Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sử dụng canxi, phospho và sức sản xuất của gà broiler ross 508

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 94 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NÔNG THỊ KIỀU



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
PHYTASE TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG CANXI, PHOSPHO VÀ SỨC SẢN XUẤT
CỦA GÀ BROILER ROSS 508

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THÚY MỴ
PGS.TS. TRẦN THANH VÂN




THÁI NGUYÊN - 2011




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào. Mọi sự giúp đỡ đều đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả


Nông Thị Kiều
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi
xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ,
PGS.TS Trần Thanh Vân - Giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y Trƣờng Đại học
Nông lâm Thái Nguyên. Các thầy cô đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa
Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi ngƣời thân trong gia đình và toàn
thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và
tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận
văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả


Nông Thị Kiều






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1.1. Chất khoáng trong thức ăn của gia cầm 3
1.1.1.1. Chất khoáng 3
1.1.1.2. Vai trò sinh học của canxi, phospho đối với cơ thể gia cầm 4
1.1.1.3. Quá trình hấp thu và trao đổi canxi, phospho ở gia cầm 8
1.1.1.4. Chuyển hoá canxi và phospho ở gia cầm 10
1.1.1.5. Nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự hấp thu phospho 11
1.1.2. Enzym phytase và ứng dụng enzym phytase trong chăn nuôi gia cầm 11
1.1.2.1. Giới thiệu về enzym phytase 11
1.1.2.2. Những hiểu biết về enzym phytase 12
1.1.2.3. Thành phần của phytase trong tự nhiên 14
1.1.2.4. Những lƣu ý khi lựa chọn và sử dụng men phytase 17
1.1.3. Những lợi ích của việc sử dụng enzyme phytase 18
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 21
1.2.2. Các nghiên cứu bổ sung enzym phytase cho gia cầm 23

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 26
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.3.1. Nội dung thí nghiệm 26
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu 32
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 36
3.2. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase đến khả năng sinh trƣởng
của gà thí nghiệm 37
3.2.1. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase vào khẩu phần có các mức
Ca, P khác nhau đến sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm 37
3.2.2. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase vào khẩu phần có các mức Ca,
P khác nhau đến sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 41
3.2.3. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase vào khẩu phần có các mức
Ca, P khác nhau đến sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm 42
3.3. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase đến khả năng sử dụng và
chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm 43
3.3.1. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến tiêu tốn thức ăn
cho tăng khối lƣợng (kg) 43
3.3.2. Tiêu tốn protein cho tăng khối lƣợng (g/kg) 45
3.3.3. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến tiêu tốn năng lƣợng
trao đổi cho tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm 46
3.4. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase đến chỉ số sản xuất của gà
thí nghiệm (PI) 48

3.5. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase đến năng suất thịt 49
3.6. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase đến kết quả khoáng hoá xƣơng
của gà thí nghiệm 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
3.7. Tỷ lệ tiêu hóa ca, p của gà thí nghiệm 57
3.7.1. Ảnh hƣởng của phytase tới khả năng tiêu hoá phospho
của gà thí nghiệm 57
3.7.2. Ảnh hƣởng của phytase tới khả năng tiêu hoá canxi của gà
thí nghiệm 60
3.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế 63
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
4.1. Kết luận 64
4.2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 66
II. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TĂCVN
: Thức ăn cho vật nuôi
IP6
: Myo - inositol hexa dihydrogen phosphate
Ca

: Canxi
P
: Phospho
DCP
: Dicanxi phosphate
MCP
: Monocanxi phosphate
LB
: Luria broth
TACN
: Thức ăn chăn nuôi
NSP
: Chất xơ
NN - PTNT
: Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
EPV
: Probiotic + đa enzyme
EV
: Đa enzyme tiêu hoá
SSF
: Allzyme SSF
ME
: Năng lƣợng trao đổi
N
: Nitơ
KP
: Khẩu phần
KPCS
: Khẩu phần cơ sở
CP

: Protein thô
Pav
: Phospho dễ tiêu
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam

: Thức ăn
KL
: Khối lƣợng
PI
: Chỉ số sản xuất
TB TM
: Trung bình trống mái
VCK
: Vật chất khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 27
Bảng 2.2: Các nguyên liệu sử dụng phối trộn thức ăn của gà thí nghiệm 29
Bảng 2.3. Thành phần thức ăn của khẩu phần cơ sở 30
Bảng 2.4: Thành phần giá trị dinh dƣỡng cho gà thí nghiệm 31
Bảng 2.5: Lịch sử dụng vắc-xin cho gà thí nghiệm 32
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 37
Bảng 3.2: Sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm 38
Bảng 3.3: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 41
Bảng 3.4: Sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm 42

Bảng 3.5: Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm 44
Bảng 3.6: Tiêu tốn protein cộng dồn/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm 46
Bảng 3.7: Tiêu tốn năng lƣợng cộng dồn/kg tăng khối lƣợng của gà
thí nghiệm 47
Bảng 3.8: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm 48
Bảng 3.9: Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 49 ngày tuổi 50
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của các mức Ca và phospho khẩu phần đến hàm
lƣợng khoáng tổng số, canxi và phospho trong xƣơng ống
chân của gà thí nghiệm lúc 49 ngày tuổi 54
Bảng 3.11: Tỷ lệ tiêu hoá phospho toàn phần của gà thí nghiệm 58
Bảng 3.12: Tỷ lệ tiêu hoá canxi toàn phần của gà thí nghiệm 62
Bảng 3.13: Sơ bộ hạch toán thu chi cho 1kg khối lƣợng gà xuất bán 63


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Hàm lƣợng khoáng tổng số, canxi và phospho trong xƣơng
ống chân của gà thí nghiệm lúc 49 ngày tuổi 56
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tiêu hoá phospho toàn phần của gà thí nghiệm 60
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiêu hoá canxi toàn phần của gà thí nghiệm 61

DANH MỤC ĐỒ THỊ


Đồ thị 3.1: Khối lƣợng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 39


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công nghệ chế biến thức ăn cho động vật, muốn đƣa khẩu phần
và hệ thống thức ăn vào sản xuất đồng bộ thì phải đảm bảo về cả kinh tế và an
toàn môi trƣờng là yếu tố cần thiết. Trong dinh dƣỡng cho động vật nói chung
và gia cầm nói riêng protein thức ăn đóng vai trò quyết định cho sự tăng
trƣởng và phát triển của vật nuôi. Thông thƣờng nguồn protein thức ăn sử
dụng cho vật nuôi có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Tuy nhiên, khuynh
hƣớng hiện nay là giảm tỉ lệ sử dụng protein động vật và thay thế dần bằng
protein thực vật trong thức ăn cho vật nuôi (TĂCVN), ngoài tác động do giá
cả còn do tiến bộ khoa học kỹ thuật trong dinh dƣỡng cho phép thay thế
protein động vật bằng các protein thực vật sẵn có, rẻ tiền nhƣng không làm
thay đổi sức tăng trƣởng của vật nuôi. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển
protein thực vật trong TĂCVN, vấn đề trở ngại lớn nhất là khả năng tiêu hoá
và hấp thụ các chất dinh dƣỡng trong thức ăn chứa nhiều protein thực vật.
Các protein thực vật có chứa một số chất kháng dinh dƣỡng ức chế
enzyme trypsin… ngăn cản khả năng tiêu hoá của động vật. Đặc biệt là
phospho ở dạng phytic acid có nhiều trong thực vật sẽ tạo ra một phức hệ
phytate khó tiêu hoá và hấp thu cho động vật. Hiện nay NRC (1994) [36] đã
đƣa ra mức phospho tổng số và phospho dễ hấp thu cần thiết trong khẩu phần
cho gia cầm, tuy nhiên các sản phẩm này nếu không đƣợc gia cầm sử dụng
hết sẽ bài tiết ra 30-50% phospho vào trong phân thải gây ô nhiễm môi trƣờng
(Theo Đỗ Hữu Phƣơng, 2004 [1]).
Do đó việc giảm hàm lƣợng phospho trong khẩu phần nhƣng vẫn đáp
ứng đủ nhu cầu của gia cầm, đồng thời giảm sự ô nhiễm môi trƣờng do
phospho thải ra đã trở lên cần thiết và là vấn đề đang đƣợc quan tâm trong
những năm gần đây. NRC đã đƣa ra những khuyến cáo hàm lƣợng phospho

tổng số và phospho dễ hấp thu trong khẩu phần cho gia cầm. Để đảm bảo mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
độ an toàn hơn thì hàm lƣợng phospho cũng cần đƣợc xem xét kỹ hơn. Xuất
phát từ yêu cầu đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm thiết lập khẩu phần ăn cho
gia cầm để kiểm chứng các mức canxi và phospho mà NRC (1994) [36] đã
đƣa ra đồng thời có bổ sung enzyme phytase trong khẩu phần để nghiên cứu
khả năng tiêu hóa và hấp thu canxi, phospho trong các khẩu phần thí
nghiệm. Với tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung
phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sử dụng canxi, phospho và
sức sản xuất của gà broiler Ross 508”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase vào khẩu phần đến khả
năng sinh trƣởng của gà broiler Ross 508.
- Kiểm chứng hiệu quả sử dụng canxi, phospho khác nhau trong khẩu
phần ăn cho gà có và không có bổ sung enzym phytase.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hiệu quả của việc bổ sung phytase trong khẩu phần tới năng suất
chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy
và các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần
tới hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất chăn nuôi.
- Góp phần đẩy mạnh chƣơng trình phát triển chăn nuôi bền vững.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể là hƣớng đi mới cho các

nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngƣời chăn nuôi khi bổ sung enzyme
phytase cho động vật nói chung và gia cầm nói riêng, nhằm giảm nhu cầu
cung cấp phospho vô cơ và giảm thấp sự bài tiết phospho vào trong phân, từ
đó hạn chế đƣợc lƣợng phospho thải ra môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Chất khoáng trong thức ăn của gia cầm
1.1.1.1. Chất khoáng
Chất khoáng tồn tại trong cơ thể sống một lƣợng tƣơng đối nhỏ, nhƣng
thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất vẫn không thể thực hiện đƣợc. Có lẽ
rằng đối với những cơ thể sống đơn giản chất khoáng cũng đóng vai trò điều
hoà. Các quá trình tích luỹ và sản sinh năng lƣợng cũng nhƣ tổng hợp protit,
lipit, gluxit đều không thể thực hiện đƣợc nếu thiếu các hợp chất phospho
(ATP, ADP). Do đó quá trình tổng hợp ATP cần thiết phải xuất hiện ngay
trong giai đoạn đầu của sự sống.
Khi thiếu một phần chất khoáng, cơ thể muốn tồn tại đƣợc đã phải có
một sự thích ứng cao, còn khi thiếu hoàn toàn một chất khoáng nào đó động
vật và thực vật đều không thể sống đƣợc. Nhu cầu chất khoáng của cơ thể
động vật cũng chỉ nằm trong một giới hạn nhất định, thừa hoặc thiếu đều
không cần thiết, và trong quá trình thuần dƣỡng gia súc, thiếu hoặc thừa chất
khoáng trong cơ thể đều là nguyên nhân thành bại của chăn nuôi.
Ngƣời ta đã chứng minh đƣợc vai trò không thể thiếu của hơn 40
nguyên tố khoáng đối với sự trao đổi chất của gia súc, gia cầm.
Dựa vào hàm lƣợng các nguyên tố khoáng có mặt trong cơ thể vật nuôi
hay khối lƣợng các nguyên tố khoáng mà cơ thể vật nuôi cần cung cấp hàng

ngày ngƣời ta chia ra thành 2 nhóm: Khoáng đa lƣợng và khoáng vi lƣợng.
- Khoáng đa lƣợng gồm: Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S, chúng có thể chiếm từ
0,04 đến 1,5 % khối lƣợng VCK cơ thể.
- Khoáng vi lƣợng gồm: Fe, Cu, Co, Mn Khoáng vi lƣợng thƣờng nhỏ
hơn 50 mg/kg P.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Trong cơ thể vật nuôi các chất khoáng có những mối quan hệ tƣơng
hỗ, đối kháng nhau và có mối quan hệ với các chất dinh dƣỡng khác trong
quá trình tiêu hoá và hấp thu. Chất khoáng trong cơ thể thƣờng ở dƣới dạng
liên kết.
Chất khoáng con vật thu nhận hàng ngày tuỳ thuộc vào lƣợng thức ăn
tinh hay thức ăn xanh do con ngƣời cung cấp, tuy nhiên lƣợng khoáng mà
thức ăn có đƣợc lại phụ thuộc vào lƣợng khoáng trong đất, phụ thuộc vào mùa
vụ và từng loại cây trồng, sự thu nhận của vật nuôi cũng phụ thuộc vào từng
chất khoáng trong khẩu phần.
Tuy chất khoáng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong khẩu phần nhƣng nó lại
có vai trò rất quan trọng nhƣ:
- Đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào.
- Cân bằng điện giải, cân bằng pH máu, duy trì áp suất thẩm thấu, duy
trì hoạt động của hệ thần kinh và thể dịch.
- Tham gia vào cấu trúc tế bào nhƣ Fe trong Hb, I, trong hocmon.
1.1.1.2. Vai trò sinh học của canxi, phospho đối với cơ thể gia cầm
* Vai trò sinh học của phospho đối với cơ thể gia cầm
Phospho là một chất khoáng có nhiều chức năng hơn bất kỳ chất
khoáng nào khác. Ngoài nhiệm vụ tạo xƣơng, phospho còn có nhiệm vụ quan
trọng khác nhƣ tham gia vào liên kết cao năng của ATP trong quá trình tổng
hợp phospho lipit của màng tế bào, của tổ chức thần kinh và trong quá trình

tổng hợp protein và di truyền do ARN, ADN.
- Phospho trong thức ăn cho gia cầm
Phospho thƣờng có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Phospho ở dạng
động vật là phospho dễ tiêu và đƣợc cơ thể động vật tiêu hoá hấp thu triệt để.
Ngƣợc lại phospho ở thực vật thƣờng tồn tại dƣới dạng khó tiêu hoá và hấp thu.
Hạt ngũ cốc, sữa, bột cá, bột thịt và bột xƣơng là nguồn cung cấp phospho rất
tốt, trong khi đó cỏ khô và rơm rạ chứa rất ít phospho.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
Phospho cũng có vấn đề khá quan trọng liên quan đến hiệu suất sử
dụng. Phần lớn phospho ở hạt ngũ cốc và nhất là cám gạo thƣờng tồn tại ở
dạng phytate, là muối của acid phytic (este của hexa P của inositol). Acid
phytic kết hợp với Ca và Mg tạo thành muối không tan, gây ra hiện tƣợng khó
tiêu hóa và hấp thu phospho cho động vật đặc biệt là gia cầm.
- Acid phytic trong thức ăn
Theo Kies và cs (2001) [23]; Naher (2002) [33]; Viveros và cs (2000)
[58] Chế độ ăn của gia cầm đƣợc phối hợp chủ yếu bởi các nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật, 2/3 phospho trong hạt ngũ cốc và hạt bị rằng buộc
trong cấu trúc của acid phytic và làm giảm khả năng tiêu hoá của gia cầm.
Acid phytic là myo - inositol hexadihydrogenphosphate (Tamin và cs,
2003 [53]) đƣợc tạo thành từ sáu nhóm phosphate mang điện tích âm, và bị
rằng buộc bởi 12 hydrogens trong vòng inositol, nó có thể liên kết với các
cation nhƣ Ca
+
, K
+
, Mg
++

, Zn
+
, Fe
+
và Mn
++
tạo nên phức hợp không tiêu hoá
và hấp thu đƣợc đối với con vật (Radcliffe (2002) [40]). Acid phytic có thể có
tác động tiêu cực đến sự hấp thu các chất khoáng (Morris (1986) [32];
Sebastian và cs, (1997) [48]) ghi nhận những tác động tiêu cực của acid
phytic đến sự hấp thụ của Zn, Fe, Cu, Mn và Ca. Bản thân phospho trong
phân tử phytate cũng không đƣợc giải phóng ra ngoài trong quá trình tiêu hoá
vì trong ruột của gia cầm không có enzym phytase.
Theo Thompson (1993) [54], acid phytic trong hạt có thể tƣơng tác với
các chất dinh dƣỡng khác trong đƣờng tiêu hoá. Những tƣơng tác này rất phức
tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: đƣờng tiêu hoá của từng loại động vật
khác nhau, độ pH của đƣờng tiêu hoá và sự hiện diện của các loại thức ăn
khác nhau cũng gây ra sự cạnh tranh với acid phytic.
Cũng theo Thompson (1993) [54], phytate là một loại thuật ngữ sử dụng
đồng nghĩa với acid phytic. Phytate là một muối cation hỗn hợp của acid
phytic còn đƣợc gọi là IP6 (myo - inositol hexadihydrogen phosphate).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Phospho phytate trong thức ăn thực vật thƣờng chiếm 50-70% phospho
tổng số, trong khi đó tỷ lệ tiêu hoá hấp thu của phospho phytate lại thấp,
phospho thải ra từ phân sẽ gây nguy cơ ô nhiễm đất và nƣớc ngày càng cao.
- Ảnh hƣởng của acid phytic đến hiệu quả sử dụng các chất dinh dƣỡng.
Acid phytic làm giảm khả năng tiêu hóa protein vì acid phytic có khả

năng liên kết với protein ở trạng thái kiềm, acid, và pH trung tính (Anderson,
(1985) [7]). Tuy nhiên, sự tƣơng tác giữa acid phytic và protein này sẽ dẫn
đến làm giảm khả năng hòa tan của protein và cuối cùng làm giảm khả năng
sử dụng protein (Cheryan, (1980) [10]). Ở pH thấp, acid phytic có điện tích
âm mạnh vì các nhóm phosphate phân ly không hoàn toàn, dƣới điều kiện này
acid phytic có ảnh hƣởng xấu đến khả năng hòa tan protein vì liên kết ion của
các nhóm phosphate của acid phytic và các gốc acid amin bị ion hóa (lysine,
histidine, arginine). Trong môi trƣờng có độ pH thấp, acid phytic có thể gắn
chặt với các protein thực vật, vì điểm đẳng điện của protein này nằm trong pH
4,0 - 5,0. Ở pH 6,0 - 8,0, acid phytic và protein thực vật đều có điện tích âm,
phức hợp acid phytic và protein vẫn đƣợc hình thành. Việc gắn kết này làm
giảm giá trị dinh dƣỡng của protein thực vật (Vohra và cs, (2003) [59]).
Acid phytic cũng có thể ảnh hƣởng đến sự tiêu hóa tinh bột thông qua sự
tƣơng tác với enzym amylase (Kerovuo và cs, (2000) [22]). Tuy nhiên cũng có
nhiều ý kiến cho rằng acid phytic có thể ngăn chặn việc sử dụng chất béo bằng
cách ngăn ngừa sự hình thành của acid phytic thông qua việc sử dụng phytase
sẽ làm giảm mức độ nhũ hóa hình thành trong ruột từ đó tăng cƣờng sử dụng
năng lƣợng có nguồn gốc từ chất béo (Ravindran và cs, (2001) [42]).
* Vai trò sinh học của canxi đối với cơ thể gia cầm
Phân bố: Khoảng 99 % Ca có trong xƣơng và răng. Trong xƣơng Ca và
P có tỷ lệ khá ổn định là 2:1. Ca ở dƣới dạng tinh thể hydroxyapatit:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
Ca còn có trong máu (chủ yếu trong huyết tƣơng) với nồng độ 10 mg/dl
và ở 3 dạng: ion tự do (66 %), kết hợp protein (35 %) hoặc tạo phức hợp với
acid hữu cơ nhƣ citrat hay với acid vô cơ nhƣ photphat (5-7 %).
Chức năng: Chức năng chủ yếu nhất của Ca là thành phần cấu trúc của
xƣơng. Bộ xƣơng có cấu trúc rất phức tạp, thành phần vật chất khô của bộ xƣơng

xấp xỉ nhƣ sau: chất khoáng chứa 460 g/kg, 360 g protein/kg và 180 g mỡ/kg.
Tuy nhiên hàm lƣợng này thay đổi tùy theo tuổi và tình trạng dinh dƣỡng.
Ca và P là hai thành phần rất phong phú trong xƣơng ở dƣới dạng
hydroxy apatit 3Ca
3
(PO4)
2
.Ca(OH)
2
là những hợp chất rất cứng không tan
trong nƣớc. Bộ xƣơng chứa khoảng 360 g Ca/kg, 170 g P/kg và 10 g Mg/kg.
Thành phần hóa học của xƣơng luôn biến động bởi vì một lƣợng lớn Ca và P
có thể đƣợc giải phóng vì cơ thể huy động, đặc biệt trong giai đoạn sản xuất
trứng mặc dù sự trao đổi Ca và P giữa bộ xƣơng và mô mềm là một quá trình
liên tục. Sự huy động Ca đƣợc điều khiển bởi hoạt động của tuyến giáp trạng
(parathyroit). Trong khẩu phần thiếu Ca, tuyến giáp bị kích thích và hormon
đƣợc sản sinh ra Ca từ xƣơng đƣợc huy động để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Bởi vì Ca và P kết hợp trong xƣơng nên cả P cũng bị huy động và bài tiết ra
ngoài. Khi tuyến giáp trạng hoạt động quá mạnh, Ca của xƣơng hoạt động quá
mức làm cho xƣơng bị mỏng và tạo nên các lỗ hổng ở mô xƣơng. Tuyến giáp
cũng đóng vai trò điều hòa quan trọng trong sự điều hòa số lƣợng Ca hấp thu
ở ruột non bởi ảnh hƣởng của sự sản xuất 1,25 dihydroxycholecanxiferol, một
dẫn xuất của vitamin D có liên quan đến sự hình thành protein liên kết Ca.
Ca có tác dụng hoạt hóa nhiều enzym nhƣ lipaza, succinicdehydrogennaza,
adenosintriphosphataza và nhiều enzym proteolytic.
Ca điều hòa tính nhạy cảm (dễ bị kích thích) của thần kinh và cơ. Khi
nồng độ Ca giảm làm giảm tính nhạy cảm của các sợi thần kinh. Khi nồng độ
Ca cao hơn bình thƣờng thì có tác dụng ngƣợc lại và làm cho thần kinh và cơ
nhạy cảm quá mức.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
Ngoài ra, Ca còn tham gia quá trình đông máu và làm đông vón cazein
trong sữa. Ca còn tham gia vào việc điều hòa áp suất thẩm thấu và cân bằng
acid-bazơ.
Triệu chứng thiếu Ca: Thức ăn thiếu Ca ở động vật non: Ca không đủ
để tạo tổ chức xƣơng đƣa đến bệnh còi xƣơng (Rickets - xƣơng cong vẹo,
khớp to, què và cứng).
Thức ăn thiếu Ca ở động vật trƣởng thành: Ca ở xƣơng bị huy động mà
không đƣợc thay thế tạo nên tình trạng gọi là nhão (xốp) xƣơng
(Osteomalacia - xƣơng yếu dễ gãy; ở gà đẻ: mỏ và xƣơng trở nên xốp, chân
cong, vỏ trứng mỏng và đẻ ít). Các triệu chứng còi và xốp xƣơng không chỉ là
dấu hiệu do thiếu Ca mà có thể còn do thiếu P hoặc thiếu vitamin D.
Nguồn canxi: Sữa, lá cây bộ đậu chứa nhiều Ca, trong khi đó hạt cốc
và cây lấy củ rất nghèo Ca. Trong các sản phẩm động vật: xƣơng, bột cá, thịt,
máu… rất giàu Ca. Nếu sử dụng đá Canxi photphát thì phải loại ngay fluorin,
nếu không có thể bị ngộ độc. Nếu khẩu phần của gia súc dạ dày đơn chứa
nhiều mỡ thì hình thành xà phòng Ca-acid béo làm giảm hấp thu Ca.
1.1.1.3. Quá trình hấp thu và trao đổi canxi, phospho ở gia cầm
Xác định tỷ lệ hấp thu một chất khoáng nào đó rất khó vì nó đƣợc bài
tiết qua ống tiêu hoá một lƣợng khá lớn. Trong ống dạ dày - ruột chứa một
hỗn hợp chất khoáng cả nội sinh lẫn ngoại sinh. Sự bài tiết chất khoáng thậm
chí không ổn định và tỷ lệ của những thành phần khoáng riêng rẽ cũng không
rõ ràng. Ống dạ dày - ruột tham gia tích cực trong sự trao đổi chất của cơ thể.
Có rất nhiều nghiên cứu về sự biến đổi lƣợng chất khoáng trong ống tiêu hoá
của động vật, các nghiên cứu cho thấy:
Các chất khoáng nói chung và canxi, phospho nói riêng đƣợc hấp thu
trên toàn bộ chiều dài của ruột non, diều, dạ dày và ruột già hấp thu không
đáng kể. Sự hấp thu này do sự vận chuyển tích cực của các chất lỏng trong cơ

thể (hemostasis).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
Muối khoáng đƣợc hấp thu dƣới dạng các ion hoà tan trong nƣớc,
những ion có hoá trị thấp thì hấp thu lớn hơn các ion có hoá trị cao. Thứ tự về
tốc độ hấp thu giữa các muối là Clorua > muối bicacbonat > muối sunphat >
muối photphat.
Ca thức ăn đƣợc hấp thu chủ yếu qua tá tràng và không tràng bằng cả
hai con đƣờng bị động (khuyếch tán) và chủ động (năng lƣợng làm chất
mang). Vitamin D protein cũng là chất mang quan trọng trong hấp thu Ca chủ
động. Khi tăng hàm lƣợng Ca trong khẩu phần làm giảm tỷ lệ hấp thu Ca.
Một vài acid amin (Lysin) kích thích sự hấp thu Ca nhƣng acid phytic và
oxalic thì làm giảm hấp thu Ca do hình thành các phức hợp không tan
Ca-oxalat và Ca-phytat.
Muối canxi đƣợc hấp thu nhờ tạo phức chất hoà tan với acid mật. Sự
hấp thu canxi chủ yếu ở ruột non, tuy nhiên sự hấp thu canxi ở tá tràng cao
hơn ở ruột non và manh tràng của ruột non. Nguyên tố canxi vận chuyển qua
tá tràng rất nhanh, nhƣng lƣu giữ lại ở ruột non lâu hơn. Các nghiên cứu cho
thấy rằng khi hấp thu canxi hàm lƣợng muối mật và vitamin D
3
tăng lên.
Phospho sau khi vào hệ tiêu hoá đƣợc hấp thu chủ yếu ở ruột non.
Phospho đƣợc hấp thu dƣới dạng hợp chất vô cơ, với dạng hợp chất hữu cơ
thì phospho phải đƣợc tách ra mới có thể hấp thu đƣợc. Tốc độ hấp thu
phospho phụ thuộc vào tốc độ phân giải của các hợp chất phospho.
Đƣờng hấp thu các chất khoáng nói chung có 2 con đƣờng đó là: đƣờng
máu và đƣờng bạch huyết. Đƣờng máu hầu hết các sản phẩm phân giải
protein, lipit, glucid, muối khoáng và các vitamin B, C tan trong nƣớc cùng

30% acid béo (những acid có dƣới 12C) đƣợc hấp thu theo đƣờng máu theo
tĩnh mạch gan. Sau khi chịu một quá trình tổng hợp, lọc thải, khử độc ở gan,
các chất dinh dƣỡng đi ra theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ rồi về
tâm thất phải để đƣợc tim phân phối đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó con đƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
hấp thu theo đƣờng mạch huyết có khoảng 70% acid béo (những acid béo
mạch dài có trên 12C), toàn bộ những hạt mỡ nhũ tƣơng và các vitamin tan
trong dầu mỡ (A,D,E,K) hấp thu qua thành ruột vào các mạch dƣỡng chấp rồi
đổ nhập vào bể pecquet, theo ống dẫn bạch huyết ngực đi về tâm nhĩ phải để
hoà nhập vào dòng máu chung.
1.1.1.4. Chuyển hoá canxi và phospho ở gia cầm
- Sự điều hoà trao đổi canxi, phospho
Hai hormone có vai trò chủ yếu trong sự điều hoà trao đổi canxi và
phospho là parathyroxin của tuyến cận giáp trạng và thirocalcitonin của tuyến
giáp. Bên cạnh đó còn có vitamin D
3
cũng đóng vai trò tích cực trong sự trao
đổi canxi, phospho.
- Cơ chế chuyển hoá: Khi nồng độ canxi huyết giảm, kích thích vào thụ
quan hoá học trong thành mạch máu, luồng xung động thần kinh truyền vào
vùng dƣới đồi, lệnh truyền ra đi đến tuyến cận giáp kích thích bài tiết
parathyroxin, hormone này nhập theo dòng máu đến xƣơng xúc tiến sự bào
mòn canxi từ xƣơng đƣa vào máu.
Khi nồng độ Ca huyết tăng, cũng theo cơ chế trên, luồng thần kinh đi
tới tuyến giáp kích thích bài tiết thyrocalcitonin, hormone này kích thích sự
lắng đọng Ca từ máu vào xƣơng.
Tuy nhiên tác dụng của parathyroxin mạnh hơn so với thyrocalcitonin

nên khuynh hƣớng bào mòn Ca từ xƣơng đƣa vào máu mạnh hơn. Vì thế nồng
độ ổn định Ca huyết có giá trị sinh tồn hơn so với Ca xƣơng, thiếu Ca xƣơng
chỉ dẫn đến còi xƣơng (ở động vật non) hoặc xốp xƣơng (ở con trƣởng thành)
chứ không gây chết. Song nếu thiếu Ca huyết sẽ dẫn đến co giật nguy hiểm.
Nhờ có vitamin D xúc tiến sự hấp thụ Ca từ ruột vào máu, nhờ đó giảm
bớt sự bào mòn Ca từ xƣơng. Vitamin D
3
còn có tác dụng điều hoà tỷ lệ Ca/P
huyết và xúc tác cho sự tổng hợp Ca
3
(PO
4
)
2
để kiến tạo xƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Sự bào mòn Ca từ tuỷ xƣơng đƣa vào máu càng tăng bao nhiêu thì sự
bài tiết làm mất P qua đƣờng thận bấy nhiêu và ngƣợc lại, do đó vitamin D
3

có tác dụng gián tiếp tiết kiệm lƣợng P cho cơ thể.
Trong khẩu phần đủ Ca mà thiếu vitamin D
3
thì con vật mắc chứng còi
xƣơng hoặc xốp xƣơng
1.1.1.5. Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự hấp thu phospho
Nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự hấp thu P: Sự hấp thu P không bị ảnh

hƣởng bởi các yếu tố khác mà bị ảnh hƣởng chủ yếu bởi nguồn gốc P, tuổi vật
nuôi, hàm lƣợng P trong thức ăn.
Trong đất thƣờng chứa P rất thấp nên làm hàm lƣợng P trong cây cũng
thấp, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. P trong cây thức ăn đã thấp
mà P trong hạt ngũ cốc lại ở dạng phospho phytate là chủ yếu, đó là muối của
acid phytic, rất khó tiêu, khó hấp thu cho lợn và gia cầm. Trong cám, khô dầu
lạc, đỗ tƣơng, hạt cốc phospho phytate thƣờng chiếm 50 % lƣợng P.
Đối với gia cầm thì khả năng hấp thu phospho phytate rất thấp, động vật
càng non thì khả năng hấp thu càng kém. Ở lợn và gia cầm cũng có enzym
phytae của vi sinh vật để phân giải về dạng dễ hấp thu nhƣng không đáng kể.
1.1.2. Enzym phytase và ứng dụng enzym phytase trong chăn nuôi gia cầm
1.1.2.1. Giới thiệu về enzym phytase
Phytase là men tiêu hoá giúp giải phóng lƣợng phospho bị giữ trong các
phân tử phytate, không những bổ sung lƣợng phospho mà con vật có thể sử
dụng, giải phóng các nguyên tố vi lƣợng tạo phức với acid phytic (Zn
2+
, Fe
2+
)
giúp tăng cƣờng các enzym tiêu hoá đặc biệt là protein và acid amin. Do đó
sử dụng men phytase không chỉ giúp làm giảm giá thành thức ăn, tăng năng
suất chăn nuôi, mà phytase còn có tác dụng làm giảm mùi hôi, giúp cải thiện
môi trƣờng chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
1.1.2.2. Những hiểu biết về enzym phytase
Theo Cao Ngọc Điệp, (2010) [2] tổng hợp của kết quả của một số tác
giả nƣớc ngoài cho thấy:

Phytate là một dạng phospho hữu cơ chiếm từ 1 đến 5 % của đậu hạt,
ngũ cốc, hột chứa dầu, phấn hoa và hạnh nhân (Cheryan, (1980) [10]); hầu hết
thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa từ 50% đến 80% phospho tổng số là
phytate (Harland và cs, (1995) [18]) và dĩ nhiên phytate chứa khoáng liên kết
với acid amin và protein.
Trong tự nhiên, acid phytic tồn tại chủ yếu trong các dạng muối phytate
dƣới dạng phức hợp với các cation quan trọng cho dinh dƣỡng nhƣ Ca
2+
, Zn
2+

và Fe
2+
và phytate chứa 14 - 25% phospho, 1,2 - 2% canxi, 1 - 2% kẽm và sắt.
Lƣợng phytate cao nhất trong các loại ngũ cốc, bắp (0,83 - 2,22%) và trong
các loại hạt đậu (5,92 - 9,15%) (Reddy và cs, (1989) [43]).
Phytate làm giảm khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và lipit vì phytate
tạo phức với protein làm protein kém tan và kháng lại đƣợc sự phân giải
protein. Acid phytic có thể ảnh hƣởng đến sự tiêu hóa tinh bột thông qua sự
tƣơng tác với enzym amylase (Kerovuo và cs, (2000) [22]). Ở pH thấp, acid
phytic có điện tích âm mạnh vì các nhóm phosphate phân ly không hoàn toàn.
Dƣới điều kiện này, acid phytic có ảnh hƣởng xấu đến khả năng hòa tan
protein vì liên kết ion của các nhóm phosphate của acid phytic và các gốc acid
amin bị ion hóa (lysine, histidine, arginine). Trong pH acid, acid phytic có thể
gắn chặt với các protein thực vật, vì điểm đẳng điện của protein này nằm trong
pH 4,0 - 5,0. Ở pH 6,0 - 8,0, acid phytic và protein thực vật đều có điện tích
âm, phức hợp acid phytic và protein vẫn đƣợc hình thành. Việc gắn kết này làm
giảm giá trị dinh dƣỡng của protein thực vật (Vohra và cs, (2003) [59]).
Lợn và gia cầm không có enzym phytase để thủy phân và tiêu hóa
phytate trong đƣờng tiêu hóa của chúng, do đó phần lớn phytate P đƣợc bài

tiết ra ngoài mà không hấp phụ. Phytate là nguồn P chủ yếu trong lúa mì, ngô,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
khô dầu đỗ tƣơng và có khoảng 75 % tổng P trong hạt cốc đƣợc đính trong
các phân tử phytate mà vật nuôi không sử dụng đƣợc. Thực tế, trong lúa mì và
lúa mạch cũng có phytase, nhƣng phytase thực vật này bị vô hoạt trong quá
trình xử lý nhiệt, nhất là khi đạt nhiệt độ từ 80
0
C trở lên.
Để đáp ứng đủ nhu cầu về P cho cơ thể lợn và gia cầm, trƣớc đây ngƣời
ta phải bổ sung bằng những nguồn P vô cơ dễ tiêu (nhƣ mono - canxium
phosphate, di - canxium phosphate, mono - sodiumphosphate) vào trong thức
ăn hỗn hợp để vật nuôi sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng. Do đó, có một
lƣợng lớn P đƣợc bài tiết theo phân vật nuôi vào môi trƣờng.
Mặt khác, các phosphate vô cơ có thể bị nhiễm fluorin và dƣ cặn kim
loại nặng ngay trong quá trình sản xuất. Những fluorin và dƣ cặn kim loại
nặng trong thực phẩm là độc hại cho vật nuôi và nguy hiểm cho con ngƣời.
Phytase cũng có thể giải phóng kẽm ra khỏi phytate. Kẽm tự do này ngăn
ngừa hấp thụ cadmium.
P cũng là nguồn chất dinh dƣỡng cần thiết cho cây trồng và P từ nguồn
phân chuồng hoặc phân hóa học có thể dùng bón cho cây trồng. Hơn nữa,
những phần tử P đƣợc gắn vào đất một cách bền vững với mức độ quá mức
rồi tích tụ trong đất. Nƣớc tràn và đất xói mòn của những cánh đồng có nhiều
P có thể làm cho suối, sông và hồ chứa nhiều P. Trong những điều kiện nhƣ
vậy, P trở thành chất ô nhiễm môi trƣờng nhiều hơn là giữ vai trò của một
chất dinh dƣỡng cho cây trồng.
Nhƣ vậy, bản thân vật nuôi dạ dày đơn không thể tự phân hủy phytate
nên cần có sự hỗ trợ của phytase. Phytase tự nhiên chủ yếu có trong lúa mì

hoặc phụ phẩm của lúa mì, nhƣng hàm lƣợng thấp, nếu dùng phytase loại này
thì phải cung cấp một lƣợng thức ăn quá nhiều, gây mất cân đối về khẩu phần.
Vì vậy, ngƣời ta cung cấp phytase ngoại sinh (thƣờng là dạng viên) để phân
hủy phytate in - vitro. Đối với lợn, phytase thủy phân phân tử acid phytic tại
dạ dày, còn với gia cầm thì quá trình này xảy ra trong diều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Enzym phytase có thể làm tăng hấp thụ P trong cơ thể vật nuôi thêm
60% và đƣợc dùng nhƣ là chất bổ sung bắt buộc cho thức ăn chăn nuôi ở châu
Âu, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan để giảm tác hại đến môi trƣờng
do P từ phân súc vật thải ra.
Để lƣợng hóa hoạt tính của phytase, ngƣời ta dùng đơn vị phytase đƣợc
biểu thị bằng FTU; PU hoặc PTU tuỳ theo hãng sản xuất. Một đơn vị phytase
là "lƣợng phytase có thể giải phóng P vô cơ từ một dung dịch phytate sodium
5,1 mili - mol với tốc độ 1 micromol/phút ở pH 5,5 và ở nhiệt độ 37
0
C".
1.1.2.3. Thành phần của phytase trong tự nhiên
* Phytase từ thực vật
Phytase có nhiều trong các loại ngũ cốc nhƣ lúa mì, bắp, lúa mạch, gạo,
và từ các loại đậu nhƣ đậu nành, đậu trắng,… Phytase cũng đƣợc tìm thấy
trong mù tạt, khoai tây, củ cải, rau diếp, rau bina, và phấn hoa huệ tây
(Dvorakova, 1998 [15]).
* Phytase từ động vật
Collum và Hart (1908) đã phát hiện thấy phytase từ thận và máu dê. Vì
phytate hoạt động nhƣ một nguyên tố kháng dƣỡng trong cơ thể động vật nên
các nhà khoa học đã quan tâm và khảo sát hoạt động của phytase trong đƣờng
tiêu hóa của nhiều loài động vật. Phytase đƣợc tìm thấy trong đƣờng ruột

(Patwaradha (1937) [39]). Tuy nhiên, phytase trong hệ động vật không đóng
vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa phytate (Williams và cs, (1985) [61]).
Động vật nhai lại tiêu hóa đƣợc phytate nhờ hoạt động của phytase
đƣợc sản xuất bởi hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. Lƣợng phosphate vô cơ giải
phóng ra nhờ hoạt động của phytase lên phytate đƣợc cả hệ vi sinh vật đƣờng
ruột và vật chủ sử dụng (Kerovuo và cs, (2000) [22]).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
* Phytase từ vi sinh vật
Những vi sinh vật sản xuất phytase có từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ
đất (Cosgrove và cs, (1972) [11]; Richardson và cs, (1997) [44]), động vật dạ
cỏ (Lan và cs, (2002) [25]), nƣớc biển (Kim và cs, 2002), hạt thực vật
(Nakano và cs, (2000) [34]), điều này cho thấy khả năng thủy phân của
phytase có thể đƣợc đóng góp một cách rộng rãi trong hệ sinh thái. Đƣợc biết
là những vi sinh vật sản xuất phytase bao gồm cả những vi khuẩn hiếu khí
nhƣ Pseudomonas spp (Richardson và cs, (1997) [44]); Bacillus subtilis
(Shimizu (1992) [49]) và Klebsiella spp (Greiner và cs, (1993) [17]), vi khuẩn
kị khí nhƣ Escherichia coli (Greiner và cs, (1993) [17]) và Mitsuokella spp
(Lan và cs, 2002 [25]), nấm nhƣ Aspergillus spp (Shimizu, 1992 [49]; Ullah,
1998 [56]) và Penicillum spp (Tseng và cs, (2000) [55]). Những vi khuẩn hiếu
khí nhƣ Pseudomonas, Arthrobacter, Staphylococcus và Bacillus thì đƣợc xác
nhận là có phytase có hoạt tính.
+ Vi khuẩn sản xuất phytase
Phytase có mặt rộng rãi trong thực vật, mô động vật và vi sinh vật kể
cả con ngƣời. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng phytase ở vi sinh
vật có ứng dụng nhiều nhất trong kỹ thuật sinh học. Mặc dù việc sản xuất
phytase thƣơng mại đều chủ yếu tập trung ở nấm Aspergillus, những nghiên
cứu đã đề nghị rằng phytase của vi khuẩn có thể thay thế enzym phytase từ

nấm bởi vì mật độ tập trung cao và nét riêng biệt của chúng, độ bền với sự
thủy phân protein cao và hiệu quả xúc tác tốt nhất. Những vi khuẩn sản xuất
phytase có thể phân lập từ vùng cạn hoặc từ môi trƣờng nƣớc và phytase thì
có mặt rộng rãi trong nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhƣ Bacillus,
Enterbacteria, vi khuẩn kị khí ở dạ cỏ động vật nhai lại và ở Pseudomonas
(Jorquera và cs, 2008 [21]).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
Đối với vi khuẩn, phytase đƣợc tổng hợp ở cả vi khuẩn gram dƣơng (B.
subtilis) và gram âm (Aerobacter aerogegnes, E.coli, các chủng Pseudomonas,
Klebsiella). Phytase từ các vi khuẩn gram âm là các protein nội bào trong khi
phytase từ các vi khuẩn gram dƣơng là các protein ngoại bào.
Theo kết quả nghiên cứu của Kerovuo và cs (2000) [22], 21 dòng từ
giống Bacillus đƣợc kiểm tra cho khả năng sản xuất enzym phytase trên
môi trƣờng Luria broth (LB) và trong môi trƣờng có bột bắp, không có
dòng nào sản xuất phytase trong môi trƣờng LB. Tuy nhiên, trong môi
trƣờng bột bắp thì có 2 dòng B. amyloliquefaciens và 1 dòng B. subtilis sản
xuất số lƣợng lớn phytase. Có 3 dòng thì có khả năng phóng thích lân vô cơ
trong môi trƣờng là B. subtilis VTT E-68013, B. amyloliquefaciens VTT
E- 71015, B. amyloliquefaciens VTT E-90408 trong đó dòng B. subtilis VTT
E 68013 thì có hoạt tính phytase cao nhất.
+ Phytase từ vi nấm
Đối với nấm mốc, hầu hết các chủng nấm mốc đều thuộc các giống
Aspergillus, Penicillium, Mucor và Rhizoous (Liu và cs, (1998) [28]) và đều
sản xuất phytase nội bào có hoạt tính. A. niger đƣợc xem là loại nấm mốc sản
xuất phytase nấm có hoạt tính cao nhất. A. ficuum NRRL 3135 cũng sản xuất
phytase trong môi trƣờng lên enzym rắn với cơ chất là bột canola (Vohra và
cs, (2003) [59]). Một số nhóm Aspergillus niger thì sản xuất phytase ngoại

bào mà chúng có thể cắt phospho từ Canxium phytate trong môi trƣờng acid.
Đƣợc phân lập từ đất nhƣng A. ficuum NRRL 3135 sản xuất hầu hết phytase
có hoạt tính trong môi trƣờng tinh bột ngô. Việc sản xuất phytase bị ức chế
một cách mạnh mẽ bởi phosphate vô cơ và tỉ lệ C/P trong môi trƣờng (Ware,
(1968) [60]).
Hơn 2.000 loài thì đƣợc phân lập từ 68 mẫu đất trong môi trƣờng giàu
dinh dƣỡng. Hoạt tính của phytase ngoại bào thì đƣợc tìm thấy trong một vài
nấm mốc khác nhau đã đƣợc kiểm tra trên môi trƣờng (Ware, (1968) [60]).

×