xây dựng mô hình 28
2.2.2.2. Xây dựng mô hình 29
2.3 Đánh giá mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước cho 6 xã khu C huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam hiện nay 37
2.3.1 Đánh giá hiệu quả của các mô hình qu
ản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch
nông thôn tỉnh Hà Nam 37
2.3.2 Hiệu quả của mô hình quản lý cấp nước sạch 6 xã khu C huyên Bình Lục tỉnh
Hà Nam 46
2.3.3 Hạn chế của mô hình quản lý cấp nước sạch 6 xã khu C huyên Bình Lục, tỉnh
Hà Nam 47
- Kết luận chương 2 48
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH BỀN VỮNG HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO 6 XÃ KHU C HUYỆN BÌNH LỤC,
TỈ
NH HÀ NAM 50
3.1. Định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn 50
3.1.1 Định hướng của nhà nước về phát triển và hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch
nông thôn 50
3.1.2 Định hướng phát triển của đơn vị quản lý hệ thống cấp nước sạch 6 xã khu C
huyện Bình Lục 53
3.2. Các nguyên tắc đề xuất mô hình 53
3.3. Đề xuất và lựa chọn mô hình quản lý phù hợp 54
3.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình 55
3.3.2 Dự báo những thuận lợi và khó khăn trong mô hình đề xuất 58
3.3.2.1 Mô hình hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp hiện nay ở 6 xã khu C
huyện Bình Lục 58
3.3.2.2 Dự báo nhưng thuận lợi của mô hình đề xuất 59
3.3.2.3 Dự báo những khó khăn của mô hình đề xuất 60
3.3.3 Mô hình đề xuất 61
3.3.3.1 Mô hình tổ chức 61
3.3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tổ đội quản lý 63
3.3.3.4. Tính bền vững trong mô hình đề xuất 69
3.4. Đề nghị các bước áp dụ
ng 70
3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình lựa chọn 72
- Kết luận chương 3 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1.Kết luận 74
2. Kiến nghị 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề nước sạch phục vụ sinh hoạt đã và đang được quan tâm từ nhiều
năm trở lại đây, là một nhu cầu tất yếu trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống không chỉ riêng ở đô thị mà ngay cả vùng nông thôn. Trong những năm
qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển
cấp nướ
c sạch và VSNT như: Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và
VSNT đến năm 2020, Quyết định 131/2009/QĐ-TTg về một số chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông
thôn, Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước
sạch; Quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020 Công tác quản lý khai thác cũng ngày càng được thay đổi để phù hợp
với nhiều điều kiện thực tế khác nhau, quản lý công trình cấp nước tập trung
nông thôn đã có một số những nghiên cứu, tuy nhiên các mô hình quản lý còn
chưa thống nhất và một số hệ thống chưa phát huy được hiệu quả nh
ư mong
đợi. Với các quy định chung của nhà nước chỉ mang tính nguyên tắc, chưa
phản ánh hết tính đặc thù.
Kết thúc giai đoạn II Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông
thôn (2006 -2010), tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
trên 52,1 triệu người, tăng 13,26 triệu người so với cuối năm 2005; tỷ lệ được
sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83%; trong đó có 42% được sử dụng n
ước sinh
hoạt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái thì miền núi
phía Bắc có 78% dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, Tây
Nguyên 74% và là những vùng có tỷ lệ thấp nhất. Đặc biệt, giữa các tỉnh, thành
phố đã tồn tại sự chênh lệch lớn, có 10/63 tỉnh đạt tỷ lệ số dân nông thôn được
sử dụng nước sinh hoạt đạt trên 90%; 20/63 tỉnh đã đạt 83 - 90%; 20/63 tỉnh
đạt 75 - 83%; 13 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 75%. Theo Quyết định 366/QĐ-TTg ngày
31/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình MTQG
nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2012 - 2015, ngoài việc củng cố duy
trì hoạt động các công trình c
ấp nước cần tập trung thực hiện tốt các dự án để
đạt mục tiêu 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,
trong đó 45% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02/QC-BYT của Bộ Y
tế.
Công tác quản lý khai thác công trình sau xây dựng sẽ là một trong
những nhân tố quan trọng nhằm phát triển và duy trì bền vững hệ thống cấp
nước nông thôn. Hiện nay, có hàng ngàn công trình cấp nước tập trung
đã được
xây dựng và xu hướng xây dựng các công trình cấp nước kiểu tập trung sẽ vẫn
là những ưu tiên của chương trình MTQG giai đoạn hiện tại và tương lai. Đi
kèm với mỗi công trình sẽ là một mô hình quản lý khai thác hệ thống cung cấp
nước sạch nông thôn phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau, có nhiều tính
chất và đặc thù riêng, khác với các hàng hóa dịch vụ công khác về tính chất
sản xuất, đặc đ
iểm sản phẩm, đối tượng quản lý, đặc điểm tính chất về tài sản
và thiết bị, đối tượng khách hàng.
Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác, tăng tính bền vững của
một mô hình quản lý cấp nước cần có những nghiên cứu điển hình những mô
hình hoạt động hiệu quả nhằm phân tích những thuận lợi, khó khăn trong
công tác quản lý khai thác, đóng góp những ý kiến cho các nhà quản lý giúp
giảm thiểu những hạn chế và nâng cao hiệu quả để đi đến sự bền vững trong
họat động cấp nước nông thôn. Tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu mô hình
quản lý vận hành bền vững cho hệ thống cấp nước sinh hoạt 6 xã khu C huyện
Bình Lục tỉnh Hà Nam” với mong muốn đóng góp một phần vào lộ trình xây
dựng những bước đi cần thiết để nâng cao tính bền vững của mỗi mô hình cấp
nước sạch nông thôn.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình quản lý cấp nước sạch nông
thôn tại 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam theo hướng nâng cao tính
bền vững, phục vụ cộng đồng ngày càng hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu c
ủa đề tài
Là một mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông thôn cho 6 xã
khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu
quả, tính bền vững của mô hình này.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch
nông thôn bền vững trên địa bàn 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
trong thời gian từ nay đến năm 2015.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trước h
ết phải coi nước sạch nông thôn là hàng hóa công cộng và công
tác quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình là một loại hoạt động cung
cấp dịch vụ công do nhà nước quản lý. Nhà nước (với vai trò chủ sở hữu, chịu
trách nhiệm cung cấp hàng hóa dịch vụ công thông qua cơ quan quản lý nhà
nước về nước sạch) là đại diện cho các hộ sử dụng dịch vụ cấp nước với các
Công ty, tổ chức cung cấp d
ịch vụ cấp nước.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Điều tra, thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu để chọn
mẫu điều tra đối với các đối tượng nghiên cứu (Cơ quan quản lý khai thác hệ
thống cấp nước cho 6 xã thuộc khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam), sử dụng
các kỹ thuật, kỹ năng điều tra thu thập thông tin hiện đại, bảo đảm độ tin cậy
sát thực của thông tin. Phương pháp nội suy và ngoại suy, được sử dụng để
thiết lập cơ sở dữ liệu th
ực trạng làm căn cứ để nghiên cứu, phân tích đề xuất
những giải pháp đổi mới mô hình theo hướng ổn định và bền vững trong quản
lý khai thác.
+ Các phương pháp và kỹ thuật tính toán, Luận văn sử dụng các
phương pháp và kỹ thuật như sau:
& Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong thu thập, phân tích xử
lý các số liệu.
& Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng trong đánh giá để đưa ra các
kết luận và nhận định về các vấn đề nghiên cứu.
& Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin
5. Dự kiến kết quả đạt được
- Cơ sở dữ liệu về thực trạng mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp
nước nông thôn bền vững cho 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại theo
hướng nâng cao tính ổn định và bền vững của mô hình trong quả
n lý, khai thác
hệ thống cấp nước.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài xây dựng được cơ sở khoa học về các mô hình quản lý cấp nước
tập trung theo hướng bền vững giúp các nhà quản lý lựa chọn, áp dụng mô
hình quản lý khai thác hợp lý cho các hệ thống công trình cấp nước tập trung
nông thôn.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho đơn vị quản lý của hệ thống cấp
nước khu vực 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam nói riêng và các đơn
vị quản lý hệ thống công trình cấp nước khu vực đồng bằng sông Hồng nói
chung, đặc biệt là tỉnh Hà Nam, trong điều kiện nguồn nước ngày càng khan
hiếm và ô nhiễ
m.
Đề tài sẽ giúp cho đơn vị quản lý những cơ sở về khoa học giúp triển
khai những giải pháp thay thế, bổ sung, hoàn thiện mô hình quản lý để nâng
cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, thai thác vận hành cũng như duy trì và
phát triển bền vững mô hình này.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn k
ết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về cấp nước sạch nông thôn
Chương 2. Thực trạng mô hình quản lý vận hành hệ thống cấp nước sinh hoạt
cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
Chương 3. Đề xuất mô hình quản lý vận hành bền vững hệ thống cấp nước
sinh hoạt cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
1.1. Nước sạch và vai trò của nước sạch đối với con người
Nước sạch là nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như
nước dùng để ăn, uống, tắm rửa, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh,
tưới đường, tưới cây…Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư. Hệ
thố
ng cấp nước sinh hoạt là phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các
hệ thống cấp nước hiện có. Nưới dùng trong sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu
chuẩn về hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra,
không chứa các thành phần lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người. Đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoàn chỉnh và hi
ện đại,
nước ở bất kỳ điểm lấy nước nào trên mạng lưới đều là nước uống trực tiếp
được. Yêu cầu này thường đạt được ở các nước phát triển. Ở nước ta, nước tại
trạm sử lý nơi phát vào mạng lưới tại một số công trình cấp nước cũng đạt
được tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết để có thể uống trự
c tiếp được, nhưng tại các
nơi tiêu dùng nước chưa đảm bảo được độ tin cậy cần thiết do đường ống cũ
nát, bị rò rỉ nhiều tại các mối nối và các phụ kiện [11,15-16] .
Nước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ thể con người (70% -75%). Thiếu
nước sẽ gây ra các bệnh về da, não, nội tiết Nước đưa các chất dinh dưỡng
vào cơ thể và giúp thải các chấ
t cặn bã ra ngoài để duy trì sự sống. Nhu cầu
nước uống cho một người là từ 1,5 đến 2,5 lít mỗi ngày.
Bộ y tế đã ban hành một số thông tư ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về
chất lượng nước như: Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt gồm 14 chỉ tiêu;
Thông tư 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước
ăn uống gồm 109 chỉ tiêu.
2
1.2. Tình hình thực hiện Chương trình quốc gia về cấp nước sạch nông
thôn hiện nay
Đến cuối năm 2010, kết thúc giai đoạn II Chương trình MTQG nước
sạch và VSMT nông thôn (2006 -2010), tổng số dân nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh là: 45.528.000 người, tăng 5.483.000 người so với cuối năm
2005; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên
75%, trung bình tăng 2,6% /năm. Trong đ
ó, tỷ lệ số dân nông thôn được sử
dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/BYT trở lên là 35%, thấp hơn kế hoạch
15%.
Trong 7 vùng kinh tế, vùng Đông nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%, cao hơn trung bình cả nước 14%.
Thấp nhất là vùng Bắc trung Bộ 66% và Tây nguyên 68%, thấp hơn trung bình
8% [5,04], cụ thể như Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Kết quả cấp nước sạch Ch
ương trình MTQG Nước sạch và
VSNT giai đoạn 2006-2010 [5,69]
Số dân
nông thôn
2010
Đến hết
2006
Đến
hết
2007
Đến hết
2008
Đến
hết
2009
Ước hết
2010
TT
Địa phương,
Ngành
(Người) (%) (%) (%) (%) (%)
Tổng
60.703.300 66 70 75 79 75
1
MN phía Bắc 9.362.200 59 64 70 74 72
2
ĐB Sông Hồng 13.910.600 69 67 76 81 80
3
Bắc Trung Bộ 8.442.100 67 76 76 81 66
4
DH miền Trung
5.788.800 62 70 72 75 84
5
Tây Nguyên
3.715.600 56 61 67 70 68
6
Đông Nam Bộ
6.212.100 71 76 84 88 89
7
ĐB sông CL
13.271.900 70 71 77 81 75
Nguồn: Số dân nông thôn theo Niên giám thống kê năm 2010
3
Giữa các tỉnh cũng có sự chênh lệch, có 10/63 tỉnh thành đã đạt tỷ lệ số
dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt rất cao (trên 90%) như: Hà
Nội(93%), Hải Phòng (92%), Bắc Ninh (92%), Đồng Nai (90%), Bà Rịa
Vũng Tàu (98%), Thành phố Hồ Chí Minh (97%), Tiền Giang (96%), Trà
Vinh (90%), Sóc Trăng (90%), Kiên Giang (90%); 20/63 tỉnh đã đạt tỷ lệ ở
mức cao(từ 83% - 90%); 20/63 tỉnh đạt tỷ lệ trung bình (75% - 83%); 13/63
tỉnh đạt tỷ lệ bao phủ thấp (dưới 75%) [5,05].
Thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn từ năm
1998, theo quyết định 237/1998/QĐ-TTg ngày 03/12/1998 đến nay, trên
phạm vi toàn quốc đã xây dựng rất nhiều công trình cấp nước tập trung nông
thôn với các quy mô khác nhau, từ quy mô cấp thôn, bản đến quy mô cấp xã
và liên xã.
Công tác quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn ở địa phương
được giao cho các Sở Nông nghiệp và PTNT và hầu hết các tỉnh giao cho
Trung tâm nước sạch &VSMT các tỉnh là đơn vị tham mưu.
Công tác quản lý vận hành công trình sau đầu tư được quan tâm hơn so
với các giai đoạn trước. Các đơn vị thực hiện đã xác định mục đích của
Chương trình chỉ đạt được khi có cơ chế quản lý khai thác và sử dụng công
trình hiệu quả và bền vững. Một số mô hình và cơ chế quản lý vận hành, bảo
dưỡng công trình cấp nước tập trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước đầu
có hiệu quả, triển vọng bền vững đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mô
hình sự nghiệp có thu (Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh), mô hình doanh
nghiệp công tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra, tư nhân đấu thầu quản lý
Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch toán, tính đúng, tính đủ các chi phí,
xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định s
ố 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7
năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông
4
tư liên tịch số 75/TTLT-BTC-BXD-BNN trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá
bán cho người sử dụng. Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại địa
phương với mức giá tính đúng, tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý,
thu một phần khấu hao cơ bản. Khung giá nước này đã tạo điều kiện chủ động
cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp n
ước
[13,7-8].
1.3. Tình hình cấp nước sạch nông thôn tại tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, với tổng diện
tích tự nhiên 860,49 km
2
, được chia làm 6 đơn vị hành chính gồm: Thành phố
Phủ Lý trực thuộc tỉnh và 5 huyện, 116 xã phường và thị trấn. Dân số 786.860
người chủ yếu sống ở vùng nông thôn 704.476 người (chiếm 89,53%), đô thị
là 82.384 người (chiếm 10,47%). GDP bình quân đầu người đạt 32,4 triệu
đồng/năm (năm 2011), song Hà Nam vẫn là một tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
10,68% (năm 2011).
Trong những năm gần đây, tỉnh có tốc độ tăng trưở
ng kinh tế khá, cơ
cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh
việc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến phát
triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân nhất là
vùng nông thôn hướng tới sự phát triển bền vững.
Qua 15 năm thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSNT, tình
hình cấp nước sinh ho
ạt nông thôn đã đạt được những kết quả đáng kể.,từ 40%
vào năm 1999, tăng lên 75% năm 2010 và đến 2012 là 77,25% dân số nông thôn
được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chí đánh giá của Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành theo quyết định 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 về
việc ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn.
5
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước đáp ứng theo QCVN 02: 2009
là khá thấp (29,41%).
Tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
có các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế và bằng nhiều nguồn vốn khác
nhau, như: Vốn Chương trình MTQG nước sạch & VSMT nông thôn, vốn của
tổ chức Quốc tế như UNICEF, Plan, WB, vốn của các doanh nghiệp… và
nhân dân tự đầu tư xây dựng công trình. Hình thức cấp nước phổ bi
ến trên địa
bàn nông thôn tỉnh hiện nay gồm 2 hình thức: Cấp nước tập trung và cấp nước
phân tán, cụ thể như sau:
1.3.1. Cấp nước tập trung
Trên địa bàn nông thôn tỉnh Hà Nam hiện nay đã có 55 công trình cấp
nước tập trung lớn nhỏ được xây dựng, hầu hết được xây dựng từ năm 1997
trở lại đây, quy mô từ 20m
3
đến 3.500m
3
/ng.đêm. Tổng số người được cấp
nước hợp vệ sinh từ các công trình này đạt 25% dân số nông thôn.
Trong đó: - 33 công trình khai thác nguồn nước mặt
- 01 công trình khai thác tự chảy
- 21 công trình khai thác nước ngầm
Hình 1.1. Tỷ lệ công trình theo nguồn nước khai thác
6
1.3.1.1. Kết quả tổng hợp, đánh giá hiện trạng các công trình tập trung tỉnh
Hà Nam
a) Thành phố Phủ Lý
Thành phố Phủ Lý hiện có 01 công trình cấp nước tập trung, nhưng
trong quá trình đô thị hóa đã làm hư hỏng hệ thống đường ống nên đến nay
không hoạt động và cũng chưa có công trình thay thế.
b) Huyện Duy Tiên
Hiện có 02 công trình cấp nước tập trung: Công trình cấp nước xã Mộc
Nam; Công trình cấp nước liên xã Đọi Sơn, Tiên Hiệp, Yên Nam. Hai công
trình này được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 60% và
vốn doanh nghiệp tư nhân 40%. Mô hình quản lý vận hành: Do doanh nghiệp
tư nhân quản lý vận hành và thu hồi vốn trong 30 năm.
c) Huyện Kim Bảng
Tổng số có 26 công trình cấp nước tập trung, Các công trình này được
đầu tư trong giai đoạn đầu của Chương trình MTQG nước sạch & VSNT (từ
năm 1998 đến 2005). Công trình hoạt động tốt có 2 công trình, hoạt động
trung bình 8 công trình, còn l
ại không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng
do xuống cấp. Mô hình quản lý vận hành: 03 công trình do HTX quản lý, 06
công trình do UBND xã quản lý, 17 công trình do tổ quản lý.
d) Huyện Lý Nhân
Tổng số có 6 công trình cấp nước tập trung, chủ yếu vốn đầu tư từ nguồn
vốn Chương trình MTQG nước sạch & VSNT, vốn doanh nghiệp và nhân dân
đóng góp. Công trình hoạt động tốt 03 công trình, 03 công trình hoạt động
trung bình. Mô hình quản lý vận hành: UBND xã quản lý 01 công trình, tổ
7
quản lý 02 công trình, 01 công trình do Công ty cổ phần trên 50% vốn nhà
nước quản lý, 02 công trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý.
e) Huyện Thanh Liêm
Tổng số có 12 công trình cấp nước tập trung đầu tư từ nguồn vốn
Chương trình MTQG nước sạch & VSMT nông thôn, vốn tài trợ phi Chính
phủ, vốn nhân dân đóng góp và vốn khác. Công trình hoạt động tốt 05/12
công trình (chiếm 42%). Mô hình quản lý vận hành: UBND xã quản lý 03
công trình, tổ quản lý 05 công trình, 01 công trình do HTX quản lý, 03 công
trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý.
f) Huyện Bình Lục
Tổng s
ố có 08 công trình cấp nước tập trung chủ yếu vốn đầu tư từ
nguồn vốn Chương trình MTQG nước sạch & VSMT nông thôn, vốn có mục
tiêu của Chính phủ, vốn tài trợ phi Chính phủ, vốn nhân dân đóng góp và các
nguồn vốn khác.
Công trình hoạt động tốt 05 công trình, 01 công trình hoạt động trung
bình; còn lại 2 công trình hoạt động kém hiệu quả. Mô hình quản lý vận hành:
01 công trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý; 04 công trình do UBND xã
quản lý; 03 công trình do doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước quản lý.
1.3.1.2. Đ
ánh giá chung về hiện trạng quản lý vận hành công trình sau đầu tư
Trên địa bàn tỉnh hiện có 55 hệ thống công trình cấp nước sạch tập
trung nông thôn đang hoạt động hoặc không hoạt động nhưng chưa được nâng
cấp. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Chương trình MTQG nước sạch & VSMT
nông thôn, vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp. Hình thức tổ chức quản
lý sau đầu tư có thể phân loại ở
Bảng 1.2:
8
Bảng 1.2: Tổng hợp các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông
thôn tỉnh Hà Nam
STT Mô Hình
Số lượng
(Hệ thống)
1 Mô hình HTX quản lý 05
2 Mô hình tổ quản lý 24
3 Mô hình UBND xã quản lý 14
4 Mô hình Doanh nghiệp nhà nước nắm dữ vốn chủ yếu 04
5 Mô hình Doanh nghiệp tư nhân quản lý 08
Tổng 55
Hình 1.2. Tỷ lệ các loại mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn
tỉnh Hà Nam.
Trong thời gian đầu hoạt động, hầu hết các công trình đã phát huy hiệu
quả, mang lại nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng phục vụ nhân dân. Tuy
nhiên, sau 5 đến 10 năm hoạt động một số công trình đã bị xuống cấp và
9
không đáp ứng được nhu cầu dùng nước của nhân dân. Vì vậy đến nay Công
trình hoạt động tốt có 16 Công trình chiếm 29%; Công trình hoạt động trung
bình 16 chiếm 29% và hoạt động kém 23 CT chiếm 42%.
Hình 1.3. Số lượng, tỷ lệ tình trạng hoạt động của các công trình cấp
nước nông thôn tỉnh Hà Nam.
Nguyên nhân các công trình không hoạt động hoặc hiệu quả kém
- Công tác quản lý vận hành: Hầu hết các công trình xây dựng đã lâu, hiện
nay đã xuống cấp về nhà trạm, hệ thống dẫn nước, Mặt khác do ô nhiễm nguồn
nước ngầm một số công trình hiện nay đã không còn hoạt động, nhưng chưa có
nguồn n
ước khác để thay thế.
- Nguồn nước sau một thời gian hoạt động bị suy giảm cả về chất lượng
và trữ lượng, quy trình công nghệ xử lý nước của các hệ thống cấp nước này
không còn phù hợp.
- Sự đầu tư còn chưa đồng bộ do thiếu vốn, một số hạng mục chưa được
đầu tư nên không hoạt động hoặc chuyển sang dùng nước của công trình
khác.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước, địa phương ban hành còn chưa đáp
ứng kịp thời, chưa sát với thực tế, dẫn đến việc quản lý vận hành công trình
sau đầu tư còn thiếu và yếu.