Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

PHƯƠNG PHÁP xử LÝ nước THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP cơ HOC HÓA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
******************
TIỂU LUẬN:
CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NƯỚC THẢI
THEO PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC,
HÓA LÝ VÀ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2012
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1. Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
TRANG
4
Bảng 2.2. Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường
Bảng 3.1. Thành phần và tính chất nước thải tiêu sọ
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu trên mô hình tĩnh (COD = 3000mg/l và xơ
dừa là 25g/l)
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu trên mô hình tĩnh (COD sau lọc kỵ khí là
400mg/l)
Bảng 3.4. Chất lượng nước thải sau xử lý
Bảng 3.4. Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của HTXLNT tại Công ty
TNHH Furukawa
5
15
40
44
44


45
51
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1. Song chắn rác thô
Hình 2.2. Song chắn rác tinh
19
19
Hình 2.3. Bể điều hòa lưu lượng 19
Hình 2.4. Bình lọc áp lực 21
Hình 2.5. Lọc chân không 21
Hình 2.6. Na
2
CO
3
23
Hình 2.7. Keo tụ - tạo bông 27
Hình 2.8. FeCl
3
28
Hình 2.9. Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O 28
Hình 2.10. Al

2
(SO
4
)
3
28
Hình 2.11. Quá trình keo tụ - tạo bông của Nhôm 29
2
Hình 2.12. PAM
Hình 2.13. Tinh bột sắn
Hình 2.14. PAC
Hình 2.15. Hệ thống phân hủy yếm khí ngược dòng (UASB)
30
30
30
35
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ 41
Hình 3.2. Mô hình sân phơi cát 41
Hình 3.3. Mô hình liên tục 42
Hình 3.4. Sơ đồ qui trình công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ 45
Hình 3.5. Hệ thống xử lí nước thải 45
Hình 3.6. Thiết bị lọc sinh học nhỏ giọt quay 47
Hình 3.7. Sơ đồ xử lí nước thải sinh hoạt. 50
Hình 3.8. Hiệu quả xử lý COD của HTXLNT sinh hoạt 51
Hình 3.9. Hiệu quả xử lý BOD của HTXLNT sinh hoạt 52
Hình 3.10. Hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng của HTXLNT sinh hoạt 52
Hình 3.11. Hiệu quả xử lý N-NH
3
của HTXLNT sinh hoạt 53
Hình 3.12. Hiệu quả xử lý P của HTXLNT sinh hoạt 53

3
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Xử lý nước thải là nhu cầu bức thiết ở nước ta. Theo một vài thống kê thì hiện
nay trên cả nước thì hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy đều có hệ thống xử lý nước
thải (HTXLNT). Vấn đề mấu chốt ở đây là đa số các HTXLNT của các nhà máy
đều không xử lý đạt. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này ở nhiều khía cạnh.
Chất lượng nước thải sau xử lý không đạt do chủ đầu tư cố tình gây nên!!!
Chi phí xử lý nước thải 1 m
3
có giá thành dao động từ 4.000 đồng - 15.000 đồng,
nếu một nhà máy lớn như Vedan, khu công nghiệp Sonadezi Long Thành… thải ra
mỗi ngày trên 5000m
3
thì chi phí vận hành sẽ số tiền bỏ ra hàng tháng cả mấy tỷ
đồng. Các nhà máy có lưu lượng nước thải lớn như Vedan rất nhiều. Nếu doanh
nghiệp nào làm ăn có lương tâm thì không sao, nếu họ vì lợi nhuận, sợ tốn kém do
đầu tư HTXLNT, vận hành hệ thống, mà lén lút xả trộm hậu quả môi trường sống
chúng ta lãnh đủ, hậu quả ô nhiễm dài lâu không thể bù đắp nổi.
Nhưng có rất nhiều chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng, họ không tiếc tiền để đầu tư
hệ thống xử lý nước thải bài bản, nhưng HTXLNT của họ vẫn không đạt. Nguyên
nhân đến các yếu tố quan trọng sau:
- Đến từ các công ty xây dựng hệ thống: hệ thống xử lý nước thải được tư vấn,
thiết kế, lắp đặt không sát thực tế, dẫn đến khi vận hành gặp vô vàn khó khăn, èo
uột sửa tới sửa lui mãi. Chúng tôi chỉ đơn cử hai hệ thống xử lý nước thải sau: Công
ty dệt nhuộm Phong Phú với HTXLNT công suất 4800 m
3
/ngày, xây dựng xong
không nghiệm thu được do độ màu không xử lý được. Mất 3 năm, Phó Tổng giám
đốc công ty Trần Ngọc Nga cùng nhân viên lặn lội mưa nắng nghiên cứu mới tạm

khắc phục được. Hay như công ty Rostaing, một nhà đầu tư từ Pháp, là công ty
hàng đầu về thuộc da trên thế giới, đã bỏ ra rất nhiều tiền cho một công ty môi
trường nổi tiếng (ở đây chúng tôi chỉ xin đơn cử chứ không hề có ý định triệt hạ uy
4
tín của ai, nên xin dấu tên các công ty môi trường đó) xây dựng hệ thống xử lý mà
không đạt, mất tiền sửa đi, sửa lại mãi mà nước thải vẫn không đủ tiêu chuẩn xả
thải, buộc công ty của Pháp phải kiện ra tòa. Ông JACQUES ROSTAING tổng
giám đốc công ty Rostaing chia sẽ: "tôi buộc phải suy nghĩ về cách làm ăn của
người Việt Nam!”
- Đến từ người vận hành hệ thống: Việc xem nhẹ công tác vận hành hệ thống
khiến chủ đầu tư mất nhiều tiền bạc và thời gian hơn cả xây mới hệ thống. Cân đo
đong đếm mức lương một lao động phổ thông với một kỹ sư khiến chủ đầu tư thiệt
hại rất nhiều. Công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải rất phức tạp, nên cần có
kỹ sư chuyên ngành môi trường đảm trách. Người vận hành hệ thống xử lý nước
thải là người có tiếng nói quyết định chất lượng nước thải, giá cả vận hành sau
cùng. Theo dõi bông bùn vi sinh phát triển thế nào, màu bông bùn nói lên vi sinh
khỏe hay yếu, hóa chất phèn sắt, phèn nhôm, acid, xút, polime châm dư hay thiếu,
kỹ năng xử lý sự cố….quyết định tuổi thọ hệ thống, quyết định mức giá thành vận
hành hệ thống.
Dưới đây xin giới thiệu tổng quan các phương pháp xử lý nước thải đang sử dụng
tại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu về khái niệm, phân loại cũng như tính chất của các loại nước thải, từ đó đề
ra các nguyên tắc xử lý nước thải theo các phương pháp như cơ học, hóa lý và sinh
học; đồng thời, tìm đến các nghiên cứu và các ứng dụng thực tế trong lĩnh vực xử lý
nước thải.
1.3. Phương pháp thực hiện:
Để thực hiện được các mục tiêu trên, nhóm đã tham khảo các tài liệu, các giáo
trình , các bài báo khoa học liên quan đến vấn đề xử lý, các phương pháp xử lý và
các quy trình công nghệ xử lý nước thải trên các trang mạng đáng tin cậy.

5
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI TIỆU
2.1. Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu:
Xử lý nước thải ở Việt Nam là một vấn đề thời sự mà ta đang phải đối mặt. Đa số
nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý
chưa triệt để mà xả trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
mặt, nước ngầm, tác động xấu đế điều kiện vệ sinh và ảnh hưởngđến sức khỏe cộng
đồng.
Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sao cho phù hợp với doanh
nghiệp mình để bảo đảm độ an toàn và tiết kiệm tối đa chi phí và hiệu quả là một
diều rất khó đối với doanh nghiệp.
2.1.1. Định nghĩa nước thải
Theo tiêu chuẩn số 5980-1995 và ISO 6107/1-1980 .Nước thải là nước đã được
thải ra sau khi đã qua sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình công nghệ và không
có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
2.1.2. Phân loại
Để hiểu và lựa chọn công nghệ xừ lý nước thải cần phải phân biệt các loại nước
thải khác nhau. Có nhiều cách hiểu về các loại nước thải, nhưng trong đề tài này
nhóm đưa ra 3 loại nước thải dựa trên mục đích sử dụng và cách xả thải như sau:
2.1.2.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được
thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình
công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số,
vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước.
6
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải đen và nước thải xám. Nước thải từ toilet
được gọi là nước thải đen. Nước thải đen chứa hàm lượng cao chất rắn và một
lượng đáng kể thức ăn cho vi khuẩn (nitơ và phốt pho). Nước thải đen có thể được
tách thành hai phần: phân và nước tiểu. Mỗi một người, hàng năm có thể thải ra

trung bình 4 kg N và 0,4 kg P trong nước tiểu và 0,55 kg N và 0,18 kg P trong phân.
Nước thải xám bao gồm nước giặt quần áo, tắm rửa và nước sử dụng trong nhà
bếp. Nước từ trong nhà bếp có thể chứa lượng lớn chất rắn và dầu mỡ .
Cả hai loại nước thải đen và thải xám có thể chứa mầm bệnh của người đặc biệt
là nước thải đen.Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy
hiểm.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức
sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được
cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất
lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính
theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bày
trong bảng 1.1
Bảng 2.1. Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Các chất
Tổng chất thải
(g/ người.ngày)
Chất thải hữu cơ
(g/ người.ngày)
Chất thải vô cơ
(g/ người.ngày)
1. Tồng các chất thải 190
110 80
2. Các chất tan
100 50 50
3.Các chất không tan
90 60 30
4. Chất lắng
60 40 20
5. Chất lơ lửng

30 20 10
7
2.1.2.2. Nước thải công nghiệp
Là lọai nước thải sau quá trình sản xuất, phụ thuộc loại hình công nghiệp. Đặc
tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào
lọai hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
Rất khó phân loại nước thải từ tất cả các ngành công nghiệp. Mỗi một ngành
công nghiệp có nước thải đặc trưng của ngành đó. Ví dụ, nước thải của ngành công
nghiệp dệt nhuộm chứa các chất hữu cơ mang màu và một số hóa chất độc hại khó
phân hủy. Nước thải của các cơ sở xi mạ chứa hàm lượng kim loại nặng cao và có
pH thấp. Nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu là chứa các hợp chất hữu cơ dễ
phân hủy bằng vi sinh.
Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay phương
tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt.
Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp
từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xửlý riêng. Nhu cầu
về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lưu
lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính
sản phẩm được sản xuất.
Bảng 2.2. Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp Sản phẩm Lưu lượng nước thải
1. Sản xuất bia 1 lít bia 5.65 (l)
2. Tinh chế đường 1 tấn đường 10 – 20 (m
3
)
3. Sản xuất bơ sữa 1 tấn sữa 5 – 6 (l)
4. Sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa -
5. Sản xuất nước khoáng và nước chanh -
6. Sản xuất đồ hộp, rau quả 1 tấn 4.5 – 5.5 (l)
7. Giấy -

8. Giấy trắng 1 tấn
9. Giấy không tẩy trắng 1 tấn 100 (m
3
)
10. Dệt sợi nhân tạo 1 tấn sợi 1000 – 4000 (m
3
)
8
Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý nghĩa
quan trọng. Lưu lượng tính cho 1 đơn vị sản phẩm có thể rất khác nhau. Lưu lượng
nước thải sản xuất lại dao động rất lớn. Bởi vậy số liệu trên thường không ổn định
và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do sử dụng hệ thống
tuần hoàn trong sản xuất.
Có hai loại nước thải công nghiệp:
+ Nước thải công nghiệp qui ước sạch : là lọai nước thải sau khi sử dụng để làm
nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
+ Lọai nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử
lý cục bộtrước khi xả vào mạng lưới thóat nước chung hoặc vào nguồn nước tùy
theo mức độ xử lý.
2.1.2.3. Nước thải là nước mưa
Đây là lọai nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn
bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệthống thóat nước.
Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải
riêng với mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi vềnhà máy xử lý gồm: nước
sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn
không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thểtràn qua nắp đậy các
hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước
ngầm và nước mưa có thểlên tới 470m3/ha.ngày.
Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường
hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà

máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một
phần nước mưa.
Lưu ý: Trong đô thị: Nước thải sinh hoạt thường trộn chung với nước thải sản
xuất và gọi chung là nước thải đô thị.
9
Nếu tính gần đúng, nước thải đô thị gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt,
14% là các loại nước thấm, 36% là nước thải sản xuất.
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính
chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho 1 nguồn trở
thành nước thải. Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị
thường dao động trong phạm vi rất lớn.
Lưu lượng nước thải của các thành phốnhỏbiến động từ20% QTB- 250%QTB
Lưu lượng nước thải của các thành phốlớn biến động từ50% QTB- 200%QTB
Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10-12h trưa và thấp nhất vào lúc
khoảng 5h sáng.
Lưu lượng và tính chất nước thải đô thịcòn thay đổi theo mùa, giữa ngày làm việc
và ngày nghỉ trong tuần cũng cần được tính đến khi đánh giá sự biến động lưu
lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm.
2.1.3. Tính chất của nước thải
2.1.3.1. Tính chất vật lí của nước thải
Tính chất vật lý của nước thải bao gồm nhiệt độ, màu sắc, mùi, vị, chất rắn, độ
đục, nhiệt độ, độ dẫn điện, DO (lượng oxy hoà tan) và chỉ tiêu vi sinh vật
 Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước thải thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào mùa trong năm. Sự thay
đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ lắng, mức độ oxy hòa tan và hoạt động của vi
sinh vật. Nhiệt độ của nước thải là một yếu tố hết sức quan trọng đối với một số bộ
phận của nhà máy xử lý nước thải như bể lắng và bể lọc.
 Màu sắc
10
Nước thải chứa oxy hòa tan (DO) thường có màu xám. Nước thải có màu đen

thường có mùi hôi thối chứa lượng oxy hòa tan rất ít hoặc không có.
 Mùi:
Nước không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân huỷ các hợp chất hữu
cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S. Xác của các vi sinh vật, thực vật có
Prôtêin là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên tố N, P, S nên khi thối rữa
đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi: khai là Amôniac (NH
3
), tanh là các Amin (R
3
N,
R
2
NH-), Phophin (PH
3
). Các mùi thối là khí Hiđrô sunphua (H
2
S). Đặc biệt, chất chỉ
cần một lượng rất ít có mùi rất thối, bám dính rất dai là các hợp chất Indol và Scatol
được sinh ra từ sự phân huỷ Tryptophan, một trong 20 Aminoaxit tạo nên Prôtêin
của vi sinh vật, thực vật và động vật.
 Vị:
Nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ pH=7. Nước có vị chua là do tăng
nồng độ Axít của nước (pH<7). Các Axít (H
2
SO
4
, HNO
3
) và các Ôxít axít (N
x

O
y
,
CO
2
, SO
2
) từ khí quyển và từ nước thải công nghiệp đã tan trong nước làm cho độ
pH của nước thải giảm xuống. Vị nồng là biểu hiện của kiềm (pH>7). Các cơ sở
công nghiệp dùng Bazơ thì lại đẩy độ pH trong nước lên cao. Lượng Amôniac sinh
ra do quá trình phân giải Prôtêin cũng làm cho pH tăng lên. Vị mặn chát là do một
số muối vô cơ hoà tan, điển hình là muối ăn (NaCl) có vị mặn.
 Chất. rắn
Chất rắn bao gồm các chất lơ lửng hoặc các chất hòa tan trong nước và nước thải.
Chất rắn được chia thành các phần khác nhau, nồng độ của chúng cho biết chất
lượng của nước thải và là tham số quan trọng để kiểm soát các quá trình xử lý.
Thành phần chất rắn trong nước thải bao gồm:
- Tổng chất rắn, (TS), bao gồm tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và tổng chất rắn hòa
tan (TDS). Mỗi một phần của chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan có thể chia thành
phần bay hơi hoặc phần cố định. Tổng chất rắn là các chất còn lại trong cốc sau khi
11
bay hơi mẫu nước thải trong một giờ hoặc qua đêm trong lò nung ở nhiệt độ từ
103
0
C đến 105
0
C. TS được xác định bằng công thức:
(A-B)× 1000
Thể tích mẫu, ml
mg TS/l =



A - trọng lượng của cặn khô + trong lượng của cốc, mg
B - trọng lượng của cốc, mg
1000 – hệ số chuyển đổi 1000 ml/l
- Tổng chất rắn lơ lửng, (TSS), được quy cho cặn không có khả năng lọc. TSS là
một tham số quan trọng đối với nước thải và là một trong những tiêu chuẩn trong xử
lý nước. Tiêu chuẩn TSS đối với nước thải sau khi xử lý sơ cấp và thứ cấp thường
bằng 30 và 12 mg/l. TSS được xác định bằng cách lọc mẫu đã được trộn đều qua
giấy lọc có kích thước lỗ bằng 0,2
µ
m. Cặn giữ lại trên giấy lọc được nung trong lò
nung trong thời gian ít nhất là 1 giờ ở nhiệt độ từ 103
0
C đến 105
0
C cho đến khi khối
lượng không đổi. TSS được xác định bằng công thức:
Thể tích mẫu, ml
(C – D) × 1000
mg TSS =


C - trọng lượng của giấy lọc và cốc nung + cặn khô, mg
12
(2.1)
(2.2)
D – trọng lượng của giấy lọc và cốc nung, mg
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS), chất rắn hòa tan được gọi là cặn không có khả
năng lọc. Tổng chất rắn hòa tan trong nước thải thô nằm trong khoảng từ 250 – 850

mg/l.
TDS được xác định như sau: mẫu sau khi được trộn đều, lọc qua giấy lọc sợi
thủy tinh có kích thước lỗ bằng 2,0 µm. Dịch lọc được bay hơi trong thời gian ít
nhất là 1 giờ trong lò nung ở nhiệt độ 180 ± 2
0
C. Trọng lượng tăng lên của cốc
nung là trọng lượng của TDS được xác định bằng công thức:
(E – F) × 1000
Thể tích mẫu (ml)
mg/TDS/l =
E - trọng lượng cặn khô + cốc nung, mg
F - trọng lượng cốc, mg
- Chất rắn bay hơi và chất rắn cố định – cặn từ TS, TSS hoặc TDS được nung ở
550
0
C. Trọng lượng bị mất sau khi nung là chất rắn bay hơi. Ngược lại, chất rắn còn
lại là chất rắn cố định. Phần chất rắn bay hơi và chất rắn cố định được xác định
bằng công thức:
Thể tích mẫu, ml
(G - H) × 1000
mg chất rắn bay hơi/l =
13
(2.3)
(2.4)
(H - I ) × 1000
Thể tích mẫu, ml
mg chất rắn cố định /l =
G – trọng lượng của cặn + trọng lượng cốc trước khi nung, mg
H – trọng lượng cặn + cốc nung hoặc phin lọc sau khi nung, mg
I – trọng lượng cốc hoặc phin lọc, mg

Xác định phần bay hơi của chất rắn để kiểm soát hoạt động của nhà máy xử lý
nước thải, bởi vì nó cho biết kết quả thô của lượng chất hữu cơ trong phần chất rắn
của nước thải.
Kết quả xác định chất rắn bay hơi và chất rắn cố định không phân biệt độ chính
xác giữa chất hữu cơ và vô cơ, bởi vì lượng mất khi nung không xác nhận chỉ có
hợp chất hữu cơ mà còn một số hợp chất muối vô cơ cũng bị phân hủy. Xác định
các chất hữu cơ có thể được tiến hành bằng kiểm tra nhu cầu oxy sinh hóa (BOD),
nhu cầu oxy hóa học (COD) và tổng cacbon hữu cơ (TOC).
- Chất rắn có khả năng lắng - các vật liệu lơ lửng có khả năng lắng trong một thời
gian xác định. Chất rắn lắng được biểu diễn theo đơn vị ml/l hoặc mg/l.
Phương pháp thể tích để xác định chất rắn có khả năng lắng như sau:
Cho nước thải vào ống đong hình trụ có các vạch chia thể tích. Sau khi hỗn hợp
được trộn đều, để im trong thời gian 45 phút. Dùng đũa thủy tinh đầu bọc cao su
đảo nhẹ quanh thành ống. Sau đó, để im thêm 15 phút nữa. Ghi thể tích chất rắn
lắng theo ml/l.
14
(2.5)
Một thí nghiệm khác để xác định chất rắn có khả năng lắng là phương pháp trọng
lượng. Đầu tiên, xác định tổng chất rắn lơ lửng như đã giới thiệu ở trên. Sau đó, xác
định chất rắn lơ lửng không có khả năng lắng từ dung dịch của cùng một mẫu đã
được để lắng trong thời gian 1 giờ. Tiếp theo, xác định TSS (mg/l) của dịch lỏng.
Kết quả thu được là tổng chất rắn không có khả năng lắng. Chất rắn có khả năng
lắng được xác định theo công thức:
[mg chất rắn có khả năng lắng / l ] = [mg TSS / l) - (mg chất rắn không có khả
năng lắng/l) (2.6)
 Độ đục:
Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ lửng.
Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc tạo váng trên mặt nước.
Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt.
 Nhiệt độ:

Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nước bề mặt ở Việt Nam
dao động từ 14,3-33,5
0
C. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt độ chính là nhiệt của các
nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy, khi nhiệt độ tăng lên còn làm
giảm hàm lượng Ôxy hoà tan trong nước.
 Độ dẫn điện:
Các muối tan trong nước phân li thành các ion làm cho nước có khả năng dẫn điện.
Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ và độ linh động của các ion. Do vậy, độ dẫn
điện cũng là một yếu tố đánh giá mức độ ô nhiễm nước.
 DO (lượng oxy hoà tan):
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật sống
dưới nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng…). DO thường được tạo ra do sự hoà
tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm
khoảng 8-10 mg/l và dao động mạnh phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá
chất, sự quang hợp của tảo… Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật trong nước
giảm hoạt động hoặc chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô
nhiễm nước của các thuỷ vực.
15
 Chỉ tiêu vi sinh vật:
Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi rút, nấm, rêu tảo, giun sán Để đánh
giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người ta đánh giá qua một loại vi khuẩn đường
ruột hình đũa điển hình có tên là Côli (NH
4
Cl). Côli được coi như một loại vi khuẩn
vô hại sống trong ruột người, động vật. Côli phát triển nhanh ở môi trường Glucoza
0,5% và Clorua amoni 0,1%; Glucoza dùng làm nguồn năng lượng và cung cấp
nguồn Cacbon, Clorua amoni dùng làm nguồn Nitơ. Loại có hại là vi rút. Mọi loại
virus đều sống ký sinh nội tế bào. Bình thường khi bị dung giải, mỗi con Coli giải
phóng 150 con virus.

Trong 1 ml nước thải chứa tới 1.000.000 con vi trùng Coli.
Ngoài vi khuẩn ra, trong nước thải còn có các loại nấm meo, nấm mốc, rong tảo và
một số loại thuỷ sinh khác Chúng làm cho nước thải nhiễm bẩn sinh vật.
Trên b́nh diện toàn cầu, nước là một tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước chỉ
hữu dụng với con người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng
theo yêu cầu. Hơn 99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng
đối với đa số các mục đích của con người do độ mặn (nước biển), địa điểm, dạng
(băng hà).
2.1.3.2. Tính chất hóa học
Chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan trong nước thải chứa các chất hữu cơ và vô
cơ. Chất hữu cơ có thể là hydrat cacbon, mỡ, dầu, chất béo, chất hoạt động bề mặt,
protein, thuốc trừ sâu, các hợp chất hữu cơ bay hơi, các chất hóa học độc hại, v.v.
Các chất vô cơ bao gồm kim loại nặng, chất dinh dưỡng (N, P), pH, độ kiềm, clo,
sulfua Các chất khí như CO
2
, N
2
, O
2
, H
2
S và CH
4
cũng có thể có mặt trong nước
thải.
Nồng độ nitơ trong nước thải sinh hoạt thô (nước thải chưa xử lý) từ 25 – 85
mg/l đối với tổng nitơ (bao gồm N-nitrat, N-amoni, N-nitrit và N- hữu cơ); 12 – 50
mg/l là N – NH
4
+

; 8 – 35 mg/l là N – hữu cơ. Nồng độ nitơ hữu cơ được xác định
bằng tổng nitơ kieldahl (TKN).
16
Tổng nồng độ phốt pho trong nước thải thô nằm trong khoảng từ 2 – 20 mg/l,
trong đó bao gồm từ 1 – 5 mg/l là phốt pho hữu cơ và từ 1 -15 mg/l là phốt pho vô
cơ. Phốt pho và nitơ trong nước thải là những chất dinh dưỡng cho sự phát triển và
tái tạo của vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải và trong nước tự nhiên.
Nồng độ chất hữu cơ của nước thải thường được đo bằng nhu cầu oxy sinh hóa
trong thời gian 5 ngày (BOD
5
), nhu cầu oxy hóa học (COD) và tổng cacbon hữu cơ
(TOC). Đo BOD5 là đo lượng oxy đòi hỏi để oxy hóa chất hữu cơ trong mẫu trong
thời gian 5 ngày ổn định sinh học ở 20
0
C. Giai đoạn này là giai đoạn oxy hóa
cacbon BOD (CBOD). Xử lý nước thải bậc hai được thiết kế đặc biệt để khử
CBOD.
Tỷ lệ của C, N và P trong nước thải là một tham số hết sức quan trọng đối với
quá trình xử lý sinh học. Tỷ lệ chung chấp nhận được trong nước thải BOD/N/P để
xử lý sinh học là 100/5/1 tương ứng, nghĩa là 100 mg/l BOD, 5 mg/l N và 1 mg/l P.
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là đo lượng tương đương oxy với hàm lượng chất
hữu cơ trong mẫu bị oxy hóa bởi chất oxy hóa mạnh như là K
2
CrO
4
. Đo COD thuận
tiện cho việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải vì thời gian xác định nhanh hơn
BOD
5
. Giá trị COD thường cao hơn BOD

5
. Tỷ lệ điển hình giữa COD và BOD
5
trong nước thải thô thường là 0,5 : 1 và có thể giảm xuống 0,1 : 1 đối với nước thải
sau khi xử lý bậc hai. Vùng COD tiêu chuẩn đối với nước thải thô từ 200 – 600
mg/l.
2.1.4. Tác động của nước thải chưa qua xử lí
Các chất bẩn trong nước thải là tác nhân tác động trực tiếp đối với môi trường và
sức khỏe con người. Đó là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ phân hủy sinh học, vi
khuẩn gây bệnh, hợp chất hữu cơ khó phân hủy, chất dinh dưỡng (N, P), kim loại
nặng và các chất vô cơ hòa tan. Bảng 1.1. đưa ra sự tác động điển hình của các chất
ô nhiễm trong nước thải đối với môi trường và con người.
17
Chất rắn trong nước thải sinh hoạt có thể lắng đọng thành cặn, làm tắc hệ thống
ống thoát nước, lấp đầy kênh rạch và sông ngòi. Dầu mỡ tạo thành bọt trôi nổi gây
mất thẩm mỹ của nguồn nước tự nhiên.
Chất dinh dưỡng N và P gây ra sự phú dưỡng trong nước. Các hồ và nước sông
chảy với tốc độ chậm bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nước sông chảy tốc độ nhanh
hơn. Trong các hồ và sông có dòng chảy chậm, tảo được nuôi dưỡng bằng các chất
dinh dưỡng, khi chúng bị phân hủy sẽ lắng xuống mặt đáy như trầm tích. Sau đó,
chất dinh dưỡng lại được giải phóng khỏi trầm tích trở lại pha nước. Đây là chu
trình sinh sản và chết của tảo trong môi trường nước. Trong giai đoạn đầu, sự sống
dưới nước phú dưỡng khá phong phú, tảo phát triển rất mạnh, một lượng lớn tảo bắt
đầu chết để cho một chu kỳ sinh sản mới. Sự phân hủy tảo chết làm cho BOD của
nước tăng lên, dẫn đến nước bị suy giảm lượng oxy. Một số loại tảo tiết ra chất độc
có thể làm nguy hại đến các loại chim ăn cá và làm gây bỏng lên da khi tiếp xúc với
nước. Nước bị phú dưỡng sẽ nâng giá thành xử lý, đặc biệt trong xử lý nước cho
mục đích sinh hoạt.
Kim loại nặng và các chất độc hại khác được sử dụng trong nhà là những nguồn
ô nhiễm cho nguồn nước. Kim loại nặng bao gồm Cu, Zn, Cd, Ni, Cr và Pb có

nguồn gốc từ những vật liệu chế tạo đường ống cung cấp nước, các chất tẩy rửa, các
loại vật liệu sử dụng để lợp mái nhà, hệ thống thoát nước, v.v. Khi hàm lượng kim
loại nặng trong nước thải đủ cao, chúng sẽ đầu độc vi khuẩn, thực vật, động vật và
con người. Các nguồn khác của những vật liệu độc hại có trong nước thải gia đình
là thuốc chữa bệnh quá đát, chất diệt côn trùng và diệt cỏ, các dung môi hữu cơ, sơn
và các chất hóa học khác. Các chất này có thể ăn mòn đường ống dẫn nước thải và
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ thống của nhà máy xử lý nước thải. Khi có
mặt với hàm lượng cao, kim loại nặng trong nước thải sẽ gây bất lợi cho quá trình
xử lý.
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường
18
Chất ô nhiễm Nguồn gốc Tác động đến môi trường
Chất rắn lơ lửng
(SS)
Nước sinh hoạt, nước
thải công nghiệp, xói
mòn bởi dòng chảy.
Gây ra sự lắng đọng bùn và điều kiện
kỵ khí trong môi trường nước.
Hợp chất hữu cơ
phân rã sinh học
Nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp.
Gây ra phân hủy sinh học dẫn đến sử
dụng quá lượng oxy mà nguồn nước có
thể tiếp nhận dẫn đến các điều kiện
không thích hợp.
Vi khuẩn gây
bệnh
(Pathogens)

Nước thải sinh hoạt. Truyền bệnh cho cộng đồng.
Chất dinh
dưỡng
Nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp.
Có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng
Các chất hữu cơ
khó phân hủy
Nước thải công nghiệp. Có thể gây ra mùi và vị, có thể là chất
độc hoặc chất gây ung thư.
Kim loại nặng Nước thải công nghiệp,
nước hầm mỏ…
Độc
Các chất vô cơ
hòa tan
Nước sử dụng cho sinh
hoạt và công nghiệp.
Ảnh hưởng đến việc sử dụng lại nguồn
nước thải.
Để ngăn cản sự hủy hoại môi trường, nước thải cần phải được xử lý. Xử lý nước
thải là loại bỏ các chất rắn và BOD của nước thải. Trên cơ sở đó, cần phải đưa ra
mức độ xử lý nước thải để đạt được nồng độ tới hạn của chất bẩn trước khi thải ra
môi trường. Mức độ xử lý nước thải sẽ phụ thuộc vào các tiêu chuẩn cho phép của
từng quốc gia.
2.2. Các nguyên tắc xử lý nước thải theo cơ học, hóa lý, sinh học:
19
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các
loại chất không tan, ít tan và cả những hợp chất tan trong nước nên việc xử lý nước
thải là nhằm loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn
tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp

thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải. Nguyên
tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào:
− Thành phần và tính chất nước thải
− Mức độ cần thiết xử lý nước thải
− Lưu lượng và chế độ xả thải
− Đặc điểm nguồn tiếp nhận
− Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vực dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải
− Điều kiện địa chất thuỷ văn, khí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng
− Điều kiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, giao thông,…)
− Điều kiện vận hành và quản lý hệ thông xử lý nước thải
Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
• Phương pháp xử lý cơ học
• Phương pháp xử lý hóa lý
• Phương pháp xử lý sinh học
2.2.1. Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp cơ học:
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất
này ra khỏi nước thải, thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song
chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc.
Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và
mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
2.2.1.1. Thiết bị chắn rác:
Thiết bị chắn rác có thể là song chắn rác hoặc lưới chắn rác, hoạt động theo
nguyên tắc chênh lệch kích thước các loại rác bẩn thô khi đi qua song chắn hay lưới
chắn. Tại đây những loại có kích thước lớn như giẻ, rác, đồ hộp, bao nilon sẽ bị giữ
lại, những loại có kích thước nhỏ hơn sẽ đi qua lưới và đến công đoạn xử lý tiếp
theo, nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng
20
nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi, ổn định cho cả hệ thống xử
lý nước thải.
Song và lưới chắn rác được cấu tạo bằng các thanh kim loại song song, các tấm

lưới đan bằng thép hoặc tấm thép có đục lỗ …, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng
một góc 45 – 60
0
nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 85
0
nếu làm
sạch bằng máy.
Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết diện
tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó, thông dụng
hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn phía
trước hướng đối diện với dòng chảy.
Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ 0,6 – 1 m/s. Vận tốc
cực đại giao động trong khoảng 0,75 – 1 m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song.
Vận tốc cực tiểu là 0,4 m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn.
 Phân loại:
− Tùy theo kích cỡ các mắc lưới hay khoảng cách giữa các thanh mà ta phân biệt
loại chắn rác thô, trung bình hay rác tinh. Song chắn rác thô có khoảng cách
giữa các thanh từ 60 – 100 mm (Hình 2.1) và song chắn rác tinh có khoảng cách
giữa các thanh từ 10 – 25 mm (Hình 2.2).
− Theo cách thức làm sạch thiết bị chắn rác ta có thể chia làm 2 loại:
+Song chắn rác vớt rác thủ công, dùng cho trạm xử lý có công suất nhỏ dưới 0,1
m
3
/ngày
+Song chắn rác vớt rác cơ giới, dùng cho trạm xử lý có công suất lớn hơn 0,1
m
3
/ngày
21


Hình 2.1. Song chắn rác thô Hình 2.2. Song chắn rác tinh
2.2.1.2. Bể điều hòa: duy trì sự ổn định của dòng thải
Là đơn vị dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và
tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm bảo đầu ra
sau xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.
Có 2 loại bể điều hòa: bể điều hòa lưu lượng, bể điều hòa lưu lượng và chất
lượng. Các phương án bố trí bể điều hòa có thể là bể điều hòa trên dòng thải hay
ngoài dòng thải xử lý. Phương án điều hòa trên dòng thải có thể làm giảm đáng kể
dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau, còn phương án điều
hòa ngoài dòng thải chỉ giảm được một phần nhỏ sự dao động đó. Vị trí tốt nhất để
bố trí bể điều hòa cần được xác định cụ thể cho từng hệ thống xử lý, và phụ thuộc
vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom cũng như đặc tính của nước thải.
22
Hình 2.3. Bể điều hòa lưu lượng
2.2.1.3. Bể lắng cát: Loại bỏ cặn thô, nặng
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ
0,2 mm đến 2 mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi
bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học
phía sau.
Bể lắng cát có thể phân thành 3 loại:
− Bể lắng cát ngang: Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài của bể.
Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
− Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên trên theo thân bể. Nước được
dẫn theo ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể.
− Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào
bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra
ngoài.
Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng
rãi. Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt qua 0,3 m/s. Vận tốc
này cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu

hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công trình tiếp theo.
2.2.1.4. Bể lắng: Tách các chất bẩn không hòa tan
Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:
− Bể lắng đợt 1: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các chất
rắn, chất bẩn lơ lững không hòa tan có sẵn trong nước thải.
− Bể lắng đợt 2: Được đặt sau công trình xử lý sinh học, dùng để lắng các cặn vi
sinh, bùn làm trong nước bằng quá trình keo tụ tạo bông trước khi thải ra nguồn
tiếp nhận.
23
Căn cứ vào chiều dòng chảy của nước trong bể, bể lắng chia thành các loại:
− Bể lắng ngang: thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000
m
3
/ngày.
− Bể lắng đứng: dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không
lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước từ 1,5 – 2,5 h.
Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20 %.
2.2.1.5. Lọc: Tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ
Lọc là quá trình thực hiên nguyên tắc này nhờ các vật liệu lọc, vách ngăn xốp,
cho phép chất lỏng đi qua và giữ các tạp chất lại. Vật liệu lọc được sử dụng thường
là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi, thậm chí cả than nâu, than bùn hoặc than gỗ.
Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương.
Có nhiều dạng lọc: lọc chân không, lọc áp lực, lọc chậm, lọc nhanh, lọc chảy
ngược, lọc chảy xuôi…

Hình 2.4. Bồn lọc áp lực Hình 2.5. Lọc chân không
2.2.1.6. Tuyển nổi:
24
Tách các tạp chất phân tán không tan, tự lắng kém (hay các chất hòa tan như các
chất hoạt động bề mặt )

Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất
lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử
hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng.
Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt
khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm
lượng chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30 micromet
(bình thường từ 50 – 120 micromet).
2.2.2. Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp hóa lý:
Cơ sở của phương pháp này là dựa trên các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô
nhiễm có trong nước thải và hóa chất thêm vào. Khi ta đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, lúc đó sẽ có những biến đổi hoá
học, tạo thành chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại,
không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý hóa lý gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa, keo tụ,
đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion … Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý
độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công
nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
− Ưu điểm : có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý
nước khép kín.
− Nhược điểm: chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý
nước thải với quy mô lớn, thường tạo thành các sản phẩm phụ độc hại.
2.2.2.1. Trung hòa
Cơ sở là phản ứng trung hòa: Acid + Bazơ → Muối + Nước
25

×