Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

NHÀ MÁY BỘT MỲ MÊ KOONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 47 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo toàn phần công ty 3
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 5
Hình 2.1. Cấu tạo của hạt lúa mì 6
Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất của nhà máy 9
Hình 3.2. Sơ đồ hoạt động nhập lúa mì về silo 11
Hình 3.3. Hình ảnh các thiết bị trong quá trình nhập lúa mì. 12
Hình 3.4. Sơ đồ hoạt động xuất lúa mì từ silo 15
Hình 3.5. Sơ đồ quá trình làm sạch 18
Hình 3.6. Hình ảnh cấu tạo của máy sàng 19
Hình 3.7. Hình ảnh cấu tạo của máy tách đá 20
Hình 3.8. Hình ảnh cấu tạo của máy tách đĩa 22
Hình 3.9. Hình ảnh cấu tạo của máy cọ 23
Hình 3.10. Sơ đồ quá trình nghiền 27
Hình 3.11. Máy nghiền 28
Hình 3.12. Cấu tạo của máy sàng 29
Hình 3.13. Cấu tạo của máy rây phân loại 30
Hình 3.14. Máy rây phân loại 31
Hình 3.15. Cấu tạo của máy đánh vỏ cám 32
Hình 4.1. Cấu tạo của cân tự động 36
Hình 4.2. Cấu tạo của máy hút bụi 37
Hình 4.3. Thiết bị gia ẩm 38
Hình 4.4. Các thiết bị phụ trợ 38
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
















………., ngày…… tháng ……năm 2014
Xác nhận của đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:



2. Kiến thức chuyên môn:



3. Nhận thức thực tế:




4. Đánh giá khác:




5. Đánh giá kết quả thực tập:



Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Đốc đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tai công ty TNHH Chế Biến Bột
Mì Mê Kông, và em cũng xin được cảm ơn các anh, chị trong công ty đã
hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Khóa thực tập
này không những giúp em hoàn thiện kiến thức chuyên môn mà còn trang bị
cho em một bước đệm vững chắc trước những thử thách công việc sau này
trong đời.
Qua đây em cũng xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô
trong khoa Hóa Học Và Công Nghệ Thực Phẩm đã giảng dạy và truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu trong quá trình thực tập. Và em xin cảm ơn
sự chỉ bảo tận tình và theo sát em trong suốt thời gian thực tập tại công ty
TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông của giảng viên hướng dẫn thầy Diệp
Khanh.
Qua đây em kính gửi đến các quý thầy, cô cùng toàn thể Ban Quản Lý
và các anh, chị trong công ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông lời chúc sức
khỏe và đạt nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Vũng Tàu, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực tập
Bùi Như Ý.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
MỞ ĐẦU
Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và thực thi chính
sách nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hàng loạt các

doanh nghiệp ra đời, các doanh nghiệp này đã tạo ra công ăn việc làm cho
hàng triệu lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
đất Nước.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế đã đạt được thì vấn đề về dinh dưỡng
cũng được quan tâm đến rất nhiều. Và một trong những nguồn cung cấp dinh
dưỡng lớn cho người Việt là do bột mì mang lại với các sản phẩm được ưa
chuộng trong các bữa ăn như mì ăn liền, bánh bao, sandwich, cookes, biscuss,
…. Và nhận thấy tiềm năng lớn từ bột mì tại thị trường Việt Nam và dựa trên
nguồn lực tài chính vững mạnh, MFMB đã quyết định xin giấy phép đầu tư
xây dựng công ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông tại Việt Nam. Và cho
đến ngày nay thì công ty luôn được cải thiện để nâng cao năng suất và cũng là
nguồn cung cấp bột mì lớn nhất cho thị trường Việt Nam.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 5 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN BỘT MÌ
MÊ KÔNG
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.
Công ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông hay được biết đến
với tên Mekong Flour Mills LTD được cấp giấy phép đầu tư hoạt động
tại Việt Nam vào ngày 30/06/2000.
Mekong Flour Mills LTD là một trong những công ty bột mì lớn
nhất tại Việt Nam (năng suất 1000 tấn/ngày), được xây dựng từ năm
2000 và công ty chính thức hoạt động vào tháng 4/2003 với 100%
vốn đầu tư nước ngoài thuộc công ty MFMB Internason (công ty chi
nhánh của tập đoàn Malayan Flour Mills). Công ty hoạt động vững
mạnh với triết lý: Chất lượng – Đoàn kết – Phát triển và đã tạo được
lòng tin lớn từ phía khách hàng. Ngoài ra, công ty còn có 2 chi nhánh được
đặt tại Tp.HCM và Cần Thơ.
1.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.
Công ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông được xây dựng gần cảng

Cái Mép thuộc khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 75km. Vị trí chiến lược này rất thuận
lợi cho việc thu mua lúa mì bằng đường biển từ các cường quốc lúa mì như
Úc, Mỹ, Canada, Ấn Độ,…. Ngoài ra vị trí này còn rất thuận lợi cho việc tiêu
thụ sản phẩm vào các thị trường tiềm năng của khu vực kinh tế trọng điểm
Miền Nam.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 6 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
1.3. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÔNG TY.
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo toàn phần công ty.

Công ty có một hệ thống cơ sở vật chất khoa học và giá trị.
Trong đó, kho chứa nguyên liệu gồm 15 silo lớn có chiều cao 17,9m,
đường kính 16,4m với sức chứa mỗi silo là 3.300 tấn và 4 silo nhỏ có chiều
cao 21,2m, đường kính 9,1m với sức chứa mỗi silo là 1.100 tấn, công suất
nhập khoảng 500 – 530 tấn/h và công suất xuất là 130 tấn /h.
Nhà máy hiện tại gồm có ba dây truyền nghiền, dây truyền thứ nhất và
thứ hai gồm có 6 máy nghiền kết hợp với hệ thống máy sàng, rây, đập… với
GVHD: Th.s Diệp Khanh 7 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
công suất mỗi dây truyền là 12 tấn/h và dây truyền thứ ba bao gồm 9 máy
nghiền với công suất là 17 tấn/h.
Nhà máy còn có 2 loại máy đóng bao là single packing với công suất
đóng bao khoảng 12,5 tấn/h và carosell với công suất đóng bao khoảng 25
tấn/h.
Ngoài ra thì nhà máy còn trang bị hàng loạt các thiết bị hiện đại nhất để
phục vụ cho quá trình sản xuất bột mì theo tiêu chuẩn hiện đại.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 8 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.

Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 9 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
2.1. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO.
2.1.1. Nguồn Gốc.
Lúa mì có nguồn gốc Tây Nam Á ( thuộc khu vực Trung Đông ngày
nay).
Vào khoảng 300 TCN, lúa mì bắt đầu xuất hiện tại Ấn Độ, Tây Ban
Nha, Ireland sau đó tới Trung Quốc.
Lúa mì được gieo trồng rộng rãi như một loại cây trồng thu hoa lợi do
nó có sản lượng lớn trên mỗi diện tích và phát triển tốt trong khu vực có khí
hậu ôn đới. Việc trồng trọt lúa mì xưa kia chủ yếu dựa vào sức trâu, bò, ngựa
để cày bừa. Và khoa học ngày càng phát triển nên máy móc được áp dụng
thay thế cho trâu, bò, ngựa,… điều này đã làm tăng năng xuất của lúa mì một
cách đáng kể. Do điều kiện đó mà lúa mì cho bột mì có chất lượng cao và đa
dạng, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và chế biến bột mì.
2.1.2. Cấu Tạo.
Hình 2.1. Cấu tạo của hạt lúa mì.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 10 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
Cấu tạo của hạt lúa mì gồm vỏ, phôi, nội nhũ và lớp aleuron (bên ngoài nội
nhũ).
 Vỏ: gồm vỏ quả và vỏ hạt.
• Vỏ quả (chiếm 4-6% khối lượng) có cấu tạo mỏng, không chắc và dễ bị
tách ra khỏi hạt
• Vỏ hạt (chiếm 2-2.5% khối lượng) có cấu tạo rất bền và dai, nhưng lại
không có giá trị dinh dưỡng.
 Phôi (chiếm 3.24% khối lượng): là nơi chứa phần lớn lượng vitamin,
enzyme của hạt. Và cũng là nơi chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như

protein (35%), gluxit hòa tan (25%), chất béo (15%).
 Nội nhũ (chiếm 82-83% khối lượng): là thành phần chủ yếu để sản xuất bột
mì, tuy khó nghiền nhưng cho chất lượng bột mì cao.
 Lớp aleuron (nằm phía trong các lớp vỏ): gồm một lớp tế bào có thành dày
chứa protein, chất béo, đường cellulose, tro và các vitamin.
2.2. SẢN PHẨM.
Tùy theo yêu cầu về chất lượng và số lượng bột mì của khách hàng mà
công ty tiến hành sản xuất ra những dòng sản phẩm khác nhau theo yêu cầu
của khách hàng.
Một số dòng sản phẩm chất lượng cao mà công ty đã sản xuất như:
• Dòng sản phẩm hàm lượng protein cao: SPB, Cái Lân, Kim Ngưu, Rồng &
Ngọc,…. Đây là dòng sản chất lượng cao, thường sử dụng để sản xuất làm
Bánh Mì Sandwich, Bánh Mì & Bánh Mì Que, thức ăn chay,
• Dòng sản phẩm hàm lượng Protein Trung Bình: Cây Tre, Hạ Long, MI-K,
3 Bông Hồng Xanh,.… Đây là dòng sản chất lượng tương đối cao, thường
sử dụng để sản xuất làm Bột Mì Đa Dụng, Bánh Mì Pháp & Bánh Mì
Chung, Mì Ăn Liền, Mì Trứng & Mì Khô,.…
• Dòng sản phẩm hàm lượng Protein Trung Thấp: SP III, JP 1, CF, 3 Bông
Hồng Vàng, SP 8, SP 9,.… Đây là dòng sản chất lượng trung bình, thường
GVHD: Th.s Diệp Khanh 11 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
sử dụng để sản xuất làm Bánh Ngọt, Bánh Nướng, Bánh Bao, Bánh Quy &
Snack, Bánh Bao Hấp, Bánh Màn Thầu & Vỏ Dim Sum,.…
• Dòng sản phẩm đặc biệt: chuyên dụng nguyên cám, nội nhũ lúa mì, AQ 1,
AQ 2, AQ 3, AQ 4, MI-A,.… Đây là dòng sản chuyên dụng, thường sử
dụng để sản xuất làm Bánh Mì Wholemeal, thức ăn chăn nuôi,
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT MÌ
 Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất bột mì.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 12 SVTH: Bùi Như Ý
LÚA MÌ

SILOLÀM SẠCH
NGHIỀNBỘT
XE BỒN
ĐÓNG BAO
BẢO QUẢN
CÁM
SẢN XUẤT CÁM
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất của nhà máy.
 Thuyết minh sơ đồ.
Công ty chủ yếu nhập nguyên liệu lúa mì từ Úc bằng đường biển về
cảng, sau đó được vận chuyển bằng xe tải đến kho chứa (silo) của công ty.
Tai silo thì lúa mì sẽ được dự trữ, bảo quản và lúa mì sẽ được chuyển ngay
sang bộ phận làm sạch bằng băng tải nếu như có yêu cầu từ nhà nghiền. Do
bộ phận làm sạch và nghiền được đặt chung trong một nhà máy riêng gồm 7
tầng của công ty nên khi lúa mì được chuyển sang làm sạch thì lúa mì phải
trải qua hàng loạt các công đoạn làm sạch bằng các máy móc khác nhau được
đặt logic từ tầng 7 xuống tầng 1. Sau khi được làm sạch thì lúa mì sẽ được
đưa vào các bin chứa ủ ẩm (khoảng 20 giờ) trước khi chuyển sang công đoạn
nghiền. Tới giai đoạn nghiền thì lúa mì đã được làm sạch cũng trải qua hàng
loạt các thiết bị, máy móc nghiền được phân bố từ tầng 7 xuống tầng 1 của
nhà máy. Tất cả các quá trình làm sạch và nghiền đều được điều khiển bởi
GVHD: Th.s Diệp Khanh 13 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
phòng điểu khiển trung tâm đặt tại lầu 2 của nhà máy. Kết thúc quá trình
nghiền ta đã thu sản phẩm chủ yếu là bột, ngoài ra còn có cám. Bột này sẽ
được tiêu thụ trực tiếp dưới dạng khối trong các xe bồn hoặc qua công đoạn
đóng bao rồi chuyển vào kho bảo quản. Trong khi cám sẽ được đóng bao và
tiêu thụ.
 Quá trình sản xuất bột mì phải trải qua rất nhiều giai đoạn, nhưng có

thể chia ra làm 4 công đoạn chính như sau:
• Công đoạn nhập, bảo quản và xuất nguyên liệu lúa mì tại silo.
• Công đoạn làm sạch và ủ ẩm.
• Công đoạn nghiền và phân loại sản phẩm nghiền.
• Công đoạn kiểm tra chất lượng và bảo quản sản phẩm.
3.1. QUÁ TRÌNH NHẬP, BẢO QUẢN VÀ XUẤT LÚA MÌ TẠI SILO.
3.1.1. Quá Trình Nhập.
Sơ đồ tổng quan.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 14 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
Hình 3.2. Sơ đồ hoạt động nhập lúa mì về silo.
Quá trình nhập lúa mì đạt công suất khoảng 500 – 530 tấn/h và bắt đầu
vận hành khi được ô tô của công ty vận
chuyển về từ cảng và đổ đầy vào khoang
chứa, sau đó được chuyển lên trên bằng tải
hút (gồm nhiều gàu tải) để tiến hành tách sơ
bộ các tạp chất không mong muốn.
Đầu tiên lúa mì sẽ được đưa xuống nam châm (nam châm được đặt trực
tiếp trong đường vận chuyển nguyên liệu) để giữ lại các kim loại từ tính và
đẩy ra ngoài. Sau đó lúa mì sẽ được chuyển xuống cân để điều khiển được
khối lượng nguyên liệu nhập vào silo và đảm bảo quá trình được vận hành ổn
định liên tục. Khi nguyên liệu đã ổn định thì sẽ được chuyển xuống máy sàng
GVHD: Th.s Diệp Khanh 15 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
công suất lớn (kích thước lỗ sàn là 33cm) được thiết kế theo kiểu tờ giấy cuộn
tròn và hoạt động trên hai mặt theo kiểu hoạt động của dây xích xe đạp, tại
đây thì các tạp chất kích thước lớn hơn 40mm và các kim loại không có tính
từ sẽ được mặt trên của sàng đưa ra ngoài, mặt dưới cũng có tác dụng loại bỏ
tạp chất hỗ trợ cho mặt sàng trên nếu như các tạp chất lọt qua được mặt sàng
trên (giúp tăng hiệu suất loại bỏ tạp chất), cùng lúc đó nguyên liệu sẽ rơi qua

các lỗ sàng và được băng tải chuyển vào đỉnh của silo.

Hình
3.3.
Hình
ảnh
các
thiết bị trong quá trình nhập lúa mì.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 16 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
3.1.2. Quá Trình Bảo Quản.
Với đặc điểm nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy
hoàn toàn phải nhập khẩu, do đó để chủ động nguồn nguyên liệu ổn định cho
nhà máy sản xuất thì luôn luôn phải có một lượng nguyên liệu dự trữ sẵn
trong kho. Và trong quá trình sản xuất sản phẩm không phải lúc nào cũng
được tiêu thụ ngay, do đó công tác bảo quản nguyên liệu và sản phẩm nhằm
đảm bảo chất lượng là rất quan trọng.
Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu không bị thay đổi trong quá trình
bảo quản thì chúng ta phải hiểu rõ các quá trình xảy ra đối với nguyên liệu
trong quá trình bảo quản, từ đó có biện pháp bảo quản tối ưu nhất để đảm bảo
chất lượng nguyên liệu và sản phẩm luôn ổn định.
Vì thế nên lúa mì trước khi được nhập vào silo phải được kiểm tra độ
ẩm và các đặc tính khác (màu, mùi, bụi, bẩn, sâu…) để tránh hiện tượng tạo
sâu, mọt, nấm, mốc… trong quá trình chứa nguyên liệu. Nhưng thường thì lúa
mì được bảo quản trong silo với thời gian vài tháng nên khâu kiểm tra độ ẩm
là rất quan trọng để ta biết được nhiệt độ bảo quản trong silo, và đặc biệt là
không tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Tùy theo loại lúa mì mà ta bảo quản trong các silo khác nhau. Nếu lúa
mì có độ ẩm lớn (12 – 13%) thì ta nên đảo, trộn chúng 2 tháng một lần để
đảm bảo độ ẩm được phân bố đều; trong khi lúa mì có độ ẩm thấp (9 – 12%)

thì khoảng 6 tháng ta nên đảo, trộn một lần. Và để nhiệt độ luôn ổn định trong
silo thì nhà máy đã thiết kế lắp đặt hệ thống quạt bên trong phía trên của silo
để hút không khí khi cần, khi hút thì sẽ tạo được áp suất âm làm cho không
khí di chuyển lên trên, từ đó sẽ làm cho không khí bên trong được lưu thông
và nhiệt độ được ổn định. Như vậy sẽ đảm bảo tốt cho quá trình bảo quản mà
không phát sinh các yếu tố gây hại ảnh hưởng đến chất lượng của lúa mì.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 17 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
Mặt khác do cấu tạo chắc chắn và khoa học của silo mà nhiệt độ bảo
quản bên trong luôn được ổn định trước nhưng thay đổi của môi trường bên
ngoài (kể cả ngày lẫn đêm). Và mỗi khi silo xuất hết nguyên liệu thì sẽ được
phun thuốc vào trong silo trống để phân hủy các vi sinh vật, côn trùng còn tồn
tại trong silo. Như vậy, sẽ đảm bảo được an toàn cho lần bảo quản nguyên
liệu tiếp theo.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 18 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
3.1.3. Quá Trình Xuất.
Sơ đồ tổng quan.
Hình 3.4. Sơ đồ hoạt động xuất lúa mì từ silo.
Quá trình xuất lúa mì đạt công suất khoảng 130 tấn/h và quy trình xuất
nguyên liệu ra khỏi silo được tiến hành khi có yêu cầu từ phòng điều khiển
trung tâm của nhà nghiền, khi đó văn phòng silo sẽ tiếp nhận và bắt đầu vận
hành máy móc để xuất nguyên liệu sang bộ phận làm sạch (tất cả các quá
trình đều vận hành tự động bằng máy móc hiện đại). Quá trình xuất tại những
silo được lựa chọn tiến hành như sau: đầu tiên lúa mì trong silo sẽ được
chuyển xuống băng tải đặt ngay dưới đáy của silo, lúc đó băng tải sẽ chuyển
GVHD: Th.s Diệp Khanh 19 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
lúa mì sang gàu tải, nhờ gàu tải mà lúa mì được chuyển lên trên rồi thả cho
lúa mì rơi tự do xuống qua nam châm (nam châm này nhỏ hơn nam châm của

quá trình nhập vì công suất nhỏ hơn) để tiếp tục tách các kim loại nhỏ còn sót
lại nhằm hạn chế sự hư hỏng của máy móc khi vướng phải. Sau đó, nguyên
liệu được chuyển xuống cân để kiểm soát khối lượng nguyên liệu xuất đi. Khi
đã kiểm soát được khối lượng thì lúa mì sẽ được chuyển xuống băng tải để
vận chuyển sang khâu làm sạch.
3.2. CÔNG ĐOẠN LÀM SẠCH VÀ Ủ ẨM.
3.2.1. Công Đoạn Làm Sạch.
3.2.1.1. Giới thiệu.
Quy trình làm sạch trong sản xuất bột mì nhằm tách các tạp chất như
đá, cát, vỏ, cỏ, trấu, kim loại,… ra khỏi nguyên liệu chính. Như vậy, sẽ không
làm ảnh hưởng đến công đoạn nghiền sau này.
Các tạp chất xuất hiện trong lúa mì có thể từ các nguyên nhân khác
nhau như:
• Nguyên liệu khi đưa vào nhà máy đã bị lẫn sẵn tạp chất.
• Tạp chất lẫn vào trong quá trình thu hoạch, bảo quản hay vận chuyển.
Trong quá trình tách tạp chất thì nguyên liệu có sự thay đổi đáng kể và
nó trở nên tinh sạch hơn, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình nghiền. Nhưng
một quá trình làm sạch phải thỏa mãn các yêu cầu:
• Đảm bảo chất lượng tốt nhất, trong khi lượng tạp chất bị loại ra nhiều nhất,
đồng thời lượng tổn thất nguyên liệu là thấp nhất và hiệu suất cao nhất.
• Quá trình và thiết bị phải được thiết kế để hạn chế hiện tượng tái nhiễm bẩn
trở lại đối với nguyên liệu đã được làm sạch như bụi.
 Quy trình làm sạch dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
• Đặc tính tự nhiên
GVHD: Th.s Diệp Khanh 20 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
• Kích thước
• Tỷ trọng
• Hình dạng
• Ma sát

• Sức cản không khí.
Do các thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình làm sạch của nhà máy
đều là những thiết bị hiện đại nên công đoạn làm sạch tại nhà máy dường như
là tối tân nhất, do đó sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao, đạt các
tiêu chuẩn của khách hàng đề ra. Hơn nữa, với các thiết bị hiện đại này thì tận
dụng được tối đa tất cả mọi thứ của hạt lúa mì (kể cả vỏ, cành) để sản xuất.
3.2.1.2. Quy trình làm sạch.
Sơ đồ tổng thể quá trình làm sạch với công suất làm sạch là 65 tấn/h.
GVHD: Th.s Diệp Khanh 21 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
Hình 3.5. Sơ đồ quá trình làm sạch.
Quá trình làm sạch: đầu tiên nguyên liệu từ silo được gàu tải đưa lên
băng tải ngang vận chuyển sang 6 bin chứa đặt tại nhà nghiền (mỗi bin có thể
chứa được 150 tấn) để ổn định lượng nguyên liệu trước khi làm sạch. Sau khi
nguyên liệu đã được ổn định thì sẽ được gàu tải đưa lên máy ép nước, tại đây
máy sẽ tự động tính toán lượng nước cần thêm vào để gia ẩm lúa mì sao cho
lúa mì đạt độ ẩm tối đa 1/3 lượng nước cần thêm vào. Sau khi được gia ẩm,
lúa mì được chuyển xuống cân định lượng thông qua nam châm được đặt
trong đường ống vận chuyển, mục đích của việc đặt nam châm bên trong là để
loại bỏ tất cả các kim loại hoặc mãnh vỡ kim loại nhỏ còn sót lại (dựa theo
GVHD: Th.s Diệp Khanh 22 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
tính chất tự nhiên). Khi nguyên liệu đã được chuyển xuống cân định lượng thì
cân sẽ tự động xác định khối lượng nguyên liệu cần đưa vào sản xuất. Tiếp
theo, lúa mì sẽ theo đường ống trượt xuống máy sàng để làm sạch tạp chất,
máy sàng có cấu tạo gồm hai mặt sàng (mặt sàng trên với lỗ sàng có kích
thước 7mm và mặt sàng dưới với lỗ sàng có kích thước 2mm); nguyên tắc
hoạt động của máy sàng là dựa trên sự khác nhau về kích thước và trọng
lượng (rung, lắc nhờ hoạt động của mô tơ đặt trực tiếp bên hông kết hợp với
máy hút ở phía trên).

Hình 3.6. Hình ảnh cấu tạo của máy sàng.
Như vậy, khi máy sàng hoạt động ta tách được các tạp chất có kích
thước lớn hơn 7mm (như rơm, rác, đá, sạn lớn…) tại mặt sàng trên và đưa ra
ngoài, trong khi nguyên liệu (3mm) cùng các tạp chất có kích thước bé hơn
7mm (như bụi, cát…) sẽ rơi xuống mặt sàng dưới, tại mặt sàng dưới thì các
GVHD: Th.s Diệp Khanh 23 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
tạp chất bé hơn 2mm tiếp tục lọt qua và được loại ra ngoài, trong khi nguyên
liệu được giữ lại tại mặt sàng này rồi được chuyển đi xuống máy tách đá; các
tạp chất nhẹ cùng bụi, bẩn sẽ được tách ra khỏi nguyên liệu trước khi qua máy
tách đá nhờ sức cản không khí và máy hút phía trên.
Kết thúc quá trình sàng, nguyên liệu được chuyển xuống máy tách đá
để loại bỏ hết lượng tạp chất đá, sỏi (do trong quá trình làm sạch tạp chất
bằng máy sàng không loại bỏ hết được đá, sỏi) để thu được lượng nguyên liệu
sạch đảm bảo chất lượng đưa đi sản xuất.
Máy tách đá có cấu tạo gồm hai mặt sàng hình chữ nhật đặt nghiêng,
có lỗ (mặt sàng dưới có thêm cạnh, mỗi cạnh chiều dài đều có gờ dùng để giữ
đá, sạn nằm ở lại); máy còn
kết hợp với mô tơ đặt bên
hông phía dưới và máy hút ở
phía trên.
Nguyên tắc hoạt động
của máy tách đá là dựa trên
sự chênh lệch tỷ trọng của
các cấu tử trong khối hạt.
Khi máy tách đá hoạt động
thì mô tơ quay làm các mặt
sàng rung và chuyển động
lên, xuống.
Tại mặt sàng trên, khi mặt sàng chuyển động kết hợp với lục hút từ máy

hút thì dòng nguyên liệu sẽ được phân chia làm hai lớp, lớp trên là dòng liệu
nhẹ hay gọi là “hạt có tỷ trọng thấp” (do có tỉ trọng thấp nên nằm trên) và ta
cũng thu được dòng liệu nhẹ này tại đây, trong khi các tạp chất nhẹ (bụi, võ
GVHD: Th.s Diệp Khanh 24 SVTH: Bùi Như Ý
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
khô trái cây, lông của động vật,…) thì được máy hút loại khỏi nguyên liệu
cũng tại mặt sàng này. Và lớp dưới của dòng liệu nhẹ là dòng liệu nặng “hạt
có tỷ trong cao” và các tạp chất nặng (đá, cát, gỗ,…), sẽ được chuyển xuống
mặt sàng dưới. Tại mặt sàng dưới, khi hỗn hợp của dòng liệu nặng và tạp chất
nặng được đưa vào vị trí giữa sàng, lúc đó sàng chuyển động làm cho luồng
không khí từ dưới di chuyển lên khiến cho cả hạt lúa và đá đều nãy lên. Do tỷ
trọng của đá lớn hơn của hạt lúa nên hạt lúa được thổi lên trên thoát khỏi gờ
của lỗ sàng và trượt xuống dưới sàng nên ta thu được dòng liệu nặng tại đây,
trong khi đá nặng hơn nên nằm dưới và được gờ của lỗ sàng giữ lại rồi di
chuyển theo từng gờ, từng gờ lên trên và bị loại ra ngoài khi mặt sàng hoạt
động. Như vậy, qua máy tách đá ta thu được 2 dòng nguyên liệu nhẹ và nặng
(tỉ lệ dòng nhẹ và dòng nặng là khoảng 3/7). Trong khi dòng liệu nặng (dòng
liệu đã sạch hoàn toàn) được chuyển thẳng đến mách cọ thì dòng liệu nhẹ
(vẫn còn những hạt nguyên hoặc phân nữa hay mẻ chất lượng tốt) được
chuyển sang máy tách đĩa để loại bỏ hạt cỏ, bông lúa, kê, các hạt ngoại lai hay
các thành phần không phải là lúa để phân ra các loại hạt có hình dạng khác
nhau như hạt dài, hạt tròn, hạt vỡ,.…
Máy tách đĩa có cấu tạo gồm 2 phần (phần trên gồm các đĩa chứa các lỗ
nhỏ có kích thước bằng hạt lúa mì ở phía trên và lồng quay hình trụ phía
dưới…).
GVHD: Th.s Diệp Khanh 25 SVTH: Bùi Như Ý

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×