Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

các định chế tài chính trung gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 11 trang )

1
Tài chính tiền tệ 1
Chương 4: Các định chế tài chính trung
gian
Trung gian tài chính là gì?
Trung gian tài chính là các tổ chức nắm giữ các quỹ tiền tệ được tạo
lập chủ yếu thông qua huy động của những tác nhân thừa vốn và sử
dụng chúng để cung ứng cho các tác nhân thiếu vốn trong nền kinh
tế.
5 janvier 2012 1
Tài chính tiền tệ 2
1. Chức năng kinh tế của trung gian tài chính trong hệ
thống tài chính
1.1.Trung gian tài chính tiết kiệm chi phí thông tin và
chi phí giao dịch
Chi phí thông tin: chi phí liên quan đến việc thu thập, xử
lý những thông tin liên quan đến đối tác nói riêng và
đến giao dịch nói chung.
Chi phí giao dịch: các chi phí pháp lý, chi phí hoa hồng
cho người môi giới, chi phí thương lượng nhằm hiện
thực hóa một giao dịch
( Một người có vốn tạm thời nhàn rỗi muốn đầu tư. Họ cần
có những thông tin gì? Làm thế nào để tìm kiếm thông
tin đó?)
Tài chính tiền tệ 3
Các TGTC tiết kiệm được chi phí thông tin và chi phí giao
dịch do những yếu tố sau:
• Quy mô lớn
• Tính chuyên nghiệp trong hoạt động
• Cung cấp các dịch vụ liên quan một cách đa dạng
1.2 Trung gian tài chính là một giải pháp quan trọng


cho tình trạng thông tin bất đối xứng
• Thông tin bất đối xứng (asymmetric information) là tình
trạng mà trong một giao dịch, các bên tham gia có thông
tin không ngang bằng nhau về điều mà cả hai cùng muốn
biết. ( Ví dụ?)
5 janvier 2012 3
Tài chính tiền tệ 4
Tình trạng thông tin bất đối xứng sẽ gây ra 2 hậu quả:
- Lựa chọn đối nghịch (adverse selection): là hậu quả
của thông tin bất đối xứng diễn ra trước khi tiến hành
giao dịch.
Đó là tình trạng mà bên thiếu thông tin thay vì lựa chọn
một đối tác tốt hơn (cho lợi ích của mình) đã lựa chọn
một đối tác xấu hơn để giao dịch. Lựa chọn đối nghịch
còn có một hậu quả khác là bên thiếu thông tin có thể
quyết định từ chối tất cả các đối tác nào chưa có đủ
thông tin ở mức độ đủ để quyết định.
Hậu quả: quy mô giao dịch của thị trường sẽ giảm sút,
gây thiệt hại cả cho bên bán lẫn bên mua.
5 janvier 2012 4
2
Tài chính tiền tệ 5
- Rủi ro đạo đức (moral hazard): là hậu quả của
thông tin bất đối xứng diễn ra sau khi giao dịch tài
chính đã diễn ra.
Đó là tình trạng mà bên thiếu thông tin do không
kiểm soát được hành vi của đối tác nên đã bị đối tác
thực hiện những hành vi không tốt theo quan điểm
của mình. Rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính
còn có thể dẫn đến một hậu quả khác là hạn chế quy

mô thị trường do bên thiếu thông tin lo ngại rủi ro
đạo đức.
5 janvier 2012 5
Tài chính tiền tệ 6
TGTC là một giải pháp quan trọng, giúp tăng cường
hiệu quả và sự ổn định của thị trường tài chính
Đối với vấn đề lựa chọn đối nghịch:
• Sự chuyên nghiệp trong thu thập và phân tích thông
tin giúp các TGTC lựa chọn được những cơ hội đầu
tư tốt hơn so với những người tiết kiệm nhỏ, riêng
lẻ.
• TGTC nắm giữ một tỷ lệ lớn các món cho vay riêng
lẻ không mua bán được trên thị trường nên các
thông tin mà các TGTC sản xuất được là các thông
tin độc quyền sử dụng, giá của món cho vay này (tức
lãi suất) không bị dao động nên tránh được vấn đề
“người đi xe không tốn tiền” (free rider problem).
5 janvier 2012 6
Tài chính tiền tệ 7
Đối với vấn đề rủi ro đạo đức:
• Nhờ kinh nghiệm tích lũy và sự chuyên môn hóa để
thực hiện việc theo dõi, giám sát những khoản vay đã
được tạo ra hay các khoản đầu tư đã được thực hiện,
các TGTC đã có thể giảm thiểu rủi ro đạo đức
• Các điều khoản hạn chế là một giải pháp nhằm hạn chế
rủi ro đạo đức đối với các hợp đồng nợ. Các TGTC có
điều kiện để thực hiện tốt giải pháp điều khoản hạn chế
do :
 Tính chuyên nghiệp giúp các TGTC soạn thảo các hợp đồng tín
dụng với các điều khoản hạn chế hoàn hảo hơn với chi phí thấp.

 TGTC sẽ tăng cường giám sát và cưỡng chế đối với người vay
nhằm thực hiện các điều khoản hạn chế trong hợp đồng nợ
 TGTC giúp giảm thiểu hậu quả của vấn đề “người đại lý -
người uỷ thác”.
5 janvier 2012 7
Tài chính tiền tệ 8
1.3 Chức năng biến đổi tài sản (asset transformation function)
TGTC trong vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người đi
vay cuối cùng đã thực hiện một chức năng quan trọng là chức
năng biến đổi tài sản về mức rủi ro, về khối lượng và thời hạn.
• Về mức rủi ro : TGTC đã nắm giữ các công cụ tài chính sơ cấp
của các Công ty sản xuất - kinh doanh phát hành với mức rủi ro
cao để phát hành các công cụ tài chính thứ cấp với mức rủi ro
thấp hơn và độ thanh khoản cao hơn cho người tiết kiệm.
• Về khối lượng: TGTC đã biến đổi các khoản vốn phân tán, nhỏ
lẻ từ những người tiết kiệm thành những quỹ tiền tệ có quy mô
lớn đủ để tài trợ cho các nhu cầu đầu tư đa dạng.
• Về thời hạn: TGTCh có khả năng biến đổi để tạo sự phù hợp về
kỳ hạn của các khoản vốn tiết kiệm với những nhu cầu của
người cho vay cuối cùng.
5 janvier 2012 8
3
Tài chính tiền tệ 9
2. Các loại hình định chế tài chính trung gian
* Đặc điểm
- Huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức và cá
nhân dưới nhiều hình thức bao gồm không kỳ hạn, kỳ
hạn ngắn và trung, dài hạn
- Sử dụng vốn chủ yếu dưới hình thức cho vay.
2.1 Các tổ chức nhận tiền gửi

2.1.1 Các NHTM
- Huy động vốn thông qua các khoản tiền gởi của công
chúng (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm)
- Sử dụng nguồn vốn này để cho vay
- Cung cấp các dịch vụ tài chính
5 janvier 2012 9
Tài chính tiền tệ 10
2.1.2 Các liên hiệp tín dụng (Credit Unions)
- Các tổ chức tín dụng có qui mô nhỏ, có tính chất hợp tác
- Thành lập với mục đích tự giúp đỡ lẫn nhau giữa các
thành viên của hiệp hội hơn là nhằm mục đích lợi
nhuận.
- Được tổ chức từ một nhóm xã hội có những mối quan
hệ chung
- Tiền gửi tiết kiệm của các thành viên tạo thành nguồn
vốn của hiệp hội. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để
cho vay chính các thành viên của hiệp hội
5 janvier 2012 10
Tài chính tiền tệ 11
2.1.3. Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm (S&L -
Savings & Loans Associations)
- Tương tự như hiệp hội tín dụng, hiệp hội cho vay và tiết
kiệm chủ yếu cung cấp các khoản vay cho các hộ gia
đình.
- Khi mới ra đời, các hiệp hội này chỉ được phép huy
động tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân và hộ gia đình
và chủ yếu cho vay thế chấp dài hạn nhằm tài trợ cho
việc mua nhà ở của dân cư (điểm khác biệt so với các
NHTM).

- Về sau, các hiệp hội này được phép huy động các loại
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh
toán. Hoạt động cho vay cũng được mở rộng thêm bao
gồm cả cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng.
Tài chính tiền tệ 12
4
Tài chính tiền tệ 13
2.1.4 Các ngân hàng tiết kiệm tương hổ (Mutual
saving Banks/ Saving banks)
- Các NH tiết kiệm được cấu trúc như các tổ chức tương
trợ, những người gửi tiền cũng chính là những người sở
hữu NH.
- Tương tự như hiệp hội cho vay và tiết kiệm, NH tiết
kiệm tập trung chủ yếu vào cho vay thế chấp để mua
nhà ở. Tuy nhiên, danh mục đầu tư của NH tiết kiệm
đa dạng hơn (đầu tư vào các loại chứng khoán, cho vay
tiêu dùng, cho vay thế chấp để đầu tư vào bất động
sản )
5 janvier 2012
Tài chính tiền tệ 14
2.2 Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
* Đặc điểm
- Huy động vốn dưới hình thức các khoản thu (phí) theo định kỳ
- Chi trả cho những người đóng phí khi có sự kiện thuộc phạm vi quy
định trong hợp đồng
- Có thể sử dụng số vốn tập trung được để đầu tư dưới các dạng khác
nhau.
2.2.1 Công ty bảo hiểm
Bảo hiểm là phương pháp tạo lập các quỹ dự trữ tài chính dựa trên
nguyên tắc cơ bản là “phân tán rủi ro” nhằm mục đích chủ yếu là hạn

chế những tác động bất lợi của tổn thất do những rủi ro có thể xảy ra.
Vai trò :
- Phân tán rủi ro, hạn chế tác động bất lợi của rủi ro, duy trì hoạt động
bình thường của các chủ thể gặp rủi ro, bảo đảm an toàn cho các hoạt
động kinh tế
- Tập trung các nguồn lực tài chính phân tán, thực hiện các hoạt động đầu
tư, từ đó nâng cao hiệu quả của các nguồn tài chính quốc gia.
14
Tài chính tiền tệ 15
* Công ty bảo hiểm nhân
thọ
Hoạt động của các công ty
này nhằm cung cấp sự bảo
vệ tài chính cho bản thân
người đóng phí hoặc cho
thân nhân trước những rủi
ro về sinh mạng.
 Nguồn vốn:
 Đầu tư :
15
Tài chính tiền tệ 16
* Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn
Các công ty này cung cấp các hợp đồng bảo hiểm về thân
thể, tài sản và trách nhiệm dân sự.
 Nguồn vốn: chủ yếu từ phí và thu nhập đầu tư.
 Đầu tư: ưu tiên vào những đầu tư ngắn hạn và an toàn
do khó dự đoán chính xác mức và thời điểm bồi
thường:
• Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc
• Trái phiếu chính quyền địa phương,

• Trái phiếu của các công ty có độ an toàn cao.
16
5
Tài chính tiền tệ 17
2.2.2 Các Quỹ trợ cấp, hưu trí
Các Quỹ này có mục đích bảo vệ những người lao động trước
những rủi ro về mất thu nhập thường xuyên từ lao động do về
hưu hoặc do những rủi ro khác dựa trên những nguyên tắc
chung của bảo hiểm.
Sự khác nhau của từng loại Quỹ/chương trình trợ cấp phụ thuộc:
 Các điều khoản hạn chế
 Phương thức đóng góp và chi trả trợ cấp
 Các chương trình “đóng góp xác định”: mức trợ cấp tương lai
được xác định bằng các khoản đóng góp trước đó cộng thu nhập
đầu tư.
 Các chương trình “trợ cấp xác định”: mức trợ cấp tương lai
được xác định trước, không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào
kết quả đóng góp và thu nhập đầu tư trước đó. Có 2 trường hợp:
17
Tài chính tiền tệ 18
 Các chương trình được cấp vốn đủ (fully funded): số tiền đóng góp
cộng với thu nhập đầu tư tính đến thời điểm trả trợ cấp là đủ để chi
trả trợ cấp.
 Các chương trình được cấp vốn thiếu (underfunded) : số tiền trả trợ
cấp lớn hơn mức đóng góp cộng thu nhập đầu tư.
 Quỹ trợ cấp tư: Các Quỹ này được quản lý bởi Ngân hàng hoặc một
Công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc một người quản lý chuyên nghiệp.
- Nguồn vốn được hình thành từ các khoản đóng góp định kỳ theo
một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của những người đang làm việc
và đóng góp của người sử dụng lao động (khoản đóng góp này được

khấu trừ thuế).
- Quỹ sẽ chi trợ cấp cho những người tham gia đóng phí khi về hưu
theo một trong 2 hình thức: chi trả một lần hoặc thường xuyên theo
kỳ.
- Đầu tư dài hạn : cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu kho bạc
hoặc cho vay cầm cố bất động sản; tiền gửi ngân hàng

18
Tài chính tiền tệ 19
Giải pháp điều hành của chính phủ :
• Yêu cầu tối thiểu về cung cấp thông tin và giám sát
• Đề ra các điều kiện phải có để thiết lập Quỹ
• Thành lập các Công ty bảo đảm trợ cấp.
 Quỹ trợ cấp công cộng:
- Quỹ trợ cấp công cộng phổ biến là Bảo hiểm xã hội. Đây là Quỹ do
Nhà nước thiết lập và quản lý.
- Đối tượng tham gia là những người lao động ở mọi loại cơ sở tư và
cơ sở công.
- Nguồn thu và đầu tư của Quỹ cũng tương tự như các Quỹ trợ cấp
tư.
- Các khoản chi trợ cấp của Quỹ: thu nhập hưu trí; thanh toán chi phí
y tế; trợ cấp tàn tật cho người tham gia.
- Các khoản trợ cấp thường gắn với mức đóng góp ở thời điểm trả
trợ cấp mà không gắn với mức đóng góp ở các thời kỳ quá khứ
Tình trạng cấp vốn thiếu rất dễ xảy ra.
5 janvier 2012 19
Tài chính tiền tệ 20
Giải pháp:
• Tăng số việc làm trong nền kinh tế
• Tăng tỷ lệ đóng góp của người lao động đang làm việc

và người sử dụng lao động
• Ngân sách nhà nước phải cấp bù số thiếu hụt.
2.3. Các định chế đầu tư
Nguồn vốn: huy động vốn trung dài hạn thông qua phát
hành các chứng từ có giá.
Sử dụng vốn: đầu tư vào những lĩnh vực chuyên môn
hoá trên cơ sở lợi thế cạnh tranh nhằm tránh áp lực
cạnh tranh với ngân hàng.
5 janvier 2012 20
6
Tài chính tiền tệ 21
2.3.1 Công ty tài chính
• Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, phát hành chứng
khoán vốn và nợ, vay ngân hàng.
• Nguồn vốn huy động được dùng để thực hiện các nghiệp vụ cấp tín
dụng có tính chuyên biệt tuỳ theo từng loại công ty.
• Ít chịu những hạn chế từ sự điều tiết của chính phủ hơn so với ngân
hàng.
Phân loại :
 Căn cứ vào phương diện tổ chức:
- Công ty tài chính phụ thuộc: là công ty do các tập đoàn, hoặc công
ty lớn lập ra với 2 chức năng chủ yếu: đáp ứng các nhu cầu tài trợ
cho công ty mẹ và kinh doanh tiền tệ.
- Công ty tài chính độc lập: thường tổ chức dưới dạng Công ty cổ
phần và là một pháp nhân độc lập, chỉ thực hiện chức năng kinh
doanh tiền tệ.
5 janvier 2012 21
Tài chính tiền tệ 22
 Căn cứ vào nội dung hoạt động:
- Công ty tài chính tiêu dùng: thực hiện các món cho vay tiêu dùng để

mua sắm hàng hoá tiêu dùng hoặc trả nợ.
Hình thức cấp tín dụng : cho vay trả góp và cho vay qua thẻ tín dụng.
- Công ty tài chính bán hàng: Công ty này cũng cho vay tiêu dùng
nhưng với mục đích hổ trợ tiêu thụ cho những người bán lẻ hoặc
những nhà sản xuất riêng biệt, thường là Công ty mẹ của chúng.
Hình thức cấp tín dụng : vay gián tiếp thông qua mua lại các hợp đồng
trả góp giữa người tiêu dùng và người bán hàng
- Công ty tài chính thương mại: cho vay trên cơ sở các khoản phải thu
trong thương mại của các doanh nghiệp dưới 2 hình thức:
+ Mua lại/chiết khấu các khoản phải thu (nghiệp vụ factoring - bao
thanh toán)
+ Cho vay trên cơ sở thế chấp các khoản phải thu.
+ Ngoài ra, các công ty tài chính thương mại còn thực hiện cấp tín
dụng dưới hình thức cho thuê thiết bị (Công ty cho thuê tài chính)
22
Tài chính tiền tệ 23
2.3.2 Quỹ đầu tư (Quỹ tương trợ)
* Đặc điểm:
- Huy động vốn dưới hình thức các cổ phần (chứng chỉ
quỹ đầu tư) và dùng chúng để đầu tư chứng khoán
- Danh mục đầu tư của quỹ thường khá đa dạng, bao
gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau và với một số
lượng đầu tư tương đối lớn.
- Quỹ đầu tư giúp biến đổi các khoản đầu tư nhỏ thành
các khoản đầu tư lớn, giúp các nhà đầu tư nhỏ tiết kiệm
chi phí, đa dạng hoá danh mục đầu tư và tận dụng được
việc điều hành chuyên nghiệp.
5 janvier 2012 23
Tài chính tiền tệ 24
* Phân loại:

 Theo cách thức tổ chức thanh khoản cho các chứng chỉ quỹ
- Quỹ kết thúc mở/ Quỹ mở (open-end funds)
Số lượng cổ phiếu do quỹ phát hành thay đổi tùy theo nhu
cầu của công chúng. Quỹ sẽ phát hành thêm cổ phiếu hoặc
mua lại cổ phần của công chúng bất kỳ lúc nào với mức giá
được gắn với giá trị tài sản có của quỹ.
- Quỹ kết thúc đóng/Quỹ đóng (closed-end investment funds)
Các nhà đầu tư chỉ có thể mua hay bán các cổ phiếu của
quỹ trên thị trường thứ cấp, tương tự như mua hay bán các
loại cổ phiếu của các công ty khác. Quỹ không phát hành
thêm hay mua lại cổ phiếu của nó khi công chúng có yêu
cầu
5 janvier 2012 24
7
Tài chính tiền tệ 25
 Căn cứ vào quy mô cổ đông
- Quỹ đầu tư cá nhân: số lượng người góp vốn ít thường thuê công ty
quản lý quỹ điều hành
- Quỹ đầu tư tập thể: số lượng cổ đông nhiều, chứng chỉ quỹ được
mua bán trên thị trường chứng khoán. Những quỹ này thường chịu
sự điều hành giám sát chặt chẽ hơn của Nhà nước nhằm bảo vệ lợi
ích của đông đảo nhà đầu tư.
 Căn cứ vào cách thức tổ chức hoạt động điều hành
- Mô hình công ty: Quỹ đầu tư được tổ chức như một Công ty cổ
phần có tư cách pháp nhân đầy đủ. Công ty này thuê người điều
hành là các Công ty quản lý quỹ.
- Mô hình tín thác: Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. Chức
năng của nó là tập trung một lượng vốn từ các cổ đông của Quỹ; sau
đó uỷ nhiệm việc đầu tư cho Công ty quản lý Quỹ và việc giám sát,
bảo quản, thanh toán cho một ngân hàng.

5 janvier 2012 25
Tài chính tiền tệ 26
 Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa trong lĩnh vực đầu tư
- Các Quỹ đầu tư dài hạn, bao gồm:
+ Quỹ cổ phiếu thường
+ Quỹ trái phiếu
+ Quỹ hổn hợp (đầu tư vào cả trái phiếu và cổ phiếu)
- Quỹ ngắn hạn, hay còn gọi là Quỹ tương trợ thị trường tiền
tệ với danh mục đầu tư là các chứng khoán ngắn hạn trên
thị trường tiền tệ
• Ngoài ra, quá trình chuyên môn hoá còn diễn ra theo
ngành.
5 janvier 2012 26
Tài chính tiền tệ 27
3. Các trung gian tài chính ở Việt Nam
3.1. Các ngân hàng
• Theo Luật tổ chức tín dụng hiện hành (2010), Tổ chức tín dụng
là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng
nhân dân. Ngân hàng là một tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ các hoạt động ngân hàng.
• Về phương diện pháp lý, hệ thống các ngân hàng trung gian của
Việt Nam bao gồm:
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng đầu tư
- Ngân hàng phát triển
- Ngân hàng chính sách
- Ngân hàng hợp tác xã (QTDND)
5 janvier 2012 27

Tài chính tiền tệ 28
• Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận
3.2. Các trung gian tài chính phi ngân hàng
3.2.1. Công ty tài chính
• Theo các quy chế pháp lý hiện hành của Việt Nam, Công ty tài
chính là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng chịu sự
điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng.
• Theo đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng
theo quy định của Luật tổ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận
tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài
khoản của khách hàng.
28
8
Tài chính tiền tệ 29
* Đặc điểm:
- Tính chất sở hữu: Các công ty tài chính ở Việt Nam chủ yếu là
Công ty quốc doanh hoặc cổ phần, phần lớn do các Tổng công
ty nhà nước / Tập đoàn kinh tế thành lập như một công ty con.
- Huy động vốn: Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty tài chính
có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá
hoặc vay của các tổ chức tín dụng khác.
- Sử dụng vốn: Ngoài việc cấp tín dụng sản xuất và tiêu dùng,
Công ty tài chính còn sử dụng vốn để:
+ Góp vốn liên doanh, mua cổ phần của các Doanh nghiệp
+ Kinh doanh vàng bạc, đá quý
+ Cho vay thuê mua.


29
Tài chính tiền tệ 30
3.2.2. Công ty cho thuê tài chính
- Theo Luật tổ chức tín dụng hiện hành, Công ty cho
thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt
động chính là cho thuê tài chính.
- Hiện nay, các Công ty cho thuê tài chính đều do các
Ngân hàng thương mại thành lập.
- Hoạt động: chủ yếu cung cấp tín dụng trung, dài hạn
trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản không huỷ ngang
với khách hàng thuê.
- Huy động vốn: ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty
cho thuê tài chính có thể huy động vốn có kỳ hạn, chủ
yếu là trung, dài hạn.
30
Tài chính tiền tệ 31
* Luật tổ chức tín dụng hiện hành còn đề cập đến hai loại tổ chức
tín dụng khác: Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín dụng nhân
dân
- Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu
thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp
siêu nhỏ.
- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp
nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình
thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo
quy định của Luật Tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm
mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh
doanh và đời sống.
31

Tài chính tiền tệ 32
3.2.3. Doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm là một trung gian tài chính nhưng
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng
mà chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật số
24/2000/QH 10 ngày 09/12/2000).
Hiện nay, các hoạt động bảo hiểm của các Doanh nghiệp bảo
hiểm (thường được gọi là bảo hiểm kinh doanh) bao gồm:
• Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
• Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
• Giám định tổn thất;
• Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu
người thứ ba bồi hoàn;
• Quản lý quỹ và đầu tư vốn…
32
9
Tài chính tiền tệ 33
Theo quy định hiện hành, Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp
luật;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm;
- Bảo hiểm cháy, nổ.
Đối với loại bảo hiểm bắt buộc, Luật quy định về điều kiện bảo
hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá
nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực
hiện.
• Ngoài ra, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng cho phép thành lập các Tổ

chức bảo hiểm tương hỗ. Đây là tổ chức có tư cách pháp nhân được
thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là
chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
33
Tài chính tiền tệ 34
3.2.4. Bảo hiểm xã hội
Theo định nghĩa của Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số
71/2006/QH 11 ngày 29/06/2006), Bảo hiểm xã hội là
sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên
cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
34
Tài chính tiền tệ 35
* Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nguồn hình thành Quỹ :
• Đóng góp của người sử dụng lao động.
• Đóng góp của người lao động.
• Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
• Hỗ trợ của Nhà nước.
• Các nguồn thu hợp pháp khác.
Sử dụng Quỹ:
• Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định
• Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
• Chi phí quản lý.
• Chi khen thưởng.
• Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

35
Tài chính tiền tệ 36
* Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nguồn hình thành Quỹ :
• Người lao động đóng theo quy định.
• Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
• Hỗ trợ của Nhà nước.
• Các nguồn thu hợp pháp khác.
Sử dụng Quỹ:
• Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy
định.
• Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện đang hưởng lương hưu.
• Chi phí quản lý.
• Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
36
10
Tài chính tiền tệ 37
* Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Nguồn hình thành quỹ :
• Đóng góp của người lao động.
• Đóng góp của người sử dụng lao động.
• Hỗ trợ của Nhà nước.
• Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
• Các nguồn thu hợp pháp khác.
Sử dụng quỹ:
• Trả trợ cấp thất nghiệp.
• Hỗ trợ học nghề.
• Hỗ trợ tìm việc làm.
• Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

• Chi phí quản lý.
• Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
37
Tài chính tiền tệ 38
Về phương diện đầu tư tài chính, đầu tư của Quỹ bảo
hiểm xã hội (bao gồm tất cả các Quỹ thành phần) được
thực hiện dưới các hình thức:
• Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của
ngân hàng thương mại của Nhà nước.
• Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
• Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.
• Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ
tướng Chính phủ quyết định.
5 janvier 2012 38
Tài chính tiền tệ 39
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội bao gồm cả hệ thống bảo
hiểm y tế. (Quyết định số 20/2002/ QĐ – TTg của Thủ
tướng chính phủ ngày 24/01/2002).
• Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ
chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người
sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá
nhân, để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy
định cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau.
• Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán chi phí
khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người tham
gia bảo hiểm y tế theo phạm vi quyền lợi mà người
tham gia bảo hiểm y tế được hưởng và các khoản chi
phí khác theo quy định.
39
Tài chính tiền tệ 40

3.2.4. Quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn
góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận
từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài
sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà
đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối
với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
• Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm các loại sau:
40
11
Tài chính tiền tệ 41
Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm:
- Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào
bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Quỹ đại chúng được phân
thành 2 loại theo cách thức tổ chức thanh khoản cho các
chứng chỉ Quỹ:
+ Quỹ mở: là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán
ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu
tư.
+ Quỹ đóng: là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán
ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu
tư.
- Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên
tham gia góp vốn không vượt quá ba mươi thành viên và chỉ
bao gồm thành viên là pháp nhân.
41
Tài chính tiền tệ 42
Các Quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định pháp lý
của Việt Nam được tổ chức theo mô hình tín thác tức
phải uỷ thác quản lý cho Công ty quản lý Quỹ và chịu

sự giám sát của Ngân hàng giám sát và Quỹ không có
tư cách pháp nhân.
- Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ
kinh doanh sau đây:
• Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
• Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
• Huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có
mục tiêu đầu tư vào Việt Nam.
42
Tài chính tiền tệ 43
3.2.5. Công ty đầu tư chứng khoán
• Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình
thức công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh
nghiệp để đầu tư chứng khoán.
• Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành
lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. Giấy
phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
• Công ty đầu tư chứng khoán về thực chất là một Quỹ
đầu tư được tổ chức theo mô hình công ty. Công ty đầu
tư chứng khoán thực hiện việc quản lý công ty như một
công ty cổ phần nhưng có sự giám sát của Ngân hàng
giám sát.
43
Tài chính tiền tệ 44
Câu hỏi ôn tập Chương 4
1. Sự khác nhau giữa 3 nhóm định chế tài
chính trung gian: tổ chức nhận tiền gửi; tổ
chức tiết kiệm theo hợp đồng và định chế
đầu tư tập trung nhiều hơn ở cách thức huy

động vốn hay cách thức đầu tư ? Giải thích.
2. Bảo hiểm mang lại lợi ích gì cho các chủ
thể sau đây: người tham gia, công ty bảo
hiểm, xã hội.
3. Hiểu như thế nào về chức năng “phân tán
rủi ro” của các hoạt động bảo hiểm?

×