Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến 3 dòng cây ăn quả có múi tại Gia Lâm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 113 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




PHẠM THỊ HÒA





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ ðẾN 3 DÒNG CÂY ĂN QUẢ
CÓ MÚI TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01.10





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MAI THƠM




HÀ NỘI, 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào hoặc công bố trong bất
cứ nghiên cứu nào
Xin cam ñoan tất cả các tài liệu trích dẫn ñược chỉ rõ nguồn gốc và thông
tin cần thiết, mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn

Ngày tháng năm 2013
Học viên



Phạm Thị Hòa



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực tập ñược sự quan tâm giúp ñỡ và dìu dắt tận tình
của các thầy cô giáo, các cán bộ tại Trung tâm Thực nghiệm và ðào tạo nghề, bộ
môn Canh tác học - Khoa Nông học - Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội,

cùng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân tôi ñã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Với tấm lòng chân thành tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Mai Thơm - cán bộ giảng dạy Bộ môn
Canh tác học - Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Bộ
môn, trong khoa Nông học, cùng tập thể các anh chị em cán bộ công nhân viên
của Trung tâm Thực nghiệm và ðào tạo nghề ñã tận tình giúp ñỡ, dạy bảo trong
thời gian em thực tập tại ñây.
Qua ñây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến gia ñình và toàn thể bạn bè ñã
giúp ñỡ, ñộng viên và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
học tập cũng như thực tập tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên



Phạm Thị Hòa



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vii
Danh mục các từ viết tắt và ký tự viii

PHẦN I. MỞ ðẦU 1

1.1. ðặt vấn ñề 1

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3

1.2.1. Mục ñích 3

1.2.2. Yêu cầu 3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên Thế giới và Việt Nam 4

2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới 4

2.1.2. Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới 6

2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi tại Việt Nam 8


2.2. Tình hình kết quả nghiên cứu cây có múi ở Việt Nam 12

2.3. Những nghiên cứu về ñặc ñiểm thực vật học của cây có múi 16

2.3.1. Rễ 16

2.3.2. Thân 17

2.3.3. Lá 17

2.3.4. Hoa và quả 17

2.4 . Nghiên cứu về ñiều kiện sinh thái của cây có múi 18

2.4.1. Nhiệt ñộ 18

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

2.4.2. Ánh sáng 19

2.4.3. Ẩm ñộ và lượng mưa 19

2.4.4. Gió 20

2.4.5. ðất ñai 20

2.5. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cây có múi 21


2.5.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài 21

2.5.2. Một số nghiên cứu ở trong nước 22

2.5.3. Một số nghiên cứu về sử dụng phân bón lá 25

2.6. Giá trị kinh tế 26

PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1. ðối tượng nghiên cứu 28

3.1.1. Các dòng cây ăn quả mới: 28

3.1.2. Các loại phân bón: 28

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 32

4.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Quýt không hạt NNH-VN52 33

4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng của chiều cao cây 33

4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñường kính cây 34

4.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sức tăng trưởng lá của cây 35

4.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng tăng trưởng của lộc 37

4.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Bưởi ngọt NNH-VN53 41


4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến mức tăng trưởng của
chiều cao cây. 41

4.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến mức tăng trưởng của
ñường kính cây 42

4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng kích thước lá 43

4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng của lộc 45

4.3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Bưởi NNH-VN50 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

4.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến mức tăng trưởng của
chiều cao cây. 50

4.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến mức tăng trưởng của
ñường kính cây 51

4.3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng kích thước lá 52

4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng của lộc 54

4.4. Ảnh hưởng của sâu bệnh hại trong quá trình bón phân ñến 3 dòng
cây ăn quả có múi 57

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 59


5.1. Kết luận 59

5.2. ðề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi ở một số quốc gia
chủ yếu trên thế giới năm 2011 5

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của cả nước và
miền Bắc từ 2004- 2008 11
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều cao cây quýt không hạt
NNH-Vn52 32
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñường kính của cây Quýt không
hạt NNH-VN52 34

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều dài lá quýt không hạt
NNH-VN52 35

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều rộng lá của cây Quýt
không hạt NNH-VN52 36

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá tới số lá/ lộc của cây Quýt không

hạt NNH-VN52 37

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc của cây Quýt
không hạt NNH-VN52 39

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá tới ñường kính lộc của cây Quýt
không hạt NNH-VN52 40

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều cao cây Bưởi ngọt NNH-
VN53 41

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñường kính của Bưởi ngọt NNH-
VN53 42

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân phân bón lá ñến chiều dài lá của cây Bưởi
ngọt NNH-VN53 43

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều rộng lá của cây Bưởi ngọt
NNH-VN53 44

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phân bón lá tới số lá/ lộc của cây Bưởi ngọt
NNH-VN53 46

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc của cây Bưởi ngọt
NNH-VN53 47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của phân bón lá tới ñường kính lộc của cây Bưởi

ngọt NNH-VN53 48

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều cao cây Bưởi NNH-
VN50 50

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñường kính của Bưởi NNH-
VN50 51

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của phân phân bón lá ñến chiều dài lá của cây Bưởi
NNH-VN50 52

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều rộng lá của cây Bưởi NNH-
VN50 53

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của phân bón lá tới số lá/ lộc của cây Bưởi NNH-
VN50 54

Bảng 4.20 Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc của cây Bưởi NNH-VN50 55

Bảng 4.21 Ảnh hưởng của phân bón lá tới ñường kính lộc của cây Bưởi
NNH-VN50 57

Bảng 4.22 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại ñến 3 dòng cây ăn quả có múi 58


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

DANH MỤC HÌNH


Hình 4.1 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây quýt không hạt NNH-VN52 33

Hình 4.2 ðộng thái tăng trưởng chiều dài lá quýt không hạt NNH- VN 52 35

Hình 4.3 ðộng thái tăng trưởng chiều rộng lá quýt không hạt NNH-VN52 36

Hình 4.4 ðộng thái tăng trưởng số lá/lộc của cây quýt không hạt NNH-
VN52 38

Hình 4.5 ðộng thái tăng trưởng chiều dài lộc của cây quýt không hạt NNH-
VN52 39

Hình 4.6 ðộng thái tăng trưởng ñường kính lộc của cây quýt không hạt NNH-
VN52 41

Hình 4.7 ðộng thái tăng trưởng chiều dài lá cây bưởi ngọt NNH- VN53 45

Hình 4.8 ðộng thái tăng trưởng chiều rộng lá cây bưởi ngọt NNH- VN53 45

Hình 4.9 ðộng thái tăng trưởng chiều dài lá cây bưởi NNH- VN53 46

Hình 4.10 ðộng thái tăng trưởng chiều dài lộc Bưởi NNH- VN53 49

Hình 4.11 ðộng thái tăng trưởng ñường kính lộc cây bưởi NNH-VN53 49

Hình 4.12 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây bưởi NNH-VN50 50

Hình 4.13 ðộng thái tăng trưởng chiều dài lá bưởi NNH -VN50 52

Hình 4.14 ðộng thái tăng trưởng chiều rộng lá bưởi NNH -VN50 53


Hình 4.15 ðộng thái tăng trưởng số lá/lộc của bưởi NNH -VN50 55

Hình 4.16 ðộng thái tăng trưởng chiều dài lộc của bưởi NNH -VN50 56










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ TỰ


1. CAQ : Cây ăn quả
2. CCC : Chiều cao cây
3. CT : Công thức
4. ð/c : ðối chứng.
5. ðHNN : ðại học nông nghiệp
6. ðVT : ðơn vị tính.
7. FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hiệp quốc
8. KHCN : Khoa học công nghệ
9. NC : Nghiên cứu
10. NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

11. PL-UBTVQH : Pháp lệnh - ủy ban thường vụ Quốc hội
12. TN : Thí nghiệm.
13. TT : Thứ tự.











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

PHẦN I. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lúa tuổi và
nghề nghiệp khác nhau. Trong quả có nhiều loại ñường dễ tiêu, các axit hữu cơ,
protein, lipit, chất khoáng, các vitamin…. Ngoài ra hoa quả còn có tác dụng rất
tốt trong việc tiêu hóa thực phẩm và phòng chống một số bệnh như bệnh tim
mạch, bệnh cao huyết áp, làm giảm nguy cơ ung thư
Trên thế giới, ở những nước phát triển nhu cầu tiêu thụ sản phẩm quả rất
lớn trong ñó quả tươi là loại thực phẩm không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn
hàng ngày.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt ñới gió mùa ñã tạo nên sự ña dạng về
sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong những
năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta ñã có vai trò quan trọng trong quá

trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nền kinh tế nông nghiệp, góp phần vào
việc xoá ñói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao ñộng từ
nông thôn ñến thành thị.
Với mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng
thích nghi ñối với từng vùng sinh thái khác nhau. Ở nước ta trong những năm qua,
nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả ñã ñược hình thành và làm thay ñổi hẳn bộ
mặt kinh tế của vùng, ví dụ vùng Vải Thiều - Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn
(Bắc Giang), Cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang), Phủ Quỳ (Nghệ An)
Trong nhiều loại cây trồng
, cây có múi là một chủng loại cây ăn trái
chiếm vị thế quan trọng trên thế giới. Và Việt Nam là một trong những nước bản
ñịa của vùng phát sinh cây có múi.
Cây có múi bao gồm các loại như cam, quýt, bưởi, chanh , là loại cây ăn
quả cao cấp ñược nhiều nước và nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Cây có
múi giữ một vị quan trọng trong các loại cây ăn quả vì ñây là loại cây có giá trị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

dinh dưỡng cao, có hương vị thơm ngon, ñược nhiều người ưa dùng. Cây cho
trái sớm và có sản lượng cao, sau 3 năm trồng cây ñã bắt ñầu cho trái, những
năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh kéo dài có thể trên 50
năm nếu ñược chăm sóc tốt. Chủng loại phong phú, có thời kỳ chín trái khác
nhau nên có thể kéo dài thời gian cung cấp trái tươi trên thị trường. Thời ñiểm
trái chín muộn vào lúc thị trường ít rau quả, vì hầu hết trái cây thu hoạch nhiều
vào vụ Hè Thu, trong khi cam quýt thu hoạch vào mùa Thu ðông nên giải quyết
ñược nhu cầu trái tươi cho thị trường, lại ñúng vào dịp tết nguyên ñán nên càng
có giá trị.
Cây có múi ñược sử dụng với nhiều mục ñích khác nhau như ñể ăn tươi,
vắt lấy nước uống, lấy mùi vị, chế biến ñồ hộp, làm mứt, chế biến nước giải
khát, làm hương liệu…

Cây có múi là một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện
nay, nhiều diện tích trồng cây có múi ñạt giá trị trên 50 triệu ñồng/ha/năm. Cá
biệt có nơi ñạt doanh thu trên 200 triệu ñồng /ha/năm như ở nông truờng Cao
Phong - Hoà Bình, Nông trường 19 - 5 tại Nghệ An, Tuy nhiên ở một số ñịa
phương do các biện pháp nhân giống, công tác quản lý vuờn cây chưa khoa học
nên năng suất, chất lượng tuổi thọ vườn cây thấp, thậm chí trồng sau một vài
năm lại phải chặt bỏ do bị thoái hóa nhanh, …
Vì vậy, ñể tăng tỷ lệ ñậu quả, rải vụ thu hoạch và tăng năng suất cây trồng,
việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá ñến sinh
trưởng phát triển của cây quýt không hạt và các dòng bưởi mới ñể tăng năng suất
và chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu cấp thiết của
sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá ñến 3 dòng
cây ăn quả có múi tại Gia Lâm - Hà Nội”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh ñược loại phân bón qua lá thích hợp cho 3 dòng cây ăn quả có
múi nhằm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cho 3 dòng cây ăn quả trên.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh loại phân bón qua lá áp dụng cho 3 dòng cây ăn quả mới
- ðánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 3 dòng cây ăn quả mới
tại Gia Lâm - Hà Nội
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Thu ñược kết quả từ mối quan hệ giữa các loại phân bón lá và số lượng mắt
ghép chất lượng.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhằm phục vụ việc mở rộng cho 3 dòng cây ăn quả có múi quýt không
hạt NNH-VN52, Bưởi ngọt NNH-VN53, bưởi NNH-VN50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

PHẦN II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 .Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên Thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới
Trong nghề trồng cây ăn quả của thế giới, ngành sản xuất cây có múi ñã
không ngừng phát triển về mặt số lượng cũng như chất lượng, với nhu cầu tiêu
thụ quả của thị trường ngày một cao ñã thúc ñẩy cây có múi ngày càng có vị thế
trong sản xuất nông nghiệp.
Cam quýt bưởi nổi tiếng thế giới hiện nay ñược trồng phổ biến ở những
vùng có khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt ñới hoặc vùng khí hậu ôn ñới ven
biển chịu ảnh hưởng của khí hậu ñại dương.
Các nước trồng cam quýt bưởi nổi tiếng hiện nay ñó là:
- ðịa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia, Hy
Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Isaren, Tunisia, Algeria
- Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Mexico,
- Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước: Braxin, Venezuela, Argentina, Uruguay.
- Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc và Nhật Bản.
- Các hòn ñảo Châu Mỹ bao gồm các nước: Jamaica, CuBa, Cộng hòa
Dominica.
Theo thống kê của FAO, năm 2000 tổng sản lượng cam quýt trên thế giới
là 85 triệu tấn và phần tiêu thụ khoảng 79,3 triệu tấn, tăng trưởng hàng năm
2,85%. Tiêu thụ sẽ tăng lên ở các nước ñang phát triển và giảm ở các nước phát
triển. Cam là thứ quả tiêu thụ nhiều nhất chiếm 73% quả có múi, tập trung ở các
nước có khí hậu á nhiệt ñới ở các vĩ ñộ cao hơn 20-22

0
nam và bắc bán cầu, giới
hạn phân bố từ 35 vĩ ñộnam và bắc bán cầu, có khi lên tới 40 vĩ ñộ nam và bắc
bán cầu. Các nước xuất khẩu chủ yếu ñó là: Tây Ban Nha, Israel, Maroc, Italia.
Các giống cam quýt trên thị trường ñược ưa chuộng là: Washington, Navel,
Valenxia Late của Maroc, Samouti của Isarel, Maltaises của Tunisia, và các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

giống quýt ðịa trung hải như: Clemention, quýt ðỏ Danxy và Unshiu ñược rất
nhiều người ưa chuộng.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi ở một số quốc gia chủ
yếu trên thế giới năm 2011
STT Châu lục/Quốc gia Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1
Nigeria 743.000 3.500.000
2
China 226.336
6.171.716
3
India 47.000 589.000
4
Guinea 44.600 238.000
5
Colombia 43.032 759.138
6
Mexico 21.636 109.139
7
Angola 21.196 266.938
8

Philippines 21.141 182.550

Thế giới
1.308.795 13.135.892
( Nguồn: Fao, 2011) [23]
Theo thống kê của FAO[23], năm 2011 tổng sản lượng cây có múi trên
thế giới năm 2011 ñạt 13.135.892 tấn với diện tích trồng 1.308.795 ha
Nigeria lá nước sản xuất cây có múi lớn nhất thế giới với diện tích trồng
743.000 ha với sản lượng 3.500.000 tấn, sau Nigeria là Trung Quốc cũng là
nước sản xuất có múi lớn tập trung tại các tỉnh Quảng ðông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên, Hồ Nam… với 226.336 ha trồng cây có múi năm 2011 ñạt sản lượng
6.171.716 tấn.
Sau Trung Quốc là Ấn ðộ , tại Ấn ðộ cây ăn quả có múi ñược trồng chủ
yếu ở các vườn gia ñình thuộc bang Assam và một số bang khác.
Philippines cũng là một nước ñược thế giới biết ñến về sản xuất cây có
múi với 21.141 ha trồng ñạt 172.500 tấn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

2.1.2. Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới
ðối với các nước có nền sản xuất cây ăn quả phát triển như Trung Quốc,
Pháp, Mỹ, ðài Loan, Australia, Tây Ban Nha, Thái Lan,… công tác nghiên cứu
chọn tạo giống, nhân giống và ñưa ra sản xuất ñã ñược quan tâm từ rất lâu và
tiến hành có hệ thống với các hướng ñi cơ bản bao gồm:
- Thu thập, lưu giữ, ñánh giá và tuyển chọn giống, dòng ưu tú từ nguồn
quỹ gen sẵn có.
- Sử dụng ưu thế lai thông qua con ñường tạp giao (lai hữu tính)
- Chọn lọc phôi vô tính (nucellar)
- Chọn biến dị (tự nhiên và nhân tạo)
- Chọn và tạo ña phôi

- Sử dụng công nghệ sinh học ñể tạo giống (lai soma, cứu noãn, sử dụng hiện
tượng tự bất tương hợp)
- Nhập nội và trao ñổi quỹ gen
Trong việc thu thập và bảo tồn lưu giữ nguồn gen cây trồng nông nghiệp
trên thế giới nói chung phải kể ñến Liên Xô cũ, là nước ñi tiên phong trong
nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp. Từ năm 1924 Liên Xô ñã thành lập
Viện cây trồng liên bang có nhiệm vụ thu thập, nhập nội, ñánh giá, lưu giữ
nguồn gen và quản lý mạng lưới các cơ quan nghiên cứu bảo tồn quỹ gen cây
nông nghiệp trên toàn lãnh thổ Liên xô
Những năm gần ñây, trong tập ñoàn quỹ gen cây có múi của một số nước
châu Á cũng ñã thu thập thêm ñược 555 accession, trong ñó Bangladesh: thu
thập mới 59, Trung Quốc: thu thập mới 115, Ấn ðộ: thu thập mới 68, Nepal: 32,
Philippine: 93 và Việt Nam thu thập mới 188 accessions.
Công tác mô tả, tư liệu hóa nguồn gen cũng ñược tiến hành ngay khi thu
thập và trong quá trình bảo tồn. Trong số các giống/accession cây có múi hiện
ñang bảo tồn Bangladesh ñã tiến hành mô tả và tư liệu hóa ñược 96 accessions,
Trung Quốc 653, Nepal 135, Philippine 93 và việt Nam 476 accessionss.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

Về ñánh giá, sử dụng nguồn gen: ngoài phương pháp mô tả về ñặc ñiểm
hình thái, các phương pháp phân tích hiện ñại như phân tích Isozyme, phương
pháp DNA Markers ñã ñược sử dụng ñể ñánh giá ña dạng di truyền, xác ñịnh
nguồn gốc, mối quan hệ di truyền giữa các loài, giống, thiết lập bản ñồ gen và
ñặc biệt là xác ñịnh các tính trạng ñặc trưng của từng giống phục vụ cho công
tác chọn tạo giống. Riêng ñối với cây có múi, các nước châu Á nói trên cũng ñã
xác ñịnh ñược 51 dòng ưu tú với những ñặc tính giá trị phục vụ cho sản xuất,
trong ñó Bangladesh 7 dòng bưởi; Trung Quốc 18 dòng, chủ yếu là quýt 8 dòng
và cam 10 dòng; Nepal 9 dòng, trong ñó quýt 4, cam 4 và chanh 1; Philippine 3,
trong ñó bưởi 1, quýt 1 và 1 dạng lai.

Hướng chọn tạo các giống cam quýt không hạt, chất lượng cao ñã ñược
các nhà khoa học Argentina triển khai từ năm 1973 ở Concordia. Các giống
chọn ñược là các dạng ñột biến như quýt Temparna (từ xử lý ñột biến giống
Satsuma); giống cam Navel mới (Congan) chín sớm, nhiều nước thu ñược từ ñột
biến giống Newhall Navel; giống quýt không hạt từ giống quýt Griolla. Giống
quýt ñột biến EC 31/1 tạo ñược bằng chiếu xạ tia gamma với liều lượng 3 Krads
(Anderson, 2000). Tại Nam Phi, người ta ñã tạo ñược giống Eureka SL hoàn
toàn không hạt từ giống Eureka nhiều hạt do chiếu xạ tia. Giống này hoàn toàn
không có hạt ngay cả khi trồng xen với các giống khác (Miller et al. 2003).
Ở họ Citrus, phương pháp phổ biến ñể tạo ñột biến không hạt là chiếu xạ mắt
ghép hoặc hạt bằng tia gamma. Năm 1984, Hearn ñã công bố công trình tạo
giống cam và bưởi chum không hạt ở Mỹ bằng chiếu xạ tia gamma (Hearn,
1984). ðến năm 1986, Hearn ñã công bố tạo ñược giống không hạt bằng chiếu xạ
mắt ghép ở bưởi chùm (Hearn, 1986). Davies và Albrigo (1998) cho rằng, hạt chịu
ñược cường ñộ chiếu xạ tia gamma cao hơn (LD50 = 0.1 - 0.15Gy) so với mắt ghép
là (LD50 = 0.05 - 0.09Gy). Cây từ hạt và mắt ghép sau khi chiếu xạ ñã ñược trồng
trên ñồng ruộng hoặc nhân bằng nuôi cấy mô trước khi ñưa ra trồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có
múi (Trung tâm ðông Nam Á), nên cây có múi ñã ñược trồng rất lâu ñời và
phân bố rộng khắp từ Bắc ñến Nam Việt Nam. Hiện nay, sản lượng và diện tích
trồng cây có múi ñang có xu hướng gia tăng do mang lại hiêu quả kinh tế cao
hơn so với các loại cây trồng khác. ðiều này ñã kích thích nhà vườn mạnh dạn
ñầu tư vào việc trồng cây có múi

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới, thích hợp với nhiều loại cây
trồng trong ñó có các loại cây ăn quả, ñặc biệt là các loại cam, quýt, bưởi. Theo

sử sách “ Vân ñài loại ngữ” của Lê Qúy ðôn có viết: Nước Việt Nam cũng có
rất nhiều thứ cam: cam Sen( gọi là liên cam), cam Vú( Nhũ cam) loại quả có vỏ
mỏng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam sành( Sinh cam) vỏ dày, vị chua; cam Mật
vỏ mỏng vị chua; cam ðộng ðình quả to, vỏ dày, vị chua; cam Giay( chỉ cam)
tức là Kim quýt, vỏ rất mỏng, sắc hồng, trông mã ñẹp, vị chua; quất Trục( cây
quýt) ghi trong Thiên Vũ Cống và sách Thu Thư là tài sản rất qúy của Nam
Phương ñem sang Trung Quốc trước tiên.
Theo tổng cục thống kê tính ñến năm 2011cả nước có 68.800 ha với sản
lượng 739.300 tấn.
• Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam
+ Vùng ñồng bằng sông Cửu Long
Theo Trần Thế Tục(1998)[9], các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, ðồng Tháp,
Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang có vị trí từ 9
0
15’ ñến 10
0
30’ vĩ bắc và 105
0
ñến
106
0
45’ ñộ kinh ñông, ñịa hình bằng phẳng có ñộ cao 3-5m so với mặt nước
biển.Các yếu tố khí hậu, nhiệt ñộ, ẩm ñộ, lượng mưa ở vùng này rât phù hợp cho
việc sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở ñồng bằng sông Cửu Long
có từ lâu ñời nên người dân ở ñây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc các
loại cây ăn quả có múi. Cây có múi ñược trồng chủ yếu ở các vùng ñất phù sa
ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9


quanh năm, nơi ñây có tập ñoàn giống cam quýt rất phong phú như: cam chanh,
cam sành, bưởi, chanh Giay, quýt…
Theo Gurdwer, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại
cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống ñược ưa chuộng trồng nhiều
hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều, quýt ñường, bưởi ñường, bưởi năm
roi……năng suất các giống kể trên ở ñiều kiện khí hậu, ñất ñai vùng ñồng bằng
sông Cửu Long tương ñối cao.
+ Vùng khu 4 cũ
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 18
0
ñến 20
0
30' vĩ
ñộ bắc, trọng ñiểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Qùy - Nghệ An gồm
một cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600 ha.
Các giống cam ở Phủ Qùy có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương ñối
ổn ñịnh. Hai giống Sunkiss và Xã ðoài có ưu thế về tiềm năng, năng suât và sức
chống chịu sâu bệnh hại trên lá cây và quả.
Huyện Hương Khê là một trong những vùng ñất miền núi của tỉnh Hà
Tĩnh. Nhân dân ở ñây có tập quán trồng bưởi lâu ñời, ñặc biệt là bưởi Phúc
Trạch, một trong những giống bưởi ñặc sản ngon nhất hiện nay. Ngoài bưởi
Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng ñó là cam Bù.
Cam Bù quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chin muộn nên có thể ñưa vào cơ cấu
cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay
+ Vùng miền núi Phía Bắc
Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn ñó là: Tuyên Quang,
Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và Thái Nguyên
với ñiều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt ñược trồng ở
các vùng ñất ven sông, suối như: sông Hồng, sông Lô,sông Thương, sông
Chảy cam quýt ñược trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1000 ha

như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hoá -
Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, tại những vùng này cam quýt trở thành
thu nhập chính của hộ nông dân, ñem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các
loại cây trồng khác trên cùng loại ñất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn ñến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

có nhiều loại cam quýt, ñặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa ñựng tập ñoàn
giống cam quýt ña dạng.
Khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang hiện nay là một vùng sản xuất
cam quýt lớn của miền bắc với giống cam sành chất lượng ngon, màu sắc ñẹp,
cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc vào dịp tết va sau tết.
Người ta tiến hành phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, so sánh với các
vùng trồng cam quýt lớn ở miền Bắc trước ñây như Phủ Quỳ, Sông Bôi, Bố Hạ
và một số vùng cam quýt nổi tiếng thế giới như Caliphocnia, Floria. Các chỉ tiêu
phân tích như chế ñộ nhiệt, chế ñộ mưa, ẩm và những ñiều kiện thời tiết ñặc biệt
như: bão, sương muối, mưa ñá và ñi ñến kết luận rằng vùng này có các yếu tố
thời tiết ñặc biệt có lợi cho cam phát triển, các yếu tố khác như: nhiệt ñộ, ñộ
ẩm, lượng mưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hình thành nên
vùng trồng cam quýt xuất khẩu. Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là quyt Chum,
quýt Chun, quýt ðỏ và quýt Vàng cỏ triển vọng phát triển với thời gian cho
năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm cao.
Cây có múi của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống
nổi tiếng ñặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cây có múi còn
gặp nhiều khó khăn, ñó là do ñiều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng kém,
tiếp cận thị trường khó khăn, trình ñộ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình ñộ dân trí không ñồng ñều giữa
các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa ñược quan tâm chu ñáo, công tác tuyển
chọn giống và sản xuất cây giống chất lượng chưa ñược chú trọng ñúng mức.
Hàng năm diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi ở nước ta tăng nhanh

nhưng năng suất còn khá khiêm tốn do ñiều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật
chưa ñược áp dụng Theo kết quả ñiều tra của Nguyễn Minh Châu, Lê Thị Thu
Hồng thì năng suất cam chanh là 105tạ/ ha; quýt 87tạ/ ha; chanh 88tạ/ha; bưởi 74tạ/
ha; Tuy nhiên cá biệt có trang trại ñạt năng suất cam chanh 237tạ/ ha; chanh 128tạ/
ha; quýt 240tạ/ ha; bưởi 177tạ/ha. Lãi suất ñối với một ha trồng cam là 84,2 triệu
ñồng, quýt 54,6 triệu ñồng ; chanh 43,7 triệu ñồng; bưởi 21 triệu ñồng. ðồng bằng
sông Cửu Long có sản lượng lớn nhất toàn quốc nhưng năng suất còn quá thấp so
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

với năng suất của nhiều nước trồng cam trên thế giới( từ 20- 40tạ/ ha). Tuy nhiên
cũng có năng suất ñiển hình như ở Phủ Quỳ ñạt 400- 500tạ/ ha.
Phát triển cây ăn quả có múi ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước là chủ yếu và một phần cho xuất khẩu. Hiện nay với khoảng 60 triệu
dân sống ở các thành phố thị xã, thị trấn, mức tiêu thụ quả ñang có xu hướng
tăng lên. ðiều tra tiêu dùng riêng về quả ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh năm 2000 ñã lên tới 700 nghìn tấn quả tươi các loại ñược tiêu thụ
trong năm.
Biến ñộng về diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt trong những năm
gần ñây ở nước ta thống kê ñược trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của cả nước và miền
Bắc từ 2004- 2008
Chỉ tiêu
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
năm Cả nước
Miền
Bắc
Cả nước


Miền
Bắc
Cả nước

Miền Bắc

2004 82.665 28.143 97,4 73,8 540.491 140.851
2005 87.200 29.800 100,9 74,0 606.4 147.3
2006 86.800 29.600 98,1 76,6 611 155.4
2007 86.200 29.200 100,4 77,0 654.7 167
2008 87.500 31.200 117,3 60,8 683.3 172.7

( Nguồn: niên giám thống kê năm 2008)
Tóm lại, cây có múi là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Việt
Nam. Diện tích và sản lượng cam quýt không ngừng tăng khoảng 4 lần và sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

lượng tăng khoảng 3lần. ðiều này cho thấy mặc dù có một số hạn chế về mặt
sinh thái, cam quýt vẫn ñược quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.
2.2 Tình hình kết quả nghiên cứu cây có múi ở Việt Nam
Trong những năm trở lại ñây, Việt Nam ñã có những bước ñi mới và trong
số ñó cũng có rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cây có
múi, làm cho sản phẩm ngày càng ña dạng và nâng cao phẩm chất, chất lượng
ñáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ cũng như xuất khẩu ra các thị trường lớn.
ðiển hình như ở viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc- Trung Bộ ñã có
những thành công ñáng kể trong nghiên cứu, xây dựng các mô hình trồng cây ăn
quả, ñang chú ý là các loai cây có múi ví dụ như:
Tuyển chọn ñược 5 cây cam Xã ðoài ñạt tiêu chuẩn cây ñầu dòng và ñã

ñược Hội ñồng Khoa học tỉnh Nghệ An ñánh giá và công nhận. Trong 5 cây ñó
có 3 cây 26 năm tuổi, 2 cây từ 7 - 8 năm tuổi. Những cây này ñều sinh trưởng và
phát triển khỏe mạnh, nhiễm ít sâu bệnh, năng suất ổn ñịnh, phẩm chất và chất
lượng quả tốt.
- Tuyển chọn ñược 5 cây cam Xã ðoài ñạt tiêu chuẩn cây ñầu dòng và ñã
ñược Hội ñồng Khoa học tỉnh Nghệ An ñánh giá và công nhận. Trong 5 cây ñó
có 3 cây 26 năm tuổi, 2 cây từ 7 - 8 năm tuổi. Những cây này ñều sinh trưởng và
phát triển khỏe mạnh, nhiễm ít sâu bệnh, năng suất ổn ñịnh, phẩm chất và chất
lượng quả tốt.
- Khảo nghiệm cây ăn quả có múi bưởi Long, cam Xã ðoài, bưởi Phúc
Trạch tại một số vùng sinh thái Bắc trung bộ. Hiện 3 giống bưởi Long, cam Xã
ðoài, bưởi Phúc Trạch ñang ñược khảo nghiệm tại 2 huyện Nghĩa ñàn và Thanh
Chương từ 2002 ñến nay. Qua theo dõi cả 3 giống ñều sinh trưởng phát triển tốt,
thích ứng ñược với vùng sinh thái. ðặc biệt là giống bưởi Long hiện Viện ñang
tiếp tục theo dõi ñể có các kết luận một cách chắc trước khi ñưa vào phục vụ sản
xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

- Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển cây cam tại
Nghệ An phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội ñịa. Viện ñã ñưa ra các giải pháp
phù hợp phục vụ sản xuất cam hiện nay tại Phủ Quỳ. ðồng thời Viện ñã xây
dựng mô hình trình diễn thâm canh và chống tái nhiễm bệnh Greening cho cây
cam tại cơ sở sản xuất, tạo ñiều kiện thuận lợi cho người sản xuất tham quan và
học tập các khâu kỹ thuật thâm canh.
- Nghiên cứu tuyển chọn và công nghệ nhân giống một số cây ăn quả miền
Bắc. Giống cam ñã ñược tuyển chọn và trồng thử nghiệm tại xã Minh Hợp huyện
Quỳ Hợp hiện sinh trưởng và phát triển rất tốt ñược người dân ñánh giá cao.
- Nghiên cứu tổ hợp gốc ghép cho cam quýt. Với 16 tổ hợp gốc ghép khác
nhau cho cây có múi ñưa vào tại Trung tâm CAQ, CCN Phủ Quỳ của Viện. Qua

quá trình nghiên cứu nhiều năm ñã xác ñịnh ñược 2 loại gốc ghép thích hợp cho
một số giống cam quýt trồng phổ biến tại Phủ Quỳ.
Việc thu thập bảo tồn và lưu giữ các giống tốt, chất lượng từ các nguồn
gen khác nhau cũng ñã ñược giới chuyên gia cũng như các ban ngành liên quan
hết sức chú trọng với hy vọng làm ña dạng, phong phú quỹ gen cây có múi của
nước ta, cụ thể:
Năm 1992 Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ ñã tiến hành ñiều tra
thu thập nguồn gen cây có múi ở các tỉnh miền Bắc, ñã thu thập và mô tả ñược
185 mẫu giống, thuộc 11 loài, trong ñó bưởi 73 mẫu. ðã tiến hành phân tích ñặc
ñiểm hình thái các mẫu giống quýt và phân thành 9 nhóm giống, bao gồm: quýt
giấy, quýt chua (quýt hôi), quýt ñỏ, quýt Tích Giang, quýt vàng Bắc Quang,
quýt vàng Bắc Sơn, quýt chun, quýt chum và nhóm các giống lai (cam bù, cam
sành, ). Tuy nhiên, do sâu bệnh phá hoại nên ñến năm 2000 tập ñoàn quỹ gen
cây có múi chỉ còn lại 24 giống. Trong số 24 giống ñã ñánh giá và ñưa vào sử
dụng 4 giống quýt.
Từ năm 1994 ñến năm 2000 Trung tâm NC cây ăn quả Long ðịnh, nay là
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam ñã tổ chức ñiều tra thu thập, bảo tồn và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

ñánh giá giống cây ăn quả ở hầu hết các tỉnh phía Nam, kết hợp với nhập nội
Viện ñã thu thập ñược 588 mẫu giống, trong ñó cây có múi gồm có bưởi 64
giống (57 giống ñịa phương, 7 giống nhập nội); cam 57 giống (15 giống ñịa
phương và 42 giống nhập nội); chanh 15 giống (8 giống ñịa phương, 7 giống
nhập nội) và bưởi chùm 19 giống nhập nội. ðã ñánh giá và ñưa vào sử dụng 17
giống (chủ yếu là giống nhập nội).
Hiện tại Viện Nghiên cứu Rau Quả ñang bảo tồn lưu giữ 117 mẫu giống
cây có múi, trong ñó có 34 giống ñịa phương, gồm cam ngọt: 8 giống, cam chua:
1, chanh: 4, quýt: 11, bưởi: 8 giống và thanh yên, phật thủ 2 giống. ðã ñánh giá
và ñưa khảo nghiệm 3 giống cam và quýt có triển vọng

Về việc tiệp cận với các kỹ thuật mới, hiện ñại, ñặc biệt là áp dụng kỹ
thuật DNA marker( sử dụng chỉ thị phân tử AFLP và SSR) vào việc nhận diện
một số giống cây ăn quả ñặc sản, xác ñịnh ña dạng và quan hệ di truyền, tìm ra
bộ chỉ thị phân tử ñặc hiệu cho các giống cây ăn quả ñặc sản như nhãn, bưởi,
cam vv cũng ñã ñược tiến hành ở một số viện, trường ñại học và Trung tâm tài
nguyên di truyền thực vật quốc gia:
Năm 2004, Trịnh Hồng Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ (Trung tâm tài
nguyên di truyền thực vật) ñã sử dụng kỹ thuật PCR với marker SSR ñể nghiên
cứu ña dạng nguồn gen cây có múi ở Việt Nam.
Trần Thị Oanh Yến và cộng tác viên (Viện cây ăn quả miền nam), năm
2004 cũng ñã sử dụng marker SSR ñể xác ñịnh tính ña dạng di truyền và mối
quan hệ di truyền của một số giống cam. quýt, bưởi, chanh trong nước.
Vũ Thị Nhuận và cộng sự, 2005, ñã phân tích ña dạng di truyền thành
công trên 146 cây bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hoà- Bình Minh- Vĩnh Long bằng
phương pháp RADP. Kết quả cho thấy tập ñoàn bưởi Năm Roi rất ña dạng về
mặt di truyền mặc dù chúng có tương ñồng rất cao về hình thái và sinh trưởng.
Gần ñây nhất (năm 2005) tác giả Trần Phúc ðường, Trường ñại học Cần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15

Thơ ñang tiến hành ñề tài “Phân loại, ñánh giá và in dấu ADN các giống cây có
múi ở Việt Nam”.
ðề tài cấp Nhà nước mã số KHCN 08-03 nghiên cứu chọn tạo một số
giống cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt cho một số vùng sinh thái ñã
ñược tiến hành trong các năm 1997-2000 mà trường ðHNN Hà nội là thành viên
ñã tuyển chọn ñược các cây ưu tú và cây ñầu dòng của các loại xoài, nhãn, bưởi,
vải cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Chương trình cấp Nhà nước nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông lâm
nghiệp giai ñoạn 2001-2005 ñã xác ñịnh cây mẹ và nhân giống lưu giữ ñược
nhiều giống loại cây ăn quả quý có nguồn gốc bản ñịa và nhập nội như xoài, cam

quýt, nhãn, vải, thanh long, mít, nho, dứa v.v Các kết quả du nhập giống cây ăn
quả thuộc ñề tài DA15 do Viện Di truyền nông nghiệp tiến hành ñã lưu giữ ñược
các giống cam quýt, nho, dứa, dừa, ổi, Táo có chất lượng cao ñã ñược công nhận
là giống tiến bộ kỹ thuật và ñang cần ñược phát triển ở các vùng thích hợp.
Các Viện Bảo vệ thực vât, Viện nghiên cứu rau quả thuộc bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn ñều ñã tiến hành nhiều ñề tài trong lĩnh vực bình tuyển,
ñánh giá và chọn ñược một số dòng, giống ưu tú các cây ăn quả ôn ñới, nhãn
chín muộn, vải chín sớm, bưởi, xoài …
Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH ban hành ngày 24
tháng 3 năm 2004 và ñặc biệt việc ban hành quy chế bình tuyển, công nhận,
quản lý và sử dụng cây ñầu dòng, vườn cây ñầu dòng cây công nghiệp và cây ăn
quả lâu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 24
tháng 11 năm 2004 ñã và ñang ñược áp dụng ñối với các tổ chức, cá nhân có liên
quan ñến sản xuất giống cây ăn quả và cây lâu năm. Nhiều cây ăn quả ñã ñược
các Sở NN&PTNT bình tuyển và công nhận cho các vùng trồng cây ăn quả ñịa
phương như bưởi Diễn, nhãn muộn, vải Hùng Long, vải Bình Khê, vải Yên
Hưng, xoài GL6 …. từ các cây ưu tú thông qua các hội thi cây ăn quả ở các
vùng trồng.

×