Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học và vi sinh vật đất ở xã phúc xuân - thành phố thái nguyên - tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 72 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




DƢƠNG THỊ THANH MAI






NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC VÀ VI SINH VẬT
ĐẤT Ở XÃ PHÚC XUÂN - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN -
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.60



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MA THỊ NGỌC MAI







THÁI NGUYÊN - 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.


Tác
giả







Dương Thị Thanh Mai















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN


Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Ma Thị Ngọc Mai - Đại học
Sư Phạm Thái Nguyên, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Sinh học, trường Đại học
Sư phạm -Đại học Thái Nguyên, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên, Viện
Khoa học Sự sống, phòng thí nghiệm khoa Hóa học - Trường Đại học Sư Phạm -
Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Sở Tài
Nguyên - Môi Trường tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND xã Phúc

Xuân đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám đốc, lãnh đạo
phòng Đào tạo - Khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời
gian học Cao học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian, kinh phí
cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè và
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2012

Tác giả





Dương Thị Thanh Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục các bảng biểu, các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Đóng góp của luận văn 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái niệm chung về thảm thực vật 4
1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới, Việt Nam và khu vực
nghiên cứu 4
1.2.1.
Những nghiên cứu về thảm thực vật
trên thế giới 4
1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam 5
1.2.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu 8
1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật đến tính chất lý
hóa và vi sinh vật đất trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.3.1. Những ảnh hưởng của hệ sinh thái đất đến sự phát triển của thảm
thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.3.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới hệ sinh
thái đất rừng trên thế giới và ở Việt Nam 12
1.4. Những nghiên cứu về khả năng cải tạo đất của một số cây trồng 14
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
VÙNG NGHIÊN CỨU 16
2.1. Điều kiện tự nhiên 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.1. Vị trí địa lý 16

2.1.2. Địa hình 17
2.1.3. Đất đai 18
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn 20
2.1.5. Tài nguyên rừng 21
2.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội 21
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Địa điểm nghiên cứu 23
3.3. Nội dung nghiên cứu 23
3.3.1. Phân loại thảm thực vật và xác định cấu trúc của thảm thực vật
tại khu vực nghiên cứu 23
3.3.2. Đặc điểm đất qua các giai đoạn phục hồi rừng 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phương pháp luận 23
3.4.2. Phương pháp phân chia giai đoạn phục hồi 24
3.4.3. Điều tra thu thập số liệu 24
3.4.4. Phương pháp phân tích 26
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
4.1. Hiện trạng thảm thực vật - Cấu trúc thảm thực vật KVNC 32
4.1.1. Giai đoạn I - Trạng thái thảm cỏ 34
4.1.2. Giai đoạn II - Trạng thái thảm cây bụi 34
4.1.4. Giai đoạn IV - Trạng thái rừng thứ sinh trưởng thành 35
4.2. Đặc điểm của đất qua các giai đoạn phục hồi rừng 36
4.2.1. Hình thái phẫu diện đất 36
4.2.2. Sự thay đổi thành phần cơ giới đất, dung trọng và độ xốp 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

4.2.3. Dung trọng và độ xốp 39
4.2.4. Sự thay đổi mùn và NPK 40
4.2.3. Sự thay đổi độ chua và Ca
++
, Mg
++
trao đổi 43
4.2.4. Vi sinh vật đất ở các giai đoạn diễn thế của thảm thực vật 44
4.2.5. Thành phần một số nhóm vi sinh vật có ích trong đất 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
I. Kết luận 52
II. Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Phụ lục 1: Một số ảnh chụp tại khu vực nghiên cứu 59
Phụ lục 2 Một số ảnh chụp vi sinh vật trong đất 62



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, CÁC HÌNH

Bảng 2.1. Diện tích và phân bố các nhóm đất theo độ cao, độ dốc

ở tỉnh
Thái Nguyên
19
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phúc Xuân
20

Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo chuẩn của Drude
26
Bảng 4.1. Cấu trúc hình thái theo chiều thẳng đứng của các trạng thái
thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh 33
Bảng 4.2. Hình thái phẫu diện đất trong các giai đoạn phục hồi rừng 37
Bảng 4.3. Thành phần cơ giới đất qua các giai đoạn phục hồi rừng 38
Bảng 4.4. Dung trọng và độ xốp của đất qua các giai đoạn phục hồi rừng 39
Bảng 4.5. Hàm luợng mùn và chất dinh dưỡng của đất qua các giai
đoạn phục hồi rừng 41
Bảng 4.6. Độ chua & hàm lượng Ca
++
, Mg
++
trao đổi trong đất qua các
giai đoạn phục hồi rừng 44
Bảng 4.7. Số lượng VSV (CFU/g) trong các mẫu đất tầng đất mặt ở độ
sâu 0 cm - 10 cm; 10 cm - 20 cm ở các giai đoạn phụ hồi
thảm thực vật rừng tại xã Phúc Xuân - TP. Thái Nguyên 45
Hình 2.1. Bản đồ thành phố Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu 16
Hình 4.1. Biểu đồ biến động số lượng VSV (CFU/g) theo độ sâu của đất 46
Hình 4.2. Biểu đồ biến động số lượng vi khuẩn theo các giai đoạn phát
triển của thảm thực vật ở độ sâu 0-10 cm, 10-20 cm 47


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng - lá phổi của hành tinh. Rừng không chỉ là nơi cung cấp nhiều
loại lâm sản quý và là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. Vai
trò quan trọng nhất của rừng đối với trái đất với đời sống con người là vai trò

điều hòa khí hậu. Rừng có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung
quanh và giữ cân bằng nồng độ oxi trong khí quyển. Rừng không chỉ cung
cấp oxi mà còn có tác dụng lọc không khí, làm cho không khí trong lành.
Rừng hấp thụ một lượng lớn khí CO
2
trong khí quyển, làm giảm các tác nhân
gây ra Hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất,
nhất là xói mòn trên sườn đất dốc, Có thể nói Rừng là tài nguyên vô cùng quý
giá của mỗi quốc gia, Rừng quan trọng là vậy! Nhưng con người chúng ta lại
đang khai thác Rừng một cách quá mức, tất cả chỉ vì lợi ích kinh tế. Vì cái lợi
trước mắt, con người chúng ta sẵn sàng hủy hoại môi trường sống của mình.
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng và là một trong
những yếu tố hình thành quần thể rừng. Đất có quá trình phát sinh và phát
triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khí hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa
chất và hoạt động của con người. Đất và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ
chặt chẽ vì đất vừa là yếu tố hình thành rừng, có vai trò quan trọng trong quá
trình sinh trưởng của rừng, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm thực
vật rừng tạo nên độ phì đất rừng, độ phì đó chính là nhân tố tổng hợp
được quy định bởi nhiều yếu tố như: Thành phần cơ giới, cấu tượng đất,
độ ẩm, độ thoáng khí, độ dày tầng đất, đặc điểm hoá tính. Do đó độ phì ảnh
hưởng đến nhiều mặt của hệ sinh thái rừng nói riêng cũng như thảm thực
vật nói chung. Đất càng tốt thì độ phì càng cao. Ngược lại thảm thực vật sẽ
có tác dụng trở lại với đất một cách rất tích cực, nó thúc đẩy cho đất nhanh
chóng tăng được độ phì nhiêu của đất [41].


2
Theo thống kê trước kia trái đất có diện tích diện tích rừng chiếm khoảng
6 tỉ ha thì nay đã giảm xuống còn 4,4 tỉ ha vào năm 1958, 3,8 tỉ ha vào năm

1973. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn khoảng 2,9 tỉ ha. Các nhà khoa học đã
cảnh báo rằng hàng năm thế giới sẽ mất đi trung bình 16,7 triệu ha rừng nếu
tiếp tục đà này thì trong vòng 166 năm tới trên trái đất sẽ không còn rừng nữa
[39]. Diện tích rừng bị giảm một cách nhanh chóng như vậy nguyên nhân chính
là do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người cũng như những biến đổi
của thiên nhiên đã làm cho đất rừng ngày càng bị suy thoái.
Ở nước ta Đảng và nhà nước luôn chú trọng tới vấn đề bảo vệ và phục
hồi lại rừng nói riêng cũng như phục hồi thảm thực vật nói chung, do chúng ta
trong những năm qua quá trình khai thác quá mức tài
nguyên rừng cùng với
phong tục tập quán lạc hậu của các địa phương như:
Du canh du cư, đốt rừng
làm nương rẫy và sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc đã làm cho diện
tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê năm 1943 độ
che phủ rừng ở nước ta là 43%
,
đến năm 1993 chỉ còn 26%. Mặc dù năm
1999 con số này đã tăng lên 33,2% nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn
sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Khi có những nghiên cứu sâu hơn về tính chất lý, hóa và vi sinh vật
của đất, qua đó có thể thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất rừng,
ta sẽ đưa ra được những phương pháp nhằm mục đích phục hồi lại hệ sinh
thái rừng và sử dụng đất một cách hợp lí trên quan điểm sinh thái và phát
triển bền vững. Đồng thời đề xuất những biện pháp để cải tạo những nơi đất
bị xói mòn, bạc màu, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc. Với lý do
như vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật
đến một số tính chất lý
,
hóa học và vi sinh vật đất ở xã Phúc Xuân, thành
phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên”.



3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại thảm thực vật theo khung phân loại của UNESCO (1973),
xác định các giai đoạn phát triển của thảm thực vật, cấu trúc hình thái các
kiểu thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được những tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật cơ bản
của đất dưới các kiểu thảm thực vật nghiên cứu, trên cơ sở đó bước đầu đánh
giá được tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn và rửa trôi
các

chất
dinh dưỡng
trong đất, nâng cao độ phì của từng kiểu thảm thực vật.
- Đề xuất những biện pháp lâm sinh phù hợp cho một số kiểu thảm
nhằm nâng cao khả năng phục hồi rừng, tăng độ che phủ, góp phần vào việc
vừa có tác dụng bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng,
vừa tạo ra giá trị kinh tế phục vụ cho cuộc sống con người.

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 1 năm (2011-2012) tại xã Phúc
Xuân - Thành phố Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên. Do điều kiện hạn chế về
thời gian và không có kinh phí hỗ trợ, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu:
Một số các kiểu thảm thưc vật; ảnh hưởng của chúng đến sự thay đổi
tính chất lý, hóa học và vi sinh học cơ bản của đất. Đề tài không nghiên cứu
sự tác động trở lại của các yếu tố môi trường đất đến các kiểu thảm thực vật.
Các khu vực chọn nghiên cứu thuộc xã Phúc Xuân đều có những đặc
điểm tương đối đồng nhất như: đá mẹ, địa hình, hướng phơi, sự tác động của

con người và động vật…
4. Đóng góp của luận văn
Đưa ra các dẫn liệu định lượng góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ của
thảm thực vật đến hệ sinh thái đất rừng ở xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên
tỉnh Thái Nguyên
.



4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm chung về thảm thực vật
Thảm thực vật mới chỉ là một khái niệm chung, chưa chỉ rõ một đối
tượng cụ thể nào, nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định ngữ kèm theo
như thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngậm mặn… Đây là một khái
niệm bao gồm nhiều thuật ngữ đã được cụ thể hoá như: Quần hệ, quần hợp,
xã hợp, quần xã, hệ sinh thái, sinh địa quần thể, thực vật địa quyển được các
nhà nghiên cứu sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ 20 trở lại đây.
Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cây cỏ, những đối tượng
nghiên cứu về thảm thực vật là tập thể cây cối được hình thành do một số
lượng những cá thể của các loài thực vật tập hợp lại. Tuy nhiên không phải
tất cả các nhà nghiên cứu về thảm thực vật đều nhất trí với nhau về đơn vị
nghiên cứu cơ bản. Do đó trên thế giới phân thành nhiều chiều hướng

nghiên
cứu khác nhau.
1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới, Việt Nam và khu vực
nghiên cứu
1.2.1.

Những nghiên cứu về thảm thực vật
trên thế giới

Theo J.Schmithusen (1976) [57]: “Thảm thực vật là lớp thực bì của
trái đất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó”. Theo Trần Đình Lý
(1998) [36] thì “Thảm thực vật là lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay trên
toàn bộ bề mặt trái đất”. Thái Văn Trừng (1978) [45] định nghĩa “Thảm
thực vật gồm có các quần thể thực vật phủ lên trên bề mặt trái đất như một
tấm thảm xanh”. Hệ thống phân loại đầu tiên về thảm thực vật rừng nhiệt đới
là của A.F.Schimper (1898), ông đã chia thảm thực vật thành

3
quần hệ: Quần
hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi.



5
Năm 1936 H.G. Champion, khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ -
Miến Điện đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt
đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [45].
Năm 1938 J. Beard, đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp,
quần hệ và loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: Loạt
quần hệ rừng xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền
núi; loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm [45].
Năm 1943 Maurand, nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã
chia thảm thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam
Đông Dương và vùng trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc
trong các vùng đó [58].
Nhưng nhận thấy nhược điểm lớn nhất của các hệ thống phân loại thảm

thực vật nói trên là không thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố
sinh thái với thảm thực vật, hoặc là không làm nổi bật mối quan hệ qua lại
giữa các nhân tố sinh thái với nhau.
Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật
thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế
giới thành 5 lớp quần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp
quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo) [12].
1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam năm 1918 nhà bác học người Pháp, Chevalire là người đầu
tiên đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây
được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên
thế giới). Theo bảng phân loại này, rừng ở miền Bắc Việt Nam được chia
thành 10 kiểu [60].
Năm 1943, kỹ sư lâm học người Pháp, Ronaldo đã chia Đông Dương
thành 3 vùng thảm thực vật: Thảm thực vật Bắc Đông Dương, thảm thực vật
Nam Đông Dương, thảm thực vật vùng trung gian.


6
Năm 1953 Maurand, khi tổng kết các công trình nghiên cứu các quần
thể rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil ông đã đưa ra bảng
phân loại thảm thực vật rừng Miền nam Việt Nam.
Năm 1956, Dương Hàm Hi đã xếp loại thảm thực vật rừng miền Bắc
Việt Nam theo một bảng phân loại mới.
Năm 1960, Cục điều tra và quy hoạch rừng đưa ra Bảng phân loại đầu
tiên của ngành Lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng ở Việt Nam.
Theo bảng phân loại này rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4
loại hình lớn [45].
Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này
cần phải trồng rừng.

Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc
tỉa thưa.
Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo
kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái
sinh, tu bổ, cải tạo.
Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu,
chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý.
Năm 1962, ở miền Nam Việt Nam còn xuất hiện một bảng phân loại
thảm thực vật rừng Nam Trường Sơn.
Năm 1970, Phan Nguyên Hồng phân chia kiểu thảm thực vật ven bờ
biển Miền bắc Việt Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ ven biển và thực vật
bãi cát trống và Trần Ngũ Phương đưa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc
Việt Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa;
đai rừng á nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao [22].
Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat), Thái Văn Trừng


7
đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam theo quan điểm sinh
thái, đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù
hợp nhất theo quan điểm sinh thái cho đến nay [48].
Năm 1978, Thái Văn Trừng đã đưa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc
thân
gỗ kín tán; quần lạc thân gỗ thưa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc
thân cỏ
thưa và những kiểu hoang mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm
thực vật [45].
Năm 1985, Phan Kế Lộc cũng đã xây dựng thang phân loại thảm
thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần

hệ và 77 quần hệ khác nhau [32].
Năm 1991, Nguyễn Hải Tuất nghiên cứu một số đặc trưng chủ yếu về
sinh thái của các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu
rừng cơ bản: Kiểu rừng hỗn giao ẩm á nhiệt đới; kiểu rừng kín hỗn giao ẩm á
nhiệt đới núi cao; kiểu rừng kín hỗn giao cây hạt kín và hạt trần [47].
Năm 1995, Vũ Tự Lập và cộng sự cho rằng khí hậu ảnh hưởng đến
sự hình thành và phân bố các kiểu thực bì thông qua nhiệt độ và độ ẩm. Dựa
vào mối quan hệ giữa hình thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì
khác nhau: Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt
đới ẩm thường xanh; kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá; kiểu
rừng khô nhiệt đới gió mùa khô rụng lá; kiểu rừng thưa nhiệt đới khô lá
kim; kiểu sa van nhiệt đới khô; kiểu rừng nhiệt đới khô; kiểu rừng nhiệt đới
trên đất đá vôi; kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn; kiểu rừng nhiệt đới trên
đất phèn; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; kiểu rừng rậm
á nhiệt đới ẩm hỗn giao; kiểu rừng thưa á nhiệt đới hơi ẩm lá kín; kiểu rừng
rêu á nhiệt đới mưa mùa và kiểu rừng lùn đỉnh cao [30].
Năm 1998, Thái Văn Trừng khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt
đới Việt Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc


8
điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa
trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam
thành 5 kiểu thảm (5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ). Bảng
phân loại này của ông từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống
phân loại của UNESCO (1973) [30].
Năm 2003, Nguyễn Thế Hưng cũng dựa trên nguyên tắc phân loại
UNESCO (1973) đã xây dựng được 8 trạng thái thảm thực vật khác nhau
đặc trưng cho loại hình thảm cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả
(Quảng Ninh) [23].

Năm 2004, Ngô Tiến Dũng dựa theo phương pháp phân loại thảm
thực vật của UNESCO (1973) đã phân chia thảm thực vật Vườn quốc gia
Yok Don thành: Kiểu rừng kín thường xanh; kiểu rừng thưa nửa rụng lá và
kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá gồm 6 quần xã khác nhau [18].
Năm 2004, Lê Ngọc Công cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO
(1973) đã phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ:
rừng rậm; rừng thưa; trảng cây bụi và trảng cỏ. Ở đây, những trạng thái thứ
sinh (được hình thành do tác động của con người như: Khai thác gỗ, củi, chặt
đốt rừng làm nương rẫy…) bao gồm: Trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thưa [48].
1.2.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và sự đa dạng thực vật ở
Thái Nguyên còn thưa thớt và chưa tập chung. Một số các công trình nghiên
cứu điển hình như:
Vào năm năm 1970, Sở Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu thành
công một số mô hình rừng trồng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại
Tỉnh, như ở xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ đã áp dụng mô hình Lim xanh,
Dẻ đỏ, Kháo vàng… ở Hồ Núi Cốc huyện Đại Từ thực hiện mô hình Bạch
đàn - Keo. Các mô hình này đã có hiệu quả kinh tế tốt đối với người dân.


9
Năm 1986 - 1987 Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Lâm nghiệp tiến hành
nghiên cứu một số mô hình nông lâm kết hợp cũng đã có kết quả tốt, điển
hình ở xã Hóa Thượng - huyện Đại Từ có mô hình cây màu xen cây công
nghiệp (chè) hoặc cây màu trồng xen với cây ăn quả (Mít, Dứa…) [56].
Năm 1995, Lê Ngọc Công, Hoàng Chung đã nghiên cứu thành phần
loài, thành phần dạng sống của quần hệ savan cây bụi trên vùng đồi trung
du Thái Nguyên, đã đưa ra một số loại hình khoanh nuôi phục hồi và một số
mô hình rừng trồng (Bạch đàn, Keo…) [14].
Năm 2004, Bùi Thị Dậu và cộng sự đã thống kê các loài thực vật bậc cao

có mạch của tỉ
nh
T
h
ái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng
thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến…[15].
Năm 1995, Nguyễn Xuân Quát nghiên cứu mô hình rừng tự nhiên, mô
hình vườn chè tại các vùng đồi núi thấp, đất đai bị thoái hoá mạnh của các huyện
Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên [15].
Năm 2002, Đặng Kim Vui khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng
phục
hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê số
họ và
số loài thực vật ở từng giai đoạn phục hồi, đó là: Giai đoạn phục hồi 1 -
2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 3 - 5 tuổi có
65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn
11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ [55].
Năm 2009, Vũ Văn Cần trong dự án xác lập khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hoàng (Võ Nhai) đã thống kê được 1096 loài của
1
60 họ,
5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó tác
g
iả đã phân chia thành 4
nhóm theo giá trị sử dụng: Cây làm thuốc, cây lấy gỗ, cây làm cảnh và cây
ăn được [45].
Năm 2010, Lê Ngọc Công nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có
mạch trong 4 trạng thái rừng ở tỉnh Thái Nguyên đã công bố danh lục gồm



10
733 loài, 465 chi, 145 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tác giả cho
biết có 71 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), IUCN (2001) và
Nghị định
32/2006/NĐ-CP [15].

1.3. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của thảm thực vật đến tính chất lý
hóa và vi sinh vật đất trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Những ảnh hưởng của hệ sinh thái đất đến sự phát triển của thảm thực
vật trên thế giới và ở Việt Nam
Đất là một hệ thống động trong đó dung dịch đất là môi trường của các
quá trình vật lý, hoá học và sinh học trong môi trường đất. Dung dịch đất tồn
tại ở trạng thái cân bằng động với các chất vô cơ, chất hữu cơ, vi sinh vật và
không khí đất. Đất được hình thành từ đá mẹ do sự biến đổi của nó theo thời
gian dưới tác động của thực vật, động vật, vi sinh vật trong các điều kiện khác
nhau của địa hình và khí hậu [28]. Tính chất quan trọng của đất chính là độ
phì của đất vì độ phì có ảnh hưởng tới sự phân bố, sự sinh trưởng và phát
triển của cây rừng và hệ sinh thái rừng.
1.3.1.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ sinh thái đất đến sự phát
triển của thảm thực vật trên thế giới.
Một số nhà nghiên cứu như Alêkhin (1904), Graxits (1927), Sennhicop
(1938) đã thống nhất và đưa ra kết luận từ rất sớm là mỗi vùng sinh thái xác
định sẽ hình thành một kiểu thảm thực vật đặc trưng khi các tác giả này
nghiên cứu trên loại hình đồng cỏ và thảo nguyên ở Liên Xô [10].
Hađi (1936), Baur (1946) và P. W Richards (1952), khi nghiên cứu hệ
sinh thái rừng nhiệt đới thì lại cho rằng các đặc tính lí hóa của đất ảnh hưởng
đến khả
năng cung cấp nước, tình hình không khí và độ sâu tầng đất có tác
dụng tạo ra
sự phân hóa trong thành phần của hệ sinh thái rừng mưa hơn tính

chất hóa học của đất [42].


11
A.Giacốp (1956), khi nghiên cứu về vai trò của mùn trong đất đối với cây,
ông đã kết luận: Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cải tạo đất nâng cao
độ phì, trong mùn còn có chất quynon có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của
rễ, do đó ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cây rừng [20].
Khi phân chia các kiểu rừng trong mối quan hệ với thổ nhưỡng ở
Inđônêxia và Malaixia
,
P.W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng
nhiệt đới dù chỉ khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về
thành phần thực vật [37].
1.3.1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ sinh thái đất đến sự phát triển
của thảm thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đất
đến thảm thực vật. A.Chavalier (1918), là người đầu tiên đưa ra bảng phân
loại rừng Bắc Bộ ở Việt Nam với 10 kiểu thảm khác nhau và ông cho rằng
đất là yếu tố hình thành các kiểu thảm [60].
Thái Văn Trừng (1978), đã đưa ra bản phân loại các kiểu rừng Việt Nam
dựa trên nhiều yếu tố trong đó thổ nhưỡng là yếu tố phát sinh ra các kiểu thảm
thực vật [45].
Nguyễn Thoan (1986), lại cho rằng đá mẹ và thế nằm của đá, độ dày
tầng đất cũng như độ ẩm, độ cứng của đất là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển hình thái của rễ cây rừng, độ ẩm của đất và chất dinh dưỡng trong đất
ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận trên mặt đất [44].
Đặng Ngọc Anh (1993), thì có nhận xét là hàm lượng chất dinh
dưỡng trong
đất, độ sâu tầng đất đã ảnh hưởng tới khả năng tái sinh rừng Dẻ ở

Hà Bắc [1].
Các tác giả Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), khi
nghiên cứu quá trình tái sinh phục hồi thảm thực vật sau nương rẫy tại Sapa
đã nhận định: Đất thoái hóa nhẹ thì quá trình diễn thế thứ sinh phục hồi thảm
thực vật diễn ra nhanh, nếu đất xấu (đất thoái hóa trung bình, nặng và rất
nặng) thì quá trình diễn ra ngược lại [35].


12
Vậy điều kiện đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới khả năng tái sinh của
cây rừng. Đặc điểm lý, hóa học của đất (đặc biệt là thành phần dinh dưỡng, độ
pH, thành phần cơ giới và độ ẩm của đất) có ảnh hưởng rất lớn đến tổ thành
rừng. Đất phát triển trên loại đá mẹ nào thì sẽ có loại đất ấy tương ứng phù
hợp với thành phần khoáng của loại đá mẹ đó.
1.3.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới hệ sinh thái
đất rừng trên thế giới và ở Việt Nam
Trong quá trình phát triển của thảm thực vật đã có những ảnh hưởng rất
lớn tới hệ sinh thái đất, thảm thực vật phát triển làm cho đất rừng giảm thoái
hóa, giảm xói mòn, tác động đến hệ sinh thái đất đất làm thay đổi tính chất lý,
hóa học, hệ vi sinh vật trong đất từ đó có tác dụng cải tạo đất.
1.3.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới hệ sinh thái đất
rừng trên thế giới
Năm 1937, Monin đã đưa ra kết luận: Rừng mưa nhiệt đới, chất rơi
rụng hàng năm là 10 - 20 tấn/ha, rừng ôn đới là 5 - 7 tấn/ha, thảm cỏ và thảo
nguyên là 1 - 3 tấn/ha. Như vậy, mỗi kiểu thảm thực vật khác nhau thì lượng
vật chất rơi rụng trả lại cho đất cũng khác nhau
.
Trong đó kiểu rừng mưa
nhiệt đới có lượng vật chất cung cấp cho đất là lớn nhất [34].
Năm 1964, theo P.W.Richards đất rừng nhiệt đới càng thành thục thì

hàm lượng chất khoáng hòa tan càng giảm do quá trình rửa trôi và thảm thực
vật rừng nhiệt đới là nhân tố tích cực chống lại quá trình đó [37].
Năm 1979, Dokuchaev người sáng lập ra môn thổ nhưỡng học đã định
nghĩa đất (hay thổ nhưỡng
)
là một thể tự nhiên hình thành từ lớp trên của vỏ
trái đất dưới ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố: Khí hậu, đá mẹ, địa hình,
sinh vật và tuổi địa chất của từng đia phương [43]. Như vậy sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự
hình thành của đất.


13
Theo kết quả nghiên cứu của S.V.Zon cho thấy: Đối với từng loại cây
khác nhau, lượng chất trả lại cho đất cũng khác nhau. Ở rừng Thông là 4,1
tấn/ha, rừng Vân sam là 6,0 tấn/ha, rừng Dẻ là 3,9 tấn/ha. Ngoài ra tuổi rừng
cũng ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Tuổi rừng
càng cao thì lượng chất rơi rụng càng nhỏ: Rừng 20 tuổi là 2,5 tấn/ha, rừng 40
tuổi là 2,3 tấn/ha, rừng 100 tuổi chỉ có 1,3 tấn/ha [34].
1.3.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới hệ sinh thái
đất rừng ở Việt Nam
Theo Nguyên Vi và Trần Khải năm 1978, đã khẳng định vai trò của
thảm thực vật trong quá trình hình thành đất và nâng cao độ phì của đất tại
công trình nghiên cứu về tính chất hóa học của đất ở miền Bắc Việt Nam [52].
Năm 1984, Nguyễn Lân Dũng khi nghiên cứu về nguồn gốc chất hữu
cơ trong đất, ông cho thấy nguồn gốc từ xác cây xanh chiếm 4/5 tổng số chất
hữu cơ đưa vào đất. Tính trung bình hàng năm đất được thảm thực vật bổ
sung vào khoảng 2 - 10 tấn/ha, chất hữu cơ bổ sung vào đất tùy thuộc vào cấu
trúc từng kiểu thảm thực vật, các kiểu thảm thực vật khác nhau thì lượng chất
hữu cơ hàng năm bổ sung cho đất cũng khác nhau [17].

Năm 1992, Nguyễn Ngọc Điều cho biết dưới tán rừng trồng thuần loại 5
- 6 tuổi lượng chất rơi rụng xuống đất từ 5 - 10 tấn/ha/năm, trong đó chứa
khoảng 80 - 90 kg đạm, 8 kg lân, 205 kg kali. Đặc biệt hàng năm lượng cành,
lá phân hủy thành
chất mùn ở rừng rậm nhiệt đới gấp 5 lần rừng ôn đới [19].

Năm 1995, Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung khi nghiên cứu về một số
đặc điểm sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử
dụng đã thống kê được 131 loài thuộc 60 họ thực vật khác nhau, trong quá
trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Đa dạng về thành phần loài, dạng sống là
yếu tố cải thiện tính chất lý, hóa học của đất [23].


14
Khi nghiên cứu các loại đất rừng Việt Nam trên nhiều kiểu rừng tự nhiên
phân bố theo nhiều độ cao khác nhau, Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh
(1978) [50], Nguyễn Tử Xiêm, Thái Phiên (1999) [51] cũng có nhận xét về
mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa tính chất, độ phì của đất với sự phân bố
của thảm thực vật.
Năm 1998, Lê Ngọc Công, Hoàng Chung, khi nghiên cứu về vai trò của
độ che phủ ở các trạng thái thảm thực vật có nhận xét: Trị số PH
(KCl)
, hàm
lượng mùn và hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất tăng tỉ lệ thuận với độ che
phủ của thảm thực vật [11].
Năm 2004, Lê Ngọc Công đã nghiên cứu ảnh hưởng một số quần xã
thực vật đến môi trường đất trong các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng sau
nương rẫy ở Thái Nguyên đã khẳng định: Độ che phủ của thảm thực vật ảnh
hưởng theo hướng tốt tới tính chất hóa học của đất, tới lượng vi sinh vật,
thành phần giun đất [12].

Năm 2006, Nguyễn Thị Kim Anh khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số
thảm thực vật đến môi trường đất ở vùng đồi tỉnh Thái Nguyên đã đi đến kết
luận: Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi tính chất
hóa học của đất, từ đó làm tăng độ phì (tăng hàm lượng mùn, đạm, K
2
O, P
2
O
5
,
độ pH, Ca
++
, Mg
++
trao đổi) [3].
Năm 2007, Giáp Thị Hồng Anh khi nghiên cứu một số đặc điểm của
thảm thực vật thứ sinh và tính chất hóa học của đất tại xã Canh Nậu, huyên
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đi đến kết luận: Các chỉ tiêu (độ ẩm, hàm lượng
mùn, hàm lượng N, P, K và các cation Ca
2+
, Mg
2+
trao đổi) trong đất nhìn
chung đều biến đổi theo quy luật tăng dần khi độ che phủ của thảm thực vật
tăng lên [2].
1.4. Những nghiên cứu về khả năng cải tạo đất của một số cây trồng
Năm 1992, Hoàng Xuân Tý nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của
thảm thực vật tại một số nước như ở Phillipin có công trình nghiên cứu sử
dụng cây Keo dậu Ipilipil (Leuceana leucophata) như là một cây đa tác dụng



15
để phủ xanh trồng lại rừng cho gỗ củi vì Ipilipil là cây có khả năng cải tạo
đất, mọc nhanh, tái sinh chồi mạnh, chịu được nơi đất xấu [49]. Ở Indonexia
có công trình nghiên cứu cây Muồng hoa pháo (Caliandra calothyrsus) vừa
để cải tạo đất vừa làm thức ăn cho gia súc [49]. Và ở Ấn Độ có công trình
nghiên cứu cây Đậu triều (Cajanus cajan) là cây cải tạo đất và trồng xen với
cây ăn quả [49].
Năm 1990 -1994, Bùi Thị Huế nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng
Bạch đàn đến độ phì của đất đã có những đánh giá rừng Bạch đàn có xu
hướng làm khô đất, hàm lượng đạm tổng số và chất dễ tiêu như NH
4
+
, P
2
O
5
,
K
2
O ở đất trồng Bạch đàn nghèo hơn so với đất dưới rừng Keo lá tràm và
rừng hỗn giao [27].
Năm 1996, Trương Văn Lung có công trình nghiên cứu trồng cây họ
đậu cải tạo đất và hướng phát triển vườn đồi miền Tây Thừa Thiên Huế đã kết
luận: Trồng cây họ đậu cải tạo đất thì mọi thành phần nông hóa của đất đều
được nâng lên rõ rệt. Sử dụng một số cây họ đậu làm tiên phong cải
tạo đất và
định hướng phát triển theo mô hình vườn đồi là giải pháp hợp lý để
sử dụng
có hiệu quả vùng gò đồi rộng lớn mà hiện nay đang ngày càng xói mòn, trơ

sỏi đá của tỉnh Thừa Thiên Huế [33].
Cùng năm đó Hoàng Xuân Tý, cũng đua ra công trình nghiên cứu về
nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng (Bồ đề, Bạch đàn, Keo) sử dụng
cây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao chất lượng rừng như sử dụng cây Đậu
triều Ấn Độ, cây Keo dậu, cây Đậu tràm để diệt cỏ, chống cháy mùa khô và
cải thiện độ phì cho đất [49].
Năm 1997, Trần Đình Lý nghiên cứu trồng cây họ Đậu (Keo hoa vàng,
Keo mỡ), Thông và Bạch đàn trồng xen để cải tạo đất gò đồi ở Bình Trị
Thiên. Sau 10 năm rừng khép tán ông đã thu được kết quả: Các chỉ tiêu lý
học, hóa học của đất trước và sau khi trồng các cây họ Đậu như sau: Độ ẩm
tăng từ 2% lên 17%, pH tăng từ 4,1% lên 4,3%, mùn tăng từ 0,94% lên
2,91%, Nitơ tổng số tăng từ 0,039% lên 0,059% [34].


16
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý

Ghi chú: Khu vực nghiên cứu
Hình 2.1. Bản đồ thành phố Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và
miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km
2
, dân số trung bình hiện
nay là: 1.046.000 người. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13%
diện tích và 1,41% dân số so với cả nước. Tỉnh Thái Nguyên có phía Bắc tiếp
giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên



17
Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam tiếp
giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính
trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi đông
bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng
trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu đã được thực
hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà
thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc,
Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc,
là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và được coi là
thành phố công nghiệp có diện tích 189,705 km
2
, gồm 19 phường

và 9 xã.
Trong đó phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và
huyện Phú Lương, Phía Đông giáp thị xã Sông Công, Phía Nam giáp huyện
Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Xã Phúc Xuân là một xã miền núi nằm ở phía Tây thành phố Thái
Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là 18,86 km
2
, có 1319 hộ, 4841 khẩu, có
đường du lịch Núi Cốc đi qua, có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, xã được
chia thành 15 xóm, nhân dân chủ yếu là sản xuất cây lúa và cây chè.
2.1.2. Địa hình
Thái nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nhưng địa hình lại không
phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, Địa hình tỉnh Thái Nguyên

có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam.
Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều
hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao
nhất là 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam.


18
Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất
này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và
bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với
những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình
quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m
2
/người, tập trung
chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương,
Thịnh Đức, Lương Sơn. Phần lớn diện tích có độ dốc dưới 8
o
, phù hợp với
cây lúa, cây trồng hàng năm.
Xã Phúc Xuân có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít,
phần lớn diện tích là đồi núi thấp, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp rất nhỏ.
2.1.3. Đất đai
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Trong đó đất núi
chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, Đất đồi chiếm 31,4%
diện tích tự nhiên Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, Nếu phân
tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh theo đất đã sử dụng và đất chưa sử dụng
thì đất đã sử dụng có diện tích là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự
nhiên) và đất chưa sử dụng có diện tích là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện

tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất
nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. (Theo nguồn
số liệu của sở NN và phát triển nông thôn Thái Nguyên).

×