Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT TỶ GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.48 KB, 35 trang )

ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT
TỶ GIÁ
GVHD: Ths Đào Thọ Phú
Mục lục
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TỶ GIÁ
1. KHÁI NIỆM
Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.
Hiện nay trên thế giới sử dụng đồng thời 2 phương pháp yết tỷ giá:
• Yết tỷ giá trực tiếp( Direct quotation): Tỷ giá là giá của một đơn vị ngoại tệ tính
bằng số đơn vị nội tệ.
1 đơn vị ngoại tệ = X đơn vị nội tệ
Ví dụ: Tại Tokyo USD/JPY 76,99
Tại TP.HCM USD/VND 20833,33
• Yết tỷ giá gián tiếp: Tỷ giá là giá của một đơn vị nội tệ tính bằng số đơn vị ngoại
tệ.
1 đơn vị nội tệ = X đơn bị ngoại tệ
Ví dụ: Tại London GBP/USD 1,578
Tại New Yord USD/JPY 76,899
2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ
2.1 Căn cứ vào chính sách tỷ giá
2.1.1 Tỷ giá chính thức(Official Rate): là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh
chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ.
2.1.2 Tỷ giá chợ đen(Black Market Rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ
thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
2.1.3 Tỷ giá cố định(Fixed Rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một
biên độ dao động hẹp.
2
2.1.4 Tỷ giá thả nổi hoàn toàn(Freely Floating Rate): là tỷ giá được hình thành
hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
2.1.5 Tỷ giá thả nổi có điều tiết(Managed Floating Rate): là tỷ giá được thả nổi,
nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền


kinh tế.
2.2 Căn cứ mức độ ảnh hưởng lên cán cân thanh toán:
2.2.1 Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER):là giá cả của một đồng tiền
được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương
quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng
2.2.2 Tỷ giá thực song phương (RER) bằng tỉ giá danh nghĩa đã được
điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó
là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ
2.2.3 Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER): là chỉ số tỷ giá trung bình
của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại
2.2.4 Tỷ giá thực đa phương (REER) bằng tỉ giá danh nghĩa đa phương
(NEER) đã được điều chỉnh bởi tỉ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả
các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ
với tất cả đồng tiền còn lại.
CHƯƠNG II: CÁCH HỌC THUYẾT XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ
1. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ DỰA TRÊN HỌC THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT
2.1 Tiêu chí lựa chọn đồng tiền đầu tư và đi vay
2.2.1 Đầu tư:
Giả sử 1 nhà đầu tư Việt Nam đang có ý định đầu tư 1 lượng VND
nhàn rỗi trong thời gian t ( năm). Vậy nhà đầu tư nên đầu tư vào chứng
khoáng ghi bằng VND hay đầu tư vào chứng khoán ghi bằng ngoại tệ ( ở
đây giả sử là USD).
Chúng ta xem xét các yếu tố lãi suất giữa VND và USD, tỷ giá VND/
USD sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư. Giả sử, nhà đầu tư
có số tiền nhàn rỗi là P
VND
trong thời gian là t (năm ), thị trường có các
thông số như sau:
Lãi suất theo năm kỳ hạn t của VND là R
VND

và của USD là R
USD.
3
Tỷ giá giao ngay VND/ USD= S.
Tỷ giá kỳ hạn t là VND/ USD= F
t
.
Thị trường có loại trái phiếu ngân hàng ( đươc ghi bằng VND hoặc USD)
kỳ hạn t năm.
Trường hợp 1: nhà đầu tư đầu tư P
VND
vào kỳ phiếu ngân hàng ghi bằng
VND, như vậy đầu tư 1 đồng thì khi đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được cả
gốc và lãi là:
(1+ t * R
VND
)
Trường hợp 2: nhà đầu tư đầu tư vào kỳ phiếu ngân hàng ghi bằng USD.
Như vậy để đầu tư nhà đầu tư cần phải:
Thứ nhất: đổi VND sang USD theo tỷ giá giao ngay, vậy 1 đồng đổi
được: 1/S ( USD ).
Kế tiếp, nhà đầu tư sẽ dùng số USD này mua kỳ phiếu ngân hàng kỳ
hạn t năm, và khi đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền là:
1/S * ( 1 + t * R
USD
).
Đồng thời, ngay tại thời điểm mua kỳ phiếu thì nhà đầu tư sẽ bán kỳ
hạn toàn bộ số tiền mà nhà đầu tư dự tính sẽ nhận được khi kỳ phiếu đáo
hạn, như vậy số tiền mà nhà đầu tư thu về bằng VND là:
F/S * ( 1 + t * R

USD
)
Như vậy, nếu số tiền ban đầu mà nhà đầu tư đầu tư là 1 VND thì ta
có lãi suất mà nhà đầu tư nhận được trong kỳ hạn t là:
R’ = 1/t * [F/S * ( 1 + t * R
USD
) – 1]
So sánh 2 trường hợp này với RVND là lãi suất mà nhà đầu tư nhận được
nếu đầu tư vào kỳ phiếu ghi bằng VND và R’ là lãi suất qui đổi sang VND
mà nhà đầu nhận được khi đầu tư vào kỳ phiếu ghi bằng USD.
Rõ ràng là nếu:
R
VND
> R’ thì nhà đầu tư nên đầu tư vào VND
R
VND
< R’ thì nên đầu tư vào USD
R
VND
= R’ thì đầu tư vào VND hay USD đều có lợi như nhau.
2.2.2 Đi vay
Lập luận tương tư ta cũng sẽ có kết luận như sau:
Nếu R
VND
< R’ thì đi vay bằng VND có lợi hơn vay bằng USD
Nếu R
VND
> R’ thì đi vay bằng USD có lợi hơn vay bằng VND
Nếu R
VND

= R’ thì đi vay bằng USD hay VND đều như nhau
2.2 Khái niệm ngang giá lãi suất ( IRP)
Như chúng ta đã thấy, trong thực tế mỗi đồng tiền đều có lãi suất khác nhau,
vậy tại sao các nhà đầu tư không đổ xô vào đầu tư đồng tiền có lãi suất cao
4
hơn hay các nhà quản trị không đổ xô đi vay những đồng tiền có lãi suất thấp
hơn. Như đã trình bày ở trên thì lợi suất kỳ vọng từ việc đầu tư ( hay đi vay)
ngoài việc chịu ảnh hưởng bởi lãi suất mà còn phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay
tại thời điểm đáo hạn. Chúng ta nên nhớ rằng đồng tiền tiềm ẩn lạm phát cao
sẽ giảm giá trong tương lai và ngược lại đồng tiền có lạm phát thấp sẽ lên giá
trong tương lai. Như vậy, đồng tiền nào chứa đựng tiềm ẩn lạm phát cao sẽ
phải có 1 mức lãi suất cao hơn đồng tiền có lạm phát thấp hơn từ đó mới làm
cho lãi suất thực giữa 2 đồng tiền trở nên cân bằng nhau hay nói cách khác là
việc đầu tư vào đồng tiền này hay đồng tiền khác là như nhau.
Nội dung của học thuyết ngang giá lãi suất nói lên rằng: hoạt động đầu tư
hay đi vay trên thị trường tiền tệ sẽ có mức lãi suất là như nau khi qui về 1
đồng tiền chung cho dù đồng tiền đầu tư hay đi vay là đồng tiền nào.
Để có được kết luận này thì học thuyết cần có những giả định như sau:
Thứ nhất: không tồn tại chi phí giao dịch,
Thứ hai, không tồn tại hàng rào chu chuyển vốn,
Thứ ba, khi doanh tiền tệ quốc tế không chịu rủi ro quốc gia,
Thứ tư, các chứng khoán có chất lượng như nhau,
Cuối cùng, thị trường tiền tệ là cạnh tranh hoàn hảo.
2.3 Qui luật ngang giá lãi suất
2.3.1 Quy luật ngang giá lãi suất có bảo hiểm – CIP
 Cơ chế hình thành CIP:
Tương tự như quy luật PPP thì quy luật CIP cụng được duy trì trên
cơ sở kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ. Do hoạt
động kinh doanh chênh lệch lãi suất không phải chịu rủi ro, không phải
bỏ vốn, các thị trường tài chính trên thế giới rất linh hoạt và liên kết với

nhau, cho nên hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất rất cạnh tranh
và phát triển tương đối hoàn hảo.
Để xem xét quy luật CIP hình thành như thế nào chúng ta hãy xem
xét lại cách tính lãi suất và lãi suất quy đổi vừa trình bày ở trên:
Ta xét trường hợp nếu R
VND
< R’ nên nếu đầu tư vào USD có bảo hiểm
rủi ro tỷ giá sẽ có lãi nhiều hơn sơ với đầu tư vào VND, bên cạnh đó đi
vay bằng VND sẽ có lợi hơn đi vay bằng USD. Nên ta có thể kết luận
rằng nếu đồng thời đi vay VND và đầu tư vào USD có bảo hiểm rủi ro
5
tỷ giá sẽ có lãi. Như vậy qua trình này diễn ra và tác động đến thị
trường như sau:
• Đi vay VND sẽ làm tăng lãi suất VND
• Dùng VND vay được để mua giao ngay USD sẽ làm tỷ giá giao
ngay S tăng và tác động làm giảm vế phải.
• Dùng số USD mua được để đầu tư làm lãi suất RUSD giảm từ
đó vế phải giảm
• Đi bán kỳ hạn toàn bộ gốc và lãi súa làm tỷ giá kỳ hạn F giảm từ
đó làm vế phải giảm.
Các tác động này góp phần làm lãi suất R
VND
và R’ dịch chuyển
lại cho đến khi chúng bằng nhau và khi đó thì mọi hoạt động kinh
doanh chênh lệch lãi suất sẽ không còn thu được lãi nữa và lúc đó 2
đồng tiền VND và USD sẽ trở nên ngang giá lãi suất với nhau.
Từ những phân tích này chúng ta có thể kết luận: nếu RVND < R’
thì đây chỉ là trạng thái tạm thời và các lực lượng thị trường luôn có
xu hướng làm cho R
VND

= R’ trong dài hạn. đây chính là quy luật
ngang giá lãi suất.
Đối với trường hợp R
VND
> R’ thì ta cũng lập luận tương tự như vậy.
 Các dạng biểu hiện của CIP:
• Ngang giá lãi suất kỳ hạn 1 năm:
Dạng số tuyệt đối: theo quy luật CIP kỳ hạn 1 năm ta có:
R = F/ S * ( 1 + R’) – 1
=>F = S*(1 + R)/( 1+R’)
Quy luật ngang giá lãi suất nói lên rằng: nếu lãi suất/ năm của
đồng tiền định giá là R và của đồng tiền yết giá là R’, tỷ giá giao
ngay là S thì tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định theo công thức trên, hay
nói cách khác nếu tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức trên
thì 2 đồng tiền là CIP.
Dạng số tương đối: gọi p là tỷ lệ gia tăng của tỷ giá kỳ hạn 1 năm so
với tỷ giá giao ngay. Khi hai đồng tiền ngang giá lãi suất với nhau
thì:
p = ( F –S)/S= (1+R)/(1+R’)-1
 p = ( R – R’)/ ( 1 + R’)
Nếu p > 0 thì gọi là điểm kỳ hạn gia tăng và ngược lại p < 0 thì gọi
là diểm kỳ hạn khấu trừ. Bên cạnh đó ta có CIP gạng gần đúng kỳ
hạn 1 năm là:
p = R – R’
6
Ý nghĩa của công thức trên là chỉ cần quan sát mức lãi suất của 2
đồng tiền thì ta sẽ biết được đồng tiền nào sẽ lên giá kỳ hạn.
• Ngang giá CIP kỳ hạn dưới 1 năm:
Dạng số tuyệt đối: công thức CIP tuyệt đối cho kỳ hạn dưới 1 năm
như sau:

R = 1/t * [ F/S*( 1 + t*R’)- 1]
 F = S * ( 1/t +R)/( 1/t + R’)
Dang số tương đối:tỷ lệ chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao
ngay là:
p = ( F – S)/S
 p = ( R – R’)/( 1/ t + R’)
• Ngang giá CIP kỳ hạn trên 1 năm:
Dạng số tuyệt đối: công thức xác định tỷ giá kỳ hạn theo CIP:
F = S
Dạng số tương đối: công thức tính tỷ lệ chênh lệch tỷ giá kỳ hạn và
tỷ giá giao ngay là:
P =
 P = - 1
2.3.2 Quy luật ngang giá lãi suất không có bảo hiểm- UIP
 Tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay kỳ vọng:
Trong thực tế, dưới áp lực của hành vi đầu cơ làm cho tỷ giá kỳ hạn và
tỷ giá giao ngay kỳ vọng tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn có xu
hướng bằng nhau.
F = S
e
 Các dạng biểu hiện của UIP:
• Kỳ hạn 1 năm:
S
e
=S
p =
• Kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm:
S
e
=S

P =
• Kỳ hạn lớn hơn 1 năm:
S
e
= S
p = -1
7
 Ý nghĩa của UIP:
Phương trình p = R- R’nói lên rằng nếu thị trường là hoàn hảo thì
chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền phải phản ánh tỷ lệ biến động
kỳ vọng của tỷ giá giao ngay.
Nên, R- R’ =
 R – R’ = -1
2.4 Những nhân tố làm cho CIP không được duy trì
Khi nghiên cứu CIP chúng ta đã đưa ra 5 giả định là
• Không có chi phí giao dịch,
• Không có chi phí thu thập và xử lý thông tin
• Không có sự can thiệp của chính phủ
• Không tồn tại hàng rào chu chuyển vốn
• Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo
Tuy nhiên thực tế thì rõ ràng là không thể nào đáp ứng được cả 5 giả
thuyết này chính vì vậ mà giựa các mức lãi suất có bảo hiểm luôn tồn tai 1
độ lệch nhất định mà các hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất vẫn không
thể nào can thiệp để đưa các lãi suất này về trạng thái cân bằng CIP.
2. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ DỰA TRÊN CÁC HỌC THUYẾT HIỆN ĐẠI
CÁC HỌC THUYẾT HIỆN ĐẠI TIẾP CẬN VÀ GIẢI THÍCH TỶ GIÁ.
Chế độ chuẩn vàng (1876 – 1913)=> Thời chiến (1914-1944)=> Tỷ gia cố định
(1945-1973)=> Thỏa thuận tiền tệ Eclectic (1973 –hiện tại)
Từ tháng 03/1973, tỷ giá trở nên biến động mạnh hơn và khó dự đoán hơn trong
thời kỳ cố định

Các học thuyết hiện đại nhằm góp phần giải thích triệt để hơn sự biến động của tỷ
giá trong thời gian gần đây.
2.1 HỌC THUYẾT TIỀN TỆ TIẾP CẬN TỶ GIÁ
5 Giả thuyết chung:
Cầu tiền và cung tiền trên thị trường tiền tệ là điểm xuất phát và là
những nhân tố chính xác định tỷ giá.
8
Các trái phiếu nội địa và nước ngoài là thay thế hoàn hảo cho
nhau,các danh mục đầu tư được tự do hoán đổi cho nhau.
6 Nội dung
Học thuyết cho rằng tỷ giá biến động là để thị trường tiền tệ nội địa
và nước ngoài trở nên cân bằng.
Các mô hình
• Mô hình giá linh hoạt
Hình thành bởi Frenkel(1976), Mussa(1976), và Bilson (1978)
Giả thuyết: Tất cả các giá cả như: giá hàng hóa và dịch vụ, tiền
lương, tỷ giá và lãi suất đều linh hoạt hoàn hảo trong ngắn hạn cũng như
trong dài hạn.
Mô hình giá linh hoạt tuyệt đối ( dạng tĩnh).
Để duy trì thị trường tiền tệ cân bằng thì số dư cung tiền tệ thực tế
phaỉ bằng số dư cầu tiền tệ thực tế.
Gọi: -M: khối lượng cung ứng danh nghĩa
P: mức giá cả
K: số dư cung tiền thực tế
Đối với thị trường tiền tệ nội địa
Số dư cung tiền thực tế:
Số dư cầu tiền thực tế:L(r,Y
+
)= K
Điều kiện để thị trường tiền tệ nội địa cân bằng:

9

Tương tự đối với thị trường tiền tệ nước ngoài:
Theo giả thuyết, giá cả hàng hóa và dịch vụ là linh hoạt hoàn hảo,
nghĩa là PPP mẫu tuyệt đối được duy trì thường xuyên liên tục:
Hay
Theo thuyết tiền tệ: L= Y.f(r) và L*=Y*.f*(r*)
Đẳng thức trên gọi là: “Mô hình gía linh hoạt – dạng tuyệt đối”
Kết quả kiểm chứng của mô hình:
Không chính xác trong thực tế do mô hình dựa trên giả thuyết PPP
được duy trì thường xuyên.
• Mô hình giá linh hoạt mẫu tương đối:
Điều kiện PPP mẫu tương đối ở dạng gần đúng:

Điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ nội địa mẫu tương đối:

Điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ nước ngoài mẫu tương đối:

Và:
Hầu hết các công trình nghiên cứu của học thuyết tiền tệ đều cho rằng:
Với n,>0
10
(*)
Từ công thức (*) cho phép ta tiên đoán những gì sẽ xảy ra với tỷ giá :
a.ảnh hưởng của cung ứng tiền lên tỷ giá:
Với các nhân tố khác không thay đổi, khi cung ứng tiền tròn nước
tăng x%, tì tỷ giá cung tăng x%, nghĩa là nội tệ giảm giá đúng bằng x%. Và
ngược lại.
b.ảnh hưởng cuả thu nhập lên tỷ giá:
Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực tế trong nước

tăng, làm cho cầu tiền thực tế tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tăg giao dịch,
làm cho mức giá trong nước giảm, làm cho nội tệ lên giá. Ngược lại với
trường hợp thu nhập thực tế ở nước ngoài tăng.
Ngược với những hiểu biết phổ thong được thừa nhận rộng rãi.
c.ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá:
Với các nhân tố khác không đổi, khi mức lãi suất danh nghĩa nội địa
tăng làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng.Vì r tăng=>tăng=>cầu nội tệ
giảm và chi tiêu lên hàng hóa nội địa tăng=>mức giá trong nước tăng=>tỷ
giá tăng.Ngược lại với trường hợp lãi suất danh nghĩa ở nước ngoài tăng.
• Mô hình giá cứng của DORNBUSCH
Rudiger Dornbusch (1976) đã đưa ra mô hình tỷ giá theo trương
phái trọng tiền, mô hình này cho phép giải thích tại sao giữa tỷ giá và PPP
lại có độ lệch lớn và kéo dài.
Giả thuyết: -Giá cả hàng hóa và tiền lương là “cứng” trong ngắn
hạn, chúng chỉ có xu hướng thay đổi từ từ trong dài hạn để phản ứng
những thay đổi trong chính sách và những đột biến khác nhau trong nền
kinh tế.
11
Giữa các quốc gia, các trái phiếu được thay thay thế cho nhau một cách
hoàn hảo
Tỷ giá thay đổi một cách linh hoạt và có thể tằn vọt, nó có thể tăng
hoặc giảm tức thời để phản ứng những thay đổi đột biến trong các mức lãi
suất của các đồng tiền khác nhau.
Lãi suất thay đổi linh hoạt trong ngắn hạn đêr phản ứng tức thời
những thay đổi trong cung ứng.
Không đề cập đến ảnh hưởng của lạm phát dự tính lên tỷ giá.
Cơ chế tăng vọt tỷ giá của mô hình Dornbusch
Giá cả hàng hóa chỉ được điều chỉnh từ từ đẻ phản ánh những thay
đổi trong chính sách kinh tế.Điều này xảy ra là vì:
Tiền lương chỉ được điều chỉnh theo chu kỳ nhất định.

Các công ty điều chỉnh gía cũng từ từ.
12
E
b.Tỷ giá
a.Cung tiền
M
E
2
M2
mM
E
E
1
M
1
t
1
Thời gian
Thời gian
0 0
t
1
d. Lãi suất nội địa
c.Giá nội địa
r
P
Giả sử tại thời điểm t
1
NHTW nội địa đột ngột tăng mức cung ứng
tiền thêm 20%, từ M

1
lên M
2
, NHTW nước ngoài vẫn giữ nguyên mức
cung ứng tiền không đổi.
a.Trong dài hạn:
Theo giả thiết, mức giá là “cứng” trong ngắn hạn, nên nó chỉ tăng từ
từ trong dài hạn thêm 20% từ P
1
lên P.
P= P
1
(1+0.2)=1.2P
1
E=E
1
(1+0.2)=1.2E
1
E=PPP=
b.Trong ngắn hạn
Cung ứng tiền tăng dẫn đến mức lãi suất gi.ảm, mức lãi suất giảm
dẫn đến nội tệ phải được kỳ vọng là lên giá, tức tỷ giá phải giảm trong dài
hạn từ E
2
xuống E, diều này hàm ý rằng, tại thời điểm t
1
tỷ giá đột biến
tăng từ E
1
đến E

2
để rồi sau đó giảm dần từ E
2
xuống E
Ý nghĩa của mô hình giá cứng Dornbusch
13
r
1
P
r
2
P
1
Thời gian
t
1
0
Thời gian
t
1
0
Nhấn mạnh được vai trò của kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị
trường tài chính( chứ không phải trên thi trường hàng hóa) như là nhân tố
xác định tỷ giá trong ngắn hạn.
Trả lời rõ ràng thuyết phục tại sao sự biến động của tỷ giá lại luôn
lớn hơn sự biến động của giá cả hàng hóa và mức thay đổi trong cung ứng
tiền.
Giải thích được rằng những biến động của tỷ giá như vậy là kết quả
hoạt động lành mạnh của thị trường ngoại hối.Giúp động viên và an ủi các
nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối.

Giải thích tại sao tỷ giá thường biến động mạnh hơn các nhân tố xác
đinh nó như cung ứng tiền.
• Mô hình chênh lệch lãi suất thực của Frankel
Không giống như mô hình “Sticky price” do Dorcbusch xây dựng,
Frankel (1979) đã phát triển một mô hình được gọi là mô hình TG tiền tệ
chung nhằm điều chỉnh mô hình “Flexible price” và mô hình “Sticky
price”.
Như đã nêu trong lý thuyết PPP, cân bằng TG thực trong dài hạn s* (được
viết dưới dạng log) là sự chênh lệch giữa mức giá dài hạn của hai nước
(dạng log), s* = p-p*. Hơn nữa, do TG cân bằng trong dài hạn, bất kỳ một
sự khác biệt nào trong TG danh nghĩa đều được giải thích bởi sự khác biệt
trong tỷ lệ lạm phát ổn định, r-r*=P*e-P*e*
Phương trình trên cho thấy, TG cân bằng dài hạn được xác định bởi
sự khác biệt trong cung tiền và cầu tiền giữa hai nước. Nhưng trong ngắn
hạn việc giải thích sẽ khác do “sticky price”. Frankel nhấn mạnh rằng tỷ lệ
điều chỉnh của thị trường hàng hoá có liên quan tới việc xác định TG trong
ngắn hạn.
14
với m là log lượng tiền,
p là log mức giá,
y là log của thu nhập thực tế,
r là log của LS danh nghĩa
q là tốc độ điều chỉnh tới điểm cân bằng và dấu * đại diện cho nước ngoài.
Như được nêu trong phương trình trên, TG trong ngắn hạn vượt quá giá trị
cân bằng của nó trong dài hạn. Theo như công thức mà Frankel xây dựng
thì một tập hợp những mức LS thực không cân bằng thì TG thực trong dài
hạn sẽ trệch khỏi giá trị cân bằng dài hạn của nó.
2 HỌC THUYẾT CÂN BẰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bằng việc chấp nhận những đặc điểm khác nhau của trái phiếu trong
nước và nước ngoài, hoạt động của các nhà đầu tư theo những cách khác nhau

tác động đến TG. 3 hoạt động thường có tác động lên TG, đó là hoạt động thị
trường mở, hoạt động ngoại hối và hoạt động cân bằng ngoại hối. Mô hình sẽ
đạt tới điểm cân bằng nếu ba thị trường tài sản là cân bằng tại một mức LS và
TG hợp lý.
15
Học thuyết cân bằng danh mục đầu tư- Hiêu ứng thị trường mở
Thu nhập thực tế và học thuyết cân bằng danh mục đầu tư
16
Mức lãi suất nội tệ
MM
1
MM
2
A
1
r
1
A’
1
r
2
A
2
BB
1
BB
2
E’
2
E

2
E
1
Lãi suất nội địa (r)
MM
2
MM
1
A’
1
A
1
A
2
r
2
r
1
BB
1
BB
2
E
E
1
E
2
CHƯƠNG 3: CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ VÀ VAI TRÒ CỦA NHTW
1 KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ
Về mặt thuật ngữ, chế độ tỷ giá còn có các tên gọi : cơ chế tỷ giá

(exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá (exchange rate arrangement).
Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một công cụ chính sách kinh tế
của chính phủ. Vì là công cụ chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những
yếu tố chủ quan, chính vì vậy các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ
chế xác định và điều tiết tỷ giá của riêng mình. Tập hợp các quy tắc, cơ chế
xác định và điều tiết giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá này.
3. PHÂN LOẠI CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ
Theo mức độ can thiệp của chính phủ mà tỷ giá có thể nêu ra 3 chế độ tỷ
giá đặc trưng là: Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn; Chế độ tỷ giá thả nổi có điều
tiết; chế độ tỷ giá cố định.
3.1 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
5 Khái niệm
Là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy
luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can
thiệp nào của NHTW.
6 Đặc điểm
Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là
không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ
cung cầu trên thị trường ngoại hối.
7 Vai trò của NHTW
NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên
bình thường, có nghĩa là không có bất cứ sự can thiệp nào từ
NHTW. Tuy nhiên, trên thực tế thì NHTW không thờ ơ với sự biến
động thất thường của tỷ giá, nên ít nhiều can thiệp để giảm sự biến
động của tỷ giá. Và sự can thiệp của chính phủ là tùy ý và không đặt
ra bất cứ mục tiêu bắt buộc cụ thể nào phải đạt được.
8 Ưu điểm
Giúp nền kinh tế loại trừ tác động của những cơn sốc từ thị
trường hàng hóa.
17

Phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường ngoại tệ, sự
biến động của thị trường.
Bảo đảm sự điều tiết của thị trường ngoại tệ, bảo vệ thị trường
trước những biến động của thị trường bên ngoài, góp phần bảo vệ
nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
Tiết kiệm ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
9 Nhược điểm
Biến động thường xuyên, khó lường gây khó khăn cho việc
hoạch định chính sách kinh tế của nhà nước và những tính toán của
nhà đầu tư.
2 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
5 Khái niệm
Là chế độ, trong đó NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị
trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất
định.
6 Đặc điểm
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá
hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn
toàn.
NHTW không cam kết duy trì tỷ giá hay một biên độ dao động
hẹp xung quanh tỷ giá cố định.
Vd: NHTW không công bố và không cam kết duy trì một mức tỷ
giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá ngày hôm nay
chỉ biến động trong một giới hạn tỷ lệ % nhất định so với ngày hôm
trước.
7 Vai trò của NHTW
Tích cực và chủ động can thiệp lên tỷ giá.
3 Chế độ tỷ giá cố định:
5 Khái niệm
Là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW công bố và cam kết can

thiệp để duy trì tỷ giá cố định(gọi là tỷ giá trung tâm) trong một
biên độ hẹp đã được định trước.
6 Đặc điểm
18
Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp
(thường từ 2%- 5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị
trường ngoại hối. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các
đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi
với đồng tiền này nhưng lại được cố định với một đồng tiền khác.
7 Vai trò của NHTW
NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường
ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trung tâm trong một biên độ hẹp đã
định trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi
NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
8 Ưu điểm
Ổn định tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô
Do ổn định tỷ giá nên hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài
được thúc đẩy.
Tăng tính hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia.
Tạo tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô.
9 Nhược điểm
Tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa.
Làm sai lệch các tính toán.
Tạo ra tỷ giá chợ đen.
NHTW phải có một lượng ngoại tệ đủ lớn để duy trì tỷ giá và
thường xuyên giám sát sự biến động của tỷ giá, đặc biệt khi khi có
các bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới.
CHƯƠNG 4: TỶ GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NHƯ THẾ NÀO
1 TỶ GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
19

Về mặt lý thuyết, việc tỷ giá tăng ở 1 quốc gia sẽ có tác dụng làm cho giá
cả các mặt hàng của nước xuất khẩu sẽ rẻ hơn so với nước bị xuất khẩu. Điều
này sẽ làm cho các mặt hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao hơn, kích thích
được hoạt động xuất khẩu trong nước ra nước ngoài.
Việc tỷ giá tăng cũng đồng thời tác động đến hoạt động nhập khẩu, nó làm
cho giá cả hàng nhập xuất trở nên đắt đỏ hơn từ đó sẽ hạn chế được nhập
khẩu.
Như vậy khi tỷ giá tăng sẽ xảy ra 2 hiệu ứng là kích thích hoạt động xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu. Điều này sẽ cải thiện được cán cân thanh toán và
sẽ không gặp phải tình trạng thâm hụt thương mại.
Và trên thực tế, Trung Quốc là một nước đã rất thành công khi phá giá
đồng nhân dân tệ tới 35% từ 5,7NDT/USD lên thành 8,7NDT/USD
Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã góp
phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc. Trước năm
1994, Trung quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định.
Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương mại Trung quốc luôn duy trì mức tăng
xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung
quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau
Mỹ. Trung quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều
năm liên tục, tính đến cuối năm 2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ
và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối
của Trung quốc đứng đầu thế giới…
Tuy nhiên, không phải khi nào tỷ giá tăng cũng sẽ giúp cải thiện được cán
cân thanh toán và có tác dụng tốt đến nền kinh tế
Xem xét nền kinh tế Việt Nam, từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương
mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2009,
xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình hàng năm 18.7%/năm, trong khi đó
20
nhập khẩu tăng trung bình 20.1%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức chỉ

bằng 76% GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP vào năm 2008. Thâm hụt
thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0.6 tỷ USD năm 1990, và lên
đỉnh điểm vào năm 2008 là 17.51 tỷ USD.
Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt
Nam có độ mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro.
Tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84
tỷ USD, tương đương với GDP của năm 2007. Thâm hụt thương mại/GDP liên
tục tăng cao trong những năm gần đây và lên tới hơn 20% GDP vào năm
2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước trên thế giới.
Về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là
máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%.
Từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6-8%, nguyên
nhiên vật liệu chiếm 60-67%, còn lại là máy móc thiết bị.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu thô và sản
phẩm sơ chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất
khẩu khoáng sản (dầu thô và khoáng sản khác) từ năm 2000 đến nay vẫn luôn
chiếm từ 30 – 40%. Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như
nông lâm thủy hải sản chiếm trên 15-17%. Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ
trọng 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giầy da.
Hơn 70% nguyên liệu gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu và giá trị gia tăng từ
mặt hàng này tương đối thấp. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá
trị gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu.
Vì vậy, khi tỷ giá tăng làm cho giá trị hàng xuất khẩu thấp trong khi đó, giá
trị nhập khẩu là tương đối cao đã làm cho thâm hụt thương mại ngày càng lớn.
Biến động tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam, T1.2006 – T12.2009:
21
(Tỷ giá USD/VND là tỷ giá trung bình tháng do các ngân hàng thương mại niêm yết–cán
cân thương mại là số liệu ước tính lấy từ bản tin hàng tháng của tổng cục Thống kê)
2 TỶ GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT
Các học giả phương Tây có quan điểm về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm

phát(Lý thuyết ngang giá sức mua)
• Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa,
lạm phát sẽ gia tăng.
• Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa,
lạm phát sẽ được hạn chế
Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát.
Tuy nhiên, lý luận về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát nói trên đến nay
không còn phù hợp với thực tế, việc tăng tỷ giá không những không giảm
được lạm phát, ngược lại, khi tăng tỷ giá lên một mức nhất định có thể gây ra
khủng hoảng tiền tệ. Việc tăng tỷ giá quá mức cũng có thể làm cho nền kinh tế
bị rối loạn, lạm phát sẽ chuyển thành giảm phát. Bởi vậy, việc sử dụng chính
sách tỷ giá để ổn định tiền tệ hoặc hạn chế lạm phát cần thận trọng.
22
Qua nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm của 2 nước Mêhicô và Nhật bản
cho thấy: Hơn 10 năm trước đây, hai nước đã thực hiện chính sách tăng tỷ giá
để kiềm chế lạm phát, song kết quả mang lại không như mong muốn.
Mêhicô
Đầu những năm 90, chính phủ rất coi trọng chính sách kiềm chế lạm phát, khi xây
dựng các các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát luôn được để ở mức thấp. Tuy
nhiên, trong khi thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính phủ không chú ý
hạn chế việc tăng lương. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc tăng lương
mạnh, làm cho lạm phát cao lên trên mức dự báo.
Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách tỷ giá để thực hiện mục tiêu kiềm
chế lạm phát, chính phủ đã cho đồng Peso tăng giá tới 40%. Trong khi tăng tỷ giá
đồng peso, khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa giảm xút, cán cân thanh
toán xấu đi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Năm 1993 kinh tế Mêhicô bắt
đầu đình trệ, dòng vốn tư bản từ nước ngoài liên tục tháo chạy.
Đến tháng 12 năm 1994, Mêhicô buộc phải công bố đồng Peso phá giá 15,3%.
Tuy nhiên do việc điều chỉnh tỷ giá quá chậm, biên độ phá giá không lớn, cho nên
tác dụng của việc phá giá rất hạn chế, dòng vốn nước ngoài tháo chạy ồ ạt. Trong

những ngày cuối năm 1994, đồng Peso phá giá thêm 40%. Chỉ số giá cả tiêu dùng
tăng vọt, năm 1994 chỉ số CPI là 7%, đến năm 1995 tăng lên 35%. Từ năm 1994
đến năm 1996, tính theo số lũy kế, về mặt danh nghĩa đồng Peso mất giá tới
150%. Cuối cùng điều tồi tệ nhất đã tới, Mêhicô rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Nhật bản
Từ thập kỷ 90 đến nay, Nhật bản là nước có nền kinh tế phát triển mạnh, dự trữ
ngoại hối hùng hậu, cán cân thương mại luôn thặng dư. Tuy nhiên, sau khi ký kết
đồng thuận với Mỹ, đồng Yên nhật buộc phải điều chỉnh lên giá tới 10%. Chỉ
trong vòng 5 năm, Nhật bản bị rơi vào tình trạng giảm phát. Tình trạng giảm phát
kéo dài, làm cho nền kinh tế sa lầy, chính sách tiền tệ, tỷ giá mất tác dụng. Đặc
biệt từ năm 2008 đến nay, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ và suy
thoái kinh tế quốc tế, Nhật bản càng gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 GDP của
Nhật bản giảm tới trên 5%, chính phủ đã phải sử dụng gói kích thích kinh tế trị
23
giá tới trên 275 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng, song kết quả mang lại rất
hạn chế, tình trạng giảm phát không được cải thiện.
Mới đây, Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật bản phát biểu trong bài tham
luận tại New York cho biết: Nền kinh tế Nhật bản đã lâm vào tình trạng trì trệ
trong suốt thập kỷ 90, nhưng vẫn không rơi vào tình trạng tệ hại như hiện nay,
cuộc khủng hoảng của Nhật bản xảy ra trong bối cảnh giảm phát, nói chính xác là
giảm phát tài sản, giá bất động sản tại các thành phố lớn đã giảm xuống tới mức
-70%, -80%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuông mức -3%. Chính phủ Nhật
bản đã bơm một nguồn vốn lớn nhưng nó không đủ để hạn chế cái vòng luẩn quẩn
giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính.
Từ bài học sử dụng chính sách tăng tỷ giá để chống lạm phát của hai nước cho
thấy lý luận về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát nói trên vẫn còn nhiều bất
cập, chưa phù hợp với thực tế, các chuyên gia tài chính, tiền tệ còn nhiều việc
phải làm. Tuy nhiên kinh nghiệm của hai nước là rất quý báu đối với việc lựa
chọn và sử dụng chính sách tỷ giá thế nào cho phù hợp khi có lạm phát cao. Mặt
khác, kinh nghiệm trên cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ Nhân – Quả giữa tỷ giá

và lạm phát. Tỷ giá bị mất giá là kết quả của việc lạm phát gia tăng, Tỷ giá tăng là
kết quả của việc kéo lạm phát xuống thấp. Tỷ giá bị mất giá hay lên giá không
phải là nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát cao hay thấp. Do đó sử dụng biện
pháp tăng tỷ giá để chống lạm phát không phải là liều thuốc hay, nếu uống nhầm
thuốc, có khi bệnh còn bị nặng hơn.
Lâu nay mỗi khi lạm phát bùng lên, điều mà mọi người quan tâm và lo lắng nhất
đó là: lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và vấn
đề phúc lợi xã hội. Trong quá trình thực hiện các giải pháp chống lạm phát, nếu
các giải pháp đó làm giảm sức cạnh tranh và phúc lợi, thì sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của xã hội.
CHƯƠNG 5: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT
TỶ GIÁ
1. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
24
1.1 Khái niệm
Chính sách tỷ giá hối đoái là những hoạt động của CP (NHTW) thông qua
một chế độ tỉ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ
can thiệp nhằm duy trì tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một
mức độ cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
1.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá
Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là:
(1) lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái (còn gọi là cơ chế vận động của tỷ giá hối
đoái)
(2) điều chỉnh tỷ giá hối đoái.Chính sách tỷ giá hối đoái của bất kỳ một quốc
gia nào cũng đều được coi nhưmột trong những bộ phận cấu thành
quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia. Với mục tiêu hàng đầu là
duy trì, giữ vững sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô để tăng trưởng kinh tế,
Chính phủ nhiều nước ngày nay phải tập trung vào các chính sách
kinh tế,trong đó có chính sách tỷ giá.
Mục tiêu

• Ổn định giá cả :với các yêu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ
• Cân bằng cán cân vãng lai
2. CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
2.1 Nhóm công cụ trực tiếp
Phá giá tiền tệ
Đây là biện pháp cuối cùng khi NHTW cảm thấy không thể duy trì
việc can thiệp bằng các biện pháp kể trên. Là biện pháp hiện đại trong
điều chỉnh tỷ giá.Phá giá tiền tệ là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền
quốc gia so với ngoại tệ.Kết quả của phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp
25

×