Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý chống thấm nền đập vật liệu địa phương khu vực tỉnh ninh thuận áp dụng cho đập chính hồ chứa nước lanh ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 127 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI






TRƯƠNG THANH TRÌNH




NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
CHỐNG THẤM NỀN ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA
PHƯƠNG KHU VỰC TỈNH NINH THUẬN – ÁP
DỤNG CHO ĐẬP CHÍNH HỒ CHỨA NƯỚC
LANH RA

  




LUẬN VĂN THẠC SĨ














Ninh Thuận, tháng 3 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI





TRƯƠNG THANH TRÌNH


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHỐNG
THẤM NỀN ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC
TỈNH NINH THUẬN – ÁP DỤNG CHO ĐẬP CHÍNH HỒ
CHỨA NƯỚC LANH RA

Chuyên ngành: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
Mã số: 60-58-40



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG TƯ





Ninh Thuận, Tháng 3 năm 2013

MỤC LỤC

 1
 3
 3
 3
 4
 4
 1
T
 5
1.1  7
1.2  7
1.2.1  7
1.2.2  13
1.3  14
1.4  15
1.4.1  15

1.4.2  15
1.5             
pháp  16
1.5.1  16
1.5.2 P 21
1.6  22
1.6.1.  23
1.6.2  23
2
N           
 25
2.1  25
2.1.1  25
2.1.2  26
2.1.3  27
2.1.4  28
2.1.5 pháp  30
2.1.6   31
2.1.7   32
2.1.7.1  34
2.1.7.2  (Compact grouting) 39
2.1.7.3  (Permeation grouting) 39
2.1.7.4 (Jet-grouting) 39
2.2 
 42
2.2.1  42
2.2.1.1  42
2.2.1.2  44
2.2.1.3   45
2.2.1.4  48

2.2.2  công Biêu 49
 49
 49
 50
2.2.2.4  54
2.2.3   54
 54
 54
 55
2.2.3.4  58
2.3 
 . 58
2.3.1  58
2.3.2 G  58
2.4   59

           
  60
3.1  60
3.1.1  60
 62
3.1.3             
 64
3.2 Lanh Ra 65
3.2.2  70
3.2.2.1  70
3.2.2.2  70

 71
3.2.3.1  71

3.2.3.2  71
 76
 77
 79
 81
 84
 98
 99
  99
 99
 100
 100
 101
 101
3.3. 103
 104
 104
án 105
 105
3.3.7.2  107
3.3.7.3  110
 113
  114
  115
 116
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Lượng bốc hơi gia tăng mặt thoáng (mm) 9
Bảng 1.2: Hướng gió chính tại một trạm trên lưu vực sông Cái 10
Bảng 1.3: Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm tại một số trạm (m/s) 10

Bảng1.4: Lượng mưa bình quân tại một số trạm(mm) 12
Bảng1.5: Lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm trong lưu vực (mm) 12
Bảng1.6: Kết quả quan trắc lượng mưa 1 ngày max tại các trạm 12
Bảng1.7: Lượng mưa 1 ngày max trên lưu vực ứng với các tần suất (mm) 12
Bảng 1.8: Đặc trưng sông suối tỉnh Ninh Thuận 13
Bảng 1.9: Các hồ chứa được xây dựng đến năm 2000 17
Bảng1.10: Các hồ chứa được xây dựng từ năm 2000-2011 18
Bảng 1.11: Các hồ chứa hoàn thành 2012 và đang xây dựng 18
Bảng 1.12: Các hồ chứa qui hoạch dự kiến xây dựng 19
Bảng1.13: Phương pháp xử lý nền của một số hồ đập ở tỉnh Ninh Thuận 21
Bảng 2.1 Một số công trình ứng dụng phương pháp khoan phụt truyền thống 37
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ lý như sau 46
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp phong hóa hoàn toàn tại tuyến đập chính 52
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp phong hóa nhẹ tại tuyến đập chính 53
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu cơ lý đất nền tuyến đập 56
Bảng 2.6: Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đá nền đập 57
Bảng 3.1: Kết quả ép nước thí nghiệm các hố khoan 65
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu cơ lý mỏ vật liệu A 68
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu cơ lý mỏ vật liệu D 69
Bảng 3.4: Phân loại mức độ thấm của khối đá (TCVN 4253-86) 70
Bảng 3.5: Kết quả tính toán chiều sâu và xác định cao trình đáy màng chống thấm73
Bảng 3.6: Tính toán xác định khoảng cách giữa các hố khoan 78
Bảng 3.7: Bảng xác định khoảng cách giữa 2 hàng khoan 79
Bảng 3.8: Các thiết bị khoan phụt của công trình 80
Bảng 3.9: Phân định các đá theo mức độ thấm nước (14 TCN 83-91) 89
Bảng 3.10: Sơ bộ chọn dung dịch N/X theo q 90
Bảng 3.11: Bảng xác định trị số Po và P 92
Bảng 3.12: Áp lực phụt của công trình hồ chứa nước Lanh Ra 93
Bảng 3.13: Lưu lượng vữa nhỏ nhất cho phép ngừng phụt 94
Bảng 3.14: Các cấp áp lực ép nước kiểm tra 97

Bảng 3.15: Kết quả ép nước kiểm tra của công trình 98
Bảng 3.16: Tài liệu địa chất nền và vật liệu đất đắp đập tính toán 104
Bảng 3.17: Kết quả tính toán thấm qua đập đất công trình 113
Bảng 3.18: Kết quả tính toán so sánh lưu lượng thấm qua đập đất 113


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 6
 20
 24
 26
Hình 2.2: Gii pháp chân khay kt hp vng thm.27
 28
Hình 2.4: Ging c kt hng nghiêng hong li chng thm 29
Hình 2.5: Ging hào bentonite chng thm 30
Hình 2.6: Quy trình công ngh thi công cc bn sâu 32
Hình 2.7: Mt s hình nh thi công cc bn sâu 32
Hình 2.8: Gii pháp khoan pht to màng chng thm np 33
Hình 2.9  khoan pht va chng thm 33
Hình 2.10  khoan pht va to màng chng thm 34
Hình 2.11 Nút pht kép trong công ngh khoan pht 36
Hình 2.12 : Hình nh khoan pht ti công trình h ch c Tân Giang,
Ninh Thun 38
Hình 2.13  công ngh Jet-ng chng thm 40
Hình 2.14: Phm vi ng dng hiu qu trong công ngh khoan pht 41
Hình 2.15: Hình nh chng th 41
Hình 2.16: V trí xây dng H chc Lanh Ra 43

 67

Hình 3.2: Mt ct dnh phm vi màng chng thm np, công trình h
chc Lanh Ra, tnh Ninh Thun 75
Hình 3.3  77
 79
 80
Hình 3.6 b trí h khoan pht thí nghim khu vc 1 82
 b trí h khoan pht thí nghim khu vc 2 82
 85
Hình 3.9  86
Hình 3.10  102
Hình 3.11  103
 106
 110
 112
1





Qua quá trình nỗ lực phấn đấu học tập và nghiên cứu của bản thân cùng với
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Trường ĐH Thủy lợi và các bạn bè đồng
nghiệp, luận văn thạc sỹ “ 

” đã được tác giả hoàn thành.
Để có được thành quả này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông tin
khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo Phòng Đào tạo Đại học & Sau đại học, Trường Đại học Thủy lợi đã
giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện Đào tạo và Khoa học
Ứng dụng Miền Trung - Trường Đại học Thủy lợi, gia đình, bạn bè đã động viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa học và
kinh nghiệm thực tế của bản thân tác giả còn ít nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành giúp tác giả
hoàn thiện hơn đề tài của luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

tháng 3 








2




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

g 3 


Kính gửi:

- Phòng Đào tạo Đại học & Sau Đại học
- Khoa Công trình

Tên học viên: 
Sinh ngày: 04/05/1983
Lớp cao học: 18C- ĐH2
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn là do tôi làm. Những kết
quả nghiên cứu không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin nào khác. Những số liệu
của các kết quả nghiên cứu đã có nếu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn
theo đúng quy định.










3





Ninh Thuận được cả nước biết đến như là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi. Phần lớn dân cư
sống chủ yếu vào nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Các công trình đầu mối cấp nước đã và đang được xây dựng chủ yếu là đập

vật liệu địa phương. Một số công trình chưa đưa ra giải pháp thiết kế và công nghệ
thi công hợp lý, thường gây ra lún sụt trong thời gian thi công công trình hoặc giai
đoạn tích nước đưa vào sử dựng. Nguyên nhân chủ yếu do dòng thấm phá hoại qua
các hạng mục công trình như: thấm qua nền và thân đập đất, thấm tiếp xúc giữa các
hạng mục xây đúc với nền hay thân đập đất
Trong những năm gần đây, quy trình công nghệ tiên tiến để xử lý chống
thấm cho nền đập hồ chứa bằng khoan phụt vữa xi măng áp lực cao tạo màng chống
thấm được ứng dụng và đánh giá rất cao trong việc xử lý chống thấm nền đập hồ
chứa có khả năng thấm nước khá lớn.
Để có một giải pháp thích hợp chống thấm cho nền đập với địa chất nền đá
phong hóa nứt nẻ cần tiến hành nghiên cứu lựa chọn phương pháp xử lý đảm bảo
yêu cầu chống thấm, chống xói nền công trình.
Luận văn này tiến hành nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý chống
thấm nền đập vật liệu địa phương khu vực tỉnh Ninh Thuận, áp dụng cho đập
chính hồ chứa nước Lanh Ra.

- Nghiên cứu giải pháp thiết kế thi công xử lý chống thấm nền đập vật liệu
địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Đề xuất giải pháp thi công xử lý chống thấm nền đập đất hồ chứa nước
Lanh Ra.
4




- Nghiên cứu giải pháp thiết kế thi công xử lý nền bằng phương pháp phụt vữa
xi măng áp lực cao.
- Phạm vi nghiên cứu: ứng dụng giải pháp xử lý nền bằng phương pháp phụt
vữa xi măng áp lực cao chống thấm nền đập đất hồ chứa nước Lanh Ra tỉnh Ninh
Thuận.


- Cách tiếp cận từ lý thuyết và khảo sát thực tiễn.
- Tổng kết kinh nghiệm xử lý chống thấm nền đập truyền thống và hiện đại.
Điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu các công trình đã được xử lý chống thấm, kết
quả đạt được và ý kiến của nhà khoa học.
- Tổng hợp nội dung yêu cầu xử lý nền đập trong các dự thảo của ngành.
- Nghiên cứu các giải pháp các công trình đã và đang xây dựng trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận và trong nước. Từ đó thông qua đánh giá và đề xuất giải pháp xử
lý chống thấm nền đập hồ chứa nước Lanh Ra.








5



 1
T

Tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Phan Rang và 6
huyện lỵ trực thuộc gồm: huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Sơn,
huyện Bác Ái, huyện Thuận Bắc, huyện Thuận Nam. Với địa hình: miền núi, đồng
bằng và vùng biển. Dân số toàn tỉnh 573 ngàn người, trong đó dân tộc thiểu số
chiếm khoảng 21%, chủ yếu dân tộc Chăm và Raglai.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.360,06km

2
. Nằm ở giao điểm 3 trục giao
thông chiến lược là quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 27 lên Tây nguyên;
thành phố Phan Rang-Tháp Chàm cách sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)
60km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km và cách thành phố Đà Lạt 110km. Là
cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm giữa kinh tế Đông Nam bộ với các tỉnh Tây
Nguyên và Nam Trung bộ.
6



Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận
7



1.1 
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh thổ nằm trong tọa độ
từ 11° 18’ 14'' - 12° 09’ 15'' vĩ Bắc và 108° 09’ 08'' - 109°14’ 25'' kinh Đông.
+ Phía Đông - Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà
+ Phía Tây - Nam giáp tỉnh Bình Thuận
+ Phía Tây - Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Ðông - Nam giáp biển đông.
Tổng chiều dài địa giới: 498 km
Phần chiều dài đất liền: 393 km
Trong đó:
+ Tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa: 89 km
+ Tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận: 41 km
+ Tiếp giáp với tỉnh Lâm Ðồng: 263 km
Phần chiều dài bờ biển: 105 km

- Ninh Thuận là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, cách TP. Hồ Chí Minh theo
hướng Đông-Bắc 350 km.
+ Tổng diện tích tự nhiên: 3.360,06 km2
+ Dân số toàn tỉnh: 573 ngàn người
Là một tỉnh nhỏ duyên hải Cực Nam Trung bộ, song thiên nhiên đã không
thật sự ưu đãi cho người dân Ninh Thuận: Khô hạn và nắng nóng được nhắc đến
như một ví dụ điển hình về khí hậu khắc nghiệt, và đây chính là sự bất lợi lớn nhất
của thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội
nói chung của tỉnh.
1.2 
1.2.1 K
Tỉnh Ninh Thuận có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng nắng nóng, gió
nhiều, bốc hơi mạnh. Nhiệt độ trung bình năm tại Phan Rang (hạ lưu lưu vực sông
Cái) là 27
o
C. Từ tháng IV-VIII là các tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm, với 28-
8



29
o
C. Tháng XII, tháng I là 2 tháng có nhiệt độ thấp nhất, dưới 25
o
C. Ở vùng núi
cao nhiệt độ có giảm đi so với đồng bằng nhưng không nhiều.
Trong năm, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng VII đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng VI năm
sau. Lượng mưa có xu hướng tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi cao. Lượng mưa
trung bình nhiều năm tại khu vực ven biển (mũi Dinh) khoảng 600 mm, Phan Rang-

Tháp Chàm là 712 mm, Tân Mỹ 1.071 mm, Sông Pha 1.659 mm,… Ở phần núi cao
(thượng nguồn sông Cái) lượng mưa năm có thể đạt trên 2.000 mm. Lượng mưa
năm phần lớn tập trung vào 3 tháng IX, X và XI. Hạ lưu lưu vực sông Cái được
xem là vùng khô hạn nhất cả nước.

Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm và hầu hết các vùng đồng bằng
ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình năm trên 26
o
C và
tổng nhiệt quanh năm trên 9.400
o
C.
Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu vực Phan Rang, Nha Hố với nhiệt độ trung
bình năm trên 27
o
C và tổng nhiệt trên 9.800
o
C.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối ở Nha Hố là 14
o
C (năm 1964) và ở Phan Rang
là 14,4
o
C (1931). Nhiệt độ cao nhất ở Nha Hố là 40,5
o
C (năm 1937) với chu kỳ 50
năm có thể quan sát được nhiệt độ cao nhất ở Phan Rang là 41,7
o
C và chu kỳ 100
năm là 42,6

o
C.
Dao động biên độ nhiệt ngày tại Ninh Thuận là khá lớn. Nhiệt độ ngày của
mùa đông lớn hơn mùa hạ, vùng xa biển lớn hơn vùng gần biển, chênh lệch giữa
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất về nhiệt độ trung bình tháng đều chưa đến 5
o
C,
dao động nhiệt độ trung bình năm không lớn, không có mùa đông lạnh trừ vùng núi
cao trên 1.000 m.

Tỉnh Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài.
Hơn nữa, mùa khô lại kéo dài 8-9 tháng, trời thường quang mây nên số giờ nắng
trung bình hàng năm trên lưu vực đạt từ 2.800-2.900 giờ. Tháng nắng nhiều nhất là
9



tháng III, trung bình một ngày có trên 10 giờ nắng. Tháng nắng ít nhất là tháng VII,
trung bình một ngày cũng có trên 8 giờ nắng.
Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận số giờ nắng trung bình năm
khoảng 3.285 giờ. Phân bố giờ nắng khá đều trong năm, tuy nhiên mùa mưa có ít
nắng hơn mùa khô và vùng thượng lưu có tổng số giờ nắng thấp hơn ít nhiều so với
hạ lưu.

Ninh Thuận có hai mùa tương đối rõ rệt là mùa ẩm trùng với mùa mưa và
mùa ít ẩm trùng với mùa khô. Trong mùa ẩm, độ ẩm trung bình tháng đều lớn hơn
trị số trung bình năm và ngược lại.
Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng II, còn những tháng có độ ẩm cao nhất là
tháng IX-XI. Chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và khô nhất là khá lớn, từ 12-16%.
Độ ẩm trung bình nhiều năm là 76%. Đây là vùng có độ ẩm thấp do mưa ít,

nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm cao nhất xuất hiện vào các tháng mùa mưa từ tháng
VIII-XI. Độ ẩm thấp nhất vào các tháng II- IV trong năm.

Do nắng nhiều và mưa ít nên Ninh Thuận có lượng bốc hơi vào loại lớn
nhất so với cả nước. Lượng bốc hơi cả năm trên ống Piche là 1.788 mm.
Bảng 1.1: Lượng bốc hơi gia tăng mặt thoáng (mm)
Tháng
Tổng
năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Vùng núi và trung du
96
92
99
85
76
78
88
93

59
50
61
79
957
2. Vùng đồng bằng
149
142
153
131
118
120
136
143
91
78
94
122
1.474

- Chế độ gió
Tỉnh Ninh Thuận chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính:
+ Gió mùa Đông - Bắc thổi từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
10



+ Gió mùa Tây - Nam thổi từ tháng V đến tháng X.
Tốc độ gió trung bình hàng năm vào khoảng 2,7 m/s.
Bảng 1.2: Hướng gió chính tại một trạm trên lưu vực sông Cái

Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Phan Rang
TB
TB
ĐN
ĐN
TB
TB
TB
TB
TB
TB
TB
TB
%
31
27

24
29
26
30
27
17
33
32
24
28
Nha Hố
ĐB
ĐB
TB
TB
ĐN
ĐN
N
T
ĐN
ĐB
ĐB
ĐB
%
28
27
21
25
21
18

15
16
15
10
16
26
Ghi chú: TB: Tây-Bắc ĐN: Đông-Nam T: Tây N: Nam
Giá trị lớn nhất của tốc độ gió thường xảy ra vào các tháng mùa hạ. Tại Nha
Hố, theo số liệu quan trắc từ năm 1977 đến nay, tốc độ gió lớn nhất quan sát được là
24,0 m/s (ngày 27/05/1979 và ngày 18/09/1979).
Bảng 1.3: Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm tại một số trạm (m/s)
Trạm
Tháng
TB
năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Phan Rang
2,7
2,8

2,9
3,
2
2,
8
2,
6
2,
8
3,
3
2,
6
1,
8
2,0
2,5
2,7

- Bão
Bão và áp thấp nhiệt đới là dạng thời tiết nguy hiểm khi phải chịu ảnh
hưởng. Tuy nhiên, trên địa bàn Ninh Thuận thường ít chịu ảnh hưởng. Bão, áp thấp
nhiệt đới thường xuất hiện vào các tháng X-XII, trung bình mỗi năm không quá 1
cơn bão đổ bộ trực tiếp vào lưu vực. Đáng chú ý trong 3 thập kỷ gần đây 1961-
1970, 1971-1980, 1981-1990 tần số xuất hiện của bão tăng lên rõ rệt như năm 1968
có 2 cơn bão, năm 1995 có 3 cơn bão.
11




Nhờ ảnh hưởng của dạng bờ biển và đặc điểm địa hình làm cho sức gió của
bão giảm hẳn khi đổ bộ vào lưu vực, không gây nhiều tác hại như các tỉnh phía Bắc.
Song bão thường đi kèm theo mưa lớn, thậm chí rất lớn, từ 200-300 mm/ngày, như
tại Sông Pha 338,5 mm ngày 02/10/1962, 227,5 mm ngày 10/12/1964, tại Phan
Rang 215,5 mm ngày 02/12/1986… Chính vì vậy, mưa bão thường gây ra lũ lớn
đến đặc biệt lớn như cơn bão ngày 17/12/1964 gây ra lũ lịch sử trên sông Cái Phan
Rang, nước cuốn trôi nhiều nhà cửa, làm ngập thị xã Phan Rang và làm thiệt hại lớn
đến mùa màng.
- Giông
Trên phạm vi tỉnh Ninh Thuận, hàng năm, vào mùa mưa thường xuất hiện
khoảng 85 cơn giông. Giông thường kéo theo gió xoáy lớn và mưa to (mưa giông
nhiệt), có khi gió xoáy với tốc độ lớn hoặc mưa đối lưu cường suất cao sinh ra lũ
quét làm thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu các vùng ven sông, suối.
f. M
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 13 trạm đo mưa hầu hết có số liệu ngắn,
thiếu và gián đoạn. Có 3 trạm đo mưa trên lưu vực sông có số liệu tương đối dài:
Trạm Nha Hố, Phan Rang, Tân Mỹ .
Do ảnh hưởng chế độ nhiệt đới gió mùa nên chế độ mưa trong năm chia làm
hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm
70÷80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 chiếm 20÷30% lượng
mưa cả năm.
Lượng mưa hàng năm thuộc loại nhỏ nhất trong cả nước (trung bình
794mm/năm). Đặc biệt vùng thượng nguồn sông Cái tiếp giáp với vùng mưa lớn ở
Khánh Hòa có thể đạt trên 2.200mm. Tuy lượng mưa nhỏ nhưng do ảnh hưởng của
dải hội tụ nhiệt đới nên có năm đã gây nên những trận mưa lũ lớn.
Do đặc điểm địa hình, lượng mưa phân bố không đều trong toàn tỉnh và có
xu hướng giảm dần từ vùng núi cao xuống đồng bằng ven biển.

12




Bảng1.4: Lượng mưa bình quân tại một số trạm(mm)
Trạm
Sông Pha
Tân Mỹ
Cà Ná
Phan Rang
Lượng mưa bq (mm)
1.659
1.071
852
730

Bảng1.5: Lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm trong lưu vực (mm)
Tháng
Tổng
năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

1. Trạm Tân Mỹ
1,3
1,8
17,7
25
97,9
104,8
97,5
105,6
228,4
201
139,2
51,1
1071
2. Trạm Phan Rang
1,1
1,8
10,5
10,1
53,9
56
42,5
60,3
155
140,1
132,9
65,3
703
Lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình hàng năm trên lưu vực nhìn chung
không lớn (khoảng 100mm). Nhưng lượng mưa 1 ngày lớn nhất hàng năm lại có sự

biến động khá lớn với hệ số biến động Cv= 0,4-0,5. Tại Phan Rang, lượng mưa 1
ngày max đạt 215,5mm (02/12/1986 và 17/11/1979), nhưng chỉ đạt 182mm vào
ngày 27/11/1960. Tại Tân Mỹ lượng mưa 1 ngày max đạt 184mm vào ngày
26/9/1990 nhưng chỉ đạt 43mm vào ngày 10/12/1964.
Bảng1.6: Kết quả quan trắc lượng mưa 1 ngày max tại các trạm
Trạm
Phan Rang
Nha Hố
Tân Mỹ
Nhị Hà
X ngày (mm)
215,5
323,0
184,0
147,0

Bảng1.7: Lượng mưa 1 ngày max trên lưu vực ứng với các tần suất (mm)
Trạm
Xbq
1ngmax
Lượng mưa ứng với các tấn suất
0,1%
0,5%
1%
2%
5%
10%
Phan Rang
94,9
363

292
262
231
191
160
Tân Mỹ
84,9
358
279
246
214
172
141

13



1.2.2 
Ninh Thuận có nhiều sông, suối, tổng diện tích lưu vực các sông chính là
3.600 km
2
, tổng chiều dài các sông suối là 430 km, bao gồm hai hệ thống sông
chính là:
- Hệ thống sông Cái ở phía Nam: lớn nhất tỉnh, bao gồm sông Cái và các
sông nhánh như: sông Trà Co, sông Sắt, sông Cho Mo, sông Dầu, sông Than, sông
Quao, sông Lu với tổng chiều dài là 246 km, tổng diện tích lưu vực là 1.929,5 km
2
.
- Phía Bắc tỉnh có các sông ngắn, bắt nguồn và kết thúc trong lãnh thổ tỉnh

như: sông Trâu, sông Bà Râu, sông Quán Thẻ
Bảng 1.8: Đặc trưng sông suối tỉnh Ninh Thuận
Sông suối
Thuộc địa phận
F
lv

(km
2
)
Trong đó
Chiều
dài
(km)
Ninh Thuận
Tỉnh khác

3.043
2.488
555
120
1.Tuyến hồ S.Cái
2. Sông Sắt
3. Sông Cho Mo
4. Sông Ông
5. Sông Than
6. Suối Ngang
7. Sông Quao
8. Sông Lu
9. Các suối nhỏ

N.Thuận+ K. Hoà
Bác Ái
Bác Ái
Ninh Sơn
N.Thuận+L.Đồng
Ninh Sơn + Bác Ái
Ninh Phước
N. Thuận+B.Thuận
Lưu vực sông Cái
773
409
86
215
488
59
154
504
348
450
409
86
195
336
59
154
464
348
336



20
152


47

50
34
20
28
36
14
40
34
70
II. Các sông 
692
681
17
114
14



Sông suối
Thuộc địa phận
F
lv

(km

2
)
Trong đó
Chiều
dài
(km)
Ninh Thuận
Tỉnh khác
1. Sông Trâu
2. Suối Bà Râu
3.Suối Kiền Kiền
4.Suối ĐôngNha
5.Suối NướcNgọt
7. Suối Núi Một
8. Suối Quán Thẻ
9. Suối Cạn
Thuận Bắc
Thuận Bắc
Thuận Bắc
Thuận Bắc+ N. Hải
Ninh Hải
Ninh Phước
Ninh Phước
Bác Ái + Cam Ranh
148
214
22
54
33
55

116
50
148
214
22
54
33
55
116
33

25
15
8
15
7
9
15
20
17
Ảnh hưởng của thủy triều vịnh Phan Rang không lớn.
Nhìn chung, hệ thống sông suối có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn. Nguồn
nước phân bố không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía Nam và vùng trung tâm của tỉnh, khu vực phía Bắc và vùng ven biển thiếu
nước nghiêm trọng. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước, lại bị
nhiễm mặn, nhiễm phèn, nên việc khai thác gặp nhiều khó khăn.
1.3 
Ninh Thuận là vùng đất chuyển tiếp giữa vùng duyên hải ven biển Trung
Trung bộ với các tỉnh Nam Trung bộ, có thế tựa vào cao nguyên Lâm viên hùng vĩ
ở phía Tây và hướng mặt nhìn ra biển Đông rộng lớn. Hơn nửa diện tích Ninh

Thuận nằm trên vùng địa hình đồi núi dốc và bị sông Cái Phan Rang phân ra hai
phần khá tương xứng, với ba bề là núi cao, chỉ có một quãng hở không lớn ở phía
Đông Nam là vùng cửa sông Cái đổ ra biển. Tổng quát, cả tỉnh Ninh Thuận có hình
dạng như một cái chảo lớn, do vành chảo chắn phần lớn các hướng gió gây mưa
chính nên tỉnh có nắng thật nhiều và mưa cũng thật ít.
Nhìn chung, Ninh Thuận có địa hình biến đổi rất đa dạng và phức tạp, vừa có
vùng rừng núi cao, vùng trung du gò đồi và vùng đồng bằng ven biển khá trù phú.
15



Địa hình miền núi sườn dốc cao và trung bình chiếm 60% tổng diện tích tự
nhiên, có cao độ mặt đất tự nhiên từ 800-1.000 m. Trong vùng này có đỉnh cao nhất
là Hòn Chon (xã Phước Bình) 1.978 m, phía Tây-Nam có đỉnh núi Cà Ná (Ninh
Phước) cao đến 1.528 m, phía Đông-Bắc là núi Chúa có cao độ 1.040 m.
Địa hình trung du có diện tích chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên.
Đây là vùng đồi gò xen lẫn một ít diện tích bằng phẳng, cao độ mặt đất tự nhiên từ
30-200 m.
Đồng bằng châu thổ ven biển cũng chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự
nhiên, được phân bố chủ yếu ở hạ lưu của dòng chính sông Cái Phan Rang, sông
Quao và sông Lu. Đây là vùng đất khá màu mỡ, tương đối bằng phẳng, ruộng đất
tập trung, cao độ biến đổi từ 2-20 m.
Do đại bộ phận diện tích của Ninh Thuận có địa hình dốc nên khi có mưa lớn
nước tập trung nhanh, dễ sinh ra lũ lớn cho hạ lưu. Vùng trung du và vùng đồng
bằng có độ dốc bé hơn nhưng cũng bị chia cắt mạnh bởi sông suối và gò đồi nên
công trình chuyển nước tưới trong từng vùng và liên vùng rất khó khăn và tốn kém.
1.4 
1.4.1  
Địa chất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận biến đổi rất phức tạp theo cao độ địa
hình như sau:

- Vùng cát nằm dọc theo bờ biển, phía trên là lớp cát dày hàng chục mét,
phía dưới là lớp san hô, vỏ nghêu sò, tiếp đó là lớp san hô cứng chắc.
- Vùng đồng bằng Phan Rang phía trên là lớp đất bồi tích trẻ và cổ dày trên
1m, kế đến là lớp cát dày từ 10-12 m, sau đó là lớp đá gốc.
- Vùng bán sơn địa phía trên là lớp đất xám, phía dưới là lớp sỏi sạn và sau
đó là lớp đá gốc. Càng vào sát chân núi tầng đất càng mỏng dần, nhiều nới đá gốc
lộ lên cả bề mặt trên cả một vùng rộng lớn.
1.4.2 
Kết quả khảo sát thăm dò một số hố đào tại các công trình dự kiến chỉ ra
rằng tại hầu hết các vị trí dự kiến xây dựng công trình đều có nền móng là đá gốc,

×