Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.21 KB, 154 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THỊ THUỶ ANH









KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
TỈNH CAO BẰNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC










Thái Nguyên, năm 2012





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


















ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ THUỶ ANH







KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
TỈNH CAO BẰNG



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Năng






Thái Nguyên, năm 2012





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Quang Năng, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học,
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên và các thầy

cô giáo đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, và những
người cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành được luận văn này.
Cao Bằng, tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thuỷ Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ một công trình nào.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thuỷ Anh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Đối tượng nghiên cứu 7
5. Phạm vi nghiên cứu . 7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
7. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu . 8
8. Cấu trúc của luận văn . 9
Chƣơng 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỊA DANH 10
1.1. Khái niệm địa danh 10
1.1.1. Định nghĩa địa danh 10
1.1.2. Địa danh hành chính 13
1.2. Phân loại địa danh 14
1.3. Đặc điểm của địa danh 16
1.3.1. Địa danh là một hệ thống tên gọi đa dạng 16
1.3.2. Địa danh thường diễn ra hiện tượng chuyển hóa 16
1.3.3. Địa danh có phương thức cấu tạo phong phú 17


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.4. Vấn đề định danh trong địa danh 17
1.5. Các phương diện nghiên cứu địa danh 17
1.6. Một số đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Cao Bằng
liên quan đến địa danh 19
1.6.1. Vị trí và lãnh thổ 19
1.6.2. Đặc điểm địa hình 19
1.6.3. Sự phân chia hành chính 20
1.6.4. Đặc điểm về kết cấu dân tộc 21
1.6.5. Đặc điểm về lịch sử 23
Tiểu kết 26
Chƣơng 2: CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
TỈNH CAO BẰNG 27
2.1. Cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 27
2.1.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh 27
2.1.2. Cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 29
2.2. Thành tố chung 30
2.2.1. Khái niệm thành tố chung 30
2.2.2. Thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 30
2.3. Địa danh ( tên riêng) 35
2.3.1. Khái niệm địa danh 35
2.3.2. Số lượng yếu tố trong địa danh 36
2.4. Các yếu tố trong địa danh có tần số xuất hiện cao 38
2.5. Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 40
2.5.1. Địa danh có cấu tạo đơn 40
2.5.2. Địa danh có cấu tạo phức 41
2.6. Các phương thức định danh 44
2.6.1. Khái niệm phương thức định danh 44

2.6.2. Các phương thức định danh của địa danh hành chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
tỉnh Cao Bằng 47
2.7. Vài nhận xét về các phương thức định danh của địa danh
hành chính tỉnh Cao Bằng 55
2.7.1. Về số lượng yếu tố trong địa danh 56
2.7.2. Về nguồn gốc các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 56
2.7.3. Về phương thức định danh của các địa danh hành chính
tỉnh Cao Bằng 57
Tiểu kết 59
Chƣơng 3: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA- LỊCH SỬ- NGÔN NGỮ
CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG 61
3.1.Khái niệm văn hóa 61
3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 62
3.3. Vài nét về văn hóa tỉnh Cao Bằng 63
3.4. Ý nghĩa của địa danh và hiện thực được phản ánh qua địa danh 65
3.5. Ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh hành chính
tỉnh Cao Bằng thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ 68
3.5.1. Các yếu tố rõ ràng về nghĩa 68
3.5.2. Các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa 69
3.6. Tính đa dạng của loại hình đối tượng địa lí qua các
yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 70
3.6.1. Sự thể hiện cách phân chia hành chính 70
3.6.2. Tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lí 71
3.6.3. Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét 72
3.7. Các dạng tồn tại của văn hóa được thể hiện trong
địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 73

3.7.1. Sự thể hiệ n củ a văn hó a tín ngưỡ ng ở địa danh 73
3.7.2. Sự thể hiện các phương diện của văn hóa sinh hoạt ở địa danh 77
3.7.3. Phương diện văn hóa sản xuất thể hiện ở địa danh 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
3.7.4. Dấu ấn văn hóa, văn học dân gian thể hiện trong địa danh . 83
3.8. Một số địa danh hành chính gắn với đời sống
lịch sử văn hóa ở Cao Bằng 89
3.8.1.Bản Làng Đền 89
3.8.2. Bản Nà lữ 90
3.8.3. Bản Pác Bó 92
3.8.4. Bản Huyền Du 95
3.8.5. Thị trấn Tĩnh Túc (Mỏ Thiếc) 97
Tiểu kết 99
KẾT LUẬN 102
Những bài báo của tác giả đã được công bố có liên quan đến luận văn 107
Tài liệu tham khảo 108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT : Số thứ tự
X. : Xã
P. : Phường
























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mô hình phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 29

Bảng 2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành tố chung 31
Bảng 2.3. Sự phân bố của thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố
trong địa danh hành chính 33
Bảng 2.5. Bảng thống kê các yếu tố có tần số xuất hiện cao 39
Bảng 2.6. Đặc điểm cấu tạo địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng 40


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1- Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều được con
người đặt cho một cái tên cụ thể để khu biệt nó với những đối tượng khác. Đó
chính là hệ thống tên riêng. Việc nghiên cứu chúng đã hình thành nên một
chuyên ngành gọi là danh xưng học. Danh xưng học nghiên cứu tên người
được gọi là nhân danh học, còn nghiên cứu tên gọi của đối tượng địa lí là địa
danh học.
1.2. Địa danh học là một ngành khoa học nghiên cứu tên trên các mặt
từ nguyên, tính xã hội, quy luật cấu thành của nó nhằm thiết thực phục vụ cho
nhiều ngành khoa học khác.
1.3. Địa danh liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hóa, cư dân của một
vùng đất nhất định. Địa danh lưu giữ những trầm tích lịch sử văn hóa, phong
tục tập quán của cư dân vùng đất ấy.
1.4. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong cách gọi
tên. Một vùng đất có nhiều tên gọi khác nhau, xuất hiện ở nhiều giai đoạn lịch
sử khác nhau. Nghiên cứu địa danh giúp cho việc tìm hiểu lịch sử phát triển
của một vùng đất, giúp làm rõ sự ảnh hưởng và sự tác động của các nhân tố

bên ngoài vào cách đặt địa danh: đất nước học, tôn giáo, tín ngưỡng, phong
tục, tập quán, lịch sử tộc người Đặc biệt là địa danh hành chính thường là
sản phẩm của một chế độ nhất định. Nó được gọi tên bởi những quan điểm,
chính sách, ý tưởng của chính quyền hoặc dân chúng đương thời. Trong hoàn
cảnh một vùng đất có nhiều dân tộc nối tiếp nhau sinh sống, địa danh sẽ mang
nhiều dấu tích từ vựng của các ngôn ngữ. Mỗi địa danh được hình thành trong
một hoàn cảnh văn hóa, lịch sử nhất định. Điều đó cũng được thể hiện rõ qua
ngôn ngữ nói chung hay tên các địa danh đó nói riêng. Có thể nói địa danh đã
trở thành “nhân chứng ” nói cho chúng ta biết về quá trình hình thành và tồn
tại của văn hóa, lịch sử vùng đất ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
1.5. Nghiên cứu hệ thống địa danh ở địa bàn cư trú của dân tộc Kinh
sinh sống đã là công việc nên làm, thì vấn đề ngiên cứu địa danh ở các vùng
dân tộc thiểu số sinh sống và sử dụng ngôn ngữ của họ để đặt tên địa danh lại
càng là một công việc không nên bỏ qua. Hệ thống địa danh hành chính ở Cao
Bằng chủ yếu được đặt bằng tiếng Tày – Nùng. Hiện nay có một thực tế là
nhiều người dân biết tiếng Tày - Nùng nhưng cũng không hiểu nghĩa của địa
danh trong địa bàn họ cư trú! Đó là trường hợp các địa danh được đặt liên
quan đến các tích cổ. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu vấn đề này. Mặt
khác, việc nghiên cứu địa danh hành chính nơi đây còn phần nào tìm hiểu
được thêm về ý nghĩa của chúng trong tiếng Tày- Nùng ở Cao Bằng.
1.6. Cao Bằng là một trong những tỉnh thuộc vùng đất địa đầu của Tổ
quốc, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc, là cái
nôi của cách mạng Việt Nam dưới ngọn cờ của đảng cộng sản Việt Nam, gắn
liền với những hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng
sôi động khẩn trương chuẩn bị lực lượng tiến hành khởi nghĩa chính quyền
trong cả nước. Nghiên cứu địa danh Cao Bằng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về

bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa rất đáng trân trọng và tự hào của vùng
đất này. Với mong muốn mang đến cho quê hương Cao Bằng “gạo trắng nước
trong” một món quà nhỏ, chúng tôi đã chọn vấn đề này. Mặt khác, chúng tôi
tin rằng luận văn này sẽ cho bạn đọc có một cái nhìn toàn cảnh về quê hương
Cao Bằng, góp một phần không nhỏ trong việc bảo tồn, phát huy những
truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời sẽ đóng góp
vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của đất nước nói chung và của
Cao Bằng nói riêng.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài của luận văn là: Khảo sát
địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng .



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Ở phương
Đông, người ta lưu giữ các công trình nghiên cứu địa danh ngay từ thời Đông
Hán, khoảng năm 32- 92 sau công nguyên, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa
danh. Thời Bắc Ngụy khoảng năm 380- 535 sau công nguyên, tác phẩm
“Thủy Kinh Chú Sớ ” của Lịch Đạo Nguyên đã ghi lại hơn 3 vạn địa danh.
Thao tác chủ yếu nghiên cứu địa danh giai đoạn này là ghi chép, sưu tập, tổng
hợp, giải thích về cách đọc, một số địa danh đã được giải thích rõ nguồn gốc
và ý nghĩa.
Ở Phương Tây, bộ môn địa danh học chính thức ra đời vào cuối thế kỷ
XIX. Năm 1972, J.J Eghi (Thụy Sỹ) là người đầu tiên đưa các vấn đề về địa
danh vào cuốn sách của mình là “Địa danh học”. Đến năm 1903, J.W Nagl
(người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm “Địa danh học”. Bộ môn địa danh học

từ đó được quan tâm sâu sắc. Đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỉ XIX và
những năm 20 của thế kỉ XX các Ủy ban địa danh học được thành lập ở nhiều
nước: Ủy ban địa danh Mỹ (1890), Ủy ban địa danh Thụy Điển (1902), Ủy
ban địa danh nước Anh (1919) Thời kì đầu các nhà nghiên cứu địa danh chỉ
quan tâm nhiều đến việc khảo cứu nguồn gốc địa danh.
Đầu thế kỷ XX, J. Gillénon (1854 - 1962) đã viết “Atlat ngôn ngữ Pháp”,
nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lí học. Năm 1926, A.Dauzat
(người Pháp) đã viết cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh”, đề xuất
phương pháp địa lí học để nghiên cứu các lớp niên địa địa lí của địa danh.
Ngày nay, bộ môn địa danh học nghiên cứu tổng hợp các nguyên lí cơ
bản về địa danh: nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, quy luật phát triển và mối quan
hệ giữa địa danh với lịch sử - địa lí, văn hóa. Địa danh học khu vực nghiên
cứu hệ thống địa danh phản ánh điều kiện lịch sử - địa lí trong một khu vực;
Địa danh, địa chí học nghiên cứu từng địa danh về cách đọc, cách viết, cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
dịch, tiêu chuẩn hóa có mục đích thực tiễn. Ngoài ra, địa danh học còn vận
dụng phương pháp phân tích bản đồ để nghiên cứu sự phân bố địa danh.
Từ những năm 60 trở lại đây của thế kỷ XX, hàng loạt công trình
nghiên cứu về địa danh ra đời, tiêu biểu nhất là các công trình nghiên cứu của
các nhà địa danh học Xô Viết như: “Những khuynh hướng nghiên cứu địa
danh học” (1965) của E.M.Muraev; “Dẫn luận địa danh học”(1965) và “Từ
điển địa danh bỏ túi” (1968) của V.A.Nhikonov; “Môn địa lí trong các tên
gọi”(1979) của E.M.Muzaev; “Địa danh Matxcơva”(1982) của G.P.
Xmolixkaja và M.V.Gorbanhexki [dẫn theo 12; 9] Trong các các tác phẩm
đó, công trình “Địa danh là gì?” (1985) của A. Superanxkaja là tác phẩm
quan trọng nhất. Tác phẩm đã tổng kết các tri thức của địa danh học như khái
niệm, nhận diện, phân tích, phân loại địa danh. A.I.Popov (1964) đã đưa ra

những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng
nhất hai nguyên tắc chính là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành ngôn
ngữ học, địa lí học, sử học. Còn tác giả I.A.Kapenco (1964) lại nghiên cứu địa
danh học theo phương pháp đồng đại. N.V.Podonxkaja cho rằng khi phân
tích, lí giải địa danh mang những thông tin gì cũng đều đóng góp cho việc
nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu địa danh trên thế giới đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Chẳng hạn tác phẩm “Les noms de lieux” (1965)
của tác giả C.H.Rostaing đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải
tìm ra hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của
địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Tác phẩm đã bổ
sung thêm cho vấn đề mà A.I.Popov đã nêu trước đó. Rất nhiều các tác phẩm
nghiên cứu địa danh và nhiều cuốn từ điển địa danh cũng đã lần lượt xuất hiện
ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc Trong đó tiêu biểu là các công
trình của Dauzat. A và Rostaing [dẫn theo 16; 3].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam được quan tâm từ rất sớm và
được ghi chép cẩn thận, Trong “Tiền Hán Thư”; “Hậu Hán Thư”, “Tấn Thư”
thời Bắc thuộc đã có đề cập đến địa danh ở Việt Nam. Tuy nhiên đó là những
công trình nghiên cứu của người Hán, phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược
nước ta.
Việc nghiên cứu địa danh thời kì đầu ở Việt Nam chủ yếu đề cập ở góc
độ địa lí - lịch sử, địa chí nhằm tìm hiểu đất nước, con người. Đến thế kỉ XV,
các công trình nghiên cứu địa danh mới bắt đầu đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc,
ý nghĩa. Tiêu biểu là tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến

chương loại chí của Phan Huy Chú, Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn,
Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu [dẫn theo 17; 8].
Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học và bộ môn địa danh học trên
thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam mới thật sự có nhiều đóng
góp từ năm 1960 trở đi. Với bài nghiên cứu cách đây 40 năm Mối liên hệ về
ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Hoàng Thị Châu được
coi như một trong những người cắm cột mốc đầu tiên nghiên cứu địa danh
nhìn từ góc độ ngôn ngữ học [dẫn theo 12, 10]. Những công trình của bà cũng
nghiên cứu địa danh theo hướng này, chủ yếu đi sâu vào phương ngữ. Công
trình nghiên cứu của Lê Trung Hoa được phát triển từ luận án phó tiến sĩ là
chuyên khảo đầu tiên về địa danh ở một địa phương Địa danh thành phố Hồ
Chí Minh. Các tác phẩm này dựa vào những cứ liệu xác đáng và đã đạt được
những thành công đáng kể về mặt lí thuyết cũng như thực tiễn của việc nghiên
cứu địa danh. Trong những thập niên cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, hàng loạt
các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các công trình từ điển nghiên cứu về địa
danh của các vùng đất khác nhau ở nước ta lần lượt ra đời. Nguyễn Kiên
Trường với luận án tiến sĩ Những đặc điểm của địa danh Hải Phòng đã phát
triển bổ sung thêm những vấn đề mà Lê trung Hoa đã đưa ra trước đó. Sau đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
là các luận án tiến sĩ của Từ Thu Mai Địa danh Quảng Trị (2004), Trần Văn
Dũng Địa danh Đắc Lắc, Phan Xuân Đạm Địa danh Ngệ An (2005). Các công
trình này đã đóng góp đáng kể khi tiếp cận vấn đề địa danh dưới góc độ ngôn
ngữ học. Đặc biệt nghiên cứu của Nguyễn Văn Âu đã hệ thống hóa một cách
ngắn gọn lí thuyết địa danh và một số vấn đề địa danh học ở Việt Nam. Tiếp
sau đó các tác giả Trần Thanh Tâm, Huỳnh Đình Kết, Đinh Xuân Vịnh, Bùi
Thiết đã lần lượt cho ra đời các cuốn từ điển địa danh một số địa phương và
sổ tay địa danh, địa danh lịch sử văn hóa [dẫn theo 12; 10]. Ngoài ra còn khá

nhiều các luận văn thạc sĩ, các công trình nghiên cứu từ điển, các đề tài nghiên
cứu địa danh học dưới góc độ ngôn ngữ học. Những công trình nghiên cứu này
đã góp một phần không nhỏ vào việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.
2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Cao Bằng
Việc nghiên cứu địa danh ở Cao Bằng dưới góc độ ngôn ngữ là một
vấn đề hết sức mới mẻ. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về địa
danh ở Cao Bằng dưới góc độ ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu như
Cao Bằng phong thổ, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Non nước Cao Bằng chủ
yếu là giới thiệu tên địa danh và đi sâu vào lịch sử, địa lí, văn hóa các dân tộc
sống ở vùng đất đó.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có từ rất lâu, vấn
đề nghiên cứu này ở Việt Nam cũng đang dần được quan tâm, tìm hiểu sâu.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu các địa danh bằng ngôn ngữ các dân tộc
ít người còn hạn chế.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của địa danh hành
chính tỉnh Cao Bằng, từ đó bước đầu làm rõ những đặc trưng ngôn ngữ - văn
hóa lịch sử thể hiện qua các địa danh này.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng và đặc điểm ngôn ngữ - văn
hóa của một số địa danh thuộc địa bàn này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đặt ra nhiệm
vụ nghiên cứu sau:

- Xác định những cơ sở lí luận liên quan đến việc nghiên cứu địa danh.
- Điều tra khảo sát địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng.
- Miêu tả, phân tích địa danh về mặt cấu tạo, ý nghĩa, phương thức định danh
- Bước đầu chỉ ra đặc điểm văn hóa lịch sử có liên quan đến địa danh hành
chính tỉnh Cao Bằng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trước chúng tôi đã có một số công trình, luận án tìm hiểu địa danh Hải
Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Tây Nguyên,
nhưng địa danh Cao Bằng thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Đây là đề
tài đầu tiên nghiên cứu về cả phương diện lí thuyết và thực tế về địa danh
hành chính tỉnh Cao Bằng. Luận văn tìm hiểu các địa danh hành chính tỉnh
Cao Bằng về các phương diện cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc đồng thời luận văn
cũng chỉ ra một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong mối quan hệ với lịch
sử, địa lí, dân cư và ngôn ngữ được lưu giữ trong các địa danh. Vì vậy kết qủa
nghiên cứu sẽ thúc đẩy việc phát triển của các bộ môn như địa danh học, ngôn
ngữ học. Về mặt thực tiễn, đây có thể là tài liệu tham khảo hữu ích và rất cần
thiết cho ngành địa phương học, cho ngành nghiên cứu lịch sử, văn hóa Cao
Bằng. Đặc biệt đây sẽ là một tài liệu quan trọng cho những ai quan tâm đến
việc xây dựng một cuốn từ điển địa danh Cao Bằng, hay dư địa chí tỉnh Cao
Bằng, đồng thời cũng là tư liệu phục vụ cho các công trình nghiên cứu văn
hóa học nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
7. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này trước tiên chúng tôi thu thập tư liệu,
bổ sung, chỉnh lí các thông tin, thông số của địa danh và các tài liệu về lịch

sử, địa lí, văn hóa liên quan đến địa danh. Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp điều tra điền dã để thu thập đầy đủ các địa danh mà các
tư liệu chưa cung cấp hết. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp chúng tôi thu
thập được những câu truyện cổ tích, các truyền thuyết liên quan đến địa danh
được lưu truyền trong nhân dân.
- Phương pháp thống kê phân loại: đây là phương pháp giúp chúng tôi
tập hợp và phân loại các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng trên cơ sở thu
thập địa danh qua các nguồn khác nhau như địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, địa
chí tỉnh Cao Bằng, lịch sử tỉnh Cao Bằng
- Phương pháp miêu tả: phương pháp này được sử dụng để phản ánh
những đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của các yếu tố cấu trong phức thể địa danh.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc
điểm tâm lí của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, phương
pháp này được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một
số địa danh nổi tiếng và các địa danh mà muốn hiểu hết ý nghĩa của nó phải
biết các tích truyện liên quan đến địa danh.
7.2. Tư liệu nghiên cứu
Với mục đích phản ánh đầy đủ, trung thực hệ thống địa danh hành
chính tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các tư liệu cần thiết từ
những nguồn sau:
- Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng tập 1, tập 2, tập 3,
- Địa chí tỉnh Cao Bằng
- Tư liệu điều tra điền dã, ghi chép bổ sung thông tin của từng địa danh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng.
- Bản đồ hành chính các huyện thuộc tỉnh Cao Bằng.

- Một số công trình nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, lịch sử của tỉnh
Cao Bằng.
- Một số tài liệu về địa phương.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm ba chương:
Chƣơng 1. Những cơ sở lí thuyết liên quan đến địa danh
Chương này sẽ trình bày các vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho việc triển
khai các chương mục tiếp theo. Ngoài ra, các vấn đề về địa lí, lịch sử, dân cư,
văn hóa, ngôn ngữ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được trình bày làm cơ sở cho
các phần nội dung của luận văn.
Chƣơng 2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng
Chương này sẽ xác định cấu trúc phức thể của địa danh hành chính tỉnh
Cao Bằng. Nội dung đi sâu tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo và các phương
thức định danh của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 3. Đặc trƣng văn hóa - lịch sử - ngôn ngữ của địa hành
chính tỉnh Cao Bằng
Chương này sẽ đi sâu tìm hiểu những ảnh hưởng của điều kiện địa lí,
dân cư, lịch sử, văn hóa đối với địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. Đồng
thời chương này cũng đi sâu tìm hiểu một số địa danh nổi tiếng ở Cao Bằng
và các địa danh liên quan đến các tích truyện dân gian.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH
1.1. KHÁI NIỆM ĐỊA DANH
1.1.1. Định nghĩa địa danh

Mỗi hiện tượng sự vật trong thế giới khách quan được con người nhận
thức thì đa số đều có tên gọi cụ thể. Con người gọi chúng bằng những cái tên
khác nhau để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Đó là một nhu cầu tất yếu
cho giao tiếp của con người. Tất cả những tên gọi địa lí như : tên làng, tên xã,
tên gọi các con sông, dòng suối, đồi núi đều được ghi nhận bằng các địa
danh. Những nhà khoa học nghiên cứu các tên gọi đó được gọi là các nhà địa
danh học. Các nhà địa danh học Nga cho rằng: Địa danh học là phân ngành
đặc biệt của khoa học ngôn ngữ nghiên cứu tên riêng của các đối tượng địa lí,
lịch sử, hình thành và phát triển, sự hành chức và lan rộng, cấu tạo ngôn ngữ
của chúng và là một trong những khu vực hấp dẫn, đầy hứng thú của ngôn
ngữ học.
“Tên đất, tên núi, tên rừng, tên biển, tên sông, tên suối, tên
đường phố thậm chí cả tên gọi các hành tinh bên ngoài trái đất, đều là
những địa danh (topmony). Một địa danh, xét về mặt logíc học, tương đương
với một khái niệm; xét về mặt ngôn ngữ học được cấu tạo từ từ, từ những đơn
vị tương đương với từ ( Chẳng hạn như ngữ cố định, và đôi khi cả một cụm từ
định danh, một câu định danh nặng về tính mô tả)” [dẫn theo 23 ; 7]. Thuật
ngữ địa danh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “Topos” (vị trí) và “omoma”
hay “onyma” (tên gọi).
Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “Địa danh là tên gọi các
miền đất”. Còn từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), thì địa danh học
được giải thích là tên đất, tên địa phương.
Cần phải hiểu đúng khái niệm địa danh theo phạm vi xuất hiện của nó.
Nếu giải thích kiểu chiết tự như từ điển Hán Việt thì địa danh đúng là tên các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
miền đất. Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ với tư cách là đối tượng
nghiên cứu của một ngành khoa học. Bởi lẽ địa danh không chỉ là tên gọi của

các đối tượng địa lí gắn liền với từng miền đất cụ thể mà còn là tên gọi của
các miền địa lí tồn tại trên trái đất. Nó là tên gọi của các đối tượng địa hình
thiên nhiên, đối tượng địa lí cư trú hay là công trình do con người xây dựng,
tạo lập nên.
Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, được
dùng để đặt tên, gọi tên các đối tượng địa lí. Vì thế, lớp từ ngữ này chịu sự tác
động, chi phối của các quy luật ngôn ngữ.
Đến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về địa
danh. Nhà ngôn ngữ học Nga A. V. Superanskiaja trong cuốn “Địa danh là
gì” đã cho rằng “địa danh là những từ ngữ biểu thị tên gọi của các đối tượng
địa được xác định trên bề mặt trái đất”. [ dẫn theo 23; 25 ]
Các nhà nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đã hình thành hai hướng
nghiên cứu: nghiên cứu địa danh học theo góc độ địa lí – văn hóa và nghiên
cứu địa danh theo góc độ ngôn ngữ học.
Đại diện cho hướng nghiên cứu thứ nhất, Nguyễn Văn Âu cho rằng địa
danh là “ tên gọi các địa phương hay tên gọi địa lí ” [dẫn theo 23; 22]
Đại diện cho hướng nghiên cứu thứ hai là Lê trung Hoa, Nguyễn Kiên
Trường, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm. Lê Trung Hoa cho rằng: “Địa danh là
những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên,
các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ”. [ dẫn
theo 23 ; 24]. Nguyễn Kiên Trường quan niệm rằng: “Địa danh là tên của tất
cả các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái
đất” [dẫn theo 23; 24]. Từ Thu Mai cho rằng: “Địa danh là những từ ngữ chỉ
tên riêng của các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất.” [dẫn
theo 23; 25]. Phan Xuân Đạm định nghĩa “Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt,
được định ra để đánh dấu các vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự
nhiên và nhân văn.” [dẫn theo 12; 12 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Có thể nhận thấy, Nguyễn Văn Âu có quan niện khá đơn giản dễ hiểu
về khái niệm địa danh. Theo ông địa danh chính là “Tên gọi các địa phương
hay tên gọi địa lí ” theo đó địa danh học chính là một môn khoa học chuyên
nghiên cứu về tên địa lí của các địa phương. Cách hiểu này rất gần với các
định nghĩa của Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì “Địa danh là tên gọi
các miền đất” và Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thì “Địa danh là
tên đất, tên làng”. Nguyễn Văn Âu cố gắng thoát khỏi quan niệm cho rằng địa
danh học “chuyên nghiên cứu về tên riêng”, ông chú ý tới các từ chung.
Lê Trung Hoa là một trong những người trình bày các vấn đề địa danh
đặt trong bối cảnh ngôn ngữ học, hướng đến tính lí thuyết, tính hệ thống sớm
hơn cả so với nhiều tác giả khác. Lê Trung Hoa cho rằng “Địa danh là những
từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các
công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ” [dẫn theo 16;
9]. Định nghĩa này thiên về việc chỉ ra ngoại diên các khái niệm, đồng thời
chỉ ra cách phân loại các địa danh vốn đa dạng trong thực tế vào trong định
nghĩa phân loại này.
Nguyễn Kiên Trường là người đầu tiên đưa ra định nghĩa nêu giới hạn
ngoại diên của địa danh chỉ thuộc về những gì ở trên trái đất một cách hiển
ngôn. Dựa trên tiêu chí mà Lê Trung Hoa đưa ra, Nguyễn Kiên Trường chia
địa danh thành từng loại nhỏ. Bên cạnh đó ông còn tiến hành theo phân loại
địa danh theo nguyên ngữ, theo chức năng của địa danh.
Từ Thu Mai cho rằng, khi xác định khái niệm địa danh cần chú đến
những vấn đề trong nội tại bản thân khái niệm. Định nghĩa địa danh của Từ
Thu Mai có điểm xuất phát từ cách hiểu địa danh của A. V. Superanskja .
Có thể thấy rằng, các đối tượng địa lí có thể nằm trong hệ thống những
loại hình khác nhau nhưng bao giờ chúng cũng xuất hiện trong thực tế là
những cá thể độc lập. Đầu tiên người ta thường sử dụng các tên chung để định
danh, tạo tên riêng cho đối tượng. Tên riêng của các đối tượng này xuất hiện


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
muộn hơn các tên chung chỉ loại. Do vậy có thể nói rằng địa danh là những kí
hiệu ngôn ngữ đặc biệt được tạo thành từ một hệ thống kí hiệu đã có để định
danh cho một đối tượng cụ thể, được xác định. Vì vậy, khi xác định khái niệm
địa danh cần phải chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân địa danh.
Trước hết mỗi địa danh phải có tính lí do, phải giải thích được nguyên nhân
đặt tên đối tượng. Chức năng gọi tên và cá thể hóa, khu biệt đối tượng là tiêu
chí thứ hai. Tiêu chí thứ ba là các đối tượng được gọi tên phải là các đối
tượng địa lí tồn tại trên bề mặt trái đất và ngoài trái đất. Các đối tượng này có
thể là đối tượng địa lí tự nhiên hay không tự nhiên.
Phan Xuân Đạm có quan niệm khá độc đáo về địa danh, khác với
những người đi trước. Cách hiểu của ông về địa danh rất hợp lí, tiến bộ theo
hướng chức năng của địa danh. Về cách phân loại địa danh, cũng như Từ Thu
Mai, tác giả đã kế thừa cách phân loại của Lê Trung Hoa.
Nhìn chung, trong các định nghĩa và phân loại địa danh, các tác giả đều
thừa nhận rằng, các đối tượng được định danh rồi nhóm lại dưới cái tên gọi
“địa danh” chỉ là đối tượng thuộc về trái đất. Như vậy các đối tượng ngoài
trái đất như mặt trời, mặt trăng sẽ không được coi là địa danh. Điểm này
khác với quan niệm của nhiều nhà khoa học nước ngoài.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tán thành quan niệm của Phan
Xuân Đạm khi ông cho rằng “Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt, được định ra
để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn ”
[12; 12]. Luận văn này sẽ nghiên cứu những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối
tượng địa lí thuộc địa danh hành chính trên địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng.
1.1.2. Địa danh hành chính
Địa danh hành chính là các địa danh do chính quyền hoặc người dân
đặt tên, nhằm phục vụ cho mục đích quản lí nhà nước. Các đơn vị hành chính
của một tỉnh thường bao gồm:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
1. Tỉnh là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, gồm nhiều huyện,
thị xã và thị trấn.
2. Thành phố là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Đây là nơi tập trung
đông dân cư, thường có công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
3. Huyện, thị xã là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm nhiều xã,
phường, là nơi tập trung đông dân của sản xuất nông nghiệp còn dân cư công
nghiệp, thương nghiệp không phát triển bằng thành phố.
4. Thị trấn là trung tâm hành chính của huyện nhưng hoạt động kinh tế
khác với huyện, có khi trùng tên với huyện.
5. Xã là đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn trực thuộc huyện, gồm
nhiều thôn bản.
6. Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở thị xã, thành phố, gồm nhiều tổ
dân phố.
Có thể nói rằng, địa danh hành chính là các tên riêng của các đơn vị
hành chính có biên giới rõ ràng, có thể xác định được diện tích và nhân khẩu;
đồng thời ra đời bằng các văn bản, quyết định của chính quyền trung ương và
địa phương.
Các thôn, bản, tổ dân phố ngày nay cũng được quản lí chặt chẽ, đứng
đầu là tổ trưởng, trưởng thôn, trưởng bản, có diện tích và nhân khẩu rõ ràng.
Chúng trực thuộc xã phường.
1.2. PHÂN LOẠI ĐỊA DANH
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học có
nhiều cách phân loại địa danh khác nhau. Dựa trên mục đích và nội dung của
luận văn chúng tôi chỉ nêu một số cách phân loại địa danh của một số công
trình tiêu biểu có tính chất tổng kết.
Nguyễn Văn Âu quan niệm: “Phân loại địa danh là sự phân chia địa

danh thành các kiểu, các nhóm khác nhau, dựa trên những đặc tính cơ bản về
địa lí cũng như về ngôn ngữ và lịch sử.” [dẫn theo 23; 23]. Ông chia địa danh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thành hai loại: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội, bao gồm 7 kiểu:
thủy danh, lâm danh, sơn danh, làng, xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia
và 12 dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông- trảng, làng-
xã, huyện - thị, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. Mỗi dạng lại chia thành các
dạng sông, ngòi, suối Cách phân loại này của tác giả nghiêng về tính dân
gian, dễ tiếp thu song hơi sa vào chi tiết, thiếu tính khái quát, đối tượng
nghiên cứu và tên gọi của đối tượng nghiên cứu chưa được làm rõ.
Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc của chúng. Cách
phân loại của ông dựa vào hai tiêu chí tính tự nhiên và không tự nhiên. Theo
đó địa danh được ông phân loại thành: địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa
danh chỉ công trình xây dựng, địa danh hành chính, địa danh chỉ vùng [dẫn
theo 23; 24]. Đây là cách phân loại tương đối hợp lí và có tính khái quát.
Nguyễn Kiên Trường phân loại dựa trên tiêu chí mà Lê trung Hoa đã đưa ra
nhưng tiếp tục chia nhỏ một bước nữa. Ông chia đối tượng tự nhiên thành hai
loại nhỏ: các đối tượng sơn hệ và thủy hệ; chia đối tượng nhân văn thành địa
danh cư trú và địa danh chỉ công trình xây dựng. Địa danh cư trú bao gồm
đơn vị hành chính, đường phố và các đối tượng khác. Bên cạnh đó Nguyễn
Kiên Trường còn tiến hành phân loại theo nguyên ngữ địa danh, theo chức
năng, giá trị của địa danh.
Đồng tình với cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa, Từ Thu Mai
dùng khái niệm “loại hình địa danh” làm tiêu chí phân loại. Theo Từ Thu Mai
có ba loại hình địa danh là địa danh địa hình tự nhiên, địa danh đơn vị dân cư
và địa danh công trình nhân tạo [dẫn theo16; 13]. Trong đó mỗi địa danh lại
gồm tiểu loại địa danh khác nhau.

Dựa vào mục đích nghiên cứu của luận văn và tiếp thu ý kiến của các
nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thấy cách phân loại của Lê Trung
Hoa là phù hợp với việc nghiên cứu địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. Theo
cách phân loại này thì tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên là cơ sở để phân
loại địa danh.

×