Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 165 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






HOÀNG MẠNH CHUNG




XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ
ĐẠI CƯƠNG PHẦN ĐIỆN HỌC (CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHKTCN THÁI NGUYÊN)
NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY, NĂNG LỰC SÁNG
TẠO KĨ THUẬT CHO SINH VIÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






Thái Nguyên, năm 2009


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



HOÀNG MẠNH CHUNG


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI
CƯƠNG PHẦN ĐIỆN HỌC ( CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO TRƯỜNG ĐHKT THÁI NGUYÊN) NHẰM
PHÁT TRIỂN TƯ DUY, NĂNG LỰC SÁNG TẠO KĨ
THUẬT CHO SINH VIÊN





Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí

Mã số: 60.14.10






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHẢI


Thái Nguyên, năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
NC : Nam châm
PP : Phương pháp
PPGD : Phương pháp giảng dạy
PPTN : Phương pháp thực nghiệm
TN : Thực nghiệm
T/N : Thí nghiệm
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
SV : Sinh Viên

ĐHKTCN : Đại Học Kĩ Thuật Công Nghiệp
ĐHTN : Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**************

ĐƠN XIN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Kính gửi: Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên
Tên tôi là: Hoàng Mạnh Chung
Công tác tại: Trường Đại học kĩ thuật công nghiệp - ĐHTN
Tôi được công nhận là học viên cao học theo quyết định số 891 /QĐ -
SĐH ngày 15/9/2008 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, hình thức đào tạo
tập trung, thời gian từ ngày 4/10/2008 đến tháng 10/2008. Sau một thời gian
học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ
với đề tài:
“ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG PHẦN ĐIỆN HỌC (
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐHKT THÁI NGUYÊN) NHẰM PHÁT TRIỂN
TƢ DUY, NĂNG LỰC SÁNG TẠO KĨ THUẬT CHO SINH VIÊN”
Thuộc chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Vật lí
Mã số chuyên ngành: 60.14.10
Tôi đã hoàn thành chương trình học tập theo qui định cho học viên cao
học. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị Trường ĐHSP - ĐHTN cho phép tôi được
bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 8 năm 2010
Người làm đơn:


Hoàng Mạnh Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NÀM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***********

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Hoàng Mạnh Chung
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 28/4/1986
Nơi sinh: Thái Nguyên
Quê quán: Cường Thịnh – Trấn Yên – Yên Bái
Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Giảng viên trường
ĐH Kĩ Thuật Công Nghiệp - ĐHTN
Địa chỉ liên lạc: Khoa Cơ Bản ĐH KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP - ĐHTN
Điện thoại cơ quan: 0280.3847145 Điện thoại nhà riêng: (0280)3.846.225
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học
- Hệ đào tạo: Chính quy - Thời gian đào tạo từ 9/2004 đến 7/2008
- Nơi học: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên -TP Thái Nguyên
- Ngành học: Sư phạm Vật lí

- Tên khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu chế tạo tinh thể photonic kiểu opal và
1 số tính chất quang của chúng”
- Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thái Cường
2. Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: từ 10/2008 đến 10/20010
- Nơi học: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - TP Thái Nguyên
- Ngành học: Lí luận và Phương pháp dạy học Vật lí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Tên luận văn: “ Xây dựng và sử dụng bài tập Vật Lý đại cƣơng phần điện
học (chƣơng trình đào tạo trƣờng ĐHKTCN Thái Nguyên) nhằm phát triển tƣ
duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên”
- Ngày và nơi bảo vệ luận văn:……………………………………………………
- Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Khải
3. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh C
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhận
11/ 2008 đến nay
Trường ĐHKTCN - ĐHTN
Giáo viên dạy môn Vật lí

Ngày 24 tháng 8 năm 2010
Xác nhận của cơ quan cử đi học Người khai


Hoàng Mạnh Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
Chƣơng 1: 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TƢ DUY NĂNG LỰC
SÁNG TẠO KĨ THUẬT CỦA SV TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 4
1. TỔNG QUAN 4
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƢ DUY, SÁNG TẠO KỸ
THUẬT 5
2.1. Tƣ duy kĩ thuật 5
2.1.1. Khái niệm về tƣ duy kĩ thuật 5
2.1.2. Các biện pháp hình thành và phát triển tƣ duy kĩ thuật của SV 6
2.1.3. Rèn luyện các thao tác tƣ duy kĩ thuật 6
2.2. Năng lực sáng tạo kĩ thuật 8
2.2.1. Khái niệm về sáng tạo và năng lực sáng tạo [7,11,39] 8
2.2.2. Các đặc điểm và các đặc trƣng cơ bản của tƣ duy sáng tạo [ 12 ] 11
2.2.3. Các phẩm chất của ngƣời sáng tạo [ 13 ] 12
2.2.4. Các nguyên tắc và PP phát triển tƣ duy, sáng tạo kĩ thuật 14
2.2.4.1 Điề u kiệ n của tƣ duy, sáng tạo kĩ thuật [ 37 ] 14
2.2.4.2. Các PP phát triển tƣ duy sáng tạo kĩ thuật [ 18 ] 17
2.3. Mối quan hệ giữa tự học và tƣ duy sáng tạo 19
2.3.1. Tự học để sáng tạo trong cuộ c số ng [ 1 ] 19
2.3.2. Vấ n đề tƣ̣ họ c trong nhà trƣờ ng [ 1] 21
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƢ DUY, NĂNG LỰC SÁNG
TẠO CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐHKT CN 23
3.1. Nghiên cứu thực tế dạy học vật lí ở trƣờng ĐHKT CN 24

3.2. Bài tập Vật lí và thực trạng dạy và học bài tập vật lí ở trƣờng Đại học kĩ thuật
công nghiệp Thái Nguyên 26
3.2.1. Tác dụng của bài tập vật lý (BTVL) trong việc phát triển năng lực tự lực,
sáng tạo của SV [14,30] 26
3.2.2. Phân loại bài tập Môn Vật lý [5,7,11] 27
3.3. Thực trạng dạy - học BTVL ở các trƣờng Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp Thái
Nguyên (ĐHKTCN TN) hiện nay 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2
3.3.1. Thực trạng việc phát huy tƣ duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật sinh viên trƣờng
ĐHKTCN Thái Nguyên 28
3.3.2. Thực trạng về điều kiện và phƣơng pháp dạy học của giáo viên [9] 28
3.3.3. Thực trạng về thái độ và chất lƣợng học tập của sinh viên [ 1 ] 29
4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY, NĂNG LỰC SÁNG TẠO KỸ THUẬT
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐHKYCN TN QUA RÈN LUYỆN GIẢI BTVL 30
4.1. Biện pháp 1: Lựa chọn bài tập phù hợp, vừa có tính sáng tạo phải vừa sức với
sinh viên gắn liền với những ứng dụng trong cuộc sống [11,12] 30
4.2. Biện pháp 2: Xây dựng hợp lý tiến trình dạy học bài tập vật lí 32
4.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho sinh viên [9 ] 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 34
Chƣơng II: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG
PHẦN ĐIỆN HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐH KTCN
THÁI NGUYÊN) THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN TƢ DUY, NĂNG LỰC
SÁNG TẠO KĨ THUẬT CHO SINH VIÊN 35
1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CẤU TRÚC NỘI DUNG PHẦN ĐIỆN HỌC 35
1.1. Vị trí vai trò phần điện học đại cƣơng 35
1.2. Những kiến thức cơ bản SV cần nắm vững 38

1.3. Những kỹ năng giải bài tập phần điện học 38
2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VLĐC PHẦN ĐIỆN HỌC (THEO
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐHKT) THEO HUỚNG PHÁT TRIỂN
TƢ DUY, NĂNG LỰC SÁNG TẠO KỸ THUẬT CHO SINH VIÊN. 38
2.1. Phƣơng pháp chung giải BTVL 38
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phần điện học 39
2.3. Phân tích và sử dụng hệ thống bài tập phần điện học 41
2.3.1. Phân tích hệ thống bài tập 41
2.3.2. Dự kiến việc sử dụng hệ thống bài tập đã cho 41
BÀI SOẠN 1: Bài tập về Điện tích, Điện trƣờng 52
I. Ý tƣởng sƣ phạm 52
II. Những kiến thức cơ bản của chƣơng 53
III. Lựa chọn bài tập 56
IV. Xây dựng tiến trình giải bài tập 56
BÀI SOẠN 2: Bài tập về dòng điện trong các môi trƣờng 76
I. Ý tƣởng sƣ phạm 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3
II. Những kiến thức cơ bản của chƣơng 78
III. Lựa chọn bài tập 79
IV. Xây dựng tiến trình giải bài tập 80
BÀI SOẠN 3: Bài tập về điện từ 94
I. Ý tƣởng sƣ phạm 94
II. Những kiến thức cơ bản của chƣơng 96
III. Lựa chọn bài tập 97
IV Xây dựng tiến trình giải bài toán 98
Chƣơng III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 119

1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM (TNSP) 119
1.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm 119
1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm 119
2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 120
2.1. Đối tƣợng thực nghiệm 120
2.2. Những khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm 120
2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm 120
3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TNSP 121
3.1. Đánh giá về mặt định tính 122
3.2. Đánh giá về mặt định lƣợng 122
4. CÁC GIAI ĐOẠN TNSP 123
4.1. Công tác chuẩn bị cho TNSP 123
4.1.1 Chọn lớp TN và ĐC 123
4.1.2 Chọn các bài tập 123
4.1.3. Các GV cộng tác TNSP 124
4.1.4. Thời gian thực hiện 124
4.2. Kết quả và xử lý kết quả TNSP 124
4.2.1. Yêu cầu chung về cách xử lý kết quả TNSP: 124
4.2.2. Kết quả TNSP 125
5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TNSP 136
5.1. Đánh giá định tính qua thống kê 136
5.2. Đánh giá định lƣợng qua bài kiểm tra 137
KẾT LUẬN CHƢƠNG III 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung phần điện học đại cƣơng 38
Hình 2.2. Cấu trúc nội dung phần điện tích 56
Hình 2.3. Cấu trúc nội dung phần điện trƣờng 56
Hình 2.4. Sơ đồ logic giải bài toán 1 72
Hình 2.5. Sơ đồ logic giải bài toán 2 74
Bảng 3.1: Đặc điểm, chất lƣợng của các lớp TN và ĐC 123
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thái độ, tình cảm, tác phong của SV 125
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra lần 1 126
Bảng 3.4: Xếp loại học tập (lần 1) 127
H 3.1: Biểu đồ xếp loại học tập (lần 1) 128
Bảng 3.5: Phân phối tần suất (lần 1) 129
H 3.2: Biểu đồ phân phối tần suất (lần 1) 129
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra lần 2 130
Bảng 3. 7: Xếp loại học tập lần 2 130
H 3.3: Biểu đồ xếp loại học tập lần 2 131
Bảng 3.8: Phân phối tần suất lần 2 131
H 3.4: Đồ thị tần suất lần 2 132
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra lần 3 133
Bảng 3.10: Xếp loại học tập lần 3 133
H 3.5: Biểu đồ xếp loại học tập lần 3 134
Bảng 3.11: Phân phối tần suất lần 3 135
H 3.6: Đồ thị tần suất lần 3 135
Bảng 3.12: Tổng hợp các tham số thống kê của ba lần kiểm tra 136
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Điều 40 trong luật giáo dục năm 2005 qui định “phương pháp đào tạo
trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác
trong học tập, năng lực tự học tự nghiên cứu, phát triển tư duy sang tạo, rèn
luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiên cho người học tham gia nghiên cứu, thực
nghiện, ứng dụng”.
Mục tiêu đào tạo của trƣờng là chuẩn bị cho sinh viên khi tốt nghiệp có năng
lực công tác chuyên môn hoặc học lên trong lĩnh vực kĩ thuật, biết vận dụng những
khai niệm nguyên tắc cơ bản của vật lý vào trong cuộc sống, cung cấp cho sinh viên
sau khi tốt nghiệp những kĩ thuật cần thiết đủ để bắt đầu làm công tác chuyên môn,
kĩ năng nghề nghiệp hiểu biết xã hội để đáp ứng yêu cầu của xã hội…
“Bài tập điện” là một phần trong chƣơng trình vật lý đại cƣơng, có nhiều
ứng dụng trong vật lý kỹ thuật và điện từ học. Việc nắm vững lý thuyết để giải bài
tập rất quan trọng và ứng dụng về nó là rất lớn. Đối với sinh viên ngành kĩ thuật
nhằm có kiến thức tốt để chuẩn bị cho các môn học sau này và ứng dụng nó trong
đời sống.
Hiện nay, kỹ năng vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải các bài tập vật lý,
đặc biệt là phần kiến thức liên quan đến trực tiếp đời sống và khoa học kĩ thuật, còn
rất nhiều hạn chế đối với ngƣời dạy và ngƣời học.
Những yếu tố trên đã khiến tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng
bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường Đại học Kỹ
Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ
thuật cho sinh viên”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cƣơng phần điện
học nhằm phát triển tƣ duy và năng lực sáng tạo kỹ thuật cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể:
Quá trình dạy học vật lí ở trƣờng ĐHKT CN
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động dạy học bài tập vật lý ở trƣờng Đại học
Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên (ĐH KTCNTN).

4. Giả thiết khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2
Nếu xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cƣơng phần điện học (chƣơng
trình đào tạo cho trƣờng ĐHKTCN TN) một cách hợp lý thì sẽ giúp sinh viên có thể
nâng cao đƣợc khả năng tƣ duy và năng lực sáng tạo kĩ thuật, giúp sinh viên học tập
và làm việc hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận dạy học theo quan điểm dạy học hiện đại.
- Nghiên cứu lí luận về vấn đề phát triển tƣ duy năng lực sáng tạo kĩ thuật.
- Điều tra thực trạng dạy học phần bài tập vật lý đại cƣơng, phần điện học
- Soạn một số giáo án theo phƣơng án đề ra.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học vật lý làm cơ
sở định hƣớng cho quá trình nghiên cứu: Vấn đề phát triển tƣ duy và năng lực sáng
tạo kĩ thuật của sinh viên
- Điều tra khảo sát thực tế: Dự giờ, dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với
giáo viên để nắm đƣợc tình hình soạn giáo án, tổ chức dạy học, dùng bài kiểm tra để
làm cơ sở đánh giá mức độ phát triển của sinh viên
- Thực nghiệm sƣ phạm: Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình
dạy học đã soạn thảo.Từ đó sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để phân tích xử lý số liệu
7. Đóng góp của luận văn
- Bƣớc đầu vận dụng vào thực tế cơ sở lý luận khoa học về tƣ duy năng lực
sáng tạo kĩ thuật ở sinh viên trƣờng ĐHKTCN TN.

- Đã lựa chọn và thiết kế tiến trình dạy học bài tập vật lý - phần điện học
(chƣơng trình đào tạo cho trƣờng ĐHKTCN TN) theo hƣớng phát triển tƣ duy, năng
lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 137 trang, trong đó đƣợc trinh bày bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Chƣơng 2: Xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cƣơng phần điện học
(Chƣơng trình đào tạo cho trƣờng ĐHKTCN TN) nhằm phát triển tƣ duy và
năng lực sáng tạo cho sinh viên
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
Phần kết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TƢ DUY
NĂNG LỰC SÁNG TẠO KĨ THUẬT CỦA SV
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1. TỔNG QUAN

Đổi mới phƣơng pháp dạy học trong các trƣờng chuyên nghiệp là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã quan tâm chỉ đạo từ
nhiều năm qua.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau tiến độ của việc đổi
mới phƣơng pháp dạy học trong các trƣờng chuyên nghiệp diễn ra không nhƣ mong
muốn.Việc dạy học với lối truyền thụ một phía từ giảng viên chủ yếu nhằm cung
cấp đủ thông tin để đảm bảo thực hiện hết nội dung chƣơng trình còn khá phổ biến
ở nhiều trƣờng. Cách dạy học đó không giúp nhiều cho ngƣời học chuyển những
thông tin đó thành tri thức của mình, ngƣời học thƣờng bị động tiếp nhận thông tin,
thiếu sáng tạo, chọn lọc thông tin kết hợp trải nghiệm học tập để tự kiến tạo nên tri
thức và kĩ năng, từ đó hình thành năng lực nghề nghiệp cũng nhƣ năng lực học tập
suốt đời.Qua nghiên cứu thực tế quản lý giáo dục chuyên nghiệp, xu hƣớng phát
triển năng lực giảng viên trong các cơ sở giáo dục kĩ thuật và dạy nghề trên thế giới,
những yếu kém trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học có nguyên nhân chủ yếu là
giảng viên chƣa đƣợc đào tạo bài bản về phƣơng pháp dạy học và thiếu rất nhiều tài
liệu phục vụ cho công tác đổi mới phƣơng pháp.
Do đó đối với giảng dạy trong các trƣờng ĐH nói chung và trong giảng dạy
môn Vật lý ở các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp nói riêng, ngƣời GV phải
biết đã vận dụng tích cực các phƣơng pháp dạy học (PPDH), áp dụng dần các
phƣơng tiện dạy học hiện đại vào dạy học để phù hợp với chƣơng trình đổi mới
trong quá trình đào tạo và phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, tuỳ theo đặc thù riêng của từng trƣờng và ở từng vị trí khác nhau
mà có mục tiêu đào tạo khác nhau. Vì vậy, các nhà nghiên cứu và các GV tâm huyết
với nghề luôn luôn tìm tòi, lựa chọn và phối hợp sử dụng các PPDH Môn Vật lý sao
cho phù hợp với mục tiêu đào tạo theo tín chỉ lấy ngƣời học làm trung tâm. Việc tổ
chức, quản lý đào tạo đƣợc sắp xếp lại khoa học nhờ sự trợ giúp hiệu quả cuả công
nghệ thông tin, các thiết bị dạy học, giảng đƣờng,lớp học… đƣợc tăng về số và chất
lƣợng. Các trƣờng đại học (ĐH) trong khối Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã triển
khai áp dụng các PPDH hiện đại, sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy học,
xây dựng, nâng cấp các phòng học, giảng đƣờng để đáp ứng nhu cầu của công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
đào tạo theo tín chí. Càng ngày càng có nhiều tiết dạy đã đƣợc các giảng viên chuẩn
bị đầu tƣ công phu từ việc thiết kế bài giảng, lựa chọn phối hợp các PPDH phù hợp
đến việc tổ chức hiệu quả các hoạt động học tập của SV cũng nhƣ việc hƣớng dẫn
SV tự học, tự nghiên cứu ở tất cả các trƣờng. Đáp ứng đƣợc yêu cầu định hƣớng
giáo dục mà Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu trong chủ đề các năm học nhƣ: năm học
2008-2009 “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đổi mới
quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dụng trƣờng học thân thiện, SV tich
cực”, năm học 2009-2010 “chất lƣợng giáo dục và đào tạo theo nhu cầu xã hội”.
Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là “Tiếp tục đổi mới
nội dung, phƣơng pháp (PP) giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ đổi mới
PP dạy và học”, trong đó việc ứng dụng CNTT phải thực hiện hợp lí.
Cùng với mục tiêu chung của cả nƣớc, SV khối trƣờng Đại học Kỹ thuật
(ĐHKT) sẽ đƣợc học các môn thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức chuyên
ngành, khối kiến thức xã hội nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực nắm trong tay khoa
học công nghệ, có khả năng nắm vững và sử dụng thành thạo các công nghệ, thiết bị
hiện đại trong công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, SV có khả năng nghiên cứu các vấn
đề thuộc chuyên ngành đào tạo và học lên các bậc cao hơn, có khả năng nghiên cứu
độc lập, chủ động sáng tạo trong sản xuất và công việc.
Đối với bất kỳ khối trƣờng kĩ thuật nào, SV cũng đều phải học một số bộ
môn cơ bản, đó là nền móng để cho SV tiếp thu, học tập và nghiên cứu lên cao hơn.
Đặc thù của bộ môn Vật lý ở trƣờng là bộ môn khoa học thực nghiệm, trong đó việc
xây dựng các định luật định lý, bài tập luôn gắn liền với những ứng dụng, đây là cơ
sở tiền đề để SV học các môn chuyên ngành. Do đó, PP để ngƣời GV truyền đạt
kiến thức và kích thích ở ngƣời học ham muốn học hỏi để phát triển về tƣ duy, năng
lực sáng tạo là hết sức quan trọng.
Tổ chức giờ bài tập Vật lý (BTVL) theo quan điểm lựa chọn và kết hợp

nhiều giải pháp cùng một lúc, có tác dụng phát huy tính tích cực của ngƣời học,
nâng cao đƣợc hiệu quả của giờ học. Tích cực hoá hoạt động học tập là một tập hợp
các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của ngƣời học từ thụ động sang chủ
động, từ đối tƣợng trực tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm hiểu tri thức để nâng cao
hiệu quả học tập.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƢ DUY, SÁNG TẠO KĨ THUẬT
2.1. Tƣ duy kĩ thuật
2.1.1. Khái niệm về tư duy kĩ thuật
- Tƣ duy kĩ thuật là một quá trình nhận thức khái quátcác phƣơng pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các kiến thức đã biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6
của kiến thức và sản phẩm trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của
chúng, những mối quan hệ khách quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là sự
vận dụng sáng tạo các kiến thức và thiết bị có sẵn để giải quyết các vấn đề thực tế
để tạo ra các dụng cụ máy móc, quy trình tiêu chuẩn. Việc chuẩn hóa nhƣ vậy là đặc
thù của kĩ thuật. Tƣ duy kĩ thuật có thể hiểu là sự vận dụng sáng tạo những kiến
thức thiết bị đã có để dự đoán đƣợc những thiết bị mới đạt hiệu quả con hơn trong
sản xuất.
2.1.2. Các biện pháp hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật của SV
a. Dạy học theo đúng yêu cầu của logíc học.
- Dạy học làm sáng tỏ logic của kiến thức vật lý.
- Trình tự lập luận, chứng minh, dẫn dắt hình thành kiến thức đảm bảo tính
khoa học và tính sƣ phạm phù hợp với qui luật nhận thức.
b. Tổ chức quá trình dạy học.
- Cần giảng dạy vật lý phù hợp với những yếu tố cơ bản của chu trình sáng
tạo của các nhà vật lý.

Từ sự kiện TN -> Mô hình lý thuyết -> Hệ quả lý thuyết -> Thực nghiệm
kiểm tra hệ quả
- Tối ƣu hoá quá trình dạy học: Tạo nhu cầu hứng thú, đảm bảo kích thích
đƣợc tính tích cực, tự giác, tò mò của SV trong mọi giờ học.
- Chú ý đến tiến trình logic của bài giảng. Mỗi bài học là một đơn vị kiến
thức khá trọn vẹn dẫn đến các mục của bài có liên quan chặt chẽ với nhau cho nên
khi chuyển từ mục nọ tới mục kia của bài cần có lời chuyển tiếp.
- Chú ý đến tình hình thực tế của SV để điều chỉnh nội dung, phƣơng pháp
giảng dạy cho phù hợp.
c Tích hợp các yếu tố, kiến thức về kĩ thuật, công nghệ vào nội dung của dạy
học vật lí
d. Tích cực hoá quá trình học tập của SV.
- Kích thích hứng thú học tập cho SV bằng cách đặt vấn đề hấp dẫn, tạo điều
kiện để giờ học thoải mái, mọi SV đều làm việc, không căng thẳng.
- Tăng cƣờng công việc tự lực của SV: giao bài tập, thí nghiệm, bài đọc thêm
ở nhà, cá biệt hoá quá trình học tập, kích thích đến từng đối tƣợng -> mọi SV đều
chủ động tham gia giải quyết nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tăng cƣờng kiểm tra đánh giám sát quá trình học tập.
2.1.3. Rèn luyện các thao tác tư duy kĩ thuật
a. Rèn luyện các thao tác tư duy logic hình thức
Quá trình dạy học vật lý cần tập luyện cho SV cách suy nghĩ, vận dụng các
thao tác tƣ duy logíc, nghĩa là sử dụng các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7
thống hoá, trừu tƣợng hoá và cụ thể hoá… trong khi giải các bải tập vật lý, ôn
luyện, làm thí nghiệm…
Phân tích là thao tác dùng trí óc chia nhỏ đối tƣợng thành các bộ phận để

nghiên cứu, chia cái toàn thể ra thành từng phần hoặc tách ra theo từng thuộc tính,
từng cạnh khía riêng biệt để nghiên cứu. Thao tác này đƣợc sử dụng phổ biến để tìm
hiểu các hiện tƣợng vật lý, kết quả thí nghiệm, các bài toán, làm rõ ý nghĩa vật lý
của biểu thức, phƣơng trình vật lý…
Tổng hợp là thao tác dùng trí óc, liên hợp các bộ phận của hiện tƣợng hay vật
thể, các dấu hiệu hay thuộc tính của chúng lại để tìm ra một điều chung, xác lập
đƣợc mối quan hệ giữa chúng với nhau. Việc suy nghĩ về cách giải thích hiện
tƣợng, tiến hành thí nghiệm, trình tự cho việc giải bài toán chính là tiến hành thực
hiện thao tác tổng hợp.
So sánh là thao tác dùng trí óc tìm ra các dấu hiệu, thuộc tính giống nhau
hoặc khác nhau của các sự vật, hiện tƣợng, các quá trình. Thao tác so sánh đƣợc sử
dụng trong hình thành các giả thuyết khoa học, quá trình khái quát hoá các sự kiện,
hiện tƣợng, trong ôn tập, hệ thống hoá kiến thức vật lý… Nó giúp chúng ta khắc
sâu, hiểu rõ kiến thức một cách toàn diện và tổng quát hơn.
Hệ thống hoá là thao tác dùng trí óc tập hợp, liệt kê sắp xếp các yếu tố kiến
thức kỹ năng, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố, từ đó hệ thống hoá
kiến thức, kỹ năng. Việc hệ thống hoá đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong tất cả các
bài học vật lý, nó là cơ sở cho việc nghiên cứu tài liệu mới, giải bài tập, tiến hành
thí nghiệm thực hành…
Trừu tƣợng hoá là thao tác dùng trí óc phân biệt những tính chất căn bản của
một nhóm các sự vật, hiện tƣợng, loại bỏ những thuộc tính phụ và khái quát những
đặc tính căn bản ấy bằng sự trừu tƣợng khoa học, biểu hiện trong những khái niệm
và phạm trù khoa học; trừu tƣợng hoá đƣợc sử dụng phổ biến khi nghiên cứu khái
niệm, định luật, thuyết vật lý, các tƣ tƣởng vật lý.
b. Rèn luyện các thao tác tư duy logic biện chứng
Các hiện tƣợng và quá trình vật lý cần đƣợc khảo sát phù hợp với sự phát
triển biện chứng, điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu và giảng dạy kiến thức vật lý
cần phân tích toàn diện, sắp xếp chúng trong mối liên hệ tƣơng hỗ, trong sự phát
triển lịch sử, thống nhất và mâu thuẫn nội tại của chúng.
Rèn luyện tƣ duy logic biện chứng chính là bồi dƣỡng phƣơng pháp tƣ duy

căn cứ vào những đặc thù của từng đối tƣợng, sử dụng phép biện chứng, tính quy
luật để xem xét các đối tƣợng. Nói cách khác, rèn luyện tƣ duy logic biện chứng là
rèn luyện cách suy nghĩ có cơ sở khoa học, là phản ánh hiện thực trong sự vận động
và phát triển không ngừng của chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8
Vì vậy, cần cho SV nghiên cứu các sự vật hiện tƣợng từ nhiều mặt khác
nhau, trong mối liên hệ phụ thuộc, tính quy luật, tính chuyển hóa và bảo toàn giữa
chúng… Cần chỉ rõ cho SV thấy sự nhận thức khoa học bắt đầu từ sự nghiên cứu
cái riêng, rồi nâng lên cái đặc thù và sau nữa là đến cái phổ biến. Song ngƣời ta
cũng có thể sử dụng cái chung để giải thích và dự đoán cái riêng, đồng thời cái
chung cũng tồn tại trong cái riêng.
Trong dạy học vật lý, cần rèn luyện cho SV tƣ duy vật lý, tƣ duy khoa học kỹ
thuật, phƣơng pháp suy luận logíc chặt chẽ hệ thống, nhất quán và có căn cứ đầy đủ,
cần chú ý đến cấu trúc logic, tiến trình của bài học, đặc điểm đối tƣợng của SV
nhằm phát huy tối đa tính chủ động tích cực học tập của họ. Đó là những yếu tố
đảm bảo cho việc phát triển tƣ duy và năng lực sáng tạo của SV.
c. Rèn luyện ngôn ngữ vật lý cho SV
Ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tƣ duy. Mỗi khái niệm vật lý đƣợc biểu
đạt bằng một từ, một định nghĩa, định luật vật lý đƣợc phát triển bằng mmột mệnh
đề, mỗi suy luận bao gồm nhiều phán đoán liên tiếp.
Tuy kiến thức vật lý rất đa dạng nhƣng những cách phát biểu định nghĩa, quy
tắc, định luật vật lý cũng có những hình thức chung nhất định, GV có thể chú ý rèn
luyện cho SV quen dần. Cụ thể nhƣ: Để mô tả một hiện tƣợng, cần những thuật ngữ
diễn tả những dấu hiệu đặc trƣng cho loại hiện tƣợng đó. Ví dụ: mô tả chuyển động
cơ học, cần đến những thuật ngữ để chỉ quỹ đạo (thẳng, cong, tròn…), chỉ sự nhanh
hay chậm của chuyển động (vận tốc)…; Định nghĩa một đại lƣợng vật lý thƣờng có

hai phần: Một phần nêu lên đặc điểm định tính và một phần nêu lên đặc điểm định
lƣợng; Một định luật vật lý thƣờng nêu lên mối quan hệ hàm số giữa hai đại lƣợng
hoặc nêu lên những điều kiện để cho một hiện tƣợng có thể xảy ra.
Trong vật lý học, nhiều khi vẫn dùng các từ ngữ nhƣ trong ngôn ngữ hang
ngày nhƣng có một nội dung phong phú và chính xác hơn. Mỗi khi gặp một thuật
ngữ mới diễn tả một khái niệm mới, GV cần giải thích rõ cho SV và yêu cầu họ tập
sử dụng nó một cách chính xác, thành thạo thay cho ngôn ngữ hàng ngày.
2.2. Năng lực sáng tạo kĩ thuật
2.2.1. Khái niệm về sáng tạo và năng lực sáng tạo [7,11,39]
a) Khái niệm về tư duy sáng tạo
Vào thời cổ đại, Aristotle là ngƣời đầu tiên biến tƣ duy thành đối tƣợng
nghiên cứu của triết học. Ông cho rằng tƣ duy cũng có những nguyên tắc tồn tại độc
lập và con ngƣời chứng minh phải theo đúng quy tắc ấy. Bởi vậy, ông đã xây dựng
phƣơng pháp quy nạp và phƣơng pháp diễn dịch, đã tìm ra nguyên lý của sự chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9
minh tam đoạn luận và phân loại 10 phạm trù nhằm mở rộng cả hình thức và nội
dung của tƣ duy.
Đến thế kỷ 17, Descartes cũng đã có câu nói nổi tiếng về tầm quan trọng của
năng lực tƣ duy đối với sự tồn tại của con ngƣời trong vũ trụ: “Tôi tư duy, vậy tôi
tồn tại”. Nguyên lý cơ bản đó của ông mang ý nghĩa tiến bộ trong lịch sử, bởi nó
khẳng định rằng mọi khoa học chân chính đều phải xuất phát từ “sự nghi ngờ”,
nghi ngờ ở đây không phải là hoài nghi chủ nghĩa mà là “sự nghi ngờ về phương
pháp luận, nghi ngờ để đạt tới sự tin tưởng”, có nghĩa là tƣ duy.
Tƣ duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm
tìm ra các phƣơng án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để đào
sâu rộng khả năng tƣ duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc

chung về một đề tài hay lĩnh vực.
Theo định nghĩa trong từ điển (Việt Nam) thì sáng tạo “là tìm ra cái mới,
cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”. Nội dung khái niệm
sáng tạo gồm hai ý chính: có tính mới (khác với cái cũ, cái đã biết). Nhƣ vậy, sự
sáng tạo cần thiết cho bất kì lĩnh vực hoạt động nào của xã hội loài ngƣời. Trong
các lĩnh vực khoa học - công nghệ, trong sản xuất, đó là các sánh tác, tác phẩm
…Về thực chất, sáng tạo không chỉ là một đặc trƣng chỉ sự khác biệt giữa ngƣời và
sinh vật mà còn là đặc trƣng chỉ sự khác biệt về sự đóng góp cho xã hội, giữa ngƣời
này và ngƣời khác mà trong kho tàng của giá trị loài ngƣời chƣa từng có.
- Năng lực sáng tạo: Theo Bách khoa toàn thƣ Liên Xô (Nga): “Sáng tạo
là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất
có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị”, hay Từ điển bách khoa Việt Nam
(tập ba): Sáng tạo là “hoạt động tạo ra cái mới”. Nhƣ vậy, có thể hiểu năng lực
sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái
mới, giải pháp mới, công cụ mới, vân dụng thành công những hiểu biết đã có vào
hoàn cảnh mới.
Năng lực sáng tạo phản ánh hoạt động lý tính của con ngƣời, đó là khả năng
nhận thức thế giới, phát hiện ra các quy luật khách quan và sử dụng những quy luật
đó vào việc cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ loài ngƣời. Năng lực sáng tạo biểu
hiện trình độ tƣ duy phát triển ở mức độ cao của của con ngƣời.
b) Khái niệm năng lực sáng tạo kĩ thuật
- Năng lực sáng tạo kĩ thuật:: “Sáng tạo kĩ thuật là một loại hoạt động mà kết
quả của nó là một sản phẩm, thiết bị kĩ thuật có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có
giá trị sử dụng hiệu quả hơn các thiết bị đã có”.Nhƣ vậy, có thể hiểu năng lực sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10
tạo kĩ thuật là khả năng tạo ra những thiết bị, máy móc kĩ thuật, tìm ra cái mới, giải

pháp mới để vân dụng thành công những thứ đã có vào cuộc sống có hiệu quả hơn.
- Năng lực sáng tạo kĩ thuật phản ánh hoạt động trí tuệ của con ngƣời, đó là khả
năng nhận thức thế giới, phát hiện ra các quy luật khách quan và sử dụng những quy
luật đó vào việc cải tạo các thiết bị máy móc, phục vụ loài ngƣời. Năng lực sáng tạo kĩ
thuật biểu hiện trình độ tƣ duy phát triển ở mức độ cao của của con ngƣời.
c) Các biện pháp hình thành năng lực sáng tạo kĩ thuật.
1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây đựng kiến thức mới.
Kiến thức vật lí trong trƣờng đại học là những kiến thức đã đƣợc loài ngƣời
khẳng định, tuy vậy nó luôn luôn là mới mẻ đối với SV. Việc nghiên cứu kiến thức mới
sẽ thƣờng xuyên tạo ra những ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản than họ.
Tổ chức quá trình nhận thức vật lý theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho SV
trên con đƣờng hoạt động sáng tạo kĩ thuật dễ nhận biết đƣợc. Chỗ nào có thể suy
nghĩ dựa trên những hiểu biết đã có, chỗ nào phải đƣa ra kiến thức mới, giải pháp
mới. Việc tập trung sức lực vào chỗ mới đó sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo kĩ thuật
của SV có hiệu quả, rèn luyện cho tƣ duy trực giác nhạy bén phong phú.
2. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết
“Dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đƣờng sáng tạo khoa học.Dự
đoán dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức
sâu sắc về mọi lĩnh vực”.
Dự đoán khoa học không phải là tùy tiện mà luôn luôn phải có một cơ sở nào
đó, tuy chƣa thật là chắc chắn. Có thể có các cách dự đoán sau đây trong giai đoạn
đầu của hoạt động nhận thức Vật Lí của SV.
- Dựa vào sự liên tƣởng tới một kinh nghiệm đã có.
- Dựa trên sự tƣơng tự.
- Dựa trên sự xuất hiện đồng thời giữa hai hiện tƣợng mà dự đoán giữa
chúng có quan hệ nhân quả.
- Dựa trên nhận xét thấy hai hiện tƣợng luôn biến đổi đồng thời, cùng tăng
hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ nhân quả giữa chúng.
- Dự đoán về mối quan hệ định lƣợng.
3. Luyện tập đề xuất phương án kiểm tra dự đoán

Muốn kiểm tra dự đoán, giả thuyết có phù hợp với điều kiện thực tế hay
không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tế nhƣ thế nào, có những
dấu hiệu nào có thể quan sát đƣợc. Điều đó có nghĩa là ta phải suy ra đƣợc một hệ
quả có thể quan sát đƣợc trong thực tế, sau đó tiến hành thực nghiệm để xem kết
quả đó có phù hợp với kết quả thực nghiệm không. Vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo kĩ
thuật ở đây là đề xuất phƣơng án kiểm tra hệ quả đã rút ra đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11
4. Rèn luyện các thao tác sáng tạo kĩ thuật
- Trong dạy học vật lí, ngƣời ta còn xây dựng những bài tập riêng vì mục
đich rèn luyện năng lực sáng tạo cho SV hay còn gọi là bài tập sáng tạo. Trong loại
bài tập sáng tạo này, ngoài việc phải vận dụng những kiến thức đã học, SV còn phải
có những hiểu biết về ứng dụng của phần này vào máy móc thiết bị trong cuộc sống,
SV bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ không thể suy ra một cách logic
từ kiến thức đã học. Khi khảo sát chu trình sáng tạo khoa học, ta biết hai giai đoạn
khó khăn hơn cả đòi hỏi sự sáng tạo là giai đoạn từ sự kiện cảm tính tới việc xây
dựng mô hình giả thuyết trừu tƣợng và giai đoạn chuyển từ một tiên đề lý thuyết và
những quy định của hiện tƣợng sang việc kiểm tra bằng thực nghiệm. Giai đoạn thứ
nhất đòi hỏi thực hiện một số hiện tƣợng thực đáp ứng những yêu cầu đã cho, nghĩa
là trả lời câu hỏi: Làm thế nào? Tƣơng ứng với trƣờng hợp trên là loại bài tập sáng
tạo, bài tập nghiên cứu và bài tập thiết kế chế tạo.
2.2.2. Các đặc điểm và các đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo [ 12 ]
1. Đặc điểm của tư duy sáng tạo
Không có khuôn mẫu tuyệt đối: Cho đến nay vẩn không có PP vạn năng nào
để khơi dậy khả năng tƣ duy sáng tạo và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa trong mỗi
con ngƣời. Tùy theo đặc tính của đối tƣợng làm việc và môi trƣờng tại chỗ mà mỗi
cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các PP riêng thích hợp.

Không cần đến các trang bị đắt tiền: Cho đến nay, các PP tƣ duy sáng tạo
chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lối suy nghĩ có hƣớng và các dụng cụ sử
dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy, bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc,
máy chiếu hình, hay từ điển. Một số phần mềm đã xuất hiện trên thị trƣờng để
giúp đẩy nhanh hơn quá trình hoạt động sáng tạo và làm việc tập thể có tổ chức
và hiệu quả hơn.
Không phức tạp trong thực nghiệm: Thực nghiệm của hầu hết các PP tƣ duy
sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Đa số, các PP đã đƣợc ghi sẵn ra từng bƣớc nhƣ là
những thuật toán.
Hiệu quả cao: Các PP tƣ duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng chỗ đúng lúc đều
mang lại lợi ích rất cao, nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra chỉ nhờ vào PP tập kích não.
Các PP khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát minh, nhất là trong lĩnh vực
kỹ thuật hay công nghệ.
Giảm thiểu đƣợc áp lực quá tải của lƣợng thông tin: bằng các phƣơng án tƣ
duy có định hƣớng thì một hệ quả tất yếu là ngƣời nghiên cứu sẽ chọn lựa một cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



12
tối ƣu những dữ liệu cần thiết, do đó tránh các cảm giác bối rối, mơ hồ, hay lạc lõng
trong rừng rậm của thông tin.
2. Các đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo
Theo Guiford và Loowenfield (hai nhà nghiên cứu Mĩ có công trình độc lập:
một ngƣời có nghiên cứu về tính sáng tạo khoa học, ngƣời kia về tính sáng tạo nghệ
thuật) đã thống nhất về tiêu chí của tính sáng tạo (1958): “Có tính nhạy cảm về thế
giới, tính linh hoạt và năng động tư duy, có cá tính, năng khiếu biến đổi sự vật, tư
duy phân tích và tổng hợp, năng lực tổ chức”.
1. Trong rất nhiều trƣờng hợp quá trình sáng tạo đòi hỏi phải có sự tự lực
chuyể n các tri thức và kĩ năng sang một tình huống mới, sự liên hệ giữa tri thức cũ

và tình huống mới càng xa nhau bao nhiêu thì độ sáng tạo càng cao.
2. Nhìn thấy vấn đề mới trong những điều kiện quen biết đúng quy cách.
3. Nhìn thấy chức năng mới của đối tƣợng quen biết.
4. Nhìn thấy cấu trúc của đối tƣợng nghiên cứu, thực chất là nhanh
chóng nhìn thấy cấu trúc của đối tƣợng nhƣ các bộ phận các yếu tố các mối
quan hệ giữa chúng.
5. Kĩ năng nhìn thấy nhiều lời giải cho một bài toán, thực chất là tâm lí chấp
nhận những lời giải khác nhau, những cách giải quyết khác nhau xem xét đối tƣợng
ở những khía cạnh khác nhau đôi khi mâu thuẫn nhau.
6. Kĩ năng biết phối hợp các phƣơng thức giải quyết vấn đề đã biến thành
một phƣơng thức mới.
7. Kĩ năng sáng tạo một phƣơng thức giải độc đáo khi đã biết các phƣơng
thức giải mới.
Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm những đặc trƣng sau:
1. Biết kiểm tra đánh giá giải quyết vấn đề của bản thân và của những ngƣời khác.
2. Biết điều chỉnh các phƣơng án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và
phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3. Tự chủ tin tƣởng vào khả năng giải quyết các vấn đề, bản thân không nản
trí trƣớc một vấn đề khó mà tìm mọi cách để có phƣơng án giải quyết tốt nhất.
2.2.3. Các phẩm chất của người sáng tạo [ 13 ]
1. Chủ thể sáng tạo
Xƣa nay, khi nói đến sáng tạo, thƣờng ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của
một lớp ngƣời đƣợc gọi là "trí thức", nhƣ các nhà khoa học , các nhà thơ , nhà văn,
các nghệ sĩ Ngày nay, năng lực sáng tạo để làm nên sự giàu có và sức cạnh tranh
của nền kinh tế mới phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó , tức là từ mọi
ngƣời trong xã hội. Trong nền kinh tế mới, mọi ngƣời đều tham gia sáng tạo, và mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
ngƣời đều có năng lực sáng tạo , đó là điểm mới đầu tiên mà chú ng ta cầ n nhận thức
đƣợc trong quá trình đổi mới tƣ duy của mình. Nói mọi ngƣời đều sáng tạo thì có vẻ
khó tin, nhƣng "đổi mới tư duy" ở đây đòi hỏi trƣớc hết phải xác lập niềm tin đó:
Anh là ngƣời sáng tạo, tôi là ngƣời sáng tạo, mỗi ngƣời đều sáng tạo; sáng tạo, có
năng lực sáng tạo là thuộc tính tự nhiên của con ngƣời. Trong danh sách 10 chìa
khóa hàng đầu để phát triển năng lực sáng tạo cá nhân do tổ chức Coachville đề
xuất, điều tin rằng “mình là người sáng tạo” đƣợc xem là chìa khóa quan trọng số
một. Chín chìa khóa tiếp theo là: “hãy mở rộng những điều mà mình quan tâm để
có thêm nhiều nhận thức mới, kinh nghiệm mới; hãy thu thập thêm nhiều rung cảm,
ấn tượng, nhiều thông tin thới chuẩn bị cho sáng tạo; hãy tìm kiếm các mối quan hệ
liên kết, kể cả các mối liên hệ ít ngờ nhất; từ bỏ những thói quen thường ngăn cản
ta đến với những điều mới; tạo cho mình một môi trường thoải mái theo sở thích;
bố trí thời gian thuận tiện cho mọi hoạt động, có nghỉ ngơi thư giãn, có suy nghĩ,
nhớ rằng có những quãng thời gian dài không nghĩ được gì, nhưng cũng có thể có
những năm phút làm nên sự khác biệt; cần có đức kiên trì; mở rộng mọi giác quan
để tiếp nhận mọi tri thức trực giác; và cuối cùng là biết quên đi nhiều điều mà mình
đã biết để luôn có một trí tuệ nguyên lành với đôi mắt tươi sáng”.
Sáng tạo là một loại lao động phức tạp và vất vả . Nhà phát minh nổ i tiế ng
Edison nó i: "Trong mỗi phát minh có 1% cảm hứng và 99% việc đổ mồ hôi". Vậy
để con ngƣời có thể hăng say sáng tạo phải có những động lực mạnh mẽ. Ham hiểu
biết, tìm kiếm cái hay cái đẹp là động lực thúc đẩy sự nghiệp sáng tạo của biết bao
thế hệ các nhà bác học, văn nhân, nghệ sĩ. Rồi kinh tế thị trƣờng xuất hiện cùng với
chủ nghĩa tƣ bản, và thị trƣờng với cơ chế cạnh tranh ngày càng khốc liệt dần trở
thành nguồn động lực cho sáng tạo, sáng tạo trong sản xuất, trong phát triển công
nghệ, trong quản lý kinh doanh, Và đến ngày nay, kinh tế thế giới đã phát triển
đến giai đoạn của "kinh tế tri thức" toàn cầu hóa với một thị trƣờng mở rộng ra
phạm vi toàn thế giới, yếu tố "năng lực sáng tạo" trở thành chìa khóa chính cho mọi
quốc gia đi vào tiến trình hội nhập, thì việc chăm lo tạo dựng và phát huy năng lực
sáng tạo không còn là việc của từng cá nhân, mà trở thành vấn đề chiến lƣợc của

mọi quốc gia. Đối với các lĩnh vực nhƣ khoa học cơ bản, hỗ trợ và khuyến khích
các năng lực sáng tạo trong các lĩnh vực này,vai trò của các cơ quan công, trƣớc hết
của Nhà nƣớc, vẫn hết sức quan trọng.
Sáng tạo cho đến nay vẫn là năng lực riêng có của con ngƣời. Sáng tạo thƣờng
là việc riêng của từng bộ óc, từng con ngƣời. Nhƣng sự tiếp xúc, trao đổi giữa các bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14
óc, thƣờng giúp cho các ý tƣởng gặp gỡ, đối sánh, chọn lựa, ý tƣởng làm nẩy sinh ý
tƣởng, cho nên sáng tạo cũng có thể đƣợc coi là kết quả của tập thể.
2. Các phẩm chất của người sáng tạo
- Ðộc lập.
- Tự tin.
- Chấp nhận rủi ro.
- Nhiều năng lƣợng.
- Nồng nhiệt.
- Không gò bó.
- Thích phiêu lƣu.
- Tò mò, hiếu kỳ.
- Nhiều sở thích.
- Hài hƣớc.
- Trẻ con, hiếu động
- Biết nghi ngờ.
2.2.4. Các nguyên tắc và PP phát triển tư duy, sáng tạo kĩ thuật
2.2.4.1 Điề u kiệ n của tư duy, sáng tạo kĩ thuật [ 37 ]
1. Quy luật quán tính của tư duy.
Sự mô tả về những tình huống đa dạng nói trên trƣớc hết cho ta một ý nghĩ
rằng trong thực tế không có một thời gian nào trong ngày mà con ngƣời có đầu óc

sáng tạo lại không nảy ra ý kiến về cách giải quyết nhiệm vụ phức tạp trƣớc đó
không giải quyết đƣợc. Thƣờng con ngƣời khi đã tìm ra đƣợc cách giải quyết mới,
một cấu trúc mới, hay một quy luật mới, thì lại coi nhƣ là một khám phá ngẫu
nhiên, một “món quà” bất ngờ và may mắn. Ngày nay, khoa sinh lí học về lao động
trí óc đã nói đến “quy luật quán tính của tư duy”, nghĩa là khi nhà khoa học đang
quan tâm theo đuổi một ý nghĩ nào đó thì “luồng tƣ tƣởng” có xu hƣớng tiếp diễn
trong thời gian và không gian và đó là quy luật của sự sáng tạo.
2.Nghiên cứu toàn diện
Hemhôn, một nhà Môn Vật lý, nói về quá trình sáng tạo của ông nhƣ sau:
“Theo như tôi nhớ rõ, thì những ý nghĩ hay không bao giờ đến trên bàn viết khi óc
đã mệt”. Ông còn khẳng định sự thật sau đây: Bao giờ cũng cần phải nghiên cứu
trƣớc một cách toàn diện vấn đề tới một mức độ để giữ lại đƣợc trong óc mình
những góc sắc cạnh, những khía cạnh phức tạp, có thể trở lại với chúng một cách tự
do, thoải mái mà không cần ghi chép. Thông thƣờng, nếu không có sự nghiên cứu
trƣớc một cách lâu dài, bền bỉ thì sẽ không thể đƣa vấn đề đến tình trạng đó đƣợc.
Sau đó, khi sự mệt mỏi do quá trình lao động đó qua đi, khi ta có một trạng thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15
hoàn toàn trong sạch về thể chất, nhẹ nhõm về tinh thần, thì lúc đó những ý tƣởng
hay sẽ đến. Thƣờng chúng đến vào các buổi sáng khi chúng ta vừa tỉnh dậy, giống
nhƣ điều mà Goethe đã nói trong các bài thơ của ông, và đúng nhƣ đã có lần Gauss
cũng nói, các ý nghĩ hay “ưa" xuất hiện trong thời gian đi dạo nhẹ nhàng trong thời
tiết có ánh mặt trời, chỉ cần một ly rƣợu nhỏ là có thể làm mất hết những ý nghĩ
trong đó.
3.Quy luật khách quan
Muốn tƣ duy sáng tạo trƣớc hết cần nắm đƣợc những quy luật khách quan
của sự vật và đối tƣợng nghiên cứu.

Nhƣ vậy, cái gốc của vấn đề chính là những quy luật khách quan liên quan
đến sƣ vật. Lênin đã từng nhấn mạnh: “Biện chứng của sự vật tạo lập biện chứng
của ý tƣởng chứ không phải ngƣợc lại”.
Lời khuyến cáo của Ơirstic là: “Hãy suy nghĩ theo những quy luật khách
quan về sự phát triển, chắc chắn bạn sẽ có những sáng kiến, cải tiến, cao hơn những
sáng chế, phát minh”.
4. Nhiệt tình hay lòng hăng say nghiên cứu
Nhà khoa học Prikhôtcô viết: Công tác nghiên cứu khoa học là quá trình
sáng tạo rất công phu và phức tạp, đòi hỏi thƣờng xuyên phải có “lòng hăng say cao
độ”, có nhiệt tình công tác. Nếu ta làm công tác nghiên cứu với tinh thần thờ ơ lãnh
đạm thì nó sẽ trở thành công việc rất thủ công, sẽ không bao giờ đƣa lại một cái gì
có thực chất cả. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta so sánh sự sáng tạo trong khoa
học với những chiến công. Cũng nhƣ chiến công, nó đòi hỏi toàn bộ năng lực sáng
tạo con ngƣời phải hoạt động căng thẳng tới mức tối đa.
Viện sĩ Ferman nói: “Trong cuộc đấu tranh để giành lấy những bí mật và
sức mạnh của thiên nhiên có chứa đựng phần hạnh phúc của nhà khoa học, có cuộc
đời, niềm vui, nỗi đau khổ, sự lôi cuốn, lòng say mê và nhiệt tình nóng bỏng của
anh ta”. Nhƣng nếu nhƣ ở ngƣời cán bộ nghiên cứu khoa học không có lòng say mê
ấy, nếu anh ta làm việc theo lối “sáng vác ô đi, chiều vác ô về”, nếu tay anh ta
không run lên khi tiến hành những lần cân đo, những con tính cuối cùng, thì anh ta
không phải là nhà khoa học chân chính.
Lênin đã nhấn mạnh rằng nếu thiếu “sự xúc động của con người” thì con
ngƣời không thể và sẽ không bao giờ thể tìm thấy chân lí.
Newton nói: “Thiên tài là lao động”. Ông nói đến một quá trình lao động
kiên trì và bền bỉ, bao gồm việc tích luỹ tri thức về vấn đề nghiên cứu, việc khắc
phục lần lƣợt khó khăn để thực hiện các thí nghiệm.

×