Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THỊ VÂN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN
CỦA THẢM THỰC VẬT TẠI HAI XÃ ĐIỀM MẶC VÀ PHÚ ĐÌNH
HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THỊ VÂN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN
CỦA THẢM THỰC VẬT TẠI HAI XÃ ĐIỀM MẶC VÀ PHÚ ĐÌNH
HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC
MÃ SỐ: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐỒNG TẤN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Trên thế giới…………………………………………………………… 4
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng………………………………………… 4
1.1.1.1. Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng…………………………………4
1.1.1.2. Về mô tả hình thái cấu trúc rừng…………………………………… 5
1.1.1.3. Nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng……………………………… 6
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng……………………………………………7
1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật………………………………………….10
1.1.3.1. Các quan điểm về thảm thực vật……………………………………10
1.1.3.2. Phân loại thảm thực vật…………………………………………… 11
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam……………………………………… 11
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng………………………………………….11
1.2.1.1. Về phân loại rừng………………………………………………… 12
1.2.1.2. Nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng……………………………….13
1.2.1.3. Nghiên cứu phân chia tầng thứ trong rừng nhiệt đới……………… 14
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng………………………………………… 15
1.2.3. Nghiên cứu về thảm thực vật………………………………………….16
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Địa lý tự nhiên………………………………………………………….19
2.2. Khí hậu, thuỷ văn……………………………………………………….20
2.3. Dân cƣ, dân tộc…………………………………………………………21
Chƣơng 3:MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU………………………………………………………………22
3.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 22
3.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………… 23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………… 23
3.4.1. Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội…….23
3.4.2. Thu thập số liệu ở thực địa……………………………………………23
3.4.3. Xử lí số liệu………………………………………………………… 24
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH………………… 28
4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật……………………………………………28
4.1.1. Hệ thực vật……………………………………………………………28
4.1.2. Thảm thực vật…………………………………………………………33
4.2. Cấu trúc của thảm thực vật…………………………………………… 35
4.2.1. Đặc điểm tổ thành loài……………………………………………… 35
4.2.1.1. Hệ số tổ thành loài……………………………………………… 35
4.2.1.2. Các nhóm sinh thái………………………………………………….37
4.2.2. Cấu trúc tầng tán………………………………………………………38
4.2.2.1. Cấu trúc tầng tán của rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở
địa hình thấp và núi thấp cây gỗ lá rộng………………………………… 38
4.2.2.2. Cấu trúc của rừng tre nứa thuần loại……………………………… 39
4.2.2.3. Cấu trúc của rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng…………………….40
4.2.2.4. Cấu trúc của thảm cây bụi………………………………………… 41
4.2.2.5. Cấu trúc của thảm cỏ……………………………………………… 42
4.2.3. Phân bố N/D, N/H
VN
, H/D
1.3
………………………………………….42
4.3. Nghiên cứu đánh giá năng lực tái sinh tự nhiên trong các trạng thái thảm
thực vật………………………………………………………………………46
4.3.1. Nguồn gốc và chất lƣợng cây tái sinh……………………………… 46
4.3.2. Thành phần loài cây tái sinh………………………………………… 47
4.3.3. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao……………………………48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.3.4. Đánh giá năng lực tái sinh tự nhiên trong các trạng thái thảm thực
vật……………………………………………………………………………50
4.4. Đề xuất giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý thảm thực vật………….51
4.4.1.Giải pháp phát triển………………………………………………… 51
4.4.1.1. Quản lí bảo vệ rừng……………………………… ……………… 51
4.4.1.2. Trồng rừng mới………………………………… …………………51
4.4.1.3. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung……… 52
4.2. Giải pháp khai thác và sử dụng…………………………………………52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………….54
A. KẾT LUẬN………………………………………………………………54
B. ĐỀ NGHỊ…………………………………………………………………55
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… ……………56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BẢNG DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Tổng hợp số taxon (họ, chi, loài) trong hệ thực vật tại hai xã Phú Đình
và Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 27
Bảng 4.2: Phân bố các taxon trong các ngành của hệ thực vật ở hai xã Phú Đình
và Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 31
Bảng 4.3: Các họ giàu chi và loài nhất trong hệ thực vật tại hai xã
Phú Đình và Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 32
Bảng 4.4: Các chi nhiều loài nhất trong hệ thực vật tại hai xã
Phú Đình và Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 33
Bảng 4.5: Công thức tổ thành loài trong rừng cây lá rộng 36
Bảng 4.6: Công thức tổ thành loài trong rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng tại hai
xã Phú Đình và Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 36
Bảng 4.7: Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết bằng hàm Meyer về luật
phân bố N/D
1.3
43
Hình 4.1: Phân bố N/D ở rừng thứ sinh cây gỗ 43
Bảng 4.8 : Tƣơng quan giữa mật độ và chiều cao vút ngọn (N/H
VN
) 44
Bảng 4.9 : Tƣơng quan giữa mật độ và chiều cao vút ngọn (N/H
VN
) 45
Bảng 4.10: Nguồn gốc và chất lƣợng của cây tái sinh 46
Bảng 4.11: Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao dƣới tán rừng 48
Hình 4.2: Đồ thị về sự phân bố cây tái sinh qua các cấp chiều cao 48
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
OTC Ô tiêu chuẩn
ODB Ô dạng bản
RNS Rừng nguyên sinh
RTS Rừng thứ sinh
TTV Thản thực vật
TV Thực vật
1
MỞ ĐẦU
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với các quốc gia. Thực vật
nói chung và thực vật rừng nói riêng là loài sinh vật duy nhất trên trái đất có khả
năng quang hợp tạo nên sinh chất nuôi sống mình và nuôi sống các sinh vật
khác, góp phần quan trọng vào chu trình tuần hoàn vật chất và năng lƣợng. Thực
vật rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo cung cấp cho loài
ngƣời từ lƣơng thực, thực phẩm, các loài thuốc chữa bệnh, các vật liệu sử dụng
hàng ngày cho đến các nguyên liệu, nhiên liệu dùng trong công nghiệp. Quần thể
thực vật rừng tạo nên môi trƣờng sinh thái thích hợp là nơi cƣ trú cho nhiều loài
sinh vật, nó cũng góp phần cải tạo môi trƣờng không khí, đất, nƣớc và làm tăng
vẻ đẹp nơi sống của con ngƣời.
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của nhân loại là diện tích thảm
thực vật rừng ngày càng bị thu hẹp. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng
mất thảm thực vật nhƣ chiến tranh, thiên tai (gió, bão, lửa rừng…) và bùng nổ
dân số với các hoạt động nhƣ: khai thác củi, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy… để
giải quyết nhu cầu lƣơng thực trƣớc mắt trong nhiều thập kỷ qua. Con ngƣời là
nhân tố chính khai thác tài nguyên rừng quá mức và sử dụng tập quán lạc hậu là
canh tác nƣơng rẫy làm cho diện tích thảm thực vật tự nhiên bị phá huỷ nghiêm
trọng, diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng tăng lên, làm mất dần tính đa dạng
sinh học. Mất thảm thực vật rừng đã dẫn đến giải phóng bạo lực tự nhiên, những
thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ không lƣờng hết đƣợc.
Việt Nam nằm trong lục địa Đông Nam Á thuộc khu vực nhiệt đới là cái
nôi của thực vật hạt kín, lại là giao điểm của các luồng thực vật di cƣ từ các khu
vực hệ thực vật lân cận (Hệ thực vật Malaixia, hệ thực vật Himalaya – Vân Nam
Quý Châu) nên thành phần thực vật rất đa dạng và phong phú. Theo các tài liệu
công bố gần đây thực vật bậc cao có mạch việt Nam có thể lên tới 12000 loài.
Tuy nhiên trong điều kiện hạn chế hiện nay chúng ta mới chỉ ƣu tiên quan tâm
2
tới những loài cây gỗ, cây cỏ, dây leo bậc cao đang có nguy cơ bị tiêu diệt cùng
những loài cây có giá trị lâm sinh và kinh tế.
Ở Việt Nam theo thống kê độ che phủ rừng bị giảm đáng kể so với trƣớc
đây. Năm 1943 độ che phủ của rừng nƣớc ta là 43%, đến năm 1993 chỉ còn
28%, nhƣng đến cuối năm 1999 con số này đã tăng lên 33,2%. Tuy vậy độ che
phủ của rừng ở những nơi xung yếu còn rất thấp (Sơn La 10%, Lai Châu 13%,
Cao Bằng 12%).
Nhận thức việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe doạ
sức sinh sản lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo. Trong những năm
qua nƣớc ta đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề trồng rừng và bảo vệ rừng. Mục
tiêu đến năm 2010 nƣớc ta phải trồng đƣợc 5triệu ha rừng mới (2triệu ha rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất) nhằm đƣa độ che phủ rừng
lên 43% (tƣơng đƣơng năm 1943) góp phần bảo đảm an ninh môi trƣờng, giảm
nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh
học, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về sử dụng lâm sản cho nền kinh tế quốc dân,
phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, vừa góp phần giải quyết
công ăn việc làm và đảm bảo đời sống cho cộng đồng dân cƣ sống ở các vùng
sâu vùng xa.
Định Hoá là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Đây
cũng là căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chính Phủ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp. Mấy năm gần đây Định Hoá đƣợc đầu tƣ, bảo vệ, tôn tạo để xứng
đáng là một trong những khu di tích lịch sử quan trọng của đất nƣớc. Vấn đề đặt
ra là thực hiện nhƣ thế nào để phát huy hiệu quả và tiềm năng vốn có của chúng.
Thực tế cho thấy giá trị của rừng chính là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, tạo
cảnh quan du lịch sinh thái nên công tác bảo vệ, nghiên cứu rừng càng đƣợc chú
trọng. Với những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm cấu
3
trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật tại hai xã Điềm Mặc và Phú
Đình huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên”
4
Chương 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể chung sống hài hoà và đạt tới sự ổn định tƣơng đối trong một giai đoạn phát
triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện quan
hệ đấu tranh và sự thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi trƣờng sinh
thái và giữa các sinh vật rừng với nhau.
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng.
1.1.1.1. Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng.
Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học,
hệ sinh thái rừng và đặc biệt là để xây dựng những mô hình lâm sinh cho hiệu
quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng ngƣời ta chia thành ba dạng
cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp
thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá
trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật và thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh
sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài
phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Thực tế cấu trúc rừng nó có
tính trật tự và theo quy luật của quần xã.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mƣa nhiệt đới đã đƣợc
Richards P.W (1933-1934), Baur.G.N (1962), Odum (1971)… tiến hành. Các
nghiên cứu này thƣờng nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ
thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Theo tác giả Baur G.N (1962) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh
thái học trong kinh doanh rừng mƣa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các
nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mƣa tự
5
nhiên. từ đó tác giả này đã đƣa ra những tổng kết hết sức phong phú về các
nguyên lí tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đồng tuổi, rừng
không đồng tuổi và các phƣơng pháp xử lí cải thiện rừng mƣa.
Công trình nghiên cứu của tác giả Catinot (1965) [5] đã biểu diễn cấu trúc
sinh thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái
thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến…
1.1.1.2 Về mô tả hình thái cấu trúc rừng.
Hiện tƣợng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành
phần sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều thẳng đứng. Phƣơng pháp vẽ
biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do Davit và P.W.Richards (1933 - 1934) đề
xƣớng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phƣơng pháp có hiệu quả
để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phƣơng pháp này có nhƣợc
điểm là chỉ minh hoạ đƣợc cách sắp xếp theo hƣớng thẳng đứng của các loài cây
gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số
giải kề bên nhau và đƣa lại một hình tƣợng về không gian ba chiều.
Phƣơng pháp biểu đồ trắc diện do Davis và Richards (1933-1934) đề xuất
trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài và cấu
trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và thẳng đứng.
Richards P.W (1952) [39] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mƣa
thành hai loại là rừng mƣa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mƣa
đơn ƣu có tổ thành loài cây đơn giản. Trong những lập địa đặc biệt thì rừng mƣa
đơn ƣu chỉ bao gồm vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mƣa thƣờng có
nhiều tầng (thƣờng có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng
mƣa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài cây thân cỏ còn có nhiều
loài cây leo đủ hình dáng và kích thƣớc, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân
hoặc cành cây.
6
Kraft (1884), lần đầu tiên đƣa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông phân
chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trƣởng,
kích thƣớc và chất lƣợng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh đƣợc tình
hình phân hoá cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng
nhƣng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi.
Việc phân cấp cây rừng cho rừng hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là một vấn đề
phức tạp, cho đến nay vẫn chƣa có tác giả nào đƣa ra phƣơng án phân cấp cây
rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà đƣợc chấp nhận rộng rãi. Sampion Gripfit
(1948), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây Phi có
kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thƣớc chất lƣợng cây
rừng. Richards (1952) [39] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng dựa vào chiều cao
cây rừng.
Nhƣ vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thƣờng đƣa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
1.1.1.3. Nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng.
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và đƣợc chuyển dần từ mô tả
định tính sang định lƣợng với sự thống kê của toán học và tin học, trong đó việc
mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng
đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không gian và
thời gian của rừng đƣợc các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Có thể kể
đến một số tác giả tiêu biểu: Rollet B (1971), Brung (1970), Loeth et al
(1976)…Rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian
của rừng theo hƣớng định lƣợng và dùng các mô hình toán để mô phỏng các qui
luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001) [7]. Rollet. B (1971) đã mô tả mối
quan hệ giữa chiều cao và đƣờng kính bằng các hàm hồi qui, phân bố đƣờng
7
kính bằng các dạng phân bố xác suất. nhiều tác giả còn sử dụng hàm Weibull để
mô hình hoá cấu trúc đƣờng kính loài theo mô hình của Schumarcher và Coil
(Belly, 1973). Bên cạnh đó các hàm Meyer, Hyperbol, hàm mũ, Pearson,
Poisson,… cũng đuợc nhiều tác giả sử dụng để mô hình hoá cấu trúc rừng.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân
loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái [12]. Cơ sở phân
loại rừng theo xu hƣớng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ƣu thế, cấu trúc
tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện
cho hệ thống phân loại rừng theo hƣớng này có Humbold (1809), Schimper
(1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973),… Trong nhiều hệ thống phân loại
rừng theo xu hƣớng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã
không tách rời khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình thành một hƣớng phân loại
theo ngoại mạo sinh thái.
Khác với xu hƣớng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu mô
tả rừng ở trạng thái tĩnh. Trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động,
Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự biến
đổi của tổ thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau trong quá
trình phát sinh và phát triển của rừng.
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng
nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều công
trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng.
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây
gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng. Dƣới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất
rừng sau khai thác, đất rừng sau nƣơng rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là
8
thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình
phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng đƣợc
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tƣơng đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng
cây gỗ lớn đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm Mibbre-ad, 1930; Richards,
1933, 1939; Schultz, 1960; Baur G.N, 1964; Rollet, 1969). Do tính chất phức tạp
về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn
ngƣời ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít
đƣợc nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh của rừng mƣa thƣờng
chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dƣới điều kiện rừng đã ít nhiều
bị biến đổi. Vanstenis (1965) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng mƣa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái
sinh vệt của các loài cây ƣa sáng.
Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận
thấy cây con của các loài cây ƣu thế trong rừng mƣa là rất hiếm. Ông đã khái
quát hoá các hiện tƣợng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết lên lí luận
bức khảm tái sinh, nhƣng phần lí giải các hiện tƣợng đó còn bị hạn chế. Vì vậy lí
luận của ông còn ít sức thuyết phục, chƣa giúp ích cho thực tiễn các biện pháp kĩ
thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Tuy nhiên, những kết quả quan sát của Davis và P.W Richards (1933),
Bowt (1946), Sun (1960), Role (1969) [39] ở rừng mƣa nhiệt đới Nam Mĩ lại
khác hẳn với nhận định của A.O Brevin. Đó là hiện tƣợng tái sinh tại chỗ và liên
tục của các loài cây tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong
một thời gian dài.
9
Về phƣơng pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách
lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) , với diện tích ô đo đếm
thông thƣờng từ 1 đến 4m
2
. Diện tích ô đo đếm nhỏ thuận lợi trong điều tra
nhƣng số lƣợng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards (1952), Bernard Rollet (1974),
tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét:
Trong các ô có kích thƣớc nhỏ (1 x 1m; 1 x 1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng
phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu
thập Taylor (1954), Barnard (1955) đã xác định số lƣợng cây tái sinh trong rừng
nhiệt đới thiếu hụt cần thiết cần phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngƣợc
lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới Châu Á nhƣ Bava (1954),
Budowski (1956), Atinot (1965) lại nhận định dƣới tán rừng nhiệt đới nhìn
chung có đủ số lƣợng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm
sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dƣới tán rừng.
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái nhƣ nhân tố ánh sáng
(thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm
tƣơi là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng. Baur
(1962) [1] cho rằng sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng đến phát triển của cây con,
đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hƣởng này thƣờng không rõ
ràng. Độ khép tán của quần thụ ảnh hƣởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của
cây con. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần
thụ, V.G.Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về
dinh dƣỡng khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của
quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều
kiện sinh thái của quần thể thực vật Thảm cỏ và cây bụi tuy kém phát triển ở
những quần thụ kín tán nhƣng chúng vẫn có ảnh hƣởng đến cây tái sinh. Ngƣợc
10
lại, những lâm phần thƣa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát
sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái
sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973) .
Nhƣ vậy, qua những kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực
vật rừng trên thế giới chỉ ra cho chúng ta thấy đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu
của một số tác giả cũng nhƣ những quy luật tái sinh ở một số nơi. Đồng thời các
tác giả đã chỉ ra đƣợc một số biện pháp lâm sinh phù hợp tác động và đó nhằm
thúc đẩy quá trình tái sinh theo chiều hƣớng có lợi.
1.1.3. Nghiên cứu về thảm thực vật
1.1.3.1. Các quan điểm về thảm thực vật.
Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu thực vật đã đƣa ra
những khái niệm về thảm thực vật. Theo J.Schmithusen (1959): Thảm thực vật là
lớp thực bì của trái đất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó.
Phần lớn các nhà khoa học ở Tây Âu và Bắc Mỹ (Negry, Curtis, Brown,
Ramenxki ) cho rằng cá thể loài cây là thực thể duy nhất trong thiên nhiên. Do
đó, thảm thực vật không đƣợc xem nhƣ những đơn vị riêng biệt, mà chúng thay
đổi không ngừng khi điều kiện hoàn cảnh biến đổi hoặc khu vực phân bố của các
loài thay đổi. Các tác giả phái “cá thể” không những phủ nhận sự tồn tại của các
quần hợp thực vật mà phủ nhận luôn cả sự tồn tại của những loại hình quần lạc
khác nhau (Thái Văn Trừng, 1978).
Trái với quan điểm trên, phần lớn các nhà nghiên cứu (Braun – Banquet,
Rubel, Clement, ) lại nhất trí đối tƣợng nghiên cứu của thảm thực vật là quần
lạc thực vật (Phytocennose). Thảm thực vật bao gồm các đơn vị cụ thể là ngoại
mạo, cấu trúc, thành phần, ranh giới, động thái, đặc điểm phân bố đều dựa trên
cơ sở sinh thái học và địa lí học thực vật (Thái Văn Trừng, 1970)
11
1.1.3.2. Phân loại thảm thực vật
Ở Châu Âu theo Schmitthusen (1959) có hai hệ thống phân loại thảm thực
vật chủ yếu. Đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật mà đơn vị cơ bản là
quần hợp (association) của Braun – Blanquet (1928) đƣợc các nhà thực vật học
theo trƣờng phái của Pháp áp dụng và hệ thống phân loại lấy quần hệ thực vật
làm đơn vị cơ bản, chủ yếu do các nhà địa thực vật ngƣời Đức áp dụng.
Trong hệ thống Schimper, ông đã chia thảm thực vật thành quần hệ thổ
nhƣỡng, quần hệ vùng núi và quần hệ khí hậu. Trong quần hệ thổ nhƣỡng ông
chia ra: rừng hành lang, rừng đầm lầy nƣớc ngọt, rừng ven biển và rừng ngập
nƣớc mặn. Với quần hệ vùng núi ông phân biệt: rừng á nhiệt đới, rừng ôn đới,
rừng cảnh tiên, thảo nguyên núi cao và hoang mạc núi cao. Trong quần hệ khí
hậu ông phân biệt 4 kiểu: rừng mƣa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai và còn
thêm 2 thêm 2 kiểu nữa là thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới.
H.G.Champion (1936), đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo độ nhiệt
ở vùng nhiệt đới gió mùa Châu Á: Nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao.
J.S.Bread (1944) đƣa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp: Quần hợp, quần hệ
và loạt quần hệ. Hệ thống này đƣợc xem nhƣ là hoàn chỉnh nhất ở Châu Mỹ
nhiệt đới và năm 1956 đƣợc Richard đề nghị áp dụng mở rộng cho các vùng
nhiệt đới khác. (Dẫn theo Thái Văn Trừng 1970 [48]).
UNESCO (1973) đã công bố một khung phân loại thảm thực vật trên thế
giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo, cấu trúc để có thể so sánh đƣợc các kết quả
nghiên cứu ở các vùng khác nhau và có thể thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ
1:1.000.000.
1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam.
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng.
Nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả tập trung vào các đặc điểm
cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên rừng trồng nhằm khắc phục việc kinh doanh
12
rừng lâu dài và ổn định. Những năm 70 trở lại đây lâm sinh học định lƣợng phát
triển mạnh mẽ, nhiều tác giả đi sâu vào mô phỏng các cấu trúc từ đơn giản đến
phức tạp bằng mô hình.
1.2.1.1. Về phân loại rừng.
Theo tác giả Trần Ngũ Phƣơng (1963) [30] đã đề cập tới một hệ thống
phân loại, trong đó rất chú ý tới việc nghiên cứu quy luật diễn thế tái sinh.
Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả Thái Văn Trừng
(1978) [48] đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Đây là
công trình tổng quát đáp ứng đƣợc yêu cầu về quy luật sinh thái.
Tác giả Vũ Biệt Linh (1984) [19], khi bàn về vấn đề rừng theo hệ thống
phân loại kinh doanh đã xác định cần phân chia rừng, đất rừng theo mục đích,
nội dung, phƣơng thức, biện pháp kinh doanh nhằm tổ chức định hƣớng tác
nghiệp kinh doanh theo các đối tƣợng khác nhau để đạt đƣợc hiệu quả cần thiết.
Tác giả Vũ Đình Phƣơng (1985 – 1988) [31], [32], [33] đã đƣa ra phƣơng
pháp phân chia rừng dựa vào 5 nhân tố: Nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn
phát triển và suy thoái của rừng, khả năng tái tạo rừng bằng con đƣờng tái sinh tự
nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ nhƣỡng với một bảng mã hiệu dùng để tra trong
quá trình phân chia.
Nhƣ vậy, có rất nhiều tác giả trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đều cho
rằng việc phân chia loại hình rừng tự nhiên ở Việt Nam là rất cần thiết đối với
nghiên cứu cũng nhƣ trong sản xuất. Tuỳ từng mục tiêu đề ra mà xây dựng các
phƣơng pháp phân chia khác nhau nhƣng đều nhằm mục đích làm rõ thêm các
đặc điểm của đối tƣợng cần quan tâm. Công trình của Thái Văn Trừng đã đặt nền
móng cho việc phân chia rừng tự nhiên của nƣớc ta một cách tổng quát. Phƣơng
pháp của Vũ Đình Phƣơng tỉ mỉ hơn và cho ta những thông số cơ bản về tình
trạng rừng hiện tại không chỉ về trữ lƣợng, vì vậy ngƣời quản lí có thể phác hoạ
13
đƣợc các biện pháp xử lí lâm sinh tác động vào rừng. Phƣơng pháp này tỏ ra hữu
hiệu khi áp dụng ở nơi có trình độ kinh doanh tƣơng đối cao và ổn định.
1.2.1.2. Nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng.
Trong những năm gần đây, việc đi vào nghiên cứu cấu trúc theo hƣớng
định lƣợng cũng đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhƣ những công trình nghiên
cứu mô hình hoá cấu trúc đƣờng kính D
1.3
và biểu diễn chúng theo các dạng hàm
phân bố xác suất khác nhau. Nổi bật là công trình nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền
(1974) [14] dùng hàm Meyer và hệ thống đuờng cong Poisson để nắn phân bố
thực nghiệm số cây theo cỡ đƣờng kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập
biểu đồ thon cây đứng ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Hải Tuất (1982 – 1986) [51], [52] đã sử dụng hàm phân
bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc của rừng thứ sinh, đồng thời
cũng áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng.
Tác giả Trần Văn Con (2001) [7] đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng
cấu trúc đƣờng kính cho rừng khộp ở ĐăkLăk.
Tác giả Lê Minh Trung (1991) đã sử dụng hàm Poisson mô phỏng cấu trúc
tán lá cây, hàm Weibull mô phỏng cấu trúc chiều cao và đƣờng kính, đồng thời
tiến hành khảo nghiệm hàm Hyperbol và Meyer cho các cấu trúc này.
Nhìn chung các nghiên cứu định lƣợng cấu trúc đã đƣợc nhiều nhà lâm
sinh học trong nƣớc quan tâm ở các mức độ khác nhau nhƣng đều nhằm một
mục đích là xây dựng các cơ sở khoa học cho các giải pháp lâm sinh hợp lí. Các
nghiên cứu không dừng lại ở mức độ mô tả chung chung mà đã đi sâu vào phân
tích các quy luật kết cấu và theo xu hƣớng chung của thế giới. Đó là khái quát
hoá, mô phỏng các quy luật bằng toán học, đồng thời các giải pháp lâm sinh
đƣợc xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu định lƣợng.
14
1.2.1.3. Nghiên cứu phân chia tầng thứ trong rừng nhiệt đới.
Việc nghiên cứu này ở Việt Nam còn rất ít, nhất là ở xu hƣớng định lƣợng
hoá. Có thể điểm qua một số công trình của các tác giả sau đây:
Thái Văn Trừng (1978) [48] đã đƣa ra mô hình cấu trúc tầng nhƣ sau:
Tầng vƣợt tán (A
1
), tầng ƣu thế sinh thái (A
2
), tầng dƣới tán (A
3
), tầng cây bụi
(B) và tầng cỏ quyết (C). Ông đã vận dụng và cải tiến bổ sung phƣơng pháp biểu
đồ mặt cắt đứng của Davis – Richards để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam.
Tuy nhiên, việc chỉ ra độ cao giới hạn cho các tầng vẫn mang tính chất định tính.
Nguyễn Văn Trƣơng (1973, 1983, 1984) khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn
loài cũng đã nghiên cứu sự phân tầng theo hƣớng định lƣợng, nhƣng ở đây tác
giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tầng theo chiều cao một cách cơ giới mà điều
này không thể chỉ rõ kiểu phân tầng ở rừng nhiệt đới Việt Nam.
Vũ Đình Phƣơng (1988) [34] xuất phát từ các kết quả của các tác giả đi
trƣớc đã nhận định rằng: Việc xác định tầng thứ sinh thái của rừng lá rộng
thƣờng xanh là hoàn toàn hợp lí và cần thiết, do đó bằng phƣơng pháp định
lƣợng để xác định giới hạn của các tầng thứ là có thể làm đƣợc. Nhƣng chỉ có thể
có sự phân tầng “rõ rệt” khi rừng ở một giai đoạn phát triển nào đó của quá trình
sinh trƣởng và phát triển, mà theo tác giả đó là giai đoạn thành thục khi sự sinh
trƣởng và phát triển của rừng diễn ra ở mức độ chậm chạp. Cũng theo tác giả,
cần phân biệt rõ tầng tán với các lớp chiều cao cây rừng. Đây là một nghiên cứu
hoàn toàn mới mẻ nhƣng bƣớc đầu đã giúp các nhà nghiên cứu một định hƣớng
quan trọng đó là: Sự phân tầng tán trong kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh là một
hiện thực, nhƣng có thể chỉ rõ ràng khi rừng đã phát triển ổn định và bằng toán
học có thể định lƣợng sự phân tầng này. Theo Vũ Đình Phƣơng rừng lá rộng
thƣờng xanh ở miền Bắc nƣớc ta ở vào giai đoạn ổn định thƣờng có 3 tầng.
Sự phân tầng trong rừng nhiệt đới đã đựơc các tác giả trên đề cập và giải
quyết bằng các phƣơng pháp khác nhau, nhƣng đều chung một quan điểm là: Có
15
sự phân tầng trong rừng tự nhiên nhiệt đới và sự phân tầng này cần phải đƣợc
định lƣợng hoá thông qua các trắc đồ và công cụ toán học.
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng.
Ở nƣớc ta, vấn đề tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đã đƣợc nghiên cứu từ
đầu những năm 60 của thế kỉ 20. Từ năm 1962 - 1967, Viện Điều tra và Quy
hoạch rừng đã thực hiện chuyên đề: “Tái sinh tự nhiên rừng” tại một số khu rừng
trọng điểm thuộc các tỉnh: Quảng Ninh (Tiên Yên, Ba Chẽ, Yên Hƣng), Yên Bái
(Văn Bàn), Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Hƣơng Sơn, Hƣơng
Khê), Quảng Bình (Long Đại).
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993) [23] cho rằng nghiên cứu quá trình
tái sinh tự nhiên cho phép nắm vững các điều kiện cần và đủ để sự can thiệp của
con ngƣời đi đúng hƣớng. Quá trình đó tuỳ thuộc vào mức độ tác động của con
ngƣời mà ta thƣờng gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên với mức độ cao nhất là tái
sinh nhân tạo.
Phạm Đình Tam (1987) [40], nghiên cứu tình hình tái sinh dƣới các lỗ
trống ở rừng thứ sinh vùng Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhận xét: Số lƣợng cây
tái sinh xuất hiện khá nhiều dƣới các lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây
tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.
Lê Đồng Tấn (2000) [42] nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số
quần xã thực vật sau nƣơng rẫy ở Sơn La có kết luận: Mật độ cây tái sinh ở các
vị trí địa hình và các cấp độ dốc khác nhau là khác nhau.
Trần Xuân Thiệp (1996) [46] căn cứ vào số lƣợng cây tái sinh đã xây
dựng bảng đánh giá tái sinh cho các trạng thái rừng (Theo hệ thống phân loại của
Loschau) theo 3 cấp: tốt, trung bình, xấu. Về phân bố theo cấp chiều cao đều có
sự tƣơng đồng ở các trạng thái rừng, phân bố giảm theo hàm Meyer từ cấp 1 – 5
(< 3m).
16
Đỗ Hữu Thƣ, Trần Đình Lý và cộng sự (1994) [47] khi nghiên cứu năng
lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì ở Việt Nam
đã nhân xét: Về số lƣợng và chất lƣợng của lớp tái sinh tự nhiên, tốc độ sinh
trƣởng và những thay đổi của lớp tái sinh tự nhiên trong các giai đoạn đầu của
quá trình phục hồi thảm thực vật rừng thì các dạng thực bì ở trạng thái I
B
, I
C
, II
A
,
II
B
đều có thể xếp vào đối tƣợng có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng.
Nhiều tác giả cũng có những nghiên cứu về đặc điểm lớp tái sinh tự nhiên
trong các trạng thái thực bì khác nhau ở một số vùng sinh thái đồi núi nƣớc ta
nhƣ: Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thƣ và cộng sự (1988) [10]; Vũ Tiến Hinh (1991)
[13]…
Từ phân tích trên có thể thấy ở nƣớc ta các nghiên cứu chủ yếu điều tra
đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên ở một số rừng trong điều kiện tự nhiên còn
những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng trồng còn rất ít.
1.2.3. Nghiên cứu về thảm thực vật
Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu thực vật đã đƣa ra
những khái niệm về thảm thực vật. Theo J.Schmithusen (1959): Thảm thực vật là
lớp thực bì của trái đất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó.
Thái Văn Trừng (1970, 1999) [48] đã định nghĩa: Thảm thực vật bao gồm
các quần thể thực vật phủ trên mặt đất nhƣ một tấm thảm xanh.
Trần Đình Lý (1998) [28]: Thảm thực vật là lớp phủ thực vật ở một vùng
cụ thể hay trên toàn bộ bề mặt trái đất. Nhƣ vậy, thảm thực vật mới chỉ là một
khái niệm chung chƣa chỉ rõ một đối tƣợng cụ thể nào. Đây là khái niệm bao
gồm nhiều thuật ngữ đã đƣợc cụ thể hoá: Quần hệ, xã hợp, quần hợp, quần xã, hệ
sinh thái đƣợc đa số các nhà nghiên cứu sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ
XX cho đến nay.
Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật trƣớc những năm 1960 chủ
yếu là do các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài thực hiện nhƣ: A.Chavaler (1918),
17
Rollet, Lý Văn Hội, Dƣơng Hàm Hi (1956) và M.Schmid (1962) (Theo Thái Văn
Trừng, 1970) [48].
Năm 1960 Loschau đã đƣa ra bảng phân loại rừng theo trạng thái. Hệ
thống này đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở nƣớc ta trong việc điều tra tái sinh
rừng cũng nhƣ điều tra tài nguyên rừng theo mỗi trạng thái phục vụ cho công tác
quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng. Gồm 4 loại hình lớn:
+ Loại hình I: gồm những đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi.
+ Loại hình II: gồm những rừng non mới mọc
+ Loại hình III: gồm tất cả các loại hình bị khai thác lạm dụng nên trở
thành nghèo kiệt, tuy còn có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ, củi.
+Loại hình IV: gồm những rừng già nguyên sinh chƣa bị khai phá.
Hệ thống phân loại rừng này đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở nƣớc ta trong
việc điều tra tái sinh rừng cũng nhƣ điều tra tài nguyên rừng theo mỗi trạng thái
phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [30], đã xây dựng bảng phân loại rừng miền Bắc
Việt Nam. Bảng phân loại này đã chú ý đến việc nghiên cứu các quy luật diễn
thế thứ sinh, diễn biến độ phì, những biến đổi của các tính chất vật lý, hoá học
của đất qua các giai đoạn phát triển của rừng. Bảng phân loại này cụ thể, đơn
giản bƣớc đầu đã đƣợc vận dụng theo quy trình tu bổ rừng ở nƣớc ta. Tuy nhiên,
điểm hạn chế của bảng phân loại này mới chỉ là một bảng thống kê tên các kiểu
quần hệ và xã hợp, ƣu hợp thực vật đƣợc điều tra mà không làm nổi bật đƣợc
mối quan hệ giữa thảm thực vật và các điều kiện môi trƣờng.
Thái Văn Trừng (1970) [48], trên quan điểm sinh thái phát sinh đã xây
dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Trong hệ thống này, ông đã phân chia sắp
xếp các kiểu thảm thực vật Việt Nam vào một khung hợp lý, trong đó sắp xếp
trƣớc sau những nhóm nhân tố sinh thái phát sinh. Đồng thời trong mỗi nhóm
nhân tố lại sắp xếp những biến trạng theo một trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất
18
đến kiểu xấu nhất. Đây là công trình tổng quát có giá trị về lý luận cũng nhƣ về
thực tiễn, đáp ứng đƣợc quy hoạch sinh thái, đƣợc nhiều nhà khoa học đánh giá
cao. Tuy nhiên, theo tác giả thì bảng phân loại này thuộc loại đặc biệt hay mang
tính chất địa phƣơng của một vùng hay của một nƣớc.
Phan Kế Lộc (1985) [20] đã áp dụng khung phân loại thực vật thế giới
UNESCO (1973) để xây dựng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam và có thể
thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ 1:2.000.000. Bảng phân loại này gồm có 5 lớp quần
hệ: Rừng rậm, rừng thƣa, cây bụi, cây bụi lùn và trảng cỏ.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [45] đã áp dụng khung phân loại thực vật thế
giới UNESCO (1973) để xây dựng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam.
Bảng phân loại này gồm có 4 lớp quần hệ: Rừng rậm, rừng thƣa, cây bụi và trảng
cỏ.
Nguyễn Văn Thêm (2002) [44], đã áp dụng hệ thống phân loại thực bì của
Loschau (1963, 1973) đi đến xây dựng các hàm tuyến tính Fisher dựa trên nhiều
biến số định lƣợng dễ đo đạc để nhận dạng nhanh các trạng thái rừng trên thực
địa sử dụng kết quả nghiên cứu này để phân chia các trạng thái rừng thuộc kiểu
rừng kín lá rộng thƣờng xanh và rừng nửa rụng lá nhiệt đới mƣa mùa.