Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

nghiên cứu chế độ thủy lực và tính toán phương án nuôi bãi khôi phục bãi biển cửa tùng, quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 137 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài
“Nghiên cứu chế độ thủy động lực và tính toán phương án nuôi bãi khôi
phục bãi biển Cửa Tùng, Quảng Trị” tác giả đã hoàn thành theo đúng nội
dung của đề cương nghiên cứu, được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của
Khoa kỹ thuật Biển phê duyệt. Luận văn
được thực hiện với mục đích xây
dựng được phương án nuôi bãi khôi phục bãi biển Cửa Tùng trên cơ sở kết
quả các nghiên cứu về chế độ thủy động lực từ mô hình toán và nguyên nhân
xói lở bãi biển Cửa Tùng.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới TS. Trần Thanh Tùng – Khoa Kỹ thuật biển - Trường Đại học
Thủy lợi đã t
ận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hỗ trợ về mặt chuyên
môn và kinh nghiệm của các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật biển.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan; Phòng Đào tạo
Đại học và sau đại học; tập thể lớp cao học 19BB- Trường Đại học Thuỷ lợi
cùng toàn th
ể gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận
lợi về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn
chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, đồng nghiệp để giúp tác giả
hoàn thiện v
ề mặt kiến thức trong học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2013
Tác giả




Lê Đức Dũng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT

Kính gửi: Ban Giám hiệu trường Đại học Thuỷ lợi
Phòng Đào tạo ĐH và Sau ĐH trường Đại học Thuỷ lợi.
Tên tôi là: Lê Đức Dũng
Học viên cao học lớp: 19BB
Chuyên ngành: Xây dựng công trình biển
Mã học viên: 118605845009
Theo Quyết định số 1775/QĐ-ĐHTL, của Hiệu trưởng trường Đạ
i học
Thuỷ Lợi, về việc giao đề tài luận văn và cán bộ hướng dẫn cho học viên cao
học khoá 19 đợt 2 năm 2011. Ngày 19 tháng 12 năm 2012, tôi đã được nhận
đề tài: “Nghiên cứu chế độ thủy động lực và tính toán phương án nuôi bãi
khôi phục bãi biển Cửa Tùng, Quảng Trị” dưới sự hướng dẫn của TS. Trần
Thanh Tùng.
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép củ
a ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông
tin được đăng tải trên các tài liệu và các trang web theo danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2013
Người làm đơn




Lê Đức Dũng
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 2
4. Kết quả đạt được 2
5. Nội dung luận văn 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, địa chất 5
1.1.1 Vị trí địa lý 5
1.1.2 Địa chất, địa mạo 6
1.2 Đặc điểm khí t
ượng, thủy hải văn 7
1.2.1 Đặc điểm khí tượng 7
1.2.2 Đặc điểm thủy hải văn 9
1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 13
1.3.1 Các công trình dân dụng khu vực Cửa Tùng 13
1.3.2 Hoạt động khai thác khoáng sản 14
1.3.3 Hoạt động du lịch, thương mại và dịch vụ 14
CHƯƠNG II.
HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ BÃI BIỂN CỬA
TÙNG 15
2.1 Hiện trạng và quy luật diễn biến bãi biển Cửa Tùng 15
2.2 Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây xói lở bãi biển Cửa Tùng 16
2.2.1 Phân tích, đánh giá nguyên nhân xói lở bãi biển Cửa Tùng do các yếu tố
tự nhiên 16

2.2.2 Hiện trạng và nguyên nhân xói lở bãi biển Cửa Tùng do các hoạt động
của con người 23
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ DIỄN BIẾN
HÌNH THÁI KHU VỰC BÃI BIỂN CỬA TÙNG 26
3.1 Tổng quan về mô hình Mike 21 26
3.1.1 Cơ sở lý thuyết mô đun dòng chảy HD 28
3.1.2 Cơ sở lý thuyết mô đun sóng SW 29
3.1.3 Cơ sở lý thuyết mô đun bùn cát ST 31
3.1.4 Cơ sở lý thuyết mô đun LITPROF 32
3.2 Thiết lập miền tính, lưới tính 33
3.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 34
3.3.1 Kiểm định mô hình triều 35
3.3.2 Kiểm định mô hình sóng 37
3.3.3 Kiểm định mô hình dòng chảy 39
3.4 Xây dựng kịch bản mô phỏng chế độ thủy động lực và diễn bi
ến hình thái 41
3.5 Điều kiện biên, điều kiện ban đầu và thời gian tính toán 41
3.6 Mô phỏng chế độ thủy động lực khu vực biển cửa Tùng 43
3.6.1 Chế độ thủy động lực trong mùa Đông 43
3.6.2 Chế độ thủy động lực trong mùa Hè 45
3.7 Mô phỏng diễn biến hình thái khu vực biển cửa Tùng 47
3.7.1 Mô phỏng diễn biến hình thái trong mùa Đông 47
3.7.2 Mô phỏng diễn biến hình thái trong mùa Hè 53
CHƯƠNG IV. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI BIỂN58
CỬA TÙNG 58
4.1 Tổng quan về phương án nuôi bãi 58
4.1.1 Phân loại hình thức nuôi bãi dựa trên quan điểm đối tượng nuôi bãi 58
4.1.2 Phân loại hình thức nuôi bãi dựa trên quan điểm về nguyên nhân gây xói
lở 60
4.2 Xây dựng phương án nuôi bãi cho bãi biển Cửa Tùng 62

4.2.1 Xác định khu vực nuôi bãi 62
4.2.2 Xác định kích thước vật liệu nuôi bãi 63
4.2.3 Xác định cao trình nuôi bãi 64
4.2.4 Xác định chiều sâu nuôi bãi 68
4.2.5 Xác định chiều rộng nuôi bãi 70
4.2.6 Tính toán thể tính vật liệu nuôi bãi yêu cầu 70
4.2.7 Xác định chu kỳ nuôi bãi 72
4.2.8 Xác định thời điểm nuôi bãi 72
4.3 Mô hình hóa và đánh giá hiệu quả của phương án nuôi bãi cho bãi biển Cửa
Tùng 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu 5
Hình 1.2: Đặc trưng bùn cát khu vực Cửa Tùng 7
Hình1.3: Hoa gió tháng 1 trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 8
Hình1.4: Hoa gió tháng 7 trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 8
Hình1.5: Hoa sóng tháng 1 trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 10
Hình 1.6: Hoa sóng tháng 7 trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 11
Hình 2.1: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ biển Cửa Tùng 15
Hình 2.2: Bề mặt mài mòn do sóng trên đá bazan ở mũi Hàu 17
Hình 2.3: Sơ đồ mặt cắt ngang của bãi biển ở cung bờ lõm từ mũi Hàu đến mũi Si18
Hình 2.4: Thềm bãi cao 5-6 m đang bị phá hủy 19
Hình 2.5: Vách xói lở ở rìa ngoài của thềm cao 5-6 m ở mũi Hàu 19
Hình 2.6: Các dạng tích tụ ở Cửa Tùng 21
Hình 3.1: Lưới khu vực tính toán 34
Hình 3.2: Địa hình khu vực tính toán 34
Hình 3.3: Trạm đo mực nước, sóng, dòng chảy 34
Hình 3.5: Thời kì triều lên tại Cửa Tùng lúc 11 giờ ngày 03/6/2012 35
Hình 3.6: Thời kỳ triều xuống tại Cửa Tùng lúc 4 giờ ngày 03/6/2012 36

Hình 3.7: Kiểm định mực nước Cửa Tùng(1/6/2012-8/6/2012) 36
Hình 3.9: Trường sóng khu vực Cửa Tùng lúc 7 giờ ngày 16/8/2009 38
Hình 3.10: Kiểm đinh sóng cửa Tùng(12/8/2009 đến 18/8/2009) 38
Hình 3.11: Kiểm định hướng dòng chảy (1/6/2012- 8/8/2012) 40
Hình 3.12: Kiểm định vận tốc dòng chảy(1/6/2012- 8/8/2012) 40
Hình 3.13: Trường dòng chảy ven bờ mùa Đông 43
Hình 3.14: Trường dòng chảy khu vực bãi biển cửa Tùng 43
Hình 3.15: Trường dòng chảy khu vực cửa Sông 44
Hình 3.16: Vận tốc dòng chảy ven bờ mùa Hè 45
Hình 3.17: Trường dòng chảy khu vực bãi biển cửa Tùng 45
Hình 3.18: Trường vận tốc dòng chảy khu vực cửa sông 46
Hình 3.19: Diễn biến vận chuyển bùn cát mùa Đông tại cuối kỳ mô phỏng 47
Hình 3.20: Diễn biến khu vực bãi biển Cửa Tùng tại cuối kỳ mô phỏng 47
Hình 3.21: Diễn biến khu vực cửa Tùng tại cuối kỳ mô phỏng 48
Hình 3.22: Diễn biến bùn cát qua các mặt cắt đại diện 49
Hình 3.23: Biến đổi địa hình đáy tại MC1 50
Hình 3.24: Biến đổi địa hình đáy tại MC2 50
Hình 3.25: Biến đổi địa hình đáy tại MC3 50
Hình 3.26: Biến đổi địa hình đáy tại MC4 50
Hình 3.27: Biến đổi địa hình đáy tại MC5 51
Hình 3.28: Biến đổi địa hình đáy tại MC6 51
Hình 3.29: Biến đổi địa hình đáy dọc bãi biển tại MC7) 51
Hình 3.30: Diễn biến bùn cát mùa Hè tại cuối kỳ mô phỏng 53
Hình 3.31: Diễn biến bùn cát khu vực bãi biển Cửa Tùng tại cuối kỳ mô phỏng 54
Hình 3.32: Diễn biến bùn cát khu vực Cửa Tùng cuối kỳ mô phỏng 54
Hình 3.33: Biến đổi địa hình đáy tại MC1 55
Hình 3.34: Biến đổi địa hình đáy tại MC2 55
Hình 3.35: Biến đổi địa hình đáy tại MC3 55
Hình 3.36: Biến đổi địa hình đáy tại MC4 55
Hình 3.37: Biến đổi địa hình đáy tại MC5 56

Hình 3.38: Biến đổi địa hình đáy tại MC6 56
Hình 3.39: Biến đổi địa hình đáy tại MC7 56
Hình 4.1: Khu vực nuôi bãi 63
Hình 4.2: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC1 65
Hình 4.3: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC2 66
Hình 4.4: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC3 66
Hình 4.5: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC4 67
Hình 4.6: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC5 67
Hình 4.7: Mặt cắt ngang trước và sau khi nuôi bãi 71
Hình 4.8: Mặt cắt ngang sau khi nuôi bãi 71
Hình 4.9: Mặt cắt ngang sau khi nuôi bãi 1 năm 71
Hình 4.10: Mặt cắt ngang sau khi nuôi bãi 2 năm 74

Hình 4.11: Mặt cắt ngang sau khi nuôi bãi 3 năm 74
Hình 4.12: Kết quả tính toán nuôi bãi sau 3 năm 74
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Năng lượng gió tương đương năm 8
Bảng 1.2: Năng lượng sóng tương đương năm 12
Bảng 2.1: Tình trạng xói lở bờ biển phía Nam Cửa Tùng tại một số điểm khảo sát 20
Bảng 3.1: Năng lượng sóng tương đương tại trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 42
Bảng 3.2: Năng lượng gió tương đương tại trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 42
Bảng 3.3: Các mặt cắt tính toán đại diện 49
Bảng 3.4: Suất chuyển cát qua các mặt cắt trong mùa Đông 52
Bảng 3.5: Lượng bùn cát được bồi trong mùa Hè 57
Bảng 3.6: Suất chuyển cát qua các mặt cắt trong mùa Hè 57
Bảng 4.1: Chiều cao sóng có nghĩa tại trạm Cồn Cỏ (1990-2009) 69

1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Bãi biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị từng là một trong những bãi tắm
đẹp nhất nước ta. Từ thời vua Bảo Đại, bãi tắm này còn được ví như một bãi
tắm "nữ hoàng". Tuy nhiên trong những năm gần đây, bãi tắm Cửa Tùng ngày
càng bị thu hẹp về không gian do sự xâm thực ngày càng gia tăng cả về quy
mô lẫn cường độ dẫn tới các t
ổn thất kinh tế đặc biệt là du lịch. Theo các nhà
khoa học nguyên nhân xói lở có thể do việc xây dựng cầu Tùng Luật kết hợp
xây dựng kè cửa Tùng với chiều dài 430m, cao 1,5m, rộng 6m với kết cấu
bằng đá hộc và cốt thép vươn dài ra biển nhằm mục đích chắn sóng, chắn cát,
giảm xói mòn trụ cầu Tùng Luật và ngăn chặn bồi lấp cửa phục vụ giao thông
thủy và an toàn hàng hải cho cảng cá c
ửa Tùng. Khai thác cát từ Mũi Hàu
phục vụ công cuộc đô thị hóa đã làm nguồn cát trở nên cạn kiệt mà không có
nguồn nào bù đắp gây mất cân bằng bùn cát, thay đổi cấu tạo thềm biển, ảnh
hưởng đến dòng chảy và suất chuyển bùn cát.
Để khắc phục hiện tượng xói lở như hiện nay cần phải có một phương
án bảo vệ bãi biển cửa Tùng một các hợp lý và hiệu quả nh
ằm giảm xói lở bãi
biển. Các phương án công trình được đưa ra và thường được coi là phương án
hay được áp dụng cho các khu vực bị xói lở tuy nhiên phương án này sẽ gây
mất thẩm mỹ quan cho khu vực bãi tắm đồng thời phương án công trình
không làm giảm xói mà đôi khi còn làm gia tăng xói lở cho các khu vực lân
cận. Trong khi đó hiện nay trên thế giới rất nhiều nước đã sử dụng phương án
nuôi bãi để bảo vệ những khu vực xói lở
mang lại hiệu quả cao đồng thời tiết
kiệm về chi phí. Vì vậy,trong luận văn này tác giả nghiên cứu nhằm đưa ra
được bức tranh tổng thể về chế độ thủy động lực, xu thế vận chuyển bùn cát
và nguyên nhân gây xói lở cũng như tổng lượng bùn cát vận chuyển hàng năm

của khu vực bãi biển Cửa Tùng từ đó đề xuất phương án nuôi bãi hợp lý và
tính toán phương án nuôi bãi này để khôi ph
ục bãi biển Cửa Tùng.



2
2. Mục đích của đề tài
Xây dựng các phương án nuôi bãi nhằm khôi phục bãi biển cửa Tùng
trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về chế độ thủy động lực từ mô hình toán và
nguyên nhân xói lở bãi biển cửa Tùng.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Nhiệm vụ:

- Thu thập tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chế độ
khí tượng và thủy hải văn khu vực biển cửa Tùng;
- Phân tích các quy luật diễn biến và nguyên nhân xói lở khu vực biển
cửa Tùng;
- Sử dụng mô hình toán để tính toán chế độ thủy động lực khu vực cửa
Tùng làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án nuôi bãi hợp lý;
- Xây dựng và tính toán phương án nuôi bãi khôi ph
ục bãi biển cửa Tùng.
Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, thống kê số liệu khí tượng, thủy hải văn khu
vực cửa Tùng;
- Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập thông tin về số liệu địa
hình và số liệu để kiểm nghiệm mô hình;
- Phương pháp mô hình toán, sử dụng mô hình Mike 21 để nghiên cứu
và tính toán cho khu vực cửa Tùng;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
4. Kết quả đạt được
- Báo cáo hiện trạng và nguyên nhân xói lở bãi biển cửa Tùng;
- Báo cáo kết quả nghiên c
ứu chế độ thủy động lực học cửa Tùng;
- Báo cáo kết quả tính toán phương án nuôi bãi khôi phục bãi biển cửa Tùng.


3
5. Nội dung luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả đạt được
5. Nội dung luận văn
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, địa chất
1.2 Đặc điểm khí tượng, thủy hải văn
CH
ƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ BÃI BIỂN
CỬA TÙNG
2.1 Hiện trạng và quy luật diễn biến bãi biển Cửa Tùng
2.2 Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây xói lở bãi biển Cửa Tùng
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ DIỄN
BIẾN HÌNH THÁI KHU VỰC BÃI BIỂN CỬA TÙNG
3.1 Tổng quan về mô hình Mike 21
3.2 Thiết lập miền tính, lưới tính
3.3 Điều kiện biên và điều kiện ban đầu
3.4 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

3.5 Mô phỏng chế độ thủy động lực khu vực biển cửa Tùng
3.5.1 Chế độ thủy động lực trong mùa Đông
3.5.2 Chế độ thủy động lực trong mùa Hè
3.6 Mô phỏng diễn biến hình thái khu vực biển cửa Tùng
3.6.1 Mô phỏng diễn biến hình thái trong mùa Đông

4
3.6.2 Mô phỏng diễn biến hình thái trong mùa Hè
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI
BIỂN CỬA TÙNG
4.1 Xây dựng phương án nuôi bãi cho bãi biển Cửa Tùng
4.2 Mô hình hóa và đánh giá hiệu quả của phương án nuôi bãi cho bãi biển
Cửa Tùng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được trong luận văn
2. Tồn tại và kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, địa chất
1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Trị là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ nằm trong khoảng 106
0
32'-
107
0
24' kinh độ đông, 16

0
18'-17
0
10' vĩ độ bắc, cách Hà Nội 582 km về phớa
Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1121 km về phía Bắc.
Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáp Thừa Thiên
Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Lào) và phía đông giáp Biển Đông. Vùng
tính toán từ cầu Hiền Lương đến vùng ven biển Cửa Tùng.
Bãi biển Cửa Tùng trải dài gần 1 km nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh
Quang, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Kề sát phía Nam bãi biển là cửa của
dòng sông Hiền Lương. Vùng nghiên cứ
u kéo dài từ cầu Hiền Lương đến
vùng ven biển Cửa Tùng. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 17
0
07’ 67’’ đến
16
0
96’ 73’’ vĩ độ Bắc và từ107
0
05’ 30’’ đến 107
0
05’ 70’’ kinh độ Đông.

Hình 1.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu

6
1.1.2 Địa chất, địa mạo
Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới
Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng,
còn lại 6 phân vị thuộc Meôzoi và Kainozoi. Địa chất trong vùng có những

đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông
chính cắt theo phương Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày.
Phần thềm lục địa được thành tạo từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của
dòng biển tạo thành.
Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích
biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng: bazan Vĩnh Linh, cồn cát, bãi cát dọc
bờ biển, đất nhiễm mặn cửa Tùng.
Tỉnh Quảng Trị chủ yếu nằm ở phần đông của dãy Trường Sơn có
đường biên giớ
i chung với Lào dài 206 km thuộc đất liền và có đường bờ biển
dài 75 km. Ðịa hình tỉnh đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng và cồn cát ven
biển chạy dọc theo hướng từ tây bắc xuống đông nam. Địa hình bao gồm
nhiều loại nhưng nét nổi bật là dốc nghiêng từ tây sang đông. Ở phía tây là
vùng núi cao rồi hạ xuống vùng đồi và núi thấp với tổng diện tích khoảng
81% diện tích toàn lãnh thổ, tiếp theo vùng đồ
i và núi thấp là vùng đồng bằng
chiếm 11,5% diện tích và phía đông là vùng cồn cát ven biển Địa hình của
lưu vực sông Bến Hải có thể chia làm hai phần rõ rệt :
- Lưu vực sông Bến Hải bắt nguồn từ dãy Trường sơn đổ về sông Bến
Hải. Địa hình lưu vực khá phức tạp, sông trong lưu vực này có độ dốc lớn từ
150/00 đến 800/00, độ dốc sườn núi khoảng 3000/00 .
- Lưu v
ực vùng đồng bằng hạ lưu sông Bến Hải: Nhìn chung địa hình
đồng bằng khá đơn giản, cao độ tương đối bằng phẳng và thay đổi từ +0,5 đến
+3,5m, xen kẽ các đồng ruộng và các khu nuôi trồng thủy sản là các cụm dân
cư ở cao độ trên +3,0 đến +5,0m. Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ đỉnh
Trường Sơn đổ ra biển. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa
hình ở vùng này rất phứ
c tạp.


7
Đặc trưng bùn cát khu vực Cửa Tùng: Theo kết quả khảo sát bùn cát
đáy tại khu vực bãi biển Cửa Tùng vào tháng 6 năm 2012 thì bùn cát khu vực
có đường kính trung bình d
50
= 0.18mm. Biểu đồ phân bố kích thước hạt thể
hiện trong hình 1.2

Hình 1.2: Đặc trưng bùn cát khu vực Cửa Tùng
1.2 Đặc điểm khí tượng, thủy hải văn
1.2.1 Đặc điểm khí tượng
Khí hậu: Vùng dự án thuộc tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang đầy đủ sắc thái khí hậu miền Trung Việt
Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng
XII tới tháng VIII, mùa mưa từ tháng IX tới tháng XI. Từ tháng III đến tháng
VIII chịu ảnh hưởng củ
a gió Tây Nam khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II
năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm.
Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa đông (tháng XI tới tháng
III), cao nhất vào mùa hè (tháng V tới tháng VIII). Nhiệt độ bình quân nhiều
năm vào khoảng 24,3
o
C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10
o
C. Độ ẩm
tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 89%. Bốc hơi bình
quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200 -1300mm. Bình quân số giờ nắng
trong năm khoảng 1840 giờ.

8

Các lưu vực sông thuộc Quảng Trị chịu chế độ khí hậu nhiệt đới, gió
mùa. Một năm có 2 chế độ gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh
vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI, tốc độ gió bình quân 2,0 - 2,2m/s. Gió
mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc độ gió
bình quân từ 1,7 - 1,9m/s. Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và
Tây Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV,
tháng V (nhân dân địa phương gọi là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là thời k

nóng nhất tỉnh Quảng Trị. Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động
thời tiết trong mùa hạ, hoạt động rất mạnh mẽ và thất thường. Hướng đi của
bão trong vùng như sau: bão theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30%;
hướng Tây - Tây Bắc chiếm khoảng 45%; hướng Nam chiếm khoảng 24% và
các hướng khác khoảng 1%.
Bảng 1.1: Năng lượng gió tương đương năm
Hướng gió N NE E SE S SW W NW
Vận tốc gió(m) 6.1 5.1 4.2 4.1 3.5 5.1 4.2 5.1
t
k
(ngày) 57.6 43.1 39.5 49.8 18 56.4 10.5 43

Hình1.3: Hoa gió tháng 1 trạm Cồn
Cỏ (1990-2009)
Hình1.4: Hoa gió tháng 7 trạm Cồn
Cỏ (1990-2009)

9
Các trạm đo đạc khí tượng:
Trạm khí tượng Vĩnh Linh: Cách lưu vực nghiên cứu khoảng 15 km về
hướng Đông Bắc. Trạm có số liệu đo mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, gió từ
năm 1960 đến năm 1966 và từ năm 1971 đến năm 1976 (13 năm). Do bị chiến

tranh nên chuỗi số liệu không được liên tục, chất lượng tài liệu đo không đ
áng
tin cậy chỉ có tính chất tham khảo.
Trạm khí tượng Cửa Tùng: Cách lưu vực nghiên cứu khoảng 20 km về
hướng Đông - Đông Bắc. Trạm có số liệu đo mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi,
gió từ năm 1927 đến năm 1943, chất lượng tài liệu đo không đáng tin cậy, chỉ
có tính chất tham khảo
Trạm khí tượng Đông Hà: Cách trung tâm lưu vực nghiên cứ
u khoảng
30 Km về hướng Đông Nam. Trạm có số liệu đo lượng mưa và các yếu tố khí
hậu khí tượng khác từ năm 1977 đến nay, chất lượng tài liệu đo đáng tin cậy.
Trạm khí tượng Quảng Trị: Cách trung tâm của khu vực nghiên cứu khoảng
43 km về hướng Đông Nam. Trạm có số liệu đo: mưa và các yếu tố khí tượng
từ năm 1960 đến 1971, đo mực n
ước sông và lượng mưa từ năm 1977 đến
nay.
1.2.2 Đặc điểm thủy hải văn
Thủy triều: Quảng Trị chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không
đều, thời gian triều dâng nhỏ hơn thời gian triều rút. Hầu hết các ngày trong
tháng đều có hai lần lên và xuống. Biên độ thủy triều tương đối thấp khoảng
0,4 – 0.5m. Trong kỳ nước cường độ lớ
n triều cửa Tùng khoảng trên dưới 0,8
- 0.9m. Riêng vùng Cửa Tùng chênh lệch thời gian triều lên và triều xuống
hầu như không có, chỉ có chênh lệch độ cao của 2 lần nước ròng thể hiện
tương đối rõ.
Sóng biển: Mùa gió Đông Bắc, sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc,
độ cao sóng trung bình 0,7 - 0,8m, lớn nhất 3,0 – 4,0 m. Mùa gió Tây Nam,
độ cao sóng trung bình 0,55 – 0,75m, lớn nhất 2,5 – 3,5m. Khi có bão, sóng
cao nhất có thể đạt 6 m (Cồn Cỏ tháng IX/1974).


10
+ Chế độ sóng tháng 1: Tại trạm Cồn Cỏ vào tháng 1 có 3 hướng sóng
chính là hướng Đông Bắc chiếm 26,2%, hướng Tây Bắc chiếm 25,1% và
hướng Bắc chiếm 17,6%. Tần suất lặng sóng là 17,1%. Độ cao sóng lớn nhất
là 4m, độ cao sóng trung bình là 0,82m.

Hình1.5: Hoa sóng tháng 1 trạm Cồn Cỏ (1990-2009)
+ Chế độ sóng tháng 2: Trong tháng 2 tại trạm Cồn Cỏ hướng sóng
phân bố không đồng đều, hướng sóng chủ đạo là hướng Tây Bắc chiếm 24%
ngoài ra có hai hướng khác chiếm tỷ lệ cao là Đông Bắc chiếm 16,4% và
hướng Đông Nam chiếm 15,6%. Tần suất lặng sóng là 28,5% Độ cao sóng
lớn nhất là 3m, độ cao sóng trung bình là 0,63m.
+ Chế độ sóng tháng 3: Trong tháng 3 tại trạm Cồn Cỏ hướng sóng
phân bố không
đồng đều, hướng sóng chủ đạo tương tự tháng 2 là hướng Tây
Bắc chiếm 19,4% ngoài ra có ba hướng khác chiếm tỷ lệ cao là Đông Bắc
chiếm 12,4%, hướng Đông Nam chiếm 13,4% và hướng Bắc chiếm 10%. Tần
suất lặng sóng là 37,9%. Độ cao sóng lớn nhất là 3,5m, độ cao sóng trung
bình là 0,6m.
+ Chế độ sóng tháng 4: Trong tháng 4 tại trạm Cồn Cỏ hướng sóng có
xu hướng thay đổi dần từ Tây Bắc sang Đông Bắc và Đông Nam, hướng sóng
ch
ủ đạo là hướng Đông Nam chiếm 16,7%, hướng Đông Bắc chiếm 15,1%,

11
hướng Tây Bắc chiếm 13,2%. Tần suất lặng sóng là 36,1%. Độ cao sóng lớn
nhất là 3m, độ cao sóng trung bình là 0,57m.
+ Chế độ sóng tháng 5: Trong tháng 5 tại trạm Cồn Cỏ là tháng chuyển
mùa lên hướng sóng phân bố không tập trung, hướng sóng chủ đạo là hướng
Đông Nam chiếm 18,5%, ngoài ra hướng Tây Nam chiếm 11,8%, hướng

Đông Bắc chiếm 10,3% và hướng Tây Bắc chiếm 10,5%. Tần suất lặng sóng
là 34,8%. Độ cao sóng lớn nhất là 2,5m, độ cao sóng trung bình là 0,52m.
+ Chế độ sóng tháng 6: Trong tháng 6 tại trạ
m Cồn Cỏ dưới ảnh hướng
của gió mùa Tây Nam nên hướng sóng cũng thay đổi theo với hướng chủ đạo
là hướng Tây Nam chiếm 43,5% và hướng Đông Nam chiếm 15,6%. Tần suất
lặng sóng là 26,4%. Độ cao sóng lớn nhất là 3m, độ cao sóng trung bình là
0,56m.
+ Chế độ sóng tháng 7: Trong tháng 7 tại trạm Cồn Cỏ dưới ảnh hướng
của gió mùa Tây Nam nên hướng sóng cũng thay đổi theo với hướng chủ đạo
là hướng Tây Nam chiếm 41,8% và hướng Đ
ông Nam chiếm 15,2%. Tần suất
lặng sóng là 27,5%. Độ cao sóng lớn nhất là 2m, độ cao sóng trung bình là
0,56m.

Hình 1.6: Hoa sóng tháng 7 trạm Cồn Cỏ (1990-2009)

12
+ Chế độ sóng tháng 8: Trong tháng 8 tại trạm Cồn Cỏ là thời kỳ sóng
hướng Tây Nam ảnh hưởng mạnh với tần suất sóng hướng Tây Nam chiếm
39,5%. Tần suất lặng sóng là 28,3%. Độ cao sóng lớn nhất là 2,5m, độ cao
sóng trung bình là 0,55m.
+ Chế độ sóng tháng 9: Trong tháng 9 tại trạm Cồn Cỏ là thời kỳ giao
mùa giữa Đông Bắc và Tây Nam nên hướng sóng phân bố không đồng đều,
tần suất xuất hiện lớn nhất là h
ướng Tây Bắc chiếm 22,7% ngoài ra hướng
Đông Bắc chiếm 18,7%, hướng Tây Nam chiếm 9,7%. Tần suất lặng sóng là
31,3%. Độ cao sóng lớn nhất là 4m, độ cao sóng trung bình là 0,61m.
+ Chế độ sóng tháng 10: Trong tháng 10 tại trạm Cồn Cỏ dưới ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên hướng sóng chủ đạo vào tháng này là

hướng Đông Bắc với tần suất xuất hiện chiếm 43,5%, ngoài ra hướng Bắc
chiếm 12,7% và hướng Đông Nam chiếm 6,1%. Tần su
ất lặng sóng là 19,5%.
Độ cao sóng lớn nhất là 4,5m, độ cao sóng trung bình là 0,85m.
+ Chế độ sóng tháng 11: Trong tháng 11 tại trạm Cồn Cỏ chế độ sóng
tương tự tháng 10 dưới ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên hướng sóng
chủ đạo vào tháng này là hướng Đông Bắc với tần suất xuất hiện chiếm
42,9%, ngoài ra hướng Bắc chiếm 12,7% và hướng Đông Nam chiếm 6,1%.
Tần suất lặng sóng là 18,6%. Độ cao sóng lớn nhất là 4,5m, độ cao sóng trung
bình là 0,99m.
+ Chế độ sóng tháng 12: Trong tháng 12 tại trạm Cồn Cỏ hướng sóng
chủ đạo là hướng Đông Bắc chiếm 24,2%, hướng Tây Bắc chiếm 22,3%. Tần
suất lặng sóng là 14,7%. Độ cao sóng lớn nhất là 4m, độ cao sóng trung bình
là 0,97m.
Bảng 1.2: Năng lượng sóng tương đương năm
Hướng sóng N NE E SE S SW W NW
Chiều cao sóng H(m) 1.5 1.6 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.4
Chu kỳ sóng T(s) 4.7 4.9 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.6
t
k
(ngày) 31.9 74.5 24 40.8 3 47.4 3.2 57.4

13
Nhiệt độ nước biển: Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa Đông trung
bình 21 – 24
0
C, vào mùa Hè từ 28 - 30
0
C. Mùa Đông nhiệt độ tăng dần từ bờ
ra khơi và ngược lại vào mùa Hè. Biên độ dao động nhiệt độ giữa tầng mặt và

tầng đáy trong mùa Đông khoảng 10
0
C, mùa Hè khoảng 6 – 10
0
C.
Dòng chảy: Hoạt động của dòng hải lưu tồn tại quanh năm theo chế độ
gió mùa: thời kỳ gió mùa Đông Bắc dòng chảy theo hướng từ Bắc vào Nam,
thời kỳ gió mùa Tây Nam chảy theo hướng ngược lại từ Nam lên Bắc.
1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1 Các công trình dân dụng khu vực Cửa Tùng
Các công trình dân dụng tiêu tiểu trong khu vực bao gồm: cầu Tùng
Luật, kè Cửa Tùng và cảng các Cửa Tùng.
Cầu Tùng Luậ
t: Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị và hai huyện Gio
Linh, Vĩnh Linh đã cùng khởi công xây dựng cây cầu Cửa Tùng ngay nơi
dòng sông gặp biển. Cầu có thiết kế dài 461 m, rộng 9 m, tải trọng H30-
XB80, khổ thông thuyền 50 m, tĩnh không 8,5 m. Kết cấu bằng dầm hộp bê
tông ứng lực liên tục, thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng đối xứng
với kinh phí xây dựng là 44,9 tỷ đồng, cây cầu này đã góp phần quan trọng
vào việc phát tri
ển hai khu du lịch biển Cửa Tùng và Cửa Việt. Cùng với cây
cầu, dự án mở một tuyến đường ven biển dài 14 km nối hai khu du lịch biển
tạo thành một hệ thống du lịch biển liên hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội Quảng Trị.
Cảng cá Cửa Tùng: được xây dựng từ năm 2004, khi Sở Thủy sản Quảng Trị
thực hiện dự án khu neo đậu trú bão và hậu cần nghề cá với m
ục tiêu là cung
cấp bến neo đậu, tránh trú bão, hậu cần nghề cá và hiện đại hóa khu sản xuất
nghề cá ven biển.
Trước đây, tại vị trí cảng cá Cửa Tùng là một eo biển kín gió, được một

cồn cát lớn phía ngoài che chắn sóng biển. Khi thực hiện dự án, hơn 200.000
m
3
cát ở cồn này bị múc đi đổ vào san lấp eo biển tạo thành một bãi cát bằng
phẳng chính là mặt bằng cảng cá hiện nay.

14
Kè Cửa Tùng: được xây dựng từ năm 2004, nằm phía bờ Nam Cửa
Tùng, có chiều dài 430 m, cao 1,5 m, rộng 6 m với kết cấu bằng đá hộc và cốt
thép vươn dài ra biển nhằm mục đích chắn sóng, chắn cát, giảm xói mòn trụ
cầu Tùng Luật và ngăn chặn bồi lấp cửa phục vụ giao thông thủy và an toàn
hàng hải cho cảng cá Cửa Tùng.
1.3.2 Hoạt động khai thác khoáng sản
Việc khai thác cát từ Mũi Hàu phục vụ công cu
ộc đô thị hóa đã làm
nguồn cát vàng trở nên cạn kiệt mà thiên nhiên không thể bù đắp được gây
nên xói mòn cục bộ, thay đổi cấu tạo thềm biển, ảnh hưởng đến dòng chảy
của nước. Đồng thời ngoài các hoạt động nạo vết luồng đảm bảo hàng hải
cảng cá Cửa Tùng còn có một số hoạt động khai thác cát ngay khu vực lân
cận cầu Tùng Luật. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm suy thoái
bãi biển Cửa Tùng.
1.3.3 Hoạt động du lịch, thương mại và dịch vụ
Bãi biển Cửa Tùng từng là một trong những bãi tắm đẹp, thu hút nhiều
du khách. Tuy nhiên hiện nay bãi tắm bị xói lở mạnh, chỉ còn một không gian
nhỏ. Cửa Tùng nằm ở vị trí phức tạp, chịu ảnh hưởng của các điều kiện địa lý
tự nhiên như: sóng biển, thủy triều, hải lưu, nước dâng và dòng bùn cát; dòng
ch
ảy sông và các tai biến lũ lụt; gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và bão, nền
địa chất phức tạp trên khối Bazan cùng với các chu kỳ biến đổi khí hậu toàn
cầu và các hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực.

Những năm gần đây, bãi tắm Cửa Tùng ngày càng bị thu hẹp về không gian
do sự xâm thực ngày càng tăng cả về quy mô lẫn cường độ, dẫn tới các tổn
thấ
t kinh tế, đặc biệt là du lịch. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Trị đặt việc phát triển du lịch như một mũi nhọn nhằm đưa tỉnh thoát
đói nghèo và việc khôi phục bãi biển Cửa Tùng để khai thác là một nhiệm vụ
cấp bách.



15
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ BÃI BIỂN CỬA TÙNG
2.1 Hiện trạng và quy luật diễn biến bãi biển Cửa Tùng
Trong những năm gần đây, bãi tắm Cửa Tùng ngày càng bị thu hẹp về
không gian do sự xâm thực ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ,
dẫn tới các tổn thất kinh tế, đặc biệt là du lịch.
Năm 2010 do ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài làm cho tuyến kè biể
n
chắn sóng, ngăn cát chạy dọc bãi biển Cửa Tùng bị sạt lở nghiêm trọng. Cụ
thể, đã có 150 m trên tổng chiều dài toàn tuyến là 1000 m bị triều cường và
sóng đánh vỡ hoàn toàn, uy hiếp nghiêm trọng bờ biển và gây nên tình trạng
xói lở mạnh lấn sâu vào trong đất liền.


Hình 2.1: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ biển Cửa Tùng
Hiện tượng xói lở diễn ra cường độ mạnh vào những ngày triều cường
và sóng lớn. Đặc biệt xói lở xảy ra chủ yếu vào mùa Đông khi trường gió và
sóng Đông Bắc chiếm ưu thế.
Theo người dân địa phương thì trong những năm gần đây xói lở ngày

càng gia tăng và nguyên nhân có thể là do việc xây dựng kè chắn cát phía
Nam làm cho lượng bùn cát giữa phía Bắ
c và phía Nam không được trao đổi
gây mất cân bùn cát; việc lạo vét bùn cát để xây dựng cảng cá Cửa Tùng và
khai thác cát phía cửa sông làm giảm lượng bùn cát từ sông đổ ra.

16
2.2 Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây xói lở bãi biển Cửa Tùng
2.2.1 Phân tích, đánh giá nguyên nhân xói lở bãi biển Cửa Tùng do các
yếu tố tự nhiên
Bờ biển khu vực Cửa Tùng, bao gồm cả hai phía Bắc và Nam của nó
được xác định trong phạm vi nghiên cứu này là khoảng 10 km (phía Bắc 5 km
và phía Nam 5 km). Đoạn bờ biển phía Bắc có hướng chung là Bắc – Nam
với các cung bờ lõm và mũi nhô (mũi Thừa Long, mũi Hàu, mũi Si và mũi Lò
Vôi) được phát triển trên đá bazan và vỏ phong hóa của nó. Đo
ạn bờ phía
Nam thẳng và kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, được cấu tạo bởi
cát hạt trung đến mịn.
Đã có một số công trình nghiên cứu địa mạo bờ biển vùng này. Tuy
nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây đều được thực hiện trên quy mô rộng
lớn, nên chưa nêu được chi tiết. Những nghiên cứu như vậy chỉ mang tính
chất điều tra cơ bản. Trong phần trình bày dưới đây, các
đặc điểm địa mạo cụ
thể của vùng nghiên cứu cũng như động lực phát triển của chúng trong thời
kỳ hiện đại cũng sẽ được làm sang tỏ hơn.
Địa mạo phần đất liền
Theo đặc điểm hình thái và thành phần vật chất cấu tạo nên địa hình ở
phần đất liền khu vực Cửa Tùng, có thể chia ra 2 đơn vị địa mạ
o sau:
- Bề mặt bóc rửa trôi – tích tụ hiện đại do tác động của dòng chảy tạm

thời được phát triển trên thành tạo phun trào bazan tuổi Đệ tứ (có tuổi tuyệt
đối khoảng 0,44 triệu năm trước), được phân bố ở phía Bắc Cửa Tùng trong
phạm vi của các xã Vĩnh Tân, Vĩnh Quang và Vĩnh Thạch thuộc huyện Vĩnh
Linh. Các thành tạo bazan này bị phong hóa cho ra lớp đất đỏ có chiều dày
lên tới trên 20 m. Bề mặt tươ
ng đối bằng phẳng và có cấu tạo dạng vòm thoải.
- Bề mặt tích tụ do sóng biển tuổi Holocen phân bố ở phía Nam Cửa
Tùng trên phạm vi xã Trung Giang, huyện Gio Linh và một số diện tích nhỏ
thuộc các xã Vĩnh Quang và Vĩnh Thạch huyện Vĩnh Linh. Bề mặt này được
cấu tạo bởi cát hạt mịn (chủ yếu ở phía Nam Cửa Tùng) đến thô (chủ yếu ở

17
phía Bắc Cửa Tùng). Bề mặt bằng phẳng, đây là sản phẩm tích tụ dưới tác
động của sóng biển vào thời kỳ mực nước biển cực đại thời gian Holocen
giữa. Sau khi thoát khỏi tác động của sóng, bị biến đổi mạnh do tác động của
gió tạo nên các cồn cát.
Đoạn vờ Bắc Cửa Tùng
Tại các mũi nhô ra phía bờ Bắc của Cửa Tùng được cấu tạo bở
i đá
bazan rắn chắc, hoạt động mài mòn do sóng đã để lại các bãi mài mòn có
chiều rộng đáng kể và tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng nhẹ về phía biển.
Phần trong của bãi bị phủ bởi một lớp cát mỏng. Rìa ngoài của nó vẫn đang
tiếp tục bị mài mòn dưới tác động của sóng.

Hình 2.2: Bề mặt mài mòn do sóng trên đá bazan ở mũi Hàu
Còn tại các cung bờ lõm, bờ và bãi biển cũng đang bị xói lở mạnh dưới
tác động của sóng. Địa điểm được khảo sát là các cung bờ lõm giữa mũi Thừa
Long – mũi Hàu và giữa mũi Hàu – mũi Si. Đoạn thẳng kéo dài từ mũi Thừa
Long đến mũi Hàu khoảng 1 km; đoạn thẳng từ mũi Hàu đến mũi Si dài
khoảng 2 km. Tuy nhiên,

độ cong của cả hai cung bờ lõm nói trên đều gần
như nhau và đều hướng về phía Đông. Địa hình trong các cung bờ này đều có
cấu tạo phân bậc, tuy nhiên ở cung bờ mũi Hàu – mũi Si nó được biểu hiện rõ
ràng hơn.

×