Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.57 KB, 21 trang )

Khi bạn tham gia phỏng vấn tuyển dụng, các yếu tố tự tin, khả năng ăn nói lưu loát và kỹ
thuật đàm phán khéo léo có vai trò quyết định đến sự thành công. Do vậy, bạn cần có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng và quan trọng hơn cả cần giải thoát bản thân khỏi tâm lý lo lắng, hồi hộp.
Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng cần
thiết, tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn tìm việc làm và nhanh chóng trở thành ứng cử viên
số một của nhà tuyển dụng.
1. Chuẩn bị kỹ lưỡng
Bạn hãy chuẩn bị cẩn thận những số liệu và thông tin chứng minh năng lực và giá trị của bạn
với nhà tuyển dụng. Bạn cần đánh giá đúng năng lực và giá trị của mình trên thị trường lao
động là phù hợp với những vị trí công việc nào. Do vậy, việc nghiên cứu, so sánh các vị trí
công việc khác nhau đối với bạn sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. Các yêu cầu và nhiệm
vụ cần thiết đối với các vị trí đó của công ty tuyển dụng sẽ khiến bạn lựa chọn chính xác việc
nộp đơn vào vị trí nào là thích hợp.
2. Thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là sự công bằng và cơ hội thăng tiến
Hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi
trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này.
Đồng thời, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách
nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong
tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên
thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn.
3. Cho thấy việc tuyển dụng bạn không phải là mất đi một khoản chi phí, mà là một
khoản đầu tư
Hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng và kinh nghiệm giúp công ty tìm ra các giải
pháp tăng trưởng doanh số bán hàng, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh hiệu suất công việc Bạn
nên đưa ra các bảng biểu hay sơ đồ minh họa cho những ý tưởng của mình. Hãy sử dụng
những dữ liệu thực nếu có thể.
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng vị trí công việc mà bạn nộp đơn xin tuyển dụng rất quan trọng, vì nó
sẽ giúp bạn chứng minh mình có đủ kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh cần thiết đáp
ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rõ ràng rằng tại sao họ nên
tuyển dụng bạn. Hãy chứng minh bạn là sự lựa chọn tốt nhất của họ.
CANON - HÀNG CHÍNH HÃNG - BẢO HÀNH CHÍNH HÃNG


4. Đừng bao giờ hé lộ các con số thực về lương và thưởng mong muốn của bạn hay mức
lương hiện tại của bạn
Sau khi đã chứng minh được năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, cách tốt nhất nói
về mức lương là bạn cần phải biết rõ công việc yêu cầu những gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra
một phạm vi nhất định để thỏa thuận về lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác…
Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định yêu cầu bạn đưa ra một con số cụ thể thì bạn nên
làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hãy hỏi những người làm ở vị trí tương đương
để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn biết giá trị sức lao động của mình và sự
công bằng mà bạn muốn có của nhà tuyển dụng.
5. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng
vấn
Trước khi vào phỏng vấn, bạn phải biết chính xác lý do và cái giá phải trả để có được cơ hội
làm việc tại đây, ví dụ như: Cơ hội việc làm này có giá trị như thế nào với bạn? Bạn sẽ phải
từ bỏ những gì để có nó? Bạn phải đánh đổi những gì để đảm bảo sẽ thành công với công
việc mới? Liệu có những yêu cầu bắt buộc nào không?
Trong quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường khi trả lời các câu
hỏi cũng như khẳng định các giá trị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên mềm dẻo các nhu
cầu của bản thân với khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đến thời gian làm việc
& mức lương, thưởng, cơ hội học hỏi & khả năng tham dự các cuộc họp bàn quan trọng mà
bạn sẽ có nếu được tuyển dụng.
6. Nhớ rằng đây là cơ hội hai bên cùng có lợi đối với cả bạn và nhà tuyển dụng
Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn có công việc này và tự tin khẳng định
việc nhà tuyển dụng đồng ý nhận bạn sẽ là một quyết định sáng suốt. Bạn hoàn toàn có thể
giúp ích cho họ rất nhiều.
Hãy khoan nói đến vấn đề tiền lương, thưởng và coi đó không phải là vấn đề quan trọng nhất
đối với bạn. Vấn đề quan trọng nhất là bạn có cơ hội để khẳng định mình tốt hơn, có thể giúp
đỡ nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng kinh doanh, nâng cao hiệu
quả các hoạt động bán hàng, tiếp thị… và mang lại kết quả kinh doanh cao hơn.
Việc tập trung quá nhiều vào các đòi hỏi lương bổng và đề cập ngay lập tức về mức lương có
thể khiến bạn mất điểm trong sự nhìn nhận, đánh giá từ phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về

lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có
thể để chủ đề này được bàn bạc vào cuối buổi phỏng vấn.
7. Quan tâm nhiều tới “sếp” tương lai của bạn hơn là những nhà quản lý nhân sự
Sẽ thật tuyệt vời nếu người “sếp” tương lai của bạn biết rõ các nhu cầu và sẽ tự mình quyết
định tuyển dụng bạn. Tìm kiếm được người tài sẽ mang lại “lợi nhuận” cho “sếp”. Do vậy,
bạn hãy thể hiện các kỹ năng thích hợp nhất ngay từ lúc đầu và bằng khả năng đàm phán,
thương lượng để mang lại những điều khoản có lợi nhất cho bản thân bạn khi được tuyển
dụng.
Sau cùng, cuộc phỏng vấn tuyển dụng luôn là cơ hội để bạn tỏa sáng, vì vậy đó không phải là
lúc để thể hiện tính khiêm nhường. Hãy thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và đặc biệt không quên
dành một thời gian nhất định để đánh bóng bản thân.
Những điều cần chuẩn bị khi phỏng vấn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />ArticleID=103883&ChannelID=4
Trước khi gặp ứng viên, bạn hãy liệt kê tất cả các kỹ năng của ứng viên cần phải có để đáp
ứng các yêu cầu của vị trí tuyển dụng trong công ty bạn, ở thời điểm hiện tại và cả trong
tương lai.
Khôn
g
nên tỏ
thái
độ xa
cách
với
các
ứng
viên.
Cần xem xét không chỉ các kỹ năng chuyên môn mà còn những kỹ năng hỗ trợ khác như: khả
năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc, khả năng giao tiếp… của ứng viên.
Dựa vào bản liệt kê này, hãy chuẩn bị những câu hỏi nhằm nắm bắt những thông tin quan
trọng. Điều đó là cơ sở cho việc bạn có quyết định tuyển dụng ứng viên đó hay không.

Ví dụ như bạn cần một người cho vai trò là người lãnh đạo thì câu hỏi có thể là: “Hãy chia sẻ
một vài kinh nghiệm trong việc dẫn dắt một đội ngũ mà trong đó tồn tại rất nhiều những mâu
thuẫn nội bộ. Bạn sẽ làm thế nào để tạo nên tinh thần đồng đội nếu bạn đảm nhiệm vị trí
đó?”.
Hãy nghĩ đến những vấn đề đang tồn tại ở công ty bạn, tổng hợp chúng thành những tình
huống đặt ra cho các ứng viên, qua đó đánh giá họ có thể giải quyết các vấn đề đó đến mức
độ nào.
Linh hoạt trong bố trí các cuộc hẹn
Sắp xếp linh hoạt thời gian phỏng vấn theo đề nghị của ứng viên. Một số ứng viên có thể sẽ
không sắp xếp được thời gian để tham dự phỏng vấn đúng như theo yêu cầu của nhà tuyển
dụng.
Nếu bạn muốn tìm được người giỏi nhất cho vị trí mà bạn đang cần , hãy kiên nhẫn và linh
hoạt trong việc bố trí lịch hẹn phỏng vấn.
Dẫn dắt cuộc phỏng vấn
Sau đây là một vài kinh nghiệm dành cho phỏng vấn viên khi ứng xử trong phỏng vấn.
- Không để các ứng viên chờ đợi quá lâu trước khi được phỏng vấn,
- Không nên có thái độ xa cách, lạnh lùng, ngay cả khi bạn là ông chủ,
- Không độc diễn khi phỏng vấn. Một nguyên tắc hiệu quả là hãy để 80% thời gian để các
ứng viên tự nói về bản thân và các mục tiêu nghề nghiệp của họ
- Mỉm cười và tạo cho ứng viên tâm lý thoải mái, cho dù bạn đã có một ngày làm việc tồi tệ
đi chăng nữa.
- Nhớ tên của người mình sẽ dự định phỏng vấn vì có như vậy mới tạo cho các ứng viên hiểu
rằng bạn đang thực sự quan tâm đến họ.
- Chăm chú lắng nghe ứng viên bộc lộ mình
- Nếu ứng viên không hiểu câu hỏi của bạn, hãy nhắc lại một cách rõ ràng hơn.
Kết thúc phỏng vấn
Đừng quên hỏi các ứng viên xem họ có muốn hỏi điều gì về công ty hoặc công việc không.
Hãy đảm bảo rằng ứng viên sẽ rời khỏi nơi phỏng vấn với một tâm trạng thoải mái, bởi vì rất
có thể một ngày nào đó họ sẽ trở thành người phỏng vấn chính bạn .
7 điều cần làm khi đi phỏng vấn ở công ty

lớn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />di-phong-van-o-cong-ty-lon/2008/5/230662.vip
(Dân trí) - Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí cao cấp của một tập đoàn lớn, quá
trình phỏng vấn sẽ hoàn toàn khác với những gì bạn đã từng gặp hay tưởng tượng.
Người phỏng vấn có rất nhiều cách để tìm ra được những ứng viên tài năng nhất.
Có vài điểm sau mà bạn cần lưu ý:
Chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng

Ứng viên nào tham gia phỏng vấn cũng đều am hiểu những lĩnh vực cụ thể có giá trị với
doanh nghiệp nhưng ứng viên nào biết vượt qua giới hạn chỉ thuần tuý am hiểu kiến thức và
thể hiện khả năng vận dụng kiến thức tốt nhất sẽ giành được công việc. Các nhà quản lý cấp
cao nói chung thường muốn tuyển những người chú tâm và am hiểu tầm bao quát.

Mẹo: Thể hiện rõ rằng bạn tường tận các khía cạnh của vấn đề và hiểu tầm quan trọng của
chúng; rằng bạn biết cách sử dụng và tổng hợp thông tin.

Hiểu rõ những vấn đề họ đang quan tâm

Bạn nên tìm hiểu trước ở nhà để hiểu rõ không chỉ thông về công việc hay cơ hội thăng tiến
ở vị trí bạn đang ứng tuyển mà còn cả công việc của người quản lý ở cấp cao hơn. Bạn có
biết người này phải báo cáo công việc với ai không và sếp của sếp đó quan tâm đến những
vấn đề gì.

Mẹo: Sử dụng những điều đã tìm hiểu được đó trong cuộc trò chuyện khi phỏng vấn. Hãy tỏ
thái độ quan tâm không chỉ tới những điểm cụ thể của công việc mà còn tới sản phẩm và thị
trường của công ty đó. Hãy hỏi những câu mang tính mở rộng như “Ông/bà nghĩ như thế
nào và sự phát triển ở thị trường Ấn Độ?”

Tìm kiếm những câu trả lời


Các sếp luôn tìm kiếm những ứng viên là người tư duy sáng tạo, có thể tập trung vào việc
tìm ra những giải pháp. Việc chứng tỏ bạn am hiểu các chi tiết của vấn đề mà công ty đó
đang phải đương đầu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện thái độ sẵn sàng tìm kiếm các
lựa chọn và giải pháp để giải quyết khó khăn đó.

Mẹo: Hãy nghĩ về những khó khăn trong quá khứ bạn đã tìm ra và cố gắng giải quyết. Bạn
cần thể hiện thái độ sẵn sàng đảm trách những vấn đề nan giải.

Thể hiện tinh thần gan góc và có bản lĩnh

Dù người phỏng vấn bạn là ai thì bạn cũng nên chứng tỏ mình là người có bản lĩnh. Những
người đứng đầu một tổ chức luôn cần và muốn có xung quanh họ những người không ngại
nói ra chính kiến và tự tin khẳng định ý tưởng của mình.

Mẹo: Hãy chuẩn bị sẵn một ví dụ về khoảng thời gian bạn không ngại phải tự lực cánh sinh
và những hành động của bạn đã tạo ra thay đổi thực sự.

Thể hiện bạn cũng là người mềm mỏng khi cần thiết

Tất nhiên là bạn nên nói rõ và khẳng định ý tưởng của mình nhưng cũng có những lúc các
sếp của bạn lại muốn, và thậm chí rất cần bạn biết chấp nhận quyết định đã được đưa ra
ngay cả khi bạn không đồng ý.

Mẹo: Hãy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ bạn có thể thảo luận để chứng tỏ bạn
hoàn toàn thoải mái khi đương đầu với những thách thức của một môi trường năng động.

Lắng nghe

Cũng giống như việc bạn cố gắng chứng tỏ mình trong khi phỏng vấn không phải là người
quá nhút nhát tới mức không dám nói điều gì, bạn cũng cần phải thể hiện cụ thể bạn không

phải là người quá tự tin hoặc chỉ chăm chăm lấn át người khác. Hãy thể hiện bạn biết lắng
nghe người khác và không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác.

Mẹo: Đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của người hỏi với tinh thần xây dựng.
Chẳng hạn nếu bạn được hỏi rằng sẽ làm gì trong một tình huống cụ thể, hãy cố gắng kiềm
chế mong muốn trả lời ngay trước khi bạn hỏi thêm một vài câu hỏi của bạn.

Giữ thái độ lạc quan, tích cực

Nếu có một điều nào đó mà hầu như các sếp đều không thích thì đó chính là sự than vãn, rên
rỉ. Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn thu dụng những nhân viên có thái độ lạc quan và chủ
động thực sự trong công việc. Hãy chuẩn bị sẵn các ví dụ đề xuất tích cực về các vấn đề và
khó khăn bạn đã xem xét trước để thể hiện kỹ năng của bạn.

Mẹo: Lờ đi mọi chỉ trích của những người sếp cũ, ngay cả khi nhà tuyển dụng chủ động
khuyến khích bạn nói ra.

Một buổi phỏng vấn nơi công cộng
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />van-noi-cong-cong/2008/5/232523.vip
(Dân trí) - Phỏng vấn thường rất căng thẳng, kể cả với những người đã có thâm niên
đi xin việc. Buổi phỏng vấn sẽ còn căng thẳng hơn nếu nó được tiến hành ở một nơi
công cộng (nhà hàng, quán cà phê) chứ không phải tại công ty.
Có nhiều lý do khiến nhà tuyển dụng muốn hẹn phỏng vấn ứng viên tại nhà hàng. Đó là
cách để họ đánh giá kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội của các ứng viên.

Dưới đây là vài lời khuyên cho bạn khi gặp tình huống như vậy:

Trước bữa ăn

Hãy tìm hiểu trước về nhà hàng nơi bạn sẽ hẹn để phỏng vấn. Biết chính xác mình muốn gọi

món gì ngay khi xem thực đơn, và bạn biết chính xác vị trí của toilet ở đâu sẽ ghi điểm
trước nhà tuyển dụng.

Hãy nhớ luôn nói “cảm ơn” và “làm ơn” với người phục vụ.

Bạn cũng cần học cách sử dụng đúng chức năng từng loại dụng cụ trên mặt bàn. Một cách
rất dễ nhớ đối với nhiều nhà hàng lớn và sang trọng, họ bày lên rất nhiều những dụng cụ
phục vụ cho món ăn và bạn hãy dùng từng thứ một từ ngoài vào trong. Với món salat, dĩa sẽ
để ngoài cùng bên trái. Món tráng miệng sẽ là thìa và dĩa ở phía trên của đĩa. Đồ uống bên
phải và những thứ như bánh, hoa quả ở bên trái. Ví dụ, họ sẽ để cốc nước của bạn bên phải
và đĩa bánh mỳ sẽ để bên trái của bạn.

Để khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, bạn mới lấy khăn ăn trên bàn phủ lên chân hoặc cài
trước ngực.

Ngồi thẳng, không để khuỷu tay lên bàn, và đặc biệt không được nói chuyện khi có thức ăn
trong miệng.

Trong bữa ăn

- Không nên gọi những món ăn “rắc rối” như mỳ ý với quá nhiều nước sốt, những đồ ăn có
xương (như gà, sườn) hay một chiếc bánh kẹp lớn.

- Hãy dùng những thực phẩm mà bạn có thể dễ dàng cắt nhỏ

- Không nên gọi những món khai vị quá đắt tiền.

- Nếu bạn cần rời bàn trong bữa ăn, hãy để khăn ăn của bạn trên ghế ngồi hoặc thành ghế
tuyệt đối không đặt lên mặt bàn


- Hãy cố gắng thưởng thức món ăn một cách thoải mái nhất, như đang dùng bữa và nói
chuyện thông thường với một người bạn

- Đồ uống: Bạn đặc biệt không nên chọn những đồ uống chứa cồn, thậm chí là những ly
cocktail hoa quả. Chất kích thích sẽ làm bạn không sáng suốt. Một cốc nước lọc luôn là lựa
chọn thông minh.

Sau bữa ăn

- Đặt khăn ăn cạnh ngay đĩa đồ ăn của bạn

- Để nhà tuyển dụng lấy hóa đơn. Họ chính là người đề nghị được phỏng vấn bạn tại đây
nên họ sẽ rất vui nếu được trả hóa đơn cho bữa ăn đó.

- Hãy nhớ nói lời cảm ơn sau khi kết thúc bữa ăn. Nếu có thể hãy gửi một bức thư tới họ để
khẳng định một lần nữa sự hứng thú của bạn tới vị trí công việc này

5 điều “tiết lộ” sự thiếu chuyên nghiệp của
bạn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />thieu-chuyen-nghiep-cua-ban/2008/7/241807.vip
Có những điều bạn cho là dễ thương, hài hước, nhưng người khác lại thấy thật ngớ ngẩn.
(Dân trí) - Ở hầu hết những trường hợp bổ nhiệm công việc, nhà tuyển dụng luôn chọn
những ứng viên ưu tú nhất. Tuy nhiên, quyết định của họ có thể thay đổi bởi những
thứ nhỏ nhặt tưởng chừng vô hại.
Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải một trong những sai lầm dưới đây nhé.

1. Sử dụng địa chỉ mail thiếu chuyên nghiệp

Ví dụ: địa chỉ mail của bạn là bánhtáodễthươ hay
mèoconquyếnrũ@gmail.com.


Bạn nghĩ: Đây là một địa chỉ thư rất hay và dễ thương, vui nhộn.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Không thể tin được ai đó lại có thể dùng địa chỉ email như vậy để liên
lạc trong công việc, trao đổi với khách hàng…

2. Cài những lời nhắn ngốc nghếch trong máy trả lời tự động

Ví dụ: Chữ H ở từ “học thuật”, chữ B có trong từ “bia” - và đó là lý do vì sao tôi không có
mặt ở nhà. Vì thế bạn hãy để lại lời nhắn được chứ?

Bạn nghĩ: Tin nhắn trả lời tự động của mình là tin nhắn hài hước nhất. Bạn bè, người thân
chắc chắn ai cũng thích nó.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Trời ơi, người này có thể đang sống ở “khu nhà vui vẻ”. Phỏng vấn đã
là điều không thể chứ đừng nói đến nhận cô ta vào làm.

3. Gửi thư xin việc và sơ yếu lý lịch mà không kiểm tra lại

Bạn nghĩ: Mọi người ai cũng mắc sai lầm, thậm chí cả nhà tuyển dụng. Vì thế nếu có một
hoặc hai lỗi cũng không phải là vấn đề gì lớn. Nhà tuyển dụng sẽ không để ý đến.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Không ai là hoàn hảo, kể cả mình. Mắc hơn một lỗi trong sơ yếu lý
lịch hay thư xin việc là điều không thể chấp nhận, huống chi lại có quá nhiều lỗi như thế
này. Làm sao mình có thể biết được người này có kiểm tra lại trước khi gửi đi không? Nếu
người này vô tình để thêm một hoặc hai số 0 đằng sau bản kê khai tài chính thì như thế nào
chứ? Mình nên loại hồ sơ này và tìm kiếm người cẩn thận và chính xác hơn.

4. Không chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn


Bạn nghĩ: Mình có thể tự xoay sở nếu vướng phải câu hỏi khó bằng ứng đáp theo cách hiểu
của mình. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng không thể mong chờ mình biết tất cả về công ty.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Người này không hề biết một chút về công ty, hoặc họ không quan
tâm tìm hiểu về công ty ra sao. Có thể họ cũng không quan tâm việc mình có được nhận hay
không. Mình cần một người hiểu biết rõ về công ty. Và người tiếp theo có thể sẽ tốt hơn.

5. Quên không gửi lời cảm ơn sau buổi phỏng vấn

Bạn nghĩ: Một lời cảm ơn ư? Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng mình có ý xu nịnh, “luồn cửa
sau”, mình không thích thế.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Người này hẳn không nắm rõ kỹ năng tiếp theo của phỏng vấn. Anh
ta chỉ gửi cho mình một địa chỉ hòm thư như bao người khác. Có chắc anh ta muốn nhận
công việc này không?
Ngọc Linh
Theo carrer-advice
8 câu nói tồi tệ nhất trong cuộc phỏng vấn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />nhat-trong-cuoc-phong-van/2008/7/239175.vip
Cuộc phỏng vấn sẽ bị thất bại nếu bạn hành động một cách thiếu suy nghĩ. Hãy thể
hiện một dáng vẻ chuyên nghiệp, phong thái tự tin và cân nhắc kỹ trước khi trả lời các
câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn biết mình cần nói gì
và tuyệt đối không nói những câu sau đây:

1. “Tôi ghét công việc trước đây”

Sếp trước là một người khắt khe và khó tính, người luôn gây ức chế, căng thẳng cho bạn.
Tất nhiên, bạn chẳng có chút thiện cảm và lời nói tốt đẹp nào dành cho anh ta cả, song, đừng
quá thật thà mà tuôn ra hết những cảm nhận của mình bởi nhà tuyển dụng chắc chắn nghĩ

rằng khi không làm việc ở công ty này nữa, bạn cũng sẽ nói về họ như vậy mà thôi!

Nếu thực sự không ưa sếp cũ, bạn nên chuẩn bị nối kết lý do tại sao công ty và các mối quan
hệ trước không phù hợp với bạn. Sau đó giải thích kiểu công ty mà bạn sẽ lựa chọn và
phong cách quản lý thích hợp nhất.

2. “Tôi không biết bất cứ điều gì về công ty này”

Theo một lẽ tất nhiên của bất kỳ cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi rằng bạn biết gì về
công ty của họ. Nếu bạn nói mình chẳng biết gì về nó cả, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn
nộp đơn xin việc vào đây chỉ vì tiền chứ không phải vì sự nghiệp.

Với công nghệ ngày nay, không có một nhà tuyển dụng nào lại chấp nhận một lời xin lỗi vì
việc thiếu thông tin về công ty mà các ứng viên đang xin tuyển.

3. “Không. Tôi không còn câu hỏi nào nữa”

Câu nói này thể hiện bạn thiếu sự quan tâm đến công việc và công ty. Nhà tuyển dụng nghĩ
rằng, nếu bạn quan tâm thì bạn đã có thể suy nghĩ về những điều cần phải hỏi rồi!

Cho nên, hãy nghiên cứu về công ty trước khi có ý định nhắm vào một vị trí nào đó. Hiểu
chiến lược, mục tiêu cũng như văn hóa làm việc của công ty đó. Có thông tin, bạn sẽ hoàn
toàn giữ thế chủ động trong bất kỳ mọi cuộc phỏng vấn.

4. “Tôi rất cần những ngày nghỉ”

Tất cả chúng ta đều có cuộc sống riêng và bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng hiểu điều này.
Nhưng cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn thương lượng về bổn phận cá nhân mà là
dành ưu tiên cho công việc. Tốt hơn hết, thay vì nói rằng bạn cần có những ngày nghỉ thì
hãy chú trọng vào việc đàm phán về lương. Vì sao?


Nếu đề cấp đến những ngày nghỉ quá sớm, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn quá tự tin như
thể bạn biết mình chắc chắn sẽ được tuyển dụng. Và điều này không mấy có lợi cho bạn.

5. “Bao lâu thì tôi sẽ được thăng chức?”

Khi chưa thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình và những đóng góp cho công ty,
bạn không nên đề cấp đến chuyện thăng tiến bởi thực tế bạn chưa có quyết định tuyển dụng.

Có rất nhiều cách khéo léo để đưa ra câu hỏi này và thể hiện những tham vọng phía trước
của bạn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng chỉ ra tương lai phát triển
của vị trí bạn đinh xin tuyển.

Đối với những vị trí khác, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem tại sao nó lại có nhiều cơ hội mở
như vậy. Bằng cách này bạn sẽ biết được cần làm gì để được thăng tiến và có thể sử dụng
những thông tin đó tạo cơ hội cho mình.

6. “Anh có phải là một thành viên hoạt động tích cực trong nhà thờ không?”

Khi nói chuyện với người phỏng vấn, không nên hỏi những câu không liên quan đến công
việc. Tránh những chủ đề có thể gây tranh cãi và đi quá xa mục đích của buổi phỏng vấn.

7. “Tôi cho rằng….”

Các câu trả lời được đọc như là một kịch bản viết sẵn mặc dù các thông tin đó đúng nhưng
điều ấy lại không để lại ấn tượng cho người phỏng vấn. Nó không chỉ nghe giống như một
kiểu đọc thuộc lòng và cứng nhắc mà còn làm cho cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán và
kém hấp dẫn.

8. “Và những thứ tôi không thích…”


Hãy hạn chế tất cả những lời lẽ trút giận giống như khi bạn viết blog. Bạn không nên có
những cách nhìn tiêu cực về vấn đề gì đó. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận thái độ xấu
của bạn.

Nếu có vấn đề bức xúc, hãy giữ trong mình và luôn thể hiện ra ngoài sự lạc quan. Nếu than
phiền nhiều, bạn sẽ bị loại ngây lập tức. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng không thích tuyển một
nhân viên suốt ngày kêu ca và phàn nàn.

Khi phỏng vấn, bạn có biết “kể chuyện”?
(Dân trí) - Người biết kể chuyện thường áp dụng cách nói chuyện mà người khác không nghĩ
tới để hấp dẫn người nghe và nhớ câu chuyện. Trong quá trình tham gia phỏng vấn để giám
khảo nhớ được câu chuyện của bạn, rất có thể bạn sẽ thành công với phần công việc này.
Nên kể chuyện gì?
Người tham gia phỏng vấn: Kể chuyện cuộc sống hàng ngày

Lan mới tốt nghiệp và trong một lần tham gia phỏng vấn cô được hỏi: “ Hãy nói về một thành công
mà bạn đã làm được? ”. Lan không hề tham gia vào bất cứ hoạt động nào của trường và xã hội trong
suốt bốn năm học đại hoc, cuối cùng cô lựa chọn kinh nghiệm dạy thêm của mình kể lại cho nhà tuyển
dụng. Cách kể chuyện chi tiết, miêu tả quá trình thay đổi tâm lí và thái độ linh hoạt giúp Lan vượt qua
vòng phỏng vấn.

Mỗi người đều có những câu chuyện của riêng mình làm phong phú thêm cuộc sống. Có thể câu
chuyện của bạn rất bình thường nhưng bạn cần khiến nó trở nên sinh động như cách hình thành, giải
quyết vấn đề, kinh nghiệm rút ra và bài học từ mỗi câu chuyện. Thực tế sự xuất sắt không hề có một
tiêu chuẩn cứng nhắc nào, mỗi người đều có khái niệm ưu tú riêng vid vậy, trước khi phỏng vấn hãy
chuẩn bị một vài câu chuyện mà qua đó nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt của bạn.

Làm thế nào để kể chuyện một cách sinh động?
Nhà tuyển dụng: Kể câu chuyện theo nguyên tắc “ Star+L”


Một câu chuyện được đánh giá là tốt khi nội dung câu chuyện là có thật. Nếu câu chuyện là giả tạo khi
gặp phải giám khảo có kinh nghiệm, chi tiết trong câu hỏi sẽ phát giác ra sự không thành thật của bạn.

Nguyên tắc “ Star+L” trong phỏng vấn bao gồm: situation ( bối cảnh ), task( nhiệm vụ ), action( hành
động ) và result( kết quả ). Qui tắc này tức câu chuyện của bạn diễn ra trong bối cảnh nào, gặp phải
những vấn đề hay nhiệm vụ gì, vân dụng những yếu tố thủ thuật nào và kết quả ra sao. Nếu làm theo
qui trình này thì người phỏng vấn sẽ không bị trùng lặp về ngôn từ, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt
được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và mức độ hiểu biết, tác phong làm việc của người tham gia
tuyển dụng. Do thời gian phỏng vấn tương đối ngắn vì vậy nói lên trọng điểm câu chuyện là bạn đã
thành công được một nửa.

Có những loại câu chuyện nào?
Kể câu chuyện điển hình trong ngành nghề.

- Trực tiếp kể câu chuyện mà bạn cho là điển hình có liên quan đến chuyên ngành của mình.
- Ban giảm khảo sẽ cho bạn phần đầu và cuối câu chuyện, từ ngữ trọng tâm hay một vài từ quan
trọng để bạn dẫn dắt câu chuyện. Phương pháp này để bạn tự do phát huy: những sự kiện quan
trọng, thành công hay thất bại trong quá trình học tập…
- Giám khảo đưa ra bối cảnh, phạm vi để người tham gia phỏng vấn hoàn thành câu chuyện.

Thực tế những người mới đi xin việc thường chưa có kinh nghiệm làm việc, do đó rất khó thể hiện
năng lực bản thân. Cách tự giới thiệu bản thân theo phong cách truyền thống trước đây sẽ khó giúp
bạn tự làm mình nổi bật hơn các đối thủ khác. Vì vậy, lỗi dẫn dắt câu chuyện, tình tiết, miêu tả sẽ
khiến bạn tự tin thể hiện mình mới mẻ và thú vị hơn, khiến ban giám khảo chú ý đến bạn hơn và trực
quan tìm hiểu, tin tưởng bạn hơn. Để lại ấn tượng sâu sắc với giám khảo chính là mục đích của việc
kể chuyện.

Tại sao cần kể chuyện?
Áp dụng phương pháp phỏng vấn theo mô hình thể hiện năng lực vận dụng câu chuyện hành động

thực tế

Trên thực tiễn kể chuyện không phải là điều mà người tham gia tuyển dụng mong muốn. Những ví dụ
điển hình mà giám khảo thường hỏi cũng chính là những câu chuyện được chuyển hóa thành. Thông
qua miêu tả những kinh nghiệm mà bạn đạt được để phán đoán bạn có thể đảm nhận công việc sau
này hay không là điều nhiều nhà tuyển dụng sử dụng trong quá trình phỏng vấn.
Mẹo tránh “ậm ừ” trong khi phỏng vấn
Thứ Năm, ngày 23/09/2010, 09:43
(24h) - Đối phó với các câu hỏi khó nhằn của nhà tuyển dụng, hẳn không ít lần bạn phải ậm
ừ, chần chừ vài giây để suy nghĩ. Căng thẳng và áp lực trong buổi phỏng vấn làm bạn thấy
khó diễn đạt ý tưởng. Vậy làm gì để tránh rơi vào tình huống này?
cách sau có thể giúp bạn hạn chế các rào cản trong diễn đạt và tăng độ lưu loát trong đối
thoại:
1. Tự đánh giá khả năng giao tiếp của mình bằng cách thu âm hoặc ghi hình lại buổi tập
phỏng vấn thử tại nhà - đây là phương pháp của nhà nghiên cứu các tật về ngôn từ - diễn đạt
Leah Ross Kugler. Với cách làm này, bạn có thể nghe lại, thấy được những chỗ nào mình hay
vấp váp và tìm cách khắc phục.
2. Chuẩn bị các ý cần nói về bản thân, ghi ra và để kèm trong xấp hồ sơ mà bạn đem theo đến
buổi phỏng vấn. Khi “quên bài”, bạn có thể kín đáo tham khảo các ý này để duy trì mạch diễn
đạt của mình.
3. Đừng nói nhanh như tên bắn. Tập trung thở sâu sau mỗi đoạn diễn đạt vì như thế bạn sẽ có
thể nói tròn âm và những từ “à ừ” sẽ không có cơ hội xuất hiện. Theo Ross Kugler, cách này
cũng giúp bạn giảm tốc độ diễn đạt và cho phép bạn tâp trung trình bày những điểm cần nói
tiếp theo.
4. Nếu bất chợt cảm thấy mình mất tập trung, hãy mỉm cười. Bạn không chỉ có thể che lấp
phút xao lãng của mình mà còn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
5. Đeo nhẫn hoặc đồng hồ ở tay không thuận – tức ở tay mà bạn thường không đeo. Điều này
sẽ giúp bạn tránh các thói quen nhìn đồng hồ hoặc xoay nhẫn khi bạn cảm thấy hồi hộp.
6. Tham gia vào các khóa học diễn đạt, giao tiếp. Nếu cuộc phỏng vấn thực hiện bằng tiếng
Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh.

7. Trong khi luyện tập, hãy để một hũ “ậm ừ” bên mình. Mỗi lần bạn dùng những chữ như
“à”, “ừ” hoặc dừng quá lâu để suy nghĩ, hãy thêm đồng xu vào hũ. Cứ mỗi lần luyện tập, bạn
cố gắng giảm số đồng xu ấy là được.
Trong buổi phỏng vấn, hãy để mạch ý tưởng được diễn đạt theo tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn
có thể tránh được những phút ậm ừ, bạn sẽ nổi bật là ứng viên có khả năng diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc và thông minh.
TAGS: tuyen dung, phỏng vấn, kỹ năng, hồ sơ, nhà tuyển dụng, ứng viên, tìm việc làm
Mẹo tránh “ậm ừ” trong khi phỏng vấn
Thứ Năm, ngày 23/09/2010, 09:43
(24h) - Đối phó với các câu hỏi khó nhằn của nhà tuyển dụng, hẳn không ít lần bạn phải ậm
ừ, chần chừ vài giây để suy nghĩ. Căng thẳng và áp lực trong buổi phỏng vấn làm bạn thấy
khó diễn đạt ý tưởng. Vậy làm gì để tránh rơi vào tình huống này?
cách sau có thể giúp bạn hạn chế các rào cản trong diễn đạt và tăng độ lưu loát trong đối
thoại:
1. Tự đánh giá khả năng giao tiếp của mình bằng cách thu âm hoặc ghi hình lại buổi tập
phỏng vấn thử tại nhà - đây là phương pháp của nhà nghiên cứu các tật về ngôn từ - diễn đạt
Leah Ross Kugler. Với cách làm này, bạn có thể nghe lại, thấy được những chỗ nào mình hay
vấp váp và tìm cách khắc phục.
2. Chuẩn bị các ý cần nói về bản thân, ghi ra và để kèm trong xấp hồ sơ mà bạn đem theo đến
buổi phỏng vấn. Khi “quên bài”, bạn có thể kín đáo tham khảo các ý này để duy trì mạch diễn
đạt của mình.
3. Đừng nói nhanh như tên bắn. Tập trung thở sâu sau mỗi đoạn diễn đạt vì như thế bạn sẽ có
thể nói tròn âm và những từ “à ừ” sẽ không có cơ hội xuất hiện. Theo Ross Kugler, cách này
cũng giúp bạn giảm tốc độ diễn đạt và cho phép bạn tâp trung trình bày những điểm cần nói
tiếp theo.
4. Nếu bất chợt cảm thấy mình mất tập trung, hãy mỉm cười. Bạn không chỉ có thể che lấp
phút xao lãng của mình mà còn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
5. Đeo nhẫn hoặc đồng hồ ở tay không thuận – tức ở tay mà bạn thường không đeo. Điều này
sẽ giúp bạn tránh các thói quen nhìn đồng hồ hoặc xoay nhẫn khi bạn cảm thấy hồi hộp.
6. Tham gia vào các khóa học diễn đạt, giao tiếp. Nếu cuộc phỏng vấn thực hiện bằng tiếng

Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh.
7. Trong khi luyện tập, hãy để một hũ “ậm ừ” bên mình. Mỗi lần bạn dùng những chữ như
“à”, “ừ” hoặc dừng quá lâu để suy nghĩ, hãy thêm đồng xu vào hũ. Cứ mỗi lần luyện tập, bạn
cố gắng giảm số đồng xu ấy là được.
Trong buổi phỏng vấn, hãy để mạch ý tưởng được diễn đạt theo tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn
có thể tránh được những phút ậm ừ, bạn sẽ nổi bật là ứng viên có khả năng diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc và thông minh.
TAGS: tuyen dung, phỏng vấn, kỹ năng, hồ sơ, nhà tuyển dụng, ứng viên, tìm việc làm
ạn có cảm thấy hồi hộp mỗi khi đi phỏng vấn xin việc làm không? Không nên quá căng
thẳng, bạn sẽ trả lời tốt những câu hỏi khó nếu bạn biết người nghe mong đợi câu trả lời thế
nào.
Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn xin việc làm mà các công ty trên toàn thế giới sử
dụng rất nhiều lần trong các đợt tuyển nhân viên.
1. "Vì sao bạn lại bỏ công việc trước đây, công việc đang làm?"
Bất kể bạn ghét công ty đó như thế nào đi chăng nữa thì cũng không nên đưa ra những
lời nhận xét tiêu cực về đồng nghiệp và công ty cũ. Đừng lo sợ khi trả lời rằng bạn nằm
trong số nhân viên bị giảm biên chế.
Ngày nay, việc giảm thiểu nhân viên trong các doanh nghiệp là chuyện bình thường. Hãy
tập trung vào việc vì sao bạn gửi đơn vào vị trí này, nó phù hợp với khả năng của bạn
như thế nào.
2. "Bạn mong đợi có được vị trí nào trong 5 năm tới?"
Hãy tránh trả lời câu hỏi này bằng một bài diễn văn dài dòng đã học thuộc lòng sẵn ở
nhà. Thay vào đó, hãy tỏ ra thành thật với những mục tiêu mà mình đề ra hoặc tìm kiếm
trong con đường công danh.
3. "Bạn có cảm tưởng gì về công ty của chúng tôi?"
Bạn có thể chuẩn bị câu trả lời từ ở nhà. Bạn hãy tìm hiểu lịch sử của công ty và kiểm tra
lại thông tin của mình bằng trang web của công ty hoặc nói chuyện với các nhân viên
đang làm việc tại công ty. Hãy nói về sức mạnh của công ty và thậm chí cả những gì bạn
dự đoán trong tương lai về sự lớn mạnh của công ty.
4. "Tại sao bạn nghĩ rằng chúng tôi nên thuê bạn?"

Không nên trả lời rằng: "Vì tôi là người phù hợp nhất cho công việc này" bởi vì câu trả lời
đó quá chung chung. Thay vào đó, thể hiện một cách trôi chảy những kinh nghiệm công
việc của mình có liên quan và phù hợp với vị trí này. Đưa ra cả những ví dụ cụ thể về
kinh nghiệm trước đây của mình.
5. "Thế mạnh của bạn là gì?"
Đây không phải là lúc để khiêm tốn mà bạn phải biết đánh giá những kĩ năng của mình
phù hợp với vị trí đang trống. Chẳng hạn như khi công việc yêu cầu bạn lãnh đạo một
nhóm làm việc, hãy nói về những kĩ năng làm lãnh đạo mà bạn có trước đây. Chớ có nói
về những thành tích đạt được trong thể thao. Sự phù hợp là một chìa khóa dẫn tới thành
công trong trả lời phỏng vấn.
6. "Điểm yếu của bạn là gì?"
Bạn chỉ nên trả lời qua loa thôi. Hãy đưa ra một vài ví dụ về một vài khuyết điểm của
bạn nhưng những lỗi này không ảnh hưởng gì tới công việc bạn đang nộp đơn. Đừng nói:
"Tôi chẳng có điểm yếu nào cả" vì điều này là không đúng.
7. "Bạn muốn hỏi gì không?"
Tránh không nên hỏi về lương, lợi ích xã hội hay thời gian nghỉ phép. Bạn chỉ nên hỏi
những vấn đề này sau khi đã trúng tuyển. Hãy hỏi những câu hỏi về kế hoạch và phương
hướng phát triển của công ty. Cố gắng đưa ra những câu hỏi có liên quan tới một số vấn
đề được thảo luận trong buổi phỏng vấn để chứng tỏ bạn rất quan tâm.
8. "Công việc trước của bạn như thế nào?"
Điều quan trọng nhất là bạn không nên để cho người phỏng vấn thấy rằng có mối quan
hệ giữa các kỹ năng mà bạn đã sử dụng trong công việc trước đây với công việc mà họ
sẽ thuê nhà. Thể hiện sự nhiệt tình của mình với công việc cũ kèm theo một số thành
tích.
9. "Với kinh nghiệm của mình dường như công việc này quá dễ đối với bạn. Vì
sao bạn lại đăng ký vào vị trí này?"
Nếu bạn quá tâng bốc kinh nghiệm của mình, sẽ dẫn tới câu hỏi vì sao bạn lại đăng ký
cho vị trí này. Người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn sẽ chỉ làm công việc này mang tính thời
vụ thôi và khi tìm được một công việc tốt hơn bạn sẽ chuyển đi. Nhiệm vụ của bạn là
phải thuyết phục để họ tin rằng bạn rất thích vị trí làm việc này.

10. "Bạn mong có mức lương tối thiểu là bao nhiêu?"
Cách tốt nhất nói về mức lương là sau khi bạn biết rõ công việc yêu cầu những gì. Nhưng
nếu như người phỏng vấn nhất định đòi bạn đưa ra một con số thì bạn nên làm một cuộc
điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể
đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn rất biết giá trị sức lao động của mình.
Khi buổi phỏng vấn không tốt như mong
đợi…
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />van-khong-tot-nhu-mong-doi/2008/5/230914.vip
(Dân trí) - Không phải ai cũng đều có được một buổi phỏng vấn thành công. Nếu buổi
phỏng vấn vừa qua kết thúc không tốt đẹp, chúng tôi tặng bạn vài lời khuyên sau:
Cảm ơn những người đã phỏng vấn bạn:

Buổi phỏng vấn không tốt không có nghĩa rằng bạn bị loại ngay lập tức. Những nhà tuyển
dụng có thể thấy bạn hợp với vị trí nào đó trong công ty hơn là vị trí họ đang xét tuyển. Vì
vậy bạn cần thể hiện thái độ nhiệt tình và đúng đắn với nhà tuyển dụng, cho họ biết bạn
đánh giá cao thời gian họ đã dành cho bạn.

Bạn có thể sử dụng thư điện tử, gọi điện thoại hoặc để lại lời nhắn qua điện thoại để cảm ơn
họ vì đã dành thời gian cho bạn.

Tham dự buổi phỏng vấn khác ngay khi có thể:

Bạn cần lấy lại tự tin vào thời điểm này là yếu tố rất quan trọng, và cách tốt nhất để làm điều
đó là tham dự một buổi phỏng vấn khác. Tham dự xong một buổi phỏng vấn không có nghĩa
rằng bạn được phép dừng lại. Bạn cần liên tục tìm kiếm và nộp hồ sơ đi cho đến khi bạn
nhận được lời mời chính thức từ các công ty.

Việc tìm kiếm và tham gia buổi phỏng vấn khác sẽ giúp bạn nhận ra và cải thiện ngay lập
tức những sai lầm của buổi phỏng vấn trước.


Chỉ ra điều sai và đúng:

Sau buổi phỏng vấn không hoàn hảo này, bạn cần chỉ ra được điều gì đã dẫn đến sai lầm đó.
Ví dụ như, bạn đã không có được kinh nghiệm thích hợp như họ yêu cầu? Trang phục của
bạn xuyền xoàng? Bạn đã quên không mang theo bản sao resume và thư giới thiệu?

Bạn cần liệt kê ra bất cứ khả năng nào để biết nhân tố nào đã gây “mất điểm” và từ đó bạn
sẽ có phương án cải thiện trong lần tới.

Luyện tập phỏng vấn trước khi tham gia chính thức:

Trước khi tham dự bất kỳ buổi phỏng vấn nào bạn nên thực tập trước ở nhà. Mọi người
thường chủ quan và nghĩ rằng luyện tập trước ở nhà là vô ích vì họ không biết nhà tuyển
dụng sẽ hỏi gì. Hoàn toàn sai lầm, vì việc phỏng vấn thử trước ở nhà sẽ cho bạn hiểu qua về
phương thức phỏng vấn và giúp bạn thể hiện sự tự tin trong khi trả lời câu hỏi.

Đưa cho người cùng thực tập phỏng vấn với bạn danh sách sai lầm của bạn trong buổi
phỏng vấn trước và hỏi họ xem lần này bạn đã có cải thiện hay không.

Thủy Nguyễn
5 cách “giải cứu” buổi phỏng vấn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />buoi-phong-van/2008/6/235425.vip
Hãy cố gắng đến phút chót. Bạn có thể "hạ gục" nhà tuyển dụng ở "phút 89" đấy.
(Dân trí) - Buổi phỏng vấn xin việc của bạn đang đi đến hồi kết và có nhiều dấu hiệu
thất bại (bạn không trả lời được nhiều câu hỏi, nhà tuyển dụng tỏ vẻ chán chường, bạn
đến muộn,…). Làm sao để cứu nguy vào phút chót?
Nụ cười

Ngôn ngữ cử chỉ đóng một vai trò quan trọng trong một buổi phỏng vấn. Nếu cơ thể bạn
được thả lỏng, hít thở sâu sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Vậy làm sao để nhà

tuyển dụng cũng cảm thấy như bạn? Đó chính là khuôn mặt tươi vui và nụ cười của người
ứng viên. Nụ cười luôn là một khởi đầu tốt, nó thể hiện sự thân thiện và giúp mọi người gần
gũi hơn.

Đặt ra những câu hỏi

Đây được coi là cơ hội thứ 2 giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng nếu trước đó những
câu trả lời của bạn không làm họ hài lòng. Biết cách đặt ra những câu hỏi thông minh để cho
họ thấy kiến thức của bạn về công ty và cũng là cách để bạn tìm hiểu thêm những điều còn
chưa rõ về chính sách của họ. Dưới đây là vài câu hỏi bạn có thể tham khảo:

- Điều gì khiến ông/bà chọn làm việc tại công ty này?

- Ông/bà có thể nói qua về môi trường làm việc ở đây được không?

- Ông/bà có thể cho biết một ngày làm việc ở đây diễn ra như thế nào?

Phản ứng nhanh

Nếu bạn cảm thấy nhà tuyển dụng tỏ thái độ chán nản, không hài lòng khi bạn đang trả lời
câu hỏi thì có thể bạn đã hiểu nhầm ý câu hỏi của họ. Hãy ngừng lại và lịch sự hỏi họ liệu
câu trả lời của bạn có đúng như điều họ mong đợi không. Sau đó, nếu bạn cảm thấy thái độ
của họ vẫn chưa có chuyển biến bạn có thể đặt thẳng câu hỏi với họ rằng họ có quan tâm
hay thắc mắc gì cần hỏi ở một ứng viên thì bạn sẵn sàng được trả lời những lo lắng đó.

Ngoài ra, điều quan trọng bạn cần nhớ: Nếu thái độ của nhà tuyển dụng không hào hứng
(bạn lại không chắc chắn lý do từ phía bạn hay do bản thân họ) thì bạn nên trả lời ngắn gọn
với vừa đủ thông tin.

Khen ngợi nhà tuyển dụng


Mọi người luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn khi có ai đó khen họ, nhà tuyển dụng cũng
vậy. Nếu bạn muốn làm tâm trạng của họ vui hơn hay khen ngợi điểm gì đó ở họ. Bạn có thể
nói những điều tốt đẹp như về sự nổi tiếng của công ty này hay địa thế trụ sở của nó, điều
này sẽ khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn.

Những câu khen này còn thể hiện rằng bạn đã có những tìm hiểu trước nhất định về công ty,
một bằng chứng rõ về sự chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý lời khen của mình chỉ
nên dừng ở mức xã giao thông thường như “những nhân viên ở đây thật thân thiện”, không
nên quá đà sẽ rất dễ bị hiểu nhầm thành xu nịnh.

Nguyên nhân chưa hẳn đến từ phía bạn

Từ đầu đến giờ, bạn cảm thấy mình đã hoàn thành tốt buổi phỏng vấn của mình từ trả lời
câu hỏi, phong cách, trang phục nhưng nhà tuyển dụng vẫn tỏ ra thờ ơ. Trong tình huống
như vậy, bạn càng cần phải tự tin hơn và hoàn thành buổi phỏng vấn bằng hết khả năng của
bản thân. Bạn biết rằng vấn đề không phải ở bạn có thể nhà tuyển dụng đang không trong
tâm trạng tốt.

Bí quyết tâm lý trong buổi phỏng vấn tìm
việc
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />ArticleID=128832&ChannelID=102
Khi tới gặp một công ty mới để xin việc, bạn hết sức căng thẳng và lo lắng. Bạn sợ mắc phải
những lỗi “chết người”, bạn sợ tỏ ra là người bất tài… và bạn tìm cách lấp khoảng trống bằng
những lời vô nghĩa.
Sau đây là vài lời mách nhỏ bạn về tâm lý của người phỏng vấn.
Người phỏng vấn luôn mong muốn nhanh chóng tìm được nhân viên như ý.
Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, có kiến thức cơ bản và là người cởi mở, nhiệt tình, cơ hội
bạn được nhận việc rất cao. Bao giờ người phỏng vấn cũng thẳng thắn liệt kê những phẩm
chất và năng lực cần có của nhân viên để đáp ứng được với vị trí làm việc nhất định.

Nói cách khác, người phỏng vấn không hề có ý định “giăng bẫy” hay “đi đường vòng” đối
với người tìm việc.
Người phỏng vấn rất phản cảm khi biết bạn định “đánh bóng bản thân” quá mức.
Nên nhớ rằng bản thân người phỏng vấn cũng đọc chính những cuốn sách “gối đầu giường”
của người tìm việc về cách cư xử trong khi tìm việc. Bởi vậy tốt nhất bạn không nên học
thuộc lòng những câu “có cánh” từ sách vở, mà nên ứng xử thành thật, tự nhiên.
Không nhất thiết phải tìm ra câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của người phỏng vấn.
Đối với người phỏng vấn, điều quan trọng không phải là chính câu trả lời của bạn, mà là cách
tư duy và tiếp cận vấn đề, cách xử lý tình huống.
Bởi vậy, nếu bạn không biết câu trả lời, nên thẳng thắn thừa nhận điều đó, và đưa ra giả
thuyết của mình, chứ hoàn toàn không nên giả bộ là bạn biết lời giải đáp chính xác.
Và cuối cùng, người phỏng vấn rất mong nhìn thấy ở bạn nhiệt huyết đối với công việc cụ
thể.
Thái Việt
Màu sắc trang phục nào phù hợp với buổi
phỏng vấn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />phuc-nao-phu-hop-voi-buoi-phong-van/2008/7/239307.vip
Bạn sẽ chọn bộ trang phục màu gì để đi phỏng vấn?
(Dân trí) - Ấn tượng đầu tiên bạn để lại trong mắt nhà tuyển dụng chính là ngoại hình
của bạn. Và bộ trang phục là yếu tố quan trọng nhất. Bạn sẽ chọn bộ trang phục màu
gì để ghi điểm tốt nhất.
Những màu sắc khác nhau có những tác động khác nhau lên tâm lý con người. Những nhà
tâm lý và khoa học chuyên về màu sắc đã nghiên cứu sự tác động của màu sắc tới phản ứng
của con người trong nhiều năm nay và họ đã cho ra được những kết quả đáng ngạc nhiên
sau:

Màu đen: Màu này là sự tượng trưng cho quyền lực và dễ khiến bạn trở nên khó gần và quá
tự cao. Vì thế cần tránh mặc mày này khi đi phỏng vấn hoặc nếu không thì bạn nên chọn
loại có màu pha như kẻ sọc.


Màu trắng: Thể hiện sự sạch sẽ, gọn gàng và giản dị. Màu trắng là màu trung hòa, dễ dàng
kết hợp với mọi thứ. Bạn có thể mặc sơ mi hoặc áo khoác trắng tùy thuộc vào thời điểm
trong năm.

Màu xanh: Thể hiện sự thanh bình, tin tưởng và trung thành. Đó là màu sắc được ưa
chuộng nhất thế giới và là một trong những màu giúp bạn đạt được tỷ lệ thành công cao
nhất.

Màu nâu: Thể hiện sự ổn định và tín nhiệm. Nó là màu của đất và chúng ta thường xuyên
nhìn thấy trong tự nhiên như màu đất, vỏ cây, đá…Màu nâu tạo ra môi trường thoải mái để
mở đầu cho cuộc đối thoại

Màu be: Cũng khá giống màu nâu, màu này tạm cảm giác gần gũi, giảm cẳng thẳng, tạo
không khí thoải mái cho cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên màu này có phần khiến bạn hơi rụt rè
và thụ động.

Màu xám: Sau màu xanh da trời, thì màu này được coi là màu sắc phổ biến nhất cho trang
phục đi phỏng vấn. Nếu bạn muốn trông tự tin mà lại không quá lãnh đạm và lạnh lùng như
màu đen thì đây chính là sự lựa chọn lý tưởng.

Màu đỏ: Thể hiện sức nóng, sự nguy hiểm, quyền lực, đam mê và sức mạnh. Đây được coi
là màu thể hiện nhiều sắc thái cảm xúc mạnh nhất. Màu đỏ có thể kích thích nhịp tim và hơi
thở nhanh hơn. Màu này có thể khiến không khí buổi phỏng vấn có phần ngột ngạt, vì thế
tránh mặc những trang phục mà màu đỏ là chủ đạo.

Màu cam: Cũng có phần giống màu đỏ, màu cam kích thích cảm xúc. Nhìn màu này hầu
hết chúng ta đều liên tưởng đến sự ấm áp và mùa thu. Những người mặc màu này có cái tôi
cá nhân rất lớn. Màu cam nhạt cũng giống màu đỏ phớt đều thu hút sự chú ý đem lại cảm
xúc dữ dội. Vì thế nên chọn những màu ôn hòa hơn, không quá kích thích; hoặc chọn những
trang phục mà màu này chỉ điểm xuyết nhẹ nhàng và không phải là tông màu chính.


Màu vàng: Màu này thúc đẩy rất nhiều loại cảm xúc nhưng theo chiều hướng tích cực từ
vui vẻ và thiện chí đến gây thận trọng và ghen tị. Tuy nhiên, những người dễ mất bình tĩnh
thường thích màu vàng hơn bất cứ các màu khác. Màu này khiến người đối diện thấy mỏi
mắt khi nhìn lâu vì thế không nên chọn những trang phục màu vàng, đặc biệt là vàng đậm.

Màu xanh lá: Màu của thiên nhiên, thành công, sự giàu có và an ninh. Màu xanh thể hiện
sự tự tin, mới mẻ vì thế nó là màu sắc khiến cho mắt người đối diện cảm thấy “thư giãn”
nhất khi nhìn vào. Đây là màu rất phù hợp cho các trang phục của bạn khi chọn mặc đến
phỏng vấn

Màu tím: Màu sắc của sự chung thủy, giàu có, quyền lực và nhạy cảm. Nó cũng là màu sắc
của đam mê và tình yêu. Màu này thường được coi là màu của phái nữ, nhẹ nhàng và nữ
tính vì thế bạn nên tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn, đặc biệt với nam giới.

Màu hồng: Màu của sự vui vẻ, hào hứng, nhẹ nhàng tuy nhiên có phần hơi yểu điệu. Giống
như màu tím màu này cũng được coi là hợp với phái nữ hơn cả nên đặc biệt phái nam nên
tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn.

Buổi phỏng vấn lần hai: Những điều bạn
chưa biết
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: />hai-hung-dieu-ban-chua-biet/2008/6/235553.vip
Ở vòng phỏng vấn này, bạn có thể bị "quay" bởi 3-4 người một lúc.
(Dân trí) - Trước tiên, xin chúc mừng bạn vì đã lọt qua vòng phỏng vấn đầu tiên. Bạn
đã ghi điểm với nhà tuyển dụng nên được lọt vào vòng trong. Tuy nhiên, ở vòng hai,
hãy chuẩn bị những điều thật mới, đừng “nhắc lại” những điều ở vòng một.
Dưới đây là vài thông tin về vòng phỏng vấn thứ hai mà bạn nên biết:

Quan điểm của nhà tuyển dụng


Với các nhà tuyển dụng, phỏng vấn lần hai là cơ hội để họ có thể đánh giá khả năng làm
việc và kỹ năng giao tiếp của ứng viên một cách chính xác hơn. Họ muốn xem liệu bạn có
thể làm việc và hòa hợp tốt với đồng nghiệp không.

Trong cuộc phỏng vấn lần hai này, nhà tuyển dụng thường cho 2, 3 ứng viên vào phỏng vấn
một lần. Qua đó họ muốn các ứng viên tự nỗ lực để khiến bản thân trở nên nổi bật, xuất sắc
hơn cả.

Vì thế nếu bạn muốn chứng tỏ với nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất phù hợp với công ty
này thì bạn cần thể hiện cho họ thấy năng lực và kinh nghiệm bạn có sẽ đảm bảo hoàn thành
tốt loại công việc này. Bạn có thể nhấn mạnh một số năng lực đặc trưng như ham học hỏi và
thích nghi tốt.

Bạn sẽ gặp những ai?

Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn có thể chỉ một mình nhà tuyển dụng. Nhưng lần này, sẽ
có nhiều người tham gia phỏng vấn bạn hơn, từ giám đốc, trưởng các bộ phận và một số
nhân viên khác.

Bạn có thể sẽ phải nói chuyện riêng lần lượt với từng người trong số họ nhưng thường thì họ
đều hỏi bạn những câu hỏi tương tự. Vì thế bạn cần đảm bảo rằng nội dung các câu trả lời
của bạn cần thống nhất. Để nổi trội hơn so với các ứng viên khác bạn chỉ cần tạo thêm một
vài chi tiết thú vị mỗi khi trả lời.

Nếu bạn được một nhóm hay cả hội đồng phỏng vấn nên nhớ khi trả lời câu hỏi bạn cần
nhìn vào giữa, thẳng mắt bạn hoặc bạn có thể nhìn vào mắt người đặt ra câu hỏi cho bạn.

Các bước tiếp theo?

Nếu bạn vượt qua vòng hai này, thông thường bạn sẽ được chọn vào làm việc ngay. Tuy

nhiên, trong tình huống đó bạn nên bình tĩnh và trả lời đồng ý một cách bình thản không nên
quá hấp tấp.

Nhưng trong trường hợp, họ không đề nghị nhận bạn thì bạn cũng không nên quên cảm ơn
vì họ đã dành thời gian cho bạn trước khi bạn ra về.

Một số công ty thì sẽ đề nghị ứng viên chờ thêm khoảng vài ngày trước khi có thông tin
chính thức. Trong trường hợp này, không nên gọi điện hoặc liên tục gửi thư đến hỏi kết quả
mà bạn cần kiên nhẫn và chờ đợi thông tin từ họ.

Thủy Nguyễn
Theo Yahoo

×