Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận TTHCM: Bệnh vô cảm và hiện tượng bạo hành trẻ em ở nước ta trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.47 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
BỆNH VÔ CẢM

Giảng viên: Trần Thị Thi Giang
Sinh viên:
MSV:
Lớp: KT18.08
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
ĐỀ TÀI:
BỆNH VÔ CẢM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “Thương người như thể thương
thân” từ lâu đã trở thành đạo lý của con người Việt Nam. Truyền thống tốt
đẹp ấy luôn được đồng bào ta giữ gìn và phát huy. Thế nhưng ngày nay, bên
cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn
có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Đó là biểu hiện
chung của những người mắc bệnh “vô cảm”
Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách đố cho các nhà giáo
dục, các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Do đó, tôi quyết
định thực hiện đề tài này như góp một phần tiếng nói cùng với xã hội phòng
chống hiện tượng vô cảm. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của “bệnh vô
cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó và tìm ra phương pháp để
chống lại căn bệnh quái ác này.
2
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
2. Mục đích nghiên cứu:
a. Mục đích:
- Tìm hiểu thực trạng vô cảm trong xã hội những năm gần đây.


- Phân tích nỗi đau do vô cảm gây ra.
- Thấy được những nguyên nhân làm cho bệnh vô cảm phát triển.
b. Làm rõ những vấn đề:
- Khái niệm: bệnh vô cảm.
- Phân tích thực trạng, tác hại và nguyên nhân của bệnh vô cảm.
3. Kết cấu: gồm 3 phần:
- Thực trạng
- Tác hại
- Nguyên nhân:
+ Từ bản thân
+ Từ gia đình
+ Từ xã hội
3
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
B. PHẦN NỘI DUNG:
1. Thế nào là “bệnh vô cảm”:
Vô cảm là gì? Đó là không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng
thái cảm xúc mà khi ở đó, con người không có một tí cảm xúc hay tình cảm
mang tính nhân bản nào đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước
mắt họ, miễn là không đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là
được.
2. Thực trạng bệnh vô cảm trong xã hội những năm gần đây:
Thời gian qua, tình trạng vô cảm trong đời sống xã hội hàng ngày có
xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn và đã trở thành một vấn đề
xã hội cấp bách. Bệnh vô cảm diễn ra nhiều hơn và khó kiểm soát hơn. Chưa
bao giờ dư luận xã hội lại thấy bức xúc trước vấn nạn vô cảm như lúc này.
Những người vô cảm thường tâm niệm một điều “đèn nhà ai nhà nấy
rạng”, tức là họ không muốn dính dáng đến những phiền toái, rắc rối có thể
mang lại cho họ. Tất nhiên ta không thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô
cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định

và tránh được những phiền toái có thể xảy đến với họ. Nhưng song song với
đó, những người sống vô cảm đã gián tiếp mất đi tính “người” trong bản thân
của họ.
Mới đây, cư dân mạng lại giật mình trước hành vi côn đồ của một
nhóm nữ sinh ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…
với những màn đánh đập, xé áo, cắt tóc. “Người quay lại những hình ảnh đó
là một nam sinh. Kèm theo những lời chửi bới của những cô gái hành hung,
còn cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi của anh chàng này: “Cởi áo đi, cởi áo đi, xé
4
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
áo đi…!!!” . Hơn nữa, nhiều người cũng ngỡ ngàng vì sự thờ ơ của những thế
hệ 8x, 9x. Mặc dầu các bạn có điều kiện nhưng lại không sẵn lòng giúp đỡ
những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Rất nhiều người trẻ, khi thấy những
người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Gặp người bị tai nạn, thay vì dừng lại
giúp đỡ nhưng lại bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí có kẻ không
những chẳng cứu giúp nạn nhân mà còn lợi dụng cơ hội tìm cách lấy cắp tiền
của người bị nạn
Lại nữa, trong thời gian gần đây, tình trạng tội phạm giết người càng
được trẻ hóa. Rất nhiều tội phạm đang ở thế hệ 8x, 9x. Chẳng hạn mới đây,
dư luận xôn xao về vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). “Kẻ vô cảm” đã giết ba mạng người, đó là thanh
niên Lê Văn Luyện, 17 tuổi. Có người đã nói: “Hành vi phạm tội của Lê Văn
Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo, vô cảm chưa
từng có từ trước tới nay”. Ngoài ra, còn có Hồ Nhật Linh, 18 tuổi, ngụ tại Bố
5
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đâm 95 nhát dao vào thai phụ có bầu 8 tháng tuổi,
sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương…
Thực trạng của “bệnh vô cảm” này đang diễn biến hết sức phức tạp.
Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt

đối với giới trẻ. Ông cha ta đã thấy rõ được những tác hại của nó nên đã tích
cực phê phán, lên án những thói xấu chỉ biết vun quén cho riêng mình: “Đèn
nhà ai nhà ấy sáng”, hay “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Quả thật,
không thể dung thứ cho những hành động vô cảm ấy. Nó đồng nghĩa với việc
vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính bản thân mình.
6
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
3. Nỗi đau do vô cảm gây ra:
Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm, nó không chỉ ảnh hưởng
đến cá nhân người vô cảm mà nó còn gây ra nhiều tác hại đối với xã hội.
- Bác sĩ vô cảm dẫn đến chết người: Mới đây tại Bệnh viện Bưu Điện
Hà Nội, chỉ vì sự vô cảm của bác sĩ và các y tá, đã dẫn đến cái chết oan uổng
của một em bé chưa kịp chào đời. Chị Hao kể: “Chồng tôi đã bồi dưỡng bác
sỹ An một triệu đồng, nhờ cứu cho mẹ tròn con vuông rồi gia đình sẽ “hậu
tạ” sau. Thế nhưng, bác sĩ An không mổ ngay cho tôi mà đi vào phòng riêng
ngồi xem vô tuyến đến tận 23h40, còn 2 hộ sinh nữ là Vũ Thị Diệu Vân và
Trần Hoàng Linh ngồi ở một góc phòng ăn bánh kẹo, nói chuyện, làm việc
riêng để mặc cho tôi đau đớn trên bàn sinh. Tôi đau đớn khi biết con mình
trong bụng đang chết dần chết mòn mà không thể cứu được. Tuyệt vọng, tôi
cầu cứu các y tá đang ở gần đó nói giúp với bất cứ bác sĩ nào cũng được, mổ
giúp tôi lấy con ra mà không một ai đứng dậy tìm bác sĩ. Họ vẫn cứ thờ ơ,
thản nhiên ăn uống, cười đùa với nhau như không có chuyện gì xảy ra cả”
- Thầy cô giáo vô cảm không quan tâm đến chất lượng giảng dạy, họ
sẽ “đào tạo” ra những lớp học trò thiếu trình độ, thậm chí cũng… “vô cảm”
như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?
- Các cán bộ Nhà nước vô cảm sẽ gián tiếp đưa nước nhà đến tình
trạng suy vong: họ “vô cảm” trước các nguyện vọng chính đáng của người
dân, không giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện về tài sản, đất đai của
người dân; trái lại, còn nhũng nhiễu, gây khó dễ để được “chung chi”, hoặc
trù giập, dùng vũ lực để chiếm lấy cho một tổ chức nào đó để mình được

“phong bì” dằn túi riêng. Tất cả cũng chỉ vì tham lam, ích kỷ mà đánh mất đi
cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức, cái tác phong nghiêm túc của một cán
bộ “cho dân và vì dân”.
7
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
4. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo
đức của giới trẻ, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ
ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và
ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.
4.1. Nguyên nhân từ bản thân:
- Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại
- Do ngoại cảnh tác động: khi bản thân họ gặp phải chuyện xấu, khi mà
những chuyện tốt đẹp không xảy đến với bản thân họ, họ không còn lòng tin
vào điều tốt, tất yếu họ vô cảm với cuộc đời.
Theo chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai thuộc Trung tâm Tư vấn Hôn
nhân và Gia đình TPHCM, cho biết: “Do tâm lý sống ‘chỉ biết mình’ khá phổ
biến trong giới trẻ ngày nay, căn bệnh vô cảm đã thật sự xâm nhập và ăn sâu
trong thế hệ trẻ hiện giờ!” Hơn nữa, sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ,
thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống
nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa. Hậu quả là, những xúc cảm đạo đức bị hạn
chế, thậm chí bị triệt tiêu.
4.2. Nguyên nhân từ gia đình:
Cha mẹ rất ít khi dạy con có sự đồng cảm với người khác, với những
người chung quanh. Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã
khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc
tre còn non. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều
này, không quan tâm đến việc dạy con phải có sự đồng cảm, yêu thương,
giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về
đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái.

8
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
Hơn nữa, nhiều phụ huynh vì cưng chiều con nên đáp ứng tất cả những
yêu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện. Thế nhưng, họ lại không dạy
con phải biết chia sẻ, quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè.
Một đứa trẻ chỉ biết "nhận" chứ không biết "cho" sẽ nghèo nàn về cảm xúc,
vô tâm trước đòi hỏi của tình người, và bàng quan trước nỗi đau của kẻ khác.
4.3. Nguyên nhân từ xã hội:
- Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với
những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến
thế hệ trẻ, làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới
trẻ sống vô cảm không quan tâm đến những việc xung quanh.
- Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống:
một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị
đạo đức mới được hình thành; mặt khác, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ,
lãng quên trách nhiệm cộng đồng, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta cộng
đồng, lấy giá trị vật chất làm thước đo cho tất cả.
- Do sự gia tăng những bất công xã hội, là tình trạng quan liêu, tham
nhũng, lối sống “phong bì”, người lớn không còn là tấm gương đạo đức cho
giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm.
9
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
C. PHẦN KẾT BÀI:
Một xã hội vô cảm là một xã hội chết! Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt
của một cỗ máy vô tri. Con người là động vật có tinh thần, và cái tinh thần
đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết với nhau giữa con người với con
người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người vô cảm phải chăng đã làm cho
tính “người” trong họ dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần
“con”. Thế nên, chúng ta hãy tích cực chống lại “bệnh vô cảm”, phải sống
có tình thương, có trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là phải mở lòng

mình ra với cuộc sống. Chúng ta nên có một “trái tim nóng” để biết khóc,
biết cười, biết lắng nghe, biết yêu thương, biết rung cảm với mọi người. Hãy
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương
người như thể thương thân”
10
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
D. TÓM TẮT:
Đề góp một phần tiếng nói cùng với xã hội để phòng chống bệnh vô
cảm nên tôi đã lựa chọn đề tài này. Mục đích nhằm nêu ra thực trạng, tác hại
và những nguyên nhân dẫn đến nạn “vô cảm”. Thực trạng vô cảm diễn ra
ngày càng nhiều và khó kiểm soát hơn. Nó không chỉ diễn ra ở một vài bộ
phận mà là đa phần xã hội đã trở nên vô cảm. Tác hại của nó lại vô cùng to
lớn, nó không chỉ gây nên nỗi đau cho cá nhân ai mà là ảnh hưởng đến toàn
bộ xã hội. Vô cảm có thể dẫn đến chết người, nó có thể để lại tai hoạ lớn cho
xã hội, và hơn thế nữa nó còn có thể đưa đất nước đến suy vong. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức của giới
trẻ, nhưng nhìn chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và
cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội
còn quá thờ ơ, hời hợt
11
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
DANH MỤC TLTK
1. />gioi-tre-47955/
2. />ve-can-benh-vo-cam.htm
3. />gioi-tre-47955/
12
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hiền MSV: 13100977 Lớp: KT18.08
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đich nghiên cứu 2
3. Kết cấu 2
B. PHẦN NỘI DUNG 3
1.Thế nào là “bệnh vô cảm” 3
2.Thực trạng bệnh vô cảm trong xã hội 3
3. Nỗi đau do vô cảm gây ra 6
4. Nguyên nhân 7
4.1. Nguyên nhân từ bản thân 7
4.2. Nguyên nhân từ gia đình 7
4.3. Nguyên nhân từ xã hội 8
C. PHẦN KẾT BÀI 9
D. TÓM TẮT 10
Danh mục TLTK 11
13

×